Văn Học & Nghệ Thuật
Nguyễn Hưng Quốc - Về văn học miền Nam 1954-1975 (2)
Ý niệm về sự muộn màng ấy, ở tôi, nổi rõ nhất là vào tháng 7 năm 2013, khi tôi sang California dự cuộc hội thảo về Tự Lực văn đoàn do nhật báo Người Việt tổ chứ
Cuối bài trước, tôi có viết: Một cuộc hội thảo về văn học miền Nam 1954-75 sẽ được tổ chức tại California vào tháng 12 năm nay khá muộn màng nhưng, dù sao, cũng hơn là không có gì cả.
VOA
Cuối bài trước, tôi có viết: Một cuộc hội thảo về văn học miền Nam 1954-75 sẽ được tổ chức tại California vào tháng 12 năm nay khá muộn màng nhưng, dù sao, cũng hơn là không có gì cả.
Ý niệm về sự muộn màng ấy,
ở tôi, nổi rõ nhất là vào tháng 7 năm 2013, khi tôi sang California dự cuộc hội
thảo về Tự Lực văn đoàn do nhật báo Người Việt tổ chức. Lần ấy, trong các cây
bút nổi tiếng ở miền Nam trước đây, chỉ có Doãn Quốc Sỹ tham dự. Tuổi cao, sức
khoẻ yếu, bước từng bước hơi chút lẩy bẩy lên khán đài, Doãn Quốc Sỹ vừa đọc
vừa nói về nhà thơ Tú Mỡ, nhạc phụ của ông. Giọng ông vẫn sang sảng, đôi lúc dí
dỏm, như một nhà giáo giàu kinh nghiệm. Nhưng sau đó, tôi biết được, hầu như
tất cả con cháu ông ngồi nghiêm trang phía dưới đều… nín thở. Họ sợ ông quên
giữa chừng. Họ sợ ông nói lạc đề. Họ sợ đủ thứ. Lý do của cái sợ ấy là hầu như
ai cũng biết ông đang bị bệnh già, có lúc nhớ có lúc quên. Lãng đãng.
Ngồi nhìn Doãn Quốc Sỹ và
nghe con cháu và bạn bè ông nói về ông như thế, tôi nghĩ đến những người vắng
mặt trong hai ngày hội thảo. Như Nguyễn Mộng Giác, mới mất chưa đầy một năm
trước đó. Như Nguyễn Xuân Hoàng, ở San Jose, muốn tham dự nhưng không thể bay
về dự được. Vì bệnh. Và đặc biệt, Võ Phiến, người đáng lẽ không thể thiếu.
Không phải vì Võ Phiến được nhiều người xem như một “tiên chỉ” của làng văn
Việt Nam ở hải ngoại hoặc ít nhất ở California mà còn, chủ yếu còn, vì ông là một
trong những người viết hay nhất về Nhất Linh giai đoạn sau năm 1954. Vậy mà ông
lại không thể dự được. Lý do: sức khoẻ.
Nhớ, tôi gặp Võ Phiến lần
đầu tiên là vào đầu năm 1989, khi tôi từ Pháp sang Mỹ tham dự một cuộc hội nghị
về văn học Việt Nam ở Chicago. Lúc ấy, anh Nguyễn Mộng Giác rủ về California
chơi. Con gái anh Giác ra phi trường đón. Trên đường về nhà, anh Giác đề nghị
ghé thăm Võ Phiến. Thời gian ấy Võ Phiến còn đi làm, dáng dấp còn rất nhanh
nhẹn. Suốt mấy tiếng đồng hồ, ông nói thao thao về chuyện văn chương nghệ thuật
và về những người ông quen biết từ thời tiền chiến, như Hoài Thanh, Đào Duy
Anh, Chế Lan Viên và Lam Giang. Nhưng đến năm 2007, khi tôi quay lại
California, thấy ông đã có vẻ mệt mỏi lắm rồi. Mệt, nhưng tâm trí ông vẫn còn
tỉnh táo. Trong cuộc thảo về văn học Việt Nam ở hải ngoại được tổ chức tại toà
soạn Việt Báo và đặc biệt, trong buổi ra mắt cuốn “Tuyển tập Võ Phiến” tại toà
soạn Người Việt một ngày sau đó, ông vẫn phát biểu một cách mạch lạc, sắc sảo
và duyên dáng. Đó hầu như là hai lần cuối cùng ông xuất hiện trước đám đông với
tư cách một diễn giả. Những năm sau, mỗi lần gặp lại ông, tôi đều thấy ông yếu
hơn một chút. Mang mặc cảm nặng tai và hay quên, ông co rút lại, né tránh hẳn
các đám đông. Giữa bạn bè thân, thật thân, ông thường lim dim im lặng, lâu lâu
khẽ cười và lâu lâu than thở là mình hoàn toàn vô dụng rồi. Những lúc ấy, nhìn
ông, tôi thấy thương vô cùng.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng,
trẻ hơn Võ Phiến gần 20 tuổi, cũng thay đổi sau mỗi lần gặp. Năm 2007, anh còn
là một nhà văn trung niên tràn đầy sức sống, nhưng năm 2007, anh đã có dấu hiệu
mệt mỏi. Những năm sau đó, lần gặp nào anh cũng than buồn và than mệt. Tháng 7
năm 2012, tôi và Hoàng Ngọc-Tuấn đi Mỹ, ghé San Jose, điện thoại rủ anh đi uống
cà phê. Thoạt đầu, anh từ chối vì mới bị té giập xuống đất, mặt mũi còn sưng
vù, rất ngại ra đường. Nhưng sau đó, anh vẫn đến. Một bên má anh còn bầm tím.
Anh buồn thấy rõ. Anh nói về cái chết và về cái hư không của cuộc đời. Chúng
tôi an ủi, thậm chí, lái câu chuyện sang phía hài hước để anh quên. Thì miệng
anh vẫn cười, nhưng ánh mắt của anh thì vẫn hiu hắt.
Cũng ở San Jose, ngoài
Nguyễn Xuân Hoàng, còn có hai người cầm bút nổi tiếng khác: Hoàng Ngọc Biên và
Huỳnh Phan Anh. Huỳnh Phan Anh thì tôi chỉ gặp một lần (không kể một lần khác,
ở Việt Nam, trước đó), thấy có vẻ yếu, dáng đi đã liêu xiêu; lần sau, gọi điện
thoại trò chuyện, anh than là yếu lắm rồi, chả muốn đi đâu ra khỏi nhà. Với anh
Hoàng Ngọc Biên thì thân hơn. Những lần đầu, anh còn rất sôi nổi bàn chuyện thơ
văn, nhưng sau, bị bệnh, phải nằm bệnh viện khá lâu, anh cũng yếu hẳn. Chúng
tôi đến thăm, anh vẫn mừng rỡ nhưng trong giọng nói không còn vẻ hào hứng như
trước.
Cứ thế, kể từ năm 2007 về
sau, hầu như năm nào tôi cũng đi Mỹ, và lần nào cũng thấy số bạn bè văn nghệ
lớn tuổi cứ thưa thớt dần. Dần dần. Những người còn lại thì cũng yếu dần, yếu
dần.
Tôi tưởng tượng: nếu cuộc
hội thảo về văn học miền Nam được tổ chức muộn thêm vài năm nữa, con số những
người đáng lẽ phải tham dự chắc là sẽ ít hẳn đi. Những nhân chứng, hơn nữa,
những tác tố tạo thành nền văn học ấy sẽ vắng dần. Vắng dần.
Lúc ấy, tổ chức hội nghị,
chắc là buồn lắm.VOA
Bàn ra tán vào (0)
Nguyễn Hưng Quốc - Về văn học miền Nam 1954-1975 (2)
Ý niệm về sự muộn màng ấy, ở tôi, nổi rõ nhất là vào tháng 7 năm 2013, khi tôi sang California dự cuộc hội thảo về Tự Lực văn đoàn do nhật báo Người Việt tổ chứ
Cuối bài trước, tôi có viết: Một cuộc hội thảo về văn học miền Nam 1954-75 sẽ được tổ chức tại California vào tháng 12 năm nay khá muộn màng nhưng, dù sao, cũng hơn là không có gì cả.
Ý niệm về sự muộn màng ấy,
ở tôi, nổi rõ nhất là vào tháng 7 năm 2013, khi tôi sang California dự cuộc hội
thảo về Tự Lực văn đoàn do nhật báo Người Việt tổ chức. Lần ấy, trong các cây
bút nổi tiếng ở miền Nam trước đây, chỉ có Doãn Quốc Sỹ tham dự. Tuổi cao, sức
khoẻ yếu, bước từng bước hơi chút lẩy bẩy lên khán đài, Doãn Quốc Sỹ vừa đọc
vừa nói về nhà thơ Tú Mỡ, nhạc phụ của ông. Giọng ông vẫn sang sảng, đôi lúc dí
dỏm, như một nhà giáo giàu kinh nghiệm. Nhưng sau đó, tôi biết được, hầu như
tất cả con cháu ông ngồi nghiêm trang phía dưới đều… nín thở. Họ sợ ông quên
giữa chừng. Họ sợ ông nói lạc đề. Họ sợ đủ thứ. Lý do của cái sợ ấy là hầu như
ai cũng biết ông đang bị bệnh già, có lúc nhớ có lúc quên. Lãng đãng.
Ngồi nhìn Doãn Quốc Sỹ và
nghe con cháu và bạn bè ông nói về ông như thế, tôi nghĩ đến những người vắng
mặt trong hai ngày hội thảo. Như Nguyễn Mộng Giác, mới mất chưa đầy một năm
trước đó. Như Nguyễn Xuân Hoàng, ở San Jose, muốn tham dự nhưng không thể bay
về dự được. Vì bệnh. Và đặc biệt, Võ Phiến, người đáng lẽ không thể thiếu.
Không phải vì Võ Phiến được nhiều người xem như một “tiên chỉ” của làng văn
Việt Nam ở hải ngoại hoặc ít nhất ở California mà còn, chủ yếu còn, vì ông là một
trong những người viết hay nhất về Nhất Linh giai đoạn sau năm 1954. Vậy mà ông
lại không thể dự được. Lý do: sức khoẻ.
Nhớ, tôi gặp Võ Phiến lần
đầu tiên là vào đầu năm 1989, khi tôi từ Pháp sang Mỹ tham dự một cuộc hội nghị
về văn học Việt Nam ở Chicago. Lúc ấy, anh Nguyễn Mộng Giác rủ về California
chơi. Con gái anh Giác ra phi trường đón. Trên đường về nhà, anh Giác đề nghị
ghé thăm Võ Phiến. Thời gian ấy Võ Phiến còn đi làm, dáng dấp còn rất nhanh
nhẹn. Suốt mấy tiếng đồng hồ, ông nói thao thao về chuyện văn chương nghệ thuật
và về những người ông quen biết từ thời tiền chiến, như Hoài Thanh, Đào Duy
Anh, Chế Lan Viên và Lam Giang. Nhưng đến năm 2007, khi tôi quay lại
California, thấy ông đã có vẻ mệt mỏi lắm rồi. Mệt, nhưng tâm trí ông vẫn còn
tỉnh táo. Trong cuộc thảo về văn học Việt Nam ở hải ngoại được tổ chức tại toà
soạn Việt Báo và đặc biệt, trong buổi ra mắt cuốn “Tuyển tập Võ Phiến” tại toà
soạn Người Việt một ngày sau đó, ông vẫn phát biểu một cách mạch lạc, sắc sảo
và duyên dáng. Đó hầu như là hai lần cuối cùng ông xuất hiện trước đám đông với
tư cách một diễn giả. Những năm sau, mỗi lần gặp lại ông, tôi đều thấy ông yếu
hơn một chút. Mang mặc cảm nặng tai và hay quên, ông co rút lại, né tránh hẳn
các đám đông. Giữa bạn bè thân, thật thân, ông thường lim dim im lặng, lâu lâu
khẽ cười và lâu lâu than thở là mình hoàn toàn vô dụng rồi. Những lúc ấy, nhìn
ông, tôi thấy thương vô cùng.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng,
trẻ hơn Võ Phiến gần 20 tuổi, cũng thay đổi sau mỗi lần gặp. Năm 2007, anh còn
là một nhà văn trung niên tràn đầy sức sống, nhưng năm 2007, anh đã có dấu hiệu
mệt mỏi. Những năm sau đó, lần gặp nào anh cũng than buồn và than mệt. Tháng 7
năm 2012, tôi và Hoàng Ngọc-Tuấn đi Mỹ, ghé San Jose, điện thoại rủ anh đi uống
cà phê. Thoạt đầu, anh từ chối vì mới bị té giập xuống đất, mặt mũi còn sưng
vù, rất ngại ra đường. Nhưng sau đó, anh vẫn đến. Một bên má anh còn bầm tím.
Anh buồn thấy rõ. Anh nói về cái chết và về cái hư không của cuộc đời. Chúng
tôi an ủi, thậm chí, lái câu chuyện sang phía hài hước để anh quên. Thì miệng
anh vẫn cười, nhưng ánh mắt của anh thì vẫn hiu hắt.
Cũng ở San Jose, ngoài
Nguyễn Xuân Hoàng, còn có hai người cầm bút nổi tiếng khác: Hoàng Ngọc Biên và
Huỳnh Phan Anh. Huỳnh Phan Anh thì tôi chỉ gặp một lần (không kể một lần khác,
ở Việt Nam, trước đó), thấy có vẻ yếu, dáng đi đã liêu xiêu; lần sau, gọi điện
thoại trò chuyện, anh than là yếu lắm rồi, chả muốn đi đâu ra khỏi nhà. Với anh
Hoàng Ngọc Biên thì thân hơn. Những lần đầu, anh còn rất sôi nổi bàn chuyện thơ
văn, nhưng sau, bị bệnh, phải nằm bệnh viện khá lâu, anh cũng yếu hẳn. Chúng
tôi đến thăm, anh vẫn mừng rỡ nhưng trong giọng nói không còn vẻ hào hứng như
trước.
Cứ thế, kể từ năm 2007 về
sau, hầu như năm nào tôi cũng đi Mỹ, và lần nào cũng thấy số bạn bè văn nghệ
lớn tuổi cứ thưa thớt dần. Dần dần. Những người còn lại thì cũng yếu dần, yếu
dần.
Tôi tưởng tượng: nếu cuộc
hội thảo về văn học miền Nam được tổ chức muộn thêm vài năm nữa, con số những
người đáng lẽ phải tham dự chắc là sẽ ít hẳn đi. Những nhân chứng, hơn nữa,
những tác tố tạo thành nền văn học ấy sẽ vắng dần. Vắng dần.
Lúc ấy, tổ chức hội nghị,
chắc là buồn lắm.VOA