Xe cán chó
Nguyễn Huy Thiệp và Lê Khanh với “Nhà ôsin”: Nhẹ nhàng mà chát đắng...
Như chơi… mà đau! Ðó có thể là cảm nhận của nhiều khán giả khi xem kịch của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được NSND Lê Khanh dàn dựng trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ do các nghệ sĩ Ðoàn 2 thể hiện.
Giật mình khi bất thường trở nên bình thường!
Ngôi nhà bề thế của đại tá về hưu. Một tá ôsin các lứa tuổi với đủ những nét hạn chế, hồn nhiên và đáng yêu. Cô con gái mới lớn mải mê theo tiếng gọi tình yêu, sống gần như bản năng. Anh chàng tỷ phú mới nổi với câu cửa miệng “chẳng sợ thằng nào” từ quê miền Trung ra cầu hôn cô gái mà anh ta coi như một lẽ sống, một bậc cứu chuộc đời mình. Cô con dâu thủ đoạn từ ôsin lên bà chủ và giành hết tài sản bằng chiêu bài duy nhất là… sắc đẹp và thân hình của mình.
Một cô gái thuộc mẫu người sống dựa, được bạn mời ra chơi, chứng kiến và nghe đủ những bất ngờ kỳ quặc tại ngôi nhà chỉ trong chưa đầy 2 ngày: Ông đại tá tắm xong, chuyên trần truồng đi lên gác; cô bạn thân chỉ gặp được một lúc rồi biến mất với anh người yêu ngoại quốc cao lớn và… khoẻ, trước đó đã kịp kể câu chuyện từng bị anh chàng tỷ phú nhà quê… cưỡng bức hồi anh ta còn hàn vi; Bà mẹ ôsin nhận ra đứa con bị bỏ rơi, lăn vào đòi nhận nhưng anh chàng tỷ phú một mực từ chối vì cũng có đủ chứng cứ để phủ nhận và cũng có thể không muốn nhận mình là con của bà mẹ tội nghiệp đang là người hầu kẻ hạ; Hôm trước mọi người còn ở trong nhà, sáng hôm sau đã bị tống khứ vì bà chủ - con dâu quyết định cho thuê, kể cả ông đại tá bố chồng cũng phải ra đường với một khẩu súng...
Câu chuyện của nhà văn dồn nén, như một lát cắt mà ở đó người ta nghe thấy bộc bạch về quá khứ. Những câu chuyện cùng diễn tiến để đến một điểm chung trong không gian, thời gian ngắn ngủi của ngôi nhà, tất cả nở tung cả ra, như ngẫu nhiên, như một kết quả bất thường nhưng đã trở nên bình thường trong một đời sống mà các giá trị đã bị đảo lộn. Quả là bao nhiêu sự bất trắc, những đổi thay, biến cố, những điều ngang trái đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lắm khi chúng cũng chẳng dồn dập, to tát, mà diễn ra rất nhẹ nhàng, thong thả, nhưng đầy mỉa mai, chua chát!
Cười nhoi nhói buồn!
Nhẹ nhàng trong thể hiện tác phẩm cũng là mong muốn của tác giả, có lẽ cũng là cái tạng của đạo diễn, để mọi thứ rủ rỉ dông dài, hài hước rồi thoắt một cái, bật ra những sự thật giật mình! Thuận lợi đầu tiên và cơ bản thuộc về kịch bản tốt, nhiều chi tiết châm biếm, gây cười với những cái cười nửa miệng. Đạo diễn cài vào một số đoạn thoại tiếng cãi cọ ngoài đường, bên hàng xóm để thấy cuộc sống thêm ồn ào, láo nháo. Những đoạn chuyển cảnh êm ái, vừa chuyển vừa diễn giúp vở được liên tục và hoà nhập các không gian. “Dàn ôsin” đông đúc với những bản hiphop cùng một số màn nhảy khiến vở thêm trẻ trung. Sự thú vị, tươi tắn và chát đắng của vở, đương nhiên, còn nhờ ở diễn xuất hóm hỉnh, chủ động của NSƯT Chí Trung trong vai ông đại tá về hưu, như một người “cầm cái” cho các nhân vật khác, cùng với Tú Oanh trong vai bà ôsin mất con, buồn khổ mà không nặng nề, những thể hiện hồn nhiên, lúng túng, cuống quýt của bà vừa hài hước, vừa lưu lại nhoi nhói buồn. Hẳn rằng ở những chỗ như vậy có bàn tay điều phối, gia giảm của đạo diễn.
Ôsin có năm bảy kiểu, những người khác cũng thế. Phải chăng ai đó cũng làm thuê cho một ước ao, tham vọng của mình! Vở diễn như nỗi ngậm ngùi của những người cả nghĩ khi khó can thiệp được vào sự nhố nhăng của cuộc đời. Và hình như cuốn hút mơ hồ tác phẩm còn nằm ở những chi tiết rải rác đây đó về chuyện… “ấy” với một dụng ý ngầm của tác giả khi liên hệ đến vấn đề bản năng, dục tính của con người. Rất chân thực và trần trụi, có kẻ ngấm ngầm nuôi niềm thích thú, có kẻ lấy đó làm công cụ tiến thân và mưu toan hoặc cho rằng cuộc đời chỉ toàn ham muốn, toàn một màu sắc dục. Sử dụng vào những chi tiết trong vở, nhưng mong rằng đây cũng không phải là cái nhìn của tác giả!
Hoàng Thi
( Phương chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Nguyễn Huy Thiệp và Lê Khanh với “Nhà ôsin”: Nhẹ nhàng mà chát đắng...
Như chơi… mà đau! Ðó có thể là cảm nhận của nhiều khán giả khi xem kịch của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được NSND Lê Khanh dàn dựng trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ do các nghệ sĩ Ðoàn 2 thể hiện.
Giật mình khi bất thường trở nên bình thường!
Ngôi nhà bề thế của đại tá về hưu. Một tá ôsin các lứa tuổi với đủ những nét hạn chế, hồn nhiên và đáng yêu. Cô con gái mới lớn mải mê theo tiếng gọi tình yêu, sống gần như bản năng. Anh chàng tỷ phú mới nổi với câu cửa miệng “chẳng sợ thằng nào” từ quê miền Trung ra cầu hôn cô gái mà anh ta coi như một lẽ sống, một bậc cứu chuộc đời mình. Cô con dâu thủ đoạn từ ôsin lên bà chủ và giành hết tài sản bằng chiêu bài duy nhất là… sắc đẹp và thân hình của mình.
Một cô gái thuộc mẫu người sống dựa, được bạn mời ra chơi, chứng kiến và nghe đủ những bất ngờ kỳ quặc tại ngôi nhà chỉ trong chưa đầy 2 ngày: Ông đại tá tắm xong, chuyên trần truồng đi lên gác; cô bạn thân chỉ gặp được một lúc rồi biến mất với anh người yêu ngoại quốc cao lớn và… khoẻ, trước đó đã kịp kể câu chuyện từng bị anh chàng tỷ phú nhà quê… cưỡng bức hồi anh ta còn hàn vi; Bà mẹ ôsin nhận ra đứa con bị bỏ rơi, lăn vào đòi nhận nhưng anh chàng tỷ phú một mực từ chối vì cũng có đủ chứng cứ để phủ nhận và cũng có thể không muốn nhận mình là con của bà mẹ tội nghiệp đang là người hầu kẻ hạ; Hôm trước mọi người còn ở trong nhà, sáng hôm sau đã bị tống khứ vì bà chủ - con dâu quyết định cho thuê, kể cả ông đại tá bố chồng cũng phải ra đường với một khẩu súng...
Câu chuyện của nhà văn dồn nén, như một lát cắt mà ở đó người ta nghe thấy bộc bạch về quá khứ. Những câu chuyện cùng diễn tiến để đến một điểm chung trong không gian, thời gian ngắn ngủi của ngôi nhà, tất cả nở tung cả ra, như ngẫu nhiên, như một kết quả bất thường nhưng đã trở nên bình thường trong một đời sống mà các giá trị đã bị đảo lộn. Quả là bao nhiêu sự bất trắc, những đổi thay, biến cố, những điều ngang trái đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lắm khi chúng cũng chẳng dồn dập, to tát, mà diễn ra rất nhẹ nhàng, thong thả, nhưng đầy mỉa mai, chua chát!
Cười nhoi nhói buồn!
Nhẹ nhàng trong thể hiện tác phẩm cũng là mong muốn của tác giả, có lẽ cũng là cái tạng của đạo diễn, để mọi thứ rủ rỉ dông dài, hài hước rồi thoắt một cái, bật ra những sự thật giật mình! Thuận lợi đầu tiên và cơ bản thuộc về kịch bản tốt, nhiều chi tiết châm biếm, gây cười với những cái cười nửa miệng. Đạo diễn cài vào một số đoạn thoại tiếng cãi cọ ngoài đường, bên hàng xóm để thấy cuộc sống thêm ồn ào, láo nháo. Những đoạn chuyển cảnh êm ái, vừa chuyển vừa diễn giúp vở được liên tục và hoà nhập các không gian. “Dàn ôsin” đông đúc với những bản hiphop cùng một số màn nhảy khiến vở thêm trẻ trung. Sự thú vị, tươi tắn và chát đắng của vở, đương nhiên, còn nhờ ở diễn xuất hóm hỉnh, chủ động của NSƯT Chí Trung trong vai ông đại tá về hưu, như một người “cầm cái” cho các nhân vật khác, cùng với Tú Oanh trong vai bà ôsin mất con, buồn khổ mà không nặng nề, những thể hiện hồn nhiên, lúng túng, cuống quýt của bà vừa hài hước, vừa lưu lại nhoi nhói buồn. Hẳn rằng ở những chỗ như vậy có bàn tay điều phối, gia giảm của đạo diễn.
Ôsin có năm bảy kiểu, những người khác cũng thế. Phải chăng ai đó cũng làm thuê cho một ước ao, tham vọng của mình! Vở diễn như nỗi ngậm ngùi của những người cả nghĩ khi khó can thiệp được vào sự nhố nhăng của cuộc đời. Và hình như cuốn hút mơ hồ tác phẩm còn nằm ở những chi tiết rải rác đây đó về chuyện… “ấy” với một dụng ý ngầm của tác giả khi liên hệ đến vấn đề bản năng, dục tính của con người. Rất chân thực và trần trụi, có kẻ ngấm ngầm nuôi niềm thích thú, có kẻ lấy đó làm công cụ tiến thân và mưu toan hoặc cho rằng cuộc đời chỉ toàn ham muốn, toàn một màu sắc dục. Sử dụng vào những chi tiết trong vở, nhưng mong rằng đây cũng không phải là cái nhìn của tác giả!
Hoàng Thi
( Phương chuyển )