Truyện Ngắn & Phóng Sự
Nguyễn Thị Cỏ May: Những Ngày Cuối Năm
Paris có tiếng là thành phố thơ mộng, thành phố của tình yêu và lảng mạn. Mùa thu, Paris phải đẹp hơn, lảng mạn hơn, hiền lành hơn, đa tình hơn. Nhưng mùa thu năm nay, Paris chưa kịp biểu lộ nét văn hóa cố hữu thì những cuộc biểu tình của nhiều thành phần xã hội diển ra rầm rộ làm cho Paris vụt sôi bổng.
Từ cuối tháng 9, Paris không ngớt biểu tình, lớn có, nhỏ có. Từ vài trăm tới vài chục ngàn người tham dự.
Chỉ trong những ngày gần đầy, từ 25 tháng 11 tới 8 tháng 12, không ngày nào không có biểu tình. Muốn tìm nét đặc thù của văn hóa xã hội Pháp, thì đây, biểu tình là nét đặc trưng hơn hết. Nếu Tây làm giống như Huê kỳ cho người ngoại quốc thi lấy quốc tịch Pháp, thì đề tài cho thí sinh sẽ phải là «ăn phó-mác, uống rượu nho (vin) và biểu tình». Thí sinh nào đủ điểm vào Pháp tịch, không chỉ phải được làm Tây giấy, mà trái lại, còn là Tây thứ thiệt 100%. Không cần phải «hội nhập».
Trong lúc đó, giới buôn bán nổ lực hoạt động cho những ngày chợ cuối năm để vớt vác lại một năm kinh tế trì trệ. Họ tranh thủ với nghiệp đoàn mở cửa buôn bán ngày chủ nhựt cho hết tháng chạp.
Nhưng rượu nho năm nay bị Ba Tàu tẩy chay để trả đủa việc chánh phủ Pháp và cả Âu châu phản đối món hàng «kiếng nhiệt lượng mặt trời» (plaque solaire) được chánh phủ Bắc kinh tài trợ để bán ra với giá rẻ. Điều này vi phạm luật cạnh tranh.
Tuần này, Cỏ May dành giới thiệu bạn đọc nước Pháp của Cỏ May, chỉ giới hạn trong những ngày cuối năm, để bạn đọc ở xa sẽ có cảm tưởng như mình đang du lịch ở Pháp những ngày cuối năm. Có bạn nào muốn tới Pháp, xứ của «Bình đẳng, Tự do, Hữu nghị» sanh sống, Cỏ May xin nhiệt tình hoan nghênh. Thật tình mà nói khẩu hiệu này có giá trị thực tế, hoàn toàn khác hơn khẩu hiệu «Không gì quí hơn độc lập, tự do» ở Việt nam. Các bạn có thể yên lòng được.
Mùa thu tranh đấu
Vào mùa Thu là bắt đầu một năm làm việc mới. Với học sinh là một niên học mới. Các nghiệp đoàn, đảng phái tổ chức tranh đấu gấp rút trong vài ngày nữa vì sau đó là những ngày lễ cuối năm, mọi người nghỉ. Vấn đề những người biểu tình đòi hỏi nếu chưa giải quyết xong sẽ dời qua năm mới. Biểu tình cũng phải tôn trọng qui chế lao động.
Ở Pháp, biểu tình là hoạt động chuyên nghiệp. Làm chánh trị như Thị trưởng, Dân biểu, Chánh phủ, cũng đều là những ngành nghề chuyên nghiệp. Ông Chirac suốt đời không làm nghề gì khác hơn là nghề đảng viên, Thị trưởng, Dân biểu, Tổng trưởng, Thủ tướng, Tổng thống. Những việc làm này không thuộc qui chế công chức, mà là «nghề làm chánh trị». Và suốt đời, ông cũng không có nhà ở. Ngày nay, Ông Hollande cũng vậy. Học xong, ra trường, vào đảng xã hội, làm Tổng Bí thư đảng, làm Thị trưởng một làng nhỏ, làm Tổng thống và để lại cho thị xã nơi ông làm Thị trưởng một gánh nợ khổng lồ.
Ở mặt này, quả thật người Pháp đã học được ở Việt nam. Nhỏ đi du kích, vào đảng cộng sản, vào chánh quyền, vào TW, Chánh trị bộ… Suốt đời đưọc nhân dân nuôi vì họ là những người suốt đời hi sinh mọi thứ riêng tư để chỉ biết phục vụ nhân dân …
Vừa vào Thu, xe lửa, métro, công chức, hưu trí, … lần lược xuống đường đòi hỏi quyền lợi, cải thiện quyền lợi, … Xe lửa, métro biểu tình và đình công yểm trợ những yêu sách đưa ra. Các xứ Âu châu khác đều thua Pháp về mặt này. Và chỉ có ở Pháp, công chức, cảnh sát, biểu tình và đình công.
Cảnh sát trục xuất một nữ học sinh về nguyên quán Kossovo vì hồ sơ xin định cư của gia đình bị từ chối. Thế là hội «không giấy tờ», hội «không chổ ở», hội «SOS Racisme», hội «Phụ huynh học sinh», … hằng loạt xuống đường phản đối quyết định chánh phủ, đòi hỏi học sinh Léonarda Dibrani phải được nhà trường nhận trở lại lớp và cả gia đình đông đảo của học sinh này phải được chánh phủ chấp nhận thường trú ở xứ Pháp. Vì xứ Pháp là xứ của mọi người. Ai nói xứ Pháp là của người Pháp, ngay lập tức người đó sẽ bị tố cáo là kỳ thị chủng tộc và có thể bị truy tố ra tòa.
Những đợt xuống đường này vừa ngưng thì một đợt mới bắt đầu từ ngày 25 tháng 11 liên tục kéo dài cho tới ngày 8 tháng 12, đa dạng, yêu sách khác nhau nhưng tập họp quần chúng vẫn đông đảo: hưu trí, y công nhà thương, chống kỳ thị chủng tộc, chống nghiệp đoàn chủ nhơn, những người nhập cư lậu đòi hỏi cấp giấy tờ cư trú, chống mở rông sân vận động Roland Garros ở Paris, chống Sida, nhơn viên phi trường Paris đình công, máy bay không cất cánh được, tuần hành chống thuế, … Và sau cùng là cuộc tuần hành của một bộ phận mới của đảng cộng sản Pháp (Pôle de Renaissance communiste français) giới thiệu với quần chúng là họ không phải theo Staline, mà theo chủ thuyết mác-xít lê-nin-nít. Họ vận động đoàn kết những ngưởi cộng sản để tái sanh một Đảng Cộng sản Pháp thật sự, hoàn toàn độc lập với đường lối liên mỉnh với đảng Xã hội và Phong trào Tả phái đang hoat động ở Pháp chỉ nhằm bấu cử. Bộ phận này là một Trung tâm tập họp đông đảo quần chúng thợ thuyền chống lại Tư bản và Liên Âu.
Để đem lại thắng lợi cho chiến lược cộng sản mới ở thế kỷ XXI, Trung tâm phải chiến đấu chống lại tội ác của cộng sản ở những nước cộng sản cầm quyền như ở Việt nam, Tàu, Bắc hàn, bảo vệ sự nghiệp Công xã Paris, Cách mạng Tháng Mười, Đại hội Tours,…
Restos du Cœur (Nhà hàng của trái tim)
Chữ Resto là biến thể tự dạng của chữ Restaurant được giới sinh viên, giới công nhơn dùng để gọi chổ ăn tại cơ quan như trường học, sở làm. Hay căng-tin (Cantine).
Restos du Cœur là tổ chức phân phát miển phí thực phẩm từ lương thực tới bửa ăn nóng sốt cho những người thiếu thốn vào mùa lạnh.
Restos du Cœur do kịch sĩ người Pháp, Ông Michel Colucci, hay Coluche, có sáng kiến thành lập tháng 9/1985 với y vọng đem tới cho người thiếu thốn từ 2000 tới 3000 bửa ăn/ngày. Nhưng qua năm sau, Restos du Cœur có hơn 5000 người tình nguyện tới phục vụ và phân phát 8, 5 triêu bửa ăn. Trước đà mở mang lớn hoạt động của Restos du Cœur, Âu châu đưa ra «Chương trình giúp những kẻ thiếu thốn» để yểm trợ.
Tháng 6/1986, Ông Coluche, nghệ sĩ sáng lập Restos du Cœur, mất. Restos du Cœur vẫn tiếp tục hoạt động và ngày nay có 2007 Trung tâm rải rác khắp trên nước Pháp, phân phát thực phẩm cho người nghèo. Năm nay là năm thứ 29 của Restos du Cœur với 66,000 người tình nguyện phục vụ. Người thiếu thốn đưọc Restos du Cœur giúp đở từ vài năm nay là những người chỉ có 238€ để sống sau khi lợi tức bị trừ chi phí như tiền nhà, tiền điện, gaz. Họ phải ăn mì, ăn khoai. Chẳng mấy khi có thịt cá, rau, trái tươi. Trong thành phần này, nay có thêm khá đông sinh viên ở tỉnh. Học bổng chỉ có 316€ mà tiền phòng trong Đại Học xá mất hết 235€. Ở xa nhà, cha mẹ cũng không khá giả, các cô, các cậu phải tới gỏ cửa Restos du Cœur nhờ sự giúp đở để học cho xong.
Chống thuế môi trường (Ecotaxe)
Thuế Ecotaxe bảo vệ môi trường được Quốc Hội thông qua hồi tháng 4 và sẽ áp dụng vào ngày 1/1/2014 tới đây đã gây sự phản đối mạnh mẻ, sự giận dữ, của giới vận tải đường bộ. Thuế này đã có dưới thời TT Sarkozy và nay chánh phủ xã hội đem ra áp dụng vì trong chánh phủ có đảng Xanh.
Trên thực tế, tại Pháp, thuế écotaxe nhằm mạnh vào giới vận tải đường bộ như xe cam-nhông từ 3,5 tấn trở lên. Không phân biệt xe từ đâu tới. Khi chạy vào 10,000 km xa lộ và 5,000 km tỉnh lộ phải trả thuế thì cứ mỗi km, cam-nhông phải trả thuế từ 13 cents euro. Thuế thay đổi theo tình trạng xe, như củ, chở nặng, khoảng đường xử dụng dài, thì mức thuế cao để khuyến khích xe chọn đường ngắn, bảo trì xe kỷ, nhằm làm giảm mức độ ô nhiểm môi trường.
Khi vào hệ thống đường phải trả thuế, người lái xe có cái máy để qua cổng, khi ra, sẽ trả tiền theo máy cho biết.
Hôm giới vận tải biểu tình, họ đập phá, ủi ngã những cổng tính tiền vừa được thiết lập, đem bán đấu giá như chiến lợi phẩm.
Năm nay, Tàu không uống rượu Tây
Trận chiến thương mải giữa Tàu với Âu châu, nhứt là Pháp, xảy ra khá gay gắt. Trước giờ, Ba Tàu quen gốc gian thương, nghĩ không ai biết tẩy mình, đem bán qua Âu châu “kiếng năng lượng mặt trời” (plaque solaire) với giá rẻ để giành thị trường. Mà thật, suốt mấy năm qua, hàng của Âu châu không cạnh tranh được. Đến lúc Âu châu lấy quyết định đánh thuế quan lên loại hàng này, cả Pháp nữa, do Ba Tàu cạnh tranh bất chánh, thì Ba Tàu la ải ải vừa tuyên bố sẽ trả đủa, cho điều tra rượu nho Âu châu cũng được trợ cấp. Trước tiên, mùa này, Tàu không nhập cảng rượu nho âu châu.
Trong vụ “Kiếng năng lượng mặt trời” của Tàu, Ủy Hội Âu châu cho biết nếu Tàu bán đúng giá thì giá tấm kiếng sẽ mắc lên 112%, tức cao hơn gấp đôi giá bán trên thị trường hiện tại.
Tàu bán giá rẻ vì loại hàng này đang ứ đọng quá nhiều, bằng 1,5 nhu cầu của thế giới. Năm 2011, Âu châu nhập cảng từ Tàu trị giá 21 tỷ euros, hậu quả là mất hàng ngàn việc làm ở Âu châu, 60 xưởng làm “kiếng năng lượng mặt trời” ở Âu châu đóng cửa. Nếu không ngăn chận kịp thì Âu châu sẽ mất thêm 30,000 việc làm nữa.
Rượu chác và các loại khác như Cognac bán qua Tàu trong năm 2012 trị giá cả tỷ us$. Riêng rượu chác (Vins) của Pháp, năm 2012, bán qua Tàu 140 triệu lít, trị giá 788,000 us$.
Số rượu này sẽ được Ba Tàu bán lại cho dân chúng bản xứ với một giá khá cao. Thí dụ một chai Muscat Carte rose de Beaumes-de-Venise bán tại Pháp 10,5€, bán ở Tàu trên internet là 21€, bán trong tiệm, giá 40€.
Mùa Beaujolais nouveau năm nay không thấy Tàu mua giành, mua giựt với Nhựt như mấy năm trước. Nhưng trên thị trường nội địa, người ta không thấy có nhiều Beaujolais nouveau bày bán. Vậy ai đã mua hết?
Cũng mùa cuối năm, nói tới Vins, tưởng không nên quên một thứ bia độc đáo do các tu sĩ của một nhà dòng khổ hạnh lâu đời ở Bĩ sản xuất, rất giới hạn, chỉ cần thu nhập đủ trang trải vài nhu cầu của tu viện. Hoàn toàn không vì kiếm tiền nhiều. Đó là bia Westvleteren XII và cũng là loại bia mắc nhứt và ngon nhứt thế giới. Ở Bỉ và Đức chỉ có 6 nhà tu cùng dòng khổ hạnh làm loại bia này, theo đúng qui trình truyền thống và phải do các tu sĩ của nhà dòng kiểm soát chặc chẻ. Và bia Westvleteren chỉ bán tại tu viện Saint Sixtus ở Bỉ. Biết chổ bán nhưng không dể gì mua được loại bia này vì số người chờ mua nhiều hơn số bia sản xuất.
Trong một tiệm rượu ở NY, một hộp 6 chai bia với 2 cái ly bán giá 84,99 us$.
Người quân tử biết uống rượu, quí rượu và trọng tình. Nếu hỏi họ phải chọn rượu hay tình, thì họ chọn:
“… Nếu vì men lắm cuộc đời chấm hết,
Thì trong yêu thiên hạ chết cũng nhiều.
Rượu và em là hai nỗi nhớ đáng yêu!
Nếu được chết:
Anh sẽ chết một chiều bên em và có rượu …
(Khuyết Danh)
Nguyễn thị Cỏ May
Nguyễn Thị Cỏ May: Những Ngày Cuối Năm
Paris có tiếng là thành phố thơ mộng, thành phố của tình yêu và lảng mạn. Mùa thu, Paris phải đẹp hơn, lảng mạn hơn, hiền lành hơn, đa tình hơn. Nhưng mùa thu năm nay, Paris chưa kịp biểu lộ nét văn hóa cố hữu thì những cuộc biểu tình của nhiều thành phần xã hội diển ra rầm rộ làm cho Paris vụt sôi bổng.
Từ cuối tháng 9, Paris không ngớt biểu tình, lớn có, nhỏ có. Từ vài trăm tới vài chục ngàn người tham dự.
Chỉ trong những ngày gần đầy, từ 25 tháng 11 tới 8 tháng 12, không ngày nào không có biểu tình. Muốn tìm nét đặc thù của văn hóa xã hội Pháp, thì đây, biểu tình là nét đặc trưng hơn hết. Nếu Tây làm giống như Huê kỳ cho người ngoại quốc thi lấy quốc tịch Pháp, thì đề tài cho thí sinh sẽ phải là «ăn phó-mác, uống rượu nho (vin) và biểu tình». Thí sinh nào đủ điểm vào Pháp tịch, không chỉ phải được làm Tây giấy, mà trái lại, còn là Tây thứ thiệt 100%. Không cần phải «hội nhập».
Trong lúc đó, giới buôn bán nổ lực hoạt động cho những ngày chợ cuối năm để vớt vác lại một năm kinh tế trì trệ. Họ tranh thủ với nghiệp đoàn mở cửa buôn bán ngày chủ nhựt cho hết tháng chạp.
Nhưng rượu nho năm nay bị Ba Tàu tẩy chay để trả đủa việc chánh phủ Pháp và cả Âu châu phản đối món hàng «kiếng nhiệt lượng mặt trời» (plaque solaire) được chánh phủ Bắc kinh tài trợ để bán ra với giá rẻ. Điều này vi phạm luật cạnh tranh.
Tuần này, Cỏ May dành giới thiệu bạn đọc nước Pháp của Cỏ May, chỉ giới hạn trong những ngày cuối năm, để bạn đọc ở xa sẽ có cảm tưởng như mình đang du lịch ở Pháp những ngày cuối năm. Có bạn nào muốn tới Pháp, xứ của «Bình đẳng, Tự do, Hữu nghị» sanh sống, Cỏ May xin nhiệt tình hoan nghênh. Thật tình mà nói khẩu hiệu này có giá trị thực tế, hoàn toàn khác hơn khẩu hiệu «Không gì quí hơn độc lập, tự do» ở Việt nam. Các bạn có thể yên lòng được.
Mùa thu tranh đấu
Vào mùa Thu là bắt đầu một năm làm việc mới. Với học sinh là một niên học mới. Các nghiệp đoàn, đảng phái tổ chức tranh đấu gấp rút trong vài ngày nữa vì sau đó là những ngày lễ cuối năm, mọi người nghỉ. Vấn đề những người biểu tình đòi hỏi nếu chưa giải quyết xong sẽ dời qua năm mới. Biểu tình cũng phải tôn trọng qui chế lao động.
Ở Pháp, biểu tình là hoạt động chuyên nghiệp. Làm chánh trị như Thị trưởng, Dân biểu, Chánh phủ, cũng đều là những ngành nghề chuyên nghiệp. Ông Chirac suốt đời không làm nghề gì khác hơn là nghề đảng viên, Thị trưởng, Dân biểu, Tổng trưởng, Thủ tướng, Tổng thống. Những việc làm này không thuộc qui chế công chức, mà là «nghề làm chánh trị». Và suốt đời, ông cũng không có nhà ở. Ngày nay, Ông Hollande cũng vậy. Học xong, ra trường, vào đảng xã hội, làm Tổng Bí thư đảng, làm Thị trưởng một làng nhỏ, làm Tổng thống và để lại cho thị xã nơi ông làm Thị trưởng một gánh nợ khổng lồ.
Ở mặt này, quả thật người Pháp đã học được ở Việt nam. Nhỏ đi du kích, vào đảng cộng sản, vào chánh quyền, vào TW, Chánh trị bộ… Suốt đời đưọc nhân dân nuôi vì họ là những người suốt đời hi sinh mọi thứ riêng tư để chỉ biết phục vụ nhân dân …
Vừa vào Thu, xe lửa, métro, công chức, hưu trí, … lần lược xuống đường đòi hỏi quyền lợi, cải thiện quyền lợi, … Xe lửa, métro biểu tình và đình công yểm trợ những yêu sách đưa ra. Các xứ Âu châu khác đều thua Pháp về mặt này. Và chỉ có ở Pháp, công chức, cảnh sát, biểu tình và đình công.
Cảnh sát trục xuất một nữ học sinh về nguyên quán Kossovo vì hồ sơ xin định cư của gia đình bị từ chối. Thế là hội «không giấy tờ», hội «không chổ ở», hội «SOS Racisme», hội «Phụ huynh học sinh», … hằng loạt xuống đường phản đối quyết định chánh phủ, đòi hỏi học sinh Léonarda Dibrani phải được nhà trường nhận trở lại lớp và cả gia đình đông đảo của học sinh này phải được chánh phủ chấp nhận thường trú ở xứ Pháp. Vì xứ Pháp là xứ của mọi người. Ai nói xứ Pháp là của người Pháp, ngay lập tức người đó sẽ bị tố cáo là kỳ thị chủng tộc và có thể bị truy tố ra tòa.
Những đợt xuống đường này vừa ngưng thì một đợt mới bắt đầu từ ngày 25 tháng 11 liên tục kéo dài cho tới ngày 8 tháng 12, đa dạng, yêu sách khác nhau nhưng tập họp quần chúng vẫn đông đảo: hưu trí, y công nhà thương, chống kỳ thị chủng tộc, chống nghiệp đoàn chủ nhơn, những người nhập cư lậu đòi hỏi cấp giấy tờ cư trú, chống mở rông sân vận động Roland Garros ở Paris, chống Sida, nhơn viên phi trường Paris đình công, máy bay không cất cánh được, tuần hành chống thuế, … Và sau cùng là cuộc tuần hành của một bộ phận mới của đảng cộng sản Pháp (Pôle de Renaissance communiste français) giới thiệu với quần chúng là họ không phải theo Staline, mà theo chủ thuyết mác-xít lê-nin-nít. Họ vận động đoàn kết những ngưởi cộng sản để tái sanh một Đảng Cộng sản Pháp thật sự, hoàn toàn độc lập với đường lối liên mỉnh với đảng Xã hội và Phong trào Tả phái đang hoat động ở Pháp chỉ nhằm bấu cử. Bộ phận này là một Trung tâm tập họp đông đảo quần chúng thợ thuyền chống lại Tư bản và Liên Âu.
Để đem lại thắng lợi cho chiến lược cộng sản mới ở thế kỷ XXI, Trung tâm phải chiến đấu chống lại tội ác của cộng sản ở những nước cộng sản cầm quyền như ở Việt nam, Tàu, Bắc hàn, bảo vệ sự nghiệp Công xã Paris, Cách mạng Tháng Mười, Đại hội Tours,…
Restos du Cœur (Nhà hàng của trái tim)
Chữ Resto là biến thể tự dạng của chữ Restaurant được giới sinh viên, giới công nhơn dùng để gọi chổ ăn tại cơ quan như trường học, sở làm. Hay căng-tin (Cantine).
Restos du Cœur là tổ chức phân phát miển phí thực phẩm từ lương thực tới bửa ăn nóng sốt cho những người thiếu thốn vào mùa lạnh.
Restos du Cœur do kịch sĩ người Pháp, Ông Michel Colucci, hay Coluche, có sáng kiến thành lập tháng 9/1985 với y vọng đem tới cho người thiếu thốn từ 2000 tới 3000 bửa ăn/ngày. Nhưng qua năm sau, Restos du Cœur có hơn 5000 người tình nguyện tới phục vụ và phân phát 8, 5 triêu bửa ăn. Trước đà mở mang lớn hoạt động của Restos du Cœur, Âu châu đưa ra «Chương trình giúp những kẻ thiếu thốn» để yểm trợ.
Tháng 6/1986, Ông Coluche, nghệ sĩ sáng lập Restos du Cœur, mất. Restos du Cœur vẫn tiếp tục hoạt động và ngày nay có 2007 Trung tâm rải rác khắp trên nước Pháp, phân phát thực phẩm cho người nghèo. Năm nay là năm thứ 29 của Restos du Cœur với 66,000 người tình nguyện phục vụ. Người thiếu thốn đưọc Restos du Cœur giúp đở từ vài năm nay là những người chỉ có 238€ để sống sau khi lợi tức bị trừ chi phí như tiền nhà, tiền điện, gaz. Họ phải ăn mì, ăn khoai. Chẳng mấy khi có thịt cá, rau, trái tươi. Trong thành phần này, nay có thêm khá đông sinh viên ở tỉnh. Học bổng chỉ có 316€ mà tiền phòng trong Đại Học xá mất hết 235€. Ở xa nhà, cha mẹ cũng không khá giả, các cô, các cậu phải tới gỏ cửa Restos du Cœur nhờ sự giúp đở để học cho xong.
Chống thuế môi trường (Ecotaxe)
Thuế Ecotaxe bảo vệ môi trường được Quốc Hội thông qua hồi tháng 4 và sẽ áp dụng vào ngày 1/1/2014 tới đây đã gây sự phản đối mạnh mẻ, sự giận dữ, của giới vận tải đường bộ. Thuế này đã có dưới thời TT Sarkozy và nay chánh phủ xã hội đem ra áp dụng vì trong chánh phủ có đảng Xanh.
Trên thực tế, tại Pháp, thuế écotaxe nhằm mạnh vào giới vận tải đường bộ như xe cam-nhông từ 3,5 tấn trở lên. Không phân biệt xe từ đâu tới. Khi chạy vào 10,000 km xa lộ và 5,000 km tỉnh lộ phải trả thuế thì cứ mỗi km, cam-nhông phải trả thuế từ 13 cents euro. Thuế thay đổi theo tình trạng xe, như củ, chở nặng, khoảng đường xử dụng dài, thì mức thuế cao để khuyến khích xe chọn đường ngắn, bảo trì xe kỷ, nhằm làm giảm mức độ ô nhiểm môi trường.
Khi vào hệ thống đường phải trả thuế, người lái xe có cái máy để qua cổng, khi ra, sẽ trả tiền theo máy cho biết.
Hôm giới vận tải biểu tình, họ đập phá, ủi ngã những cổng tính tiền vừa được thiết lập, đem bán đấu giá như chiến lợi phẩm.
Năm nay, Tàu không uống rượu Tây
Trận chiến thương mải giữa Tàu với Âu châu, nhứt là Pháp, xảy ra khá gay gắt. Trước giờ, Ba Tàu quen gốc gian thương, nghĩ không ai biết tẩy mình, đem bán qua Âu châu “kiếng năng lượng mặt trời” (plaque solaire) với giá rẻ để giành thị trường. Mà thật, suốt mấy năm qua, hàng của Âu châu không cạnh tranh được. Đến lúc Âu châu lấy quyết định đánh thuế quan lên loại hàng này, cả Pháp nữa, do Ba Tàu cạnh tranh bất chánh, thì Ba Tàu la ải ải vừa tuyên bố sẽ trả đủa, cho điều tra rượu nho Âu châu cũng được trợ cấp. Trước tiên, mùa này, Tàu không nhập cảng rượu nho âu châu.
Trong vụ “Kiếng năng lượng mặt trời” của Tàu, Ủy Hội Âu châu cho biết nếu Tàu bán đúng giá thì giá tấm kiếng sẽ mắc lên 112%, tức cao hơn gấp đôi giá bán trên thị trường hiện tại.
Tàu bán giá rẻ vì loại hàng này đang ứ đọng quá nhiều, bằng 1,5 nhu cầu của thế giới. Năm 2011, Âu châu nhập cảng từ Tàu trị giá 21 tỷ euros, hậu quả là mất hàng ngàn việc làm ở Âu châu, 60 xưởng làm “kiếng năng lượng mặt trời” ở Âu châu đóng cửa. Nếu không ngăn chận kịp thì Âu châu sẽ mất thêm 30,000 việc làm nữa.
Rượu chác và các loại khác như Cognac bán qua Tàu trong năm 2012 trị giá cả tỷ us$. Riêng rượu chác (Vins) của Pháp, năm 2012, bán qua Tàu 140 triệu lít, trị giá 788,000 us$.
Số rượu này sẽ được Ba Tàu bán lại cho dân chúng bản xứ với một giá khá cao. Thí dụ một chai Muscat Carte rose de Beaumes-de-Venise bán tại Pháp 10,5€, bán ở Tàu trên internet là 21€, bán trong tiệm, giá 40€.
Mùa Beaujolais nouveau năm nay không thấy Tàu mua giành, mua giựt với Nhựt như mấy năm trước. Nhưng trên thị trường nội địa, người ta không thấy có nhiều Beaujolais nouveau bày bán. Vậy ai đã mua hết?
Cũng mùa cuối năm, nói tới Vins, tưởng không nên quên một thứ bia độc đáo do các tu sĩ của một nhà dòng khổ hạnh lâu đời ở Bĩ sản xuất, rất giới hạn, chỉ cần thu nhập đủ trang trải vài nhu cầu của tu viện. Hoàn toàn không vì kiếm tiền nhiều. Đó là bia Westvleteren XII và cũng là loại bia mắc nhứt và ngon nhứt thế giới. Ở Bỉ và Đức chỉ có 6 nhà tu cùng dòng khổ hạnh làm loại bia này, theo đúng qui trình truyền thống và phải do các tu sĩ của nhà dòng kiểm soát chặc chẻ. Và bia Westvleteren chỉ bán tại tu viện Saint Sixtus ở Bỉ. Biết chổ bán nhưng không dể gì mua được loại bia này vì số người chờ mua nhiều hơn số bia sản xuất.
Trong một tiệm rượu ở NY, một hộp 6 chai bia với 2 cái ly bán giá 84,99 us$.
Người quân tử biết uống rượu, quí rượu và trọng tình. Nếu hỏi họ phải chọn rượu hay tình, thì họ chọn:
“… Nếu vì men lắm cuộc đời chấm hết,
Thì trong yêu thiên hạ chết cũng nhiều.
Rượu và em là hai nỗi nhớ đáng yêu!
Nếu được chết:
Anh sẽ chết một chiều bên em và có rượu …
(Khuyết Danh)
Nguyễn thị Cỏ May