Cà Kê Dê Ngỗng
Nguyên nhân ông Bạc Hy Lai chưa từng bị xử tử hình?
Ngay trước thềm “lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc Đại Lục tập trung đưa tin về tác phẩm của nhà văn người Nga Yuri Petrovsky
Ngay trước thềm “lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc Đại Lục tập trung đưa tin về tác phẩm của nhà văn người Nga Yuri Petrovsky, theo đó ông Yuri Petrovsky từng có phân tích về nguyên nhân ông Tập Cận Bình chưa xử tử hình ông Bạc Hy Lai. (Ảnh: Internet)
(Đại Kỷ Nguyên VN
Ngay trước thềm “lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc Đại Lục tập trung đưa tin về tác phẩm của nhà văn người Nga Yuri Petrovsky, theo đó ông Yuri Petrovsky từng có phân tích về nguyên nhân ông Tập Cận Bình chưa xử tử hình ông Bạc Hy Lai. (Ảnh: Internet)
Ngày 29/2 vừa qua, tờ “Thời báo Học tập” của Trường Đảng Trung ương
Trung Quốc đã đăng bài viết “Tập Cận Bình: Con đường chu toàn Trung Quốc
mộng” của nhà văn viết tiểu sử nổi tiếng người Nga Yuri Petrovsky, theo
đó bài viết có liên quan đến số phận ông Bạc Hy Lai. Trong phần “Chống
tham nhũng là bộ phận chiến lược quan trọng để thực hiện Trung Quốc
mộng,” ông Yuri Petrovsky đã kể lại sự kiện chính biến trước Đại hội 18
ĐCSTQ năm 2012.
Nguyên nhân ông Bạc Hy Lai chưa từng bị xử tử hình?
Bài viết đề cập đến một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong hệ thống
chính trị ĐCSTQ liên quan đến kế hoạch đưa ông Bạc Hy Lai trở thành
người lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngày 28/1/2012, ông Vương Lập Quân (Sở
trưởng Công an Trùng Khánh, người được ông Bạc Hy Lai trọng dụng nhiều
năm) đã đưa ra những chứng cứ nghiêm trọng gây tổn hại danh dự của bà
Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai. Sự việc này làm ông Bạc Hy Lai không
vui, cho rằng ông Vương Lập Quân muốn giở trò nên khi gặp đã đánh ông
Vương Lập Quân một bạt tai. Từ đây, ông Vương Lập Quân càng cảm thấy
phải tìm thế lực ủng hộ để đấu lại ông Bạc Hy Lai.
Sau khi suy tính, ông Vương Lập Quân quyết định chạy trốn vào Lãnh sự
quán Mỹ ở Thành Đô, sau đó nhờ hỗ trợ từ Bắc Kinh đã được hộ tống đưa
đi, thoát khỏi vòng kìm tỏa của ông Bạc Hy Lai. Sự kiện ông Vương Lập
Quân trở thành lời giải cho những hành vi tham ô của ông Bạc Hy Lai,
nhưng ông Bạc Hy Lai với tính cách ương bướng vẫn kiên quyết không thừa
nhận tội.
Theo bài viết, sự kiện Bạc Hy Lai cho thấy thực trạng tham ô của quan
trường Trung Quốc đã đến mức báo động, uy hiếp ổn định xã hội Trung Quốc
và tình hình an ninh quốc gia. Qua đó, ông Yuri Petrovsky cho rằng,
việc ông Bạc Hy Lai không bị xử tử hình là có nguyên nhân sâu xa.
Ông Yuri Petrovsky phân tích:
“Vấn đề ông Bạc Hy Lai là do lãnh đạo khóa trước gây ra, nếu hiện nay xử tội tử hình Bạc Hy Lai thì sẽ có vô số tham quan trong toàn hệ thống cực kỳ bất an, sẽ gây những chuyển biến rất xấu cho cục diện ổn định trong Đảng và gây mất an toàn quốc gia.”
Sau ý kiến của ông Yuri Petrovsky, nhiều trang thông tin mạng ở Trung
Quốc Đại Lục đã chia sẻ tiêu đề “Nhà văn viết tiểu sử người Nga: Sự kiện
Bạc Hy Lai và an toàn quốc gia.”
Ngay trước thềm “lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), truyền
thông Trung Quốc Đại Lục tập trung đưa tin về tác phẩm của nhà văn
người Nga Yuri Petrovsky nói trên. Điều này cho thấy họ đang đặt câu hỏi
về nguyên nhân nào khiến ông Bạc Hy Lai không bị xử tử hình nhằm ám chỉ
việc ông Bạc Hy Lai đáng lẽ phải sớm bị xử tử hình và dân chúng đang
quan tâm đến việc này.
Đây là một thông tin gây chú ý. Từ đầu năm đến nay, ông Tập Cận Bình đã
nhiều lần ám chỉ tội âm mưu chính biến của phe cánh ông Giang Trạch Dân.
Sau chuyến thị sát đầu tiên trong năm mới ở Trùng Khánh lại có thêm
nhiều thông tin mới liên quan đến vụ án ông Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh
Khang, đặc biệt là vấn đề những tội trạng lâu nay bị che giấu có thể sẽ
được đưa ra ánh sáng.
Ám chỉ về tội chính biến của tập đoàn phái Giang
Vừa bước vào năm mới 2016, sau khi cuốn sách “Tập Cận Bình phân tích về
nguyên tắc và kỷ luật trong Đảng” được phát hành rộng rãi trên toàn
quốc, truyền thông Trung Quốc Đại Lục đã tập trung mổ xẻ về cách nói
“Thái thượng hoàng” của ông Tập Cận Bình trong một cuộc họp nội bộ được
ghi trong sách.
Ngày 28/1, Thời báo New York dẫn lại ý kiến của một chuyên gia cho biết,
vấn đề “hoạt động ngầm, gây chia rẽ trong Đảng” mà ông Tập Cận Bình lên
án ông Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang trong cuốn sách thực ra chính là
chỉ hoạt động chính biến, việc ông Tập công khai đưa ra như vậy cho thấy
vấn đề rất nghiêm trọng.
Trong buổi “Hội ngộ Đời sống dân chủ” vào cuối năm ngoái, ông Tập Cận
Bình đã đề cập các vụ án Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách
Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch. Ngày 14/1, trong Hội nghị Toàn thể Ủy ban Kỷ
luật Trung ương lại thấy xuất hiện những ngôn từ hiếm thấy: “Điều tra án
Chu Vĩnh Khang và Lệnh Kế Hoạch để diệt trừ hiểm họa ngầm nghiêm trọng
trong Đảng.”
Sau sự cố chạy vào Lãnh sự quán Mỹ năm 2012, âm mưu hạ bệ ông Tập Cận
Bình của tập đoàn phái Giang đã lan truyền rộng khắp truyền thông quốc
tế, theo đó là những phân tích về ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh
Hồng, thế lực phía sau giật dây âm mưu chính biến của ông Bạc Hy Lai và
ông Chu Vĩnh Khang.
Những phân tích cho rằng, thế lực phái Giang vì bức hại Pháp Luân Công,
gây ra tội ác tày trời, có nguy cơ đối diện với việc bị thanh trừng. Vì
thế ngay từ năm 2008, phe này đã có kế hoạch chính biến. Theo kế hoạch
này thì ông Bạc Hy Lai sẽ tạm thay thế vị trí của ông Chu Vĩnh Khang,
tiếp đến tập hợp lực lượng phái Giang trong quân đội để giành vị trí
quyền lực cao nhất từ tay ông Tập Cận Bình ngay trong thời gian diễn ra
“lưỡng hội” sau Đại hội 18, nhưng sự cố ông Vương Lập Quân đã khiến kế
hoạch bị sụp đổ.
Ngày 22/9/2013, Bạc Hy Lai bị xử tù vô thời hạn với tội danh tham ô và lạm dụng chức quyền. Nhưng 2 tội danh nghiêm trọng nhất của ông Bạc Hy Lai: Làm chính biến muốn lật đổ ông Tập Cận Bình và tội ác mổ sống cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công thì bị che giấu.
Ông Tập Cận Bình thăm Trùng Khánh và thông tin về “tội mới” của Bạc Hy Lai
Chuyến công du đầu tiên trong năm mới năm nay của ông Tập Cận Bình là
đến Trùng Khánh (ngày 4/1). Ngay sau đó, ngày 7/1, Phó Chủ nhiệm Ban
Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ở Trùng Khánh là ông Đàm
Thê Vĩ bị tuyên án 12 năm tù; ngày 18/1, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Cơ
điện Trùng Khánh là ông Liêu Thiệu Hoa bị điều tra; ngày 20/1, Phó Thanh
tra quận Hợp Xuyên – Trùng Khánh là ông Mâu Thiếu Luân bị điều tra.
Ngày 2/2, truyền thông Đại Lục lật lại vấn đề cuốn sách “Điều tra quân
nhà Mã ” (chỉ đội điền kinh tỉnh Liêu Ninh do ông Mã Tuấn Nhân huấn
luyện) của nhà văn Triệu Du xuất bản năm 1998, có phần nội dung bị cắt
bỏ vì tố cáo chuyện dùng doping trong thể thao của quân nhà Mã. Sau 17
năm, phần nội dung bị cắt bỏ này đã được đưa ra ánh sáng. Giới truyền
thông Đại Lục nhắc lại chuyện, thời đó, sau khi sách “Điều tra quân nhà
Mã” xuất bản, tỉnh Liêu Ninh đã điều động toàn hệ thống chính trị công
kích nhà văn Triệu Du; câu chuyện liên quan đến bà Cốc Khai Lai (vợ ông
Bạc Hy Lai, khi đó là Bí thư Đại Liên) không chỉ lên tiếng bênh ông Mã
Tuấn Nhân mà còn viết sách “Tôi đi kiện và ông Mã Tuấn Nhân.” Ngoài ra,
truyền thông Đại Lục còn đặc biệt nhắc đến sự kiện ông Giang Trạch Dân
từng đi thăm quân nhà Mã.
Cùng ngày, phóng viên Khương Duy Bình đã có bài viết trên Đài Á châu Tự
do (VOA) cho biết, ngày 29/1 Tòa án Tối cao ở Trùng Khánh đã xử lại vụ
án Bành Trị Dân và Tăng Trí Cường. Vụ án này vốn là do ông Bạc Hy Lai và
Vương Lập Quân thanh trừng những doanh nhân dám chống đối.
Ngoài ra, cùng lúc nhiều thông tin bất lợi liên quan đến vụ chính biến
của ông Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang cũng được chia sẻ rộng rãi trên
trang Baidu.
Nhà bình luận thời sự Tạ Thiên Kỳ cho rằng, những động thái của ông Tập
Cận Bình và Vương Kỳ Sơn trước và sau thềm năm mới 2016 liên quan đến
tập đoàn Phái Giang (tân Tứ nhân bang: Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh
Kế Hoạch, Từ Tài Hậu) cho thấy những tín hiệu sẽ đưa ra công khai vấn đề
chính biến của tập đoàn phái Giang, theo đó nhiều tội trạng trước đây
bị che giấu như thanh trừng những người chống đối và mổ sống cướp tạng
của học viên Pháp Luân Công có thể sẽ được đưa ra công khai.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nguyên nhân ông Bạc Hy Lai chưa từng bị xử tử hình?
Ngay trước thềm “lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc Đại Lục tập trung đưa tin về tác phẩm của nhà văn người Nga Yuri Petrovsky
Ngay trước thềm “lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc Đại Lục tập trung đưa tin về tác phẩm của nhà văn người Nga Yuri Petrovsky, theo đó ông Yuri Petrovsky từng có phân tích về nguyên nhân ông Tập Cận Bình chưa xử tử hình ông Bạc Hy Lai. (Ảnh: Internet)
Ngày 29/2 vừa qua, tờ “Thời báo Học tập” của Trường Đảng Trung ương
Trung Quốc đã đăng bài viết “Tập Cận Bình: Con đường chu toàn Trung Quốc
mộng” của nhà văn viết tiểu sử nổi tiếng người Nga Yuri Petrovsky, theo
đó bài viết có liên quan đến số phận ông Bạc Hy Lai. Trong phần “Chống
tham nhũng là bộ phận chiến lược quan trọng để thực hiện Trung Quốc
mộng,” ông Yuri Petrovsky đã kể lại sự kiện chính biến trước Đại hội 18
ĐCSTQ năm 2012.
Nguyên nhân ông Bạc Hy Lai chưa từng bị xử tử hình?
Bài viết đề cập đến một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong hệ thống
chính trị ĐCSTQ liên quan đến kế hoạch đưa ông Bạc Hy Lai trở thành
người lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngày 28/1/2012, ông Vương Lập Quân (Sở
trưởng Công an Trùng Khánh, người được ông Bạc Hy Lai trọng dụng nhiều
năm) đã đưa ra những chứng cứ nghiêm trọng gây tổn hại danh dự của bà
Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai. Sự việc này làm ông Bạc Hy Lai không
vui, cho rằng ông Vương Lập Quân muốn giở trò nên khi gặp đã đánh ông
Vương Lập Quân một bạt tai. Từ đây, ông Vương Lập Quân càng cảm thấy
phải tìm thế lực ủng hộ để đấu lại ông Bạc Hy Lai.
Sau khi suy tính, ông Vương Lập Quân quyết định chạy trốn vào Lãnh sự
quán Mỹ ở Thành Đô, sau đó nhờ hỗ trợ từ Bắc Kinh đã được hộ tống đưa
đi, thoát khỏi vòng kìm tỏa của ông Bạc Hy Lai. Sự kiện ông Vương Lập
Quân trở thành lời giải cho những hành vi tham ô của ông Bạc Hy Lai,
nhưng ông Bạc Hy Lai với tính cách ương bướng vẫn kiên quyết không thừa
nhận tội.
Theo bài viết, sự kiện Bạc Hy Lai cho thấy thực trạng tham ô của quan
trường Trung Quốc đã đến mức báo động, uy hiếp ổn định xã hội Trung Quốc
và tình hình an ninh quốc gia. Qua đó, ông Yuri Petrovsky cho rằng,
việc ông Bạc Hy Lai không bị xử tử hình là có nguyên nhân sâu xa.
Ông Yuri Petrovsky phân tích:
“Vấn đề ông Bạc Hy Lai là do lãnh đạo khóa trước gây ra, nếu hiện nay xử tội tử hình Bạc Hy Lai thì sẽ có vô số tham quan trong toàn hệ thống cực kỳ bất an, sẽ gây những chuyển biến rất xấu cho cục diện ổn định trong Đảng và gây mất an toàn quốc gia.”
Sau ý kiến của ông Yuri Petrovsky, nhiều trang thông tin mạng ở Trung
Quốc Đại Lục đã chia sẻ tiêu đề “Nhà văn viết tiểu sử người Nga: Sự kiện
Bạc Hy Lai và an toàn quốc gia.”
Ngay trước thềm “lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), truyền
thông Trung Quốc Đại Lục tập trung đưa tin về tác phẩm của nhà văn
người Nga Yuri Petrovsky nói trên. Điều này cho thấy họ đang đặt câu hỏi
về nguyên nhân nào khiến ông Bạc Hy Lai không bị xử tử hình nhằm ám chỉ
việc ông Bạc Hy Lai đáng lẽ phải sớm bị xử tử hình và dân chúng đang
quan tâm đến việc này.
Đây là một thông tin gây chú ý. Từ đầu năm đến nay, ông Tập Cận Bình đã
nhiều lần ám chỉ tội âm mưu chính biến của phe cánh ông Giang Trạch Dân.
Sau chuyến thị sát đầu tiên trong năm mới ở Trùng Khánh lại có thêm
nhiều thông tin mới liên quan đến vụ án ông Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh
Khang, đặc biệt là vấn đề những tội trạng lâu nay bị che giấu có thể sẽ
được đưa ra ánh sáng.
Ám chỉ về tội chính biến của tập đoàn phái Giang
Vừa bước vào năm mới 2016, sau khi cuốn sách “Tập Cận Bình phân tích về
nguyên tắc và kỷ luật trong Đảng” được phát hành rộng rãi trên toàn
quốc, truyền thông Trung Quốc Đại Lục đã tập trung mổ xẻ về cách nói
“Thái thượng hoàng” của ông Tập Cận Bình trong một cuộc họp nội bộ được
ghi trong sách.
Ngày 28/1, Thời báo New York dẫn lại ý kiến của một chuyên gia cho biết,
vấn đề “hoạt động ngầm, gây chia rẽ trong Đảng” mà ông Tập Cận Bình lên
án ông Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang trong cuốn sách thực ra chính là
chỉ hoạt động chính biến, việc ông Tập công khai đưa ra như vậy cho thấy
vấn đề rất nghiêm trọng.
Trong buổi “Hội ngộ Đời sống dân chủ” vào cuối năm ngoái, ông Tập Cận
Bình đã đề cập các vụ án Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách
Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch. Ngày 14/1, trong Hội nghị Toàn thể Ủy ban Kỷ
luật Trung ương lại thấy xuất hiện những ngôn từ hiếm thấy: “Điều tra án
Chu Vĩnh Khang và Lệnh Kế Hoạch để diệt trừ hiểm họa ngầm nghiêm trọng
trong Đảng.”
Sau sự cố chạy vào Lãnh sự quán Mỹ năm 2012, âm mưu hạ bệ ông Tập Cận
Bình của tập đoàn phái Giang đã lan truyền rộng khắp truyền thông quốc
tế, theo đó là những phân tích về ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh
Hồng, thế lực phía sau giật dây âm mưu chính biến của ông Bạc Hy Lai và
ông Chu Vĩnh Khang.
Những phân tích cho rằng, thế lực phái Giang vì bức hại Pháp Luân Công,
gây ra tội ác tày trời, có nguy cơ đối diện với việc bị thanh trừng. Vì
thế ngay từ năm 2008, phe này đã có kế hoạch chính biến. Theo kế hoạch
này thì ông Bạc Hy Lai sẽ tạm thay thế vị trí của ông Chu Vĩnh Khang,
tiếp đến tập hợp lực lượng phái Giang trong quân đội để giành vị trí
quyền lực cao nhất từ tay ông Tập Cận Bình ngay trong thời gian diễn ra
“lưỡng hội” sau Đại hội 18, nhưng sự cố ông Vương Lập Quân đã khiến kế
hoạch bị sụp đổ.
Ngày 22/9/2013, Bạc Hy Lai bị xử tù vô thời hạn với tội danh tham ô và lạm dụng chức quyền. Nhưng 2 tội danh nghiêm trọng nhất của ông Bạc Hy Lai: Làm chính biến muốn lật đổ ông Tập Cận Bình và tội ác mổ sống cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công thì bị che giấu.
Ông Tập Cận Bình thăm Trùng Khánh và thông tin về “tội mới” của Bạc Hy Lai
Chuyến công du đầu tiên trong năm mới năm nay của ông Tập Cận Bình là
đến Trùng Khánh (ngày 4/1). Ngay sau đó, ngày 7/1, Phó Chủ nhiệm Ban
Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ở Trùng Khánh là ông Đàm
Thê Vĩ bị tuyên án 12 năm tù; ngày 18/1, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Cơ
điện Trùng Khánh là ông Liêu Thiệu Hoa bị điều tra; ngày 20/1, Phó Thanh
tra quận Hợp Xuyên – Trùng Khánh là ông Mâu Thiếu Luân bị điều tra.
Ngày 2/2, truyền thông Đại Lục lật lại vấn đề cuốn sách “Điều tra quân
nhà Mã ” (chỉ đội điền kinh tỉnh Liêu Ninh do ông Mã Tuấn Nhân huấn
luyện) của nhà văn Triệu Du xuất bản năm 1998, có phần nội dung bị cắt
bỏ vì tố cáo chuyện dùng doping trong thể thao của quân nhà Mã. Sau 17
năm, phần nội dung bị cắt bỏ này đã được đưa ra ánh sáng. Giới truyền
thông Đại Lục nhắc lại chuyện, thời đó, sau khi sách “Điều tra quân nhà
Mã” xuất bản, tỉnh Liêu Ninh đã điều động toàn hệ thống chính trị công
kích nhà văn Triệu Du; câu chuyện liên quan đến bà Cốc Khai Lai (vợ ông
Bạc Hy Lai, khi đó là Bí thư Đại Liên) không chỉ lên tiếng bênh ông Mã
Tuấn Nhân mà còn viết sách “Tôi đi kiện và ông Mã Tuấn Nhân.” Ngoài ra,
truyền thông Đại Lục còn đặc biệt nhắc đến sự kiện ông Giang Trạch Dân
từng đi thăm quân nhà Mã.
Cùng ngày, phóng viên Khương Duy Bình đã có bài viết trên Đài Á châu Tự
do (VOA) cho biết, ngày 29/1 Tòa án Tối cao ở Trùng Khánh đã xử lại vụ
án Bành Trị Dân và Tăng Trí Cường. Vụ án này vốn là do ông Bạc Hy Lai và
Vương Lập Quân thanh trừng những doanh nhân dám chống đối.
Ngoài ra, cùng lúc nhiều thông tin bất lợi liên quan đến vụ chính biến
của ông Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang cũng được chia sẻ rộng rãi trên
trang Baidu.
Nhà bình luận thời sự Tạ Thiên Kỳ cho rằng, những động thái của ông Tập
Cận Bình và Vương Kỳ Sơn trước và sau thềm năm mới 2016 liên quan đến
tập đoàn Phái Giang (tân Tứ nhân bang: Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh
Kế Hoạch, Từ Tài Hậu) cho thấy những tín hiệu sẽ đưa ra công khai vấn đề
chính biến của tập đoàn phái Giang, theo đó nhiều tội trạng trước đây
bị che giấu như thanh trừng những người chống đối và mổ sống cướp tạng
của học viên Pháp Luân Công có thể sẽ được đưa ra công khai.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch