Văn Học & Nghệ Thuật

Nguyên tác & phiên bản : 40 năm giai thoại Killing Me Softly

Đớn đau chua xót dịu dàng, tiếng đàn tan nát ruột gan. Chỉ cần một ý tưởng duy nhất mà lại trở thành một tình khúc muôn thuở. Bài hát Killing Me Softly (with his song), dịch sát

 

Roberta Flack lập kỷ lục nhờ đoạt Grammy trong hai năm liền (DR)
Roberta Flack lập kỷ lục nhờ đoạt Grammy trong hai năm liền (DR)
Tuấn Thảo

Đớn đau chua xót dịu dàng, tiếng đàn tan nát ruột gan. Chỉ cần một ý tưởng duy nhất mà lại trở thành một tình khúc muôn thuở. Bài hát Killing Me Softly (with his song), dịch sát có nghĩa là Giết ta bằng tiếng nhạc nhẹ nhàng, ra đời cách đây vừa đúng 40 năm, vượt qua bao năm tháng mà vẫn chưa mỏi cánh thời gian.

Killing Me Softly là một ca khúc do tác giả Charles Ira Fox soạn nhạc và do Norman Gimbel đặt lời. Phát hành vào năm 1973, tức cách đây đúng bốn thập niên, bản nhạc này đã giúp cho nữ ca sĩ Roberta Flack thành công rực rỡ, giành lấy ngôi vị quán quân trên thị trường Anh Mỹ, đồng thời chiếm hạng đầu tại 20 quốc gia khác. Bài hát sau đó đã được nhiều nghệ sĩ ghi âm lại, đáng chú ý nhất là phiên bản của Lauryn Hill với nhóm Fugees từng đoạt giải Grammy vào năm 1997 với tập nhạc The Score.

Về nguồn gốc của ca khúc, cả hai tác giả đều là những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp giải trí. Nhà soạn nhạc Charles Ira Fox xuất thân là một tay đàn nhạc jazz, từng sáng tác cho các nghệ sĩ hàng đầu như Sarah Vaughan, Shirley Bassey hay Johnny Matthis. Về phần mình, Norman Gimbel nổi tiếng nhờ cái tài đặt lời. Ông là người đã chuyển thể rất nhiều ca khúc nước ngoài sang tiếng Anh, trong đó có các bài The girl from Ipanema, Summer SambaSway with Me (phóng tác của bài Quien Sera).

Vào giữa những năm 1960, Norman Gimbel đến kinh đô điện ảnh Hollywood để lập nghiệp. Ông tham gia vào nhóm sáng tác của nhà soạn nhạc người gốc Argentina Lalo Schifrin, nổi danh trên khắp thế giới nhờ viết nhạc nền cho các tập phim Mission Impossible - Điệp vụ bất khả thi. Ngoài nhạc phim, Norman Gimbel còn tham gia sáng tác ca nhạc kịch cho sân khấu Broadway. Tuy dự án không thành, nhưng Norman vẫn giữ trong sổ tay nhiều ý tưởng ca khúc, trong đó có một bài hát viết theo kinh nghiệm từng trải.

Có một lần ngồi trong một quán nhạc uống rượu giải sầu, ông tình cờ được nghe một tay đàn nhạc blues. Ngay vào cái khoảnh khắc đó, tiếng đàn piano lại nói lên được cái tâm trạng chán đời của bản thân ông. Một cách vô tình, tác giả thật sự có cảm tưởng một người khác đang nói thay cho mình. Trong quyển sổ tay, Norman Gimbel ghi chép, ma lực vô hình từ phím đàn cất tiếng nỉ non ai oán, hồn ta như thể bị giết dần, chết mòn. Bản nhạc Killing Me Softly (with his song) từ đó mà nẩy sinh. Tình khúc phôi thai từ giai thoại sẽ đi vào huyền thoại.

Trên trái đất này, mọi người đều biết tới bài Killing Me Softly qua tiếng hát của Roberta Flack. Nhưng trái với điều mà nhiều người thường nghĩ, đây không phải là bài hát chính gốc mà lại là một phiên bản ghi âm sau. Người đầu tiên thu thanh bản nhạc này là nữ ca sĩ Lori Lieberman, nhưng khi bài hát được phát hành vào đầu năm 1972, lại không gặp thành công.

Sông có khúc, người có lúc. Nữ ca sĩ Roberta Flack lần đầu tiên được nghe bài hát này là trên một chuyến bay từ Los Angeles đến thành phố New York. Theo lời kể của cô thì ca từ bản nhạc làm cho cô choáng váng như thể bị tát vào mặt. Khi máy bay vừa hạ cánh xuống phi trường, Roberta Flack ngay lập tức gọi điện thoại cho nhạc sĩ Quincy Jones và nhờ ông giúp cô liên lạc với tác giả của bài hát. Vào năm 1973, Roberta Flack trình làng tập nhạc Killing Me Softly, chọn ca khúc mở đầu làm tựa đề cho album, và kết thúc với bản nhạc Suzanne của tác giả lừng danh Leonard Cohen.

Từ giai điệu đến ca từ, tất cả được giữ nguyên như cũ, nhưng lối hòa âm phối khí kết hợp đàn dây với bộ gõ giúp cho bài hát càng thêm sắc sảo, cấu trúc hợp âm phức điệu trở nên hoàn hảo. Nhịp điệu khoan thai gợi hứng rất nhiều từ trường phái Jamaica, chọn sự tương phản làm điểm nhấn, dùng sự bay bổng nhẹ nhàng để nói lên khổ đau chạm đáy, linh hồn càng chìm đắm giữa vực sâu, cung đàn tiếng nhạc càng thanh thoát dịu dàng. Giọng ca của Roberta Flack kết hợp độ rung thần cảm phúc âm (gospel) của Mahalia Jackson và luyến láy có hồn (soul jazz) của Gladys Knight để giúp cho Nỗi đau Dịu dàng chấp cánh vượt thời gian.

Sau khi chiếm hạng đầu thị trường quốc tế, Roberta Flack đoạt giải Grammy vào năm 1973 và 1974, trở thành gương mặt đầu tiên trong lịch sử âm nhạc giành lấy danh hiệu Ghi âm xuất sắc nhất (Record of the Year) trong hai năm liên tục. Sau cô chỉ có ban nhạc U2 mới lập được thành tích tương tự. Killing Me Softly sau đó đều được hai tạp chí chuyên ngành là BillboardRolling Stones xếp vào danh sách Những ca khúc hay nhất mọi thời đại.

Nhờ được chuyển lời hay đặt thêm ca từ mà giai điệu Killing Me Softly đã đi vòng quanh trái đất. Tính đến nay, đã có gần một ngàn phiên bản ghi âm trong khoảng 30 thứ tiếng khác nhau. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã ghi âm lại bài này trong đó có Frank Sinatra của Mỹ, Celine Dion người Canada, Đặng Lệ Quân (Teresa Teng) ca sĩ người Đài Loan, Gilbert Montaigné từng hát bài này bằng tiếng Pháp, còn Amaury Vassili tuy là người Pháp nhưng lại hát (cover) bài này bằng tiếng Ý.

Riêng trong tiếng Việt, Killing Me Softly có đến hai lời khác nhau. Trong làng nhạc trẻ ở trong nước, bài được chuyển dịch với tựa đề Lạc Lối qua phần thể hiện của Bảo Thy và Vương Khang. Còn nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng nổi tiếng ở Việt Nam từ trước năm 1975 nhờ cái tài phóng tác nhạc ngoại đã Việt hoá bài Killing Me Softly thành Nỗi đau Dịu dàng. Bài đã được rất nhiều ca sĩ ghi âm như Khánh Hà, Thùy Hương, Don Hồ, Lâm Thúy Vân, Thanh Hà … Chúng ta sẽ nghe bài này ở phần cuối chương trình qua lối diễn đạt của ca sĩ Thanh Lam.

Được mở đầu với cách hát acapella, hầu như không có nhạc đệm, phiên bản của Roberta Flack từ chỗ mộc mạc đơn giản chuyển dần theo hướng hợp âm trưởng chứ không dùng điệu thứ. Từ một không gian thu gọn nội tâm, khúc hát lan tỏa lớn dần để đạt đến một tầm phổ quát. Tiếng đàn trong một quán nhỏ lại nức nở rung động, thổn thức vang vọng nhịp đập của muôn ngàn con tim. Vì có ai trong đời mà không một lần đớn đau trong nỗi tuyệt vọng dịu dàng, chỉ nghe một cung đàn mà thoi thóp nội tạng, chết đứng đến tận cùng tâm can.

RFI

Song Phương chuyển

T.Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nguyên tác & phiên bản : 40 năm giai thoại Killing Me Softly

Đớn đau chua xót dịu dàng, tiếng đàn tan nát ruột gan. Chỉ cần một ý tưởng duy nhất mà lại trở thành một tình khúc muôn thuở. Bài hát Killing Me Softly (with his song), dịch sát

 

Roberta Flack lập kỷ lục nhờ đoạt Grammy trong hai năm liền (DR)
Roberta Flack lập kỷ lục nhờ đoạt Grammy trong hai năm liền (DR)
Tuấn Thảo

Đớn đau chua xót dịu dàng, tiếng đàn tan nát ruột gan. Chỉ cần một ý tưởng duy nhất mà lại trở thành một tình khúc muôn thuở. Bài hát Killing Me Softly (with his song), dịch sát có nghĩa là Giết ta bằng tiếng nhạc nhẹ nhàng, ra đời cách đây vừa đúng 40 năm, vượt qua bao năm tháng mà vẫn chưa mỏi cánh thời gian.

Killing Me Softly là một ca khúc do tác giả Charles Ira Fox soạn nhạc và do Norman Gimbel đặt lời. Phát hành vào năm 1973, tức cách đây đúng bốn thập niên, bản nhạc này đã giúp cho nữ ca sĩ Roberta Flack thành công rực rỡ, giành lấy ngôi vị quán quân trên thị trường Anh Mỹ, đồng thời chiếm hạng đầu tại 20 quốc gia khác. Bài hát sau đó đã được nhiều nghệ sĩ ghi âm lại, đáng chú ý nhất là phiên bản của Lauryn Hill với nhóm Fugees từng đoạt giải Grammy vào năm 1997 với tập nhạc The Score.

Về nguồn gốc của ca khúc, cả hai tác giả đều là những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp giải trí. Nhà soạn nhạc Charles Ira Fox xuất thân là một tay đàn nhạc jazz, từng sáng tác cho các nghệ sĩ hàng đầu như Sarah Vaughan, Shirley Bassey hay Johnny Matthis. Về phần mình, Norman Gimbel nổi tiếng nhờ cái tài đặt lời. Ông là người đã chuyển thể rất nhiều ca khúc nước ngoài sang tiếng Anh, trong đó có các bài The girl from Ipanema, Summer SambaSway with Me (phóng tác của bài Quien Sera).

Vào giữa những năm 1960, Norman Gimbel đến kinh đô điện ảnh Hollywood để lập nghiệp. Ông tham gia vào nhóm sáng tác của nhà soạn nhạc người gốc Argentina Lalo Schifrin, nổi danh trên khắp thế giới nhờ viết nhạc nền cho các tập phim Mission Impossible - Điệp vụ bất khả thi. Ngoài nhạc phim, Norman Gimbel còn tham gia sáng tác ca nhạc kịch cho sân khấu Broadway. Tuy dự án không thành, nhưng Norman vẫn giữ trong sổ tay nhiều ý tưởng ca khúc, trong đó có một bài hát viết theo kinh nghiệm từng trải.

Có một lần ngồi trong một quán nhạc uống rượu giải sầu, ông tình cờ được nghe một tay đàn nhạc blues. Ngay vào cái khoảnh khắc đó, tiếng đàn piano lại nói lên được cái tâm trạng chán đời của bản thân ông. Một cách vô tình, tác giả thật sự có cảm tưởng một người khác đang nói thay cho mình. Trong quyển sổ tay, Norman Gimbel ghi chép, ma lực vô hình từ phím đàn cất tiếng nỉ non ai oán, hồn ta như thể bị giết dần, chết mòn. Bản nhạc Killing Me Softly (with his song) từ đó mà nẩy sinh. Tình khúc phôi thai từ giai thoại sẽ đi vào huyền thoại.

Trên trái đất này, mọi người đều biết tới bài Killing Me Softly qua tiếng hát của Roberta Flack. Nhưng trái với điều mà nhiều người thường nghĩ, đây không phải là bài hát chính gốc mà lại là một phiên bản ghi âm sau. Người đầu tiên thu thanh bản nhạc này là nữ ca sĩ Lori Lieberman, nhưng khi bài hát được phát hành vào đầu năm 1972, lại không gặp thành công.

Sông có khúc, người có lúc. Nữ ca sĩ Roberta Flack lần đầu tiên được nghe bài hát này là trên một chuyến bay từ Los Angeles đến thành phố New York. Theo lời kể của cô thì ca từ bản nhạc làm cho cô choáng váng như thể bị tát vào mặt. Khi máy bay vừa hạ cánh xuống phi trường, Roberta Flack ngay lập tức gọi điện thoại cho nhạc sĩ Quincy Jones và nhờ ông giúp cô liên lạc với tác giả của bài hát. Vào năm 1973, Roberta Flack trình làng tập nhạc Killing Me Softly, chọn ca khúc mở đầu làm tựa đề cho album, và kết thúc với bản nhạc Suzanne của tác giả lừng danh Leonard Cohen.

Từ giai điệu đến ca từ, tất cả được giữ nguyên như cũ, nhưng lối hòa âm phối khí kết hợp đàn dây với bộ gõ giúp cho bài hát càng thêm sắc sảo, cấu trúc hợp âm phức điệu trở nên hoàn hảo. Nhịp điệu khoan thai gợi hứng rất nhiều từ trường phái Jamaica, chọn sự tương phản làm điểm nhấn, dùng sự bay bổng nhẹ nhàng để nói lên khổ đau chạm đáy, linh hồn càng chìm đắm giữa vực sâu, cung đàn tiếng nhạc càng thanh thoát dịu dàng. Giọng ca của Roberta Flack kết hợp độ rung thần cảm phúc âm (gospel) của Mahalia Jackson và luyến láy có hồn (soul jazz) của Gladys Knight để giúp cho Nỗi đau Dịu dàng chấp cánh vượt thời gian.

Sau khi chiếm hạng đầu thị trường quốc tế, Roberta Flack đoạt giải Grammy vào năm 1973 và 1974, trở thành gương mặt đầu tiên trong lịch sử âm nhạc giành lấy danh hiệu Ghi âm xuất sắc nhất (Record of the Year) trong hai năm liên tục. Sau cô chỉ có ban nhạc U2 mới lập được thành tích tương tự. Killing Me Softly sau đó đều được hai tạp chí chuyên ngành là BillboardRolling Stones xếp vào danh sách Những ca khúc hay nhất mọi thời đại.

Nhờ được chuyển lời hay đặt thêm ca từ mà giai điệu Killing Me Softly đã đi vòng quanh trái đất. Tính đến nay, đã có gần một ngàn phiên bản ghi âm trong khoảng 30 thứ tiếng khác nhau. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã ghi âm lại bài này trong đó có Frank Sinatra của Mỹ, Celine Dion người Canada, Đặng Lệ Quân (Teresa Teng) ca sĩ người Đài Loan, Gilbert Montaigné từng hát bài này bằng tiếng Pháp, còn Amaury Vassili tuy là người Pháp nhưng lại hát (cover) bài này bằng tiếng Ý.

Riêng trong tiếng Việt, Killing Me Softly có đến hai lời khác nhau. Trong làng nhạc trẻ ở trong nước, bài được chuyển dịch với tựa đề Lạc Lối qua phần thể hiện của Bảo Thy và Vương Khang. Còn nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng nổi tiếng ở Việt Nam từ trước năm 1975 nhờ cái tài phóng tác nhạc ngoại đã Việt hoá bài Killing Me Softly thành Nỗi đau Dịu dàng. Bài đã được rất nhiều ca sĩ ghi âm như Khánh Hà, Thùy Hương, Don Hồ, Lâm Thúy Vân, Thanh Hà … Chúng ta sẽ nghe bài này ở phần cuối chương trình qua lối diễn đạt của ca sĩ Thanh Lam.

Được mở đầu với cách hát acapella, hầu như không có nhạc đệm, phiên bản của Roberta Flack từ chỗ mộc mạc đơn giản chuyển dần theo hướng hợp âm trưởng chứ không dùng điệu thứ. Từ một không gian thu gọn nội tâm, khúc hát lan tỏa lớn dần để đạt đến một tầm phổ quát. Tiếng đàn trong một quán nhỏ lại nức nở rung động, thổn thức vang vọng nhịp đập của muôn ngàn con tim. Vì có ai trong đời mà không một lần đớn đau trong nỗi tuyệt vọng dịu dàng, chỉ nghe một cung đàn mà thoi thóp nội tạng, chết đứng đến tận cùng tâm can.

RFI

Song Phương chuyển

T.Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm