Văn Học & Nghệ Thuật

Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu

Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn có mắt ông cha không thờ Dầu đui mà khỏi danh nhơ Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình


Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu

Có một bài thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu nói lên tấm lòng trong sáng quyết liệt của cụ trong thời buổi nhiều người chao đảo vì súng Tây, vì lợi dưỡng chiêu dụ sĩ phu thời Nguyễn mạt đầu hàng...

Bài thơ có nhan đề “Thà Đui” rất đặc biệt ngôn ngữ Nam Kỳ. Chữ “đui” tức là “mù”... Chữ “đặng” tức là “được”... Bài thơ như sau.



THÀ ĐUI

Nguyễn Đình Chiểu

Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình
Dầu đui mà đặng trọn mình
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu
Sang chi theo thói tha cầu
Dọc ngang chẳng đoái trên đầu có ai
Sáng chi đắm sắc tham tài
Lung lòng nhân dục mang tai họa trời
Sáng chi sàm nịnh theo đòi
Nay vinh mai nhục mang lời thị phi
Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân
Thấy rồi muôn việc trong trần
Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta.
.

Những ngày đầu tháng 7 là những ngày đặc biệt trong đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Cụ sinh ngày 1-7-1822, và mất ngày 3-7-1888.

Cụ còn được gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.

Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Theo Wikipedia, vào năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế, nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840), thì trở về Gia Định...

Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (31 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ.

Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường, nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết, nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh đui mù, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851, thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.

Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, trước thuộc Gia Định; nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy, đã xin gia đình tác hợp. Truyện thơ Dương Từ-Hà Mậu của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này..

Năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Việt, họ vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. Sau khi tòa thành này thất thủ (17 tháng 2 năm 1859), Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào ông, và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ "Chạy giặc".

Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.

Sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ mất về tay Pháp, theo phong trào "tỵ địa", Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Tri (Bến Tre), vì không thể sống chung với họ. Chia tay với bạn bè thân quen, ông làm bài thơ "Từ biệt cố nhân".

Về Ba Tri, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và đem ngòi bút yêu nước của mình ra phục vụ cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Nam Kỳ suốt trong hơn 20 năm, dù đã mù lòa [10].

Năm 1863, em trai út ông là Nguyễn Đình Huân theo Đốc binh Là chống Pháp, hy sinh ở Cần Giuộc.

Tháng 8 năm 1864, thủ lĩnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gò Công là Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết ở Ao Dinh; xúc động, Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế và mười hai bài thơ liên hoàn để điếu ông.

Năm 1867, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản và Đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông tổ chức đưa di hài nhà giáo Võ Trường Toản từ làng Hòa Hưng (Gia Định) về táng ở Bảo Thạnh (Ba Tri), Nguyễn Đình Chiểu có đến dự lễ rước.

Ngày 4 tháng 8 năm đó (1867), Phan Thanh Giản tuẫn tiết vì không giữ được thành Vĩnh Long, Nguyễn Đình Chiểu có làm hai bài thơ điếu ông. Có thể ông bắt đầu soạn quyển thơ Ngư tiều vấn đáp nho y diễn ca trong năm này.

Năm 1868, thủ lĩnh kháng Pháp ở Ba Tri là Phan Tòng (còn có tên là Phan Ngọc Tòng) hy sinh, ông làm 10 bài thơ điếu.

Năm 1877, Nguyễn Đình Chiểu dời đến ở làng An Bình Đông (sau đổi là An Đức) cách chợ Ba Tri khoảng hai cây số.

Năm 1883, Tỉnh trưởng Bến Tre là Michel Ponchon đã đến nhà để yêu cầu ông nhuận chính quyển thơ Lục Vân Tiên, đồng thời ngỏ ý trao trả lại ruộng vườn của ông mà họ đã chiếm đoạt. Ông khẳng khái nói: "Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì", rồi khước từ mọi hứa hẹn giúp đỡ của chính quyền thực dân. Lại hỏi ý muốn riêng của ông, ông đáp "muốn tế vong hồn nghĩa sĩ Lục tỉnh", và được viên Tỉnh trưởng chấp thuận. Sau đó, ông tổ chức lễ tế tại chợ Ba Tri, và đọc bài "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh".

Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng, hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông.

Ông được an táng cạnh mộ vợ, nay thuộc ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Trong tuần lễ tưởng niệm 185 năm ngày sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, nơi đây xin trích những dòng trong phần cuối bài “Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc” -- một trong những dòng thơ nói lên tấm lòng yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu:

...Ôi!
Một trận khói tan,
Nghìn năm tiết rỡ.
Binh tướng nó hày đóng sông Bến Nghé, còn làm cho bốn phía mây đen.
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.
Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh cũng đều khen;
Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện được trả thù kia
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành một chữ ấm đủ đền công đó.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,thương vì hai chữ thiên dân.
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ...

Đền thờ Nguyễn Đình Chiểu


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu

Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn có mắt ông cha không thờ Dầu đui mà khỏi danh nhơ Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình


Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu

Có một bài thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu nói lên tấm lòng trong sáng quyết liệt của cụ trong thời buổi nhiều người chao đảo vì súng Tây, vì lợi dưỡng chiêu dụ sĩ phu thời Nguyễn mạt đầu hàng...

Bài thơ có nhan đề “Thà Đui” rất đặc biệt ngôn ngữ Nam Kỳ. Chữ “đui” tức là “mù”... Chữ “đặng” tức là “được”... Bài thơ như sau.



THÀ ĐUI

Nguyễn Đình Chiểu

Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình
Dầu đui mà đặng trọn mình
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu
Sang chi theo thói tha cầu
Dọc ngang chẳng đoái trên đầu có ai
Sáng chi đắm sắc tham tài
Lung lòng nhân dục mang tai họa trời
Sáng chi sàm nịnh theo đòi
Nay vinh mai nhục mang lời thị phi
Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân
Thấy rồi muôn việc trong trần
Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta.
.

Những ngày đầu tháng 7 là những ngày đặc biệt trong đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Cụ sinh ngày 1-7-1822, và mất ngày 3-7-1888.

Cụ còn được gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.

Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Theo Wikipedia, vào năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế, nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840), thì trở về Gia Định...

Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (31 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ.

Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường, nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết, nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh đui mù, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851, thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.

Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, trước thuộc Gia Định; nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy, đã xin gia đình tác hợp. Truyện thơ Dương Từ-Hà Mậu của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này..

Năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Việt, họ vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. Sau khi tòa thành này thất thủ (17 tháng 2 năm 1859), Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào ông, và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ "Chạy giặc".

Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.

Sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ mất về tay Pháp, theo phong trào "tỵ địa", Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Tri (Bến Tre), vì không thể sống chung với họ. Chia tay với bạn bè thân quen, ông làm bài thơ "Từ biệt cố nhân".

Về Ba Tri, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và đem ngòi bút yêu nước của mình ra phục vụ cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Nam Kỳ suốt trong hơn 20 năm, dù đã mù lòa [10].

Năm 1863, em trai út ông là Nguyễn Đình Huân theo Đốc binh Là chống Pháp, hy sinh ở Cần Giuộc.

Tháng 8 năm 1864, thủ lĩnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gò Công là Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết ở Ao Dinh; xúc động, Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế và mười hai bài thơ liên hoàn để điếu ông.

Năm 1867, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản và Đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông tổ chức đưa di hài nhà giáo Võ Trường Toản từ làng Hòa Hưng (Gia Định) về táng ở Bảo Thạnh (Ba Tri), Nguyễn Đình Chiểu có đến dự lễ rước.

Ngày 4 tháng 8 năm đó (1867), Phan Thanh Giản tuẫn tiết vì không giữ được thành Vĩnh Long, Nguyễn Đình Chiểu có làm hai bài thơ điếu ông. Có thể ông bắt đầu soạn quyển thơ Ngư tiều vấn đáp nho y diễn ca trong năm này.

Năm 1868, thủ lĩnh kháng Pháp ở Ba Tri là Phan Tòng (còn có tên là Phan Ngọc Tòng) hy sinh, ông làm 10 bài thơ điếu.

Năm 1877, Nguyễn Đình Chiểu dời đến ở làng An Bình Đông (sau đổi là An Đức) cách chợ Ba Tri khoảng hai cây số.

Năm 1883, Tỉnh trưởng Bến Tre là Michel Ponchon đã đến nhà để yêu cầu ông nhuận chính quyển thơ Lục Vân Tiên, đồng thời ngỏ ý trao trả lại ruộng vườn của ông mà họ đã chiếm đoạt. Ông khẳng khái nói: "Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì", rồi khước từ mọi hứa hẹn giúp đỡ của chính quyền thực dân. Lại hỏi ý muốn riêng của ông, ông đáp "muốn tế vong hồn nghĩa sĩ Lục tỉnh", và được viên Tỉnh trưởng chấp thuận. Sau đó, ông tổ chức lễ tế tại chợ Ba Tri, và đọc bài "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh".

Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng, hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông.

Ông được an táng cạnh mộ vợ, nay thuộc ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Trong tuần lễ tưởng niệm 185 năm ngày sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, nơi đây xin trích những dòng trong phần cuối bài “Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc” -- một trong những dòng thơ nói lên tấm lòng yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu:

...Ôi!
Một trận khói tan,
Nghìn năm tiết rỡ.
Binh tướng nó hày đóng sông Bến Nghé, còn làm cho bốn phía mây đen.
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.
Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh cũng đều khen;
Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện được trả thù kia
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành một chữ ấm đủ đền công đó.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,thương vì hai chữ thiên dân.
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ...

Đền thờ Nguyễn Đình Chiểu


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm