Văn Học & Nghệ Thuật

Nhạc sĩ Lam Phương: Đời là vạn ngày sầu

Những bi kịch của một thế hệ thanh niên trí thức miền Nam trong giai đoạn chuyển giao lịch sử (1954 – 1975) đầy bức bối tù túng như thể bị cầm tù, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc đã làm nên một diện mạo âm nhạc Việt Nam vô cùng sôi động

và đa sắc. Lam Phương là một trong những nhạc sĩ như thế, người nhạc sĩ của niềm đau, thương tích trái tim và một gia tài ca khúc ẩn mình nằm sâu trong “kỷ nguyên bóng tối”.

Trong số tất cả những nhạc sĩ đứng ở trên đỉnh cao danh vọng của Tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên hay Vũ Thành An... có lẽ nhạc sĩ Lam Phương chênh vênh, long đong và lận đận hơn hết thảy. Suốt cuộc đời nhạc sĩ tài hoa này chỉ ngập trong vùng trời thương đau, nước mắt, chia ly và nỗi buồn. Nỗi buồn theo Lam Phương từ lúc ông mới chạm ngõ bình minh cuộc đời cho tới khi tựa ngọn đèn leo lắt tắt dần trước gió.

 

Nhạc sĩ Lam Phương (áo trắng) trong một ngày vui cùng bạn hữu

 

15 tuổi đã khắc khoải và nặng nợ với duyên phận tình yêu

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/03/1937 tại Rạch Gía  Kiên Giang. Nội tổ của ông chính là người Hoa, bỏ xứ lênh đênh sang Việt Nam lập nghiệp. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai dòng máu Việt và đến bố ông thì vẻ ngoài chẳng còn chút gì sót lại của bóng dáng của người gốc  Hoa nữa.

Lam Phương sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó có sáu anh em, ông là anh cả. Bố đã rời bỏ gia đình theo người đàn bà khác từ khi Lam Phương còn rất bé. Thậm chí, ông không nhớ nổi mặt cha vì lớn lên chỉ biết có mẹ. Cả thời thơ ấu của Lam Phương chìm ngập trong thiếu thốn, khó khăn và vất vả. Mẹ ông,  người đàn bà tảo tần sớm khuya,  người nuôi dưỡng cảm xúc, giúp ông viết trọn rất nhiều những ca khúc hay và là người mà mỗi khi Lam Phương nhắc đến đều không thể ngăn được nước mắt tuôn rơi đã một tay chăm lo cho cả đại gia đình. “Tôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà! Má tôi chỉ cần nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn”, ông nhớ về má mình trong hồi ức ấm áp bồi hồi.

Mười tuổi, Lam Phương giã từ mái nhà tranh xơ xác nơi vùng quê nghèo, lên Sài Gòn làm thuê kiếm tiền phụ giúp mẹ nuôi các em. Ông ở trong khu lao động tối tăm, hàng ngày làm thuê, làm mướn tất cả các nghề để có tiền đi học và gửi về cho mẹ. Đây cũng chính là thời điểm Lam Phương phát hiện mình có một đam mê, tình yêu mãnh liệt và nhạc cảm tuyệt vời. Ông tự mua sách vở chong đèn mày mò học nhạc sau giờ đi làm. Rồi được hai nhạc sĩ Hoàng Lan và Lê Thương truyền nghề.

Bút hiệu Lam Phương được ông sử dụng cho sáng tác ca khúc đầu tay Chiều thu ấy (khi ông 15 tuổi) cho tới những nhạc phẩm cuối cùng trong đời. Theo cách lý giải của ông, nó rất giản dị và bắt nguồn từ chính tên thật của mình. Lâm Đình Phùng gần như chỉ lấy họ và tên của mình để ghép thành hai từ: Lam Phương. Chính từ cái tên gợi sự nhẹ nhàng ấy, Tân nhạc Việt Nam có một tên tuổi gắn với 217 nhạc khúc (theo thống kê của Thời báo Canada) với nhiều chủ đề, đồng hành cùng nhiều thăng trầm của dân tộc và thời cuộc.

Nói về ca khúc Chiều thu ấy, Lam Phương coi nó như một hộp âm kỷ niệm suốt đời không thể nào quên. Ít ai có thể tượng tượng một cậu bé 15 tuổi, độ tuổi còn đầy mộng mơ, hồn nhiên và rất con trẻ lại có thể khắc khoải và nặng nợ với duyên phận tình yêu đến vậy. Một tình khúc với lời ca  khúc triết, đầy suy tư. Sau đó, nó đã được những ca sỹ nổi tiếng nhất của Tân nhạc Việt Nam thời kỳ đó thể hiện như Bích Thủy, Túy Hồng. Lúc này, Lam Phương đã có một quyết định- theo ông là liều lĩnh nhất trong cuộc đời thanh niên đó là vay mượn bạn bè khắp nơi được 600 đồng (khi đó rất lớn) để tự in bản nhạc rồi thuê xe lam chở đi giao ở các quầy hàng bán lẻ khắp Sài Gòn. Tuy cũng gỡ gạc được vốn nhưng Chiều thu ấy vẫn chưa phải là cú nổ đột phá để đưa Lam Phương chính thức có một tấm vé bước chân vào thiên đường Tân nhạc.

 

Nhạc sĩ Lam Phương

 

 Những bản nhạc tựa nửa hồn thương đau

1955, sau ba năm âm thầm và tự mình làm dày kiến thức âm nhạc, Lam Phương mới bắt đầu trở lại và lần này là sự trở lại đầy mạnh mẽ với một sức sáng tạo thần kỳ. Ông tung ra một số ca khúc làm nổ tung các sân khấu dành cho sinh viên, học sinh và nổi đình nổi đám tại khắp các hang cùng ngõ hẻm Sài thành. Kiếp nghèo, Chuyến đò vĩ tuyến, Nhạc rừng khuya, Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền Nam, Khúc ca ngày mưa…lần lượt được háo hức đón nhận và tung hô như một hiện tượng độc đáo trên bầu trời Tân nhạc khi ấy.

Đặc biệt với ca khúc Kiếp nghèo tựa tiếng lòng Lam Phương mà ngân vang đồng điệu với hàng triệu trái tim sống cảnh túng quẫn, thiếu thốn khi đó “Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh”. Ca khúc này được ông coi như một phiên bản tâm trạng, tham chiếu mọi ngõ ngách sâu kín nhất trong trạng thái cô đơn, bất lực trước đời sống hiện thực của ông khi đó: “Tôi sáng tác Kiếp nghèo trong hoàn cảnh thật. Đó là một đêm mưa rất to, tôi đạp xe đi lang thang trong đêm, đi mãi mà không nhìn thấy bất cứ một ngôi nhà nào để chạy vào xin nhờ trú mưa. Lúc đó, tôi thấy mình thật cô đơn, thấy mình bé nhỏ và hình như bị đời ruồng rẫy đến vô tình. Tôi đi mãi cho tới khi về nhà, không kịp thay quần áo, ôm cây đàn và cứ thế viết về Kiếp nghèo, về phận bạc của mình”.

17 tuổi với Kiếp nghèo, Lam Phương thấm thía mọi cay đắng và những cơ cực mà mình và gia đình đang phải chịu đựng. Dường như, đời ông lúc nào cũng nằm sẵn trong vòng lẩn quẩn tối đen, niềm vui thì ít mà nỗi buồn thì nhiều. Nói như Lam Phương nó cũng gần tương tự ngọn đèn khuya thỉnh thoảng lóe lên trong tim rồi lại tắt và mịt mùng trong màn đêm vô tận

Thứ âm nhạc bình dân, mộc mạc được viết từ trải nghiệm cá nhân và hòa vào với bộn bề của không khí thời đại đã trở thành tiếng ca mãnh liệt đến với đông đảo trái tim mọi người yêu nhạc. Nhạc của Lam Phương có độ phủ rộng rãi, là lời đầu môi của nhiều bạn trẻ theo suốt dọc dài đất nước. Ở đâu, nhất là trong các trường học, người ta cũng cho học sinh, sinh viên hát nhạc Lam Phương. Những bài đồng ca tươi vui, lành mạnh, đầy hào sảng như Nắng đẹp miền Nam hay Khúc ca ngày mưa có thể coi là những sáng tác cởi mở của ông.

Ở giai đoạn đầu trong cuộc đời Lam Phương dù không ít hơi thở bi ai thì vẫn như một lời tuyên thệ có giá trị về vẻ đẹp quê hương và niềm tin chiến thắng vào một ngày đất nước được toàn vẹn thanh bình. Trong dáng hình của những ca khúc ngập tràn hơi thở thời đại ấy, người ta vẫn phác họa được chân dung của một kẻ sĩ nhìn đời bằng nửa hồn thương đau, nửa hồn lạc quan, trong sáng

 

Hồn nhạc là thứ trời cho

Chính cuộc đời đầy bóng tối không có nhiều tia sáng ấy lại trở thành một động lực sống mãnh liệt thôi thúc Lam Phương viết nhạc. Giữa lúc phong trào phản chiến, lối sống Hippie và dòng nghệ thuật hiện sinh phát triển như vũ bão với nhiều tác phẩm đầy ắp tiếng thở than, chỉ toàn một màu tro bụi thì âm nhạc Lam Phương lại đi trở ngược những nguyên tắc và giá trị đầy khinh bạc cuộc đời ấy. Buồn lượm vào đời từ nhỏ, nhưng nếu nghe kỹ các tác phẩm mà ông viết vẫn thấy một tin yêu, một dấu vết của những khao khát hồi sinh trong đời.

Sau này, nhắc đến kỷ niệm đi học nhạc của mình, Lam Phương vẫn bùi ngùi: “Tôi vẫn không bao giờ quên câu mà ông thầy Lê Thương nói với mình khi buổi đầu tiên bước vào lớp học nhạc: “Anh có thể dạy cho em tất cả kỹ thuật nhưng hồn nhạc  thứ trời cho thì anh không dạy được. Cái này chỉ phụ thuộc vào em” .  “Buồn vì trời mưa hay vì bão trong tim?”- Câu hát trong nhạc khúc của ông từng được đông đảo thanh niên Sài Gòn trước 1975 yêu thích cũng là một câu hỏi lớn mà suốt đời Lam Phương tìm kiếm nhưng vô vọng. Có lẽ trời đã đày một thiên tài rớt xuống nhân gian, đã khiến một tâm hồn yếu đuối suốt đời phải rơi lệ, thống thiết và nức nở mà chỉ biết gói gọn giãi bày trong những thang âm trầm bổng của cung đàn.

 

Hương Giang

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhạc sĩ Lam Phương: Đời là vạn ngày sầu

Những bi kịch của một thế hệ thanh niên trí thức miền Nam trong giai đoạn chuyển giao lịch sử (1954 – 1975) đầy bức bối tù túng như thể bị cầm tù, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc đã làm nên một diện mạo âm nhạc Việt Nam vô cùng sôi động

và đa sắc. Lam Phương là một trong những nhạc sĩ như thế, người nhạc sĩ của niềm đau, thương tích trái tim và một gia tài ca khúc ẩn mình nằm sâu trong “kỷ nguyên bóng tối”.

Trong số tất cả những nhạc sĩ đứng ở trên đỉnh cao danh vọng của Tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên hay Vũ Thành An... có lẽ nhạc sĩ Lam Phương chênh vênh, long đong và lận đận hơn hết thảy. Suốt cuộc đời nhạc sĩ tài hoa này chỉ ngập trong vùng trời thương đau, nước mắt, chia ly và nỗi buồn. Nỗi buồn theo Lam Phương từ lúc ông mới chạm ngõ bình minh cuộc đời cho tới khi tựa ngọn đèn leo lắt tắt dần trước gió.

 

Nhạc sĩ Lam Phương (áo trắng) trong một ngày vui cùng bạn hữu

 

15 tuổi đã khắc khoải và nặng nợ với duyên phận tình yêu

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/03/1937 tại Rạch Gía  Kiên Giang. Nội tổ của ông chính là người Hoa, bỏ xứ lênh đênh sang Việt Nam lập nghiệp. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai dòng máu Việt và đến bố ông thì vẻ ngoài chẳng còn chút gì sót lại của bóng dáng của người gốc  Hoa nữa.

Lam Phương sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó có sáu anh em, ông là anh cả. Bố đã rời bỏ gia đình theo người đàn bà khác từ khi Lam Phương còn rất bé. Thậm chí, ông không nhớ nổi mặt cha vì lớn lên chỉ biết có mẹ. Cả thời thơ ấu của Lam Phương chìm ngập trong thiếu thốn, khó khăn và vất vả. Mẹ ông,  người đàn bà tảo tần sớm khuya,  người nuôi dưỡng cảm xúc, giúp ông viết trọn rất nhiều những ca khúc hay và là người mà mỗi khi Lam Phương nhắc đến đều không thể ngăn được nước mắt tuôn rơi đã một tay chăm lo cho cả đại gia đình. “Tôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà! Má tôi chỉ cần nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn”, ông nhớ về má mình trong hồi ức ấm áp bồi hồi.

Mười tuổi, Lam Phương giã từ mái nhà tranh xơ xác nơi vùng quê nghèo, lên Sài Gòn làm thuê kiếm tiền phụ giúp mẹ nuôi các em. Ông ở trong khu lao động tối tăm, hàng ngày làm thuê, làm mướn tất cả các nghề để có tiền đi học và gửi về cho mẹ. Đây cũng chính là thời điểm Lam Phương phát hiện mình có một đam mê, tình yêu mãnh liệt và nhạc cảm tuyệt vời. Ông tự mua sách vở chong đèn mày mò học nhạc sau giờ đi làm. Rồi được hai nhạc sĩ Hoàng Lan và Lê Thương truyền nghề.

Bút hiệu Lam Phương được ông sử dụng cho sáng tác ca khúc đầu tay Chiều thu ấy (khi ông 15 tuổi) cho tới những nhạc phẩm cuối cùng trong đời. Theo cách lý giải của ông, nó rất giản dị và bắt nguồn từ chính tên thật của mình. Lâm Đình Phùng gần như chỉ lấy họ và tên của mình để ghép thành hai từ: Lam Phương. Chính từ cái tên gợi sự nhẹ nhàng ấy, Tân nhạc Việt Nam có một tên tuổi gắn với 217 nhạc khúc (theo thống kê của Thời báo Canada) với nhiều chủ đề, đồng hành cùng nhiều thăng trầm của dân tộc và thời cuộc.

Nói về ca khúc Chiều thu ấy, Lam Phương coi nó như một hộp âm kỷ niệm suốt đời không thể nào quên. Ít ai có thể tượng tượng một cậu bé 15 tuổi, độ tuổi còn đầy mộng mơ, hồn nhiên và rất con trẻ lại có thể khắc khoải và nặng nợ với duyên phận tình yêu đến vậy. Một tình khúc với lời ca  khúc triết, đầy suy tư. Sau đó, nó đã được những ca sỹ nổi tiếng nhất của Tân nhạc Việt Nam thời kỳ đó thể hiện như Bích Thủy, Túy Hồng. Lúc này, Lam Phương đã có một quyết định- theo ông là liều lĩnh nhất trong cuộc đời thanh niên đó là vay mượn bạn bè khắp nơi được 600 đồng (khi đó rất lớn) để tự in bản nhạc rồi thuê xe lam chở đi giao ở các quầy hàng bán lẻ khắp Sài Gòn. Tuy cũng gỡ gạc được vốn nhưng Chiều thu ấy vẫn chưa phải là cú nổ đột phá để đưa Lam Phương chính thức có một tấm vé bước chân vào thiên đường Tân nhạc.

 

Nhạc sĩ Lam Phương

 

 Những bản nhạc tựa nửa hồn thương đau

1955, sau ba năm âm thầm và tự mình làm dày kiến thức âm nhạc, Lam Phương mới bắt đầu trở lại và lần này là sự trở lại đầy mạnh mẽ với một sức sáng tạo thần kỳ. Ông tung ra một số ca khúc làm nổ tung các sân khấu dành cho sinh viên, học sinh và nổi đình nổi đám tại khắp các hang cùng ngõ hẻm Sài thành. Kiếp nghèo, Chuyến đò vĩ tuyến, Nhạc rừng khuya, Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền Nam, Khúc ca ngày mưa…lần lượt được háo hức đón nhận và tung hô như một hiện tượng độc đáo trên bầu trời Tân nhạc khi ấy.

Đặc biệt với ca khúc Kiếp nghèo tựa tiếng lòng Lam Phương mà ngân vang đồng điệu với hàng triệu trái tim sống cảnh túng quẫn, thiếu thốn khi đó “Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh”. Ca khúc này được ông coi như một phiên bản tâm trạng, tham chiếu mọi ngõ ngách sâu kín nhất trong trạng thái cô đơn, bất lực trước đời sống hiện thực của ông khi đó: “Tôi sáng tác Kiếp nghèo trong hoàn cảnh thật. Đó là một đêm mưa rất to, tôi đạp xe đi lang thang trong đêm, đi mãi mà không nhìn thấy bất cứ một ngôi nhà nào để chạy vào xin nhờ trú mưa. Lúc đó, tôi thấy mình thật cô đơn, thấy mình bé nhỏ và hình như bị đời ruồng rẫy đến vô tình. Tôi đi mãi cho tới khi về nhà, không kịp thay quần áo, ôm cây đàn và cứ thế viết về Kiếp nghèo, về phận bạc của mình”.

17 tuổi với Kiếp nghèo, Lam Phương thấm thía mọi cay đắng và những cơ cực mà mình và gia đình đang phải chịu đựng. Dường như, đời ông lúc nào cũng nằm sẵn trong vòng lẩn quẩn tối đen, niềm vui thì ít mà nỗi buồn thì nhiều. Nói như Lam Phương nó cũng gần tương tự ngọn đèn khuya thỉnh thoảng lóe lên trong tim rồi lại tắt và mịt mùng trong màn đêm vô tận

Thứ âm nhạc bình dân, mộc mạc được viết từ trải nghiệm cá nhân và hòa vào với bộn bề của không khí thời đại đã trở thành tiếng ca mãnh liệt đến với đông đảo trái tim mọi người yêu nhạc. Nhạc của Lam Phương có độ phủ rộng rãi, là lời đầu môi của nhiều bạn trẻ theo suốt dọc dài đất nước. Ở đâu, nhất là trong các trường học, người ta cũng cho học sinh, sinh viên hát nhạc Lam Phương. Những bài đồng ca tươi vui, lành mạnh, đầy hào sảng như Nắng đẹp miền Nam hay Khúc ca ngày mưa có thể coi là những sáng tác cởi mở của ông.

Ở giai đoạn đầu trong cuộc đời Lam Phương dù không ít hơi thở bi ai thì vẫn như một lời tuyên thệ có giá trị về vẻ đẹp quê hương và niềm tin chiến thắng vào một ngày đất nước được toàn vẹn thanh bình. Trong dáng hình của những ca khúc ngập tràn hơi thở thời đại ấy, người ta vẫn phác họa được chân dung của một kẻ sĩ nhìn đời bằng nửa hồn thương đau, nửa hồn lạc quan, trong sáng

 

Hồn nhạc là thứ trời cho

Chính cuộc đời đầy bóng tối không có nhiều tia sáng ấy lại trở thành một động lực sống mãnh liệt thôi thúc Lam Phương viết nhạc. Giữa lúc phong trào phản chiến, lối sống Hippie và dòng nghệ thuật hiện sinh phát triển như vũ bão với nhiều tác phẩm đầy ắp tiếng thở than, chỉ toàn một màu tro bụi thì âm nhạc Lam Phương lại đi trở ngược những nguyên tắc và giá trị đầy khinh bạc cuộc đời ấy. Buồn lượm vào đời từ nhỏ, nhưng nếu nghe kỹ các tác phẩm mà ông viết vẫn thấy một tin yêu, một dấu vết của những khao khát hồi sinh trong đời.

Sau này, nhắc đến kỷ niệm đi học nhạc của mình, Lam Phương vẫn bùi ngùi: “Tôi vẫn không bao giờ quên câu mà ông thầy Lê Thương nói với mình khi buổi đầu tiên bước vào lớp học nhạc: “Anh có thể dạy cho em tất cả kỹ thuật nhưng hồn nhạc  thứ trời cho thì anh không dạy được. Cái này chỉ phụ thuộc vào em” .  “Buồn vì trời mưa hay vì bão trong tim?”- Câu hát trong nhạc khúc của ông từng được đông đảo thanh niên Sài Gòn trước 1975 yêu thích cũng là một câu hỏi lớn mà suốt đời Lam Phương tìm kiếm nhưng vô vọng. Có lẽ trời đã đày một thiên tài rớt xuống nhân gian, đã khiến một tâm hồn yếu đuối suốt đời phải rơi lệ, thống thiết và nức nở mà chỉ biết gói gọn giãi bày trong những thang âm trầm bổng của cung đàn.

 

Hương Giang

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm