Cà Kê Dê Ngỗng
Nhận diện Tư Bản và Cộng Sản ngày nay -Văn Lang
Chế độ cộng sản tuy đã sụp đổ tại Liên-Xô và Đông Âu, nhưng lại trỗi dậy mạnh mẽ tại Trung Hoa, kéo theo cái đuôi “lây lất” là Việt Nam.
McDonald's, biểu tượng của Tư Bản Mỹ khai trương của hàng đầu tiên ở Hà Nội hôm 2 Tháng Mười Hai, 2017 và là cửa hàng thứ 16 tại Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Sự thực, những gì thuộc về bản chất của con người thì chẳng bao giờ là chuyện cũ. Nhất là kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, tư bản ngày nay đã rất khác. Nó không giống như những gì mà K.Marx đã mô tả trong “Tư Bản luận.” Và, chế độ cộng sản tuy đã sụp đổ tại Liên-Xô và Đông Âu, nhưng lại trỗi dậy mạnh mẽ tại Trung Hoa, kéo theo cái đuôi “lây lất” là Việt Nam.
Sự đối đầu giữa tư bản và cộng sản không thuần túy là quân sự, chính trị hay văn hóa. Cũng không phải là sự đối đầu giữa thiện và ác (theo lối thông thường). Mà chủ yếu là sự khác biệt về nhận thức kinh tế – Phương thức sản xuất. Tư bản dựa trên nền tảng của tư hữu, dẫn tới việc đề cao tự do của con người (mỗi cá thể – cá nhân – đưa tới nhân quyền). Cộng Sản dựa trên nền tảng về công hữu, xóa bỏ tư hữu (đồng thời xóa bỏ tự do cá nhân), con người chỉ còn là công cụ phục vụ cho cương lĩnh chính trị của đảng.
Với xã hội Tư Bản, hạnh phúc là khi ý chí của cá nhân được thỏa mãn.
Với xã hội Cộng Sản, hạnh phúc là khi mỗi cá nhân tin tưởng để tận tụy hy sinh, phụng hiến cuộc đời mình cho lý tưởng của đảng.
Nhưng tư tưởng – chính trị Hoa Kỳ và phương Tây đủ sức vô hiệu hóa nền kinh tế – chính trị Cộng Sản. Như tổng thống Mỹ, ông Reagan – người kiên định lập trường chống cộng, và là người phát động “Cuộc chiến tranh giữa các vì sao” – Chạy đua chiến tranh hạt nhân. Làm cho nền kinh tế đầu tầu của Cộng Sản là Liên-Xô sụp đổ, dẫn tới sự tan rã của khối Đông Âu.. Ông Reagan hiểu rất rõ bản chất của con người, nên trong thời chiến tranh lạnh ông đã nhận xét: “Đào sâu trong mỗi con người, đều có thể thấy một tên cộng sản ẩn nấp ở trong đó.”
Còn ban lãnh đạo cộng sản thời bao cấp cũng hiểu rất rõ, chỉ cần để cho những tay “Ba Tàu” tự do bán đậu phọng rang trên đường phố, thì chế độ Tư bản sẽ mau chóng phục hưng từ đó.
Dù ngày nay, thiên đường “mù” của cộng sản đã tan hoang dưới ánh sáng của sự thật.
Nhưng ban lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam vẫn kiên định lập trường tiến lên CNXH.
Vậy thì Hội Nghị APEC 2017 mới đây diễn ra tại Đà Nẵng, là một đại hội Tư Bản hay đại hội Cộng Sản (hay là cuộc gặp thượng đỉnh giữa các tân và cựu thù)?
Trong Hội Nghị APEC này, dư luận chú ý tới sự “ve vãn” của các quan chức Cộng Sản Việt Nam với “người tình đã chết” là Liên-Xô cũ. Nhiều chỉ dấu ám chỉ tới thời Liên-Xô được đưa ra cho ông Tổng Thống Nga Putin. Nhưng ông Putin tuy xuất thân là một sĩ quan cao cấp của KGB (Cơ Quan An Ninh – Tình báo khét tiếng thời Cộng Sản – Liên-Xô) lại… ngó lơ. Và có lẽ, không phải quan chức Cộng Sản Việt Nam nào cũng biết, ông Putin từng nói: “Chỉ có những kẻ không đầu óc mới tin lời Cộng Sản, và chỉ có những kẻ không có trái tim mới tuân theo những mệnh lệnh của Cộng Sản.”
Trong khi mới đây, sau đại hội 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã chính thức tấn phong ngôi vị “Hoàng đế đỏ” của vương triều Cộng Sản Trung Quốc. Khi “tư tưởng” Tập Cận Bình chính thực được đưa vào điều lệ đảng – ngang với vương vị của kẻ khai quốc là Mao Trạch Đông. Như vậy, “giấc mộng Tàu” chính thức được dẫn dắt dưới “đế chế” của Tập Cận Bình, bước vào thời kỳ mới – Tranh ngôi vị bá chủ thiên hạ trong vòng 30 năm tới.
Trung Cộng thời Tập Cận Bình “vẽ” ra giấc mơ “Trung Quốc mộng” để tập hợp toàn thể nhân lực gần một tỷ rưỡi người Trung Hoa (chưa kể giới Trung Hoa hải ngoại). Bằng cách khôn khéo chuyển đổi từ “đảng trị” sang dùng “đảng trị quốc” – Nghĩa là biến những giấc mơ không tưởng (bằng những hành động điên rồ) thời Mao trạch Đông, sang một xã hội “kỹ trị” thời Tập Cận Bình.
Trong bối cảnh thế giới “nghiêng ngả” với “Trung Quốc mộng.” Không ít đồng minh của Hoa Kỳ muốn… “ôm quần sang thuyền khác.” Nhất là sau bối cảnh khủng hoảng tiền tệ 2008, làm lung lay cái “trật tự” Tư Bản tại Hoa Kỳ, vốn được xem như một pháo đài bất khả thay thế. Chính quyền Mỹ phải bơm tiền cứu ngân hàng (một phương pháp được xem như “bao cấp” kiểu Cộng Sản). Nhân viên chiếm trụ sở ngân hàng vì bất mãn, dù cũng bế tắc trong hành động… Hoa Kỳ buộc phải tái phối trí lại nền kinh tế-chính trị của mình, đồng thời xem xét lại các quan hệ đồng minh đã lỗi thời khi chiến tranh lạnh đã kết thúc từ vài thập kỷ.
Donald Trump thắng cử tổng thống với khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại,” trong một cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi. Việc tuyên bố bãi bỏ ký kết TPP từ những ngày đầu nắm quyền tại Nhà Trắng của Tổng Thống Trump, đồng nghĩa với việc “rút quân” ra khỏi “thế cờ vây” đang củng cố thế trận giam hãm “con rồng đỏ.” Trung Cộng thở phào nhẹ nhõm, ít ra trong vòng 30 năm tới, Trung Cộng hoàn toàn có thể “kê cao gối” để xây “Trung Quốc mộng“mà không sợ bất cứ ai làm phiền…
Việc Hoa Kỳ rút khỏi (một phần) thế trận toàn cầu, nó cho thấy sự suy giảm sức mạnh thật sự của đồng đô la.
Hoa Kỳ xuất khẩu dân chủ ra khắp thế giới, không chỉ dựa vào quân lực, mà chủ yếu dựa vào sức mạnh bá chủ của một nền kinh tế chẳng những phồn vinh nhất Trái Đất, mà còn bỏ xa các nước đồng minh lẫn kẻ thù. Ngày nay, ưu thế tuyệt đối về kinh tế đó không còn thuộc về Hoa Kỳ. Trung cộng nhận ra rất nhanh điều đó, và cả trong lời nói lẫn hành động Trung Cộng đều muốn tỏ ra cho thế giới thấy – Nơi nào Hoa Kỳ rút ra thì Trung cộng sẽ “trám” vào.
Xã hội Tư Bản, không thuần túy là nền kinh tế chỉ vận hành dựa trên lợi nhuận (dù lợi nhuận có thể là “kinh thánh” của các nhà Tư Bản). Mà xã hội Hoa Kỳ “điều tiết”lòng tham lam ích kỷ của giới tài phiệt thông qua nền dân chủ được vận hành bởi “hệ điều hành” – Tam quyền phân lập. Cộng với tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo… những điều đó cho phép hình thành đức tin về một xã hội có công lý và đức hạnh của công dân tự do.
Do vậy, ông Trump có thể không quan tâm tới nhân quyền, tới dân chủ mà chủ yếu chỉ đi lo những hợp đồng thương mại với Trung Cộng để làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại.” Nhưng nền dân chủ của Hoa Kỳ là một thành tựu vĩ đại, không chỉ là một tài sản vô giá của nhân dân Hoa Kỳ, mà còn là tài sản chung của cả loài người có lương tri.
Cội nguồn sức mạnh của Tư Bản Mỹ là, ra sức làm thỏa mãn những giấc mơ cá nhân, tạo thành “giấc mơ Mỹ.”
“Trung Quốc mộng” – Là thỏa mãn ý chí sự tự tôn dân tộc mù quáng bị phỉnh phờ của hơn một tỷ người Trung Hoa, bị dẫn dụ bởi một đảng không còn tính chính danh. Dùng thủ đoạn tranh quyền đoạt lợi bất chính, để chiếm ưu thế trong kinh tế – thế giới, chủ yếu là tài chính. Dùng đồng tiền để tạo một xã hội “thăng tiến” giả tạo. Che mắt nhân dân, hòng xây mộng đế vương, theo kiểu một nhà nước – quốc xã, tiếp tục giấc mơ ngàn xưa của Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn…
30 năm nữa, giấc mộng bá chủ của Trung Cộng có làm biến đổi “Giấc mơ Mỹ,” hay ngược lại?
Việt Nam rồi sẽ đi về đâu, khi mà cả Tư Bản lẫn Cộng Sản đều đang thoái hóa dần cái đuôi của nó để thiết lập một trật tự kinh tế – Thế giới mới?
Văn Lang
Hoàng Phạm chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhận diện Tư Bản và Cộng Sản ngày nay -Văn Lang
Chế độ cộng sản tuy đã sụp đổ tại Liên-Xô và Đông Âu, nhưng lại trỗi dậy mạnh mẽ tại Trung Hoa, kéo theo cái đuôi “lây lất” là Việt Nam.
McDonald's, biểu tượng của Tư Bản Mỹ khai trương của hàng đầu tiên ở Hà Nội hôm 2 Tháng Mười Hai, 2017 và là cửa hàng thứ 16 tại Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Sự thực, những gì thuộc về bản chất của con người thì chẳng bao giờ là chuyện cũ. Nhất là kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, tư bản ngày nay đã rất khác. Nó không giống như những gì mà K.Marx đã mô tả trong “Tư Bản luận.” Và, chế độ cộng sản tuy đã sụp đổ tại Liên-Xô và Đông Âu, nhưng lại trỗi dậy mạnh mẽ tại Trung Hoa, kéo theo cái đuôi “lây lất” là Việt Nam.
Sự đối đầu giữa tư bản và cộng sản không thuần túy là quân sự, chính trị hay văn hóa. Cũng không phải là sự đối đầu giữa thiện và ác (theo lối thông thường). Mà chủ yếu là sự khác biệt về nhận thức kinh tế – Phương thức sản xuất. Tư bản dựa trên nền tảng của tư hữu, dẫn tới việc đề cao tự do của con người (mỗi cá thể – cá nhân – đưa tới nhân quyền). Cộng Sản dựa trên nền tảng về công hữu, xóa bỏ tư hữu (đồng thời xóa bỏ tự do cá nhân), con người chỉ còn là công cụ phục vụ cho cương lĩnh chính trị của đảng.
Với xã hội Tư Bản, hạnh phúc là khi ý chí của cá nhân được thỏa mãn.
Với xã hội Cộng Sản, hạnh phúc là khi mỗi cá nhân tin tưởng để tận tụy hy sinh, phụng hiến cuộc đời mình cho lý tưởng của đảng.
Nhưng tư tưởng – chính trị Hoa Kỳ và phương Tây đủ sức vô hiệu hóa nền kinh tế – chính trị Cộng Sản. Như tổng thống Mỹ, ông Reagan – người kiên định lập trường chống cộng, và là người phát động “Cuộc chiến tranh giữa các vì sao” – Chạy đua chiến tranh hạt nhân. Làm cho nền kinh tế đầu tầu của Cộng Sản là Liên-Xô sụp đổ, dẫn tới sự tan rã của khối Đông Âu.. Ông Reagan hiểu rất rõ bản chất của con người, nên trong thời chiến tranh lạnh ông đã nhận xét: “Đào sâu trong mỗi con người, đều có thể thấy một tên cộng sản ẩn nấp ở trong đó.”
Còn ban lãnh đạo cộng sản thời bao cấp cũng hiểu rất rõ, chỉ cần để cho những tay “Ba Tàu” tự do bán đậu phọng rang trên đường phố, thì chế độ Tư bản sẽ mau chóng phục hưng từ đó.
Dù ngày nay, thiên đường “mù” của cộng sản đã tan hoang dưới ánh sáng của sự thật.
Nhưng ban lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam vẫn kiên định lập trường tiến lên CNXH.
Vậy thì Hội Nghị APEC 2017 mới đây diễn ra tại Đà Nẵng, là một đại hội Tư Bản hay đại hội Cộng Sản (hay là cuộc gặp thượng đỉnh giữa các tân và cựu thù)?
Trong Hội Nghị APEC này, dư luận chú ý tới sự “ve vãn” của các quan chức Cộng Sản Việt Nam với “người tình đã chết” là Liên-Xô cũ. Nhiều chỉ dấu ám chỉ tới thời Liên-Xô được đưa ra cho ông Tổng Thống Nga Putin. Nhưng ông Putin tuy xuất thân là một sĩ quan cao cấp của KGB (Cơ Quan An Ninh – Tình báo khét tiếng thời Cộng Sản – Liên-Xô) lại… ngó lơ. Và có lẽ, không phải quan chức Cộng Sản Việt Nam nào cũng biết, ông Putin từng nói: “Chỉ có những kẻ không đầu óc mới tin lời Cộng Sản, và chỉ có những kẻ không có trái tim mới tuân theo những mệnh lệnh của Cộng Sản.”
Trong khi mới đây, sau đại hội 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã chính thức tấn phong ngôi vị “Hoàng đế đỏ” của vương triều Cộng Sản Trung Quốc. Khi “tư tưởng” Tập Cận Bình chính thực được đưa vào điều lệ đảng – ngang với vương vị của kẻ khai quốc là Mao Trạch Đông. Như vậy, “giấc mộng Tàu” chính thức được dẫn dắt dưới “đế chế” của Tập Cận Bình, bước vào thời kỳ mới – Tranh ngôi vị bá chủ thiên hạ trong vòng 30 năm tới.
Trung Cộng thời Tập Cận Bình “vẽ” ra giấc mơ “Trung Quốc mộng” để tập hợp toàn thể nhân lực gần một tỷ rưỡi người Trung Hoa (chưa kể giới Trung Hoa hải ngoại). Bằng cách khôn khéo chuyển đổi từ “đảng trị” sang dùng “đảng trị quốc” – Nghĩa là biến những giấc mơ không tưởng (bằng những hành động điên rồ) thời Mao trạch Đông, sang một xã hội “kỹ trị” thời Tập Cận Bình.
Trong bối cảnh thế giới “nghiêng ngả” với “Trung Quốc mộng.” Không ít đồng minh của Hoa Kỳ muốn… “ôm quần sang thuyền khác.” Nhất là sau bối cảnh khủng hoảng tiền tệ 2008, làm lung lay cái “trật tự” Tư Bản tại Hoa Kỳ, vốn được xem như một pháo đài bất khả thay thế. Chính quyền Mỹ phải bơm tiền cứu ngân hàng (một phương pháp được xem như “bao cấp” kiểu Cộng Sản). Nhân viên chiếm trụ sở ngân hàng vì bất mãn, dù cũng bế tắc trong hành động… Hoa Kỳ buộc phải tái phối trí lại nền kinh tế-chính trị của mình, đồng thời xem xét lại các quan hệ đồng minh đã lỗi thời khi chiến tranh lạnh đã kết thúc từ vài thập kỷ.
Donald Trump thắng cử tổng thống với khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại,” trong một cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi. Việc tuyên bố bãi bỏ ký kết TPP từ những ngày đầu nắm quyền tại Nhà Trắng của Tổng Thống Trump, đồng nghĩa với việc “rút quân” ra khỏi “thế cờ vây” đang củng cố thế trận giam hãm “con rồng đỏ.” Trung Cộng thở phào nhẹ nhõm, ít ra trong vòng 30 năm tới, Trung Cộng hoàn toàn có thể “kê cao gối” để xây “Trung Quốc mộng“mà không sợ bất cứ ai làm phiền…
Việc Hoa Kỳ rút khỏi (một phần) thế trận toàn cầu, nó cho thấy sự suy giảm sức mạnh thật sự của đồng đô la.
Hoa Kỳ xuất khẩu dân chủ ra khắp thế giới, không chỉ dựa vào quân lực, mà chủ yếu dựa vào sức mạnh bá chủ của một nền kinh tế chẳng những phồn vinh nhất Trái Đất, mà còn bỏ xa các nước đồng minh lẫn kẻ thù. Ngày nay, ưu thế tuyệt đối về kinh tế đó không còn thuộc về Hoa Kỳ. Trung cộng nhận ra rất nhanh điều đó, và cả trong lời nói lẫn hành động Trung Cộng đều muốn tỏ ra cho thế giới thấy – Nơi nào Hoa Kỳ rút ra thì Trung cộng sẽ “trám” vào.
Xã hội Tư Bản, không thuần túy là nền kinh tế chỉ vận hành dựa trên lợi nhuận (dù lợi nhuận có thể là “kinh thánh” của các nhà Tư Bản). Mà xã hội Hoa Kỳ “điều tiết”lòng tham lam ích kỷ của giới tài phiệt thông qua nền dân chủ được vận hành bởi “hệ điều hành” – Tam quyền phân lập. Cộng với tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo… những điều đó cho phép hình thành đức tin về một xã hội có công lý và đức hạnh của công dân tự do.
Do vậy, ông Trump có thể không quan tâm tới nhân quyền, tới dân chủ mà chủ yếu chỉ đi lo những hợp đồng thương mại với Trung Cộng để làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại.” Nhưng nền dân chủ của Hoa Kỳ là một thành tựu vĩ đại, không chỉ là một tài sản vô giá của nhân dân Hoa Kỳ, mà còn là tài sản chung của cả loài người có lương tri.
Cội nguồn sức mạnh của Tư Bản Mỹ là, ra sức làm thỏa mãn những giấc mơ cá nhân, tạo thành “giấc mơ Mỹ.”
“Trung Quốc mộng” – Là thỏa mãn ý chí sự tự tôn dân tộc mù quáng bị phỉnh phờ của hơn một tỷ người Trung Hoa, bị dẫn dụ bởi một đảng không còn tính chính danh. Dùng thủ đoạn tranh quyền đoạt lợi bất chính, để chiếm ưu thế trong kinh tế – thế giới, chủ yếu là tài chính. Dùng đồng tiền để tạo một xã hội “thăng tiến” giả tạo. Che mắt nhân dân, hòng xây mộng đế vương, theo kiểu một nhà nước – quốc xã, tiếp tục giấc mơ ngàn xưa của Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn…
30 năm nữa, giấc mộng bá chủ của Trung Cộng có làm biến đổi “Giấc mơ Mỹ,” hay ngược lại?
Việt Nam rồi sẽ đi về đâu, khi mà cả Tư Bản lẫn Cộng Sản đều đang thoái hóa dần cái đuôi của nó để thiết lập một trật tự kinh tế – Thế giới mới?
Văn Lang
Hoàng Phạm chuyển