Văn Học & Nghệ Thuật
Nhiều nơi cúng giỗ Phùng Quán
Nhiều nơi cúng giỗ Phùng Quán
TP - Mỗi người về cõi âm để lại cho gia đình, người thân một ngày giỗ, như là “kỷ niệm” cuối cùng! Thường thì ngày giỗ do người thân thiết nhất là bố mẹ, vợ, con nấu cúng. Riêng nhà văn Phùng Quán thì lại rất khác.
Giỗ Phùng Quán cũng lạ lùng như văn chương và cuộc đời anh. Theo phong tục á Đông, ngày cúng giỗ là ngày sống, tức là cúng trước ngày chết một ngày. Ngày 21 tháng 12 âm lịch là ngày giỗ anh Quán, ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Đồng Hới… đều cúng.
Nơi thì buổi sáng, nơi buổi chiều. ở Hà Nội thì chị Bội Trâm cùng các con cúng giỗ chồng, giỗ bố… Còn ở các tỉnh thì ai cúng?
Họ không phải là bà con họ hàng gì với anh Quán cả, chỉ là bè bạn văn chương, hay anh em quen biết, thế mà Phùng Quán mất đi là nỗi đau của họ, nên ai cũng nhớ ngày cúng giỗ. Đó cũng là một cách tồn tại riêng của Phùng Quán.
ở Hà Nội, ngày giỗ Phùng Quán bao giờ cũng có mặt hàng trăm anh em văn nghệ sĩ, y như là một cuộc tao ngộ, gặp gỡ định kỳ hàng năm. Năm nào chị Bội Trâm cũng phải tiếp khách cả buổi trưa và buổi chiều.
Những nhà văn, nhà thơ như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Lê Huy Quang, Phùng Cung (khi chưa mất) v.v… bao giờ cũng có mặt từ rất sớm. Sau đó thì có thêm hàng chục nhà thơ, nhà văn, các giáo sư, tiến sĩ, những người bạn cùng câu cá Hồ Tây xưa kéo nhau đến thắp hương tưởng niệm.
Nhiều cuộc giỗ, dù bận việc, thế nào anh Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn cũng đến thắp hương cho anh Quán. Nếu không đến được hôm giỗ, thì thế nào hôm sau anh Thỉnh cũng đến thắp hương và thăm gia đình.
Vào ngày giỗ Phùng Quán, các nhà văn yêu anh từ Sài Gòn và các tỉnh lân cận đến Hà Nội công tác đều ghé thắp hương lên bàn thờ anh… Ai nhỡ quên việc đó thì áy náy cả năm!
Bữa giỗ, chị Bội Trâm chỉ nấu vài mâm, nhưng anh em đến thêm bát thêm đũa, mua thêm rượu, đồ mồi, thành ra cuộc tiệc rôm rả kéo dài, giống y chang lúc anh Quán còn sống, cuộc rượu mỗi lúc thêm đông! Đó là chuyện giỗ anh Quán ở Hà Nội.
Giỗ anh Quán ở các nơi mới thật sự thú vị. ở Sài Gòn, nhà văn Xuân Đài cho biết, năm nào anh cũng nấu giỗ Phùng Quán ở nhà mình. Xuân Đài là người rất am hiểu Phùng Quán, thân thiết với gia đình anh Quán từ những ngày sóng gió năm 1956-1958 đến nay.
Anh Xuân Đài là một trong bốn người bạn duy nhất được vợ chồng Phùng Quán – Bội Trâm mời dự bữa tiệc mừng đám cưới của hai người. Anh Xuân Đài viết cả một cuốn truyện dày vài trăm trang về cuộc đời Phùng Quán.
Năm nào giỗ Phùng Quán ở nhà Xuân Đài đều có rất nhiều bạn bè đến dự. Vợ chồng kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huế – họa sĩ Anh Thơ cũng thường nấu giỗ Phùng Quán. Đơn sơ chỉ một bức ảnh, lư nhang, lọ hoa, nải chuối, chai rượu bày lên bàn…
Vái xong thì rót rượu chạm ly với anh Quán rồi bạn bè ngồi quây quần bên mâm rượu nói chuyện về Phùng Quán. KTS Nguyễn Trọng Huấn là người lính quen biết Phùng Quán từ những năm 1947-1948 thời chống Pháp, là một trong những người đã tổ chức cho anh Quán đi Đồng bằng sông Cửu Long, Bảo Lộc, Đà Lạt năm 1992, đó là những cuộc đi rất ấn tượng đối với Phùng Quán trong những năm cuối đời.
Nên cứ đến gần Tết Nguyên đán là vợ chồng kiến trúc sư Huấn lại nhớ đến ngày giỗ Phùng Quán. ở TPHCM còn có nhà sưu tầm đồ cổ Trần Huy Bách, có rất nhiều kỷ vật về Phùng Quán. Trong nhà anh Bách lập một bàn thờ Phùng Quán. Cứ đến ngày giỗ Phùng Quán, anh Bách lại thắp nhang, rót rượu…
ở Đồng Hới, Quảng Bình, giỗ đầu anh Quán, các nhà thơ như Lê Đình Ty, Hải Kỳ, Hoàng Vũ Thuật… tập trung ở nhà nhà thơ Hoàng Quang Đông ở Cộn. Anh em lập một bàn thờ dưới một gốc mít cổ thụ ở vườn nhà, treo ảnh Phùng Quán, mua con gà giò đơm theo kiểu cúng và các món vàng mã, xôi, rượu… y hệt một đám cúng theo tục lệ Quảng Bình.
Thắp nhang xong, chủ nhà khấn vái Phùng Quán : “Mong anh yên tâm nơi chín suối, vì bây giờ đất nước đã đổi mới, Đảng và nhân dân nhất định sẽ hiểu anh, thương anh hơn, tác phẩm của anh sẽ lưu truyền trăm năm…”. Rồi mọi người cầm nhang vái lạy.
ở Huế ngoài gia đình bên nội anh Quán ở Thủy Dương, còn có tới ba nơi nấu giỗ Phùng Quán suốt mười một năm qua. ở chỗ nhà thơ Ngô Minh, thì năm nào cũng vậy, đến ngày giỗ anh Quán, từ sáng Ngô Minh đã lập một cái bàn thờ ở phòng viết của mình, có ảnh anh Quán mặc chiếc áo có nhiều chữ ký bạn bè do Nguyễn Đình Toán chụp, mà chị Bội Trâm tặng ngày anh mất.
Rồi hoa quả, rượu. Bàn thờ thắp nhang thơm nghi ngút suốt buổi. Buổi trưa, Ngô Minh ra chợ Bến Ngự, chợ mà anh Quán thường đi, mua con gà giò, hoa quả, nấu xôi, chè và các món cúng khác.
Rồi đi kiếm chai rượu Hiếu hoặc rượu Chuồn, thứ rượu anh Quán thích. Đến giờ cúng, các bạn thơ Mai Văn Hoan, Vĩnh Nguyên, Nhất Lâm… kéo đến, thắp hương khấn vái, chạm ly rồi sụp lạy anh Quán.
Sau đó mọi người vừa uống rượu vừa nói chuyện Phùng Quán đến chiều mới tan. Có năm Ngô minh còn “nối cầu điện thoại” với chị Bội Trâm ở Hà Nội, để biết giỗ anh Quán ở Hà Nội đông đúc như thế nào, và để cho chị Bội Trâm nói chuyện với các nhà thơ em anh Quán ở Huế.
Năm 2003, nhà thơ Ngô Minh đã sưu tầm và biên soạn cuốn sách “Nhớ Phùng Quán” dày 530 trang do NXB Trẻ và Công ty Phương Nam ấn hành. Tập sách được độc giả trong và ngoài nước khen ngợi.
Năm 2006, Ngô Minh cũng đã tổ chức tư liệu, biên soạn để NXB Văn nghệ in cuốn “Phùng Quán – Ba phút sự thật” được bạn đọc tán thưởng. Gia đình nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thường nấu giỗ Phùng Quán.
Vì sinh thời, anh Quán vào Huế thường ở nhà này, có khi đến nửa năm trời. Đến ngày giỗ, chị Dạ đi chợ mua các loại thực phẩm về làm mâm cỗ, bày bàn cúng, thắp nhang rồi cùng bạn bè khấn vái, mong anh Quán “phù hộ” cho anh em “làm thơ hay!”.
Giỗ Phùng Quán trang trọng nhất ở Huế phải là giỗ ở nhà vợ chồng thầy giáo Lê Gia Ninh – Nguyễn Thị Thủy ở Thành Nội Huế. Lê Gia Ninh là nhà văn của Hội Nhà văn Thừa Thiên – Huế. Nhiều lần anh Phùng Quán vào Huế chơi, đã trú ngụ tại đây hàng mấy tháng trời.
Khi anh Quán bị bệnh, chị Thủy cũng đã ra Hà Nội chăm sóc anh Quán trong những ngày cuối đời. Từ mười năm nay, nhà anh Lê Gia Ninh lập một bàn thờ Phùng Quán ở bức tường phía cửa vào. Bàn thờ được gắn vào tường, có ảnh Phùng Quán, có bát nhang, lọ hoa, và luôn luôn được đơm hoa quả, thắp nhang hàng ngày.
Trước ngày giỗ anh Quán vợ chồng Ninh – Thủy đi chợ mua sắm các thứ anh Phùng Quán ưa thích như rượu Chuồn, cá chép, xôi, chè, bánh trái Huế, v.v… Ngày giỗ, anh Lê Gia Ninh mời hàng chục người bạn là thầy giáo Huế, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, bạn bè yêu mến Phùng Quán đến dự.
Anh khách nào đến trong tay cũng có chai rượu, túi hoa quả, thẻ nhang. Thắp nhang bàn thờ xong, Lê Gia Ninh bắt đầu khấn vái : “Anh Quán ơi, hôm nay ngày giỗ anh, anh có về Huế không? Huế vẫn nhớ anh lắm…”.
Khấn xong, Lê Gia Ninh sụp lạy, theo kiểu Phùng Quán lạy tạ làng quê. Rồi ngẩng lên, đọc “Lời mẹ dặn”: Yêu ai cứ bảo rằng yêu. Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai cầm dao dọa giết. Cũng không nói ghét thành yêu… Anh đọc thuộc bài thơ, rồi nghiêm trang thắp thêm tuần nhang nữa…, sau đó là bạn bè thắp nhang vái và nâng cốc, rồi đọc thơ Phùng Quán!
Mới đây, bác Đặng Sĩ Dự, một cán bộ hưu trí ở Huế, do yêu mến và cảm phục nhà văn, đã lập một am thờ Phùng Quán trong vườn nhà mình ở Hương Sơ. Bác dự định sẽ khai trương am thờ trong dịp giỗ Phùng Quán lần thứ 12 này.
Nhiều nhà văn, nhà báo cũng “nấu giỗ Phùng Quán” theo cách riêng của mình. Như Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, năm nào đến kỳ giỗ Phùng Quán cũng làm một số tạp chí đậm hơn về anh.
Các nhà báo Ngô Quy Nhơn, Tổng biên tập báo Đà Nẵng, anh Dương Kỳ Anh, Tổng biên tập báo Tiền phong… năm nào cũng in bài về Phùng Quán vào ngày giỗ của anh hoặc số báo gần gần. Những số bài, bài báo đó làm cho độc giả càng hiểu đúng hơn về Phùng Quán, coi như một nén nhang thắp trong ngày giỗ anh!
Nguyễn Thị Minh Tâm@TIENPHONG
Bàn ra tán vào (0)
Nhiều nơi cúng giỗ Phùng Quán
Nhiều nơi cúng giỗ Phùng Quán
TP - Mỗi người về cõi âm để lại cho gia đình, người thân một ngày giỗ, như là “kỷ niệm” cuối cùng! Thường thì ngày giỗ do người thân thiết nhất là bố mẹ, vợ, con nấu cúng. Riêng nhà văn Phùng Quán thì lại rất khác.
Giỗ Phùng Quán cũng lạ lùng như văn chương và cuộc đời anh. Theo phong tục á Đông, ngày cúng giỗ là ngày sống, tức là cúng trước ngày chết một ngày. Ngày 21 tháng 12 âm lịch là ngày giỗ anh Quán, ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Đồng Hới… đều cúng.
Nơi thì buổi sáng, nơi buổi chiều. ở Hà Nội thì chị Bội Trâm cùng các con cúng giỗ chồng, giỗ bố… Còn ở các tỉnh thì ai cúng?
Họ không phải là bà con họ hàng gì với anh Quán cả, chỉ là bè bạn văn chương, hay anh em quen biết, thế mà Phùng Quán mất đi là nỗi đau của họ, nên ai cũng nhớ ngày cúng giỗ. Đó cũng là một cách tồn tại riêng của Phùng Quán.
ở Hà Nội, ngày giỗ Phùng Quán bao giờ cũng có mặt hàng trăm anh em văn nghệ sĩ, y như là một cuộc tao ngộ, gặp gỡ định kỳ hàng năm. Năm nào chị Bội Trâm cũng phải tiếp khách cả buổi trưa và buổi chiều.
Những nhà văn, nhà thơ như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Lê Huy Quang, Phùng Cung (khi chưa mất) v.v… bao giờ cũng có mặt từ rất sớm. Sau đó thì có thêm hàng chục nhà thơ, nhà văn, các giáo sư, tiến sĩ, những người bạn cùng câu cá Hồ Tây xưa kéo nhau đến thắp hương tưởng niệm.
Nhiều cuộc giỗ, dù bận việc, thế nào anh Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn cũng đến thắp hương cho anh Quán. Nếu không đến được hôm giỗ, thì thế nào hôm sau anh Thỉnh cũng đến thắp hương và thăm gia đình.
Vào ngày giỗ Phùng Quán, các nhà văn yêu anh từ Sài Gòn và các tỉnh lân cận đến Hà Nội công tác đều ghé thắp hương lên bàn thờ anh… Ai nhỡ quên việc đó thì áy náy cả năm!
Bữa giỗ, chị Bội Trâm chỉ nấu vài mâm, nhưng anh em đến thêm bát thêm đũa, mua thêm rượu, đồ mồi, thành ra cuộc tiệc rôm rả kéo dài, giống y chang lúc anh Quán còn sống, cuộc rượu mỗi lúc thêm đông! Đó là chuyện giỗ anh Quán ở Hà Nội.
Giỗ anh Quán ở các nơi mới thật sự thú vị. ở Sài Gòn, nhà văn Xuân Đài cho biết, năm nào anh cũng nấu giỗ Phùng Quán ở nhà mình. Xuân Đài là người rất am hiểu Phùng Quán, thân thiết với gia đình anh Quán từ những ngày sóng gió năm 1956-1958 đến nay.
Anh Xuân Đài là một trong bốn người bạn duy nhất được vợ chồng Phùng Quán – Bội Trâm mời dự bữa tiệc mừng đám cưới của hai người. Anh Xuân Đài viết cả một cuốn truyện dày vài trăm trang về cuộc đời Phùng Quán.
Năm nào giỗ Phùng Quán ở nhà Xuân Đài đều có rất nhiều bạn bè đến dự. Vợ chồng kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huế – họa sĩ Anh Thơ cũng thường nấu giỗ Phùng Quán. Đơn sơ chỉ một bức ảnh, lư nhang, lọ hoa, nải chuối, chai rượu bày lên bàn…
Vái xong thì rót rượu chạm ly với anh Quán rồi bạn bè ngồi quây quần bên mâm rượu nói chuyện về Phùng Quán. KTS Nguyễn Trọng Huấn là người lính quen biết Phùng Quán từ những năm 1947-1948 thời chống Pháp, là một trong những người đã tổ chức cho anh Quán đi Đồng bằng sông Cửu Long, Bảo Lộc, Đà Lạt năm 1992, đó là những cuộc đi rất ấn tượng đối với Phùng Quán trong những năm cuối đời.
Nên cứ đến gần Tết Nguyên đán là vợ chồng kiến trúc sư Huấn lại nhớ đến ngày giỗ Phùng Quán. ở TPHCM còn có nhà sưu tầm đồ cổ Trần Huy Bách, có rất nhiều kỷ vật về Phùng Quán. Trong nhà anh Bách lập một bàn thờ Phùng Quán. Cứ đến ngày giỗ Phùng Quán, anh Bách lại thắp nhang, rót rượu…
ở Đồng Hới, Quảng Bình, giỗ đầu anh Quán, các nhà thơ như Lê Đình Ty, Hải Kỳ, Hoàng Vũ Thuật… tập trung ở nhà nhà thơ Hoàng Quang Đông ở Cộn. Anh em lập một bàn thờ dưới một gốc mít cổ thụ ở vườn nhà, treo ảnh Phùng Quán, mua con gà giò đơm theo kiểu cúng và các món vàng mã, xôi, rượu… y hệt một đám cúng theo tục lệ Quảng Bình.
Thắp nhang xong, chủ nhà khấn vái Phùng Quán : “Mong anh yên tâm nơi chín suối, vì bây giờ đất nước đã đổi mới, Đảng và nhân dân nhất định sẽ hiểu anh, thương anh hơn, tác phẩm của anh sẽ lưu truyền trăm năm…”. Rồi mọi người cầm nhang vái lạy.
ở Huế ngoài gia đình bên nội anh Quán ở Thủy Dương, còn có tới ba nơi nấu giỗ Phùng Quán suốt mười một năm qua. ở chỗ nhà thơ Ngô Minh, thì năm nào cũng vậy, đến ngày giỗ anh Quán, từ sáng Ngô Minh đã lập một cái bàn thờ ở phòng viết của mình, có ảnh anh Quán mặc chiếc áo có nhiều chữ ký bạn bè do Nguyễn Đình Toán chụp, mà chị Bội Trâm tặng ngày anh mất.
Rồi hoa quả, rượu. Bàn thờ thắp nhang thơm nghi ngút suốt buổi. Buổi trưa, Ngô Minh ra chợ Bến Ngự, chợ mà anh Quán thường đi, mua con gà giò, hoa quả, nấu xôi, chè và các món cúng khác.
Rồi đi kiếm chai rượu Hiếu hoặc rượu Chuồn, thứ rượu anh Quán thích. Đến giờ cúng, các bạn thơ Mai Văn Hoan, Vĩnh Nguyên, Nhất Lâm… kéo đến, thắp hương khấn vái, chạm ly rồi sụp lạy anh Quán.
Sau đó mọi người vừa uống rượu vừa nói chuyện Phùng Quán đến chiều mới tan. Có năm Ngô minh còn “nối cầu điện thoại” với chị Bội Trâm ở Hà Nội, để biết giỗ anh Quán ở Hà Nội đông đúc như thế nào, và để cho chị Bội Trâm nói chuyện với các nhà thơ em anh Quán ở Huế.
Năm 2003, nhà thơ Ngô Minh đã sưu tầm và biên soạn cuốn sách “Nhớ Phùng Quán” dày 530 trang do NXB Trẻ và Công ty Phương Nam ấn hành. Tập sách được độc giả trong và ngoài nước khen ngợi.
Năm 2006, Ngô Minh cũng đã tổ chức tư liệu, biên soạn để NXB Văn nghệ in cuốn “Phùng Quán – Ba phút sự thật” được bạn đọc tán thưởng. Gia đình nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thường nấu giỗ Phùng Quán.
Vì sinh thời, anh Quán vào Huế thường ở nhà này, có khi đến nửa năm trời. Đến ngày giỗ, chị Dạ đi chợ mua các loại thực phẩm về làm mâm cỗ, bày bàn cúng, thắp nhang rồi cùng bạn bè khấn vái, mong anh Quán “phù hộ” cho anh em “làm thơ hay!”.
Giỗ Phùng Quán trang trọng nhất ở Huế phải là giỗ ở nhà vợ chồng thầy giáo Lê Gia Ninh – Nguyễn Thị Thủy ở Thành Nội Huế. Lê Gia Ninh là nhà văn của Hội Nhà văn Thừa Thiên – Huế. Nhiều lần anh Phùng Quán vào Huế chơi, đã trú ngụ tại đây hàng mấy tháng trời.
Khi anh Quán bị bệnh, chị Thủy cũng đã ra Hà Nội chăm sóc anh Quán trong những ngày cuối đời. Từ mười năm nay, nhà anh Lê Gia Ninh lập một bàn thờ Phùng Quán ở bức tường phía cửa vào. Bàn thờ được gắn vào tường, có ảnh Phùng Quán, có bát nhang, lọ hoa, và luôn luôn được đơm hoa quả, thắp nhang hàng ngày.
Trước ngày giỗ anh Quán vợ chồng Ninh – Thủy đi chợ mua sắm các thứ anh Phùng Quán ưa thích như rượu Chuồn, cá chép, xôi, chè, bánh trái Huế, v.v… Ngày giỗ, anh Lê Gia Ninh mời hàng chục người bạn là thầy giáo Huế, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, bạn bè yêu mến Phùng Quán đến dự.
Anh khách nào đến trong tay cũng có chai rượu, túi hoa quả, thẻ nhang. Thắp nhang bàn thờ xong, Lê Gia Ninh bắt đầu khấn vái : “Anh Quán ơi, hôm nay ngày giỗ anh, anh có về Huế không? Huế vẫn nhớ anh lắm…”.
Khấn xong, Lê Gia Ninh sụp lạy, theo kiểu Phùng Quán lạy tạ làng quê. Rồi ngẩng lên, đọc “Lời mẹ dặn”: Yêu ai cứ bảo rằng yêu. Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai cầm dao dọa giết. Cũng không nói ghét thành yêu… Anh đọc thuộc bài thơ, rồi nghiêm trang thắp thêm tuần nhang nữa…, sau đó là bạn bè thắp nhang vái và nâng cốc, rồi đọc thơ Phùng Quán!
Mới đây, bác Đặng Sĩ Dự, một cán bộ hưu trí ở Huế, do yêu mến và cảm phục nhà văn, đã lập một am thờ Phùng Quán trong vườn nhà mình ở Hương Sơ. Bác dự định sẽ khai trương am thờ trong dịp giỗ Phùng Quán lần thứ 12 này.
Nhiều nhà văn, nhà báo cũng “nấu giỗ Phùng Quán” theo cách riêng của mình. Như Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, năm nào đến kỳ giỗ Phùng Quán cũng làm một số tạp chí đậm hơn về anh.
Các nhà báo Ngô Quy Nhơn, Tổng biên tập báo Đà Nẵng, anh Dương Kỳ Anh, Tổng biên tập báo Tiền phong… năm nào cũng in bài về Phùng Quán vào ngày giỗ của anh hoặc số báo gần gần. Những số bài, bài báo đó làm cho độc giả càng hiểu đúng hơn về Phùng Quán, coi như một nén nhang thắp trong ngày giỗ anh!
Nguyễn Thị Minh Tâm@TIENPHONG