Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Nhìn lại lịch sử đốt sách trên thế giới ( Không có kể đến VC đốt sách năm 1975 là thiếu xót lớn)

Trong lịch sử loài người đã từng nhiều lần xảy ra thảm họa đốt sách. Với Trung Quốc, chuyện này khiến người ta liên tưởng ngay đến “đốt sách chôn Nho” của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng,

Trong lịch sử loài người đã từng nhiều lần xảy ra thảm họa đốt sách. Với Trung Quốc, chuyện này khiến người ta liên tưởng ngay đến “đốt sách chôn Nho” của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, phá hoại lịch sử và văn hóa một cách bạo ngược. Nhưng trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đến thế kỷ 20 thì thảm kịch đốt sách lại tái diễn ở Đức, Liên Xô và Trung Quốc với mức độ trầm trọng hơn.

Hồng Vệ binh Trung Quốc đốt sách trong thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: internet)
Hồng Vệ binh Trung Quốc đốt sách trong thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: internet)

Gần đây giới nghiên cứu đã chỉ ra, sách bị Tần Thủy Hoàng tiêu hủy chỉ là sử ký các triều đại trước nhà Tần và loại «Thi», «Thư» cùng tác phẩm của bách gia chư tử (những học giả trước nhà Tần) được dân chúng cất giữ riêng. Còn sách sử nhà Tần, các loại sách được các quan Tiến sĩ cất giữ và sách y dược, bốc phệ, trồng trọt được dân chúng cất giữ thì không bị tiêu hủy, Tần Thủy Hoàng chỉ ra lệnh đốt sách trong dân chúng, còn sách trong triều đình vẫn được giữ lại nguyên vẹn, vì thế mà nhà Hán không cảm thấy sách vở bị thiếu mất. Còn “chôn Nho”, trên thực tế không phải nhà Nho mà là giới phương sĩ (người cầu tiên học đạo), họ không chỉ đi lừa mị thiên hạ bằng phương thuật mà còn chửi rủa chính quyền mới khiến Tần Thủy Hoàng tức giận.

Vì thế, nếu so sánh thảm kịch đốt sách của Tần Thủy Hoàng với các thảm kịch đốt sách quy mô lớn sau này, tội của Tần Thủy Hoàng có lẽ cũng không sánh kịp.

Phát xít Đức làm sạch “tà thuyết dị đoan”

Tháng 4/1933 Đức quốc xã lên nắm quyền, để “thống nhất tư tưởng” gìn giữ “tính thuần khiết của tinh thần Đức”, Hitler đã quyết định thực hiện chế độ chuyên chế văn hóa khắc nghiệt, quyết định “làm sạch” tất cả “tà thuyết dị đoan”.

Buổi tối ngày 10/5, dưới hiệu lệnh của Bộ trưởng Tuyên truyền phát xít Joseph Goebbels, nhiều sinh viên Đức đã cầm đuốc và hát vang bài “Ý chí Đức cao hơn tất cả” tiến về quảng trường nhà hát trung tâm Berlin.

Tại quảng trường, sách tiêu hủy đã được chất thành từng đống cao như núi. Theo hiệu lệnh của đội viên xung kích Đức Quốc xã, các sinh viên và học sinh hăng máu cầm đuốc ném vào những đống sách, lửa bùng cháy dữ dội tiêu hủy hàng chục ngàn cuốn sách, trong đó có những kiệt tác của Heine, Freud, Zweig…

Ngoài Berlin, hoạt động đốt sách cũng được triển khai tại một số thành phố và trường đại học. Một số học giả, nhà văn, nhà thơ cũng tham dự các hoạt động đốt sách, trong đó có cả các nhà triết học nổi tiếng ủng hộ Phát xít là Martin Heidegger. Theo tuyên truyền của Đức Quốc xã, đốt sách là theo “ý dân”, phạm vi và quy mô cũng theo đó phát triển ngày càng rộng. Nhiều nhà văn Do Thái và nhà khoa học không cam chịu đã bỏ chạy ra nước ngoài.

Dưới tuyên truyền của Đức Quốc xã, hoạt động đốt sách ngày càng được hưởng ứng, từ đó Đức Quốc xã ngày càng tàn bạo: Quẳng người Do Thái vào lò thiêu. Từ đốt sách đến đốt người tưởng đâu rất xa vời, nhưng thực tế lại rất gần: cùng việc nhiều người hưởng ứng đốt sách là hưởng ứng bức hại người Do Thái; khi hưởng ứng bức hại người Do Thái thì hưởng ứng đốt sách không còn gì khó khăn.

Liên Xô loại bỏ “kẻ thù của nhân dân”

Theo «Lịch sử đốt sách trên thế giới» của tác giả Lý Bác Trùng (Li Baichong), sau khi đảng Cộng sản Liên Xô thành lập năm 1917, để bảo vệ cái gọi là “tính thuần khiết của chủ nghĩa xã hội”, họ đã tiêu hủy “sách độc hại về chính trị”, “kẻ thù nhân dân”.

Ngày 6/6/1922, Liên Xô chính thức thành lập Tổng cục Quản lý văn học và xuất bản quốc gia và liệt kê bản danh sách sách cấm, những sách bị liệt vào sách cấm, dù là tác phẩm trong nước hay nước ngoài, đều bị tịch thu. Nếu sách cấm được in với số lượng quá nhiều thì sẽ bị tiêu hủy hàng loạt. Vì thế, một số lượng khổng lồ sách đã bị tiêu hủy trong phong trào “đốt sách” này.

Vào năm 1938, số sách bị cho là sách chính trị phản động là 10.375.706 quyển, 223.751 bức tranh tuyên truyền, 55.514 báo chí nước ngoài đã bị đưa đi tiêu hủy. Trong thời gian 1938 – 1939 có hơn 24 triệu “sách độc hại” bị tiêu hủy.

Đi cùng phong trào đốt sách, đảng Cộng sản Liên Xô còn tổ chức khủng bố giới trí thức: Nhiều giáo sư, bác sĩ, nhà nông học bị điều đi đến các tỉnh phía bắc, một số khác thì bị trục xuất ra nước ngoài và bắt ký kết không được trở về nước, nếu không sẽ bị tử hình.

Lịch sử đốt sách của đảng Cộng sản Trung Quốc

Sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền, việc quan trọng trước tiên là cải tạo tư tưởng của trí thức, loại bỏ quan điểm sùng bái dân chủ Tây phương, quan trọng hơn nữa là tiêu hủy những giá trị tinh túy thừa kế từ văn hóa truyền thống Trung Quốc. So với Cách mạng Văn hóa sau này thì giai đoạn đầu chủ yếu áp dụng cách “giáo dục thuyết phục”.

Lúc này ĐCSTQ còn chưa tiêu hủy rầm rộ sách vở, chủ yếu chỉ nhẹ nhàng thu gom lại hoặc cấm xuất bản, phát hành, ví dụ như sách Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Giáo trình khoa học và kỹ thuật cho sinh viên bị thay đổi từ phiên bản Anh-Mỹ sang phiên bản của Liên Xô. Do không có tự do truyền thông nên mọi người chỉ biết tin theo tuyên truyền của giới cầm quyền. Còn tác phẩm văn chương thì giương ngọn cờ phục vụ giai cấp vô sản, vì thế mà từ đó Trung Quốc khó xuất hiện nhà văn và tác phẩm kiệt xuất.

Sau khi cuộc nổi dậy vũ trang ở Hungary năm 1956 bị quân Liên Xô đàn áp, ông Mao Trạch Đông và ĐCSTQ càng thêm lo ngại, vì trong cuộc nổi dậy tại Hungary có vai trò quan trọng của giới trí thức. Từ bài học kinh nghiệm này, năm 1957 chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc hiệu triệu xin ý kiến của giới trí thức. Nhiều trí thức bản tính chân thật nên đã thành thật đề xuất ý kiến với Mao và chính quyền, hệ quả sau đó là toàn bộ vài chục ngàn trí thức bị quy kết “phái hữu”.

Nhưng tội ác đốt sách trên quy mô lớn lần đầu tiên của ĐCSTQ là sau khi nổ ra Cách mạng Văn hóa. Ngày 22/8/1966, Đài Phát thanh Trung ương Trung Quốc phát thông tin “phá tứ cựu” trong giờ vàng. Nhật báo Nhân dân đăng bài xã luận với nội dung “Hoan hô tinh thần cách mạng giai cấp vô sản tạo phản của các tiểu tướng Hồng Vệ binh Bắc Kinh chúng ta!… Các tiểu tướng Hồng Vệ binh dùng tư tưởng Mao Trạch Đông làm vũ khí, đang quét sạch tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, thói quen cũ của giai cấp bóc lột.”

Dưới khẩu hiệu “phá tứ cựu”, Hồng Vệ binh không chỉ trắng trợn đi cướp bóc vàng bạc châu báu mà còn phá hủy thư tịch được cho là di sản của phong kiến, tư bản. Trong sách «Lịch sử đốt sách trên thế giới» ghi lại, ngoài những loại sách kể trên, đa số sách được xuất bản trong 17 năm từ 1949 – 1966 đã không thể thoát khỏi kiếp nạn bị thiêu hủy. Ngoài một số ít sách về chủ nghĩa Mác-Lênin, của Mao, và tác phẩm của Lỗ Tấn, hàng loạt sách phổ biến khoa học do giới trí thức khoa học làm và thể loại văn chương bị xem là “độc hại” đều không thể tránh khỏi kiếp nạn.

Tháng 8 – 9/1966 là thời điểm cao trào đốt sách. Hồng Vệ binh Bắc Kinh tổ chức hoạt động đốt sách quy mô lớn tại sân thể thao Đông Đơn, hàng “núi sách” to nhỏ đã được mang về chất đống để tiêu hủy.

Ngày 23/8/1966, hơn 200 Hồng Vệ binh của Trường Trung cấp nữ số 8 Bắc Kinh và Trường in Bắc Kinh đến trước miếu Khổng Tử tại Quốc tử giám và tiêu hủy trang phục biểu diễn của các đoàn kịch thuộc Sở Văn hóa Bắc Kinh, trong đó có cả sách. Ngày 24/8/1966, nhà của giáo sư Đại học Bắc Kinh Lương Thấu Minh (Liang Shuming, 1893 – 1988) bị tịch thu, theo đó nhiều sách quý, tranh chữ và vật dụng cổ của ông bị mang ra ngoài sân tiêu hủy. Ngày 25/8/1966, Hồng Vệ binh lại tiếp tục đến nhà sử gia Cố Hiệt Cương (1893- 1980) tiêu hủy hàng ngàn tranh ảnh và thư từ.

Nhà văn Thẩm Tòng Văn (1902 – 1988) khi đó làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc. Khi chỉ huy ban cưỡng chế quân sự chỉ vào kho sách trong nhà ông hỏi: “Tôi giúp ông tiêu hủy thứ độc hại, ông có phục không?” Thẩm Tòng Văn hốt hoảng trả lời: “Không có gì không phục”. Thế là vô số sách quý của ông bị ném ra ngoài sân đốt thành tro bụi.

Chuyên gia làm khung tranh chữ Hồng Thu Thanh được xem là “thần tài” tranh chữ cổ, đã trang hoàng vô số tác phẩm tuyệt kỹ, toàn bộ số tranh chữ mà ông khổ công sưu tầm lưu giữ trong hàng chục năm làm nghề đã bị tiêu hủy hết.

Tình trạng như vậy không chỉ xảy ra ở Bắc Kinh mà diễn ra trên toàn quốc.

Tại phủ Khổng Tử ở Khúc Phụ, từ ngày 9/11 – 7/12/1966, hơn 6000 loại văn vật bị phá hủy, hơn 2700 sách cổ bị đốt, số tranh chữ là hơn 900 bản, hơn 1000 bia đá cùng nhiều bảo vật quốc gia xếp vào loại cần bảo tồn cấp 1 đã bị phá hủy.

Chị Kiều Hải Yến (Qiao haiyan), một trong số sinh viên từng tham gia phong trào “đốt sách” đã kể lại: Khi vào thư viện, các sinh viên thấy vô số “sản phẩm độc hại”, mọi người đua nhau ném ra ngoài sân chất thành đống để tiêu hủy. Thầy quản lý thư viện trông tình cảnh mà sắc mặt vàng như nghệ, đứng ngây người sững sờ…

Nghe nói, ngoài tác phẩm của Mao Trạch Đông và Mác – Lê-nin, tất cả sách văn học nghệ thuật, khoa học xã hội, đều bị xem là sản phẩm của phong kiến phải tiêu hủy. Hệ quả là trên toàn quốc dường như chỉ còn lại tác phẩm của Mao Trạch Đông, trong tay người nào cũng có một cuốn của Mao, không cần phải đi nhà sách mua, những nhân viên làm việc tại các nhà sách khi đó được cho là nhàn nhã nhất.

Cùng với phong trào đốt sách là hoạt động khủng bố giới trí thức, nhiều người tài bị bắt giam, tra tấn, độ tàn bạo của ĐCSTQ thậm chí vượt ra cả Đức Quốc xã và Liên Xô.

Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, đến thập niên 80 của thế kỷ trước, nhờ chính sách mở mang của ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương mà Trung Quốc có được một giai đoạn khá tự do trong hoạt động xuất bản, nhiều sách phương Tây trước đây bị cho là sách cấm đã được xuất bản, nhiều sách khí công được bày bán trong các nhà sách. Đến thập niên 90 có sách «Pháp Luân Công Trung Quốc» bán khá chạy, vào năm 1996 được Báo Thanh niên Trung Quốc bình chọn nằm trong 10 cuốn sách bán chạy nhất toàn quốc.

Nhưng đến tháng 7/1999, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra chính sách nghiêm cấm đối với Pháp Luân Công, theo đó vô số sách báo liên quan đến Pháp Luân Công bị tiêu hủy, những người theo Pháp Luân Công bị đàn áp, bắt bớ, tịch thu gia sản, tội ác khủng bố đối với Pháp Luân Công của ĐCSTQ không thua gì thời Cách mạng Văn hóa. Đây cũng có thể xem là tội ác đốt sách quy mô lớn lần thứ hai của ĐCSTQ.

Kết luận

Trong tác phẩm Best seller «Vừa đi đường vừa đọc sách» (Nhất lộ tẩu lai nhất lộ đậu), nhà văn Lâm Đạt (Lin Da) viết:

Chỉ có một lý do cấm sách, đó là cho rằng cuốn sách đó truyền tải ‘tư tưởng nguy hiểm’… Nhưng lịch sử đã nhiều lần chứng minh, hôm nay có thể xem là tư tưởng nguy hiểm, ngày mai lại trở thành bình thường. Sách nguy hiểm do một số nhân vật có quyền lực phán định nhưng lại có thể là sách được đông đảo công chúng đón nhận…”

Quả thật, những hành vi triệt hạ sản phẩm sáng tạo của nhân loại kiểu khủng bố sẽ bị lịch sử phán xét: Sau khi Đức Quốc xã sụp đổ, người ta đã cho xây dựng “đài kỷ niệm bảo tàng không có sách” tại quảng trường Bebelplatz Berlin; ngày nay Liên Xô cũng đã bị giải thể; phong trào đốt sách của ĐCSTQ cũng đã được lịch sử ghi lại như những thất bại của tội ác.

Hiểu Huy

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhìn lại lịch sử đốt sách trên thế giới ( Không có kể đến VC đốt sách năm 1975 là thiếu xót lớn)

Trong lịch sử loài người đã từng nhiều lần xảy ra thảm họa đốt sách. Với Trung Quốc, chuyện này khiến người ta liên tưởng ngay đến “đốt sách chôn Nho” của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng,

Trong lịch sử loài người đã từng nhiều lần xảy ra thảm họa đốt sách. Với Trung Quốc, chuyện này khiến người ta liên tưởng ngay đến “đốt sách chôn Nho” của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, phá hoại lịch sử và văn hóa một cách bạo ngược. Nhưng trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đến thế kỷ 20 thì thảm kịch đốt sách lại tái diễn ở Đức, Liên Xô và Trung Quốc với mức độ trầm trọng hơn.

Hồng Vệ binh Trung Quốc đốt sách trong thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: internet)
Hồng Vệ binh Trung Quốc đốt sách trong thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: internet)

Gần đây giới nghiên cứu đã chỉ ra, sách bị Tần Thủy Hoàng tiêu hủy chỉ là sử ký các triều đại trước nhà Tần và loại «Thi», «Thư» cùng tác phẩm của bách gia chư tử (những học giả trước nhà Tần) được dân chúng cất giữ riêng. Còn sách sử nhà Tần, các loại sách được các quan Tiến sĩ cất giữ và sách y dược, bốc phệ, trồng trọt được dân chúng cất giữ thì không bị tiêu hủy, Tần Thủy Hoàng chỉ ra lệnh đốt sách trong dân chúng, còn sách trong triều đình vẫn được giữ lại nguyên vẹn, vì thế mà nhà Hán không cảm thấy sách vở bị thiếu mất. Còn “chôn Nho”, trên thực tế không phải nhà Nho mà là giới phương sĩ (người cầu tiên học đạo), họ không chỉ đi lừa mị thiên hạ bằng phương thuật mà còn chửi rủa chính quyền mới khiến Tần Thủy Hoàng tức giận.

Vì thế, nếu so sánh thảm kịch đốt sách của Tần Thủy Hoàng với các thảm kịch đốt sách quy mô lớn sau này, tội của Tần Thủy Hoàng có lẽ cũng không sánh kịp.

Phát xít Đức làm sạch “tà thuyết dị đoan”

Tháng 4/1933 Đức quốc xã lên nắm quyền, để “thống nhất tư tưởng” gìn giữ “tính thuần khiết của tinh thần Đức”, Hitler đã quyết định thực hiện chế độ chuyên chế văn hóa khắc nghiệt, quyết định “làm sạch” tất cả “tà thuyết dị đoan”.

Buổi tối ngày 10/5, dưới hiệu lệnh của Bộ trưởng Tuyên truyền phát xít Joseph Goebbels, nhiều sinh viên Đức đã cầm đuốc và hát vang bài “Ý chí Đức cao hơn tất cả” tiến về quảng trường nhà hát trung tâm Berlin.

Tại quảng trường, sách tiêu hủy đã được chất thành từng đống cao như núi. Theo hiệu lệnh của đội viên xung kích Đức Quốc xã, các sinh viên và học sinh hăng máu cầm đuốc ném vào những đống sách, lửa bùng cháy dữ dội tiêu hủy hàng chục ngàn cuốn sách, trong đó có những kiệt tác của Heine, Freud, Zweig…

Ngoài Berlin, hoạt động đốt sách cũng được triển khai tại một số thành phố và trường đại học. Một số học giả, nhà văn, nhà thơ cũng tham dự các hoạt động đốt sách, trong đó có cả các nhà triết học nổi tiếng ủng hộ Phát xít là Martin Heidegger. Theo tuyên truyền của Đức Quốc xã, đốt sách là theo “ý dân”, phạm vi và quy mô cũng theo đó phát triển ngày càng rộng. Nhiều nhà văn Do Thái và nhà khoa học không cam chịu đã bỏ chạy ra nước ngoài.

Dưới tuyên truyền của Đức Quốc xã, hoạt động đốt sách ngày càng được hưởng ứng, từ đó Đức Quốc xã ngày càng tàn bạo: Quẳng người Do Thái vào lò thiêu. Từ đốt sách đến đốt người tưởng đâu rất xa vời, nhưng thực tế lại rất gần: cùng việc nhiều người hưởng ứng đốt sách là hưởng ứng bức hại người Do Thái; khi hưởng ứng bức hại người Do Thái thì hưởng ứng đốt sách không còn gì khó khăn.

Liên Xô loại bỏ “kẻ thù của nhân dân”

Theo «Lịch sử đốt sách trên thế giới» của tác giả Lý Bác Trùng (Li Baichong), sau khi đảng Cộng sản Liên Xô thành lập năm 1917, để bảo vệ cái gọi là “tính thuần khiết của chủ nghĩa xã hội”, họ đã tiêu hủy “sách độc hại về chính trị”, “kẻ thù nhân dân”.

Ngày 6/6/1922, Liên Xô chính thức thành lập Tổng cục Quản lý văn học và xuất bản quốc gia và liệt kê bản danh sách sách cấm, những sách bị liệt vào sách cấm, dù là tác phẩm trong nước hay nước ngoài, đều bị tịch thu. Nếu sách cấm được in với số lượng quá nhiều thì sẽ bị tiêu hủy hàng loạt. Vì thế, một số lượng khổng lồ sách đã bị tiêu hủy trong phong trào “đốt sách” này.

Vào năm 1938, số sách bị cho là sách chính trị phản động là 10.375.706 quyển, 223.751 bức tranh tuyên truyền, 55.514 báo chí nước ngoài đã bị đưa đi tiêu hủy. Trong thời gian 1938 – 1939 có hơn 24 triệu “sách độc hại” bị tiêu hủy.

Đi cùng phong trào đốt sách, đảng Cộng sản Liên Xô còn tổ chức khủng bố giới trí thức: Nhiều giáo sư, bác sĩ, nhà nông học bị điều đi đến các tỉnh phía bắc, một số khác thì bị trục xuất ra nước ngoài và bắt ký kết không được trở về nước, nếu không sẽ bị tử hình.

Lịch sử đốt sách của đảng Cộng sản Trung Quốc

Sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền, việc quan trọng trước tiên là cải tạo tư tưởng của trí thức, loại bỏ quan điểm sùng bái dân chủ Tây phương, quan trọng hơn nữa là tiêu hủy những giá trị tinh túy thừa kế từ văn hóa truyền thống Trung Quốc. So với Cách mạng Văn hóa sau này thì giai đoạn đầu chủ yếu áp dụng cách “giáo dục thuyết phục”.

Lúc này ĐCSTQ còn chưa tiêu hủy rầm rộ sách vở, chủ yếu chỉ nhẹ nhàng thu gom lại hoặc cấm xuất bản, phát hành, ví dụ như sách Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Giáo trình khoa học và kỹ thuật cho sinh viên bị thay đổi từ phiên bản Anh-Mỹ sang phiên bản của Liên Xô. Do không có tự do truyền thông nên mọi người chỉ biết tin theo tuyên truyền của giới cầm quyền. Còn tác phẩm văn chương thì giương ngọn cờ phục vụ giai cấp vô sản, vì thế mà từ đó Trung Quốc khó xuất hiện nhà văn và tác phẩm kiệt xuất.

Sau khi cuộc nổi dậy vũ trang ở Hungary năm 1956 bị quân Liên Xô đàn áp, ông Mao Trạch Đông và ĐCSTQ càng thêm lo ngại, vì trong cuộc nổi dậy tại Hungary có vai trò quan trọng của giới trí thức. Từ bài học kinh nghiệm này, năm 1957 chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc hiệu triệu xin ý kiến của giới trí thức. Nhiều trí thức bản tính chân thật nên đã thành thật đề xuất ý kiến với Mao và chính quyền, hệ quả sau đó là toàn bộ vài chục ngàn trí thức bị quy kết “phái hữu”.

Nhưng tội ác đốt sách trên quy mô lớn lần đầu tiên của ĐCSTQ là sau khi nổ ra Cách mạng Văn hóa. Ngày 22/8/1966, Đài Phát thanh Trung ương Trung Quốc phát thông tin “phá tứ cựu” trong giờ vàng. Nhật báo Nhân dân đăng bài xã luận với nội dung “Hoan hô tinh thần cách mạng giai cấp vô sản tạo phản của các tiểu tướng Hồng Vệ binh Bắc Kinh chúng ta!… Các tiểu tướng Hồng Vệ binh dùng tư tưởng Mao Trạch Đông làm vũ khí, đang quét sạch tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, thói quen cũ của giai cấp bóc lột.”

Dưới khẩu hiệu “phá tứ cựu”, Hồng Vệ binh không chỉ trắng trợn đi cướp bóc vàng bạc châu báu mà còn phá hủy thư tịch được cho là di sản của phong kiến, tư bản. Trong sách «Lịch sử đốt sách trên thế giới» ghi lại, ngoài những loại sách kể trên, đa số sách được xuất bản trong 17 năm từ 1949 – 1966 đã không thể thoát khỏi kiếp nạn bị thiêu hủy. Ngoài một số ít sách về chủ nghĩa Mác-Lênin, của Mao, và tác phẩm của Lỗ Tấn, hàng loạt sách phổ biến khoa học do giới trí thức khoa học làm và thể loại văn chương bị xem là “độc hại” đều không thể tránh khỏi kiếp nạn.

Tháng 8 – 9/1966 là thời điểm cao trào đốt sách. Hồng Vệ binh Bắc Kinh tổ chức hoạt động đốt sách quy mô lớn tại sân thể thao Đông Đơn, hàng “núi sách” to nhỏ đã được mang về chất đống để tiêu hủy.

Ngày 23/8/1966, hơn 200 Hồng Vệ binh của Trường Trung cấp nữ số 8 Bắc Kinh và Trường in Bắc Kinh đến trước miếu Khổng Tử tại Quốc tử giám và tiêu hủy trang phục biểu diễn của các đoàn kịch thuộc Sở Văn hóa Bắc Kinh, trong đó có cả sách. Ngày 24/8/1966, nhà của giáo sư Đại học Bắc Kinh Lương Thấu Minh (Liang Shuming, 1893 – 1988) bị tịch thu, theo đó nhiều sách quý, tranh chữ và vật dụng cổ của ông bị mang ra ngoài sân tiêu hủy. Ngày 25/8/1966, Hồng Vệ binh lại tiếp tục đến nhà sử gia Cố Hiệt Cương (1893- 1980) tiêu hủy hàng ngàn tranh ảnh và thư từ.

Nhà văn Thẩm Tòng Văn (1902 – 1988) khi đó làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc. Khi chỉ huy ban cưỡng chế quân sự chỉ vào kho sách trong nhà ông hỏi: “Tôi giúp ông tiêu hủy thứ độc hại, ông có phục không?” Thẩm Tòng Văn hốt hoảng trả lời: “Không có gì không phục”. Thế là vô số sách quý của ông bị ném ra ngoài sân đốt thành tro bụi.

Chuyên gia làm khung tranh chữ Hồng Thu Thanh được xem là “thần tài” tranh chữ cổ, đã trang hoàng vô số tác phẩm tuyệt kỹ, toàn bộ số tranh chữ mà ông khổ công sưu tầm lưu giữ trong hàng chục năm làm nghề đã bị tiêu hủy hết.

Tình trạng như vậy không chỉ xảy ra ở Bắc Kinh mà diễn ra trên toàn quốc.

Tại phủ Khổng Tử ở Khúc Phụ, từ ngày 9/11 – 7/12/1966, hơn 6000 loại văn vật bị phá hủy, hơn 2700 sách cổ bị đốt, số tranh chữ là hơn 900 bản, hơn 1000 bia đá cùng nhiều bảo vật quốc gia xếp vào loại cần bảo tồn cấp 1 đã bị phá hủy.

Chị Kiều Hải Yến (Qiao haiyan), một trong số sinh viên từng tham gia phong trào “đốt sách” đã kể lại: Khi vào thư viện, các sinh viên thấy vô số “sản phẩm độc hại”, mọi người đua nhau ném ra ngoài sân chất thành đống để tiêu hủy. Thầy quản lý thư viện trông tình cảnh mà sắc mặt vàng như nghệ, đứng ngây người sững sờ…

Nghe nói, ngoài tác phẩm của Mao Trạch Đông và Mác – Lê-nin, tất cả sách văn học nghệ thuật, khoa học xã hội, đều bị xem là sản phẩm của phong kiến phải tiêu hủy. Hệ quả là trên toàn quốc dường như chỉ còn lại tác phẩm của Mao Trạch Đông, trong tay người nào cũng có một cuốn của Mao, không cần phải đi nhà sách mua, những nhân viên làm việc tại các nhà sách khi đó được cho là nhàn nhã nhất.

Cùng với phong trào đốt sách là hoạt động khủng bố giới trí thức, nhiều người tài bị bắt giam, tra tấn, độ tàn bạo của ĐCSTQ thậm chí vượt ra cả Đức Quốc xã và Liên Xô.

Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, đến thập niên 80 của thế kỷ trước, nhờ chính sách mở mang của ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương mà Trung Quốc có được một giai đoạn khá tự do trong hoạt động xuất bản, nhiều sách phương Tây trước đây bị cho là sách cấm đã được xuất bản, nhiều sách khí công được bày bán trong các nhà sách. Đến thập niên 90 có sách «Pháp Luân Công Trung Quốc» bán khá chạy, vào năm 1996 được Báo Thanh niên Trung Quốc bình chọn nằm trong 10 cuốn sách bán chạy nhất toàn quốc.

Nhưng đến tháng 7/1999, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra chính sách nghiêm cấm đối với Pháp Luân Công, theo đó vô số sách báo liên quan đến Pháp Luân Công bị tiêu hủy, những người theo Pháp Luân Công bị đàn áp, bắt bớ, tịch thu gia sản, tội ác khủng bố đối với Pháp Luân Công của ĐCSTQ không thua gì thời Cách mạng Văn hóa. Đây cũng có thể xem là tội ác đốt sách quy mô lớn lần thứ hai của ĐCSTQ.

Kết luận

Trong tác phẩm Best seller «Vừa đi đường vừa đọc sách» (Nhất lộ tẩu lai nhất lộ đậu), nhà văn Lâm Đạt (Lin Da) viết:

Chỉ có một lý do cấm sách, đó là cho rằng cuốn sách đó truyền tải ‘tư tưởng nguy hiểm’… Nhưng lịch sử đã nhiều lần chứng minh, hôm nay có thể xem là tư tưởng nguy hiểm, ngày mai lại trở thành bình thường. Sách nguy hiểm do một số nhân vật có quyền lực phán định nhưng lại có thể là sách được đông đảo công chúng đón nhận…”

Quả thật, những hành vi triệt hạ sản phẩm sáng tạo của nhân loại kiểu khủng bố sẽ bị lịch sử phán xét: Sau khi Đức Quốc xã sụp đổ, người ta đã cho xây dựng “đài kỷ niệm bảo tàng không có sách” tại quảng trường Bebelplatz Berlin; ngày nay Liên Xô cũng đã bị giải thể; phong trào đốt sách của ĐCSTQ cũng đã được lịch sử ghi lại như những thất bại của tội ác.

Hiểu Huy

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm