Tham Khảo
Nhìn về dân chủ đa đảng ở Việt Nam
Bàn tròn sẽ được phát trực tiếp trên YouTube tại http://bit.ly/1um9W3N và trên Google+ tại http://bit.ly/15ySmEg từ 19:30-20:00 giờ Việt Nam hôm 22/1/201
Nguyễn Hùng BBC Tiếng Việt
Hai ông Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đều nếm trải dân chủ đa đảng
BBC tuần này tổ chức Ngày Dân chủ vào 20/1/2015 vào đúng ngày mà 750 năm trước nghị viện dân cử đầu tiên của Anh ra đời.
Năm nay cũng đánh dấu 800 năm Magna Carta, tức Đại Hiến chương, của Anh vốn khởi nguồn cho tự do dân chủ ở thế giới phương Tây.
Nhân dịp này BBC Tiếng Việt tổ chức bàn tròn trực tuyến để nhìn lại những giai đoạn Việt Nam có dân chủ đa đảng trong nghị viện và chính quyền.
Bàn tròn sẽ được phát trực tiếp trên YouTube tại http://bit.ly/1um9W3N và trên Google+ tại http://bit.ly/15ySmEg từ 19:30-20:00 giờ Việt Nam hôm 22/1/2015.
Cả Quốc hội và Chính phủ đầu tiên của Việt Nam giai đoạn 1945-1946 đều có các đảng phái khác nhau tham gia và Hiến pháp 1946 vẫn được nhắc tới như một bản hiến pháp có tinh thần tự do dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
Trái với Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản như Hiến pháp hiện nay, Điều 4 của hiến pháp đầu tiên ghi:
"Mỗi công dân Việt Nam phải: Bảo vệ Tổ quốc, Tôn trọng Hiến pháp, Tuân theo pháp luật."
Tại miền nam, chế độ tổng thống chế cũng chấp nhận sự tham gia của các đảng phái khác nhau trong chính trường cho tới khi bị xóa bỏ vào năm 1975.
Ngay cả sau khi Việt Nam thống nhất, hai đảng Xã hội và Dân chủ vẫn còn tồn tại tới cuối thập niên 1980.
Trước Đại hội 12
Các khách mời của BBC, trong đó có nhà văn Vũ Thư Hiên, con trai thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - ông Vũ Đình Huỳnh, nhà văn Võ Thị Hảo và Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason sẽ nhìn vào những trải nghiệm dân chủ đa đảng của Việt Nam và tìm hiểu xem liệu các trải nghiệm này có gợi ý gì cho tương lai.
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay tuyên bố không chấp nhận bất kỳ một đảng phái nào khác cùng tồn tại với mình.
Nhưng trước thềm Đại hội 12, người ta đang kỳ vọng vào những thay đổi nhằm đưa đất nước với hơn 90 triệu dân phát triển nhanh hơn nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong một động thái có thể được xem là thừa nhận những hạn chế của chế độ độc đảng, những người cộng sản đang có vẻ chú trọng hơn tới Mặt trận Tổ quốc mà theo quy định mới thì người đứng đầu cơ quan này phải là một ủy viên Bộ Chính trị còn đủ tuổi để tiếp tục ở lại sau đại hội Đảng.
Chủ tịch của cơ quan này, ông Nguyễn Thiện Nhân, trong năm 2013 đã được bầu vào Bộ Chính trị và gần như chắc chắn sẽ vẫn trụ lại trong Bộ Chính trị sau Đại hội 12.
Có những đảng chỉ quan tâm tới môi trường ở châu Âu mà vẫn có thể thắng cử
Các nguồn tin cũng nói những nhân vật trẻ và được cho là năng động như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hay Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng có trong danh sách khoảng 20 người để lựa chọn vào Bộ Chính trị hậu 2015.
Trong một trao đổi gần đây với BBC, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói cách tổ chức chính trường hiện nay của Việt Nam đã khiến người dân tập trung quá nhiều vào nhân sự.
Ông nói đáng ra người ta nên quan tâm nhiều hơn tới chính sách nhưng vì khả năng thay đổi chính sách một cách quyết liệt không nhiều và vấn đề là lỗi của cả hệ thống nên sự tập trung được dồn cho chuyện ai lên, ai xuống.
Tại các chế độ dân chủ đa đảng, các đảng phái đưa ra cương lĩnh tranh cử về nhiều vấn đề từ chính sách nhập cư tới quan điểm về hội nhập kinh tế để người dân lựa chọn.
Có những đảng chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể, chẳng hạn Đảng Xanh chuyên về bảo vệ môi trường ở một số nước châu Âu.
Dân chủ Anh - Việt
Tại Anh, các cuộc thảo luận của nghị viện đa đảng đều được phát trực tiếp và thủ tướng thường xuyên phải đối mặt với lãnh đạo phe đối lập chính để trả lời chất vấn.
Trong một chuyến thăm Anh hồi đầu năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đáng ra đã tới dự một phiên chất vấn như vậy những đã không thực hiện được vì lý do sức khỏe.
Cuối cùng người tới dự là một ủy viên Bộ Chính trị khác, ông Nguyễn Xuân Phúc, người gần đây bị nêu tên trong một blog mà sự xuất hiện của nó được cho là trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội 12 vào đầu năm 2016.
Thay vì công khai cương lĩnh hành động và vận động cử tri qua truyền thông tự do, các chính trị gia ở Việt Nam thường vận động ở hậu trường.
Và mặc dù luôn nêu khẩu hiệu "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" nhưng người dân thường khó tiếp cận thông tin cần biết qua truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ.
Mới đây nhất Đảng Cộng sản đã họp kín để bỏ phiếu tín nhiệm những nhân vật quyền uy nhất Việt Nam nhưng trái với hai lần bỏ phiếu ở Quốc hội, độ khả tín của các nhân vật trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư vẫn chưa được công khai.
Các rò rỉ cho thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được tín nhiệm cao nhất, một sự đảo ngược tình thế khi hồi cuối năm 2012 Bộ Chính trị khi đó với 14 thành viên đã bỏ phiếu đồng ý kỷ luật đồng chí X, vốn được cho chính là ông thủ tướng, nhưng Ban Chấp hành Trung ương bác đề nghị này.
BBC
Nguyễn Hùng BBC Tiếng Việt
Hai ông Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đều nếm trải dân chủ đa đảng
BBC tuần này tổ chức Ngày Dân chủ vào 20/1/2015 vào đúng ngày mà 750 năm trước nghị viện dân cử đầu tiên của Anh ra đời.
Năm nay cũng đánh dấu 800 năm Magna Carta, tức Đại Hiến chương, của Anh vốn khởi nguồn cho tự do dân chủ ở thế giới phương Tây.
Nhân dịp này BBC Tiếng Việt tổ chức bàn tròn trực tuyến để nhìn lại những giai đoạn Việt Nam có dân chủ đa đảng trong nghị viện và chính quyền.
Bàn tròn sẽ được phát trực tiếp trên YouTube tại http://bit.ly/1um9W3N và trên Google+ tại http://bit.ly/15ySmEg từ 19:30-20:00 giờ Việt Nam hôm 22/1/2015.
Cả Quốc hội và Chính phủ đầu tiên của Việt Nam giai đoạn 1945-1946 đều có các đảng phái khác nhau tham gia và Hiến pháp 1946 vẫn được nhắc tới như một bản hiến pháp có tinh thần tự do dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
Trái với Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản như Hiến pháp hiện nay, Điều 4 của hiến pháp đầu tiên ghi:
"Mỗi công dân Việt Nam phải: Bảo vệ Tổ quốc, Tôn trọng Hiến pháp, Tuân theo pháp luật."
Tại miền nam, chế độ tổng thống chế cũng chấp nhận sự tham gia của các đảng phái khác nhau trong chính trường cho tới khi bị xóa bỏ vào năm 1975.
Ngay cả sau khi Việt Nam thống nhất, hai đảng Xã hội và Dân chủ vẫn còn tồn tại tới cuối thập niên 1980.
Trước Đại hội 12
Các khách mời của BBC, trong đó có nhà văn Vũ Thư Hiên, con trai thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - ông Vũ Đình Huỳnh, nhà văn Võ Thị Hảo và Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason sẽ nhìn vào những trải nghiệm dân chủ đa đảng của Việt Nam và tìm hiểu xem liệu các trải nghiệm này có gợi ý gì cho tương lai.
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay tuyên bố không chấp nhận bất kỳ một đảng phái nào khác cùng tồn tại với mình.
Nhưng trước thềm Đại hội 12, người ta đang kỳ vọng vào những thay đổi nhằm đưa đất nước với hơn 90 triệu dân phát triển nhanh hơn nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong một động thái có thể được xem là thừa nhận những hạn chế của chế độ độc đảng, những người cộng sản đang có vẻ chú trọng hơn tới Mặt trận Tổ quốc mà theo quy định mới thì người đứng đầu cơ quan này phải là một ủy viên Bộ Chính trị còn đủ tuổi để tiếp tục ở lại sau đại hội Đảng.
Chủ tịch của cơ quan này, ông Nguyễn Thiện Nhân, trong năm 2013 đã được bầu vào Bộ Chính trị và gần như chắc chắn sẽ vẫn trụ lại trong Bộ Chính trị sau Đại hội 12.
Có những đảng chỉ quan tâm tới môi trường ở châu Âu mà vẫn có thể thắng cử
Các nguồn tin cũng nói những nhân vật trẻ và được cho là năng động như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hay Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng có trong danh sách khoảng 20 người để lựa chọn vào Bộ Chính trị hậu 2015.
Trong một trao đổi gần đây với BBC, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói cách tổ chức chính trường hiện nay của Việt Nam đã khiến người dân tập trung quá nhiều vào nhân sự.
Ông nói đáng ra người ta nên quan tâm nhiều hơn tới chính sách nhưng vì khả năng thay đổi chính sách một cách quyết liệt không nhiều và vấn đề là lỗi của cả hệ thống nên sự tập trung được dồn cho chuyện ai lên, ai xuống.
Tại các chế độ dân chủ đa đảng, các đảng phái đưa ra cương lĩnh tranh cử về nhiều vấn đề từ chính sách nhập cư tới quan điểm về hội nhập kinh tế để người dân lựa chọn.
Có những đảng chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể, chẳng hạn Đảng Xanh chuyên về bảo vệ môi trường ở một số nước châu Âu.
Dân chủ Anh - Việt
Tại Anh, các cuộc thảo luận của nghị viện đa đảng đều được phát trực tiếp và thủ tướng thường xuyên phải đối mặt với lãnh đạo phe đối lập chính để trả lời chất vấn.
Trong một chuyến thăm Anh hồi đầu năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đáng ra đã tới dự một phiên chất vấn như vậy những đã không thực hiện được vì lý do sức khỏe.
Cuối cùng người tới dự là một ủy viên Bộ Chính trị khác, ông Nguyễn Xuân Phúc, người gần đây bị nêu tên trong một blog mà sự xuất hiện của nó được cho là trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội 12 vào đầu năm 2016.
Thay vì công khai cương lĩnh hành động và vận động cử tri qua truyền thông tự do, các chính trị gia ở Việt Nam thường vận động ở hậu trường.
Và mặc dù luôn nêu khẩu hiệu "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" nhưng người dân thường khó tiếp cận thông tin cần biết qua truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ.
Mới đây nhất Đảng Cộng sản đã họp kín để bỏ phiếu tín nhiệm những nhân vật quyền uy nhất Việt Nam nhưng trái với hai lần bỏ phiếu ở Quốc hội, độ khả tín của các nhân vật trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư vẫn chưa được công khai.
Các rò rỉ cho thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được tín nhiệm cao nhất, một sự đảo ngược tình thế khi hồi cuối năm 2012 Bộ Chính trị khi đó với 14 thành viên đã bỏ phiếu đồng ý kỷ luật đồng chí X, vốn được cho chính là ông thủ tướng, nhưng Ban Chấp hành Trung ương bác đề nghị này.
BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhìn về dân chủ đa đảng ở Việt Nam
Bàn tròn sẽ được phát trực tiếp trên YouTube tại http://bit.ly/1um9W3N và trên Google+ tại http://bit.ly/15ySmEg từ 19:30-20:00 giờ Việt Nam hôm 22/1/201
Nguyễn Hùng BBC Tiếng Việt
Hai ông Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đều nếm trải dân chủ đa đảng
BBC tuần này tổ chức Ngày Dân chủ vào 20/1/2015 vào đúng ngày mà 750 năm trước nghị viện dân cử đầu tiên của Anh ra đời.
Năm nay cũng đánh dấu 800 năm Magna Carta, tức Đại Hiến chương, của Anh vốn khởi nguồn cho tự do dân chủ ở thế giới phương Tây.
Nhân dịp này BBC Tiếng Việt tổ chức bàn tròn trực tuyến để nhìn lại những giai đoạn Việt Nam có dân chủ đa đảng trong nghị viện và chính quyền.
Bàn tròn sẽ được phát trực tiếp trên YouTube tại http://bit.ly/1um9W3N và trên Google+ tại http://bit.ly/15ySmEg từ 19:30-20:00 giờ Việt Nam hôm 22/1/2015.
Cả Quốc hội và Chính phủ đầu tiên của Việt Nam giai đoạn 1945-1946 đều có các đảng phái khác nhau tham gia và Hiến pháp 1946 vẫn được nhắc tới như một bản hiến pháp có tinh thần tự do dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
Trái với Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản như Hiến pháp hiện nay, Điều 4 của hiến pháp đầu tiên ghi:
"Mỗi công dân Việt Nam phải: Bảo vệ Tổ quốc, Tôn trọng Hiến pháp, Tuân theo pháp luật."
Tại miền nam, chế độ tổng thống chế cũng chấp nhận sự tham gia của các đảng phái khác nhau trong chính trường cho tới khi bị xóa bỏ vào năm 1975.
Ngay cả sau khi Việt Nam thống nhất, hai đảng Xã hội và Dân chủ vẫn còn tồn tại tới cuối thập niên 1980.
Trước Đại hội 12
Các khách mời của BBC, trong đó có nhà văn Vũ Thư Hiên, con trai thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - ông Vũ Đình Huỳnh, nhà văn Võ Thị Hảo và Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason sẽ nhìn vào những trải nghiệm dân chủ đa đảng của Việt Nam và tìm hiểu xem liệu các trải nghiệm này có gợi ý gì cho tương lai.
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay tuyên bố không chấp nhận bất kỳ một đảng phái nào khác cùng tồn tại với mình.
Nhưng trước thềm Đại hội 12, người ta đang kỳ vọng vào những thay đổi nhằm đưa đất nước với hơn 90 triệu dân phát triển nhanh hơn nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong một động thái có thể được xem là thừa nhận những hạn chế của chế độ độc đảng, những người cộng sản đang có vẻ chú trọng hơn tới Mặt trận Tổ quốc mà theo quy định mới thì người đứng đầu cơ quan này phải là một ủy viên Bộ Chính trị còn đủ tuổi để tiếp tục ở lại sau đại hội Đảng.
Chủ tịch của cơ quan này, ông Nguyễn Thiện Nhân, trong năm 2013 đã được bầu vào Bộ Chính trị và gần như chắc chắn sẽ vẫn trụ lại trong Bộ Chính trị sau Đại hội 12.
Có những đảng chỉ quan tâm tới môi trường ở châu Âu mà vẫn có thể thắng cử
Các nguồn tin cũng nói những nhân vật trẻ và được cho là năng động như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hay Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng có trong danh sách khoảng 20 người để lựa chọn vào Bộ Chính trị hậu 2015.
Trong một trao đổi gần đây với BBC, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói cách tổ chức chính trường hiện nay của Việt Nam đã khiến người dân tập trung quá nhiều vào nhân sự.
Ông nói đáng ra người ta nên quan tâm nhiều hơn tới chính sách nhưng vì khả năng thay đổi chính sách một cách quyết liệt không nhiều và vấn đề là lỗi của cả hệ thống nên sự tập trung được dồn cho chuyện ai lên, ai xuống.
Tại các chế độ dân chủ đa đảng, các đảng phái đưa ra cương lĩnh tranh cử về nhiều vấn đề từ chính sách nhập cư tới quan điểm về hội nhập kinh tế để người dân lựa chọn.
Có những đảng chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể, chẳng hạn Đảng Xanh chuyên về bảo vệ môi trường ở một số nước châu Âu.
Dân chủ Anh - Việt
Tại Anh, các cuộc thảo luận của nghị viện đa đảng đều được phát trực tiếp và thủ tướng thường xuyên phải đối mặt với lãnh đạo phe đối lập chính để trả lời chất vấn.
Trong một chuyến thăm Anh hồi đầu năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đáng ra đã tới dự một phiên chất vấn như vậy những đã không thực hiện được vì lý do sức khỏe.
Cuối cùng người tới dự là một ủy viên Bộ Chính trị khác, ông Nguyễn Xuân Phúc, người gần đây bị nêu tên trong một blog mà sự xuất hiện của nó được cho là trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội 12 vào đầu năm 2016.
Thay vì công khai cương lĩnh hành động và vận động cử tri qua truyền thông tự do, các chính trị gia ở Việt Nam thường vận động ở hậu trường.
Và mặc dù luôn nêu khẩu hiệu "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" nhưng người dân thường khó tiếp cận thông tin cần biết qua truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ.
Mới đây nhất Đảng Cộng sản đã họp kín để bỏ phiếu tín nhiệm những nhân vật quyền uy nhất Việt Nam nhưng trái với hai lần bỏ phiếu ở Quốc hội, độ khả tín của các nhân vật trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư vẫn chưa được công khai.
Các rò rỉ cho thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được tín nhiệm cao nhất, một sự đảo ngược tình thế khi hồi cuối năm 2012 Bộ Chính trị khi đó với 14 thành viên đã bỏ phiếu đồng ý kỷ luật đồng chí X, vốn được cho chính là ông thủ tướng, nhưng Ban Chấp hành Trung ương bác đề nghị này.
BBC