Truyện Ngắn & Phóng Sự
Nhớ Nhà - Bs Nguyễn Sơ Đông ( Trần Văn Giang hiệu đính )
Nhớ Nhà
Lời giới thiệu
Bài
viết này đã được đăng trên trang “Thư Viện Toàn Cầu” vào ngày
12/13/2017. Tôi tình cờ có dịp đọc qua và rất cảm kích: Thứ nhất, nội
dung của bài với lời văn mộc mạc chân tình nhưng lại gần gũi với quan
điểm về cuộc sống và lập trường đối với vc của tôi. Thứ hai, Bác Sĩ
Nguyễn Sơ Đông lại là người bạn học cùng trường cùng lớp (Chasseloup
Laubat /Jean Jacques Rousseau) với hai ông Thầy cũ quý mến của tôi là
Bác sĩ Trần Quang Minh và Tiến sĩ Châu Văn Khê hồi tôi còn đi học ở
trường Cao Đẳng Canh Nông Sài gòn (1968-72).
Tôi
xin ghi lại dưới đây (cũng xin phép mạo muội được hiệu đính vài chỗ để
bài dễ đọc và trong sáng hơn) và mong quý vị cùng đọc cho biết một đoản
văn đầy ắp tình người và tình quê hương từ một y sĩ quân đội (QLVNCH).
TB:
Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông cũng mới qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2019 tại
Houston, Texas thọ 80 tuổi với sự thương tiếc của chiến hữu, bạn bè và
người thân.
Trân trọng.
Trần Văn Giang
*
Sơ lược tiểu sử tác giả
Bác Sĩ Nguyễn Sơ Đông:
– Học sinh tại trường Chasseloup Laubat (Jean Jacques Rousseau) và sinh viên trường Đại Học Y Khoa Sài gòn ngày xưa.
– Ra trường và đi lính. Làm Y Sĩ Trưởng Sư Đoàn 25.
– Sau 75, đi tù CS. khi về cùng vợ con liều mạng vượt biên qua ngả Biển Đông và định cư tại Mỹ.
–
Con trai thứ của BS Đông là Bác Sĩ Nguyễn Đông Quan, giáo sư giải phẫu
Nhãn Khoa Đại Học John Hopkins, đã làm chủ tịch Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ trong 2
nhiệm kỳ. Trong thời kỳ làm chủ tịch Y Sĩ Đoàn, BS Đông Quan – cùng với
BS Jonathan Lâm – đã thành lập chương trình “Ambassador Health” mỗi năm
về các vùng hẻo lánh của Việt Nam, giải phẫu, điều trị cho cả ngàn
người bệnh thiếu phương tiện điều trị, hay không có tiền đút lót để được
vào nhà thương điều trị tại Việt Nam. Thành quả nhân đạo BS Đông Quan
& Jonathan Lâm và bạn hữu đã gặt hái được, là một điểm son cho thế
hệ thứ 2 của cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
*
Pourquoi le prononcer ce nom de la patrie?
Dans son brillant exil mon coeur en a frémi
II résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.
(Alphonse de LAMARTINE - "Milly ou la terre natale")
Tôi muốn đổi chữ “brillant” (sự chiếu sáng) thành “douloureux” (sự đau khổ) vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có gì gọi là “brilliant.” Nhưng lại sợ mang tội với Lamartine, lại sợ thừa một “pied” (“chân?”).
Tôi
là một thằng “lăn chai.” Lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương
nầy đến rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu
“nghề” lắm. Leo lên lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa
qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có qùy “mọp” xuống như voi
cho mình leo lên bao giờ. Vậy mà thằng tui phóng một cái “rẹc” lên ngang
hông trâu cũng được; kẹp “đầu gối” (trâu?) trước cũng xong, mà phăng
lên bằng đầu gối sau cũng “phẻ re” hay kéo đuôi cũng “im rơ.” Trâu tốt
hơn “người ta” ở chỗ trâu không khi nào “đá giò lái,” không “đá ngược”
lại bạn bè.
Nắng,
mưa tôi có coi ra gì đâu? Mưa xối xả, mưa nặng hột… tắm mưa càng vui
hơn! Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Chỉ một lát sau –
có khi cả giờ nữa - nắng lên, khô queo,… thì lại lội nữa.
Tụi chăn trâu “nhà nghề” chỉ tôi đủ thứ hết như:
-
Làm sao “cột dàm” con nghé để nó khỏi ăn mạ. Tụi nó nói người ta (chủ
ruộng) vác chổi chà mà đập mầy đó chứ họ không đập trâu đâu; vì chổi chà
có thắm thía gì với nó ?!
- Nhìn dấu ở cửa hang là biết có cua ở nằm trỏng hay không? Loại cua lớn hay cua “nghé” (cua con, loại này kẹp đau lắm)?
- Bắt cá bống kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại.
- Câu cá trê phải sửa soạn mồi trước: Đập mấy con ốc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm.
-
Xúc cá ròng ròng coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con… (Ròng ròng
là cá lóc con, cỡ 1/2 ngón tay út, kho tộ mặn mặn, cay cay… ngon hơn
“caviar” nữa. Mà tôi có bao giờ được ăn “caviar” bao giờ đâu mà nói xạo
vậy!).
-
Nhìn “Bọt trắng nhuyễn” trên mặt mương là biết ngay bọt nào là ổ cá
chìa vôi? Bọt nào là ổ cá “xiêm”? Loại cá lia thia xanh mun (cá đá chết
bỏ chứ nhứt định không chạy)?
Lên
Saigon, tôi “lội” gần hết “hang cùng ngỏ hẹp” của quận Tư (sau nầy là
đổi quận Năm, vì tên quận Tư dành cho bên Khánh Hội), chui vào Đại Thế
Giới coi hát “cọp”; băng qua cầu chữ Y, vào giang sơn của ông Bảy (Bảy
Viễn), đi chen lấn giựt cái “lưỡi” ông Tiêu cúng rằm tháng Bảy.
“Nắng Saigon, anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…”
(Nguyên Sa – “Áo lụa Hà Đông”)
Mà tôi có biết lụa là gì đâu? Hà Đông ở đâu đâu? Thôi, tôi chỉ xin phép Nguyên Sa được sửa hai câu thơ lại là:
Nắng Saigon, tui đi mà chẳng ngán
Bởi vì da mốc thích “đui then” rồi.
Ra
Chasseloup, đến mùa me chín, leo lên “rung” mạnh. Me rụng đầy đầu tụi
bạn đứng ở dưới đất. Có đứa hỏi “Thằng nào ở “trển” vậy? Thì thằng Đông
chớ còn ai vô đây hè?!
Trước
Bộ Y Tế có hai cây dừa, trái tròn, ngọt, thân cây chót vót, lại cũng
thằng Đông leo! (Sau 75, tôi vẫn còn thấy hai cây nầy, già lão rồi,
chẳng có ai để ý tới làm chi nữa).
Vào
lính, tôi theo đơn vị hành quân, nhớ từng con suối nhỏ, từng gò mối,
từng cây cầu khỉ,… nhứt là những nơi “đụng trận” nặng: Lính tử trận.
Quan cũng đền nợ nước. Ngày Thứ hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Đức Hòa.
Thứ bảy, đã chít khăn tang. Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ cái quận “nắng
bụi, mưa bùn”… nghèo xơ nghèo xác nhưng đầy ấp tình người. Hoàng hôn
xuống, nghe ãnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa
tấu “symphonie pastorale” nghe mà rụng rún, tởn da gà.
Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe… cũng có đâu mà nghe hè.
“Lòng quê đi một bước đường một đau…”
(Nguyễn Du - “Kiều”)
Tâm trạng nhớ nhà là vậy.
Tôi
không dám “nghĩ” hoặc “đoán” tình cảm của người khác. Riêng với tôi
thì: tình đầu, tình giữa, tình đuôi… tình gì gì đi nữa, thì với thời
gian cũng sẽ khuây khoả, rồi cũng phai, cũng tàn và rồi thuộc về dĩ
vãng, dù nó “apporte chaque jour tout le bien, tout le mal.”
Nhưng, nhớ nhà thì hoàn toàn khác lạ. Như một định luật tự nhiên: “Tên” nào “lội” nhiều, lăn lóc với “đất nước” nhiều,.. khi về già, cái nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối nhiều.
Cái khổ là càng muốn quên, lại càng nhớ. Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được.
Nhớ ai, ai đâu mà nhớ. Nhớ NHÀ!
Lúc
học ở Chasseloup, đọc sách tả cảnh Tour Eiffel, Montparnasse, Les
Invalides, Chateaux de la Loire.. tôi náo nức muốn được đến nơi xem
lắm. Giờ được đến xem qua rồi thì lại “thôi.” Nó không “thấm” vào xương,
vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà.
“… Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương.”
(Chung Quân – “Làng Tôi”)
Chắc tại tôi là đứa “chả giống ai.” Thôi đành chịu vậy. Mấy trang giấy viết nầy không đầu, không kết, ý tứ nhẩy lung tung, “à bâtons rompus,” “du coq – à – l’âne.” Bà con có xem thì xin “xính xái,” “từ bi hỉ xả” dùm cho. Thiện tai! Thiện tai!
Thôi thì cứ xem như: “Mémoires d’outre tombe” của tôi vậy.
Trước sau gì thì “Cát bụi cũng sẽ về với cát bụi.”
QUANDO SATIS DIXISTI, PERISTI
(Quand tu auras dit assez, tu seras mort)
(St, Augustin)
“Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ
Nếu có người thương đến tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa”
(Giang Hữu Tuyên)
Đúng là “hệ lụy núi sông xưa!”
“Objets inanimés, avez vous donc une âme
Qui s’attache à notre âme et la force d’aimer“
Thôi đành
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng thử nhân sầu ”
(Thôi Hiệu – “Hoàng hạc lâu”)
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.
(bản dịch của Trần Trọng Kim)
Vậy, tôi đã làm được gì?
* Cho Gia Đình
Trả hiếu?
–
Má tôi mất sớm quá, tôi có nhớ gì đâu; nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi
lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì các dì, cô, cậu… (đều ở nhà tôi để săn
sóc má tôi) bảo tôi: “Con ra ngoài chơi đi, để má con ngủ,” ngủ yên…
Yên Giấc Ngàn Thu (?)
–
Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong y khoa, niềm an ủi duy
nhứt của tôi là: tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi. Dĩ nhiên, đôi lần
vì chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui.
–
Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết
chung, không thể sống với vc được. Tụi nó không lương tâm, không tim,
không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ở xứ lạ, không ai ngăn
cấm con tôi: “Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba.” Đó là
nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký (tôi không muốn nhắc tên
mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (classe de
3è) không được lên lớp 10 (classe de seconde). Bị đuổi học.
* Cho Tổ Quốc
Xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính“
“Cúi đầu tạ với quê hương
Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh.”
Tôi
đã đội trên đầu sáu chữ: DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn
thở, tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ
quốc VNCH mới kể là hết.
Je ne fléchirai pas ! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au coeur, dédaignant le troupeau,
Je vous embrasserai dans mon exil farouche,
Patrie, ô mon autel ! Liberté, mon drapeau!
(Victor Hugo - Ultima Verba)
THAY LỜI CUỐI
Những dòng sau đây, tôi xin:
– Kính dâng quý Trưởng Thượng, Niên Trưởng đã rời Việt Nam trước 30-04-1975.
– Gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa “nếm” mùi vc.
Tôi
dạy vạn vật ở trường Trung học Petrus Ký Saigon từ năm 1963. Lúc bấy
giờ, thi Tú Tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa có khi nào tôi hỏi lý lịch thí
sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả
Giáo sư đều xử sự như thế.
Tết
Mậu Thân, con đường tiếp liệu (y dược, y cụ…) của đơn vị tôi bị vc (đã
chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kế cận) đóng chốt. Tôi phải liên lạc
với cố vấn Mỹ của đơn vị tôi, và trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho Tư
Lệnh Sư Đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về lấy thêm
tiếp liệu ở căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân,
nước biển và thuốc trụ sinh…
Trớ trêu thay, người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một tên vc..
Trong
hơn bốn năm trấn đóng ở Đức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng
về Tổng Y Viện Cộng Hòa cho ít nhứt là mười lính vc bị thương nặng.
Không tản thương thì chắc chắn 100% chúng đi “chầu Bác” rồi.
Dù
mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sang… chưa lần nào phi hành đoàn
hỏi tôi tản thương lính nào vậy? QLVNCH hay vc? Tất cả đơn vị Quân Y
QLVNCH đều làm như thế.
Tôi
muốn viết thật rõ, hét thật to, ý nghĩ thật trong sáng: Tôn chỉ của dân
VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành
sự chứa đầy tình người.
Sau
30/04/1975, bọn khát máu chóp bu vc đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền
Nam, mà nền tảng là gia đình. Bao nhiêu gia đình sĩ quan QLVNCH, viên
chức VNCH bị gây áp lực đến đổ vỡ.
Bao
nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt, rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói,
chết vì bệnh tật,… ở những khu gọi là kinh tế mới… Bao nhiêu thanh
thiếu niên “con ngụy” bị ép buộc qua Miên làm bia đỡ đạn cho vc.
Bao nhiêu trăm ngàn người VNCH đã thiệt mạng trên đường tìm tự do, thoát ách vc.
Trong
mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lần nào mà người dân Việt Nam, vốn rất
gắn bó với “quê cha đất tổ,” với “mồ mả ông bà” liều chết, bỏ nước ra
đi tìm tự do đông đến số hàng triệu.
Tôi viết để quý vị trưởng thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ khát máu, tàn ác, vô nhân đạo, đầy thú tính của vc.
Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn vc vì:
1- Tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam.
2- vc không xứng đáng để tôi thù hằn, vì vc đã mất hẳn tính và tình người.
Tôi
cũng rất cám ơn, thương mến, kính yêu “bà xã” tôi đã chịu bao nhiêu cay
đắng, cực khổ tảo tần giữ vững gia đình, lo cho bốn đứa con tôi.
Hiện
giờ, chúng là công dân đơn thuần (simple citoyen) của quốc gia tạm cư,
không là “quan to, quan bé” gì hết; nhưng, người ta đã đối xử với chúng
tôi rất ấm áp tình người.
Nguồn: https://www.tvvn.org/nho-nha-
BS Nguyễn Sơ Đông
Trần Văn Giang (ghi lại)
*
Tôi "đào sâu" vào bài “Nhớ Nhà” này thêm chút nữa (nôm na là "bới lông tìm vết") thì thấy thêm vài chi tiết như sau:
1-
Chữ “Pied,” theo Larousse, en poésie, có nghĩa là “âm / syllable” không
phải là “Chân” như tôi đoán mò theo như trình độ chữ Tây ăn đong của
tôi..
2- Bài thơ "Hoàng Hạc Lâu" bản gốc của Thôi Hiệu thì ghi là "SỬ" không phải là "THỬ" như BS Nguyễn Sơ Đông viết:
煙 波 江 上 使 人 愁。
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
3-
BS Nguyễn Sơ Đông là dân Nam cờ nên viết là "Ãnh ương" (?) Tôi cũng
nghe rất nhiều người nói "Ảnh ương" hay "Ãnh ương"; tuy nhiên đúng chính
tả có lẽ phải là "Ễnh ương." (?)
Xin mời đọc lại bài “Nhớ Nhà” cho chỉnh (?
Until next time...
Thân,
TVG
Nhớ Nhà - Bs Nguyễn Sơ Đông ( Trần Văn Giang hiệu đính )
Nhớ Nhà
Lời giới thiệu
Bài
viết này đã được đăng trên trang “Thư Viện Toàn Cầu” vào ngày
12/13/2017. Tôi tình cờ có dịp đọc qua và rất cảm kích: Thứ nhất, nội
dung của bài với lời văn mộc mạc chân tình nhưng lại gần gũi với quan
điểm về cuộc sống và lập trường đối với vc của tôi. Thứ hai, Bác Sĩ
Nguyễn Sơ Đông lại là người bạn học cùng trường cùng lớp (Chasseloup
Laubat /Jean Jacques Rousseau) với hai ông Thầy cũ quý mến của tôi là
Bác sĩ Trần Quang Minh và Tiến sĩ Châu Văn Khê hồi tôi còn đi học ở
trường Cao Đẳng Canh Nông Sài gòn (1968-72).
Tôi
xin ghi lại dưới đây (cũng xin phép mạo muội được hiệu đính vài chỗ để
bài dễ đọc và trong sáng hơn) và mong quý vị cùng đọc cho biết một đoản
văn đầy ắp tình người và tình quê hương từ một y sĩ quân đội (QLVNCH).
TB:
Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông cũng mới qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2019 tại
Houston, Texas thọ 80 tuổi với sự thương tiếc của chiến hữu, bạn bè và
người thân.
Trân trọng.
Trần Văn Giang
*
Sơ lược tiểu sử tác giả
Bác Sĩ Nguyễn Sơ Đông:
– Học sinh tại trường Chasseloup Laubat (Jean Jacques Rousseau) và sinh viên trường Đại Học Y Khoa Sài gòn ngày xưa.
– Ra trường và đi lính. Làm Y Sĩ Trưởng Sư Đoàn 25.
– Sau 75, đi tù CS. khi về cùng vợ con liều mạng vượt biên qua ngả Biển Đông và định cư tại Mỹ.
–
Con trai thứ của BS Đông là Bác Sĩ Nguyễn Đông Quan, giáo sư giải phẫu
Nhãn Khoa Đại Học John Hopkins, đã làm chủ tịch Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ trong 2
nhiệm kỳ. Trong thời kỳ làm chủ tịch Y Sĩ Đoàn, BS Đông Quan – cùng với
BS Jonathan Lâm – đã thành lập chương trình “Ambassador Health” mỗi năm
về các vùng hẻo lánh của Việt Nam, giải phẫu, điều trị cho cả ngàn
người bệnh thiếu phương tiện điều trị, hay không có tiền đút lót để được
vào nhà thương điều trị tại Việt Nam. Thành quả nhân đạo BS Đông Quan
& Jonathan Lâm và bạn hữu đã gặt hái được, là một điểm son cho thế
hệ thứ 2 của cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
*
Pourquoi le prononcer ce nom de la patrie?
Dans son brillant exil mon coeur en a frémi
II résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.
(Alphonse de LAMARTINE - "Milly ou la terre natale")
Tôi muốn đổi chữ “brillant” (sự chiếu sáng) thành “douloureux” (sự đau khổ) vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có gì gọi là “brilliant.” Nhưng lại sợ mang tội với Lamartine, lại sợ thừa một “pied” (“chân?”).
Tôi
là một thằng “lăn chai.” Lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương
nầy đến rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu
“nghề” lắm. Leo lên lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa
qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có qùy “mọp” xuống như voi
cho mình leo lên bao giờ. Vậy mà thằng tui phóng một cái “rẹc” lên ngang
hông trâu cũng được; kẹp “đầu gối” (trâu?) trước cũng xong, mà phăng
lên bằng đầu gối sau cũng “phẻ re” hay kéo đuôi cũng “im rơ.” Trâu tốt
hơn “người ta” ở chỗ trâu không khi nào “đá giò lái,” không “đá ngược”
lại bạn bè.
Nắng,
mưa tôi có coi ra gì đâu? Mưa xối xả, mưa nặng hột… tắm mưa càng vui
hơn! Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Chỉ một lát sau –
có khi cả giờ nữa - nắng lên, khô queo,… thì lại lội nữa.
Tụi chăn trâu “nhà nghề” chỉ tôi đủ thứ hết như:
-
Làm sao “cột dàm” con nghé để nó khỏi ăn mạ. Tụi nó nói người ta (chủ
ruộng) vác chổi chà mà đập mầy đó chứ họ không đập trâu đâu; vì chổi chà
có thắm thía gì với nó ?!
- Nhìn dấu ở cửa hang là biết có cua ở nằm trỏng hay không? Loại cua lớn hay cua “nghé” (cua con, loại này kẹp đau lắm)?
- Bắt cá bống kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại.
- Câu cá trê phải sửa soạn mồi trước: Đập mấy con ốc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm.
-
Xúc cá ròng ròng coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con… (Ròng ròng
là cá lóc con, cỡ 1/2 ngón tay út, kho tộ mặn mặn, cay cay… ngon hơn
“caviar” nữa. Mà tôi có bao giờ được ăn “caviar” bao giờ đâu mà nói xạo
vậy!).
-
Nhìn “Bọt trắng nhuyễn” trên mặt mương là biết ngay bọt nào là ổ cá
chìa vôi? Bọt nào là ổ cá “xiêm”? Loại cá lia thia xanh mun (cá đá chết
bỏ chứ nhứt định không chạy)?
Lên
Saigon, tôi “lội” gần hết “hang cùng ngỏ hẹp” của quận Tư (sau nầy là
đổi quận Năm, vì tên quận Tư dành cho bên Khánh Hội), chui vào Đại Thế
Giới coi hát “cọp”; băng qua cầu chữ Y, vào giang sơn của ông Bảy (Bảy
Viễn), đi chen lấn giựt cái “lưỡi” ông Tiêu cúng rằm tháng Bảy.
“Nắng Saigon, anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…”
(Nguyên Sa – “Áo lụa Hà Đông”)
Mà tôi có biết lụa là gì đâu? Hà Đông ở đâu đâu? Thôi, tôi chỉ xin phép Nguyên Sa được sửa hai câu thơ lại là:
Nắng Saigon, tui đi mà chẳng ngán
Bởi vì da mốc thích “đui then” rồi.
Ra
Chasseloup, đến mùa me chín, leo lên “rung” mạnh. Me rụng đầy đầu tụi
bạn đứng ở dưới đất. Có đứa hỏi “Thằng nào ở “trển” vậy? Thì thằng Đông
chớ còn ai vô đây hè?!
Trước
Bộ Y Tế có hai cây dừa, trái tròn, ngọt, thân cây chót vót, lại cũng
thằng Đông leo! (Sau 75, tôi vẫn còn thấy hai cây nầy, già lão rồi,
chẳng có ai để ý tới làm chi nữa).
Vào
lính, tôi theo đơn vị hành quân, nhớ từng con suối nhỏ, từng gò mối,
từng cây cầu khỉ,… nhứt là những nơi “đụng trận” nặng: Lính tử trận.
Quan cũng đền nợ nước. Ngày Thứ hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Đức Hòa.
Thứ bảy, đã chít khăn tang. Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ cái quận “nắng
bụi, mưa bùn”… nghèo xơ nghèo xác nhưng đầy ấp tình người. Hoàng hôn
xuống, nghe ãnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa
tấu “symphonie pastorale” nghe mà rụng rún, tởn da gà.
Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe… cũng có đâu mà nghe hè.
“Lòng quê đi một bước đường một đau…”
(Nguyễn Du - “Kiều”)
Tâm trạng nhớ nhà là vậy.
Tôi
không dám “nghĩ” hoặc “đoán” tình cảm của người khác. Riêng với tôi
thì: tình đầu, tình giữa, tình đuôi… tình gì gì đi nữa, thì với thời
gian cũng sẽ khuây khoả, rồi cũng phai, cũng tàn và rồi thuộc về dĩ
vãng, dù nó “apporte chaque jour tout le bien, tout le mal.”
Nhưng, nhớ nhà thì hoàn toàn khác lạ. Như một định luật tự nhiên: “Tên” nào “lội” nhiều, lăn lóc với “đất nước” nhiều,.. khi về già, cái nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối nhiều.
Cái khổ là càng muốn quên, lại càng nhớ. Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được.
Nhớ ai, ai đâu mà nhớ. Nhớ NHÀ!
Lúc
học ở Chasseloup, đọc sách tả cảnh Tour Eiffel, Montparnasse, Les
Invalides, Chateaux de la Loire.. tôi náo nức muốn được đến nơi xem
lắm. Giờ được đến xem qua rồi thì lại “thôi.” Nó không “thấm” vào xương,
vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà.
“… Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương.”
(Chung Quân – “Làng Tôi”)
Chắc tại tôi là đứa “chả giống ai.” Thôi đành chịu vậy. Mấy trang giấy viết nầy không đầu, không kết, ý tứ nhẩy lung tung, “à bâtons rompus,” “du coq – à – l’âne.” Bà con có xem thì xin “xính xái,” “từ bi hỉ xả” dùm cho. Thiện tai! Thiện tai!
Thôi thì cứ xem như: “Mémoires d’outre tombe” của tôi vậy.
Trước sau gì thì “Cát bụi cũng sẽ về với cát bụi.”
QUANDO SATIS DIXISTI, PERISTI
(Quand tu auras dit assez, tu seras mort)
(St, Augustin)
“Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ
Nếu có người thương đến tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa”
(Giang Hữu Tuyên)
Đúng là “hệ lụy núi sông xưa!”
“Objets inanimés, avez vous donc une âme
Qui s’attache à notre âme et la force d’aimer“
Thôi đành
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng thử nhân sầu ”
(Thôi Hiệu – “Hoàng hạc lâu”)
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.
(bản dịch của Trần Trọng Kim)
Vậy, tôi đã làm được gì?
* Cho Gia Đình
Trả hiếu?
–
Má tôi mất sớm quá, tôi có nhớ gì đâu; nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi
lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì các dì, cô, cậu… (đều ở nhà tôi để săn
sóc má tôi) bảo tôi: “Con ra ngoài chơi đi, để má con ngủ,” ngủ yên…
Yên Giấc Ngàn Thu (?)
–
Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong y khoa, niềm an ủi duy
nhứt của tôi là: tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi. Dĩ nhiên, đôi lần
vì chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui.
–
Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết
chung, không thể sống với vc được. Tụi nó không lương tâm, không tim,
không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ở xứ lạ, không ai ngăn
cấm con tôi: “Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba.” Đó là
nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký (tôi không muốn nhắc tên
mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (classe de
3è) không được lên lớp 10 (classe de seconde). Bị đuổi học.
* Cho Tổ Quốc
Xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính“
“Cúi đầu tạ với quê hương
Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh.”
Tôi
đã đội trên đầu sáu chữ: DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn
thở, tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ
quốc VNCH mới kể là hết.
Je ne fléchirai pas ! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au coeur, dédaignant le troupeau,
Je vous embrasserai dans mon exil farouche,
Patrie, ô mon autel ! Liberté, mon drapeau!
(Victor Hugo - Ultima Verba)
THAY LỜI CUỐI
Những dòng sau đây, tôi xin:
– Kính dâng quý Trưởng Thượng, Niên Trưởng đã rời Việt Nam trước 30-04-1975.
– Gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa “nếm” mùi vc.
Tôi
dạy vạn vật ở trường Trung học Petrus Ký Saigon từ năm 1963. Lúc bấy
giờ, thi Tú Tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa có khi nào tôi hỏi lý lịch thí
sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả
Giáo sư đều xử sự như thế.
Tết
Mậu Thân, con đường tiếp liệu (y dược, y cụ…) của đơn vị tôi bị vc (đã
chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kế cận) đóng chốt. Tôi phải liên lạc
với cố vấn Mỹ của đơn vị tôi, và trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho Tư
Lệnh Sư Đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về lấy thêm
tiếp liệu ở căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân,
nước biển và thuốc trụ sinh…
Trớ trêu thay, người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một tên vc..
Trong
hơn bốn năm trấn đóng ở Đức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng
về Tổng Y Viện Cộng Hòa cho ít nhứt là mười lính vc bị thương nặng.
Không tản thương thì chắc chắn 100% chúng đi “chầu Bác” rồi.
Dù
mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sang… chưa lần nào phi hành đoàn
hỏi tôi tản thương lính nào vậy? QLVNCH hay vc? Tất cả đơn vị Quân Y
QLVNCH đều làm như thế.
Tôi
muốn viết thật rõ, hét thật to, ý nghĩ thật trong sáng: Tôn chỉ của dân
VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành
sự chứa đầy tình người.
Sau
30/04/1975, bọn khát máu chóp bu vc đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền
Nam, mà nền tảng là gia đình. Bao nhiêu gia đình sĩ quan QLVNCH, viên
chức VNCH bị gây áp lực đến đổ vỡ.
Bao
nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt, rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói,
chết vì bệnh tật,… ở những khu gọi là kinh tế mới… Bao nhiêu thanh
thiếu niên “con ngụy” bị ép buộc qua Miên làm bia đỡ đạn cho vc.
Bao nhiêu trăm ngàn người VNCH đã thiệt mạng trên đường tìm tự do, thoát ách vc.
Trong
mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lần nào mà người dân Việt Nam, vốn rất
gắn bó với “quê cha đất tổ,” với “mồ mả ông bà” liều chết, bỏ nước ra
đi tìm tự do đông đến số hàng triệu.
Tôi viết để quý vị trưởng thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ khát máu, tàn ác, vô nhân đạo, đầy thú tính của vc.
Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn vc vì:
1- Tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam.
2- vc không xứng đáng để tôi thù hằn, vì vc đã mất hẳn tính và tình người.
Tôi
cũng rất cám ơn, thương mến, kính yêu “bà xã” tôi đã chịu bao nhiêu cay
đắng, cực khổ tảo tần giữ vững gia đình, lo cho bốn đứa con tôi.
Hiện
giờ, chúng là công dân đơn thuần (simple citoyen) của quốc gia tạm cư,
không là “quan to, quan bé” gì hết; nhưng, người ta đã đối xử với chúng
tôi rất ấm áp tình người.
Nguồn: https://www.tvvn.org/nho-nha-
BS Nguyễn Sơ Đông
Trần Văn Giang (ghi lại)
*
Tôi "đào sâu" vào bài “Nhớ Nhà” này thêm chút nữa (nôm na là "bới lông tìm vết") thì thấy thêm vài chi tiết như sau:
1-
Chữ “Pied,” theo Larousse, en poésie, có nghĩa là “âm / syllable” không
phải là “Chân” như tôi đoán mò theo như trình độ chữ Tây ăn đong của
tôi..
2- Bài thơ "Hoàng Hạc Lâu" bản gốc của Thôi Hiệu thì ghi là "SỬ" không phải là "THỬ" như BS Nguyễn Sơ Đông viết:
煙 波 江 上 使 人 愁。
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
3-
BS Nguyễn Sơ Đông là dân Nam cờ nên viết là "Ãnh ương" (?) Tôi cũng
nghe rất nhiều người nói "Ảnh ương" hay "Ãnh ương"; tuy nhiên đúng chính
tả có lẽ phải là "Ễnh ương." (?)
Xin mời đọc lại bài “Nhớ Nhà” cho chỉnh (?
Until next time...
Thân,
TVG