Văn Học & Nghệ Thuật

Nhớ Trương Vĩnh Ký

Ít ai ngờ rằng ở giữa mặt tiền của đường Trần Hưng Đạo, nơi giao nhau với đường Trần Bình Trọng, một khu vực trung tâm, náo nhiệt bậc nhất của TP. Hồ Chí Minh, có khu nhà mồ


Ít ai ngờ rằng ở giữa mặt tiền của đường Trần Hưng Đạo, nơi giao nhau với đường Trần Bình Trọng, một khu vực trung tâm, náo nhiệt bậc nhất của TP. Hồ Chí Minh, có khu nhà mồ của một học giả có công lớn với chữ quốc ngữ và văn hóa Việt Nam buổi đầu tiếp cận văn minh phương Tây: Khu nhà mồ của danh nhân Trương Vĩnh Ký.
 
Cái Mơn (Bến Tre), quê hương Trương Vĩnh Ký
 
Theo ông Trương Minh Đạt, cháu nội đời thứ 4 của học giả Trương Vĩnh Ký thì khu nhà mồ này được xây dựng vào khoảng 10 năm sau ngày mất của cụ cố ông, tức là những năm 1900, cách đây hơn một thế kỷ. Ngoài phần mộ của danh nhân Trương Vĩnh Ký, nơi đây còn là chốn an nghỉ ngàn năm của vợ và con trai cả cùng rất nhiều người khác thuộc dòng họ. Diện tích khu nhà mồ hiện nay vào khoảng 2.000m2 với phần lớn là những ngôi mộ xây lộ thiên cùng một căn nhà nhỏ của gia đình ông Đạt sinh sống, vừa để trông nom mồ mả Tổ tiên. Chỉ riêng có mộ cụ Tổ Trương Vĩnh Ký và vợ cùng con trai cả mới nằm trong nhà, được xây khoảng hơn 50m2, rất kiên cố bằng đá hoa cương, có những hoa văn mang phong cách Thiên Chúa giáo và lối kiến trúc của Pháp ở thời phục hưng.
 
Theo chân ông Đạt, chúng tôi bước chân vào khu nhà mồ để thắp nén nhang cho tiền nhân, một người mà tôi đã từng nghe tên rất nhiều trong lịch sử, được coi là ông tổ nghề báo chí Việt Nam. Khu nhà mồ này mặc dù nằm ở trung tâm thành phố, ngay giữa một con đường lớn luôn luôn…kẹt xe nhưng hầu như không ai biết hoặc ghé thăm nơi đây. Phần vì những lý do chủ quan, khu nhà mồ của vị danh nhân này không được ghi một tấm biển hay dòng chữ nào để hậu thế đời sau biết đến, nên ít người ghé qua. Thực chất là có, nhưng đó là một dòng chữ viết bằng tiếng Pháp lại khá nhỏ nên ít ai hiểu nổi. Phần nữa, khi nhìn thấy nấm mộ của vị danh nhân lẫy lừng cách đây hơn 100 năm, tôi đã không khỏi ngỡ ngàng. Thực sự đó gần như chỉ là một tấm đá hoa cương đã mòn vẹt vì dấu vết thời gian, nằm gần như sát mặt đất, phải nhìn rõ, trong ánh sáng mờ mờ từ phía cửa hắt vào mới thấy rõ, chứ nó không cao như những ngôi mộ thông thường khác. Trong tấm bia đá trước mộ, có khắc dòng chữ J.B. Petrus Trương Vĩnh Ký rất trang trọng và ngay ngắn.
 
Học giả Trương Vĩnh Ký sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở Cái Mơn (Bến Tre). Thuở bé, khi được các cha xứ đưa sang học ở Malaysia, ông đã khiến tất cả các thầy giáo và bạn bè phải ngạc nhiên về tính chăm chỉ, cần cù cùng khả năng học ngoại ngữ thiên bẩm. Có thể nói, chính trong khoảng thời gian được học ở đây, ngoài việc học thông thạo rất nhiều các loại ngoại ngữ, Trương Vĩnh Ký còn tranh thủ đọc rất nhiều các sách của phương Tây, Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia, những nền văn hóa mà do lịch sử, người Việt trước đó rất ít quan tâm tới. Vì thế, ông được coi là một trong những học giả uyên thâm nhất mà xứ sở Nam bộ từng sản sinh ra. Trong cuốn bách khoa toàn thư do các học giả người Pháp chủ biên, họ xếp Trương Vĩnh Ký vào nhóm những nhà khoa học danh tiếng của vùng Viễn Đông, là 1 trong 18 nhà thông thái của thế giới ở thế kỷ 19.
 
Trương Vĩnh Ký nhiều lần đến Pháp và từng có cơ hội diện kiến với Hoàng Đế Napoléon III và nhiều nhân vật danh tiếng khác nữa. Trong thời gian này, ông cũng làm nhiều chức vụ khác nhau nhưng chủ yếu là làm thông ngôn, dạy học và viết sách bởi những kiến thức uyên bác cùng khả năng nói nhiều thứ tiếng của mình. Nhờ làm thông ngôn mà ông như một chiếc cầu nối quan trọng giữa triều đình Huế với Pháp. Tuy nhiên, mặc dù ăn lương của người Pháp nhưng ông cũng nhiều lần tâm sự: "Ở với họ mà không theo họ”. Và, trong một số sách viết về địa lý, đạo làm người, Trương Vĩnh Ký vẫn gọi người Pháp là "giặc”. Có lẽ, cùng với Huỳnh Tịnh Của, ông chính là một trong số rất ít người làm việc cho Pháp mà vẫn được nhân dân yêu mến, kính trọng và đời sau luôn coi ông là một danh nhân, một tấm gương sáng ở đời. Các nhà nghiên cứu, nhà văn nổi tiếng của Nam bộ như Vương Hồng Sển, Sơn Nam… từng dùng rất nhiều mỹ từ để ca ngợi tính cách và nhân cách của ông.  Do lịch sử trong giai đoạn này vô cùng rối ren và nhiều phe phái nên khoảng những năm 1880, ông từ bỏ hầu hết các chức vụ, lui về nhà dạy học, viết sách. Những năm cuối đời, Trương Vĩnh Ký phải sống trong sự dày vò của bệnh tật và nghèo túng. Trước lúc mất, ông viết mấy câu thơ tóm tắt về những dằn vặt của cuộc đời mình:
 
Bia đá tượng niệm Trương Vĩnh Ký
 
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai/Xô đẩy người vô giữa cuộc đời/Học thức gửi tên con sách nát/Công danh rốt cuộc cái quan tài/Dạo hòn lũ kiến men chân bước/Bò xối, con sùng chắc lưỡi hoài/Cuốn sổ bình sanh công với tội/Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
 
Với khả năng học ngoại ngữ và một trí nhớ siêu đẳng, Trương Vĩnh Ký có lẽ là người Việt Nam đầu tiên giao tiếp thông thạo 26 loại ngoại ngữ khác nhau như tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hi Lạp, Nhật và Thái Lan… Do đó, không có gì bất ngờ khi ông được người Pháp, lúc đó đang bắt đầu thôn tính Việt Nam chọn làm sứ giả và người thông ngôn để giao tiếp và trao đổi với triều đình Huế. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, Trương Vĩnh Ký không chỉ đơn thuần là một thông ngôn dịch thuật và trao đổi giữa Pháp và triều đình Huế mà ông còn để lại cho hậu thế một kho tàng vô cùng lớn lao là 120 đầu sách, chủ yếu là các sách dạy đạo làm người, đạo hiếu, nhân, tín nghĩa trong cuộc sống ở đời. Ông là người sáng lập ra tờ Gia Định báo - tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, một trong những tờ báo dùng để nói lên tiếng lòng của người dân Nam bộ.
 
Ngoài ra, ông còn viết nhiều cuốn sách dịch thuật và được coi là ông Tổ của những cuốn từ điển Pháp - Việt, Anh - Việt… góp phần đưa tiếng Việt (lúc ấy còn vô cùng non trẻ) ra với bạn bè thế giới năm châu. Trương Vĩnh Ký là một tấm gương phi thường về nghị lực học tập và vươn lên trong cuộc sống cho tất cả các thế hệ người Việt Nam sau này.
 
Theo ông Trương Minh Tấn (71 tuổi), anh trai ông Đạt thì mặc dù khi ông ra đời, cụ Trương đã mất được non nửa thế kỷ nhưng cha và ông nội ông (con trai thứ 2 của cụ Trương) luôn kể rất nhiều về cụ cho con cháu nghe. Kể về quãng thời gian cuối đời cụ bỏ hết công việc ở sở toàn quyền về căn nhà nhỏ ngay bên bờ sông Kênh Tẻ để dạy học các thế hệ trẻ em quanh vùng. Ông còn bảo, ở khu nhà mồ này, trước kia còn có một bức tượng bán thân cụ Trương Vĩnh Ký làm bằng xi măng có sơn màu đen rất đẹp. Tuy nhiên, trong một lần ghé thăm, bọn trộm tưởng đó là tượng đồng đen nên đã lấy mất. Ngoài ra, hiện nay tại quê hương ông ở dưới vùng Chợ Lách cũng có một khu nhà với bia đá, tượng đồng được dựng trang trọng đặt trong khuôn viên của Tòa thánh Cái Mơn.
Thật đáng tiếc vì khu nhà mồ Trương Vĩnh Ký không được công nhận là di tích văn hóa kiến trúc, dù tên tuổi ông là rất đáng nhớ.
 
ỨNG HÒA
( Phan chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhớ Trương Vĩnh Ký

Ít ai ngờ rằng ở giữa mặt tiền của đường Trần Hưng Đạo, nơi giao nhau với đường Trần Bình Trọng, một khu vực trung tâm, náo nhiệt bậc nhất của TP. Hồ Chí Minh, có khu nhà mồ


Ít ai ngờ rằng ở giữa mặt tiền của đường Trần Hưng Đạo, nơi giao nhau với đường Trần Bình Trọng, một khu vực trung tâm, náo nhiệt bậc nhất của TP. Hồ Chí Minh, có khu nhà mồ của một học giả có công lớn với chữ quốc ngữ và văn hóa Việt Nam buổi đầu tiếp cận văn minh phương Tây: Khu nhà mồ của danh nhân Trương Vĩnh Ký.
 
Cái Mơn (Bến Tre), quê hương Trương Vĩnh Ký
 
Theo ông Trương Minh Đạt, cháu nội đời thứ 4 của học giả Trương Vĩnh Ký thì khu nhà mồ này được xây dựng vào khoảng 10 năm sau ngày mất của cụ cố ông, tức là những năm 1900, cách đây hơn một thế kỷ. Ngoài phần mộ của danh nhân Trương Vĩnh Ký, nơi đây còn là chốn an nghỉ ngàn năm của vợ và con trai cả cùng rất nhiều người khác thuộc dòng họ. Diện tích khu nhà mồ hiện nay vào khoảng 2.000m2 với phần lớn là những ngôi mộ xây lộ thiên cùng một căn nhà nhỏ của gia đình ông Đạt sinh sống, vừa để trông nom mồ mả Tổ tiên. Chỉ riêng có mộ cụ Tổ Trương Vĩnh Ký và vợ cùng con trai cả mới nằm trong nhà, được xây khoảng hơn 50m2, rất kiên cố bằng đá hoa cương, có những hoa văn mang phong cách Thiên Chúa giáo và lối kiến trúc của Pháp ở thời phục hưng.
 
Theo chân ông Đạt, chúng tôi bước chân vào khu nhà mồ để thắp nén nhang cho tiền nhân, một người mà tôi đã từng nghe tên rất nhiều trong lịch sử, được coi là ông tổ nghề báo chí Việt Nam. Khu nhà mồ này mặc dù nằm ở trung tâm thành phố, ngay giữa một con đường lớn luôn luôn…kẹt xe nhưng hầu như không ai biết hoặc ghé thăm nơi đây. Phần vì những lý do chủ quan, khu nhà mồ của vị danh nhân này không được ghi một tấm biển hay dòng chữ nào để hậu thế đời sau biết đến, nên ít người ghé qua. Thực chất là có, nhưng đó là một dòng chữ viết bằng tiếng Pháp lại khá nhỏ nên ít ai hiểu nổi. Phần nữa, khi nhìn thấy nấm mộ của vị danh nhân lẫy lừng cách đây hơn 100 năm, tôi đã không khỏi ngỡ ngàng. Thực sự đó gần như chỉ là một tấm đá hoa cương đã mòn vẹt vì dấu vết thời gian, nằm gần như sát mặt đất, phải nhìn rõ, trong ánh sáng mờ mờ từ phía cửa hắt vào mới thấy rõ, chứ nó không cao như những ngôi mộ thông thường khác. Trong tấm bia đá trước mộ, có khắc dòng chữ J.B. Petrus Trương Vĩnh Ký rất trang trọng và ngay ngắn.
 
Học giả Trương Vĩnh Ký sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở Cái Mơn (Bến Tre). Thuở bé, khi được các cha xứ đưa sang học ở Malaysia, ông đã khiến tất cả các thầy giáo và bạn bè phải ngạc nhiên về tính chăm chỉ, cần cù cùng khả năng học ngoại ngữ thiên bẩm. Có thể nói, chính trong khoảng thời gian được học ở đây, ngoài việc học thông thạo rất nhiều các loại ngoại ngữ, Trương Vĩnh Ký còn tranh thủ đọc rất nhiều các sách của phương Tây, Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia, những nền văn hóa mà do lịch sử, người Việt trước đó rất ít quan tâm tới. Vì thế, ông được coi là một trong những học giả uyên thâm nhất mà xứ sở Nam bộ từng sản sinh ra. Trong cuốn bách khoa toàn thư do các học giả người Pháp chủ biên, họ xếp Trương Vĩnh Ký vào nhóm những nhà khoa học danh tiếng của vùng Viễn Đông, là 1 trong 18 nhà thông thái của thế giới ở thế kỷ 19.
 
Trương Vĩnh Ký nhiều lần đến Pháp và từng có cơ hội diện kiến với Hoàng Đế Napoléon III và nhiều nhân vật danh tiếng khác nữa. Trong thời gian này, ông cũng làm nhiều chức vụ khác nhau nhưng chủ yếu là làm thông ngôn, dạy học và viết sách bởi những kiến thức uyên bác cùng khả năng nói nhiều thứ tiếng của mình. Nhờ làm thông ngôn mà ông như một chiếc cầu nối quan trọng giữa triều đình Huế với Pháp. Tuy nhiên, mặc dù ăn lương của người Pháp nhưng ông cũng nhiều lần tâm sự: "Ở với họ mà không theo họ”. Và, trong một số sách viết về địa lý, đạo làm người, Trương Vĩnh Ký vẫn gọi người Pháp là "giặc”. Có lẽ, cùng với Huỳnh Tịnh Của, ông chính là một trong số rất ít người làm việc cho Pháp mà vẫn được nhân dân yêu mến, kính trọng và đời sau luôn coi ông là một danh nhân, một tấm gương sáng ở đời. Các nhà nghiên cứu, nhà văn nổi tiếng của Nam bộ như Vương Hồng Sển, Sơn Nam… từng dùng rất nhiều mỹ từ để ca ngợi tính cách và nhân cách của ông.  Do lịch sử trong giai đoạn này vô cùng rối ren và nhiều phe phái nên khoảng những năm 1880, ông từ bỏ hầu hết các chức vụ, lui về nhà dạy học, viết sách. Những năm cuối đời, Trương Vĩnh Ký phải sống trong sự dày vò của bệnh tật và nghèo túng. Trước lúc mất, ông viết mấy câu thơ tóm tắt về những dằn vặt của cuộc đời mình:
 
Bia đá tượng niệm Trương Vĩnh Ký
 
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai/Xô đẩy người vô giữa cuộc đời/Học thức gửi tên con sách nát/Công danh rốt cuộc cái quan tài/Dạo hòn lũ kiến men chân bước/Bò xối, con sùng chắc lưỡi hoài/Cuốn sổ bình sanh công với tội/Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
 
Với khả năng học ngoại ngữ và một trí nhớ siêu đẳng, Trương Vĩnh Ký có lẽ là người Việt Nam đầu tiên giao tiếp thông thạo 26 loại ngoại ngữ khác nhau như tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hi Lạp, Nhật và Thái Lan… Do đó, không có gì bất ngờ khi ông được người Pháp, lúc đó đang bắt đầu thôn tính Việt Nam chọn làm sứ giả và người thông ngôn để giao tiếp và trao đổi với triều đình Huế. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, Trương Vĩnh Ký không chỉ đơn thuần là một thông ngôn dịch thuật và trao đổi giữa Pháp và triều đình Huế mà ông còn để lại cho hậu thế một kho tàng vô cùng lớn lao là 120 đầu sách, chủ yếu là các sách dạy đạo làm người, đạo hiếu, nhân, tín nghĩa trong cuộc sống ở đời. Ông là người sáng lập ra tờ Gia Định báo - tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, một trong những tờ báo dùng để nói lên tiếng lòng của người dân Nam bộ.
 
Ngoài ra, ông còn viết nhiều cuốn sách dịch thuật và được coi là ông Tổ của những cuốn từ điển Pháp - Việt, Anh - Việt… góp phần đưa tiếng Việt (lúc ấy còn vô cùng non trẻ) ra với bạn bè thế giới năm châu. Trương Vĩnh Ký là một tấm gương phi thường về nghị lực học tập và vươn lên trong cuộc sống cho tất cả các thế hệ người Việt Nam sau này.
 
Theo ông Trương Minh Tấn (71 tuổi), anh trai ông Đạt thì mặc dù khi ông ra đời, cụ Trương đã mất được non nửa thế kỷ nhưng cha và ông nội ông (con trai thứ 2 của cụ Trương) luôn kể rất nhiều về cụ cho con cháu nghe. Kể về quãng thời gian cuối đời cụ bỏ hết công việc ở sở toàn quyền về căn nhà nhỏ ngay bên bờ sông Kênh Tẻ để dạy học các thế hệ trẻ em quanh vùng. Ông còn bảo, ở khu nhà mồ này, trước kia còn có một bức tượng bán thân cụ Trương Vĩnh Ký làm bằng xi măng có sơn màu đen rất đẹp. Tuy nhiên, trong một lần ghé thăm, bọn trộm tưởng đó là tượng đồng đen nên đã lấy mất. Ngoài ra, hiện nay tại quê hương ông ở dưới vùng Chợ Lách cũng có một khu nhà với bia đá, tượng đồng được dựng trang trọng đặt trong khuôn viên của Tòa thánh Cái Mơn.
Thật đáng tiếc vì khu nhà mồ Trương Vĩnh Ký không được công nhận là di tích văn hóa kiến trúc, dù tên tuổi ông là rất đáng nhớ.
 
ỨNG HÒA
( Phan chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm