Kinh Đời
Nhọc nhằn đi tìm giấc mơ Mỹ
Một tháng rưỡi sau khi xuất phát từ Honduras, đoàn người di cư Trung Mỹ đã đến TP Tijuana thuộc bán đảo Baja California (Mexico) giáp với Mỹ vào tuần trước. Hơn 5.600 người được chính quyền Tijuana tập trung tại một sân vận động trong khi chờ hai nước Mexico và Mỹ bàn tính cách giải quyết. Trong số này có hơn 1.700 trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, 310 trẻ em dưới năm tuổi. 85% người trong đoàn đến từ Honduras, còn lại là từ Guatemala, El Salvador , Nicaragua .
21 tuổi bồng hai con lội bộ từ Honduras sang Mỹ
Đoàn người xuất phát từ Honduras từ ngày 13-10. Quy mô đoàn người lớn dần khi kéo qua từng nước. Mỗi ngày đoàn người thức dậy tầm 3 giờ sáng, lúc trời còn mát để đi. Ngày qua ngày trẻ em cũng như người lớn lầm lũi đi bộ, đêm ngủ trên mặt đất, thức ăn và quần áo thì trông chờ người dân các địa phương mang cho.
Trong đoàn người di cư có rất nhiều gia đình mang theo con nhỏ. Một người mẹ trẻ mới 21 tuổi mang theo hai con gái hai tuổi và bốn tuổi lội bộ hàng ngàn km từ Honduras sang Guatemala , sang Mexico mong đến Mỹ. Ban đầu chị dùng dây thừng nịt hai đứa trẻ vào mình để đi. Nhưng không được bao lâu, chị phải thả con gái lớn xuống vì quá mệt. Dù mệt mỏi rã rời nhưng ba mẹ con chỉ đi bộ chứ không dám bắt xe đi nhờ vì sợ rủi ro. Đến được Mexico, con gái lớn bốn tuổi của chị bị sốt, không đi nổi, quỳ khóc giữa đường. Nhưng người mẹ vẫn phải đưa con đi tiếp vì sợ bị thụt lại phía sau, dễ bị nhà chức trách Mexico trục xuất. May mắn, tình cảnh đáng thương của ba mẹ con chị được một nhóm nhà báo đi theo đoàn người để đưa tin thấy được và cho quá giang một chặng đường. Chưa rõ ba mẹ con chị có đến được TP Tijuana cùng đoàn người hay không.
Người mẹ Pamela Valle, 28 tuổi cho biết không còn lựa chọn nào khác phải mang cô con gái năm tuổi ra đi vì không thể tìm được việc làm ở Honduras. Thương con chịu khổ nhưng chị Valle chỉ còn cách ngày qua ngày động viên tinh thần con, nói với con đây là một chuyến du lịch.
Một gia đình ở bang Tabasco (Mexico) quyết định gia nhập đoàn người di cư vì các băng nhóm nơi họ ở gây áp lực buộc họ làm chân bán ma túy cho chúng. Sau vài ngày lội bộ, cậu con trai Keneth, 10 tuổi bước đi đau đớn vì chân đầy vết cắt và bỏng rộp. Hai anh em sinh đôi 17 tuổi Jonny và Jordy hy vọng “sẽ tìm được một nơi để ở, kiếm được ít tiền, mua được căn nhà cho gia đình cùng sống” và sẽ được đi học lại nếu đến được Mỹ.
Sử dụng hơi cay ở khu vực biên giới
Cuối tuần rồi, một nhóm 500 người di cư kéo nhau về biên giới Mỹ. Trong khi cảnh sát Mexico đuổi theo sau thì nhân viên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ đã bắn hơi cay và đạn cao su trấn áp sau khi bị người di cư ném gạch đá vào để tìm đường tràn qua Mỹ. Hậu quả người di cư bị kẹt giữa cảnh sát Mexico và lực lượng biên phòng Mỹ. Phía Mỹ, lực lượng biên phòng đã bắt 69 người vượt biên trái phép. Bên Mexico đã bắt 39 người và theo Bộ Nội địa nước này, những người này sẽ bị đưa về nước, đồng nghĩa giấc mơ Mỹ tan vỡ.
Rất nhiều người chọn cách trèo qua hàng rào ngăn biên giới Mexico-Mỹ, nằm phía đông cửa khẩu San Ysidro ngăn TP Tijuana với TP San Diego, bang California (Mỹ). Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro mà rõ nhất là bị lực lượng biên phòng Mỹ tuần tra bắt giữ.
Nhà báo Kim Kyung-Hoon người Hàn Quốc làm cho Reuters chi nhánh ở Nhật, sang Mexico từ giữa tháng 11 để đưa tin về đoàn người di cư. Có mặt ở biên giới Mexico-Mỹ cuối tuần rồi, ông đã chụp được bức ảnh gây xúc động. Bức ảnh chụp cảnh một người mẹ kéo hai con nhỏ chạy tránh hơi cay. Hai đứa bé, một đứa đi chân trần, đứa còn lại mang dép lê…
Một nhà báo NBC News sau đó lần tìm người mẹ này và được biết chị tên Maria Mesa, 39 tuổi, đi cùng năm đứa con. Chị cho biết một đứa con ba tuổi của chị – không có trong ảnh – đã bất tỉnh sau khi hít phải hơi cay.
Nước Mỹ vẫn cứng rắn!
Cảnh tượng thương tâm không làm thay đổi quan điểm cứng rắn của ông Trump về chuyện người di cư. Ngày 24-11, sau sự việc này ông Trump vẫn nói chuyện để con trẻ dính hơi cay là lỗi người lớn di cư, đồng thời đe dọa sẽ đóng cửa biên giới lâu dài với Mexico nếu cần. Ông Trump cũng đề nghị Mexico chặn đoàn người di cư trước khi họ đến biên giới với Mỹ và đề nghị các nước Trung Mỹ có biện pháp không để các đoàn người như thế này thành hình.
Ông Trump ngày 9-11 ký một sắc lệnh nhập cư cho phép Bộ An ninh nội địa từ chối nhận đơn xin tị nạn của người di cư Trung Mỹ, trừ những người qua biên giới chính thức bằng cách trình diện tại cửa khẩu. Sắc lệnh này ngay trong ngày 9-11 đã bị Liên đoàn Tự do công dân Mỹ kiện. Theo luật Mỹ, người nhập cư được phép xin tị nạn dù có trình diện tại các cửa khẩu hay không.
Thời gian gần đây Mỹ liên tục đóng cửa cửa khẩu San Ysridro. Chuyện này rất hiếm xảy ra khi đây là một trong những cửa khẩu bận rộn nhất thế giới với hàng chục ngàn người Mexico qua Mỹ mỗi ngày để học và làm việc. Mỗi ngày trung bình có khoảng 70.000 xe cộ và 20.000 khách bộ hành qua lại cửa khẩu này.
Hiện Mỹ đang bàn với Mexico kế hoạch giữ người di cư ở lại Mexico trong thời gian Mỹ xem xét đơn xin tị nạn của họ. Thường thì người nước khác chỉ đệ đơn xin xét cho tị nạn lên nhà chức trách Mỹ sau khi vào Mỹ dù bằng đường hợp pháp hay trái phép. Trong thời gian chờ xét họ được phép trú lại trên đất Mỹ, mà quá trình này có thể kéo dài đến hai năm. Một điều nữa, cửa khẩu San Ysidro chỉ có thể giải quyết 100 đề nghị xin tị nạn mỗi ngày.
Nguồn: TCHK
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nhọc nhằn đi tìm giấc mơ Mỹ
Một tháng rưỡi sau khi xuất phát từ Honduras, đoàn người di cư Trung Mỹ đã đến TP Tijuana thuộc bán đảo Baja California (Mexico) giáp với Mỹ vào tuần trước. Hơn 5.600 người được chính quyền Tijuana tập trung tại một sân vận động trong khi chờ hai nước Mexico và Mỹ bàn tính cách giải quyết. Trong số này có hơn 1.700 trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, 310 trẻ em dưới năm tuổi. 85% người trong đoàn đến từ Honduras, còn lại là từ Guatemala, El Salvador , Nicaragua .
21 tuổi bồng hai con lội bộ từ Honduras sang Mỹ
Đoàn người xuất phát từ Honduras từ ngày 13-10. Quy mô đoàn người lớn dần khi kéo qua từng nước. Mỗi ngày đoàn người thức dậy tầm 3 giờ sáng, lúc trời còn mát để đi. Ngày qua ngày trẻ em cũng như người lớn lầm lũi đi bộ, đêm ngủ trên mặt đất, thức ăn và quần áo thì trông chờ người dân các địa phương mang cho.
Trong đoàn người di cư có rất nhiều gia đình mang theo con nhỏ. Một người mẹ trẻ mới 21 tuổi mang theo hai con gái hai tuổi và bốn tuổi lội bộ hàng ngàn km từ Honduras sang Guatemala , sang Mexico mong đến Mỹ. Ban đầu chị dùng dây thừng nịt hai đứa trẻ vào mình để đi. Nhưng không được bao lâu, chị phải thả con gái lớn xuống vì quá mệt. Dù mệt mỏi rã rời nhưng ba mẹ con chỉ đi bộ chứ không dám bắt xe đi nhờ vì sợ rủi ro. Đến được Mexico, con gái lớn bốn tuổi của chị bị sốt, không đi nổi, quỳ khóc giữa đường. Nhưng người mẹ vẫn phải đưa con đi tiếp vì sợ bị thụt lại phía sau, dễ bị nhà chức trách Mexico trục xuất. May mắn, tình cảnh đáng thương của ba mẹ con chị được một nhóm nhà báo đi theo đoàn người để đưa tin thấy được và cho quá giang một chặng đường. Chưa rõ ba mẹ con chị có đến được TP Tijuana cùng đoàn người hay không.
Người mẹ Pamela Valle, 28 tuổi cho biết không còn lựa chọn nào khác phải mang cô con gái năm tuổi ra đi vì không thể tìm được việc làm ở Honduras. Thương con chịu khổ nhưng chị Valle chỉ còn cách ngày qua ngày động viên tinh thần con, nói với con đây là một chuyến du lịch.
Một gia đình ở bang Tabasco (Mexico) quyết định gia nhập đoàn người di cư vì các băng nhóm nơi họ ở gây áp lực buộc họ làm chân bán ma túy cho chúng. Sau vài ngày lội bộ, cậu con trai Keneth, 10 tuổi bước đi đau đớn vì chân đầy vết cắt và bỏng rộp. Hai anh em sinh đôi 17 tuổi Jonny và Jordy hy vọng “sẽ tìm được một nơi để ở, kiếm được ít tiền, mua được căn nhà cho gia đình cùng sống” và sẽ được đi học lại nếu đến được Mỹ.
Sử dụng hơi cay ở khu vực biên giới
Cuối tuần rồi, một nhóm 500 người di cư kéo nhau về biên giới Mỹ. Trong khi cảnh sát Mexico đuổi theo sau thì nhân viên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ đã bắn hơi cay và đạn cao su trấn áp sau khi bị người di cư ném gạch đá vào để tìm đường tràn qua Mỹ. Hậu quả người di cư bị kẹt giữa cảnh sát Mexico và lực lượng biên phòng Mỹ. Phía Mỹ, lực lượng biên phòng đã bắt 69 người vượt biên trái phép. Bên Mexico đã bắt 39 người và theo Bộ Nội địa nước này, những người này sẽ bị đưa về nước, đồng nghĩa giấc mơ Mỹ tan vỡ.
Rất nhiều người chọn cách trèo qua hàng rào ngăn biên giới Mexico-Mỹ, nằm phía đông cửa khẩu San Ysidro ngăn TP Tijuana với TP San Diego, bang California (Mỹ). Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro mà rõ nhất là bị lực lượng biên phòng Mỹ tuần tra bắt giữ.
Nhà báo Kim Kyung-Hoon người Hàn Quốc làm cho Reuters chi nhánh ở Nhật, sang Mexico từ giữa tháng 11 để đưa tin về đoàn người di cư. Có mặt ở biên giới Mexico-Mỹ cuối tuần rồi, ông đã chụp được bức ảnh gây xúc động. Bức ảnh chụp cảnh một người mẹ kéo hai con nhỏ chạy tránh hơi cay. Hai đứa bé, một đứa đi chân trần, đứa còn lại mang dép lê…
Một nhà báo NBC News sau đó lần tìm người mẹ này và được biết chị tên Maria Mesa, 39 tuổi, đi cùng năm đứa con. Chị cho biết một đứa con ba tuổi của chị – không có trong ảnh – đã bất tỉnh sau khi hít phải hơi cay.
Nước Mỹ vẫn cứng rắn!
Cảnh tượng thương tâm không làm thay đổi quan điểm cứng rắn của ông Trump về chuyện người di cư. Ngày 24-11, sau sự việc này ông Trump vẫn nói chuyện để con trẻ dính hơi cay là lỗi người lớn di cư, đồng thời đe dọa sẽ đóng cửa biên giới lâu dài với Mexico nếu cần. Ông Trump cũng đề nghị Mexico chặn đoàn người di cư trước khi họ đến biên giới với Mỹ và đề nghị các nước Trung Mỹ có biện pháp không để các đoàn người như thế này thành hình.
Ông Trump ngày 9-11 ký một sắc lệnh nhập cư cho phép Bộ An ninh nội địa từ chối nhận đơn xin tị nạn của người di cư Trung Mỹ, trừ những người qua biên giới chính thức bằng cách trình diện tại cửa khẩu. Sắc lệnh này ngay trong ngày 9-11 đã bị Liên đoàn Tự do công dân Mỹ kiện. Theo luật Mỹ, người nhập cư được phép xin tị nạn dù có trình diện tại các cửa khẩu hay không.
Thời gian gần đây Mỹ liên tục đóng cửa cửa khẩu San Ysridro. Chuyện này rất hiếm xảy ra khi đây là một trong những cửa khẩu bận rộn nhất thế giới với hàng chục ngàn người Mexico qua Mỹ mỗi ngày để học và làm việc. Mỗi ngày trung bình có khoảng 70.000 xe cộ và 20.000 khách bộ hành qua lại cửa khẩu này.
Hiện Mỹ đang bàn với Mexico kế hoạch giữ người di cư ở lại Mexico trong thời gian Mỹ xem xét đơn xin tị nạn của họ. Thường thì người nước khác chỉ đệ đơn xin xét cho tị nạn lên nhà chức trách Mỹ sau khi vào Mỹ dù bằng đường hợp pháp hay trái phép. Trong thời gian chờ xét họ được phép trú lại trên đất Mỹ, mà quá trình này có thể kéo dài đến hai năm. Một điều nữa, cửa khẩu San Ysidro chỉ có thể giải quyết 100 đề nghị xin tị nạn mỗi ngày.
Nguồn: TCHK