Tham Khảo

Những Kỳ Quái Của Một Cuộc Tranh Cử Bất Thường

Thông thường, đề tài cột báo kỳ này là khía cạnh chính trị bên trong một vấn đề kinh tế. Nhưng tuần này không là một tuần thông thường vì tuần sau sẽ là ngày bầu cử

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người-Việt ngày 161030
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"


Những Kỳ Quái Của Một Cuộc Tranh Cử Bất Thường    


* Lạy trời mưa đừng xuống! *


Thông thường, đề tài cột báo kỳ này là khía cạnh chính trị bên trong một vấn đề kinh tế. Nhưng tuần này không là một tuần thông thường vì tuần sau sẽ là ngày bầu cử trong một cuộc tổng tuyển cử bất thường của nước Mỹ. Bất thường nhất là cuộc tranh cử Tổng thống, từ lạ kỳ đến kỳ cục, kỳ quái - chúng ta thiếu chữ để diễn tả.

Nói về Hoa Kỳ, sự phân cực về quan điểm chính trị đã có từ lâu, khiến lập trường của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ngày càng tách biệt và tìm ra điểm dung hòa là điều khó. Lần này, với dân số hơn 320 triệu, dân Mỹ đề cử hai ứng cử viên có chung một nét là bị đa số nghi ngờ (tính tới cuối Tháng 10, Hillary Clinton bị gần 60% và Donald Trump bị hơn 60%) trong khi hơn 63% dân Mỹ cho là quốc gia đang chệch hướng.

Ai đã đề cử họ? Đấy là thiểu số tích cực nhất của hai đảng trong vòng sơ bộ kéo dài suốt năm - khoảng 18% dân số, chia đều cho cả hai. Vì là thiểu số đầy nhiệt tình đã vận động ngay từ đầu, họ có lập trường bên kia gọi là cực đoan.

Không lên tới các cuộc bầu cử năm 1800 hay 1824 khi bùn nhơ được báo chí đôi bên ném cho nhau, có lẽ phải nghĩ tới cuộc bầu cử tổng thống năm 1860, trước khi Hoa Kỳ bị Nội chiến thì người ta mới thấy được tình trạng phân cực đáng ngại đó. Nó vượt xa hai cuộc bầu cử năm 1952 hay 1968 là khi Hoa Kỳ đang ở trong thời chiến (Cao Ly và Việt Nam).

Hai chính đảng lớn đề cử hai nhân vật có hành trang lạ, được truyền thông và các bình luận gia chất thêm nhiều tội. Một người là tỷ phú trốn thuế, chạy cờ cho Tổng thống Vladimir Putin của Nga và nói khỏi cần nghĩ vì chỉ nghĩ về mình, lại còn khoe mẽ về tình nhờ có tiền. Người kia, vì lý do chưa hề giải thích, có hệ thống điện toán riêng mà bất chấp nhu cầu bảo mật khi thi hành công vụ là Tổng trưởng Ngoại giao và còn có quyền lợi mắc mứu với sáng viện Clinton Foundation của gia đình.

Những tỳ vết hay tai tiếng đó được đôi bên phanh phui tiết lộ có chọn lọc nhằm mục tiêu chính trị là gây ấn tượng xấu cho đối thủ, làm như nước Mỹ hết người.

Thế rồi, như chưa đủ kỳ lạ, cuối tuần qua, Giám đốc cơ quan điều tra liên bang là James Comey thông báo cho giới lãnh đạo Quốc hội rằng FBI tìm thấy trong máy điện toán của cựu dân biểu Anthony Weiner đang bị điều tra về tội sách nhiễu tình dục trẻ vị thành niên nhiều điện thư có thể liên quan đến bà Hillary Clinton và công vụ. Sở dĩ liên hệ vì ông Weiner có bà vợ đang ly thân là Huma Abedin, cố vấn thân tín của bà Clinton và hai vợ chồng vẫn liên lạc với nhau qua máy điện toán cá nhân của họ. Hai ngày sau, người ta biết khối điện thư ấy lên tới 650 ngàn và FBI xin được trát toà để mở cuộc điều tra khác, không về cựu dân biểu Weiner mà về những gì có thể liên quan tới Huma Abedin và bà Clinton.

Quyết định của ông Comey lập tức đưa cuộc tranh cử tổng thống vào khủng hoảng, một tuần trước ngày bầu cử. Người ta chưa thể hiểu được lý do của quyết định này.

Từ Tháng Bảy khi điều tra việc bà Clinton sử dụng hệ thống điện toán riêng và xóa hết 30 ngàn điện thư trước khi mãn nhiệm Ngoại trưởng, FBI có thể lập thủ tục pháp lý – xin công tố viện – truy tố bà về một khinh tội (dùng điện toán riêng) và hai trọng tội (tạo cơ hội cho ngoai bang xâm nhập, và xóa điện thư để phi tang). Nhiều viên chức quân và dân sự đã bị truy tố vì tội nhẹ hơn vậy. Nhưng khi đó, ngày bảy Tháng Bảy, Giám đốc FBI chỉ công khai phê bình bà Clinton là “cực kỳ bất cẩn” nhưng không đề nghị truy tố trước Đại bồi thẩm đoàn. Lần đó, ông Comey được đảng Dân Chủ nức lời ca ngợi. Phải chăng, ông muốn cử tri có phán quyết bằng lá phiếu thay vì gây ra khủng hoảng chính trị giữa mùa bầu cử?

Bây giờ vì sao ông lại quyết định khác khiến cả hai đảng và giới luật gia đều đả kích? Cho tới nay, chúng ta chỉ có thể nêu ra vài giả thuyết về hành động này.

Từ xưa, Jim Comey là vị thẩm phán cứng đầu đã từng lấy nhiều quyết định táo bạo mà bất chấp quan điểm chính trị của cả hai chính quyền Dân Chủ và Cộng Hòa. Lần này, có thể là ông vừa thấy ra nhiều điều thể nào cũng bị phanh phui khiến bà Clinton không đủ tư cách pháp lý làm Tổng thống Hoa Kỳ.

Nếu điều ấy xảy ra sau khi bà thắng cử Tổng thống thì sẽ bị Tòa Đại hình điều tra, bị Quốc hội Khóa 115 đàn hặc hay truất phế và Chính quyền Mỹ bị tê liệt trong nhiều năm. Ông Comey muốn tránh mang tiếng là để hụt chuyện tầy trời như vậy mà nên mới đảo ngược quyết định và những gì sẽ được công khai hóa cho thấy ông là có công tâm.

Giả thuyết thứ hai, có thể là Comey đoán trước rằng khối điện thư này không ảnh hưởng gì tới Clinton nhưng ông muốn kéo Quốc hội Khóa 114 vào cuộc khi đi ngược quan điểm của thượng cấp là bà Tổng trưởng và Thứ trưởng, một nhân vật thân tín bên phía Clinton, mà báo cho dân biểu nghị sĩ của các ủy ban hữu trách trong Quốc hội rằng cơ quan FBI sẽ xin điều tra. Trách nhiệm đúng sai hai bên cùng gánh!

Sau này, lịch sử và công lý sẽ phán xét quyết định kỳ lạ của Giám đốc FBI nhưng trước mắt, Tổng trưởng Tư pháp sẽ không cho phép lập ra Đại Bồi thẩm đoàn để thụ lý hồ sơ rắc rối này. Bà Loretta Lynch có thẩm quyền đó vì được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm theo “sở kiến của Tổng thống Hoa Kỳ trong thời gian tại chức” (người viết xin dịch “the pleasure of the President of the United States ra “sở kiến” cho lịch sự!) Và vì theo Hiến pháp, chỉ có một Đại Bồi thẩm đoàn mới có thẩm quyền truy tố, bà Clinton sẽ không bị truy tố trước ngày bầu cử.

Có lẽ vì vậy mà sáng Thứ Hai 31, Tòa Bạch Cung lên tiếng qua Tùy viên Báo chí Josh Earnest, rằng “Tổng thống không tin là Giám đốc Comey muốn chi phối kết quả một cuộc bầu cử”.

Nhưng đấy là cái nhân của khủng hoảng vì nếu Clinton không bị truy tố mà đắc cử, Tổng thống thứ 45 chẳng có tuần trăng mật hay trăm ngày dễ thở với Quốc hội. Trận chiến pháp lý bùng nổ sẽ đưa Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ vào vòng ách tắc kéo dài nhiều năm.

Bà Clinton còn hy vọng đó vì đối thủ là ông Trump vẫn giữ thói tật quá lời khi tuyên bố không chứng cớ, rằng trong khối điện thư vừa được phát giác có ba chục ngàn điện thư đã bị xóa của Hillary Clinton. Quần chúng ủng hộ ông rất vui với tai họa mới của đối thủ - họ thường đông gấp đôi và triệt để gấp bốn thành phần đầy nhiệt tình trong các cuộc vận động của bà Clinton - nhưng chưa chắc là khối cử tri lưỡng lự tại một số tiểu bang “xôi đậu” đã đổi ý mà dồn phiếu cho ông Trump. Dù vậy, việc kiểm phiếu sẽ báo hiệu nhiều ngày nghẹt thở.

Chuyện kỳ quái của cuộc tranh cử năm nay là hai ứng cử viên tổng thống có điểm tương đồng: cả hai đều không biết xấu hổ và có một lời xin lỗi vì nghĩ là họ nằm ngoài vòng phán xét của quần chúng, công lý hay quy phạm xã hội. Khác biệt nếu có là ông Trump xấc xược trong sự trâng tráo, bà Clinton lại kín đáo trong sự xấc xược. Cả hai đều bất xứng vì sự nông cạn trái chiều khi chỉ nhìn vào sự nghiệp của họ. (Người viết tôn trọng lời đả kích do các độc giả đầy nhiệt tình từ cả hai phía sẽ tung ra khi dám đồng hóa thần tượng của họ với đối thủ ma quỷ ở bên kia chiến hào!)

Nhưng cho dù bất cứ ai thắng cử lần này, chính trường Hoa Kỳ vẫn bị khủng hoảng. Với báo chí thì đây là cơ hội bằng vàng trong nghiệp vụ tường thuật và bình luận. Với các quốc gia lỡ trông cậy vào Hoa Kỳ thì đây là ác mộng.

Tuy nhiên về dài thì nền cộng hòa của Mỹ vẫn tồn tại và nói đi nói lại thì tới 99,99% vẫn chọn nơi này làm quê hương!

Như thông lệ, với mọi nhược điểm, ứng cử viên nào cũng vẽ ra nhiều chương trình hành động vô bổ vì sẽ bị thực tế và các nước khác phủ nhận hay thách đố. Khi đắc cử, Tổng thống tân cử sẽ đối diện với thực tế đó. Lần này, thực tế sẽ ụp xuống rất sớm và cử tri mua hớ có quyền nghĩ lại kỳ tới, vào năm 2020. Khi đó, ta sẽ bình tiếp về sự nổi loạn của thành phần trung lưu. Những gì vừa xảy ra mới chỉ là cuộc tổng tập dượt!

Nhân tiện, cũng xin nhắc lại về kinh tế, là trong mùa thông báo kết quả doanh lợi của tam cá nguyệt vừa qua, các thị trường đều e ngại nạn sụt giá cổ phiếu và chu kỳ suy trầm kinh tế sắp tới. Nhưng vì sao đồng Mỹ kim vẫn lên giá so với các ngoại tệ khác? Đứng giữa vũng bùn, ta thấy bên kia sông chưa là ánh mặt trời!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/


Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
LÊN CỔNG THIÊN ĐÀNG * Ai mua cua đảng khuyến mãi đầu tôm Cúm núm chôm chôm đít dã tràng Chẳng bán lòng gan rùa Hà Nội Búa liềm tự diễn tiến Hồ Quang * Thảo mai Huy Đức cống Dzàng nghĩ hưu nguyên Vũ huy Hoàng đảng sắp tan Chợ chiều rán cộng Hoàng Văn Hoan Trịnh Xuân Thanh tịnh viêm xoang Vũ Ngọc Hoàng Tô Lâm trừ Trần Đại Quang Đinh Thế Huynh đệ lăng loàn Nguyễn Thị Doan * Trịnh Văn Chiến đấu Tạ Bích Loan Nguyễn Như Phong hỏa Nguyễn Thị Doan ba càng Lò Tôn Nữ Thị Ninh Choang Bành Lệ Viện Nguyễn Thị Bình hy nộ dạ sói ái ố́ hồn lang * Bắc thang lên cổng thiên đàng Hillary sến vẻ vang thoát tôi đòi Xì Trump xịt lốp mắc toi Nha Trang Lưu Bị Ba Ngòi nổ chiiến tranh Trương Phi Durterte độc hành hái Hoa Thịnh Đốn chặt cành Mao Trạch Đông * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Những Kỳ Quái Của Một Cuộc Tranh Cử Bất Thường

Thông thường, đề tài cột báo kỳ này là khía cạnh chính trị bên trong một vấn đề kinh tế. Nhưng tuần này không là một tuần thông thường vì tuần sau sẽ là ngày bầu cử

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người-Việt ngày 161030
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"


Những Kỳ Quái Của Một Cuộc Tranh Cử Bất Thường    


* Lạy trời mưa đừng xuống! *


Thông thường, đề tài cột báo kỳ này là khía cạnh chính trị bên trong một vấn đề kinh tế. Nhưng tuần này không là một tuần thông thường vì tuần sau sẽ là ngày bầu cử trong một cuộc tổng tuyển cử bất thường của nước Mỹ. Bất thường nhất là cuộc tranh cử Tổng thống, từ lạ kỳ đến kỳ cục, kỳ quái - chúng ta thiếu chữ để diễn tả.

Nói về Hoa Kỳ, sự phân cực về quan điểm chính trị đã có từ lâu, khiến lập trường của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ngày càng tách biệt và tìm ra điểm dung hòa là điều khó. Lần này, với dân số hơn 320 triệu, dân Mỹ đề cử hai ứng cử viên có chung một nét là bị đa số nghi ngờ (tính tới cuối Tháng 10, Hillary Clinton bị gần 60% và Donald Trump bị hơn 60%) trong khi hơn 63% dân Mỹ cho là quốc gia đang chệch hướng.

Ai đã đề cử họ? Đấy là thiểu số tích cực nhất của hai đảng trong vòng sơ bộ kéo dài suốt năm - khoảng 18% dân số, chia đều cho cả hai. Vì là thiểu số đầy nhiệt tình đã vận động ngay từ đầu, họ có lập trường bên kia gọi là cực đoan.

Không lên tới các cuộc bầu cử năm 1800 hay 1824 khi bùn nhơ được báo chí đôi bên ném cho nhau, có lẽ phải nghĩ tới cuộc bầu cử tổng thống năm 1860, trước khi Hoa Kỳ bị Nội chiến thì người ta mới thấy được tình trạng phân cực đáng ngại đó. Nó vượt xa hai cuộc bầu cử năm 1952 hay 1968 là khi Hoa Kỳ đang ở trong thời chiến (Cao Ly và Việt Nam).

Hai chính đảng lớn đề cử hai nhân vật có hành trang lạ, được truyền thông và các bình luận gia chất thêm nhiều tội. Một người là tỷ phú trốn thuế, chạy cờ cho Tổng thống Vladimir Putin của Nga và nói khỏi cần nghĩ vì chỉ nghĩ về mình, lại còn khoe mẽ về tình nhờ có tiền. Người kia, vì lý do chưa hề giải thích, có hệ thống điện toán riêng mà bất chấp nhu cầu bảo mật khi thi hành công vụ là Tổng trưởng Ngoại giao và còn có quyền lợi mắc mứu với sáng viện Clinton Foundation của gia đình.

Những tỳ vết hay tai tiếng đó được đôi bên phanh phui tiết lộ có chọn lọc nhằm mục tiêu chính trị là gây ấn tượng xấu cho đối thủ, làm như nước Mỹ hết người.

Thế rồi, như chưa đủ kỳ lạ, cuối tuần qua, Giám đốc cơ quan điều tra liên bang là James Comey thông báo cho giới lãnh đạo Quốc hội rằng FBI tìm thấy trong máy điện toán của cựu dân biểu Anthony Weiner đang bị điều tra về tội sách nhiễu tình dục trẻ vị thành niên nhiều điện thư có thể liên quan đến bà Hillary Clinton và công vụ. Sở dĩ liên hệ vì ông Weiner có bà vợ đang ly thân là Huma Abedin, cố vấn thân tín của bà Clinton và hai vợ chồng vẫn liên lạc với nhau qua máy điện toán cá nhân của họ. Hai ngày sau, người ta biết khối điện thư ấy lên tới 650 ngàn và FBI xin được trát toà để mở cuộc điều tra khác, không về cựu dân biểu Weiner mà về những gì có thể liên quan tới Huma Abedin và bà Clinton.

Quyết định của ông Comey lập tức đưa cuộc tranh cử tổng thống vào khủng hoảng, một tuần trước ngày bầu cử. Người ta chưa thể hiểu được lý do của quyết định này.

Từ Tháng Bảy khi điều tra việc bà Clinton sử dụng hệ thống điện toán riêng và xóa hết 30 ngàn điện thư trước khi mãn nhiệm Ngoại trưởng, FBI có thể lập thủ tục pháp lý – xin công tố viện – truy tố bà về một khinh tội (dùng điện toán riêng) và hai trọng tội (tạo cơ hội cho ngoai bang xâm nhập, và xóa điện thư để phi tang). Nhiều viên chức quân và dân sự đã bị truy tố vì tội nhẹ hơn vậy. Nhưng khi đó, ngày bảy Tháng Bảy, Giám đốc FBI chỉ công khai phê bình bà Clinton là “cực kỳ bất cẩn” nhưng không đề nghị truy tố trước Đại bồi thẩm đoàn. Lần đó, ông Comey được đảng Dân Chủ nức lời ca ngợi. Phải chăng, ông muốn cử tri có phán quyết bằng lá phiếu thay vì gây ra khủng hoảng chính trị giữa mùa bầu cử?

Bây giờ vì sao ông lại quyết định khác khiến cả hai đảng và giới luật gia đều đả kích? Cho tới nay, chúng ta chỉ có thể nêu ra vài giả thuyết về hành động này.

Từ xưa, Jim Comey là vị thẩm phán cứng đầu đã từng lấy nhiều quyết định táo bạo mà bất chấp quan điểm chính trị của cả hai chính quyền Dân Chủ và Cộng Hòa. Lần này, có thể là ông vừa thấy ra nhiều điều thể nào cũng bị phanh phui khiến bà Clinton không đủ tư cách pháp lý làm Tổng thống Hoa Kỳ.

Nếu điều ấy xảy ra sau khi bà thắng cử Tổng thống thì sẽ bị Tòa Đại hình điều tra, bị Quốc hội Khóa 115 đàn hặc hay truất phế và Chính quyền Mỹ bị tê liệt trong nhiều năm. Ông Comey muốn tránh mang tiếng là để hụt chuyện tầy trời như vậy mà nên mới đảo ngược quyết định và những gì sẽ được công khai hóa cho thấy ông là có công tâm.

Giả thuyết thứ hai, có thể là Comey đoán trước rằng khối điện thư này không ảnh hưởng gì tới Clinton nhưng ông muốn kéo Quốc hội Khóa 114 vào cuộc khi đi ngược quan điểm của thượng cấp là bà Tổng trưởng và Thứ trưởng, một nhân vật thân tín bên phía Clinton, mà báo cho dân biểu nghị sĩ của các ủy ban hữu trách trong Quốc hội rằng cơ quan FBI sẽ xin điều tra. Trách nhiệm đúng sai hai bên cùng gánh!

Sau này, lịch sử và công lý sẽ phán xét quyết định kỳ lạ của Giám đốc FBI nhưng trước mắt, Tổng trưởng Tư pháp sẽ không cho phép lập ra Đại Bồi thẩm đoàn để thụ lý hồ sơ rắc rối này. Bà Loretta Lynch có thẩm quyền đó vì được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm theo “sở kiến của Tổng thống Hoa Kỳ trong thời gian tại chức” (người viết xin dịch “the pleasure of the President of the United States ra “sở kiến” cho lịch sự!) Và vì theo Hiến pháp, chỉ có một Đại Bồi thẩm đoàn mới có thẩm quyền truy tố, bà Clinton sẽ không bị truy tố trước ngày bầu cử.

Có lẽ vì vậy mà sáng Thứ Hai 31, Tòa Bạch Cung lên tiếng qua Tùy viên Báo chí Josh Earnest, rằng “Tổng thống không tin là Giám đốc Comey muốn chi phối kết quả một cuộc bầu cử”.

Nhưng đấy là cái nhân của khủng hoảng vì nếu Clinton không bị truy tố mà đắc cử, Tổng thống thứ 45 chẳng có tuần trăng mật hay trăm ngày dễ thở với Quốc hội. Trận chiến pháp lý bùng nổ sẽ đưa Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ vào vòng ách tắc kéo dài nhiều năm.

Bà Clinton còn hy vọng đó vì đối thủ là ông Trump vẫn giữ thói tật quá lời khi tuyên bố không chứng cớ, rằng trong khối điện thư vừa được phát giác có ba chục ngàn điện thư đã bị xóa của Hillary Clinton. Quần chúng ủng hộ ông rất vui với tai họa mới của đối thủ - họ thường đông gấp đôi và triệt để gấp bốn thành phần đầy nhiệt tình trong các cuộc vận động của bà Clinton - nhưng chưa chắc là khối cử tri lưỡng lự tại một số tiểu bang “xôi đậu” đã đổi ý mà dồn phiếu cho ông Trump. Dù vậy, việc kiểm phiếu sẽ báo hiệu nhiều ngày nghẹt thở.

Chuyện kỳ quái của cuộc tranh cử năm nay là hai ứng cử viên tổng thống có điểm tương đồng: cả hai đều không biết xấu hổ và có một lời xin lỗi vì nghĩ là họ nằm ngoài vòng phán xét của quần chúng, công lý hay quy phạm xã hội. Khác biệt nếu có là ông Trump xấc xược trong sự trâng tráo, bà Clinton lại kín đáo trong sự xấc xược. Cả hai đều bất xứng vì sự nông cạn trái chiều khi chỉ nhìn vào sự nghiệp của họ. (Người viết tôn trọng lời đả kích do các độc giả đầy nhiệt tình từ cả hai phía sẽ tung ra khi dám đồng hóa thần tượng của họ với đối thủ ma quỷ ở bên kia chiến hào!)

Nhưng cho dù bất cứ ai thắng cử lần này, chính trường Hoa Kỳ vẫn bị khủng hoảng. Với báo chí thì đây là cơ hội bằng vàng trong nghiệp vụ tường thuật và bình luận. Với các quốc gia lỡ trông cậy vào Hoa Kỳ thì đây là ác mộng.

Tuy nhiên về dài thì nền cộng hòa của Mỹ vẫn tồn tại và nói đi nói lại thì tới 99,99% vẫn chọn nơi này làm quê hương!

Như thông lệ, với mọi nhược điểm, ứng cử viên nào cũng vẽ ra nhiều chương trình hành động vô bổ vì sẽ bị thực tế và các nước khác phủ nhận hay thách đố. Khi đắc cử, Tổng thống tân cử sẽ đối diện với thực tế đó. Lần này, thực tế sẽ ụp xuống rất sớm và cử tri mua hớ có quyền nghĩ lại kỳ tới, vào năm 2020. Khi đó, ta sẽ bình tiếp về sự nổi loạn của thành phần trung lưu. Những gì vừa xảy ra mới chỉ là cuộc tổng tập dượt!

Nhân tiện, cũng xin nhắc lại về kinh tế, là trong mùa thông báo kết quả doanh lợi của tam cá nguyệt vừa qua, các thị trường đều e ngại nạn sụt giá cổ phiếu và chu kỳ suy trầm kinh tế sắp tới. Nhưng vì sao đồng Mỹ kim vẫn lên giá so với các ngoại tệ khác? Đứng giữa vũng bùn, ta thấy bên kia sông chưa là ánh mặt trời!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm