Tham Khảo
Những bức thư cam kết của TT Nixon
Từ tháng 8-1972 cho tới những ngày gần ký kết Hiệp định Ba Lê, Kissinger và TT Nixon đã hứa hẹn riêng với TT Thiệu ông sẽ can thiệp nếu hai miền Nam Bắc
© Trọng Đạt
© Trọng Đạt
Những bức mật thư
Từ
tháng 8-1972 cho tới những ngày gần ký kết Hiệp định Ba Lê, Kissinger
và TT Nixon đã hứa hẹn riêng với TT Thiệu ông sẽ can thiệp nếu hai miền
Nam Bắc có xung đột nhưng ông Thiệu biết những lời hứa này chỉ là mong
manh. TT Nixon đã nhiều lần cam kết sẽ giáng trả mãnh liệt mọi sự vi
phạm của BV sau ngày ký Hiệp định để làm TT Thiệu an tâm vì ông phản đối
việc BV được ở lại miền Nam . Đến ngày 8-8-1974 Nixon từ chức vì vụ
Watergate, Phó Tổng thống Ford lên thay.
Khi Hà Nội mở cuộc tổng tấn công đầu năm 1975, ông Thiệu gửi thư cầu cứu TT Ford
“CSBV
lợi dụng Hiệp định Paris để xâm lăng miền nam VN mà chúng tôi đã đoán
biết ý định của họ ngay từ hồi còn đàm phán. Chúng tôi đã được Tổng
thống Hoa Kỳ tiền nhiệm cam kết sẽ giáng trả nhanh chóng, ác liệt với
mọi vi phạm Hiệp Định của BV. Đối với chúng tôi, những lời hứa này thật
quan trọng cho sự bảo đảm thi hành Hiệp định, vào thời điểm này những
lời cam kết ấy sẽ vô cùng cần thiết cho sự sống còn của miền nam VN.” (1)
TT Ford
và Kissinger đều biết không dễ gì mà thoát ra khỏi tình trạng khó khăn
này, họ đều chấp nhận sự thật là Quốc Hội sẽ không cấp bất cứ khoản viện
trợ bổ túc nào cho VN. Sau ngày ký Hiệp định Paris, miền Bắc VN và Hoa
Kỳ ăn mừng Hiệp định, miền Nam không được an tâm khi BV còn để lại trên
một trăm ngàn quân dưới vĩ tuyến thứ 17. Ông Thiệu cho rằng Lê Đức Thọ
đã thắng lớn về ngoại giao, Hoa Kỳ đã ra khỏi cuộc chiến sa lầy. TT
Nixon đã hứa sẽ trừng trị ác liệt với bất cứ cuộc tấn công nào của Hà
Nội, nhưng cam kết này có đáng tin cậy không?
Hạ
tuần tháng 8-1972 TT Nixon gửi thư cho ông Thiệu cam kết không có điều
khoản nào của Hiệp định mà không được bàn với ông trước, ngày 31-8 ông
gửi thư cho ông Thiệu cam kết Hoa Kỳ không bao giờ phản bội đồng minh,
không bán miền Nam dễ dàng để lấy hòa bình (2). Người dân Mỹ biết
Hoa Kỳ không thể mua hòa bình danh dự hay chuộc lại những sự hy sinh
bằng cái giá phản bội đồng minh, tôi không bao giờ làm thế và sẽ không
bao giờ làm thế .
Tuy vậy ông Thiệu vẫn không tin tưởng gì mấy.
Sau
khi thỏa thuận với Lê Đức Thọ bản Dự thảo Hiệp định ngày 9-10-1972,
Tiến Sĩ Kissinger bay tới Sài Gòn để thuyết trình về ngưng bắn với TT
Thiệu từ ngày 19-10 tới 22 -10. Ông Thiệu không chấp nhận Hiệp định và
lên đài truyền hình chống đối Kissinger bán đứng miến Nam , Sài Gòn liên
tục chỉ trích Hoa Kỳ và CSBV đàm phán sau lưng VNCH. Sau khi Kissinger
về Mỹ ngày 23-10 và tường trình lên Tổng thống, Nixon vừa hứa, vừa trấn
an Thiệu nói chúng tôi đã họp với Nga, Trung Cộng để đòi họ áp lực Hà
Nội. Tôi tin tưởng Dự thảo sẽ giữ được tư do cho miền nam VN, nếu bán
đứng VNCH thì chúng tôi đã có nhiều cách khác, chúng tôi cố gắng đòi
những khoản tốt đẹp hơn, Nixon vừa hứa hẹn cũng vừa hù dọa để miền nam
hợp tác ký kết Hiệp định.
Tướng Haig được cử tới Sài Gòn ngày 9-11, hai hôm sau đem thơ của TT Nixon gửi ông Thiệu (3) xin sơ lược nội dung.
“Nay
bầu cử đã xong, tôi muốn nói chuyện tiếp với ông về vấn đề dự thảo Hiệp
định, tôi rất nản vì tình thân hữu giữa hai nước chúng ta có khuynh
hướng xấu làm lợi cho địch. Ông soay vặn chống đối thỏa ước rất bất công
và tự hại mình.
Trong
những thư trước, như Tiến sĩ Kissinger và Đại sứ Bunker đã trình bầy,
bản Dự thảo Hiệp định cũng tốt. Chúng tôi tin là bên kia đã nhượng bộ
nhiều và vẫn tiếp tục bảo vệ nền độc lập của miền nam VN cũng như để vấn
đề chính trị cho người dân miền nam. Chúng tôi đã thông báo ông biết
đang chuyển viện trợ ồ ạt để củng cố sức mạnh quân sự cho miền Nam trước
khi ngưng bắn. Tôi đã nhắc lại nhiều lần lời cam kết vững chắc chống
lại vi phạm Hiệp định nếu sẩy ra . Sau khi ký Hiệp định, tôi sẽ hội kiến
với ông để thể hiện sự tiếp tục giúp đỡ của chúng tôi và để nhấn mạnh
sự hợp tác chặt chẽ của chúng ta. Nếu ông tiếp tục chống đối sẽ làm lợi
cho địch và lãnh hậu quả trầm trọng cho cả hai dân tộc chúng ta. Xin ông
nói cho Tướng Haig biết chúng ta có thể tiến hành trên căn bản ấy.
Chúng
tôi ngợi khen dân tộc, quân đội các ông đã đạt chiến thắng lớn nhờ đó
mà dự thảo sẽ được phê chuẩn. Tôi muồn được hợp tác với ông và chính phủ
ông trong nhiệm kỳ thứ hai của tôi để bảo vệ tự do cho miền Nam như đã
làm trong nhiệm kỳ trước. Trong bốn năm ông và tôi đã sát cánh nhau và
chúng ta đã là đồng minh về quân sự, sự liên minh đựa trên tin tưởng lẫn
nhau sẽ mang lại thành quả tốt đẹp”
Sau này Nixon nói trong hồi ký: (4)
ông cử Tướng Haig sang Sài Gòn trao cho ông Thiệu bức thư trả lời sự
phản đối của VNCH đối với bản Dự thảo tháng 10. Ông hứa sẽ cố gắng hết
sức để thay đổi những điều khoản trong Dự thảo đồng thời ông cũng cho
biết Dự thảo như thế cũng được coi là tốt lắm rồi. Sự thực Nixon chỉ hứa
cho qua chuyện để ông Thiệu an tâm nhưng thực ra không dễ gì mà thay
đổi được trong khi BV đã nhượng bộ nhiều rồi, họ rút lại yêu cầu đòi lật
đổ Thiệu, thành lập Chính phủ liên hiệp…
Ngày
11-11 ông Thiệu gửi thư chúc mừng TT Nixon tái đắc cử nhiệm kỳ hai, ông
tỏ sự lo âu khi Cộng quân còn ở lại miền nam và đòi họ phải rút hết về
Bắc. Ba ngày sau Nixon trả lời thư Thiệu, ông nhắc nhở Hoa Kỳ luôn cương
quyết bảo đảm sự thi hành Hiệp định “ Chúng tôi luôn canh chừng họ vi
phạm” (5) Ông chỉ chờ BV vi phạm thỏa ước để oanh tạc họ. Trong cả hai
bức thư gửi TT Thiệu, TT Nixon nhấn mạnh đây là lời cam kết danh dự giữa
hai nhà lãnh đạo đồng minh.
“Trước hết chúng ta
phải ghi nhớ cái gì thực sự bảo đảm Hiệp định. Nó không phải là một điều
khoản đặc biệt nào trong Thỏa ước nhưng là ý chí liên hợp của chúng ta
để gìn giữ những điều khoản ấy. Tôi xin nhắc lại lời cam kết của tôi với
ông rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng nhanh chóng và ác liệt với bất cứ sự vi
phạm Hiệp định nào” (6)
Nixon
cũng cho biết để thực hiện những hành động trừng phạt đối phương như
trên ông cần phải được người dân Mỹ ủng hộ và chính phủ nam VN không cản
trở hòa bình mà dư luận Mỹ đang mong đợi. Ông mong mỏi TT Thiệu chấp
nhận và ký kết thỏa ước mà ông cho là tốt đẹp và sẽ được bảo đảm.
Ngày 14-11-1972 Kissinger cho rằng Mỹ sẽ cưỡng bức thi hành Hiệp định, ông và Nixon đã bí mật hứa hẹn với Thiệu
“Tôi xin cam kết với ông nếu Hà Nội không tôn trọng những điều khoản của Hiệp định thì tôi sẽ trừng trị họ ngay” (7)
Ngày
15-11 Đại sứ Bunker mang thư của TT Nixon gửi ông Thiệu, ông Đại sứ cũng
cam kết thêm rằng sự bảo vệ tối hậu cho VNCH của Mỹ là khả năng cưỡng
bức thi hành và bảo đảm Hiệp định (8) và TT Mỹ đã viết thư cam kết thể
hiện ý định của Hoa Kỳ như thế. Điều này có nghĩa là nếu có vi phạm
ngưng bắn người Mỹ chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng và hữu hiệu để bảo
vệ VNCH.
Sau này Nixon kể lại ông có nói với Kissinger hôm 20-11-1972:
“Ta
cần chú tâm tới việc cứu miền nam VN vì thế nên chúng ta phải hòa hoãn
với Thiệu càng nhiều càng tốt như đã làm, vì điều ta quan tâm là giúp
cho miền nam được sống còn và Thiệu lúc này có lẽ là nhà lãnh đạo duy
nhất chỉ đạo họ theo chiều hướng này” (9)
Trong
khi Quốc hội và phong trào phản chiến đang xiết cổ Đông Dương từ từ,
Nixon và Kissinger có thiện chí cứu miền nam VN bằng những phương tiện
vá víu tạm bợ. Sự thực Hành pháp cũng chẳng còn thực quyền gì nhiều cho
lắm, họ chỉ đủ khả năng giúp cho miền nam VN sống thêm ngày nào hay ngày
nấy.
Gần cuối tháng 11-1972, Nixon chỉ thị Kissinger chuyển lời nhắn gồm những điểm nhấn mạnh của ông cho VNCH, xin sơ lược:
Cá
nhân tôi ủng hộThiệu và miền nam VN như đã nói với ông ta trong ba bức
thư trước đây, Hiệp định không quan trọng bằng quyết định của tôi lấy
hành động ồ ạt chống lại BV trong trường hợp họ phá hoại Thỏa hiệp. Quân
đội BV còn ở miền nam VN không nghĩa lý gì trong tình huống đó. Nếu họ
không có lực lượng ở miền nam và tôi từ chối không trả đũa bằng không
lực khi họ bắt đầu xâm nhập, chiến tranh sẽ diễn ra.
Người
Mỹ tin tưởng vào sức mạnh không quân của họ như lời Sullivan, Phụ tá bộ
trưởng ngoại giao đã có lần nói với Nguyễn Phú Đức phụ tá ngoại giao
VNCH: một câu xanh rờn: (10)
“Hiệp định chỉ là một mảnh giấy, mực trên tờ giấy đó không quan trọng bằng sắt thép, bom đạn của máy bay B-52 Mỹ”
Hồ
sơ giải mật cho biết cuối tháng 11, Nixon và Kissinger tiếp Nguyễn Phú
Đức, đặc phái viên của TT Thiệu, ông nói điều quan trọng là người Mỹ ký
thỏa ước để có quyền bảo vệ Hiệp định, điều quan trọng hơn những điều
khoản hay một tờ giấy là lời hứa bảo đảm Hiệp định của Hoa Kỳ. Lời hứa
ấy được thể hiện trong buổi họp này. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ xin viện trợ
nếu miền nam VN chấp nhận ký Hiệp định, như ông đã biết chúng tôi đã
chuyên chở một khối lượng lớn quân viện cho miền Nam . Như thế Thỏa ước
sẽ cho chúng tôi cơ hội xin Lập pháp tiếp tục viện trợ trong tương lai.
Ngoài ra Mỹ còn nhiều căn cứ quân sự tại Thái Lan và các vùng phụ cận,
nó cho chúng tôi cơ hội trừng trị mọi vi phạm của Hà Hội. TT Nixon khi
ấy sẽ sát cánh bên TT Thiệu thành một phòng tuyến chống quân thù. Vì thế
ta sẽ có được viện trợ quân sự, kinh tế và đe dọa trừng phạt của Hoa Kỳ
bằng yểm trợ quân sự nhanh chóng khi có vi phạm, viễn tượng đáng lạc
quan (11)
Hồ sơ giải mật cuộc nói chuyện của TT Nixon với Phụ tá Nguyễn phú Đức tiếp theo, xin sơ lược:
Nếu
không đạt được thỏa ước thì cả Hoa Thịnh Đốn và Sài Gòn sẽ thất bại, TT
Thiệu và TT Nixon đều không muốn miền nam VN sụp đổ . CS không bao giờ
tôn trọng giấy tờ, họ biết rằng bom đạn của Mỹ sẽ giải quyết vấn đề.
Người dân Mỹ nhận định rằng nếu TT ủng hộ Hiệp định, họ cũng sẽ ủng hộ,
Đại Hàn tồn tại được nhờ viện trợ mỹ và nhất là Bắc Hàn biết rằng nếu vi
phạm khu phi quân sự sẽ bị trừng trị ngay. Ở VN cũng vậy, nếu miền Bắc
biết rằng vi phạm Thỏa ước là điều nguy hiểm (12)
NPĐức
trả lời Nixon quân đội BV phải rút khỏi miền nam VN, Kissinger nói thêm
vào: miền nam sẽ không tổ chức bầu cử, không thả tù chính trị khi BV
không chịu rút, ông cũng dụ dỗ Đức: TT Nixon sau bao nhiêu hy sinh nỗ
lực lại có thể để cho BV chiếm miền nam? Nixon cũng thêm vào, nếu Hà Nội
tăng cường xâm nhập, Hoa Kỳ sẽ phản ứng, ông không tin Liên Hiệp Quốc
hay Ủy ban Quốc Tế kiểm soát đình chiến. NP Đức đề nghị ghi những lời
cam kết vào văn kiện hoặc Thỏa ước nhưng Nixon nói thiếu gì cách. Ông
nói thỏa ước trên giấy tở là software (phần mềm) và sắt thép bom đạn là
hardware (phần cứng).
Đức hội với Kissinger, ông ta nói
“Điều quan trọng nhất là những lời Tổng thống hứa với ông, nó sẽ được chúng tôi ghi vào hồ sơ, cam kết của TT Hoa Kỳ” (13)
Tác giả
Larry Berman cho biết thật ra chẳng có ghi hồ sơ gì cả, nước Mỹ chẳng
đụng một ngón tay để ngăn chận CS chiếm Sài Gòn. Trong những ngày cuối
cùng của VNCH, Kissinger còn xác nhận là ông ta và Nixon không hề cam
kết hợp pháp với miền nam VN mà chỉ là lời hứa hẹn tinh thần.
“Họ đánh lừa Đức, nhưng không gạt được lịch sử”(14)
Về
tù binh, Kissinger nói với Đức không thả tù chính trị VC mà dùng nó làm
con tin để đòi BV rút, Kissinger đã hứa với BV sẽ nói miền nam thả tù
chính trị và chính ông đã gạt BV. Ông ta khuyên Đức không đếm xỉa gì tới
Hội đồng hòa giải.
Ngày 5-1-1973 Nixon lại cam kết với Thiệu.
Ngày 5-1-1973 Nixon lại cam kết với Thiệu.
“Chúng tôi sẽ đáp lại bằng vũ lực tối đa nếu BV vi phạm Hiệp định”(15)
Tháng 1-1973 phía Mỹ đưa Dự
thảo cho ông Thiệu xem nhưng ông vẫn từ chối bác bỏ. Nixon trấn an Thiệu
hứa tiếp tục viện trợ quân sự để cân bằng lực lượng khiến miền nam có
thể chống lại những vi phạm nhỏ, Mỹ chống lại những vi phạm lớn của BV,
ít nhất Hoa Kỳ cũng có thể làm như vậy (16)
Sau này ông Thiệu nói
“Những lời hứa hẹn ấy cưối cùng đã thuyết phục tôi ký kết”
(17)
(17)
Ý nghĩa và Hậu quả
Năm
1998, trong buổi tổ chức kỷ niệm 25 năm Hiệp định Paris tại Washington
D.C, Kissinger có tới tham dự và và nói về nhiều bức thư cam kết riêng
của TT Nixon gửi ông Thiệu trong đó ông hứa sẽ cưỡng bách (CSBV) thi
hành Hiệp định (to enforce the agreement) : (18).
“
Những thư đó không bao giờ được coi là lời hứa hẹn quốc gia. Nó thể hiện
ý định của ông Tổng thống. Mọi viên chức cao cấp của chính phủ kể cả
tôi, Bộ trưởng quốc phòng, Bộ trưởng ngoại giao đã thể hiện đại cương sự
minh xác được nói công khai hàng tuần rằng chúng tôi cưỡng bức thi hành
Hiệp định. Chuyện ấy chẳng có gì lạ cả”
Ông cũng
cho biết ngoài Nixon ra, Tổng thống Kennedy hay Johnson cũng đã từng
viết thư hứa hẹn với các nhà lãnh đạo quốc gia khác, tất cả những thư ấy
không được coi là lời hứa của quốc gia (19)
Cựu ngoại trưởng nói
“Tất cả những lời hứa hẹn ấy đã được phổ biến. Ai cũng hiểu thế. Thư riêng của TT Nixon là chuyện bình thường và thể hiện ý định của ông Tổng thống. Khi mang tính lời hứa cũa quốc gia , những thư ấy phải được đưa ra Quốc hội” (20)
“Tất cả những lời hứa hẹn ấy đã được phổ biến. Ai cũng hiểu thế. Thư riêng của TT Nixon là chuyện bình thường và thể hiện ý định của ông Tổng thống. Khi mang tính lời hứa cũa quốc gia , những thư ấy phải được đưa ra Quốc hội” (20)
Kissinger
sau này cho biết những thư cam kết ấy đã được công khai hóa không dấu
diếm nhưng tác già Walter Isaacson (21) chỉ trích Tiến sĩ Kissinger
không thành thật về điểm này. Điều quan trọng là Kissinger nghĩ Hoa Kỳ
sẽ cưỡng bách thi hành Hiệp định bằng trừng trị vi phạm, theo đó ông và
TT Nixon cam kết riêng với ông Thiệu nó đã gây xôn xao hai năm sau khi
Sài Gòn đang sụp đổ. Ngày 14-1-1972 ông đọc bức thư hứa với Thiệu (do
ông soạn cho Nixon) nếu Hà Nội vi phạm thỏa hiệp thì Mỹ sẽ giáng trả
ngay và ngày 5-1-1973 một bức thư khác cũng nói tương tự nếu BV vi phạm
Hiệp định chúng tôi sẽ trả đũa tối đa.
Henry
Kissinger sau này nói vì Hoa Kỳ đương nhiên sẽ cưỡng bách thi hành Hiệp
định nên ông mới hứa hẹn với TT Thiệu. Walter Isaacson nói Henry xạo vì
ông dư biết nước Mỹ đã quá chán chiến tranh không thể cho phép hứa yểm
trợ quân sự được. Ông tin là Hoa Kỳ sẽ ủng hộ cưỡng bách thi hành Hiệp
định nhưng lại tránh nói công khai những thư bí mật mà ông viết cho TT
Nixon để gửi ông Thiệu. Những thư cam kết này đã không hỏi ý kiến Quốc
hội hay phổ biến cho người dân biết. Lý do dễ hiểu là ông ta biết thừa
rằng nếu đưa ra bàn luận công khai sẽ bị Thượng Viện cho chìm xuồng
ngay.
Walter
Isaacson nói hai năm sau tức 1975, Kissinger cho biết khi mới soạn ra
ông đã cho phổ biến cho người dân biết, thực ra ông không hề phổ biến.
Trả lời phỏng vấn hồi đầu năm 1973 “Hoa Kỳ có gửi quân sang VN không nếu
Hiệp định bị vi phạm” ông đáp “Tôi không có ý kiến về tình trạng giả thuyết mà ta không muốn nêu ra”. Trả
lời phỏng vấn của Marvin Kalb đài CBS khi nào thực hiện những lời cam
kết Kissinger nói “Chúng ta không chấm dứt cuộc chiến này rồi lại tìm
cách trở lại”
Nhiều nhà
học giả nghiên cứu về chiến tranh Đông dương và các chính khách chê
Kissinger lươn lẹo, nói ngược nói xuôi. Cam kết bí mật với TT Thiệu, hai
ông Nixon và Kissinger đã vi phạm vai trò Quốc Hội đảm trách trong việc
thỏa thuận những cam kết về quân sự. Hai năm sau, 1975 Quốc hội phát
giác được chuyện những thư cam kết bí mật của Nixon – Kissinger, nó đã
gây phẫn nộ cho nhiều Thượng nghị sĩ như Henry Jackson và góp phần vào
không khí cắt hết mọi viện trợ cho miền nam VN (22)
Kissinger có bàn về ý nghĩa và thực trạng của những lời cam kết ấy trong hồi ký của ông (23) nội dung có nhiều điểm hơi mơ hồ và khó hiểu, tôi xin sơ lược như dưới đây.
“Suốt hai năm 1973,
1974 sự cưỡng bách thi hành Hiệp định đã thành đề tài tranh luận giống
như chính cuộc chiến tranh, lý lẽ chống đối cũng y như thế. Phong trào
phản chiến không chấp nhận tiền đề này rằng ta đã thực hiện hòa bình
trong danh dự. Họ lý luận nếu dùng bạo lực để thực hiện cưỡng chế sẽ
trái với vấn đề cơ bản đó là hỏa lực Hoa Kỳ tự nó là một nguồn gốc sự
tàn ác trên thế giới. Cũng chính nhóm này trước đây đã chống đối mọi nỗ
lực của chúng tôi nhằm chấm dứt chiến tranh nay họ lại bác bỏ bất cứ
chính sách nào dù là để cưỡng bách thi hành Hiệp định hay để giúp đỡ
những người mà ta đã chiến đấu vì họ.
Đám
phản chiến biện minh cho sự đầu hàng sau khi ký kết Hiệp định bằng đề
nghị hoa mỹ: Ta không có “nghĩa vụ” hợp pháp chính thức nào để giúp đỡ
Việt Nam hay để duy trì Hiệp định Paris, nhưng chỉ có những bức thư mật
của Tổng thống thể hiện ý định của chúng ta muốn làm vậy.
Những
bức thư của Tổng thống không phải là cam kết chính thức hợp pháp nhưng
nó chỉ thể hiện ý định của vị Tổng thống đang tại chức để tiên liệu đối
phó với một tình huống bất ngờ sẽ sẩy ra. Nó đặt ra một bổn phận về đạo
đức, tinh thần chứ không phải về pháp lý cho vị TT kế vị nhưng nó cũng
suy giảm vì khoảng cách giữa các nhiệm kỳ. Dĩ nhiên không có ông Tổng
thống nào có thể ủy nhiệm cho Quốc hội bằng lời tuyên bố đơn phương của
mình.
Kissinger
cho biết trường hợp Việt Nam, những bức mật thư của Tổng thống được
viết ra giữa thời gian bầu cử và nhậm chức, các viên chức cao cấp trong
Chính phủ đã công khai nói Hành pháp chính thức quyết định cưỡng bách
thi hành Hiệp định, những phát biểu này nhắc lại nội dung trong thư Tổng
thống Hoa Kỳ gửi TT Thiệu. Trong mọi trường hợp, sự tranh luận về bổn
phận của người Mỹ thiếu trọng tâm. Tổng thống Ford cũng như Nixon không
hề đòi một bổn phận chính thức để giúp Việt Nam . Cái mà ta đề cập tới
ấy là một vấn đề sâu xa hơn – một bổn phận đạo đức, tinh thần. Chúng ta
mắc nợ sự giúp đỡ dân tộc đã đứng cùng chiến tuyến với ta (tức VNCH),
mắc nợ số tử thương mà ta để lại (58 ngàn lính Mỹ) và tới nỗ lực chung
mà ta đã can thiệp vào
Khi nước Mỹ ký Hiệp
định hòa bình, phía bên kia tự động phải biết rằng chúng ta không cho
phép họ vi phạm các điều khoản của nó mà không bị nghiêm trị. Không
trừng trị vi phạm, ngưng bắn chỉ là sự giả dạng đầu hàng. Tất cả các
nhiệm kỳ Tổng thống trước cũng như sau đều nhìn nhận thế, kết quả của
cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 đã được gìn giữ tốt đẹp vì cà TT Bush và
nhất là TT Clinton đã dùng vũ lực hay đe dọa để duy trì dàn xếp chấm dứt
chiến tranh với Iraq.
Sáu tháng sau Hiệp định, Quốc hội ra luật cấm mọi hoạt động quân sự tại và trên lãnh thổ Đông Dương tức là họ đã chính thức cấm Hành pháp cưỡng bách Hiệp định Paris để đầu hàng CS.”
Sáu tháng sau Hiệp định, Quốc hội ra luật cấm mọi hoạt động quân sự tại và trên lãnh thổ Đông Dương tức là họ đã chính thức cấm Hành pháp cưỡng bách Hiệp định Paris để đầu hàng CS.”
Nhận xét.
Kissinger
tới Sài gòn hạ tuần tháng 10-1972 để thuyết phục TT Thiệu ký Hiệp định
Paris nhưng thất bại, ông Thiệu phản đối dữ dội và mở chiến dịch chống
Kissinger và bản Dự thảo trên Đài phát thanh, Truyền hình. Kissinger tức
giận điện về Hoa Thịnh Đốn cho Tổng thống đề nghị ký riêng rẽ với BV
nhưng Nixon từ chối, ông không muốn ký vội vã trước bầu cử 7-11 vì biết
chắc mình sẽ đắc cử nhiệm kỳ hai qua thăm dò. Sang tháng 11, Nixon đã
đắc cử, tại Sài Gòn ông Thiệu vẫn không ngớt chống đối ký kết, đòi BV
phải rút hết quân và đòi sửa 69 điểm trong dự thảo mà ông cho là bất lợi
cho miền nam VN. TT Nixon bèn nhờ Tướng Haig sang Sài Gòn để thuyết
phục ông Thiệu ký Hiệp định vì Quốc hội và người dân đang sốt ruột trông
chờ hòa bình. Nixon gửi thư ngày 9 và sau đó ngày 14 gửi thêm một bức
nữa hứa hẹn sẽ trừng trị mọi vi phạm của BV. (24)
“Tôi xin cam kết với ông nếu Hà Nội vi phạm Hiệp định , tôi sẽ giáng trả họ nhanh chóng và ác liệt.”
Những
thư cam kết của Nixon có nội dung tương tự hồi đó có mục đích tao niềm
tin cho miền nam VN để họ an tâm tin tưởng vào việc ký kết. Phía VNCH,
ông Thiệu và các phụ tá, cố vấn chính trị, ngoại giao của ông vẫn tỏ ra
cứng rắn không chịu ký kết. Nội tình nước Mỹ vô cùng bất lợi cho miền
nam VN nếu ông Thiệu tiếp tục trì hoãn hòa bình. Gió đã đổi chiều, tại
chính trường Mỹ nay hầu như không còn ai ủng hộ chiến tranh Đông Dương,
trái lại họ muốn có hòa bình. Nixon nói về thực trạng bi đát của Hiệp
định, nội tình nước Mỹ trong hồi ký (25) như sau, xin sơ lược.
“Trong
khi thương thuyết với TT Thiệu tháng 1-1973, tôi đau lòng được biết
Hiệp định Paris là một sự cần thiết về chính trị nếu ta tiếp tục giúp
VNCH. Quốc hội đang sẵn sang bỏ phiếu chấm dứt chiến tranh nếu ta không
ký được Hiệp định. Các nhà phân tích lập pháp của chúng tôi tiên đoán có
thể có một thử thách lớn đối với chính sách về VN của chúng ta khi Quốc
hội nhóm họp trở lại. Chắc chắn Hà Nội sẽ cản trở hòa đàm. Ngày 2
-1-1973 khối Dân chủ Hạ viện bầu nội bộ với tỷ lệ 154-75 để cắt hêt viện
trợ cho mọi hoạt động quân sự ở Đông Dương vừa khi đã đưa quân về nước
và lấy lại tù binh. Đó có thể là cách đầu hàng hèn hạ nhất đối với nhu
cầu cấp thiết nhất của BV. Hai ngày sau, bầu cử nội bộ Dân Chủ Thượng
Viện cũng thông qua dự luật tương tự tỷ lệ 36-12”
Mấy năm
liên tiếp tại bàn hội nghị, Hà Nội đòi Mỹ phải loại bỏ chính phủ Thiệu,
rút khỏi VN, cắt hết viện trợ cho VNCH… thì sẽ thả tù binh, nay các vị
Trưởng khối tại Thượng viện đã cảnh cáo Nixon nếu không có hòa bình, nếu
ông Thiệu còn gây trở ngại họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt hết
viện trợ miền nam VN, rút hết quân.. để đổi lấy 587 người tù binh Mỹ.
TT
Nixon và phụ tá Kissinger thường nhắc cho ông Thiệu biết phải nhận thức
rõ ai là bạn, ai là thù, nay ngoài kẻ thù BV, hành pháp còn phải đối
phó với Quốc hội thù nghịch chống đôi chính sách hành pháp, âm mưu xiết
cổ Đông Dương.
TT Nixon đã hứa hẹn, cam kết thực tình với ông Thiệu chứ không phải để lừa gạt ông Thiệu, thật vậy ông nói (26)
TT Nixon đã hứa hẹn, cam kết thực tình với ông Thiệu chứ không phải để lừa gạt ông Thiệu, thật vậy ông nói (26)
“Khi
từ chức ngày 9-8-1974, tôi vô cùng bất mãn với thực trạng của VN sau
khi kết thúc hòa đàm Paris . Tôi đã coi hai điều kiện rất cần thiết phải
làm: chúng ta phải giữ một sự đe dọa của Mỹ để trả đũa sự xâm lăng của
BV và tiếp tục nguồn viện trợ cho VNCH đủ để giữ cán cân quyền lực.
Nhưng cả hai kế hoạch đều bị Quốc hội phá hỏng hết.
Kế hoạch
của TT Nixon đúng như ông đã hứa và cam kết với ông Thiệu: Trước hết xin
cấp quân viện đều đặn cho miền nam VN, kế đó trừng phạt sự vi phạm nếu
có của Hà Nội bằng B-52. Những lời cam kết hứa hẹn ấy đã được thể hiện
trong những bức thư mật vì nếu đưa ra Quốc Hội sẽ bị phản đối ầm ĩ ngay.
Nixon âm thầm với kế hoạch cưỡng bách thi hành Hiệp định và tin là ông
sẽ thực hiện được trong nhiệm kỳ thứ hai của ông cho tới năm 1976.
Theo Larry Berman (27)
nay những hồ sơ giải mật cho thấy Nixon và Kissinger chỉ chờ Hà Nội vi
phạm Hiệp định để oanh tạc trả đũa bằng B-52 ngay, cái mà họ gọi là
cưỡng bức thi hành Hiệp định. Nixon tin dân Mỹ sẽ chấp thuận sự giám sát
thi hành Hiệp định sau khi đã ký.
Sáng
30-11-1972, Tổng thống Nixon và Kissinger họp Ban tham mưu liên quân,
Kissinger thuyết trình về bản dự thảo Hiệp định ngưng bắn và sự vi phạm
sau ngày ký kết. TT Nixon nói nếu Hà Nội vi phạm, họ sẽ bị trả đũa nặng
nề. Đô đốc Thomas Moorer, Tham Mưu Trưởng Ban Tham Mưu Liên Quân đã thảo
kế hoạch tấn công BV. gài mìn trở lại và xử dụng B-52 oanh tạc Hà Nội,
nếu BV vi phạm Mỹ sẽ giáng trả khốc liệt. Sự giáng trả bằng B-52 nhắm
vào Hà Nội phải ồ ạt hữu hiệu….
Như
thế cam kết của TT Nixon với ông Thiệu là hoàn toàn chân thực nhưng nó
chỉ là lời hứa cá nhân giữa hai ông Tổng thống. Với cái nhìn chủ quan
Nixon tin là sẽ được người dân ủng hộ nhưng vấn đề đặt ra là ông có thực
hiện được lời cam kết ấy hay không? người dân và Quốc hội có đồng ý với
ông không?
Tác giả
Larry Berman đặt giả thuyết nếu không có Watergate và nói hồ sơ giải mật
cho thấy Nixon rất muốn trừng trị sự vi phạm của Hà Nội nhưng Kissinger
khách quan hơn khi cho rằng người dân sẽ không ủng hộ. Larry nhận xét
chưa có ai trả lời đầy đủ như Kissinger.
Trước khi
ký Hiệp định Nixon tin tưởng sau khi mang lại hòa bình họ sẽ thôi chống
đối ông nhưng ngược lại, họ còn chống đối mạnh hơn sau ngày 27-1-1973.
Hết chống chiến tranh họ quay ra Watergate và cuối cùng đã buộc ông phải
ra khỏi tòa Bạch Ốc ngày 8-8-1974.
Như
thế TT Nixon chỉ thực hiện được những cái trong khả năng hữu hạn của
ông và cuối cùng ngay như nhiệm kỳ, bản thân ông còn không giữ được
huống hồ lời hứa với đồng minh. Số phận của Hành pháp Mỹ những năm 1973,
1974 bấp bênh như trứng đứng đầu gậy, ốc đã không mang nổi mình ốc, ốc
cũng chẳng mang được cọc cho rêu.
Ngày
21-4-1975, ông Thiệu từ chức, lên án Hoa Kỳ bỏ rơi đồng mình, sau này
ra Hải ngoại ông và các phụ tá, cố vấn vẫn lến án Hoa Kỳ không giữ lời
hứa với đồng minh. Thực ra những lời hứa của TT Nixon với VNCH cuối năm
1972 hoặc đầu 1973 chỉ là lời hứa cá nhân, nó thể hiện ý định của Tổng
thống Hoa Kỳ. Như đã nói ở trên, những tháng đầu năm 1975 ông Thiệu đã
khiếu nại với chính phủ Hoa Kỳ về những lời cam kết của TT Nixon đã đưa
tới hậu quả tai hại: Nhiều Thượng nghị sĩ tức giận vì Nixon-Kissinger đã
qua mặt Quốc hội hứa hẹn riêng với đồng minh và họ bác bỏ viện trợ khẩn
cấp để xiết cổ VNCH.
Tôi xin kết luận toàn bộ vấn đề như sau:
Tổng
thống Nixon có đủ thẩm quyền để hứa hẹn như vậy hay không? Những lời
cam kết của Nixon chỉ mang tính cá nhân giữa hai ông Tổng thống, không
có giá trị về pháp lý mang tính quốc gia vì nó không được đưa ra Quốc
hội. Sở dĩ Nixon và Kissinger không đưa ra Quốc hội vì họ biết trước là
sẽ bị bác bỏ.
Đó
là lời hứa thật sự với miền Nam chứ không phải là lời dối gạt. Tháng
11-1972 Nixon đã cho lệnh chuyên chở ồ ạt sang VNCH tổng cộng gần 600
máy bay đủ các loại gồm 236 máy bay phản lực chiến đấu và 332 trực
thăng, 3 tiểu đoàn pháo binh 175 ly, 2 thiết đoàn xe tăng M-48, trị giá
gần tương đương một năm viện trợ quân sự. Trong khoảng thời gian này ông
đã họp Bộ tham mưu để chuẩn bị kế hoạch trừng phạt vi phạm Hiệp định
của CSBV như đã nói trên.
Ông
Thiệu chấp nhận ký Hiệp định Ba Lê không phải vì tin vào những lời hứa
cùa TT Nixon như ông đã nói ở trên, cũng không phải vì bị
Nixon-Kissinger bắt ép ký hoặc vì sợ bị Nixon cho đảo chính, cắt đầu… mà
vì ông không còn con đường nào khác. Ông đã mất hết chỗ dựa tại tòa nhà
Lập pháp Mỹ, không còn ai ủng hộ tại Quốc hội. Trước đây các Thượng
nghị sĩ, Dân biếu diều hâu đã ủng hộ ông Thiệu, ủng hộ cuộc chiến VN,
nay diều hâu đã biến thành bồ cu hết.
Các
vị dân cử tại Quốc hội đã từng ủng hộ ông Thiệu trước đây nay đều
khuyên ông nên sớm ký Hiệp định vì người dân Mỹ đã quá mong mỏi khao
khát hòa bình, không còn ai ủng hộ cuộc chiến sa lầy, nếu gây trở ngại
Hiệp định thì chỉ tự gánh hậu quả tai hại cho miền nam VN.
Ông Thiệu không cưỡng lại được định mệnh lịch sử.
Vấn
đề đặt ra là nếu Nixon còn tại chức, không bị Watergater lật đổ thì ông
có thể giữ lời cam kết với miền nam VN không? Rất khó mà có câu trả lời
lạc quan.
Như đã
nói trên, mặc dù Nixon chủ quan tin tưởng có thể trừng trị CSBV một khi
họ vi phạm Hiệp định nhưng Kissinger lại không tin như vậy, ông này nghĩ
rằng người dân sẽ chống đối dữ dội.
Ngoài
ra sáu tháng sau khi ký Hiệp định Paris , Quốc hội ra luật cấm mọi ngân
khoản xử dụng cho chiến dịch oanh tạc hoặc các hoạt động quân sự khác
tại Đông dương, có hiệu lực thi hành từ giữa tháng 8-1973. Nixon cho
biết ông không còn quyền hạn gì để giữ gìn hòa bình tại Đông dương, Quốc
hội đã tước đoạt hết mọi quyền hành động của ông (28)
Như Kissinger đã nói ở trên: Quốc hội Mỹ đã chính thức cấm Hành pháp cưỡng bách thi hành Hiệp định Paris để đầu hàng CS.
Như Kissinger đã nói ở trên: Quốc hội Mỹ đã chính thức cấm Hành pháp cưỡng bách thi hành Hiệp định Paris để đầu hàng CS.
Sau
khi thấy Nixon-Kissinger bắt tay được Trung Cộng tháng 2-1972 và hòa
hoãn được với Sô Viết tháng 5-1972, Quốc hội phản chiến Mỹ yên chí là
Nga, Tầu đều đã từ bỏ mộng xâm lăng, chiến tranh nóng lạnh không còn,
bây giờ thiên hạ thái bình và họ vội vã cắt viện trợ quân sự bỏ Đông
dương.
Nhưng thiên hạ đại loạn hay thiên hạ thái bình, chiến tranh nóng lạnh còn hay hết, thời gian sẽ trả lời.
© Trọng Đạt
Mai Luong chuyển
Mai Luong chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Những bức thư cam kết của TT Nixon
Từ tháng 8-1972 cho tới những ngày gần ký kết Hiệp định Ba Lê, Kissinger và TT Nixon đã hứa hẹn riêng với TT Thiệu ông sẽ can thiệp nếu hai miền Nam Bắc
© Trọng Đạt
Những bức mật thư
Từ
tháng 8-1972 cho tới những ngày gần ký kết Hiệp định Ba Lê, Kissinger
và TT Nixon đã hứa hẹn riêng với TT Thiệu ông sẽ can thiệp nếu hai miền
Nam Bắc có xung đột nhưng ông Thiệu biết những lời hứa này chỉ là mong
manh. TT Nixon đã nhiều lần cam kết sẽ giáng trả mãnh liệt mọi sự vi
phạm của BV sau ngày ký Hiệp định để làm TT Thiệu an tâm vì ông phản đối
việc BV được ở lại miền Nam . Đến ngày 8-8-1974 Nixon từ chức vì vụ
Watergate, Phó Tổng thống Ford lên thay.
Khi Hà Nội mở cuộc tổng tấn công đầu năm 1975, ông Thiệu gửi thư cầu cứu TT Ford
“CSBV
lợi dụng Hiệp định Paris để xâm lăng miền nam VN mà chúng tôi đã đoán
biết ý định của họ ngay từ hồi còn đàm phán. Chúng tôi đã được Tổng
thống Hoa Kỳ tiền nhiệm cam kết sẽ giáng trả nhanh chóng, ác liệt với
mọi vi phạm Hiệp Định của BV. Đối với chúng tôi, những lời hứa này thật
quan trọng cho sự bảo đảm thi hành Hiệp định, vào thời điểm này những
lời cam kết ấy sẽ vô cùng cần thiết cho sự sống còn của miền nam VN.” (1)
TT Ford
và Kissinger đều biết không dễ gì mà thoát ra khỏi tình trạng khó khăn
này, họ đều chấp nhận sự thật là Quốc Hội sẽ không cấp bất cứ khoản viện
trợ bổ túc nào cho VN. Sau ngày ký Hiệp định Paris, miền Bắc VN và Hoa
Kỳ ăn mừng Hiệp định, miền Nam không được an tâm khi BV còn để lại trên
một trăm ngàn quân dưới vĩ tuyến thứ 17. Ông Thiệu cho rằng Lê Đức Thọ
đã thắng lớn về ngoại giao, Hoa Kỳ đã ra khỏi cuộc chiến sa lầy. TT
Nixon đã hứa sẽ trừng trị ác liệt với bất cứ cuộc tấn công nào của Hà
Nội, nhưng cam kết này có đáng tin cậy không?
Hạ
tuần tháng 8-1972 TT Nixon gửi thư cho ông Thiệu cam kết không có điều
khoản nào của Hiệp định mà không được bàn với ông trước, ngày 31-8 ông
gửi thư cho ông Thiệu cam kết Hoa Kỳ không bao giờ phản bội đồng minh,
không bán miền Nam dễ dàng để lấy hòa bình (2). Người dân Mỹ biết
Hoa Kỳ không thể mua hòa bình danh dự hay chuộc lại những sự hy sinh
bằng cái giá phản bội đồng minh, tôi không bao giờ làm thế và sẽ không
bao giờ làm thế .
Tuy vậy ông Thiệu vẫn không tin tưởng gì mấy.
Sau
khi thỏa thuận với Lê Đức Thọ bản Dự thảo Hiệp định ngày 9-10-1972,
Tiến Sĩ Kissinger bay tới Sài Gòn để thuyết trình về ngưng bắn với TT
Thiệu từ ngày 19-10 tới 22 -10. Ông Thiệu không chấp nhận Hiệp định và
lên đài truyền hình chống đối Kissinger bán đứng miến Nam , Sài Gòn liên
tục chỉ trích Hoa Kỳ và CSBV đàm phán sau lưng VNCH. Sau khi Kissinger
về Mỹ ngày 23-10 và tường trình lên Tổng thống, Nixon vừa hứa, vừa trấn
an Thiệu nói chúng tôi đã họp với Nga, Trung Cộng để đòi họ áp lực Hà
Nội. Tôi tin tưởng Dự thảo sẽ giữ được tư do cho miền nam VN, nếu bán
đứng VNCH thì chúng tôi đã có nhiều cách khác, chúng tôi cố gắng đòi
những khoản tốt đẹp hơn, Nixon vừa hứa hẹn cũng vừa hù dọa để miền nam
hợp tác ký kết Hiệp định.
Tướng Haig được cử tới Sài Gòn ngày 9-11, hai hôm sau đem thơ của TT Nixon gửi ông Thiệu (3) xin sơ lược nội dung.
“Nay
bầu cử đã xong, tôi muốn nói chuyện tiếp với ông về vấn đề dự thảo Hiệp
định, tôi rất nản vì tình thân hữu giữa hai nước chúng ta có khuynh
hướng xấu làm lợi cho địch. Ông soay vặn chống đối thỏa ước rất bất công
và tự hại mình.
Trong
những thư trước, như Tiến sĩ Kissinger và Đại sứ Bunker đã trình bầy,
bản Dự thảo Hiệp định cũng tốt. Chúng tôi tin là bên kia đã nhượng bộ
nhiều và vẫn tiếp tục bảo vệ nền độc lập của miền nam VN cũng như để vấn
đề chính trị cho người dân miền nam. Chúng tôi đã thông báo ông biết
đang chuyển viện trợ ồ ạt để củng cố sức mạnh quân sự cho miền Nam trước
khi ngưng bắn. Tôi đã nhắc lại nhiều lần lời cam kết vững chắc chống
lại vi phạm Hiệp định nếu sẩy ra . Sau khi ký Hiệp định, tôi sẽ hội kiến
với ông để thể hiện sự tiếp tục giúp đỡ của chúng tôi và để nhấn mạnh
sự hợp tác chặt chẽ của chúng ta. Nếu ông tiếp tục chống đối sẽ làm lợi
cho địch và lãnh hậu quả trầm trọng cho cả hai dân tộc chúng ta. Xin ông
nói cho Tướng Haig biết chúng ta có thể tiến hành trên căn bản ấy.
Chúng
tôi ngợi khen dân tộc, quân đội các ông đã đạt chiến thắng lớn nhờ đó
mà dự thảo sẽ được phê chuẩn. Tôi muồn được hợp tác với ông và chính phủ
ông trong nhiệm kỳ thứ hai của tôi để bảo vệ tự do cho miền Nam như đã
làm trong nhiệm kỳ trước. Trong bốn năm ông và tôi đã sát cánh nhau và
chúng ta đã là đồng minh về quân sự, sự liên minh đựa trên tin tưởng lẫn
nhau sẽ mang lại thành quả tốt đẹp”
Sau này Nixon nói trong hồi ký: (4)
ông cử Tướng Haig sang Sài Gòn trao cho ông Thiệu bức thư trả lời sự
phản đối của VNCH đối với bản Dự thảo tháng 10. Ông hứa sẽ cố gắng hết
sức để thay đổi những điều khoản trong Dự thảo đồng thời ông cũng cho
biết Dự thảo như thế cũng được coi là tốt lắm rồi. Sự thực Nixon chỉ hứa
cho qua chuyện để ông Thiệu an tâm nhưng thực ra không dễ gì mà thay
đổi được trong khi BV đã nhượng bộ nhiều rồi, họ rút lại yêu cầu đòi lật
đổ Thiệu, thành lập Chính phủ liên hiệp…
Ngày
11-11 ông Thiệu gửi thư chúc mừng TT Nixon tái đắc cử nhiệm kỳ hai, ông
tỏ sự lo âu khi Cộng quân còn ở lại miền nam và đòi họ phải rút hết về
Bắc. Ba ngày sau Nixon trả lời thư Thiệu, ông nhắc nhở Hoa Kỳ luôn cương
quyết bảo đảm sự thi hành Hiệp định “ Chúng tôi luôn canh chừng họ vi
phạm” (5) Ông chỉ chờ BV vi phạm thỏa ước để oanh tạc họ. Trong cả hai
bức thư gửi TT Thiệu, TT Nixon nhấn mạnh đây là lời cam kết danh dự giữa
hai nhà lãnh đạo đồng minh.
“Trước hết chúng ta
phải ghi nhớ cái gì thực sự bảo đảm Hiệp định. Nó không phải là một điều
khoản đặc biệt nào trong Thỏa ước nhưng là ý chí liên hợp của chúng ta
để gìn giữ những điều khoản ấy. Tôi xin nhắc lại lời cam kết của tôi với
ông rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng nhanh chóng và ác liệt với bất cứ sự vi
phạm Hiệp định nào” (6)
Nixon
cũng cho biết để thực hiện những hành động trừng phạt đối phương như
trên ông cần phải được người dân Mỹ ủng hộ và chính phủ nam VN không cản
trở hòa bình mà dư luận Mỹ đang mong đợi. Ông mong mỏi TT Thiệu chấp
nhận và ký kết thỏa ước mà ông cho là tốt đẹp và sẽ được bảo đảm.
Ngày 14-11-1972 Kissinger cho rằng Mỹ sẽ cưỡng bức thi hành Hiệp định, ông và Nixon đã bí mật hứa hẹn với Thiệu
“Tôi xin cam kết với ông nếu Hà Nội không tôn trọng những điều khoản của Hiệp định thì tôi sẽ trừng trị họ ngay” (7)
Ngày
15-11 Đại sứ Bunker mang thư của TT Nixon gửi ông Thiệu, ông Đại sứ cũng
cam kết thêm rằng sự bảo vệ tối hậu cho VNCH của Mỹ là khả năng cưỡng
bức thi hành và bảo đảm Hiệp định (8) và TT Mỹ đã viết thư cam kết thể
hiện ý định của Hoa Kỳ như thế. Điều này có nghĩa là nếu có vi phạm
ngưng bắn người Mỹ chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng và hữu hiệu để bảo
vệ VNCH.
Sau này Nixon kể lại ông có nói với Kissinger hôm 20-11-1972:
“Ta
cần chú tâm tới việc cứu miền nam VN vì thế nên chúng ta phải hòa hoãn
với Thiệu càng nhiều càng tốt như đã làm, vì điều ta quan tâm là giúp
cho miền nam được sống còn và Thiệu lúc này có lẽ là nhà lãnh đạo duy
nhất chỉ đạo họ theo chiều hướng này” (9)
Trong
khi Quốc hội và phong trào phản chiến đang xiết cổ Đông Dương từ từ,
Nixon và Kissinger có thiện chí cứu miền nam VN bằng những phương tiện
vá víu tạm bợ. Sự thực Hành pháp cũng chẳng còn thực quyền gì nhiều cho
lắm, họ chỉ đủ khả năng giúp cho miền nam VN sống thêm ngày nào hay ngày
nấy.
Gần cuối tháng 11-1972, Nixon chỉ thị Kissinger chuyển lời nhắn gồm những điểm nhấn mạnh của ông cho VNCH, xin sơ lược:
Cá
nhân tôi ủng hộThiệu và miền nam VN như đã nói với ông ta trong ba bức
thư trước đây, Hiệp định không quan trọng bằng quyết định của tôi lấy
hành động ồ ạt chống lại BV trong trường hợp họ phá hoại Thỏa hiệp. Quân
đội BV còn ở miền nam VN không nghĩa lý gì trong tình huống đó. Nếu họ
không có lực lượng ở miền nam và tôi từ chối không trả đũa bằng không
lực khi họ bắt đầu xâm nhập, chiến tranh sẽ diễn ra.
Người
Mỹ tin tưởng vào sức mạnh không quân của họ như lời Sullivan, Phụ tá bộ
trưởng ngoại giao đã có lần nói với Nguyễn Phú Đức phụ tá ngoại giao
VNCH: một câu xanh rờn: (10)
“Hiệp định chỉ là một mảnh giấy, mực trên tờ giấy đó không quan trọng bằng sắt thép, bom đạn của máy bay B-52 Mỹ”
Hồ
sơ giải mật cho biết cuối tháng 11, Nixon và Kissinger tiếp Nguyễn Phú
Đức, đặc phái viên của TT Thiệu, ông nói điều quan trọng là người Mỹ ký
thỏa ước để có quyền bảo vệ Hiệp định, điều quan trọng hơn những điều
khoản hay một tờ giấy là lời hứa bảo đảm Hiệp định của Hoa Kỳ. Lời hứa
ấy được thể hiện trong buổi họp này. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ xin viện trợ
nếu miền nam VN chấp nhận ký Hiệp định, như ông đã biết chúng tôi đã
chuyên chở một khối lượng lớn quân viện cho miền Nam . Như thế Thỏa ước
sẽ cho chúng tôi cơ hội xin Lập pháp tiếp tục viện trợ trong tương lai.
Ngoài ra Mỹ còn nhiều căn cứ quân sự tại Thái Lan và các vùng phụ cận,
nó cho chúng tôi cơ hội trừng trị mọi vi phạm của Hà Hội. TT Nixon khi
ấy sẽ sát cánh bên TT Thiệu thành một phòng tuyến chống quân thù. Vì thế
ta sẽ có được viện trợ quân sự, kinh tế và đe dọa trừng phạt của Hoa Kỳ
bằng yểm trợ quân sự nhanh chóng khi có vi phạm, viễn tượng đáng lạc
quan (11)
Hồ sơ giải mật cuộc nói chuyện của TT Nixon với Phụ tá Nguyễn phú Đức tiếp theo, xin sơ lược:
Nếu
không đạt được thỏa ước thì cả Hoa Thịnh Đốn và Sài Gòn sẽ thất bại, TT
Thiệu và TT Nixon đều không muốn miền nam VN sụp đổ . CS không bao giờ
tôn trọng giấy tờ, họ biết rằng bom đạn của Mỹ sẽ giải quyết vấn đề.
Người dân Mỹ nhận định rằng nếu TT ủng hộ Hiệp định, họ cũng sẽ ủng hộ,
Đại Hàn tồn tại được nhờ viện trợ mỹ và nhất là Bắc Hàn biết rằng nếu vi
phạm khu phi quân sự sẽ bị trừng trị ngay. Ở VN cũng vậy, nếu miền Bắc
biết rằng vi phạm Thỏa ước là điều nguy hiểm (12)
NPĐức
trả lời Nixon quân đội BV phải rút khỏi miền nam VN, Kissinger nói thêm
vào: miền nam sẽ không tổ chức bầu cử, không thả tù chính trị khi BV
không chịu rút, ông cũng dụ dỗ Đức: TT Nixon sau bao nhiêu hy sinh nỗ
lực lại có thể để cho BV chiếm miền nam? Nixon cũng thêm vào, nếu Hà Nội
tăng cường xâm nhập, Hoa Kỳ sẽ phản ứng, ông không tin Liên Hiệp Quốc
hay Ủy ban Quốc Tế kiểm soát đình chiến. NP Đức đề nghị ghi những lời
cam kết vào văn kiện hoặc Thỏa ước nhưng Nixon nói thiếu gì cách. Ông
nói thỏa ước trên giấy tở là software (phần mềm) và sắt thép bom đạn là
hardware (phần cứng).
Đức hội với Kissinger, ông ta nói
“Điều quan trọng nhất là những lời Tổng thống hứa với ông, nó sẽ được chúng tôi ghi vào hồ sơ, cam kết của TT Hoa Kỳ” (13)
Tác giả
Larry Berman cho biết thật ra chẳng có ghi hồ sơ gì cả, nước Mỹ chẳng
đụng một ngón tay để ngăn chận CS chiếm Sài Gòn. Trong những ngày cuối
cùng của VNCH, Kissinger còn xác nhận là ông ta và Nixon không hề cam
kết hợp pháp với miền nam VN mà chỉ là lời hứa hẹn tinh thần.
“Họ đánh lừa Đức, nhưng không gạt được lịch sử”(14)
Về
tù binh, Kissinger nói với Đức không thả tù chính trị VC mà dùng nó làm
con tin để đòi BV rút, Kissinger đã hứa với BV sẽ nói miền nam thả tù
chính trị và chính ông đã gạt BV. Ông ta khuyên Đức không đếm xỉa gì tới
Hội đồng hòa giải.
Ngày 5-1-1973 Nixon lại cam kết với Thiệu.
Ngày 5-1-1973 Nixon lại cam kết với Thiệu.
“Chúng tôi sẽ đáp lại bằng vũ lực tối đa nếu BV vi phạm Hiệp định”(15)
Tháng 1-1973 phía Mỹ đưa Dự
thảo cho ông Thiệu xem nhưng ông vẫn từ chối bác bỏ. Nixon trấn an Thiệu
hứa tiếp tục viện trợ quân sự để cân bằng lực lượng khiến miền nam có
thể chống lại những vi phạm nhỏ, Mỹ chống lại những vi phạm lớn của BV,
ít nhất Hoa Kỳ cũng có thể làm như vậy (16)
Sau này ông Thiệu nói
“Những lời hứa hẹn ấy cưối cùng đã thuyết phục tôi ký kết”
(17)
(17)
Ý nghĩa và Hậu quả
Năm
1998, trong buổi tổ chức kỷ niệm 25 năm Hiệp định Paris tại Washington
D.C, Kissinger có tới tham dự và và nói về nhiều bức thư cam kết riêng
của TT Nixon gửi ông Thiệu trong đó ông hứa sẽ cưỡng bách (CSBV) thi
hành Hiệp định (to enforce the agreement) : (18).
“
Những thư đó không bao giờ được coi là lời hứa hẹn quốc gia. Nó thể hiện
ý định của ông Tổng thống. Mọi viên chức cao cấp của chính phủ kể cả
tôi, Bộ trưởng quốc phòng, Bộ trưởng ngoại giao đã thể hiện đại cương sự
minh xác được nói công khai hàng tuần rằng chúng tôi cưỡng bức thi hành
Hiệp định. Chuyện ấy chẳng có gì lạ cả”
Ông cũng
cho biết ngoài Nixon ra, Tổng thống Kennedy hay Johnson cũng đã từng
viết thư hứa hẹn với các nhà lãnh đạo quốc gia khác, tất cả những thư ấy
không được coi là lời hứa của quốc gia (19)
Cựu ngoại trưởng nói
“Tất cả những lời hứa hẹn ấy đã được phổ biến. Ai cũng hiểu thế. Thư riêng của TT Nixon là chuyện bình thường và thể hiện ý định của ông Tổng thống. Khi mang tính lời hứa cũa quốc gia , những thư ấy phải được đưa ra Quốc hội” (20)
“Tất cả những lời hứa hẹn ấy đã được phổ biến. Ai cũng hiểu thế. Thư riêng của TT Nixon là chuyện bình thường và thể hiện ý định của ông Tổng thống. Khi mang tính lời hứa cũa quốc gia , những thư ấy phải được đưa ra Quốc hội” (20)
Kissinger
sau này cho biết những thư cam kết ấy đã được công khai hóa không dấu
diếm nhưng tác già Walter Isaacson (21) chỉ trích Tiến sĩ Kissinger
không thành thật về điểm này. Điều quan trọng là Kissinger nghĩ Hoa Kỳ
sẽ cưỡng bách thi hành Hiệp định bằng trừng trị vi phạm, theo đó ông và
TT Nixon cam kết riêng với ông Thiệu nó đã gây xôn xao hai năm sau khi
Sài Gòn đang sụp đổ. Ngày 14-1-1972 ông đọc bức thư hứa với Thiệu (do
ông soạn cho Nixon) nếu Hà Nội vi phạm thỏa hiệp thì Mỹ sẽ giáng trả
ngay và ngày 5-1-1973 một bức thư khác cũng nói tương tự nếu BV vi phạm
Hiệp định chúng tôi sẽ trả đũa tối đa.
Henry
Kissinger sau này nói vì Hoa Kỳ đương nhiên sẽ cưỡng bách thi hành Hiệp
định nên ông mới hứa hẹn với TT Thiệu. Walter Isaacson nói Henry xạo vì
ông dư biết nước Mỹ đã quá chán chiến tranh không thể cho phép hứa yểm
trợ quân sự được. Ông tin là Hoa Kỳ sẽ ủng hộ cưỡng bách thi hành Hiệp
định nhưng lại tránh nói công khai những thư bí mật mà ông viết cho TT
Nixon để gửi ông Thiệu. Những thư cam kết này đã không hỏi ý kiến Quốc
hội hay phổ biến cho người dân biết. Lý do dễ hiểu là ông ta biết thừa
rằng nếu đưa ra bàn luận công khai sẽ bị Thượng Viện cho chìm xuồng
ngay.
Walter
Isaacson nói hai năm sau tức 1975, Kissinger cho biết khi mới soạn ra
ông đã cho phổ biến cho người dân biết, thực ra ông không hề phổ biến.
Trả lời phỏng vấn hồi đầu năm 1973 “Hoa Kỳ có gửi quân sang VN không nếu
Hiệp định bị vi phạm” ông đáp “Tôi không có ý kiến về tình trạng giả thuyết mà ta không muốn nêu ra”. Trả
lời phỏng vấn của Marvin Kalb đài CBS khi nào thực hiện những lời cam
kết Kissinger nói “Chúng ta không chấm dứt cuộc chiến này rồi lại tìm
cách trở lại”
Nhiều nhà
học giả nghiên cứu về chiến tranh Đông dương và các chính khách chê
Kissinger lươn lẹo, nói ngược nói xuôi. Cam kết bí mật với TT Thiệu, hai
ông Nixon và Kissinger đã vi phạm vai trò Quốc Hội đảm trách trong việc
thỏa thuận những cam kết về quân sự. Hai năm sau, 1975 Quốc hội phát
giác được chuyện những thư cam kết bí mật của Nixon – Kissinger, nó đã
gây phẫn nộ cho nhiều Thượng nghị sĩ như Henry Jackson và góp phần vào
không khí cắt hết mọi viện trợ cho miền nam VN (22)
Kissinger có bàn về ý nghĩa và thực trạng của những lời cam kết ấy trong hồi ký của ông (23) nội dung có nhiều điểm hơi mơ hồ và khó hiểu, tôi xin sơ lược như dưới đây.
“Suốt hai năm 1973,
1974 sự cưỡng bách thi hành Hiệp định đã thành đề tài tranh luận giống
như chính cuộc chiến tranh, lý lẽ chống đối cũng y như thế. Phong trào
phản chiến không chấp nhận tiền đề này rằng ta đã thực hiện hòa bình
trong danh dự. Họ lý luận nếu dùng bạo lực để thực hiện cưỡng chế sẽ
trái với vấn đề cơ bản đó là hỏa lực Hoa Kỳ tự nó là một nguồn gốc sự
tàn ác trên thế giới. Cũng chính nhóm này trước đây đã chống đối mọi nỗ
lực của chúng tôi nhằm chấm dứt chiến tranh nay họ lại bác bỏ bất cứ
chính sách nào dù là để cưỡng bách thi hành Hiệp định hay để giúp đỡ
những người mà ta đã chiến đấu vì họ.
Đám
phản chiến biện minh cho sự đầu hàng sau khi ký kết Hiệp định bằng đề
nghị hoa mỹ: Ta không có “nghĩa vụ” hợp pháp chính thức nào để giúp đỡ
Việt Nam hay để duy trì Hiệp định Paris, nhưng chỉ có những bức thư mật
của Tổng thống thể hiện ý định của chúng ta muốn làm vậy.
Những
bức thư của Tổng thống không phải là cam kết chính thức hợp pháp nhưng
nó chỉ thể hiện ý định của vị Tổng thống đang tại chức để tiên liệu đối
phó với một tình huống bất ngờ sẽ sẩy ra. Nó đặt ra một bổn phận về đạo
đức, tinh thần chứ không phải về pháp lý cho vị TT kế vị nhưng nó cũng
suy giảm vì khoảng cách giữa các nhiệm kỳ. Dĩ nhiên không có ông Tổng
thống nào có thể ủy nhiệm cho Quốc hội bằng lời tuyên bố đơn phương của
mình.
Kissinger
cho biết trường hợp Việt Nam, những bức mật thư của Tổng thống được
viết ra giữa thời gian bầu cử và nhậm chức, các viên chức cao cấp trong
Chính phủ đã công khai nói Hành pháp chính thức quyết định cưỡng bách
thi hành Hiệp định, những phát biểu này nhắc lại nội dung trong thư Tổng
thống Hoa Kỳ gửi TT Thiệu. Trong mọi trường hợp, sự tranh luận về bổn
phận của người Mỹ thiếu trọng tâm. Tổng thống Ford cũng như Nixon không
hề đòi một bổn phận chính thức để giúp Việt Nam . Cái mà ta đề cập tới
ấy là một vấn đề sâu xa hơn – một bổn phận đạo đức, tinh thần. Chúng ta
mắc nợ sự giúp đỡ dân tộc đã đứng cùng chiến tuyến với ta (tức VNCH),
mắc nợ số tử thương mà ta để lại (58 ngàn lính Mỹ) và tới nỗ lực chung
mà ta đã can thiệp vào
Khi nước Mỹ ký Hiệp
định hòa bình, phía bên kia tự động phải biết rằng chúng ta không cho
phép họ vi phạm các điều khoản của nó mà không bị nghiêm trị. Không
trừng trị vi phạm, ngưng bắn chỉ là sự giả dạng đầu hàng. Tất cả các
nhiệm kỳ Tổng thống trước cũng như sau đều nhìn nhận thế, kết quả của
cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 đã được gìn giữ tốt đẹp vì cà TT Bush và
nhất là TT Clinton đã dùng vũ lực hay đe dọa để duy trì dàn xếp chấm dứt
chiến tranh với Iraq.
Sáu tháng sau Hiệp định, Quốc hội ra luật cấm mọi hoạt động quân sự tại và trên lãnh thổ Đông Dương tức là họ đã chính thức cấm Hành pháp cưỡng bách Hiệp định Paris để đầu hàng CS.”
Sáu tháng sau Hiệp định, Quốc hội ra luật cấm mọi hoạt động quân sự tại và trên lãnh thổ Đông Dương tức là họ đã chính thức cấm Hành pháp cưỡng bách Hiệp định Paris để đầu hàng CS.”
Nhận xét.
Kissinger
tới Sài gòn hạ tuần tháng 10-1972 để thuyết phục TT Thiệu ký Hiệp định
Paris nhưng thất bại, ông Thiệu phản đối dữ dội và mở chiến dịch chống
Kissinger và bản Dự thảo trên Đài phát thanh, Truyền hình. Kissinger tức
giận điện về Hoa Thịnh Đốn cho Tổng thống đề nghị ký riêng rẽ với BV
nhưng Nixon từ chối, ông không muốn ký vội vã trước bầu cử 7-11 vì biết
chắc mình sẽ đắc cử nhiệm kỳ hai qua thăm dò. Sang tháng 11, Nixon đã
đắc cử, tại Sài Gòn ông Thiệu vẫn không ngớt chống đối ký kết, đòi BV
phải rút hết quân và đòi sửa 69 điểm trong dự thảo mà ông cho là bất lợi
cho miền nam VN. TT Nixon bèn nhờ Tướng Haig sang Sài Gòn để thuyết
phục ông Thiệu ký Hiệp định vì Quốc hội và người dân đang sốt ruột trông
chờ hòa bình. Nixon gửi thư ngày 9 và sau đó ngày 14 gửi thêm một bức
nữa hứa hẹn sẽ trừng trị mọi vi phạm của BV. (24)
“Tôi xin cam kết với ông nếu Hà Nội vi phạm Hiệp định , tôi sẽ giáng trả họ nhanh chóng và ác liệt.”
Những
thư cam kết của Nixon có nội dung tương tự hồi đó có mục đích tao niềm
tin cho miền nam VN để họ an tâm tin tưởng vào việc ký kết. Phía VNCH,
ông Thiệu và các phụ tá, cố vấn chính trị, ngoại giao của ông vẫn tỏ ra
cứng rắn không chịu ký kết. Nội tình nước Mỹ vô cùng bất lợi cho miền
nam VN nếu ông Thiệu tiếp tục trì hoãn hòa bình. Gió đã đổi chiều, tại
chính trường Mỹ nay hầu như không còn ai ủng hộ chiến tranh Đông Dương,
trái lại họ muốn có hòa bình. Nixon nói về thực trạng bi đát của Hiệp
định, nội tình nước Mỹ trong hồi ký (25) như sau, xin sơ lược.
“Trong
khi thương thuyết với TT Thiệu tháng 1-1973, tôi đau lòng được biết
Hiệp định Paris là một sự cần thiết về chính trị nếu ta tiếp tục giúp
VNCH. Quốc hội đang sẵn sang bỏ phiếu chấm dứt chiến tranh nếu ta không
ký được Hiệp định. Các nhà phân tích lập pháp của chúng tôi tiên đoán có
thể có một thử thách lớn đối với chính sách về VN của chúng ta khi Quốc
hội nhóm họp trở lại. Chắc chắn Hà Nội sẽ cản trở hòa đàm. Ngày 2
-1-1973 khối Dân chủ Hạ viện bầu nội bộ với tỷ lệ 154-75 để cắt hêt viện
trợ cho mọi hoạt động quân sự ở Đông Dương vừa khi đã đưa quân về nước
và lấy lại tù binh. Đó có thể là cách đầu hàng hèn hạ nhất đối với nhu
cầu cấp thiết nhất của BV. Hai ngày sau, bầu cử nội bộ Dân Chủ Thượng
Viện cũng thông qua dự luật tương tự tỷ lệ 36-12”
Mấy năm
liên tiếp tại bàn hội nghị, Hà Nội đòi Mỹ phải loại bỏ chính phủ Thiệu,
rút khỏi VN, cắt hết viện trợ cho VNCH… thì sẽ thả tù binh, nay các vị
Trưởng khối tại Thượng viện đã cảnh cáo Nixon nếu không có hòa bình, nếu
ông Thiệu còn gây trở ngại họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt hết
viện trợ miền nam VN, rút hết quân.. để đổi lấy 587 người tù binh Mỹ.
TT
Nixon và phụ tá Kissinger thường nhắc cho ông Thiệu biết phải nhận thức
rõ ai là bạn, ai là thù, nay ngoài kẻ thù BV, hành pháp còn phải đối
phó với Quốc hội thù nghịch chống đôi chính sách hành pháp, âm mưu xiết
cổ Đông Dương.
TT Nixon đã hứa hẹn, cam kết thực tình với ông Thiệu chứ không phải để lừa gạt ông Thiệu, thật vậy ông nói (26)
TT Nixon đã hứa hẹn, cam kết thực tình với ông Thiệu chứ không phải để lừa gạt ông Thiệu, thật vậy ông nói (26)
“Khi
từ chức ngày 9-8-1974, tôi vô cùng bất mãn với thực trạng của VN sau
khi kết thúc hòa đàm Paris . Tôi đã coi hai điều kiện rất cần thiết phải
làm: chúng ta phải giữ một sự đe dọa của Mỹ để trả đũa sự xâm lăng của
BV và tiếp tục nguồn viện trợ cho VNCH đủ để giữ cán cân quyền lực.
Nhưng cả hai kế hoạch đều bị Quốc hội phá hỏng hết.
Kế hoạch
của TT Nixon đúng như ông đã hứa và cam kết với ông Thiệu: Trước hết xin
cấp quân viện đều đặn cho miền nam VN, kế đó trừng phạt sự vi phạm nếu
có của Hà Nội bằng B-52. Những lời cam kết hứa hẹn ấy đã được thể hiện
trong những bức thư mật vì nếu đưa ra Quốc Hội sẽ bị phản đối ầm ĩ ngay.
Nixon âm thầm với kế hoạch cưỡng bách thi hành Hiệp định và tin là ông
sẽ thực hiện được trong nhiệm kỳ thứ hai của ông cho tới năm 1976.
Theo Larry Berman (27)
nay những hồ sơ giải mật cho thấy Nixon và Kissinger chỉ chờ Hà Nội vi
phạm Hiệp định để oanh tạc trả đũa bằng B-52 ngay, cái mà họ gọi là
cưỡng bức thi hành Hiệp định. Nixon tin dân Mỹ sẽ chấp thuận sự giám sát
thi hành Hiệp định sau khi đã ký.
Sáng
30-11-1972, Tổng thống Nixon và Kissinger họp Ban tham mưu liên quân,
Kissinger thuyết trình về bản dự thảo Hiệp định ngưng bắn và sự vi phạm
sau ngày ký kết. TT Nixon nói nếu Hà Nội vi phạm, họ sẽ bị trả đũa nặng
nề. Đô đốc Thomas Moorer, Tham Mưu Trưởng Ban Tham Mưu Liên Quân đã thảo
kế hoạch tấn công BV. gài mìn trở lại và xử dụng B-52 oanh tạc Hà Nội,
nếu BV vi phạm Mỹ sẽ giáng trả khốc liệt. Sự giáng trả bằng B-52 nhắm
vào Hà Nội phải ồ ạt hữu hiệu….
Như
thế cam kết của TT Nixon với ông Thiệu là hoàn toàn chân thực nhưng nó
chỉ là lời hứa cá nhân giữa hai ông Tổng thống. Với cái nhìn chủ quan
Nixon tin là sẽ được người dân ủng hộ nhưng vấn đề đặt ra là ông có thực
hiện được lời cam kết ấy hay không? người dân và Quốc hội có đồng ý với
ông không?
Tác giả
Larry Berman đặt giả thuyết nếu không có Watergate và nói hồ sơ giải mật
cho thấy Nixon rất muốn trừng trị sự vi phạm của Hà Nội nhưng Kissinger
khách quan hơn khi cho rằng người dân sẽ không ủng hộ. Larry nhận xét
chưa có ai trả lời đầy đủ như Kissinger.
Trước khi
ký Hiệp định Nixon tin tưởng sau khi mang lại hòa bình họ sẽ thôi chống
đối ông nhưng ngược lại, họ còn chống đối mạnh hơn sau ngày 27-1-1973.
Hết chống chiến tranh họ quay ra Watergate và cuối cùng đã buộc ông phải
ra khỏi tòa Bạch Ốc ngày 8-8-1974.
Như
thế TT Nixon chỉ thực hiện được những cái trong khả năng hữu hạn của
ông và cuối cùng ngay như nhiệm kỳ, bản thân ông còn không giữ được
huống hồ lời hứa với đồng minh. Số phận của Hành pháp Mỹ những năm 1973,
1974 bấp bênh như trứng đứng đầu gậy, ốc đã không mang nổi mình ốc, ốc
cũng chẳng mang được cọc cho rêu.
Ngày
21-4-1975, ông Thiệu từ chức, lên án Hoa Kỳ bỏ rơi đồng mình, sau này
ra Hải ngoại ông và các phụ tá, cố vấn vẫn lến án Hoa Kỳ không giữ lời
hứa với đồng minh. Thực ra những lời hứa của TT Nixon với VNCH cuối năm
1972 hoặc đầu 1973 chỉ là lời hứa cá nhân, nó thể hiện ý định của Tổng
thống Hoa Kỳ. Như đã nói ở trên, những tháng đầu năm 1975 ông Thiệu đã
khiếu nại với chính phủ Hoa Kỳ về những lời cam kết của TT Nixon đã đưa
tới hậu quả tai hại: Nhiều Thượng nghị sĩ tức giận vì Nixon-Kissinger đã
qua mặt Quốc hội hứa hẹn riêng với đồng minh và họ bác bỏ viện trợ khẩn
cấp để xiết cổ VNCH.
Tôi xin kết luận toàn bộ vấn đề như sau:
Tổng
thống Nixon có đủ thẩm quyền để hứa hẹn như vậy hay không? Những lời
cam kết của Nixon chỉ mang tính cá nhân giữa hai ông Tổng thống, không
có giá trị về pháp lý mang tính quốc gia vì nó không được đưa ra Quốc
hội. Sở dĩ Nixon và Kissinger không đưa ra Quốc hội vì họ biết trước là
sẽ bị bác bỏ.
Đó
là lời hứa thật sự với miền Nam chứ không phải là lời dối gạt. Tháng
11-1972 Nixon đã cho lệnh chuyên chở ồ ạt sang VNCH tổng cộng gần 600
máy bay đủ các loại gồm 236 máy bay phản lực chiến đấu và 332 trực
thăng, 3 tiểu đoàn pháo binh 175 ly, 2 thiết đoàn xe tăng M-48, trị giá
gần tương đương một năm viện trợ quân sự. Trong khoảng thời gian này ông
đã họp Bộ tham mưu để chuẩn bị kế hoạch trừng phạt vi phạm Hiệp định
của CSBV như đã nói trên.
Ông
Thiệu chấp nhận ký Hiệp định Ba Lê không phải vì tin vào những lời hứa
cùa TT Nixon như ông đã nói ở trên, cũng không phải vì bị
Nixon-Kissinger bắt ép ký hoặc vì sợ bị Nixon cho đảo chính, cắt đầu… mà
vì ông không còn con đường nào khác. Ông đã mất hết chỗ dựa tại tòa nhà
Lập pháp Mỹ, không còn ai ủng hộ tại Quốc hội. Trước đây các Thượng
nghị sĩ, Dân biếu diều hâu đã ủng hộ ông Thiệu, ủng hộ cuộc chiến VN,
nay diều hâu đã biến thành bồ cu hết.
Các
vị dân cử tại Quốc hội đã từng ủng hộ ông Thiệu trước đây nay đều
khuyên ông nên sớm ký Hiệp định vì người dân Mỹ đã quá mong mỏi khao
khát hòa bình, không còn ai ủng hộ cuộc chiến sa lầy, nếu gây trở ngại
Hiệp định thì chỉ tự gánh hậu quả tai hại cho miền nam VN.
Ông Thiệu không cưỡng lại được định mệnh lịch sử.
Vấn
đề đặt ra là nếu Nixon còn tại chức, không bị Watergater lật đổ thì ông
có thể giữ lời cam kết với miền nam VN không? Rất khó mà có câu trả lời
lạc quan.
Như đã
nói trên, mặc dù Nixon chủ quan tin tưởng có thể trừng trị CSBV một khi
họ vi phạm Hiệp định nhưng Kissinger lại không tin như vậy, ông này nghĩ
rằng người dân sẽ chống đối dữ dội.
Ngoài
ra sáu tháng sau khi ký Hiệp định Paris , Quốc hội ra luật cấm mọi ngân
khoản xử dụng cho chiến dịch oanh tạc hoặc các hoạt động quân sự khác
tại Đông dương, có hiệu lực thi hành từ giữa tháng 8-1973. Nixon cho
biết ông không còn quyền hạn gì để giữ gìn hòa bình tại Đông dương, Quốc
hội đã tước đoạt hết mọi quyền hành động của ông (28)
Như Kissinger đã nói ở trên: Quốc hội Mỹ đã chính thức cấm Hành pháp cưỡng bách thi hành Hiệp định Paris để đầu hàng CS.
Như Kissinger đã nói ở trên: Quốc hội Mỹ đã chính thức cấm Hành pháp cưỡng bách thi hành Hiệp định Paris để đầu hàng CS.
Sau
khi thấy Nixon-Kissinger bắt tay được Trung Cộng tháng 2-1972 và hòa
hoãn được với Sô Viết tháng 5-1972, Quốc hội phản chiến Mỹ yên chí là
Nga, Tầu đều đã từ bỏ mộng xâm lăng, chiến tranh nóng lạnh không còn,
bây giờ thiên hạ thái bình và họ vội vã cắt viện trợ quân sự bỏ Đông
dương.
Nhưng thiên hạ đại loạn hay thiên hạ thái bình, chiến tranh nóng lạnh còn hay hết, thời gian sẽ trả lời.
© Trọng Đạt
Mai Luong chuyển
Mai Luong chuyển