Triều Tiên là một trong
những đất nước khép kín nhất trên thế giới và người bên ngoài có rất ít
cơ hội gặp gỡ người dân ở đây. Nhưng thành phố Đan Đông thuộc tỉnh Liêu
Thành
phố vùng biên Đan Đông mang đến cảm giác của biển và sự tấp nập của tàu
thuyền, các cặp đôi chụp ảnh cưới. Những chiếc đèn mà người ta treo dọc
theo mặt nước khiến du khách nhớ đến châu Âu. Tiếng nhạc vang lên ở đâu
đó. Những nốt nhạc lướt trên ngọn gió. Nhìn qua ban công dọc theo dải
sông Áp Lục, hẳn không ai tin rằng Triều Tiên ở phía bên
Đan Đông (bên trái) thể hiện sự tương phản rõ nét với đất nước Triều Tiên (bên phải) ở bên kia bờ sông Áp Lục. Ảnh: BBC |
Nhiều người sống ở Seoul nghĩ rằng vùng phi quân sự là phần biên giới duy nhất mà Triều Tiên sở hữu. Đó là dải đất có chiều rộng 4 km không người sinh sống. Vũ khí và bầu không khí căng thẳng là những thứ duy nhất hiện diện ở nơi đây.
Song khi nói tới biên giới Triều Tiên thì Đan Đông là nơi có thể khiến người ta cảm thấy bất ngờ nhất, bởi không khí ở đây rất khác. Lucy không thấy bóng dáng nhân viên an ninh hay lính đi tuần dọc bờ sông. Hàng rào dây thép gai không tồn tại bên phần biên giới Trung Quốc.
Không khí ở bên kia có vẻ yên tĩnh. Người ta chỉ thấy các nhà máy im lìm và các tòa nhà ngả màu dưới các tán cây. Một người dân Đan Đông nói với Lucy rằng hình ảnh này chẳng thay đổi trong suốt 40 năm qua. Tòa nhà duy nhất có vẻ mới là nhà kho. Nó được xây dựng để tích trữ tất cả hàng hóa từ Trung Quốc.
Người ta nói Đan Đông là cánh cửa nối Triều Tiên với thế giới, nơi thể hiện rõ mối quan hệ đồng minh giữa Triều Tiên với Trung Quốc. Đây cũng là nơi giới kinh doanh có thể kiếm tiền. Bởi vậy, rất nhiều người Triều Tiên xuất hiện ở đây. Họ là các quan chức, doanh nhân, nữ bồi bàn do chính phủ Triều Tiên cử sang. Lượng du khách người Triều Tiên trong thành phố lớn đến nỗi nhiều nhân viên khách sạn chỉ biết tiếng Triều Tiên, chứ không thể nói tiếng Trung.
Đan Đông là nơi kết nối Triều Tiên với thế giới bên ngoài. Ảnh: Phil Adams |
Sau khi đã xem xét kỹ thực đơn dịch vụ khách sạn (bao gồm một
món ăn được mô tả là “đậm chất Triều Tiên”) vào tối hôm trước, Lucy
tham gia
Đan Đông là miền đất hứa đối với các doanh nhân đến từ Bình Nhưỡng. Du khách có thể thấy điều ấy tại cảng gần đó. Các xe tải choán đầy khoảng sân. Phần lớn trong số chúng "khoác" lớp bụi đường từ Triều Tiên và chất đầy hàng hóa – bao gồm than đá và các tài nguyên thiên nhiên khác từ Bình Nhưỡng và vật liệu xây dựng và thiết bị từ Trung Quốc. Người ta dán thời gian biểu các đoàn xe hàng ra, vào trên tường.
Đắm chìm trong ván cờ trong sân, tài xế người Trung Quốc gật đầu khi Lucy chào và chỉ về hướng tấm bảng hiệu: “Cô nên ra khỏi đây trước khi các lái xe người Triều Tiên tới. Nếu không cô sẽ gặp rắc rối đấy”.
Xe Triều Tiên đỗ chật cứng các quán ăn nổi tiếng. Họ gọi món thịt, rau và nhiều đồ ăn khác. Họ cũng thân thiện một cách đáng ngạc nhiên. Một người trong số họ trả lời câu hỏi của Lucy: “Vâng, tôi là người Triều Tiên. Chút nữa tôi sẽ quay về”. Và hỏi Lucy: “Chị là người nước nào?”. Câu trả lời “Tôi là người Anh” chẳng làm anh ta cảm thấy bối rối.
Lucy cố gắng kéo dài cuộc trò chuyện nhưng nhiều đồng nghiệp của anh ta bắt đầu đến và đột nhiên tất cả đều không nói chuyện hoặc thậm chí nhìn cô nữa.
Nữ nhà báo Anh đã học được một bài học quý giá: Các quán ăn là nơi tốt nhất để gặp người Triều Tiên tại Đan Đông. Cô đến một chuỗi khách sạn do chính phủ Triều Tiên điều hành để ăn bữa thứ ba trong hành trình.
Mọi việc trở nên thuận lợi hơn ở khách sạn. Hai nữ phục vụ bàn, đều có vẻ chỉ mới hơn 20 tuổi, lần lượt hỏi những câu hỏi và tán chuyện với người lái xe bản địa của Lucy. Họ hỏi người lái xe: “Anh đã kết hôn chưa?” và “Anh học tiếng Triều Tiên ở đâu thế?”.
Một nữ bồi bàn nói với Lucy rằng cô mới tới Đan Đông và vẫn phải trải qua cuộc phỏng vấn. Cô liệt kê danh sách các môn học cô đã theo học tại trường như toán, hóa, sinh và “cuộc Cách mạng của nhà lãnh đạo ở đất nước”. Bài học tiếng Anh của cô có vẻ như là “điểm nhấn”, bởi cô cứ khăng khăng hát bài hát Tiếng Anh. Cô nói: “Tôi sẽ cho chị thấy” và đứng nghiêm cạnh ghế của Lucy rồi hát bài When A Child Is Born.
Khi hát xong, Lucy hỏi cô điểm khác nhau giữa người Triều Tiên và người Trung Quốc. Cô trả lời: “Suy nghĩ khác nhau. Người Triều Tiên đoàn kết, còn người Trung Quốc làm việc độc lập”.
Dẫu sao thì người dân hai nước đều có một điểm chung. Không ai có thể cưỡng lại sức quyến rũ của siêu thị Anh hiện đại.
Tesco, một thương hiệu tại Anh, đã hiện diện ở Đan Đông vài năm. Đây là một thương hiệu nước ngoài hiếm hoi tại nơi vùng biên xa xôi này. Họ phục vụ các gia đình Trung Quốc giàu và cả những khách du lịch Triều Tiên.
Những thùng lớn đựng dầu ăn, chân gà giảm giá nằm lẫn với túi trà và ngũ cốc cho bữa sáng có thể là hình ảnh quen thuộc với các khách hàng của thương hiệu Tesco. Trước kia dân thượng lưu Triều Tiên rất chuộng xà phòng, dầu gội và giấy vệ sinh.
Với phần lớn dân số là người Hoa và Triều Tiên, Đan Đông là địa chỉ tốt để chất đầy nông sản Triều Tiên. Nhưng Lucy nghĩ có lẽ nó phải có cái gì đó khác so với Triều Tiên.
Đi bộ từ “cây cầu gãy” ở Đan Đông – dấu vết của chiến tranh Triều Tiên, nữ phóng viên đứng giữa sông nước Áp Lục. Từ đây, cô có thể nghe tiếng nhạc vang lên từ các quán bar và hộp đêm ở Đan Đông, ánh đèn neon khi bóng chiều xuống, giống như Las Vegas thu nhỏ bên bờ sông vậy.
“Và tôi không thể không tự hỏi ở bờ bên kia họ nghĩ gì giữa đêm tối im lặng”, cô bình luận.