Tham Khảo

Những kiến trúc cổ trên đất Sài Gòn xưa: Dinh Thống đốc Nam Kỳ

tử Một Thế Giới giới thiệu loạt bài tư liệu của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn về những nét hay, cái đẹp trong kiến trúc, văn hóa, con người Sài Gòn xưa và nay ...


 Nhà gỗ “Thủy sư Đề đốc” nhập về từ Singapore năm 1863

Nhà gỗ “Thủy sư Đề đốc” nhập về từ Singapore năm 1863

Sài Gòn là vùng đất mới được khai khẩn hơn 300 năm nhưng đã đạt đến chuẩn "Hòn Ngọc Viễn Đông" như báo chí định danh. Báo điện tử Một Thế Giới giới thiệu loạt bài tư liệu của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn về những nét hay, cái đẹp trong kiến trúc, văn hóa, con người Sài Gòn xưa và nay ...
1.Những hình ảnh Sài Gòn thập niên 1860          
Trước thập niên 1860, khi thực dân Pháp chưa đặt chân lên đất Nam kỳ, Sài Gòn chỉ là một ngôi làng trù mật, như tác giả Pháp Léopold Pallu de la Barrière đã miêu tả trong tác phẩm Histoire de l’expédition de Cochinchine en 1861 (Lịch sử cuộc viễn chinh tại Nam kỳ năm 1861):
”Du khách đến Sài Gòn thoáng thấy trên hữu ngạn của con sông một loại đường sá mà hai bên đứt đoạn từng quãng một bởi những khoảng không gian trống trải. Nhà cửa phần lớn bằng gỗ lợp lá dừa, một số khác ít hơn làm bằng đá… Hàng ngàn chiếc thuyền chen chúc nhau trên bờ sông, hình thành một ngôi làng nổi…” (Paris – 1888).
Dinh Thống đốc Nam kỳ thời Pháp thuộc  
Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ (Biên Hòa – Gia Định – Định Tường), một trong những kế hoạch mà các đô đốc hải quân tính đến là chỉnh trang Sài Gòn thành một thành phố có quy củ.
Người được giao trọng trách này là viên trung tá công binh Coffyn. Ngày 30.4.1862, Coffyn cho ra đời Đề án mở rộng thành phố Sài Gòn, chia thành hai khu vực rõ rệt, lấy con đường Impériale (sau là đường Paul Blanchy, nay là Hai Bà Trưng) làm ranh giới.
Khu vực phía Đông đường Impériale trải dài đến rạch Thị Nghè, rộng khoảng 200 ha, là khu hành chánh và quân sự, tập trung bộ máy đầu não; khu phía Tây từ đường Impériale chạy về hướng Chợ Lớn ngày nay, rộng khoảng 2.300 ha, là khu thương mại và dân cư.
Tuy đề án Coffyn chưa từng được thực hiện tại Sài Gòn, song sự phân định hai khu vực hành chánh-quân sự với khu dân cư vẫn được chính quyền thực dân Pháp mặc nhiên thực hiện.
Vào nửa đầu thập niên 1860, như Léopold Pallu de la Barrière đã mô tả ở trên, nhà cửa cư dân Sài Gòn phần lớn làm bằng gỗ, lợp lá dừa và tập trung nhiều ở hai bên bờ sông Sài Gòn.
Theo một số tài liệu, tư nhân đầu tiên cất nhà bằng gạch là nhà doanh nghiệp Wang Tai (có nơi dịch là Hoàng Thái). Còn công sở cũng chỉ là những kiến trúc chủ yếu làm bằng vật liệu nhẹ của địa phương.
Để có nơi làm việc khang trang, bề thế, xứng đáng với danh vị và quyền hạn của các Đề đốc, phó Đô đốc Pháp, những người lãnh đạo về cả hai mặt hành chánh và quân sự, năm 1863, thực dân Pháp đã nhập từ Singapore về một phức hợp những ngôi nhà bằng gỗ, đặt trên một khu đất rộng được giới hạn bởi các con đường Nguyễn Du-Đồng Khởi-Lý Tự Trọng-Hai Bà Trưng ngày nay.
Người Sài Gòn thời đó gọi nơi đây là tư dinh của Thủy sư Đề đốc. Điều dễ thấy là ngôi nhà gỗ dễ lắp ráp này cũng chỉ là một biện pháp “chữa cháy” của các Thống đốc Pháp trong thời kỳ đầu tiên đặt chân lên thuộc địa Nam kỳ. Và ngay từ những ngày đầu năm 1865, thực dân Pháp đã nghĩ đến việc xây dựng một kiến trúc hoành tráng, xứng đáng với vị thế của một đất nước “văn minh”  tại vùng Viễn Đông. 
  Le Myre de Vilers, Thống đốc dân sự đầu tiên tại Nam kỳ  
2. Sự hình thành Dinh Thống đốc Nam Kỳ (Palais du Gouvernement)
Một trong những động thái đầu tiên của việc xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ mới là chọn một vị trí đắc địa nhất. Đó là một vùng đất cao nhất Sài Gòn, rộng 15 ha, có nơi làm công viên, vườn cây và những bãi cỏ xanh mướt, nhìn ra một không gian rộng thoáng.
Ngày 5.2.1865, tờ Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gòn) đăng một thông báo của chính quyền thuộc địa dành một khoản tiền thưởng trị giá 4.000 franc cho các kiến trúc sư hay nghệ sĩ nào giới thiệu một đề án tốt nhất được chọn làm cơ sở xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ.
Khoản tiền thưởng không phải là nhỏ, song đến ngày 20.4.1865, vượt quá thời hạn chót 25.3.1865, chỉ mới có một đề án được gửi tới ban tổ chức. Sau đó không lâu, một đề án do một nhóm kiến trúc sư ở Singapore soạn thảo được chuyển đến Sài Gòn, song sau khi xem xét kỹ cả hai đề án, ban tổ chức không chấp thuận một cái nào.
Cuối cùng, cơ hội bắt tay xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ đã xuất phát từ một sự tình cờ. Trong một dịp ghé Hong Kong, hai đô đốc Pháp Ohier và Roze (cũng từng làm Thống đốc Nam kỳ) được giới thiệu với một kiến trúc sư người Pháp trẻ tên Hermitte, nguyên là học viên trường Mỹ thuật Paris.
Tại Hong Kong, Hermitte đã đoạt giải thưởng trong việc thiết kế đồ án Tòa Thị chính, vượt qua nhiều kiến trúc sư khác. Nắm bắt được những thông tin này, Roze và Ohier trở về Sài Gòn, thuyết phục đương kim Thống đốc Nam kỳ De La Grandière chính thức nhờ Hermitte thiết kế và xây dựng dinh Thống đốc.
Một trong những biện pháp được sử dụng để lôi kéo nhân tài trẻ này là khoản thu nhập 36.000 franc/năm, cao hơn rất nhiều so với các viên chức Pháp đứng đầu các cơ quan tọa lạc tại Sài Gòn. Và những gì De La Grandière làm đã có một hiệu ứng tốt: chỉ mấy ngày sau khi đến Sài Gòn, Hermitte trình một đồ án được viên Thống đốc chấp thuận ngay.
Dinh Phó Soái Nam kỳ trên đường Lý Tự Trọng ngày nay  
Ngày chủ nhật  23 tháng 2 năm 1868, trước đông đảo người tham dự, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ đã diễn ra dưới sự chủ trì của Đề đốc De La Grandière, với sự tháp tùng của nhiều sĩ quan và viên chức cao cấp của Pháp.
Người làm phép cho công trình là Giám mục Miche với một diễn từ gây xúc động cho cử tọa. Với sự phụ giúp của kiến trúc sư Hermitte, Thống đốc De La Grandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên được chôn sâu 2,6m bên dưới mặt đất, trên một tầng đất rất cứng chắc.
Đó là một viên đá hoa cương vuông vắn, mỗi cạnh 50cm, được mang từ Biên Hòa về. Trong thời gian xây dựng, Hermitte đã cho đào một hố móng sâu 3,5 mét, lấy đi 2.436 m3 đất đá và sử dụng khoảng 2 triệu viên gạch.
Năm 1870, công trình đang thực hiện theo tiến độ đã định thì cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra, hoàng đế Pháp Napoléon III bị bắt làm tù binh, nước Pháp thất trận. Sự kiện này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ, do nhiều vật liệu phải được chuyển từ chính quốc sang.
Cũng vì thế mà mãi đến năm 1875, kiến trúc đồ sộ này mới hoàn chỉnh phần trang trí. Sốt ruột về sự chậm trễ trong tiến độ xây dựng và hoàn thành cơ sở, ngay từ năm 1873,  Thống đốc Nam kỳ Dupré đã dọn về đây để ở và làm việc trong lúc việc trang trí còn tiếp diễn. Dinh gỗ “Thủy sư Đề đốc” còn được lưu giữ, mãi đến năm 1877 mới bị phá hủy hoàn toàn.  
Dinh Độc Lập sau khi được tái thiết vào thập niên 1960 
Năm 1879, thời kỳ của các đô đốc Pháp kiêm nhiệm trách vụ Thống đốc Nam kỳ mà các tài liệu Pháp gọi là “Contre (Vice) Amiral, Gouverneur, Commanant en chef” và sách báo thời đó dịch ra bằng một cụm từ khá lạ lẫm là Tổng thống Nam kỳ thủy lục binh dân, đã thực sự kết thúc.
Ngày 13.5.1879, Thống đốc dân sự đầu tiên là Charles Le Myre de Vilers, đến ở dinh Thống đốc Nam kỳ, khởi đầu một thời kỳ mới trong sách lược  chiếm đóng và thuộc địa hóa toàn bộ vùng đất phía Nam của lãnh thổ Việt Nam.
Cũng từ đó, trong ngôn ngữ của người Việt đương thời, dinh Thống đốc, bộ máy đầu não tại Sài Gòn, còn có một cái tên phổ biến hơn là “Soái phủ Nam kỳ”.  Tuy nhiên, thời kỳ Nam kỳ là một thuộc địa riêng rẽ cũng kết thúc vào ngày 16.11.1887, khi Toàn quyền Đông Dương đầu tiên là Jean Antoine Ernest Constans được cử sang Việt Nam đảm nhiệm trọng trách điều hành công việc của ba miền Nam, Trung, Bắc Việt Nam và xứ bảo hộ Cambodge (Campuchia).
Dinh Toàn quyền Đông Dương được xây dựng tại Hà Nội là nơi ở và làm việc chính thức của Constans, song viên chức này cũng thường xuyên thực hiện những chuyến đi trên hành trình Hà Nội-Sài Gòn, nghỉ lâu ở thành phố này, nên chính quyền thực dân đã chuyển công năng của dinh Thống đốc Nam kỳ thành dinh Toàn quyền Đông dương thứ hai. Thực dân Pháp cho xây tại đường De La Grandière  (sau là đường Gia Long, nay là đường Lý Tự Trọng) một dinh thự mới làm nơi ở và làm việc cho viên Thống đốc Nam kỳ, và từ ấy người dân gọi đó là “dinh Phó Soái” (dịch từ chức vụ của  Thống đốc Nam kỳ lúc bấy giờ là “Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine”, phân biệt với chức danh Toàn quyền Đông Dương  là “Gouverneur général de l’Indochine”). 
Dinh Thống Nhất ngày nay
Suốt những năm 1954-1975, dưới các chính phủ VNCH, dinh Toàn quyền Đông Dương của Pháp trở thành Dinh Độc lập, là nơi ở và làm việc của tổng thống Ngô Đình Diệm và những tổng thống tiếp sau. Ngày 27.2.1962, dinh này bị hai phi công là trung úy Phạm Phú Quốc và thiếu úy Nguyễn Văn Cử dội bom cánh trái bằng máy bay chiến đấu Skyraider, bị hư hại một phần cánh trái. Đây cũng là dịp mà kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khôi nguyên giải La Mã, được giao trọng trách sửa chữa toàn bộ dinh theo những quan điểm mới về mỹ thuật. Dinh Thống Nhất ngày nay vẫn còn giữ gần nguyên cốt cách của kiến trúc được người kiến trúc sư tài năng họ Ngô thực hiện từ cách nay hơn 50 năm. 
Lê Nguyễn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những kiến trúc cổ trên đất Sài Gòn xưa: Dinh Thống đốc Nam Kỳ

tử Một Thế Giới giới thiệu loạt bài tư liệu của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn về những nét hay, cái đẹp trong kiến trúc, văn hóa, con người Sài Gòn xưa và nay ...


 Nhà gỗ “Thủy sư Đề đốc” nhập về từ Singapore năm 1863

Nhà gỗ “Thủy sư Đề đốc” nhập về từ Singapore năm 1863

Sài Gòn là vùng đất mới được khai khẩn hơn 300 năm nhưng đã đạt đến chuẩn "Hòn Ngọc Viễn Đông" như báo chí định danh. Báo điện tử Một Thế Giới giới thiệu loạt bài tư liệu của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn về những nét hay, cái đẹp trong kiến trúc, văn hóa, con người Sài Gòn xưa và nay ...
1.Những hình ảnh Sài Gòn thập niên 1860          
Trước thập niên 1860, khi thực dân Pháp chưa đặt chân lên đất Nam kỳ, Sài Gòn chỉ là một ngôi làng trù mật, như tác giả Pháp Léopold Pallu de la Barrière đã miêu tả trong tác phẩm Histoire de l’expédition de Cochinchine en 1861 (Lịch sử cuộc viễn chinh tại Nam kỳ năm 1861):
”Du khách đến Sài Gòn thoáng thấy trên hữu ngạn của con sông một loại đường sá mà hai bên đứt đoạn từng quãng một bởi những khoảng không gian trống trải. Nhà cửa phần lớn bằng gỗ lợp lá dừa, một số khác ít hơn làm bằng đá… Hàng ngàn chiếc thuyền chen chúc nhau trên bờ sông, hình thành một ngôi làng nổi…” (Paris – 1888).
Dinh Thống đốc Nam kỳ thời Pháp thuộc  
Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ (Biên Hòa – Gia Định – Định Tường), một trong những kế hoạch mà các đô đốc hải quân tính đến là chỉnh trang Sài Gòn thành một thành phố có quy củ.
Người được giao trọng trách này là viên trung tá công binh Coffyn. Ngày 30.4.1862, Coffyn cho ra đời Đề án mở rộng thành phố Sài Gòn, chia thành hai khu vực rõ rệt, lấy con đường Impériale (sau là đường Paul Blanchy, nay là Hai Bà Trưng) làm ranh giới.
Khu vực phía Đông đường Impériale trải dài đến rạch Thị Nghè, rộng khoảng 200 ha, là khu hành chánh và quân sự, tập trung bộ máy đầu não; khu phía Tây từ đường Impériale chạy về hướng Chợ Lớn ngày nay, rộng khoảng 2.300 ha, là khu thương mại và dân cư.
Tuy đề án Coffyn chưa từng được thực hiện tại Sài Gòn, song sự phân định hai khu vực hành chánh-quân sự với khu dân cư vẫn được chính quyền thực dân Pháp mặc nhiên thực hiện.
Vào nửa đầu thập niên 1860, như Léopold Pallu de la Barrière đã mô tả ở trên, nhà cửa cư dân Sài Gòn phần lớn làm bằng gỗ, lợp lá dừa và tập trung nhiều ở hai bên bờ sông Sài Gòn.
Theo một số tài liệu, tư nhân đầu tiên cất nhà bằng gạch là nhà doanh nghiệp Wang Tai (có nơi dịch là Hoàng Thái). Còn công sở cũng chỉ là những kiến trúc chủ yếu làm bằng vật liệu nhẹ của địa phương.
Để có nơi làm việc khang trang, bề thế, xứng đáng với danh vị và quyền hạn của các Đề đốc, phó Đô đốc Pháp, những người lãnh đạo về cả hai mặt hành chánh và quân sự, năm 1863, thực dân Pháp đã nhập từ Singapore về một phức hợp những ngôi nhà bằng gỗ, đặt trên một khu đất rộng được giới hạn bởi các con đường Nguyễn Du-Đồng Khởi-Lý Tự Trọng-Hai Bà Trưng ngày nay.
Người Sài Gòn thời đó gọi nơi đây là tư dinh của Thủy sư Đề đốc. Điều dễ thấy là ngôi nhà gỗ dễ lắp ráp này cũng chỉ là một biện pháp “chữa cháy” của các Thống đốc Pháp trong thời kỳ đầu tiên đặt chân lên thuộc địa Nam kỳ. Và ngay từ những ngày đầu năm 1865, thực dân Pháp đã nghĩ đến việc xây dựng một kiến trúc hoành tráng, xứng đáng với vị thế của một đất nước “văn minh”  tại vùng Viễn Đông. 
  Le Myre de Vilers, Thống đốc dân sự đầu tiên tại Nam kỳ  
2. Sự hình thành Dinh Thống đốc Nam Kỳ (Palais du Gouvernement)
Một trong những động thái đầu tiên của việc xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ mới là chọn một vị trí đắc địa nhất. Đó là một vùng đất cao nhất Sài Gòn, rộng 15 ha, có nơi làm công viên, vườn cây và những bãi cỏ xanh mướt, nhìn ra một không gian rộng thoáng.
Ngày 5.2.1865, tờ Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gòn) đăng một thông báo của chính quyền thuộc địa dành một khoản tiền thưởng trị giá 4.000 franc cho các kiến trúc sư hay nghệ sĩ nào giới thiệu một đề án tốt nhất được chọn làm cơ sở xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ.
Khoản tiền thưởng không phải là nhỏ, song đến ngày 20.4.1865, vượt quá thời hạn chót 25.3.1865, chỉ mới có một đề án được gửi tới ban tổ chức. Sau đó không lâu, một đề án do một nhóm kiến trúc sư ở Singapore soạn thảo được chuyển đến Sài Gòn, song sau khi xem xét kỹ cả hai đề án, ban tổ chức không chấp thuận một cái nào.
Cuối cùng, cơ hội bắt tay xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ đã xuất phát từ một sự tình cờ. Trong một dịp ghé Hong Kong, hai đô đốc Pháp Ohier và Roze (cũng từng làm Thống đốc Nam kỳ) được giới thiệu với một kiến trúc sư người Pháp trẻ tên Hermitte, nguyên là học viên trường Mỹ thuật Paris.
Tại Hong Kong, Hermitte đã đoạt giải thưởng trong việc thiết kế đồ án Tòa Thị chính, vượt qua nhiều kiến trúc sư khác. Nắm bắt được những thông tin này, Roze và Ohier trở về Sài Gòn, thuyết phục đương kim Thống đốc Nam kỳ De La Grandière chính thức nhờ Hermitte thiết kế và xây dựng dinh Thống đốc.
Một trong những biện pháp được sử dụng để lôi kéo nhân tài trẻ này là khoản thu nhập 36.000 franc/năm, cao hơn rất nhiều so với các viên chức Pháp đứng đầu các cơ quan tọa lạc tại Sài Gòn. Và những gì De La Grandière làm đã có một hiệu ứng tốt: chỉ mấy ngày sau khi đến Sài Gòn, Hermitte trình một đồ án được viên Thống đốc chấp thuận ngay.
Dinh Phó Soái Nam kỳ trên đường Lý Tự Trọng ngày nay  
Ngày chủ nhật  23 tháng 2 năm 1868, trước đông đảo người tham dự, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ đã diễn ra dưới sự chủ trì của Đề đốc De La Grandière, với sự tháp tùng của nhiều sĩ quan và viên chức cao cấp của Pháp.
Người làm phép cho công trình là Giám mục Miche với một diễn từ gây xúc động cho cử tọa. Với sự phụ giúp của kiến trúc sư Hermitte, Thống đốc De La Grandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên được chôn sâu 2,6m bên dưới mặt đất, trên một tầng đất rất cứng chắc.
Đó là một viên đá hoa cương vuông vắn, mỗi cạnh 50cm, được mang từ Biên Hòa về. Trong thời gian xây dựng, Hermitte đã cho đào một hố móng sâu 3,5 mét, lấy đi 2.436 m3 đất đá và sử dụng khoảng 2 triệu viên gạch.
Năm 1870, công trình đang thực hiện theo tiến độ đã định thì cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra, hoàng đế Pháp Napoléon III bị bắt làm tù binh, nước Pháp thất trận. Sự kiện này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ, do nhiều vật liệu phải được chuyển từ chính quốc sang.
Cũng vì thế mà mãi đến năm 1875, kiến trúc đồ sộ này mới hoàn chỉnh phần trang trí. Sốt ruột về sự chậm trễ trong tiến độ xây dựng và hoàn thành cơ sở, ngay từ năm 1873,  Thống đốc Nam kỳ Dupré đã dọn về đây để ở và làm việc trong lúc việc trang trí còn tiếp diễn. Dinh gỗ “Thủy sư Đề đốc” còn được lưu giữ, mãi đến năm 1877 mới bị phá hủy hoàn toàn.  
Dinh Độc Lập sau khi được tái thiết vào thập niên 1960 
Năm 1879, thời kỳ của các đô đốc Pháp kiêm nhiệm trách vụ Thống đốc Nam kỳ mà các tài liệu Pháp gọi là “Contre (Vice) Amiral, Gouverneur, Commanant en chef” và sách báo thời đó dịch ra bằng một cụm từ khá lạ lẫm là Tổng thống Nam kỳ thủy lục binh dân, đã thực sự kết thúc.
Ngày 13.5.1879, Thống đốc dân sự đầu tiên là Charles Le Myre de Vilers, đến ở dinh Thống đốc Nam kỳ, khởi đầu một thời kỳ mới trong sách lược  chiếm đóng và thuộc địa hóa toàn bộ vùng đất phía Nam của lãnh thổ Việt Nam.
Cũng từ đó, trong ngôn ngữ của người Việt đương thời, dinh Thống đốc, bộ máy đầu não tại Sài Gòn, còn có một cái tên phổ biến hơn là “Soái phủ Nam kỳ”.  Tuy nhiên, thời kỳ Nam kỳ là một thuộc địa riêng rẽ cũng kết thúc vào ngày 16.11.1887, khi Toàn quyền Đông Dương đầu tiên là Jean Antoine Ernest Constans được cử sang Việt Nam đảm nhiệm trọng trách điều hành công việc của ba miền Nam, Trung, Bắc Việt Nam và xứ bảo hộ Cambodge (Campuchia).
Dinh Toàn quyền Đông Dương được xây dựng tại Hà Nội là nơi ở và làm việc chính thức của Constans, song viên chức này cũng thường xuyên thực hiện những chuyến đi trên hành trình Hà Nội-Sài Gòn, nghỉ lâu ở thành phố này, nên chính quyền thực dân đã chuyển công năng của dinh Thống đốc Nam kỳ thành dinh Toàn quyền Đông dương thứ hai. Thực dân Pháp cho xây tại đường De La Grandière  (sau là đường Gia Long, nay là đường Lý Tự Trọng) một dinh thự mới làm nơi ở và làm việc cho viên Thống đốc Nam kỳ, và từ ấy người dân gọi đó là “dinh Phó Soái” (dịch từ chức vụ của  Thống đốc Nam kỳ lúc bấy giờ là “Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine”, phân biệt với chức danh Toàn quyền Đông Dương  là “Gouverneur général de l’Indochine”). 
Dinh Thống Nhất ngày nay
Suốt những năm 1954-1975, dưới các chính phủ VNCH, dinh Toàn quyền Đông Dương của Pháp trở thành Dinh Độc lập, là nơi ở và làm việc của tổng thống Ngô Đình Diệm và những tổng thống tiếp sau. Ngày 27.2.1962, dinh này bị hai phi công là trung úy Phạm Phú Quốc và thiếu úy Nguyễn Văn Cử dội bom cánh trái bằng máy bay chiến đấu Skyraider, bị hư hại một phần cánh trái. Đây cũng là dịp mà kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khôi nguyên giải La Mã, được giao trọng trách sửa chữa toàn bộ dinh theo những quan điểm mới về mỹ thuật. Dinh Thống Nhất ngày nay vẫn còn giữ gần nguyên cốt cách của kiến trúc được người kiến trúc sư tài năng họ Ngô thực hiện từ cách nay hơn 50 năm. 
Lê Nguyễn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm