Hình Ảnh & Sự Kiện
Những người chỉ trích ông Trump về cách tiếp cận Bắc Hàn đã sai
Trong hơn một năm qua, những nhà phê bình, chuyên gia phân tích và đông đảo giới truyền thông đã bác bỏ chiến lược tiếp cận Bắc Hàn của Tổng thống Donald Trump. Nhưng rốt cuộc, hiện tại ông Trump chứng minh những người phê bình ông đã sai.
Những người chỉ trích Tổng thống Trump đã nói rằng việc ông sử dụng đe dọa quân sự và chế tài sẽ không thể ép Bắc Hàn hướng tới bàn đàm phán.
Nhà bình luận Nicholas Kristof của tờ New York Times, trong một bài viết ngày 12/10/2017, cho hay: “Sự ngộ nhận đầu tiên là chế tài và nói về chiến tranh sẽ dẫn tới Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân”.
Ông Kristof đã mô tả chiến lược của ông Trump, trong đó có đe dọa quân sự đáng tin cậy và sự giúp đỡ của Trung Quốc, là “suy nghĩ viển vông”.
Hồi đầu tháng Ba vừa qua, cựu chuyên gia phân tích của CIA, Sue Mi Terry cũng đã chỉ trích ông Trump, viết rằng những đe dọa và tweet của ông Trump nói về Bắc Hàn “không hữu ích hoặc hiệu quả”.
Tuy nhiên, cách tiếp cận độc đáo của ông Trump với Bắc Hàn đang chứng minh hiệu quả
Sau hàng thập kỷ mâu thuẫn cao giữa Mỹ và Bắc Hàn, ông Trump và ông Kim Jong-un đã gặp nhau nhiều giờ hôm 12/6 và cả hai cùng ký vào một tuyên bố chung trong đó tuyên bố Bắc Hàn “cam kết làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”.
Điều này được coi là không thể tưởng tượng trong nhiều thập kỷ và là minh chứng cho những nỗ lực của ông Trump trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Ông Trump và chính phủ của ông đã lờ đi những điều mà các nhà phê bình nói. Thay vì hành xử mềm mỏng với Bắc Hàn, ông Trump đã tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực và đe dọa sử dụng vũ lực nếu cần thiết.
Tổng thống Trump đã từ bỏ chính sách ‘kiên nhẫn chiến lược’ – tương đương với không làm gì – của cựu Tổng thống Barack Obama, và thay vào đó là tạo ra một mối đe dọa quân sự đáng tin cậy, kết hợp với những nỗ lực ngoại giao và chế tài kinh tế, để ép ông Kim vào bàn đàm phán.
Ông Trump cũng đã có thể khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực thi hầu hết các chế tài theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, cũng như các biện pháp trừng phạt tài chính bổ sung mà Mỹ áp đặt lên Bắc Hàn.
Tuy vậy, đó mới chỉ là những gì chúng ta biết công khai. Các chi tiết cụ thể của các cuộc đàm phán đằng sau hậu trường và mức độ áp lực mở rộng của chính quyền Trump, chúng ta có thể không bao giờ biết.
Thế giới chỉ bắt đầu có cái nhìn thoáng qua về các cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Bắc Hàn vào đầu tháng 4/2018 khi các bên liên quan tiết lộ về việc ông Mike Pompeo khi đó là Giám đốc CIA đã bí mật tới Bình Nhưỡng hội đàm với ông Kim Jong-un.
Hơn một tháng sau đó, vào ngày 9/5, ông Pompeo đã mang được ba công dân Mỹ bị Bắc Hàn giam giữ trở về Mỹ.
Trong cuộc họp báo sau hội nghị với ông Kim, ông Trump nói rằng ông đã mời ông Kim tới thăm Nhà Trắng vào thời điểm phù hợp và cho biết ông cũng sẽ tới thăm Bắc Hàn khi thích hợp.
Tiếp theo sẽ là Iran
Chỉ vài giờ sau hội nghị thượng đỉnh với ông Kim, và đã trải qua hơn 20 giờ làm việc chưa nghỉ ngơi, ông Trump lại chuyển hướng sự chú ý của mình sang Iran.
“Tôi đã được trao một tình huống rất khó khăn. Tôi đã được trao điều này, tôi đã được trao thỏa thuận Iran và nhiều vấn đề khác”, ông Trump nói.
Cũng giống như với Bắc Hàn, các nhà phê bình và phân tích truyền thông đã và đang lập luận rằng cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump với Iran sẽ đẩy thế giới vào tình huống rủi ro.
Tuy nhiên, thực tế lại vẽ lên một bức tranh hoàn toàn khác. Trước khi rút nước Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng Năm vừa qua, ông Trump đã trao cho Iran 6 tháng để đàm phán một thỏa thuận tốt hơn.
Vào tháng Mười năm ngoái, ông Trump đã nói rằng ông muốn hai điều khoản yếu kém trong thỏa thuận hiện tại phải được sửa đổi. Những điều khoản này là điều khoản hoàng hôn – cho phép Iran được tiếp tục làm giàu uranium sau 10 năm và điều khoản loại trừ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran khỏi thỏa thuận hạt nhân.
Theo thỏa thuận hiện tại, vào năm 2026 Iran sẽ có thể lắp đặt hàng ngàn máy ly tâm tiên tiến mà các chuyên gia tin rằng sẽ cho phép chế độ Tehran sản xuất bom hạt nhân trong vòng 6 tháng. Ngoài ra, vì chương trình tên lửa đạn đạo của Iran không nằm trong thỏa thuận hạt nhân, nên Tehran vẫn có thể tiếp tục phát triển công nghệ này – cần thiết cho phóng đầu đạn hạt nhân.
Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 12/6, ông Trump nói: “Tôi hy vọng, vào thời điểm thích hợp, sau khi những chế tài bắt đầu và những gì chúng ta áp đặt lên Iran cho thấy sự khắc nghiệt, tôi hy vọng họ sẽ quay lại và đàm phán một thỏa thuận thực sự, bởi vì tôi mong muốn có thể làm điều đó. Nhưng ngay bây giờ, còn quá sớm để làm điều đó”.
Tác giả: Jasper Fakkert – Quản lý biên tập tại Epoch Times.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Những người chỉ trích ông Trump về cách tiếp cận Bắc Hàn đã sai
Trong hơn một năm qua, những nhà phê bình, chuyên gia phân tích và đông đảo giới truyền thông đã bác bỏ chiến lược tiếp cận Bắc Hàn của Tổng thống Donald Trump. Nhưng rốt cuộc, hiện tại ông Trump chứng minh những người phê bình ông đã sai.
Những người chỉ trích Tổng thống Trump đã nói rằng việc ông sử dụng đe dọa quân sự và chế tài sẽ không thể ép Bắc Hàn hướng tới bàn đàm phán.
Nhà bình luận Nicholas Kristof của tờ New York Times, trong một bài viết ngày 12/10/2017, cho hay: “Sự ngộ nhận đầu tiên là chế tài và nói về chiến tranh sẽ dẫn tới Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân”.
Ông Kristof đã mô tả chiến lược của ông Trump, trong đó có đe dọa quân sự đáng tin cậy và sự giúp đỡ của Trung Quốc, là “suy nghĩ viển vông”.
Hồi đầu tháng Ba vừa qua, cựu chuyên gia phân tích của CIA, Sue Mi Terry cũng đã chỉ trích ông Trump, viết rằng những đe dọa và tweet của ông Trump nói về Bắc Hàn “không hữu ích hoặc hiệu quả”.
Tuy nhiên, cách tiếp cận độc đáo của ông Trump với Bắc Hàn đang chứng minh hiệu quả
Sau hàng thập kỷ mâu thuẫn cao giữa Mỹ và Bắc Hàn, ông Trump và ông Kim Jong-un đã gặp nhau nhiều giờ hôm 12/6 và cả hai cùng ký vào một tuyên bố chung trong đó tuyên bố Bắc Hàn “cam kết làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”.
Điều này được coi là không thể tưởng tượng trong nhiều thập kỷ và là minh chứng cho những nỗ lực của ông Trump trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Ông Trump và chính phủ của ông đã lờ đi những điều mà các nhà phê bình nói. Thay vì hành xử mềm mỏng với Bắc Hàn, ông Trump đã tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực và đe dọa sử dụng vũ lực nếu cần thiết.
Tổng thống Trump đã từ bỏ chính sách ‘kiên nhẫn chiến lược’ – tương đương với không làm gì – của cựu Tổng thống Barack Obama, và thay vào đó là tạo ra một mối đe dọa quân sự đáng tin cậy, kết hợp với những nỗ lực ngoại giao và chế tài kinh tế, để ép ông Kim vào bàn đàm phán.
Ông Trump cũng đã có thể khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực thi hầu hết các chế tài theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, cũng như các biện pháp trừng phạt tài chính bổ sung mà Mỹ áp đặt lên Bắc Hàn.
Tuy vậy, đó mới chỉ là những gì chúng ta biết công khai. Các chi tiết cụ thể của các cuộc đàm phán đằng sau hậu trường và mức độ áp lực mở rộng của chính quyền Trump, chúng ta có thể không bao giờ biết.
Thế giới chỉ bắt đầu có cái nhìn thoáng qua về các cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Bắc Hàn vào đầu tháng 4/2018 khi các bên liên quan tiết lộ về việc ông Mike Pompeo khi đó là Giám đốc CIA đã bí mật tới Bình Nhưỡng hội đàm với ông Kim Jong-un.
Hơn một tháng sau đó, vào ngày 9/5, ông Pompeo đã mang được ba công dân Mỹ bị Bắc Hàn giam giữ trở về Mỹ.
Trong cuộc họp báo sau hội nghị với ông Kim, ông Trump nói rằng ông đã mời ông Kim tới thăm Nhà Trắng vào thời điểm phù hợp và cho biết ông cũng sẽ tới thăm Bắc Hàn khi thích hợp.
Tiếp theo sẽ là Iran
Chỉ vài giờ sau hội nghị thượng đỉnh với ông Kim, và đã trải qua hơn 20 giờ làm việc chưa nghỉ ngơi, ông Trump lại chuyển hướng sự chú ý của mình sang Iran.
“Tôi đã được trao một tình huống rất khó khăn. Tôi đã được trao điều này, tôi đã được trao thỏa thuận Iran và nhiều vấn đề khác”, ông Trump nói.
Cũng giống như với Bắc Hàn, các nhà phê bình và phân tích truyền thông đã và đang lập luận rằng cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump với Iran sẽ đẩy thế giới vào tình huống rủi ro.
Tuy nhiên, thực tế lại vẽ lên một bức tranh hoàn toàn khác. Trước khi rút nước Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng Năm vừa qua, ông Trump đã trao cho Iran 6 tháng để đàm phán một thỏa thuận tốt hơn.
Vào tháng Mười năm ngoái, ông Trump đã nói rằng ông muốn hai điều khoản yếu kém trong thỏa thuận hiện tại phải được sửa đổi. Những điều khoản này là điều khoản hoàng hôn – cho phép Iran được tiếp tục làm giàu uranium sau 10 năm và điều khoản loại trừ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran khỏi thỏa thuận hạt nhân.
Theo thỏa thuận hiện tại, vào năm 2026 Iran sẽ có thể lắp đặt hàng ngàn máy ly tâm tiên tiến mà các chuyên gia tin rằng sẽ cho phép chế độ Tehran sản xuất bom hạt nhân trong vòng 6 tháng. Ngoài ra, vì chương trình tên lửa đạn đạo của Iran không nằm trong thỏa thuận hạt nhân, nên Tehran vẫn có thể tiếp tục phát triển công nghệ này – cần thiết cho phóng đầu đạn hạt nhân.
Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 12/6, ông Trump nói: “Tôi hy vọng, vào thời điểm thích hợp, sau khi những chế tài bắt đầu và những gì chúng ta áp đặt lên Iran cho thấy sự khắc nghiệt, tôi hy vọng họ sẽ quay lại và đàm phán một thỏa thuận thực sự, bởi vì tôi mong muốn có thể làm điều đó. Nhưng ngay bây giờ, còn quá sớm để làm điều đó”.
Tác giả: Jasper Fakkert – Quản lý biên tập tại Epoch Times.