Đoạn Đường Chiến Binh
Những người lỡ làng - Phan Nhật Nam
Những người lỡ làng - Phan Nhật Nam
(Trích từ bút ký Tù Binh và Hòa Bình của Phan Nhật Nam)
Bây giờ, một giờ chiều của ngày 24-7-73, cuộc trao trả tù dân sự tại địa điểm Lộc Ninh đi vào bế tắc. Cộng sản tập trung một số đông dân chúng và cán bộ chung quanh lều trao trả tạo áp lực vào khối tù nhân đang và sắp được trao trả, số người này sẽ được dàn cảnh ào hẳn vào lều trao trả để tạo nên những cảnh hỗn loạn như đã xảy ra tại Quảng Trị, Quảng Ngãi. Tôi đã quá đủ với chiến thuật gây rối này, đồng thời chỉ thị cũng đã nhấn mạnh: Nếu cộng sản vi phạm thủ tục thì phải hoãn trao trả. Cuộc trao trả tạm ngưng, tôi cùng Trung Úy Nội sắp sửa trận đánh tuyên bố đình hoãn trao trả và quy trách nhiệm cho Việt Cộng vì họ đã gây trở ngại cho công tác. Những lý lẽ này phải được thông báo chính thức cho Ủy Ban Quốc Tế, minh xác quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa. Hôm nay là ngày công tác chót của phái đoàn Gia Nã Đại và những người trong Ủy Ban Quốc Tế cũng đã thấy rõ được thực chất và khả năng của nhau sau sáu tháng hoạt động. Những điều khoản của Hiệp Định, Nghị Định Thư quả tình đã bị vô hiệu hóa trước tình thế và thực trạng của Việt Nam, chưa nói đến sự cứng rắn bất chấp vô liêm sĩ của hai phái đoàn Ba Lan, Hung Gia Lợi. Họ đã đánh mất tư cách “Quốc Tế” của Ủy Ban khi khai triển tối đa sự nhất trí đoàn kết giữa những người cộng sản. Sáu tháng qua hàng chục lần trao trả ở nhiều địa điểm, tôi đã quá não nề với ủy ban “Quốc Tế” này, nhưng lời lẽ thông báo sắp nói vẫn giữ đúng cốt cách trang nghiêm của một “đại biểu”.
- Kính thưa quí vị, trước tiên là lời cám ơn nồng nhiệt của chúng tôi. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, vì quí vị đã đến đây giám sát và quan sát cuộc trao trả... Đồng thời trình bày cùng quí vị lý do vì sao chúng tôi phải tạm đình hoãn cuộc trao trả...
Anh Trung Uý Nội vặn vẹo mấy chữ Ăng-Lê để phiên dịch. Tôi lim dim mắt vì ánh nắng nhưng thật ra đang dò xét xem phản ứng của anh Thiếu Tá Vầy (Việt Cộng) để tìm hiểu ý định của hắn ta. Thoảng trong tiếng gió có tiếng hát cao vút vang vang, tiếng hát hòa nhịp bởi âm thanh của một chiếc Tây Ban cầm... Quê hương, hòa bình, cầu mong hết chiến tranh, những bài hát của Phạm Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn được diễn tả bởi giọng hát tuy không điêu luyện sành sõi nhưng vang dội nhiệt tình trong sáng. Những người sinh viên “tranh đấu” được trao trả ngày hôm qua (23-7) nay đang tập họp trong một chiếc lều gần lều của chúng tôi để đợi được phát biểu nguyện vọng với Ủy Ban Quốc Tế, đồng thời yêu cầu tôi (chuyển qua lời của viên Thiếu Tá Việt Cộng) ký nhận và bảo đảm cho họ trở về Sài gòn trong tư thế nguyên thủy. Chỉ là những sinh viên tranh đấu cho hòa bình dân tộc.
Nhóm sinh viên gồm hai mươi người, có những người “nổi tiếng” như Võ Như Lanh, Trịnh Đình Ban, Cao Thị Quế Hương, Trần Thị Lan, Trần Thị Huệ, Nguyễn Thành Công. Tất cả can tội phá rối trị an vì các vụ biểu tình xuống đường đòi hủy bỏ chế độ quân sự học đường, chống chiến tranh, chống Mỹ, chính quyền Tổng Thống Thiệu và đòi quyền sống.
Tôi trình bày ý kiến cũng để trả lời cùng Vầy:
- Những người này được trao trả vào các đợt 7, 8 của ngày hôm qua 23-7 tại địa điểm này và hôm nay họ đưa yêu sách chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải nhận họ lại, trả tự do vô điều kiện và cam kết không bắt giữ lại. Với vị thế là một nhân viên Ban Liên Hợp Quân Sự phía Việt Nam Cộng Hòa, tôi từ chối xác nhận cam kết này vì tội trạng của những người trên đã cấu thành bởi hành động được ghi rõ trong hồ sơ, tôi cũng không thể nhận họ về với tư cách “chỉ là những sinh viên học sinh bị bắt giữ vì tranh đấu” vì như thế là gián tiếp phủ nhận tính chất của công tác trao trả. Đây là cuộc trao trả giữa hai bên miền Nam về những nhân viên dân sự bị bắt giữ. Tôi cũng không có khả năng để cam kết một điều khoản vượt quá xa trách nhiệm của một sĩ quan trung cấp, hơn nữa trên thực tế những người này đã được trả ngày hôm qua, hôm nay phía Việt Nam Cộng Hòa không còn trách nhiệm nào với họ (theo thủ tục trao trả, lời phát biểu nguyện vọng chỉ có giá trị khi cuộc trao trả đang diễn tiến mà thôi).
Tôi chấm dứt vần đề bằng những lý lẽ có hệ thống, các viên sĩ quan của Ủy Ban Quốc Tế gật đầu tán thành, ngay cả những anh Ba Lan và Hung Gia Lợi thường ngày vốn yểm trợ Việt Cộng ra mặt nhưng hôm nay trước tính chất “lô-gích” của sự việc cũng đành phải ra chấp thuận lý lẽ của chúng tôi. Tôi nói tiếp:
- Tóm lại, vấn đề hai mươi sinh viên học sinh này đã được vượt khỏi giới hạn của chúng tôi và quí vị (chỉ UBQT) vì nhiệm vụ “chúng ta” chỉ là quan sát cuộc trao trả những nhân viên dân sự thuộc hai bên miền nam Việt Nam, nay những người sinh viên này bảo rằng họ không thuộc hai thành phần đó, nhưng là một thành phần “thứ ba” trung lập... Thì tôi nghĩ rằng, vấn đề cũng đã ra khỏi điều 7 của Nghị Định Thư (điều 7 Nghị Định Thư chỉ nói đến việc trao trả Nhân viên dân sự hai bên miền nam Việt Nam). Tôi dứt điểm cú chót bằng bằng cớ rất cụ thể: Các điều khoản của Hiệp Định và Nghị Định Thư.
Các anh Ba Lan và Hung Gia Lợi thở dài, trao đổi ý kiến để kiếm đường giúp đồng chí nhưng cuối cùng chỉ phát biểu một ý kiến rất não nề: “Chúng tôi ghi nhận sự kiện về các người sinh viên...”
Tôi thắng cuộc, một trở ngại lớn của vấn đề trao trả đã được vượt qua. Nhưng đó chỉ là tôi một phía, phía của công vụ, của con người bổn phận được ấn định bởi bộ quần áo đang mặc, cấp bậc trên cổ áo. Còn có một phần người khác đang lãng đãng giữa một vùng phiền muộn hiu hắt, phần con người đang nghe những câu hát lồng lộng, con người đang nhìn thấy những ánh sáng trong vắt vị tha trong tia nhìn của hai mươi người tuổi trẻ. Vấn đề của họ không bao giờ giải quyết được.
Phải nói thật, từ lâu nay tôi vốn không tin phẩm cách và khả năng của lớp sinh viên tranh đấu, những người tuổi trẻ xuống đường với những mục tiêu chiến thuật đoản kỳ như chống quân sự học đường, chống động viên, chống chính quyền, người Mỹ và chiến tranh. Những sinh viên trong nước như Huỳnh Tấn Mẫm, ở nước ngoài như Đoàn Hồng Hải, Nguyễn Thái Bình... Trong tư thế một người lính tác chiến, chịu những khổ ải và đau đớn cụ thể nhất của chiến tranh, sống trong lòng cuộc chiến tàn ác phi lý, lạ lùng, tôi đã cố gắng hết sức để tồn tại đồng thời tìm lời luận giải thích cho hành động. Thế nên dù có “phản chiến” đến mức độ nào chăng nữa, sẽ vô cùng phi lý khi quy trách nhiệm cuộc chiến này lên chính phủ và người lính Việt Nam Cộng Hòa: giai tầng đau đớn nhất của cuộc chiến. Tôi không thể nào chấp nhận những luận cứ buông súng vô điều kiện, những lý lẽ hàm hồ hoan nghênh sự chiến đấu hợp lý của những người lính cộng sản và thái độ thời thượng chống chiến tranh ở hình thức khả ố, bệnh hoạn. Trong khoảng tháng 7-1972 tôi viết một bài đả kích đám sinh viên này ở tuần báo Diều Hâu, một bài báo bốc lửa, cấu tạo bởi những từ ngữ mạnh mẽ dậy nên từ một tâm thức phẫn nộ, bài viết đã cấu thành sau khi ở miền Trung từ thành phố dẹp Quảng Trị, dọc Đại lộ Kinh Hoàng trở về... Tôi đã viết bài báo với cơn giận làm run tay, trước mắt chập chờn những mảnh áo cháy xém bay phất phơ trên đồng cát xám từ những xác chết co quắp. Những người dân bị pháo cộng sản chết trong ngày 1-5-1972. Lòng tôi căng thẳng trên hình ảnh tai ương uất ức đó; thế nên, nhìn mặt chiến tranh, cố tìm hiểu lý do tại sao người cộng sản đã giết người tỉnh táo đã là ám ảnh não nề hằng mỗi giờ, mỗi ngày khi đối diện với những kẻ thù còn rất mới qua chiếc bàn rộng trải nỉ xanh. Trong tình huống này, tôi nhìn Ngô Bá Thành, Trần Ngọc Châu, Huỳnh Tấn Mẫm như những kẻ mắc chứng dở hơi bị ám ảnh bạc nhược, được thôi thúc hướng dẫn bởi một khối chỉ đạo tinh ma già ngọn, hơn thế nữa tôi đồng hóa họ với những kẻ giết người. Thời đại này xây dựng trên tan vỡ, mâu thuẫn và phi lý, cả một khối đông nhân loại đang bị đốt cháy dưới tiếng chuông cầm thú kiểu thí nghiệm Pavlov, tiếng chuông bỉ ổi này vang động những danh từ đẹp đẽ: Giải Phóng, Tự Do, Hòa Bình... Nên lũ người phản chiến reo hò trong đường phố Sài Gòn, nơi công viên Mỹ Quốc theo sau chiếc hot-pants của ả đào cởi truồng Jane Fonda, thật đang đùa cợt, hân hoan sỉ nhục những cái chết đau đớn của người dân Việt Nam. Tôi nhìn những người “tranh đấu” qua nhãn quan khắc nghiệt uất hận này.
Nhưng hôm nay, khi nghe tiếng hát trong sáng lồng lộng trong gió, khi thấy nét mặt tinh anh của Nguyễn Thành Công lúc tiếp xúc với viên Đại Tá Hung Gia Lợi dù đôi mắt đã có vẻ lạc thần, giọng nói đã đượm màu mệt mỏi. Tôi thấy được một điều lạ ở những người tranh đấu, tôi tìm được kẽ hở của vấn đề, lời giải thích về hiện tượng phản chiến đồng thời có nỗi hận khác bùng nổ theo với tốc độ chóng mặt: Quả tình Cộng Sản đã và đang hủy diệt hằng bao thế hệ bởi ngọn đòn sơ đẳng: Thêu dệt và lập đi lập lại một số danh từ hàm súc trong một hệ thống luân lý chặt chẽ để quyến rũ con người theo tiếng gọi của máu. Sự khám phá gây nên nỗi giận hờn chen thêm niềm thương cảm xót xa. Tôi đã biết.
Phải, tôi hiểu rằng nhóm sinh viên đang ngồi ở dưới tàng cây cao su, đang gẩy nên những âm thanh trầm lắng với tiếng hát nhiệt thành trong sáng kia quả tình không thể nào là những người cộng sản được. Họ không thể nào là những người cộng sản chuyên chính, dù cho họ đã vào khu học tập, dù đã là cán bộ nội thành làm nhiệm vụ sinh viên vận theo đường lối và kỹ thuật đấu tranh phát xuất từ cục R, kiểm soát và điều hành bởi ủy viên thanh niên thuộc Thành Ủy Sài goon-Chợ Lớn. Họ cũng không phải là cộng sản dù có chứng minh thư xác nhận là thành viên của Đảng Lao Động, hoặc thành viên của Đoàn Thanh niên trong Mặt Trận Giải Phóng... Vì tiếng hát, điệu đàn, nét mặt và lời nói tất cả vẫn là phản ảnh của một hoài bão, hoài bão bất diệt của tuổi true. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh bít bùng của đời sống hiện tại, đấu tranh và xây dựng một quê hương rạng rỡ tốt đẹp hơn. Và chính phát xuất từ ý định đẹp đẽ mơ tưởng này, hoài bão của họ đã được đồng hóa với mục tiêu chiến thuật đoản kỳ của cộng sản. Và họ trở thành loại cán bộ tiền phong đắc lực thực hiện những mục tiêu hạn chế trong đường phố Sài gòn, nơi giảng đường, trong lòng cộng đồng tuổi trẻ Việt Nam. Bởi Cộng sản không bao giờ dại dột lộ hẳn bộ mặt của mình từ đầu, trái lại chúng đã “phục kích” tuổi trẻ bằng cách “tặng” không một số sách lược tranh đấu, cung cấp phương tiện và kỹ thuật sách động (Vì còn ai hơn người cộng sản Việt Nam, khối nhân lực vô tận luôn luôn gài người, xách động, hướng dẫn các cuộc đấu tranh, dù bắt đầu với những mục tiêu lành mạnh, hữu khuynh)... Dần dần cán bộ cộng sản đưa ra một vài mục tiêu “chiến thuật” như chống đi lính cho Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, được ngụy trang thành chương trình chống quân sự học đường, động viên, những mục tiêu đoản kỳ nhưng sinh tử đối với sinh viên. Và cứ thế tiếp tục xâm nhập dần vào phong trào đấu tranh để biến thành vận động chống chiến tranh, thực hiện hòa bình cấp thiết... Mục tiêu dần lộ mặt cùng với những vận động khắp nơi trên thế giới. Vô tình để trở nên hữu ý, những người xuống đường dần thấy những ước vọng to lớn của mình phù hợp với cương lĩnh của Mặt Trận, nên từ chống Mỹ, chống quân sự học đường đến chống Mỹ cứu nước chỉ là bước nhỏ của vấn đề kỹ thuật. Cuối đường, chính thể Việt Nam Cộng Hòa cùng cộng đồng miền Nam tự động biến thành những đối tượng thù nghịch khi đã thấm sâu lý luận:”Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh cách mạng chống với chiến tranh phản cách mạng do Mỹ Ngụy khởi xướng. Chiến tranh Việt Nam khởi động do nhân dân giác ngộ yêu nước, được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới...” Khi đã chấp nhận những chữ “hòa bình, giác ngộ, cách mạng” nằm đúng vị trí trong hệ thống luận lý của cán bộ cộng sản thì tất cả năng lực sáng suốt để soi sáng cuộc đấu tranh hoàn toàn tắt ngấm. Người sinh viên diễn xuất theo động tác phản ứng có điều kiện gợi nên từ những danh từ đẹp đẽ trên.
Nhưng, như đã nói, những người tuổi trẻ đó sẽ không bao giờ trở thành cán bộ nồng cốt của Đảng Lao Động được vì họ không bao giờ là “giai cấp công-nông”. Họ cũng không phải là tiểu tư sản giác ngộ; họ chỉ là những tên lính tiền phong trong đường phố Sài Gòn, nơi buổi họp báo tại trụ sở sinh viên, họ chỉ dùng để chạy tránh hơi cay với một túi ni-lông pha nước chanh, để làm đầy các nhà giam giúp cho cộng sản có thêm lý lẽ: “Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã bắt giam nhiều sinh viên học sinh yêu nước...” Và nặng nề hơn hết thảy: Người sinh viên vẫn còn là “những sinh viên học sinh yêu nước” - Nghĩa là còn một bản vị sinh viên, một cá thể sinh viên, một nhân vị yêu nước... Không bao giờ là “người cộng sản” khi vẫn còn mang tước hiệu đẹp đẽ đó. Người sinh viên, gã anh hùng trong đường phố không bao giờ là người cộng sản thuần túy. Không có trường hợp đặc biệt cho trường hợp những cá nhân này.
Thế nên, khi điều động một số dân chúng và binh sĩ đến để nghe các “sinh viên yêu nước” hát, cán bộ cộng sản đã xác nhận lại vị thế cho các anh, đã nhắc nhở sự xa cách giữa “thành phần sinh viên trí thức” và tầng lớp “công nông giác ngộ”, họ đã vạch một ranh giới giữa các bản vị sinh viên và tập thể nhân dân kia, khi họ để anh mặc chiếc áo trắng đẹp nổi bật lên giữa đám dân chúng và binh sĩ cộng sản nghèo đói, xấu xí cũng là lúc tô đậm chữ khai trừ các anh ra khỏi tập thể đấu tranh của Mặt Trận và sự thật cũng vừa xảy đến. Các anh có đấu tranh được những gì ở địa điểm Lộc Ninh, trong lòng người cộng sản. Vai trò anh đã hết. Những người sinh viên tranh đấu Sài Gòn hãy hát cao lên nữa; tiếng hát đó cũng như một lần của Phạm Duy cất lên từ khu tư, trên nương đồi Yên Bái, trên thượng lưu của những giòng sông miền Trung với khí thế say đắm hào hùng và lãng mạn của những ngày “cứu nước” từ mùa Thu 46. Giọng hát của các anh giờ này cũng mang tính chất đẹp đẽ thơ mộng hào hùng đó. Và chỉ có thế, vì bản chất cuộc chiến đã thay đổi, con người đã lộ mặt, vai trò của các anh cũng đã hết, sân trường, đường phố đã xa xôi. Các anh đã lỡ làng trong cơn say đắm của buổi tiệc rượu nấu bằng máu của quả tim nhiệt thành.
Đây là phản ứng thứ nhất, phản ứng thương cảm, bội phục, trong lòng còn có một phản ứng đối nghịch đau đớn khác: Sự giận. Phải, tôi giận dữ, vì những người tuổi trẻ trong lòng cộng đồng miền Nam đã được nuôi dưỡng và lớn lên từ thực trạng đau đớn quê hương. Hơn ai hết, họ phải thấy được bản chất của cuộc chiến Việt Nam. Kết quả tất nhiên của những cường lực thế giới đang tìm cách thế để hòa giải, cân bằng lẫn nhau. Những người sinh viên lại càng phải biết rõ hơn ai hết, thủ phạm gây nên tiêu hủy cấu trúc xã hội ổn định Việt Nam đã trường tồn và vững chắc qua hai nghìn năm dài, một xã hội trật tự, điều hòa, trong đó các giai cấp đã được vô tính hoá, xung đột xã hội được hòa giải do tính chất tổng hợp cùng mạch sống dân tộc. Lẽ tất nhiên tôi không mê muội gì để bảo rằng hai nghìn năm lịch sử của nước ta là mô thức lịch sử không kẽ hở; nhưng quá trình vận chuyển lịch sử ấy đã chứng minh tính cân bằng của cơ cấu xã hội Việt Nam, đã là một kết quả tuyệt kỹ. Và như thế, những người tuổi trẻ, lòng mở rộng vị tha, trí sáng ngời hoài bão và tình tự quê hương, thấm đậm cùng nhịp đập của trái tim trung trực lẽ nào không nhận thức được: Chiến tranh này, chỉ là kết quả cuối cùng của chuỗi nổ dây chuyền gây nên bởi xung động của hai ý hệ cùng phát xuất từ phương Tây, hai ý hệ tuy mang nhãn hiệu đối cực nhưng thực chất cũng chỉ là một phản ảnh biểu hiện tình trạng tan vỡ, suy đồi của cơ cấu xã hội xây dựng trên vật chất thuần lý. Cộng sản, tư bản, tự do, dân chủ, giải phóng, độc tài, thuộc địa: quả tình chỉ là sản phẩm thuần túy Tây phương và chỉ dành riêng cho những xã hội bên bờ Thái Bình. Nhưng khốn nạn đã xảy đến cho chúng ta, những ý hệ xung đột đó đã chọn lựa đất nước này làm chiến trường tranh chấp, đã cân bằng, hòa giải, cùng nhau qua máu xương người Việt. Những người tuổi trẻ phải biết rõ điều này, phải biết rõ trước khi lên đường nhập cuộc, trước khi dự vào trò chơi lớn mà dịp may không bao giờ có, chỉ có một đường sống hay chết cho cá nhân, cũng của cả dân tộc. Thế nhưng những người trẻ tuổi chỉ có một phía nhìn, chỉ có lời giải thích (Thật lố bịch khi đang ở một giai đoạn lịch sử và tự giải thích giai đoạn ấy theo tiêu chuẩn của mình định đặt) và nguy biến hơn, nhất quyết tin tưởng mình đi đúng đường. Chỉ riêng một mình với cục bộ lý luận riêng.
Những người tuổi trẻ tranh đấu còn mắc thêm một nhược điểm trầm trọng, nhược điểm cốt tủy hình như đã biến thành tổng quát khắp thế giới. Mặc cảm vô vọng đau đớn của người trí thức. Đúng như thế, từ Tây qua Đông trong lòng của Paris rực rỡ đến những góc hóc hẻm của một nước nhược tiểu Á Đông, đâu đâu cũng có một lớp trí thức lòng đầy những ước vọng nhân bản, những hoài bão tuyệt vời nhưng giữa vòng đai ngột ngạt phi nhân của xã hội. Người trí thức trong khi ý thức về giá trị của mình đồng thời cũng thấy hết nỗi tuyệt vọng bi đát của khả năng hạn chế. Vì đây không còn thời đại của cá nhân nhưng là thời của tổ hợp, không còn những thi sĩ, chỉ có giai cấp công nhân, không còn tri thức lẻ loi giữa vòm trời trí thức nhưng là con người nhập thế để chịu sự va chạm toé lửa phũ phàng của đời sống. Và đây cũng là thời đại đối nghịch của tâm linh, những giá trị tinh thần dần dần trở nên hạ giá trước những hệ Sinh Tâm lý. Trong cơn đổ nhào của giai cấp kẻ sĩ, người tuổi trẻ tranh đấu chắc sẽ không ngại ngùng tham gia ngay vào thế giới nơi chiếc chiếu hoa kính trọng đã dành sẵn cho những Sartre, Gide, Malraux, những người đã thử lửa với Cộng sản để dò xem năng lực trí thức của mình; và ở Việt Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đăng Trừng, Lê Hiếu Đằng. Nếu không võ đoán, thì ắt hẳn khi họ nhúng tay vào máu cũng mang cảm giác hân hoan của người được gột rửa những bạc nhược bất lực của khối trí thức tuyệt vọng để chuyển mình thành những trí thức giác ngộ, yêu nước. Nguy biến đã xảy ra, tan vỡ đã hiện hình, người trí thức tuổi trẻ ắt hẳn trong núi rừng mật khu chắc phải tự kiểm thảo quá trình tranh đấu để nhận thức lại giá trị của chính mình. Chỉ là người trí thức khi mang tâm thức xao xuyến ở đường phố Sài Gòn, trong giảng đường đại học và đã là người lạc lõng, ngơ ngáo giữa một đám “đồng chí” cách biệt, giác ngộ, lẫy lừng bởi thành tích và gốc gác giai cấp. Hoàng Phủ Ngọc Tường, tên tuổi sáng chói của lớp sinh viên tranh đấu Huế nay là một ủy viên học vụ ở Gio Linh, cuối đường đấu tranh của nỗ lực trí thức với kết quả tầm phào mạt hạng...(1) Trịnh Đình Ban, Trần Thị Huệ sẽ là gì ở núi rừng Lộc Ninh?!! Hình ảnh trong buổi sáng 24-7, tên Trung Tá gốc “thợ rèn” Năm Tích nửa vừa ra lệnh, nửa vừa coi thường sửa tay sửa chân cho Trịnh Đình Ban để chụp ảnh gây trong tôi cay đắng... Cuối đường tranh đấu chống Mỹ, chống chiến tranh của tuổi trẻ trí thức rốt cuộc để được cười hãnh diện vì chụp ảnh cùng Trung Tá Năm Tích, một cựu thợ rèn, lớp cán bộ mùa thu với quá trình đấu tranh cách mạng mà suốt đời Ban không bao giờ thực hiện được. Có phải thế không?! Có phải thế để tiêu hủy mặc cảm dư thừa của đời sống ù lỳ cứng đọng của ba mươi năm trong gia đình và học đường... Người tuổi trẻ tranh đấu, anh thấy gì trong tàng cây cao su xanh thẩm ở rừng Lộc Ninh?
Lộc Ninh - 24-7-1973
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=197592
Bàn ra tán vào (0)
Những người lỡ làng - Phan Nhật Nam
Những người lỡ làng - Phan Nhật Nam
(Trích từ bút ký Tù Binh và Hòa Bình của Phan Nhật Nam)
Bây giờ, một giờ chiều của ngày 24-7-73, cuộc trao trả tù dân sự tại địa điểm Lộc Ninh đi vào bế tắc. Cộng sản tập trung một số đông dân chúng và cán bộ chung quanh lều trao trả tạo áp lực vào khối tù nhân đang và sắp được trao trả, số người này sẽ được dàn cảnh ào hẳn vào lều trao trả để tạo nên những cảnh hỗn loạn như đã xảy ra tại Quảng Trị, Quảng Ngãi. Tôi đã quá đủ với chiến thuật gây rối này, đồng thời chỉ thị cũng đã nhấn mạnh: Nếu cộng sản vi phạm thủ tục thì phải hoãn trao trả. Cuộc trao trả tạm ngưng, tôi cùng Trung Úy Nội sắp sửa trận đánh tuyên bố đình hoãn trao trả và quy trách nhiệm cho Việt Cộng vì họ đã gây trở ngại cho công tác. Những lý lẽ này phải được thông báo chính thức cho Ủy Ban Quốc Tế, minh xác quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa. Hôm nay là ngày công tác chót của phái đoàn Gia Nã Đại và những người trong Ủy Ban Quốc Tế cũng đã thấy rõ được thực chất và khả năng của nhau sau sáu tháng hoạt động. Những điều khoản của Hiệp Định, Nghị Định Thư quả tình đã bị vô hiệu hóa trước tình thế và thực trạng của Việt Nam, chưa nói đến sự cứng rắn bất chấp vô liêm sĩ của hai phái đoàn Ba Lan, Hung Gia Lợi. Họ đã đánh mất tư cách “Quốc Tế” của Ủy Ban khi khai triển tối đa sự nhất trí đoàn kết giữa những người cộng sản. Sáu tháng qua hàng chục lần trao trả ở nhiều địa điểm, tôi đã quá não nề với ủy ban “Quốc Tế” này, nhưng lời lẽ thông báo sắp nói vẫn giữ đúng cốt cách trang nghiêm của một “đại biểu”.
- Kính thưa quí vị, trước tiên là lời cám ơn nồng nhiệt của chúng tôi. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, vì quí vị đã đến đây giám sát và quan sát cuộc trao trả... Đồng thời trình bày cùng quí vị lý do vì sao chúng tôi phải tạm đình hoãn cuộc trao trả...
Anh Trung Uý Nội vặn vẹo mấy chữ Ăng-Lê để phiên dịch. Tôi lim dim mắt vì ánh nắng nhưng thật ra đang dò xét xem phản ứng của anh Thiếu Tá Vầy (Việt Cộng) để tìm hiểu ý định của hắn ta. Thoảng trong tiếng gió có tiếng hát cao vút vang vang, tiếng hát hòa nhịp bởi âm thanh của một chiếc Tây Ban cầm... Quê hương, hòa bình, cầu mong hết chiến tranh, những bài hát của Phạm Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn được diễn tả bởi giọng hát tuy không điêu luyện sành sõi nhưng vang dội nhiệt tình trong sáng. Những người sinh viên “tranh đấu” được trao trả ngày hôm qua (23-7) nay đang tập họp trong một chiếc lều gần lều của chúng tôi để đợi được phát biểu nguyện vọng với Ủy Ban Quốc Tế, đồng thời yêu cầu tôi (chuyển qua lời của viên Thiếu Tá Việt Cộng) ký nhận và bảo đảm cho họ trở về Sài gòn trong tư thế nguyên thủy. Chỉ là những sinh viên tranh đấu cho hòa bình dân tộc.
Nhóm sinh viên gồm hai mươi người, có những người “nổi tiếng” như Võ Như Lanh, Trịnh Đình Ban, Cao Thị Quế Hương, Trần Thị Lan, Trần Thị Huệ, Nguyễn Thành Công. Tất cả can tội phá rối trị an vì các vụ biểu tình xuống đường đòi hủy bỏ chế độ quân sự học đường, chống chiến tranh, chống Mỹ, chính quyền Tổng Thống Thiệu và đòi quyền sống.
Tôi trình bày ý kiến cũng để trả lời cùng Vầy:
- Những người này được trao trả vào các đợt 7, 8 của ngày hôm qua 23-7 tại địa điểm này và hôm nay họ đưa yêu sách chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải nhận họ lại, trả tự do vô điều kiện và cam kết không bắt giữ lại. Với vị thế là một nhân viên Ban Liên Hợp Quân Sự phía Việt Nam Cộng Hòa, tôi từ chối xác nhận cam kết này vì tội trạng của những người trên đã cấu thành bởi hành động được ghi rõ trong hồ sơ, tôi cũng không thể nhận họ về với tư cách “chỉ là những sinh viên học sinh bị bắt giữ vì tranh đấu” vì như thế là gián tiếp phủ nhận tính chất của công tác trao trả. Đây là cuộc trao trả giữa hai bên miền Nam về những nhân viên dân sự bị bắt giữ. Tôi cũng không có khả năng để cam kết một điều khoản vượt quá xa trách nhiệm của một sĩ quan trung cấp, hơn nữa trên thực tế những người này đã được trả ngày hôm qua, hôm nay phía Việt Nam Cộng Hòa không còn trách nhiệm nào với họ (theo thủ tục trao trả, lời phát biểu nguyện vọng chỉ có giá trị khi cuộc trao trả đang diễn tiến mà thôi).
Tôi chấm dứt vần đề bằng những lý lẽ có hệ thống, các viên sĩ quan của Ủy Ban Quốc Tế gật đầu tán thành, ngay cả những anh Ba Lan và Hung Gia Lợi thường ngày vốn yểm trợ Việt Cộng ra mặt nhưng hôm nay trước tính chất “lô-gích” của sự việc cũng đành phải ra chấp thuận lý lẽ của chúng tôi. Tôi nói tiếp:
- Tóm lại, vấn đề hai mươi sinh viên học sinh này đã được vượt khỏi giới hạn của chúng tôi và quí vị (chỉ UBQT) vì nhiệm vụ “chúng ta” chỉ là quan sát cuộc trao trả những nhân viên dân sự thuộc hai bên miền nam Việt Nam, nay những người sinh viên này bảo rằng họ không thuộc hai thành phần đó, nhưng là một thành phần “thứ ba” trung lập... Thì tôi nghĩ rằng, vấn đề cũng đã ra khỏi điều 7 của Nghị Định Thư (điều 7 Nghị Định Thư chỉ nói đến việc trao trả Nhân viên dân sự hai bên miền nam Việt Nam). Tôi dứt điểm cú chót bằng bằng cớ rất cụ thể: Các điều khoản của Hiệp Định và Nghị Định Thư.
Các anh Ba Lan và Hung Gia Lợi thở dài, trao đổi ý kiến để kiếm đường giúp đồng chí nhưng cuối cùng chỉ phát biểu một ý kiến rất não nề: “Chúng tôi ghi nhận sự kiện về các người sinh viên...”
Tôi thắng cuộc, một trở ngại lớn của vấn đề trao trả đã được vượt qua. Nhưng đó chỉ là tôi một phía, phía của công vụ, của con người bổn phận được ấn định bởi bộ quần áo đang mặc, cấp bậc trên cổ áo. Còn có một phần người khác đang lãng đãng giữa một vùng phiền muộn hiu hắt, phần con người đang nghe những câu hát lồng lộng, con người đang nhìn thấy những ánh sáng trong vắt vị tha trong tia nhìn của hai mươi người tuổi trẻ. Vấn đề của họ không bao giờ giải quyết được.
Phải nói thật, từ lâu nay tôi vốn không tin phẩm cách và khả năng của lớp sinh viên tranh đấu, những người tuổi trẻ xuống đường với những mục tiêu chiến thuật đoản kỳ như chống quân sự học đường, chống động viên, chống chính quyền, người Mỹ và chiến tranh. Những sinh viên trong nước như Huỳnh Tấn Mẫm, ở nước ngoài như Đoàn Hồng Hải, Nguyễn Thái Bình... Trong tư thế một người lính tác chiến, chịu những khổ ải và đau đớn cụ thể nhất của chiến tranh, sống trong lòng cuộc chiến tàn ác phi lý, lạ lùng, tôi đã cố gắng hết sức để tồn tại đồng thời tìm lời luận giải thích cho hành động. Thế nên dù có “phản chiến” đến mức độ nào chăng nữa, sẽ vô cùng phi lý khi quy trách nhiệm cuộc chiến này lên chính phủ và người lính Việt Nam Cộng Hòa: giai tầng đau đớn nhất của cuộc chiến. Tôi không thể nào chấp nhận những luận cứ buông súng vô điều kiện, những lý lẽ hàm hồ hoan nghênh sự chiến đấu hợp lý của những người lính cộng sản và thái độ thời thượng chống chiến tranh ở hình thức khả ố, bệnh hoạn. Trong khoảng tháng 7-1972 tôi viết một bài đả kích đám sinh viên này ở tuần báo Diều Hâu, một bài báo bốc lửa, cấu tạo bởi những từ ngữ mạnh mẽ dậy nên từ một tâm thức phẫn nộ, bài viết đã cấu thành sau khi ở miền Trung từ thành phố dẹp Quảng Trị, dọc Đại lộ Kinh Hoàng trở về... Tôi đã viết bài báo với cơn giận làm run tay, trước mắt chập chờn những mảnh áo cháy xém bay phất phơ trên đồng cát xám từ những xác chết co quắp. Những người dân bị pháo cộng sản chết trong ngày 1-5-1972. Lòng tôi căng thẳng trên hình ảnh tai ương uất ức đó; thế nên, nhìn mặt chiến tranh, cố tìm hiểu lý do tại sao người cộng sản đã giết người tỉnh táo đã là ám ảnh não nề hằng mỗi giờ, mỗi ngày khi đối diện với những kẻ thù còn rất mới qua chiếc bàn rộng trải nỉ xanh. Trong tình huống này, tôi nhìn Ngô Bá Thành, Trần Ngọc Châu, Huỳnh Tấn Mẫm như những kẻ mắc chứng dở hơi bị ám ảnh bạc nhược, được thôi thúc hướng dẫn bởi một khối chỉ đạo tinh ma già ngọn, hơn thế nữa tôi đồng hóa họ với những kẻ giết người. Thời đại này xây dựng trên tan vỡ, mâu thuẫn và phi lý, cả một khối đông nhân loại đang bị đốt cháy dưới tiếng chuông cầm thú kiểu thí nghiệm Pavlov, tiếng chuông bỉ ổi này vang động những danh từ đẹp đẽ: Giải Phóng, Tự Do, Hòa Bình... Nên lũ người phản chiến reo hò trong đường phố Sài Gòn, nơi công viên Mỹ Quốc theo sau chiếc hot-pants của ả đào cởi truồng Jane Fonda, thật đang đùa cợt, hân hoan sỉ nhục những cái chết đau đớn của người dân Việt Nam. Tôi nhìn những người “tranh đấu” qua nhãn quan khắc nghiệt uất hận này.
Nhưng hôm nay, khi nghe tiếng hát trong sáng lồng lộng trong gió, khi thấy nét mặt tinh anh của Nguyễn Thành Công lúc tiếp xúc với viên Đại Tá Hung Gia Lợi dù đôi mắt đã có vẻ lạc thần, giọng nói đã đượm màu mệt mỏi. Tôi thấy được một điều lạ ở những người tranh đấu, tôi tìm được kẽ hở của vấn đề, lời giải thích về hiện tượng phản chiến đồng thời có nỗi hận khác bùng nổ theo với tốc độ chóng mặt: Quả tình Cộng Sản đã và đang hủy diệt hằng bao thế hệ bởi ngọn đòn sơ đẳng: Thêu dệt và lập đi lập lại một số danh từ hàm súc trong một hệ thống luân lý chặt chẽ để quyến rũ con người theo tiếng gọi của máu. Sự khám phá gây nên nỗi giận hờn chen thêm niềm thương cảm xót xa. Tôi đã biết.
Phải, tôi hiểu rằng nhóm sinh viên đang ngồi ở dưới tàng cây cao su, đang gẩy nên những âm thanh trầm lắng với tiếng hát nhiệt thành trong sáng kia quả tình không thể nào là những người cộng sản được. Họ không thể nào là những người cộng sản chuyên chính, dù cho họ đã vào khu học tập, dù đã là cán bộ nội thành làm nhiệm vụ sinh viên vận theo đường lối và kỹ thuật đấu tranh phát xuất từ cục R, kiểm soát và điều hành bởi ủy viên thanh niên thuộc Thành Ủy Sài goon-Chợ Lớn. Họ cũng không phải là cộng sản dù có chứng minh thư xác nhận là thành viên của Đảng Lao Động, hoặc thành viên của Đoàn Thanh niên trong Mặt Trận Giải Phóng... Vì tiếng hát, điệu đàn, nét mặt và lời nói tất cả vẫn là phản ảnh của một hoài bão, hoài bão bất diệt của tuổi true. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh bít bùng của đời sống hiện tại, đấu tranh và xây dựng một quê hương rạng rỡ tốt đẹp hơn. Và chính phát xuất từ ý định đẹp đẽ mơ tưởng này, hoài bão của họ đã được đồng hóa với mục tiêu chiến thuật đoản kỳ của cộng sản. Và họ trở thành loại cán bộ tiền phong đắc lực thực hiện những mục tiêu hạn chế trong đường phố Sài gòn, nơi giảng đường, trong lòng cộng đồng tuổi trẻ Việt Nam. Bởi Cộng sản không bao giờ dại dột lộ hẳn bộ mặt của mình từ đầu, trái lại chúng đã “phục kích” tuổi trẻ bằng cách “tặng” không một số sách lược tranh đấu, cung cấp phương tiện và kỹ thuật sách động (Vì còn ai hơn người cộng sản Việt Nam, khối nhân lực vô tận luôn luôn gài người, xách động, hướng dẫn các cuộc đấu tranh, dù bắt đầu với những mục tiêu lành mạnh, hữu khuynh)... Dần dần cán bộ cộng sản đưa ra một vài mục tiêu “chiến thuật” như chống đi lính cho Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, được ngụy trang thành chương trình chống quân sự học đường, động viên, những mục tiêu đoản kỳ nhưng sinh tử đối với sinh viên. Và cứ thế tiếp tục xâm nhập dần vào phong trào đấu tranh để biến thành vận động chống chiến tranh, thực hiện hòa bình cấp thiết... Mục tiêu dần lộ mặt cùng với những vận động khắp nơi trên thế giới. Vô tình để trở nên hữu ý, những người xuống đường dần thấy những ước vọng to lớn của mình phù hợp với cương lĩnh của Mặt Trận, nên từ chống Mỹ, chống quân sự học đường đến chống Mỹ cứu nước chỉ là bước nhỏ của vấn đề kỹ thuật. Cuối đường, chính thể Việt Nam Cộng Hòa cùng cộng đồng miền Nam tự động biến thành những đối tượng thù nghịch khi đã thấm sâu lý luận:”Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh cách mạng chống với chiến tranh phản cách mạng do Mỹ Ngụy khởi xướng. Chiến tranh Việt Nam khởi động do nhân dân giác ngộ yêu nước, được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới...” Khi đã chấp nhận những chữ “hòa bình, giác ngộ, cách mạng” nằm đúng vị trí trong hệ thống luận lý của cán bộ cộng sản thì tất cả năng lực sáng suốt để soi sáng cuộc đấu tranh hoàn toàn tắt ngấm. Người sinh viên diễn xuất theo động tác phản ứng có điều kiện gợi nên từ những danh từ đẹp đẽ trên.
Nhưng, như đã nói, những người tuổi trẻ đó sẽ không bao giờ trở thành cán bộ nồng cốt của Đảng Lao Động được vì họ không bao giờ là “giai cấp công-nông”. Họ cũng không phải là tiểu tư sản giác ngộ; họ chỉ là những tên lính tiền phong trong đường phố Sài Gòn, nơi buổi họp báo tại trụ sở sinh viên, họ chỉ dùng để chạy tránh hơi cay với một túi ni-lông pha nước chanh, để làm đầy các nhà giam giúp cho cộng sản có thêm lý lẽ: “Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã bắt giam nhiều sinh viên học sinh yêu nước...” Và nặng nề hơn hết thảy: Người sinh viên vẫn còn là “những sinh viên học sinh yêu nước” - Nghĩa là còn một bản vị sinh viên, một cá thể sinh viên, một nhân vị yêu nước... Không bao giờ là “người cộng sản” khi vẫn còn mang tước hiệu đẹp đẽ đó. Người sinh viên, gã anh hùng trong đường phố không bao giờ là người cộng sản thuần túy. Không có trường hợp đặc biệt cho trường hợp những cá nhân này.
Thế nên, khi điều động một số dân chúng và binh sĩ đến để nghe các “sinh viên yêu nước” hát, cán bộ cộng sản đã xác nhận lại vị thế cho các anh, đã nhắc nhở sự xa cách giữa “thành phần sinh viên trí thức” và tầng lớp “công nông giác ngộ”, họ đã vạch một ranh giới giữa các bản vị sinh viên và tập thể nhân dân kia, khi họ để anh mặc chiếc áo trắng đẹp nổi bật lên giữa đám dân chúng và binh sĩ cộng sản nghèo đói, xấu xí cũng là lúc tô đậm chữ khai trừ các anh ra khỏi tập thể đấu tranh của Mặt Trận và sự thật cũng vừa xảy đến. Các anh có đấu tranh được những gì ở địa điểm Lộc Ninh, trong lòng người cộng sản. Vai trò anh đã hết. Những người sinh viên tranh đấu Sài Gòn hãy hát cao lên nữa; tiếng hát đó cũng như một lần của Phạm Duy cất lên từ khu tư, trên nương đồi Yên Bái, trên thượng lưu của những giòng sông miền Trung với khí thế say đắm hào hùng và lãng mạn của những ngày “cứu nước” từ mùa Thu 46. Giọng hát của các anh giờ này cũng mang tính chất đẹp đẽ thơ mộng hào hùng đó. Và chỉ có thế, vì bản chất cuộc chiến đã thay đổi, con người đã lộ mặt, vai trò của các anh cũng đã hết, sân trường, đường phố đã xa xôi. Các anh đã lỡ làng trong cơn say đắm của buổi tiệc rượu nấu bằng máu của quả tim nhiệt thành.
Đây là phản ứng thứ nhất, phản ứng thương cảm, bội phục, trong lòng còn có một phản ứng đối nghịch đau đớn khác: Sự giận. Phải, tôi giận dữ, vì những người tuổi trẻ trong lòng cộng đồng miền Nam đã được nuôi dưỡng và lớn lên từ thực trạng đau đớn quê hương. Hơn ai hết, họ phải thấy được bản chất của cuộc chiến Việt Nam. Kết quả tất nhiên của những cường lực thế giới đang tìm cách thế để hòa giải, cân bằng lẫn nhau. Những người sinh viên lại càng phải biết rõ hơn ai hết, thủ phạm gây nên tiêu hủy cấu trúc xã hội ổn định Việt Nam đã trường tồn và vững chắc qua hai nghìn năm dài, một xã hội trật tự, điều hòa, trong đó các giai cấp đã được vô tính hoá, xung đột xã hội được hòa giải do tính chất tổng hợp cùng mạch sống dân tộc. Lẽ tất nhiên tôi không mê muội gì để bảo rằng hai nghìn năm lịch sử của nước ta là mô thức lịch sử không kẽ hở; nhưng quá trình vận chuyển lịch sử ấy đã chứng minh tính cân bằng của cơ cấu xã hội Việt Nam, đã là một kết quả tuyệt kỹ. Và như thế, những người tuổi trẻ, lòng mở rộng vị tha, trí sáng ngời hoài bão và tình tự quê hương, thấm đậm cùng nhịp đập của trái tim trung trực lẽ nào không nhận thức được: Chiến tranh này, chỉ là kết quả cuối cùng của chuỗi nổ dây chuyền gây nên bởi xung động của hai ý hệ cùng phát xuất từ phương Tây, hai ý hệ tuy mang nhãn hiệu đối cực nhưng thực chất cũng chỉ là một phản ảnh biểu hiện tình trạng tan vỡ, suy đồi của cơ cấu xã hội xây dựng trên vật chất thuần lý. Cộng sản, tư bản, tự do, dân chủ, giải phóng, độc tài, thuộc địa: quả tình chỉ là sản phẩm thuần túy Tây phương và chỉ dành riêng cho những xã hội bên bờ Thái Bình. Nhưng khốn nạn đã xảy đến cho chúng ta, những ý hệ xung đột đó đã chọn lựa đất nước này làm chiến trường tranh chấp, đã cân bằng, hòa giải, cùng nhau qua máu xương người Việt. Những người tuổi trẻ phải biết rõ điều này, phải biết rõ trước khi lên đường nhập cuộc, trước khi dự vào trò chơi lớn mà dịp may không bao giờ có, chỉ có một đường sống hay chết cho cá nhân, cũng của cả dân tộc. Thế nhưng những người trẻ tuổi chỉ có một phía nhìn, chỉ có lời giải thích (Thật lố bịch khi đang ở một giai đoạn lịch sử và tự giải thích giai đoạn ấy theo tiêu chuẩn của mình định đặt) và nguy biến hơn, nhất quyết tin tưởng mình đi đúng đường. Chỉ riêng một mình với cục bộ lý luận riêng.
Những người tuổi trẻ tranh đấu còn mắc thêm một nhược điểm trầm trọng, nhược điểm cốt tủy hình như đã biến thành tổng quát khắp thế giới. Mặc cảm vô vọng đau đớn của người trí thức. Đúng như thế, từ Tây qua Đông trong lòng của Paris rực rỡ đến những góc hóc hẻm của một nước nhược tiểu Á Đông, đâu đâu cũng có một lớp trí thức lòng đầy những ước vọng nhân bản, những hoài bão tuyệt vời nhưng giữa vòng đai ngột ngạt phi nhân của xã hội. Người trí thức trong khi ý thức về giá trị của mình đồng thời cũng thấy hết nỗi tuyệt vọng bi đát của khả năng hạn chế. Vì đây không còn thời đại của cá nhân nhưng là thời của tổ hợp, không còn những thi sĩ, chỉ có giai cấp công nhân, không còn tri thức lẻ loi giữa vòm trời trí thức nhưng là con người nhập thế để chịu sự va chạm toé lửa phũ phàng của đời sống. Và đây cũng là thời đại đối nghịch của tâm linh, những giá trị tinh thần dần dần trở nên hạ giá trước những hệ Sinh Tâm lý. Trong cơn đổ nhào của giai cấp kẻ sĩ, người tuổi trẻ tranh đấu chắc sẽ không ngại ngùng tham gia ngay vào thế giới nơi chiếc chiếu hoa kính trọng đã dành sẵn cho những Sartre, Gide, Malraux, những người đã thử lửa với Cộng sản để dò xem năng lực trí thức của mình; và ở Việt Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đăng Trừng, Lê Hiếu Đằng. Nếu không võ đoán, thì ắt hẳn khi họ nhúng tay vào máu cũng mang cảm giác hân hoan của người được gột rửa những bạc nhược bất lực của khối trí thức tuyệt vọng để chuyển mình thành những trí thức giác ngộ, yêu nước. Nguy biến đã xảy ra, tan vỡ đã hiện hình, người trí thức tuổi trẻ ắt hẳn trong núi rừng mật khu chắc phải tự kiểm thảo quá trình tranh đấu để nhận thức lại giá trị của chính mình. Chỉ là người trí thức khi mang tâm thức xao xuyến ở đường phố Sài Gòn, trong giảng đường đại học và đã là người lạc lõng, ngơ ngáo giữa một đám “đồng chí” cách biệt, giác ngộ, lẫy lừng bởi thành tích và gốc gác giai cấp. Hoàng Phủ Ngọc Tường, tên tuổi sáng chói của lớp sinh viên tranh đấu Huế nay là một ủy viên học vụ ở Gio Linh, cuối đường đấu tranh của nỗ lực trí thức với kết quả tầm phào mạt hạng...(1) Trịnh Đình Ban, Trần Thị Huệ sẽ là gì ở núi rừng Lộc Ninh?!! Hình ảnh trong buổi sáng 24-7, tên Trung Tá gốc “thợ rèn” Năm Tích nửa vừa ra lệnh, nửa vừa coi thường sửa tay sửa chân cho Trịnh Đình Ban để chụp ảnh gây trong tôi cay đắng... Cuối đường tranh đấu chống Mỹ, chống chiến tranh của tuổi trẻ trí thức rốt cuộc để được cười hãnh diện vì chụp ảnh cùng Trung Tá Năm Tích, một cựu thợ rèn, lớp cán bộ mùa thu với quá trình đấu tranh cách mạng mà suốt đời Ban không bao giờ thực hiện được. Có phải thế không?! Có phải thế để tiêu hủy mặc cảm dư thừa của đời sống ù lỳ cứng đọng của ba mươi năm trong gia đình và học đường... Người tuổi trẻ tranh đấu, anh thấy gì trong tàng cây cao su xanh thẩm ở rừng Lộc Ninh?
Lộc Ninh - 24-7-1973
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=197592