Tham Khảo
Những quảng trường đẫm máu trên thế giới ( Không có Quảng trường Thiên An Môn và Ba Đình là thiếu sót lớn )
Quảng trường xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại. Ở các khu đô thị lớn thời bấy giờ, chính phủ đã cho lập ra những khoảng không gian rộng lớn hay những bãi trống công cộng (gọi là Agora) để mọi người tới tụ họp.
Đây là nơi họp mặt của các thương gia, các nhà triết học, nhà thơ và cả những nhà chính trị gia. Các agora này cũng được sử dụng làm nơi để dân chúng tới khiếu nại, biểu tình. Có những cuộc tụ tập được chính quyền cho phép, nhưng cũng có những cuộc bị đàn áp dã man.
Quảng trường Concorde ngày nay. Đây là quảng trường lớn thứ hai ở nước Pháp. Ảnh: Wanderlust. |
Theo dòng lịch sử, các agora dần phát triển thành các quảng trưởng như hiện nay. Và nó cũng trở thành nơi để mọi người tụ tập, vui chơi giải trí hoặc biểu tình, làm cách mạng.
Một trong những quảng trường đẫm máu và nổi tiếng nhất thế giới là Place de la Concorde (Cộng Hòa Trường), nằm ở đầu phía đông đại lộ Champs-Élysées, ngay bên bờ sông Seine. Đây là quảng trường rộng nhất Paris và đứng thứ 11 trên thế giới.
Quang cảnh ghi lại cuộc hành hình vương hậu Marie Antoinette của nước Pháp tại Cộng Hòa Trường. Ảnh: Parischerie. |
Trong thời kỳ diễn ra cuộc Cách mạng Pháp, Cộng Hòa Trường trở thành một sân khấu đẫm máu khi máy chém được đặt tại đây. Cũng chính nơi này, vua Louis XVI, hoàng hậu Marie Antoinette cùng nhiều người khác đã bị xử tử.
Quảng trường Cung điện (Palace Square) của St Pertersburg, Nga cũng gắn liền mãi mãi với cuộc Cách mạng tháng Mười lừng danh cùng sự kiện đưa Lenin và những người Bolsevic lên nắm quyền năm 1917.
Một trong những dấu ấn của quảng trường này là sự kiện Bloody Sunday (ngày chủ nhật đẫm máu), ghi dấu lại cuộc thảm sát giữa những người biểu tình là công nhân và quân lính của Nga hoàng Nicholas đệ nhị. Kết cục này chính là nguyên nhân mở ra hàng loạt tranh cãi căng thẳng trong nội bộ chính phủ vào thời điểm đó.
Quảng trường Trafalgar của Anh khi lên đèn. Nơi đây được mệnh danh là "trái tim của London". Ảnh: Londonairportransfers. |
Quảng trường Đỏ (Red Square) ở Moscow là nơi gắn liền với lăng mộ Lenin và các cuộc diễu binh hoành tráng nhằm phô trương sức mạnh quân sự của Nga.
Quảng trường Trafalgar của Anh cũng có lịch sử đầy ám ảnh. Một trong những cuộc biểu tình bạo lực nhất nước Anh từng diễn ra ở đây, đặc biệt là vào hồi 1990. Đây là thời điểm liên quan tới chủ trương về thuế của chính phủ do bà Margaret Thatcher lãnh đạo.
Ngày nay ở giữa thời bình, các quảng trường lại mang trong mình trọng trách khác: là nơi người dân tụ họp vui chơi giải trí, là điểm hút thu hút khách du lịch và là nơi nhắc nhở mọi người về lịch sử của cả một dân tộc.
Nhà báo Jonathan Glancey đã gọi những quảng trường là nơi "hội tụ của mọi tinh hoa", bởi nó là nơi trung tâm nhất của gần như mọi thành phố trên thế giới. Không ít quảng trường được đầu tư tiền bạc và trở thành biểu tượng của kiến trúc, văn hóa.
Ở London, các quảng trường ngày nay thường rất êm ả và bao quanh nó là những khu vườn xanh mát. Ở Turin (Italy), đó lại là các khoảng trống thoáng đãng, được thiết kế cùng các hàng cột mang phong cách kiến trúc Baroque. Còn tại Venice (Áo), quảng trường Piazza San Marco lại được Napoleon Bonaparte mô tả như một "phòng vẽ tranh của châu Âu".
Xem thêm Lễ đóng đinh đẫm máu ở Philippines
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Những quảng trường đẫm máu trên thế giới ( Không có Quảng trường Thiên An Môn và Ba Đình là thiếu sót lớn )
Quảng trường xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại. Ở các khu đô thị lớn thời bấy giờ, chính phủ đã cho lập ra những khoảng không gian rộng lớn hay những bãi trống công cộng (gọi là Agora) để mọi người tới tụ họp.
Đây là nơi họp mặt của các thương gia, các nhà triết học, nhà thơ và cả những nhà chính trị gia. Các agora này cũng được sử dụng làm nơi để dân chúng tới khiếu nại, biểu tình. Có những cuộc tụ tập được chính quyền cho phép, nhưng cũng có những cuộc bị đàn áp dã man.
Quảng trường Concorde ngày nay. Đây là quảng trường lớn thứ hai ở nước Pháp. Ảnh: Wanderlust. |
Theo dòng lịch sử, các agora dần phát triển thành các quảng trưởng như hiện nay. Và nó cũng trở thành nơi để mọi người tụ tập, vui chơi giải trí hoặc biểu tình, làm cách mạng.
Một trong những quảng trường đẫm máu và nổi tiếng nhất thế giới là Place de la Concorde (Cộng Hòa Trường), nằm ở đầu phía đông đại lộ Champs-Élysées, ngay bên bờ sông Seine. Đây là quảng trường rộng nhất Paris và đứng thứ 11 trên thế giới.
Quang cảnh ghi lại cuộc hành hình vương hậu Marie Antoinette của nước Pháp tại Cộng Hòa Trường. Ảnh: Parischerie. |
Trong thời kỳ diễn ra cuộc Cách mạng Pháp, Cộng Hòa Trường trở thành một sân khấu đẫm máu khi máy chém được đặt tại đây. Cũng chính nơi này, vua Louis XVI, hoàng hậu Marie Antoinette cùng nhiều người khác đã bị xử tử.
Quảng trường Cung điện (Palace Square) của St Pertersburg, Nga cũng gắn liền mãi mãi với cuộc Cách mạng tháng Mười lừng danh cùng sự kiện đưa Lenin và những người Bolsevic lên nắm quyền năm 1917.
Một trong những dấu ấn của quảng trường này là sự kiện Bloody Sunday (ngày chủ nhật đẫm máu), ghi dấu lại cuộc thảm sát giữa những người biểu tình là công nhân và quân lính của Nga hoàng Nicholas đệ nhị. Kết cục này chính là nguyên nhân mở ra hàng loạt tranh cãi căng thẳng trong nội bộ chính phủ vào thời điểm đó.
Quảng trường Trafalgar của Anh khi lên đèn. Nơi đây được mệnh danh là "trái tim của London". Ảnh: Londonairportransfers. |
Quảng trường Đỏ (Red Square) ở Moscow là nơi gắn liền với lăng mộ Lenin và các cuộc diễu binh hoành tráng nhằm phô trương sức mạnh quân sự của Nga.
Quảng trường Trafalgar của Anh cũng có lịch sử đầy ám ảnh. Một trong những cuộc biểu tình bạo lực nhất nước Anh từng diễn ra ở đây, đặc biệt là vào hồi 1990. Đây là thời điểm liên quan tới chủ trương về thuế của chính phủ do bà Margaret Thatcher lãnh đạo.
Ngày nay ở giữa thời bình, các quảng trường lại mang trong mình trọng trách khác: là nơi người dân tụ họp vui chơi giải trí, là điểm hút thu hút khách du lịch và là nơi nhắc nhở mọi người về lịch sử của cả một dân tộc.
Nhà báo Jonathan Glancey đã gọi những quảng trường là nơi "hội tụ của mọi tinh hoa", bởi nó là nơi trung tâm nhất của gần như mọi thành phố trên thế giới. Không ít quảng trường được đầu tư tiền bạc và trở thành biểu tượng của kiến trúc, văn hóa.
Ở London, các quảng trường ngày nay thường rất êm ả và bao quanh nó là những khu vườn xanh mát. Ở Turin (Italy), đó lại là các khoảng trống thoáng đãng, được thiết kế cùng các hàng cột mang phong cách kiến trúc Baroque. Còn tại Venice (Áo), quảng trường Piazza San Marco lại được Napoleon Bonaparte mô tả như một "phòng vẽ tranh của châu Âu".
Xem thêm Lễ đóng đinh đẫm máu ở Philippines