Truyện Ngắn & Phóng Sự
Những sợi tóc bạc trên thảm nỉ xanh - Phan Nhật Nam .
Ngồi trước mặt tôi là hai người tóc bạc, một thượng tá và một trung tá của lực lượng vũ trang thuộc Mặt Trận giải phóng, cả hai đều trên tuổi năm mươi,
Ngồi trước mặt tôi là hai người tóc bạc, một thượng tá và một trung tá của lực lượng vũ trang thuộc Mặt Trận giải phóng, cả hai đều trên tuổi năm mươi, tóc bạc trắng quá nửa đầu, da mặt xám xanh và ánh mắt khác lạ....Người mang cấp bậc thượng tá, Nguyễn Hoàn quê Bến Tre, ngoài nụ cười tươi ít khi xử dụng thường có thái độ tự tin bằng cách ngồi ngữa người nhìn đến người đối thoại, tia nhìn phát từ đôi mắt màu xanh da trời lóng lánh một màn mỏng bóng loáng, đôi mắt có vẻ thâm độc kỳ dị, phản chiếu tính chất hung tàn bệnh hoạn như kẻ bạo dục đứng nhìn nạn nhân quằn người dưới tra tấn của hắn. Ở đây, đôi mắt của Thượng Tá Nguyễn Hoàn có một tính chất bạo ngược phát động từ tinh thần đã mất hẳn những rung động tế vi nhân bản, tinh thần lạnh cô đặc của Goering, Rudolf Hess, những người tự tin và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa, quyết định của tổ chức. Người đã đồng hóa bản thân vào vận động lịch sử, người xóa bỏ mình, hết còn là một nhân vị. Nguyễn Hoàn có đôi mắt của một bộ máy điện tử dùng để đo phản ứng con người. Người thứ hai, Bùi Thiệp mang quân hàm Trung Tá gốc Qui Nhơn, Thiệp có khuôn mặt nặng nề bình thản gồm nhiều nét nhăn ôm thành vòng tròn từ trán xuống miệng, những nét nhăn của một con hổ; khuôn mặt Thiệp là một con hổ phiền não, mệt mỏi. Nhưng con hổ nhọc mệt vẫn còn vẻ hung tợn căn bản; cũng thế, Thiệp như đang lúc tỉnh giấc của con vật vừa xong bữa tiệc máu.
Tôi không vẽ nên quá độ những đường nét của đối phương, nhưng vì muốn biểu hiện một cách trung thực, phản ảnh đứng đắn toàn thể không khí của những cán bộ cộng sản mà tôi đã làm việc, đối diện, nghe và nói cùng họ trong suốt thời gian dài, nên dùng nhiều hình ảnh, ẩn dụ để sáng tỏ hình tượng biểu hiệu của hai nhân dáng, hai cá tánh. Nguyễn Hoàn, Bùi Thiệp, cũng có thể rằng đây chỉ là bí danh, nhưng chắc rằng cả hai thuộc vào lớp cán bộ mùa thu, những cán bộ xuất phát từ 1946, có thể đã vào đảng và có đảng tịch từ những năm trước 1945-46... Cả hai đều được định quân hàm vào năm 1956, sau đợt chỉnh bị toàn quân tại Hà Nội. Họ là những cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954 để sửa soạn trở về Nam theo những điều khoản của Hiệp Định Genève năm 54. Nhưng dù không trở về Nam đúng trong năm 1956, họ cũng là những cán bộ của Mặt Trận vào những ngày đầu tiên thành lập. Trước khi về Sài Gòn, Thiệp và Hoàn đã có những tháng năm dài công tác tại hòa hội Ba Lê. Tóm lại, đây là loại cán bộ cốt cán của Mặt Trận với quá trình đấu tranh dằng dặt đầy ứ những kết quả, đúng tiêu chuẩn do Đảng “đề xuất”...
Quá trình tranh đấu liên tục còn được phản ảnh cụ thể ở thái độ nghiêm túc, hạn chế, ở phương tức lý luận theo sát ba nhịp của tam đoạn luận, đi đủ chu kỳ cần thiết của một nhịp duy vật biện chứng. Những lý luận phát khởi từ chuẩn bị kỹ càng được ôn tập, phê bình và xếp đặt theo tiến trình của đề tài thảo luận bằng một phương pháp giản dị dễ ghi nhận và xử dụng. Để bác bỏ lời tố cáo của Việt Nam Cộng Hòa về sự kiện tù quân sự và dân sự còn bị giam giữ ở khắp lãnh thổ Đông Dương với những bằng cớ xác đáng như lời nhắn tin của những người tù trên các đài phát thanh Hà Hội, đài Giải Phóng, hình ảnh, thơ từ gởi về Nam theo những người bạn tù đã được trao trả. Những sự kiện chắc chắn, cụ thể tưởng rằng khó để từ chối được, nhưng Hoàn và Thiệp (hay tất cả ủy viên trưởng ban, phó trưởng ban hay Hoàng Anh Tuấn, Sĩ, Giang của cấp trưởng phái đoàn) đều dung dị né lách vấn đề theo đúng điều đã học tập. Trước tiên, họ xử dụng lời bác bỏ vì tính cách “bịa đặt, dựng đứng” sự kiện do VNCH bày vẽ nên, tiếp theo họ trình bày những tài liệu cung cấp từ báo Đối Diện, cuốn bạch thư của Hồ Ngọc Nhuận, kháng thư của các hiệp hội, đoàn thể quốc tế đòi đấu tranh và cải thiện đời sống lao tù ở VNCH... Cuối cùng lời kết luận, căn cứ vào tài liệu vừa được trình bày (luôn nhấn mạnh sự chính xác của tài liệu bởi tính chất: Tài liệu phát xuất từ những giới chức, đoàn thể thuộc VNCH hay khối tự do) để đưa ra lời tố cáo: “Chính VNCH đã, đang còn giam giữ hằng trăm ngàn người với chế độ ngược đãi tàn nhẫn nên Chính phủ lâm thời giành lại quyền phản kháng để tố cáo VNCH trước quốc tế và quốc nội đã vi phạm các điều khoản của hiệp định, nghị định thư về trao trả tù quân dân sự!!!” Những luận điệu móc nối khít khao được trình bày bằng giọng nói khuôn thước vừa đủ cường độ gây nên ấn tượng quyết tâm nhưng cũng không ra khỏi tính chất hòa hoãn của tinh thần hòa giải dân tộc. Không những chỉ cùng nhau xử dụng chung một phương thức lý luận, những cán bộ cộng sản luôn luôn dùng một số từ ngữ, cách ngắt câu, chấm dứt vấn đề theo đúng tiêu chuẩn, chỉ thị đã được phổ biến học tập và huấn luyện. Những sự kiện trên thoạt đầu gây trong lòng tôi nể nang vì thấy cán bộ đối phương đã chuẩn bị kỹ càng vấn đề thảo luận và thực hiện mục tiêu tranh luận theo phương pháp thuần nhất. Nhưng vào thời gian của tháng thứ sáu, thứ bảy, sau khi đã nhiều lần nghe những động từ “đề xuất, triển khai, lên khung vấn đề, kết tập phương án...” những thành ngữ “tinh thần hoà hợp và hoà giải dân tộc, chấp hành nghiêm chỉnh tinh thần và lời văn của hiệp định ngưng bắn, đấu tranh cho hoà bình tự do...” trong tất cả mọi đề tài, phương thế thảo luận, tôi đâm ra hoài nghi với ý nghĩ: Tất cả ưu điểm của Cộng sản chỉ thế nầy sao? À Chỉ là diễn dịch vấn đề bằng một số luận cứ sơ đẳng giản dị, với những từ ngữ quen thuộc đã được tập dượt để áp dụng cho tất cả mọi lớp cán bộ trong bất cứ mọi trường hợp; một hệ thống lý thuyết chỉ đạo gồm toàn những từ ngữ, luận lý thô thiển được áp dụng đồng loạt phổ quát từ anh lính gác ở bờ bắc sông Thạch Hãn đến gã thiếu tướng ngồi ở bàn hội nghị!! Hoài nghi biến dần thành xác định, sự nể nang ban đầu rút lui thành cảm giác não nề vì nhận thấy. ãSự chiến đấu của nhân dân cách mạng yêu nước Việt Nam đã được sự ủng hộ nồng nhiệt của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới... đã là một thành ngữ mòn nhẵn, cũ kỹ từ những ngày kháng chiến trong cộng đồng dân tộc của những năm 1940... Hai mươi, ba mươi năm một sáo ngữ đã mất hẳn tính chất và hiệu lực vẫn được xử dụng trang trọng đồng loạt từ bài báo của tạp chí Học Tập, cơ quan ngôn luận đảng Lao Động đến nhận định của Võ Nguyên Giáp về chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng... Từ ngữ cũng được, “cũng phải được” lập lại nghiêm chỉnh trong bài phóng sự “Về các xã giải phóng...” do một anh văn công viết trong một hóc hẻm của đồi núi Quảng Trị đăng trên báo Giải Phóng (Lại giải phóng... Cũng chỉ cùng quê quán với “giải phóng quân” của 1945, 46, từ ***** Mạ giải phóng của Lý Cẩm Dương...)
Thật lạ, người cộng sản xây dựng lý thuyết trên yếu tính đối kháng, hủy diệt, giải thích lịch sử trên căn bản tái tạo của hủy thể tiến bộ, thế nhưng trên rất nhiều khía cạnh họ lại phô trương tận lực tính chất bảo thủ kiên trì, thái độ duy tâm cùng cực. Ở những năm tháng đầu tiên khi đảng Lao Động vừa được cải danh, Đại Hội Đảng nhóm dưới một gốc đa, trong hang núi vào những năm 1941, 42, thì số từ ngữ mà đám cán bộ hôm nay, năm 1973 dùng như một thứ đá lót đường căn bản cho lý luận, đã là những chữ nghĩa được phổ biến “học tập”; kể từ thuở ấy, ngôn ngữ của thời kỳ “huấn luyện” thì làm sao theo sát và phù hợp với đời sống thực tế hôm nay. Sự kiện này mở ra thêm hai bước lớn với những ý nghĩ sau: Quả tình người Cộng Sản đã không có tiến bộ tối thiểu trong phạm vi ngôn ngữ, văn chương hay rộng rãi hơn, họ không có được tiến bộ trong toàn thể vận động văn hoá. Chúng ta sẽ quá độ khi đánh giá đối phương qua một vài từ ngữ xử dụng, những danh từ quê kệch trống trải vô nghĩa được cố công gò ép vào những ý nghĩa xúc tích để tạo nên tác động tuyên truyền cho đám đông. Nhưng có sự thật phải được chấp nhận: Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn xã hội có một ngôn ngữ riêng biệt, đồng thời ngôn ngữ đó cũng mang tính chất tiến bộ theo nhịp độ của xã hội khai sinh nó. Không thể phủ nhận sự biến hoá kỳ ảo của ngôn ngữ Việt Nam khi so sánh cú pháp, từ, ngữ, văn phong của hôm nay với mười, hai, ba mươi năm trước... Điều này chắc chắn và xác thật như chiều hướng tiến hóa của văn hoá nhân loại, tiến theo chiều cao lẫn chiều rộng, trong đó những khuyết điểm, trở ngại trước sau sẽ dần bị đào thải vì tính chất chậm chạp ứ đọng của nó. Thế nên, thật lố bịch khi dùng những chữ nghĩa đã ối đọng, mất hết giá trị đích thực ở nội dung lẫn sức mạnh phô diễn bề mặt, những từ ngữ “chết” được cấu tạo bởi một nhu cầu chính trị giai đoạn chứ không do khát vọng văn hoá của con người. Như trong năm 1973 mà lập lại những “tình hữu nghị Việt, Trung, Xô, nước anh em Liên Xô vĩ đại, các nước anh em yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới...” Làm gì có được “nước anh em” của thời đại tráo trở và tan vỡ này, làm gì có được hình tượng Liên Xô vĩ đại khi bằng những kẻ hở của Hiệp ước Varsovie Nga đã xua quân vào Ba Lan, Tiệp Khắc và chắc chắn rằng Liên Xô vĩ đại đã hoàn toàn tan biến khi Âu Châu khai hội Helsinki với sự tham dự bắt buộc của Mỹ và Gia Nã Đại, những nước xa Âu Châu một đại dương mà Nga không phản đối được. Cũng không thể lấp liếm để bảo rằng đó chỉ là những ngôn ngữ tuyên truyền bình dân xuất hiện trên báo Học Tập, trên tạp chí Việt Nam để phổ biến giáo dục tới từng anh em xạ thủ cao xạ, “tên lửa” mang quân hàm binh nhất, hạ sĩ, vì đây cũng là ngôn ngữ của di chúc Hồ Chí Minh, của Võ Đại Tướng, của Đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẫn, của Trung Tướng Trà, Đại Tá Sĩ, ngôn ngữ cơ sở “khung” của cộng sản Việt Nam trên bước đường thực hiện cách mạng vô sản! Sự kiện chữ viết thật ra chỉ phản ảnh khía cạnh của tinh thần, vì không thể có tinh thần tiến bộ nào đang tâm sử dụng một số ngôn ngữ cũ kỹ từ ba mươi, bốn mươi năm trước, không thể dùng xe hơi những năm đầu tiên lập nghiệp của ông Ford để dự cuộc đua hai mươi lăm giờ với những chiếc xe có sức mạnh như một phi cơ phản lực, không thể dùng luận lý của Trương Tửu ở những năm 1930, 40 để giải thích sự đột biến trong lòng những nhân vật tiểu thuyết rã rời của thập niên 1960, 1970. Và giai cấp công nông chắc hẳn không thể phát động đấu tranh được trong xã hội mà nạn nhân chính chỉ là người trí thức bị đe dọa từ vật chất đến tinh thần. Chế độ Sô Viết của năm 73 bị tai tiếng, đe dọa không phải vì thành công vượt bực của Skylab Hoa Kỳ sau năm mươi chín ngày thành công hoàn hảo trong không gian, không phải vì mấy lộ quân Trung Quốc dàn dọc theo sông Issouri, cũng không vì các công trường Tây Bá Lợi Á nổi loạn, nhưng chỉ bị lung lay, ngột ngạt vì lá thư vài trăm chữ của người viết văn Solzhenitsyn. Thế nên, trong thực trạng này, mô thức xã hội tinh truyền với giai cấp công nông vô sản có một vẻ cưỡng ép thô bạo mà lịch sử đã và đang dẫn chứng không thể nào thực hiện được. Nhưng cuối bản chúc thư, Hồ Chí Minh, bộ óc siêu đẳng của cộng sản Việt Nam vẫn hạ bút: Sau khi chết đi, tôi sẽ được gặp các cụ Karl Marx, cụ Lenin... Ông Karl Marx, ông Lenin những khuôn mặt lớn của triết học Đức, lịch sử cục bộ nước Nga, người đã có công giải thích và thay đổi khối cộng sản trong một khoảng thời gian hạn chế, hiện nay đang được xác định lại giá trị chính quê hương của họ. Vậy, ở Việt Nam, nơi cách kinh đô cách mạng vô sản nửa vòng thế giới, sau khoảng thời gian dài hơn nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin vào lẽ tất thắng của một chủ thuyết rất hạn chế địa bàn thành công cũng như thời gian phát triển, thật sự đã là một lầm lẫn vô cùng nghiêm trọng... Thế nhưng người cộng sản Việt Nam vẫn không chịu hiểu cùng phần soi sáng của lịch sử...
”Các cô chú khi đi công tác hãy đổ máu cho thật nhiều, biến ruộng vườn thành chiến trường, cày cuốc thành vũ khí, nông dân là chiến sĩ...” Ông Hồ Chí Minh đã thốt ra lời vàng ngọc chỉ đạo cho đám cán bộ trước khi lên đường như thế. Lời nói không phải là phản ảnh của tâm tính bạo ngược, tôi không tin như thế, vì lòng của một người già đã qua số tuổi sáu mươi không thể nào còn tính hăng để có nhu cầu bạo ngược nhìn máu chảy... Nhưng lời nói đó phản ảnh niềm tin tất thắng của kẻ tin tưởng tuyệt đối vào hành động; lòng tin đã theo đúng đường vận chuyển của lịch sử, không phải chỉ riêng dân tộc mà còn cả nhân loại. Vì Hồ Chủ Tịch đã tin như thế, toàn thể ủy viên của Ủy ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động đã tin như thế, Ủy viên Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đi theo đà mê mãi nồng nhiệt thắm đỏ này nên đã có hiện tượng giết người tỉnh táo ở Huế trong Tết Mậu Thân, nên từ năm 1964, 65 ủy ban hành chánh xã vùng Lưỡi Câu, Mõ Vẹt đã thành hình với đồng chí chủ tịch xã Nguyễn văn Hằng quê Nam Định được cải tên thành Thạch Mét (1) Õ. Niềm tin sắt đá trên cũng làm sáng tỏ phần sâu xa của Sinh Bắc Tử Namã - thể hiện ý niệm chiến lược quyết thắng với toàn cõi Đông Dương rực đỏ. Người cộng sản đã tin chắc chắn như thế nên họ đã bỏ qua sự kiện những trái bom rơi từ pháo đài bay B29 Mỹ xuống nhà ga Đà Nẵng, bến tàu Hải Phòng sau ngày 6-3-1945, nơi những căn cứ có cắm lá cờ mặt trời đỏ của Nhật. Họ đã quên rằng chiến tranh Việt Nam không còn là chiến tranh chống đế quốc và phong kiến, không thể có một chiến tranh giải phóng thuần túy khi thế lực quốc tế đã chọn Việt Nam làm nơi hòa giải. Trái bom Mỹ năm 1945 đã báo hiệu chiến tranh không còn là cuộc thánh chiến giữa hiệp sĩ giải phóng dân tộc cùng tên khổng lồ thực dân đế quốc; trái bom là điểm nối đầu tiên của hai ý hệ đối cực đang tìm đường gần nhau qua xương máu Việt Nam. Người cộng sản không thể nào chấp nhận và hiểu được hiện trạng, phải hai mươi tám năm sau đại chiến thứ hai, những thế lực quốc tế mới dần thoát khỏi tình trạng chiến tranh lạnh nằm trên sợi dây thăng bằng với cơn nổ dứt điểm từ chiến tranh Việt Nam (2) Õ. Thế giới đã đứng bình yên trên chiếc trục tàn bạo chôn sâu xuống thân thể đau đớn quê hương ta. Người cộng sản Việt Nam không thể hiểu những sự kiện giản dị nầy, cũng như khi họ tổng tấn công vào An Lộc, Quảng Trị, Kontum là mở rộng cửa kho bom B52 đã đầy ứ sau thời gian chờ đợi. Một chiếc B52 bị bắn rơi ở Hà Nội có là bao so với lực lượng khủng khiếp gồm 200 B52, 500 phản lực cơ chiến đấu đồng lực dội bom, đánh phá suốt hai mươi bốn giờ trong ngày 5-12-1972 trên nửa mảnh quê hương điêu linh. Cuộc không tập có giá trị tuyệt đối: Chứng tỏ một lực lượng không quân to lớn có thể xử dụng chớp nhoáng từ ngoài khơi biển Thái Bình, từ những hòn đảo bất khả xâm phạm Guam, Midway, Wake để đánh phá bất kỳ những mục tiêu nào trên nội địa Châu Á. Xong, người Mỹ an tâm rút khỏi Việt Nam, Thái Lan sau cuộc “tập dượt” với mục tiêu: miền Bắc Việt Nam. Người Mỹ đã hoàn toàn thành công khi chứng tỏ cùng Nga và Tàu khả năng siêu đẳng của mình, đồng thời trình bày đủ quan niệm tự hạn chế. Hai cường quốc cộng sản cũng an tâm, thúc đẩy Bắc Việt ký Hiệp định. Chiến cuộc Đông Dương coi như dứt điểm, Bắc Việt, Khmer Đỏ uy hiếp Nam Vang, Kompongcham, lính sư đoàn 320 Bắc Việt tấn công trại Lệ Minh, công trường 9 bao vây căn cứ Tống Lê Chân vào tháng thứ mười sáu. Tất cả chỉ là xung đột cục bộ địa phương, một địa phương nhỏ bé chìm đắm giữa bao la của ba đỉnh lớn, Tàu, Nga, Mỹ. Người không tin vào điều này nên nhất định đi nốt bước đường “chiến thắng”. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khuynh khoát Lào, Miên dưới bóng dáng âm u của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Người cộng sản như con kiến leo lên miệng chén với ảo tưởng rằng đã thoát xa vực thẳm. Ông Hồ Chí Minh nếu có chút anh hồn thiêng liêng chắc hẳn phải đau đớn khi nhìn thấy Kissinger ngồi trên xe từ Gia Lâm tiến về Hà Nội đi qua dãy nhà ga xụp đổ của trận oanh tạc cuối năm 1972. Tưởng như là ngày hôm qua. Ông Hồ chỉ mới chết vào ngày 3-9-1969.
Bên kia chiếc bàn xanh, hai người cán bộ cộng sản tóc bạc lại thêm một lần nữa lập lại một số lý luận quen thuộc (mà tôi đã thuộc lòng sau ba tháng cùng làm việc): “Chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định ghi nhận của quí vị về vấn đề tù VNCH bị bắt ở Nam Lào, chúng tôi cũng đòi quí vị trả vô điều kiện 200.000 tù chính trị... Dẫn chứng là “cuốn sách trắng” của Hồ Ngọc Nhuận, lời tuyên bố của Đại Tướng Dương Văn Minh, bản kháng thư do các dân biểu Trương Gia Kỳ Sanh, Hồ Hữu Tường, kháng thư của Ủy ban cải thiện chế độ lao tù tại miền Nam Việt Nam... Tôi rút tờ ghi chú của phiên họp ngày 20 tháng 4; có tất cả những chi tiết này đã ghi đủ từ ngày ấy. Đợi chờ sự thay đổi nào trong lòng những cán bộ này vì họ đang nói tiếp: Điều 1 Hiệp Định Ba Lê đã bảo đảm quyền dân tộc tự quyết, nước Việt Nam độc lập, thống nhất như Hiệp định Genève 54 đã qui định... Thế nên làm gì có hiện tượng có nước Bắc Việt xâm lăng Nam Việt...” làm sao có thể xử dụng từ xâm lăng cho người trong một nước với nhau! Luận lý và luận lý, tôi nghe bao nhiêu lần, tôi đã thấy bao điều sơ hở vô lý, nhưng đợi chờ gì ở những người nầy, khi họ vẫn không lay chuyển trước câu trả lời:
“ Quí vị hãy trả lời cho chúng tôi: Có hay chăng hiện tượng giải phóng người một nước ra khỏi cộng đồng dân tộc đó? Có hiện tượng “giải phóng” nào để giải thích trường hợp của 300.000 người đi “giải phóng” trở thành hồi chánh viên, người dân các xã “giải phóng” ở Lộc Ninh, Darkto, Gio Linh, Đông Hà cố vượt qua biên giới sống và chết để thoát ra nơi “giải phóng”...
Nhưng luận lý trả lời đã bất nhẫn đến độ cụ thể như thế, thế nên tôi cũng chẳng có hy vọng thay đổi gì nơi họ. Nơi huấn luyện đã thay thế bản năng, nơi học tập đã thay đổi cho tư duy, nơi chỉ thị đã bao trùm lên mọi lối nhỏ của hệ thần kinh. Đợi chờ gì ở những người hơn ba mươi tuổi đảng này?!! Càng hợp lý hơn khi nhìn lại những sợi tóc bạc trắng, sau ba mươi năm trong tập thể “vô sản cách mạng”; họ đã là ủy viên với quân hàm Trung, Thượng Tá, họ đã là thủ trưởng có quyền hạn của cấp ủy trung ương mặt trận; dứt ra khỏi vùng “đất hứa” này họ sẽ là gì? Họ còn được gì nếu không hiện nguyên hình một cựu giáo viên tiểu học, thứ thầy đồ “raté” bị loại khỏi đời sống đã ầm ầm tiến những bước vượt ngoài ý niệm. Tưởng tượng cảnh Bùi Thiệp trở về làng xưa ở Bình Định với một túi vải kaki mang ở vai, đôi dép râu đế vỏ xe hơi dưới chân, nếu không có quân hàm trên vai với chút uy quyền tội nghiệp, Thiệp sẽ còn là gì trước làng xưa tiêu tán, không gia đình, không vợ con, chỉ có chiếc bóng ngã dài trên đất vàng khô le lói chút nắng cuối ngày. Không có quê hương “vô sản cách mạng” với quân hàm trung tá đó Thiệp còn là gì trước sự thật tàn nhẫn như hư không này? Thiệp không còn gì, quả thật vậy. Chỉ còn những sợi tóc trắng chảy mềm trong kẻ tay.
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?197592
Ngồi trước mặt tôi là hai người tóc bạc, một thượng tá và một trung tá của lực lượng vũ trang thuộc Mặt Trận giải phóng, cả hai đều trên tuổi năm mươi, tóc bạc trắng quá nửa đầu, da mặt xám xanh và ánh mắt khác lạ....Người mang cấp bậc thượng tá, Nguyễn Hoàn quê Bến Tre, ngoài nụ cười tươi ít khi xử dụng thường có thái độ tự tin bằng cách ngồi ngữa người nhìn đến người đối thoại, tia nhìn phát từ đôi mắt màu xanh da trời lóng lánh một màn mỏng bóng loáng, đôi mắt có vẻ thâm độc kỳ dị, phản chiếu tính chất hung tàn bệnh hoạn như kẻ bạo dục đứng nhìn nạn nhân quằn người dưới tra tấn của hắn. Ở đây, đôi mắt của Thượng Tá Nguyễn Hoàn có một tính chất bạo ngược phát động từ tinh thần đã mất hẳn những rung động tế vi nhân bản, tinh thần lạnh cô đặc của Goering, Rudolf Hess, những người tự tin và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa, quyết định của tổ chức. Người đã đồng hóa bản thân vào vận động lịch sử, người xóa bỏ mình, hết còn là một nhân vị. Nguyễn Hoàn có đôi mắt của một bộ máy điện tử dùng để đo phản ứng con người. Người thứ hai, Bùi Thiệp mang quân hàm Trung Tá gốc Qui Nhơn, Thiệp có khuôn mặt nặng nề bình thản gồm nhiều nét nhăn ôm thành vòng tròn từ trán xuống miệng, những nét nhăn của một con hổ; khuôn mặt Thiệp là một con hổ phiền não, mệt mỏi. Nhưng con hổ nhọc mệt vẫn còn vẻ hung tợn căn bản; cũng thế, Thiệp như đang lúc tỉnh giấc của con vật vừa xong bữa tiệc máu.
Tôi không vẽ nên quá độ những đường nét của đối phương, nhưng vì muốn biểu hiện một cách trung thực, phản ảnh đứng đắn toàn thể không khí của những cán bộ cộng sản mà tôi đã làm việc, đối diện, nghe và nói cùng họ trong suốt thời gian dài, nên dùng nhiều hình ảnh, ẩn dụ để sáng tỏ hình tượng biểu hiệu của hai nhân dáng, hai cá tánh. Nguyễn Hoàn, Bùi Thiệp, cũng có thể rằng đây chỉ là bí danh, nhưng chắc rằng cả hai thuộc vào lớp cán bộ mùa thu, những cán bộ xuất phát từ 1946, có thể đã vào đảng và có đảng tịch từ những năm trước 1945-46... Cả hai đều được định quân hàm vào năm 1956, sau đợt chỉnh bị toàn quân tại Hà Nội. Họ là những cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954 để sửa soạn trở về Nam theo những điều khoản của Hiệp Định Genève năm 54. Nhưng dù không trở về Nam đúng trong năm 1956, họ cũng là những cán bộ của Mặt Trận vào những ngày đầu tiên thành lập. Trước khi về Sài Gòn, Thiệp và Hoàn đã có những tháng năm dài công tác tại hòa hội Ba Lê. Tóm lại, đây là loại cán bộ cốt cán của Mặt Trận với quá trình đấu tranh dằng dặt đầy ứ những kết quả, đúng tiêu chuẩn do Đảng “đề xuất”...
Quá trình tranh đấu liên tục còn được phản ảnh cụ thể ở thái độ nghiêm túc, hạn chế, ở phương tức lý luận theo sát ba nhịp của tam đoạn luận, đi đủ chu kỳ cần thiết của một nhịp duy vật biện chứng. Những lý luận phát khởi từ chuẩn bị kỹ càng được ôn tập, phê bình và xếp đặt theo tiến trình của đề tài thảo luận bằng một phương pháp giản dị dễ ghi nhận và xử dụng. Để bác bỏ lời tố cáo của Việt Nam Cộng Hòa về sự kiện tù quân sự và dân sự còn bị giam giữ ở khắp lãnh thổ Đông Dương với những bằng cớ xác đáng như lời nhắn tin của những người tù trên các đài phát thanh Hà Hội, đài Giải Phóng, hình ảnh, thơ từ gởi về Nam theo những người bạn tù đã được trao trả. Những sự kiện chắc chắn, cụ thể tưởng rằng khó để từ chối được, nhưng Hoàn và Thiệp (hay tất cả ủy viên trưởng ban, phó trưởng ban hay Hoàng Anh Tuấn, Sĩ, Giang của cấp trưởng phái đoàn) đều dung dị né lách vấn đề theo đúng điều đã học tập. Trước tiên, họ xử dụng lời bác bỏ vì tính cách “bịa đặt, dựng đứng” sự kiện do VNCH bày vẽ nên, tiếp theo họ trình bày những tài liệu cung cấp từ báo Đối Diện, cuốn bạch thư của Hồ Ngọc Nhuận, kháng thư của các hiệp hội, đoàn thể quốc tế đòi đấu tranh và cải thiện đời sống lao tù ở VNCH... Cuối cùng lời kết luận, căn cứ vào tài liệu vừa được trình bày (luôn nhấn mạnh sự chính xác của tài liệu bởi tính chất: Tài liệu phát xuất từ những giới chức, đoàn thể thuộc VNCH hay khối tự do) để đưa ra lời tố cáo: “Chính VNCH đã, đang còn giam giữ hằng trăm ngàn người với chế độ ngược đãi tàn nhẫn nên Chính phủ lâm thời giành lại quyền phản kháng để tố cáo VNCH trước quốc tế và quốc nội đã vi phạm các điều khoản của hiệp định, nghị định thư về trao trả tù quân dân sự!!!” Những luận điệu móc nối khít khao được trình bày bằng giọng nói khuôn thước vừa đủ cường độ gây nên ấn tượng quyết tâm nhưng cũng không ra khỏi tính chất hòa hoãn của tinh thần hòa giải dân tộc. Không những chỉ cùng nhau xử dụng chung một phương thức lý luận, những cán bộ cộng sản luôn luôn dùng một số từ ngữ, cách ngắt câu, chấm dứt vấn đề theo đúng tiêu chuẩn, chỉ thị đã được phổ biến học tập và huấn luyện. Những sự kiện trên thoạt đầu gây trong lòng tôi nể nang vì thấy cán bộ đối phương đã chuẩn bị kỹ càng vấn đề thảo luận và thực hiện mục tiêu tranh luận theo phương pháp thuần nhất. Nhưng vào thời gian của tháng thứ sáu, thứ bảy, sau khi đã nhiều lần nghe những động từ “đề xuất, triển khai, lên khung vấn đề, kết tập phương án...” những thành ngữ “tinh thần hoà hợp và hoà giải dân tộc, chấp hành nghiêm chỉnh tinh thần và lời văn của hiệp định ngưng bắn, đấu tranh cho hoà bình tự do...” trong tất cả mọi đề tài, phương thế thảo luận, tôi đâm ra hoài nghi với ý nghĩ: Tất cả ưu điểm của Cộng sản chỉ thế nầy sao? À Chỉ là diễn dịch vấn đề bằng một số luận cứ sơ đẳng giản dị, với những từ ngữ quen thuộc đã được tập dượt để áp dụng cho tất cả mọi lớp cán bộ trong bất cứ mọi trường hợp; một hệ thống lý thuyết chỉ đạo gồm toàn những từ ngữ, luận lý thô thiển được áp dụng đồng loạt phổ quát từ anh lính gác ở bờ bắc sông Thạch Hãn đến gã thiếu tướng ngồi ở bàn hội nghị!! Hoài nghi biến dần thành xác định, sự nể nang ban đầu rút lui thành cảm giác não nề vì nhận thấy. ãSự chiến đấu của nhân dân cách mạng yêu nước Việt Nam đã được sự ủng hộ nồng nhiệt của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới... đã là một thành ngữ mòn nhẵn, cũ kỹ từ những ngày kháng chiến trong cộng đồng dân tộc của những năm 1940... Hai mươi, ba mươi năm một sáo ngữ đã mất hẳn tính chất và hiệu lực vẫn được xử dụng trang trọng đồng loạt từ bài báo của tạp chí Học Tập, cơ quan ngôn luận đảng Lao Động đến nhận định của Võ Nguyên Giáp về chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng... Từ ngữ cũng được, “cũng phải được” lập lại nghiêm chỉnh trong bài phóng sự “Về các xã giải phóng...” do một anh văn công viết trong một hóc hẻm của đồi núi Quảng Trị đăng trên báo Giải Phóng (Lại giải phóng... Cũng chỉ cùng quê quán với “giải phóng quân” của 1945, 46, từ ***** Mạ giải phóng của Lý Cẩm Dương...)
Thật lạ, người cộng sản xây dựng lý thuyết trên yếu tính đối kháng, hủy diệt, giải thích lịch sử trên căn bản tái tạo của hủy thể tiến bộ, thế nhưng trên rất nhiều khía cạnh họ lại phô trương tận lực tính chất bảo thủ kiên trì, thái độ duy tâm cùng cực. Ở những năm tháng đầu tiên khi đảng Lao Động vừa được cải danh, Đại Hội Đảng nhóm dưới một gốc đa, trong hang núi vào những năm 1941, 42, thì số từ ngữ mà đám cán bộ hôm nay, năm 1973 dùng như một thứ đá lót đường căn bản cho lý luận, đã là những chữ nghĩa được phổ biến “học tập”; kể từ thuở ấy, ngôn ngữ của thời kỳ “huấn luyện” thì làm sao theo sát và phù hợp với đời sống thực tế hôm nay. Sự kiện này mở ra thêm hai bước lớn với những ý nghĩ sau: Quả tình người Cộng Sản đã không có tiến bộ tối thiểu trong phạm vi ngôn ngữ, văn chương hay rộng rãi hơn, họ không có được tiến bộ trong toàn thể vận động văn hoá. Chúng ta sẽ quá độ khi đánh giá đối phương qua một vài từ ngữ xử dụng, những danh từ quê kệch trống trải vô nghĩa được cố công gò ép vào những ý nghĩa xúc tích để tạo nên tác động tuyên truyền cho đám đông. Nhưng có sự thật phải được chấp nhận: Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn xã hội có một ngôn ngữ riêng biệt, đồng thời ngôn ngữ đó cũng mang tính chất tiến bộ theo nhịp độ của xã hội khai sinh nó. Không thể phủ nhận sự biến hoá kỳ ảo của ngôn ngữ Việt Nam khi so sánh cú pháp, từ, ngữ, văn phong của hôm nay với mười, hai, ba mươi năm trước... Điều này chắc chắn và xác thật như chiều hướng tiến hóa của văn hoá nhân loại, tiến theo chiều cao lẫn chiều rộng, trong đó những khuyết điểm, trở ngại trước sau sẽ dần bị đào thải vì tính chất chậm chạp ứ đọng của nó. Thế nên, thật lố bịch khi dùng những chữ nghĩa đã ối đọng, mất hết giá trị đích thực ở nội dung lẫn sức mạnh phô diễn bề mặt, những từ ngữ “chết” được cấu tạo bởi một nhu cầu chính trị giai đoạn chứ không do khát vọng văn hoá của con người. Như trong năm 1973 mà lập lại những “tình hữu nghị Việt, Trung, Xô, nước anh em Liên Xô vĩ đại, các nước anh em yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới...” Làm gì có được “nước anh em” của thời đại tráo trở và tan vỡ này, làm gì có được hình tượng Liên Xô vĩ đại khi bằng những kẻ hở của Hiệp ước Varsovie Nga đã xua quân vào Ba Lan, Tiệp Khắc và chắc chắn rằng Liên Xô vĩ đại đã hoàn toàn tan biến khi Âu Châu khai hội Helsinki với sự tham dự bắt buộc của Mỹ và Gia Nã Đại, những nước xa Âu Châu một đại dương mà Nga không phản đối được. Cũng không thể lấp liếm để bảo rằng đó chỉ là những ngôn ngữ tuyên truyền bình dân xuất hiện trên báo Học Tập, trên tạp chí Việt Nam để phổ biến giáo dục tới từng anh em xạ thủ cao xạ, “tên lửa” mang quân hàm binh nhất, hạ sĩ, vì đây cũng là ngôn ngữ của di chúc Hồ Chí Minh, của Võ Đại Tướng, của Đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẫn, của Trung Tướng Trà, Đại Tá Sĩ, ngôn ngữ cơ sở “khung” của cộng sản Việt Nam trên bước đường thực hiện cách mạng vô sản! Sự kiện chữ viết thật ra chỉ phản ảnh khía cạnh của tinh thần, vì không thể có tinh thần tiến bộ nào đang tâm sử dụng một số ngôn ngữ cũ kỹ từ ba mươi, bốn mươi năm trước, không thể dùng xe hơi những năm đầu tiên lập nghiệp của ông Ford để dự cuộc đua hai mươi lăm giờ với những chiếc xe có sức mạnh như một phi cơ phản lực, không thể dùng luận lý của Trương Tửu ở những năm 1930, 40 để giải thích sự đột biến trong lòng những nhân vật tiểu thuyết rã rời của thập niên 1960, 1970. Và giai cấp công nông chắc hẳn không thể phát động đấu tranh được trong xã hội mà nạn nhân chính chỉ là người trí thức bị đe dọa từ vật chất đến tinh thần. Chế độ Sô Viết của năm 73 bị tai tiếng, đe dọa không phải vì thành công vượt bực của Skylab Hoa Kỳ sau năm mươi chín ngày thành công hoàn hảo trong không gian, không phải vì mấy lộ quân Trung Quốc dàn dọc theo sông Issouri, cũng không vì các công trường Tây Bá Lợi Á nổi loạn, nhưng chỉ bị lung lay, ngột ngạt vì lá thư vài trăm chữ của người viết văn Solzhenitsyn. Thế nên, trong thực trạng này, mô thức xã hội tinh truyền với giai cấp công nông vô sản có một vẻ cưỡng ép thô bạo mà lịch sử đã và đang dẫn chứng không thể nào thực hiện được. Nhưng cuối bản chúc thư, Hồ Chí Minh, bộ óc siêu đẳng của cộng sản Việt Nam vẫn hạ bút: Sau khi chết đi, tôi sẽ được gặp các cụ Karl Marx, cụ Lenin... Ông Karl Marx, ông Lenin những khuôn mặt lớn của triết học Đức, lịch sử cục bộ nước Nga, người đã có công giải thích và thay đổi khối cộng sản trong một khoảng thời gian hạn chế, hiện nay đang được xác định lại giá trị chính quê hương của họ. Vậy, ở Việt Nam, nơi cách kinh đô cách mạng vô sản nửa vòng thế giới, sau khoảng thời gian dài hơn nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin vào lẽ tất thắng của một chủ thuyết rất hạn chế địa bàn thành công cũng như thời gian phát triển, thật sự đã là một lầm lẫn vô cùng nghiêm trọng... Thế nhưng người cộng sản Việt Nam vẫn không chịu hiểu cùng phần soi sáng của lịch sử...
”Các cô chú khi đi công tác hãy đổ máu cho thật nhiều, biến ruộng vườn thành chiến trường, cày cuốc thành vũ khí, nông dân là chiến sĩ...” Ông Hồ Chí Minh đã thốt ra lời vàng ngọc chỉ đạo cho đám cán bộ trước khi lên đường như thế. Lời nói không phải là phản ảnh của tâm tính bạo ngược, tôi không tin như thế, vì lòng của một người già đã qua số tuổi sáu mươi không thể nào còn tính hăng để có nhu cầu bạo ngược nhìn máu chảy... Nhưng lời nói đó phản ảnh niềm tin tất thắng của kẻ tin tưởng tuyệt đối vào hành động; lòng tin đã theo đúng đường vận chuyển của lịch sử, không phải chỉ riêng dân tộc mà còn cả nhân loại. Vì Hồ Chủ Tịch đã tin như thế, toàn thể ủy viên của Ủy ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động đã tin như thế, Ủy viên Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đi theo đà mê mãi nồng nhiệt thắm đỏ này nên đã có hiện tượng giết người tỉnh táo ở Huế trong Tết Mậu Thân, nên từ năm 1964, 65 ủy ban hành chánh xã vùng Lưỡi Câu, Mõ Vẹt đã thành hình với đồng chí chủ tịch xã Nguyễn văn Hằng quê Nam Định được cải tên thành Thạch Mét (1) Õ. Niềm tin sắt đá trên cũng làm sáng tỏ phần sâu xa của Sinh Bắc Tử Namã - thể hiện ý niệm chiến lược quyết thắng với toàn cõi Đông Dương rực đỏ. Người cộng sản đã tin chắc chắn như thế nên họ đã bỏ qua sự kiện những trái bom rơi từ pháo đài bay B29 Mỹ xuống nhà ga Đà Nẵng, bến tàu Hải Phòng sau ngày 6-3-1945, nơi những căn cứ có cắm lá cờ mặt trời đỏ của Nhật. Họ đã quên rằng chiến tranh Việt Nam không còn là chiến tranh chống đế quốc và phong kiến, không thể có một chiến tranh giải phóng thuần túy khi thế lực quốc tế đã chọn Việt Nam làm nơi hòa giải. Trái bom Mỹ năm 1945 đã báo hiệu chiến tranh không còn là cuộc thánh chiến giữa hiệp sĩ giải phóng dân tộc cùng tên khổng lồ thực dân đế quốc; trái bom là điểm nối đầu tiên của hai ý hệ đối cực đang tìm đường gần nhau qua xương máu Việt Nam. Người cộng sản không thể nào chấp nhận và hiểu được hiện trạng, phải hai mươi tám năm sau đại chiến thứ hai, những thế lực quốc tế mới dần thoát khỏi tình trạng chiến tranh lạnh nằm trên sợi dây thăng bằng với cơn nổ dứt điểm từ chiến tranh Việt Nam (2) Õ. Thế giới đã đứng bình yên trên chiếc trục tàn bạo chôn sâu xuống thân thể đau đớn quê hương ta. Người cộng sản Việt Nam không thể hiểu những sự kiện giản dị nầy, cũng như khi họ tổng tấn công vào An Lộc, Quảng Trị, Kontum là mở rộng cửa kho bom B52 đã đầy ứ sau thời gian chờ đợi. Một chiếc B52 bị bắn rơi ở Hà Nội có là bao so với lực lượng khủng khiếp gồm 200 B52, 500 phản lực cơ chiến đấu đồng lực dội bom, đánh phá suốt hai mươi bốn giờ trong ngày 5-12-1972 trên nửa mảnh quê hương điêu linh. Cuộc không tập có giá trị tuyệt đối: Chứng tỏ một lực lượng không quân to lớn có thể xử dụng chớp nhoáng từ ngoài khơi biển Thái Bình, từ những hòn đảo bất khả xâm phạm Guam, Midway, Wake để đánh phá bất kỳ những mục tiêu nào trên nội địa Châu Á. Xong, người Mỹ an tâm rút khỏi Việt Nam, Thái Lan sau cuộc “tập dượt” với mục tiêu: miền Bắc Việt Nam. Người Mỹ đã hoàn toàn thành công khi chứng tỏ cùng Nga và Tàu khả năng siêu đẳng của mình, đồng thời trình bày đủ quan niệm tự hạn chế. Hai cường quốc cộng sản cũng an tâm, thúc đẩy Bắc Việt ký Hiệp định. Chiến cuộc Đông Dương coi như dứt điểm, Bắc Việt, Khmer Đỏ uy hiếp Nam Vang, Kompongcham, lính sư đoàn 320 Bắc Việt tấn công trại Lệ Minh, công trường 9 bao vây căn cứ Tống Lê Chân vào tháng thứ mười sáu. Tất cả chỉ là xung đột cục bộ địa phương, một địa phương nhỏ bé chìm đắm giữa bao la của ba đỉnh lớn, Tàu, Nga, Mỹ. Người không tin vào điều này nên nhất định đi nốt bước đường “chiến thắng”. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khuynh khoát Lào, Miên dưới bóng dáng âm u của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Người cộng sản như con kiến leo lên miệng chén với ảo tưởng rằng đã thoát xa vực thẳm. Ông Hồ Chí Minh nếu có chút anh hồn thiêng liêng chắc hẳn phải đau đớn khi nhìn thấy Kissinger ngồi trên xe từ Gia Lâm tiến về Hà Nội đi qua dãy nhà ga xụp đổ của trận oanh tạc cuối năm 1972. Tưởng như là ngày hôm qua. Ông Hồ chỉ mới chết vào ngày 3-9-1969.
Bên kia chiếc bàn xanh, hai người cán bộ cộng sản tóc bạc lại thêm một lần nữa lập lại một số lý luận quen thuộc (mà tôi đã thuộc lòng sau ba tháng cùng làm việc): “Chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định ghi nhận của quí vị về vấn đề tù VNCH bị bắt ở Nam Lào, chúng tôi cũng đòi quí vị trả vô điều kiện 200.000 tù chính trị... Dẫn chứng là “cuốn sách trắng” của Hồ Ngọc Nhuận, lời tuyên bố của Đại Tướng Dương Văn Minh, bản kháng thư do các dân biểu Trương Gia Kỳ Sanh, Hồ Hữu Tường, kháng thư của Ủy ban cải thiện chế độ lao tù tại miền Nam Việt Nam... Tôi rút tờ ghi chú của phiên họp ngày 20 tháng 4; có tất cả những chi tiết này đã ghi đủ từ ngày ấy. Đợi chờ sự thay đổi nào trong lòng những cán bộ này vì họ đang nói tiếp: Điều 1 Hiệp Định Ba Lê đã bảo đảm quyền dân tộc tự quyết, nước Việt Nam độc lập, thống nhất như Hiệp định Genève 54 đã qui định... Thế nên làm gì có hiện tượng có nước Bắc Việt xâm lăng Nam Việt...” làm sao có thể xử dụng từ xâm lăng cho người trong một nước với nhau! Luận lý và luận lý, tôi nghe bao nhiêu lần, tôi đã thấy bao điều sơ hở vô lý, nhưng đợi chờ gì ở những người nầy, khi họ vẫn không lay chuyển trước câu trả lời:
“ Quí vị hãy trả lời cho chúng tôi: Có hay chăng hiện tượng giải phóng người một nước ra khỏi cộng đồng dân tộc đó? Có hiện tượng “giải phóng” nào để giải thích trường hợp của 300.000 người đi “giải phóng” trở thành hồi chánh viên, người dân các xã “giải phóng” ở Lộc Ninh, Darkto, Gio Linh, Đông Hà cố vượt qua biên giới sống và chết để thoát ra nơi “giải phóng”...
Nhưng luận lý trả lời đã bất nhẫn đến độ cụ thể như thế, thế nên tôi cũng chẳng có hy vọng thay đổi gì nơi họ. Nơi huấn luyện đã thay thế bản năng, nơi học tập đã thay đổi cho tư duy, nơi chỉ thị đã bao trùm lên mọi lối nhỏ của hệ thần kinh. Đợi chờ gì ở những người hơn ba mươi tuổi đảng này?!! Càng hợp lý hơn khi nhìn lại những sợi tóc bạc trắng, sau ba mươi năm trong tập thể “vô sản cách mạng”; họ đã là ủy viên với quân hàm Trung, Thượng Tá, họ đã là thủ trưởng có quyền hạn của cấp ủy trung ương mặt trận; dứt ra khỏi vùng “đất hứa” này họ sẽ là gì? Họ còn được gì nếu không hiện nguyên hình một cựu giáo viên tiểu học, thứ thầy đồ “raté” bị loại khỏi đời sống đã ầm ầm tiến những bước vượt ngoài ý niệm. Tưởng tượng cảnh Bùi Thiệp trở về làng xưa ở Bình Định với một túi vải kaki mang ở vai, đôi dép râu đế vỏ xe hơi dưới chân, nếu không có quân hàm trên vai với chút uy quyền tội nghiệp, Thiệp sẽ còn là gì trước làng xưa tiêu tán, không gia đình, không vợ con, chỉ có chiếc bóng ngã dài trên đất vàng khô le lói chút nắng cuối ngày. Không có quê hương “vô sản cách mạng” với quân hàm trung tá đó Thiệp còn là gì trước sự thật tàn nhẫn như hư không này? Thiệp không còn gì, quả thật vậy. Chỉ còn những sợi tóc trắng chảy mềm trong kẻ tay.
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?197592
Những sợi tóc bạc trên thảm nỉ xanh - Phan Nhật Nam .
Ngồi trước mặt tôi là hai người tóc bạc, một thượng tá và một trung tá của lực lượng vũ trang thuộc Mặt Trận giải phóng, cả hai đều trên tuổi năm mươi,
Ngồi trước mặt tôi là hai người tóc bạc, một thượng tá và một trung tá của lực lượng vũ trang thuộc Mặt Trận giải phóng, cả hai đều trên tuổi năm mươi, tóc bạc trắng quá nửa đầu, da mặt xám xanh và ánh mắt khác lạ....Người mang cấp bậc thượng tá, Nguyễn Hoàn quê Bến Tre, ngoài nụ cười tươi ít khi xử dụng thường có thái độ tự tin bằng cách ngồi ngữa người nhìn đến người đối thoại, tia nhìn phát từ đôi mắt màu xanh da trời lóng lánh một màn mỏng bóng loáng, đôi mắt có vẻ thâm độc kỳ dị, phản chiếu tính chất hung tàn bệnh hoạn như kẻ bạo dục đứng nhìn nạn nhân quằn người dưới tra tấn của hắn. Ở đây, đôi mắt của Thượng Tá Nguyễn Hoàn có một tính chất bạo ngược phát động từ tinh thần đã mất hẳn những rung động tế vi nhân bản, tinh thần lạnh cô đặc của Goering, Rudolf Hess, những người tự tin và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa, quyết định của tổ chức. Người đã đồng hóa bản thân vào vận động lịch sử, người xóa bỏ mình, hết còn là một nhân vị. Nguyễn Hoàn có đôi mắt của một bộ máy điện tử dùng để đo phản ứng con người. Người thứ hai, Bùi Thiệp mang quân hàm Trung Tá gốc Qui Nhơn, Thiệp có khuôn mặt nặng nề bình thản gồm nhiều nét nhăn ôm thành vòng tròn từ trán xuống miệng, những nét nhăn của một con hổ; khuôn mặt Thiệp là một con hổ phiền não, mệt mỏi. Nhưng con hổ nhọc mệt vẫn còn vẻ hung tợn căn bản; cũng thế, Thiệp như đang lúc tỉnh giấc của con vật vừa xong bữa tiệc máu.
Tôi không vẽ nên quá độ những đường nét của đối phương, nhưng vì muốn biểu hiện một cách trung thực, phản ảnh đứng đắn toàn thể không khí của những cán bộ cộng sản mà tôi đã làm việc, đối diện, nghe và nói cùng họ trong suốt thời gian dài, nên dùng nhiều hình ảnh, ẩn dụ để sáng tỏ hình tượng biểu hiệu của hai nhân dáng, hai cá tánh. Nguyễn Hoàn, Bùi Thiệp, cũng có thể rằng đây chỉ là bí danh, nhưng chắc rằng cả hai thuộc vào lớp cán bộ mùa thu, những cán bộ xuất phát từ 1946, có thể đã vào đảng và có đảng tịch từ những năm trước 1945-46... Cả hai đều được định quân hàm vào năm 1956, sau đợt chỉnh bị toàn quân tại Hà Nội. Họ là những cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954 để sửa soạn trở về Nam theo những điều khoản của Hiệp Định Genève năm 54. Nhưng dù không trở về Nam đúng trong năm 1956, họ cũng là những cán bộ của Mặt Trận vào những ngày đầu tiên thành lập. Trước khi về Sài Gòn, Thiệp và Hoàn đã có những tháng năm dài công tác tại hòa hội Ba Lê. Tóm lại, đây là loại cán bộ cốt cán của Mặt Trận với quá trình đấu tranh dằng dặt đầy ứ những kết quả, đúng tiêu chuẩn do Đảng “đề xuất”...
Quá trình tranh đấu liên tục còn được phản ảnh cụ thể ở thái độ nghiêm túc, hạn chế, ở phương tức lý luận theo sát ba nhịp của tam đoạn luận, đi đủ chu kỳ cần thiết của một nhịp duy vật biện chứng. Những lý luận phát khởi từ chuẩn bị kỹ càng được ôn tập, phê bình và xếp đặt theo tiến trình của đề tài thảo luận bằng một phương pháp giản dị dễ ghi nhận và xử dụng. Để bác bỏ lời tố cáo của Việt Nam Cộng Hòa về sự kiện tù quân sự và dân sự còn bị giam giữ ở khắp lãnh thổ Đông Dương với những bằng cớ xác đáng như lời nhắn tin của những người tù trên các đài phát thanh Hà Hội, đài Giải Phóng, hình ảnh, thơ từ gởi về Nam theo những người bạn tù đã được trao trả. Những sự kiện chắc chắn, cụ thể tưởng rằng khó để từ chối được, nhưng Hoàn và Thiệp (hay tất cả ủy viên trưởng ban, phó trưởng ban hay Hoàng Anh Tuấn, Sĩ, Giang của cấp trưởng phái đoàn) đều dung dị né lách vấn đề theo đúng điều đã học tập. Trước tiên, họ xử dụng lời bác bỏ vì tính cách “bịa đặt, dựng đứng” sự kiện do VNCH bày vẽ nên, tiếp theo họ trình bày những tài liệu cung cấp từ báo Đối Diện, cuốn bạch thư của Hồ Ngọc Nhuận, kháng thư của các hiệp hội, đoàn thể quốc tế đòi đấu tranh và cải thiện đời sống lao tù ở VNCH... Cuối cùng lời kết luận, căn cứ vào tài liệu vừa được trình bày (luôn nhấn mạnh sự chính xác của tài liệu bởi tính chất: Tài liệu phát xuất từ những giới chức, đoàn thể thuộc VNCH hay khối tự do) để đưa ra lời tố cáo: “Chính VNCH đã, đang còn giam giữ hằng trăm ngàn người với chế độ ngược đãi tàn nhẫn nên Chính phủ lâm thời giành lại quyền phản kháng để tố cáo VNCH trước quốc tế và quốc nội đã vi phạm các điều khoản của hiệp định, nghị định thư về trao trả tù quân dân sự!!!” Những luận điệu móc nối khít khao được trình bày bằng giọng nói khuôn thước vừa đủ cường độ gây nên ấn tượng quyết tâm nhưng cũng không ra khỏi tính chất hòa hoãn của tinh thần hòa giải dân tộc. Không những chỉ cùng nhau xử dụng chung một phương thức lý luận, những cán bộ cộng sản luôn luôn dùng một số từ ngữ, cách ngắt câu, chấm dứt vấn đề theo đúng tiêu chuẩn, chỉ thị đã được phổ biến học tập và huấn luyện. Những sự kiện trên thoạt đầu gây trong lòng tôi nể nang vì thấy cán bộ đối phương đã chuẩn bị kỹ càng vấn đề thảo luận và thực hiện mục tiêu tranh luận theo phương pháp thuần nhất. Nhưng vào thời gian của tháng thứ sáu, thứ bảy, sau khi đã nhiều lần nghe những động từ “đề xuất, triển khai, lên khung vấn đề, kết tập phương án...” những thành ngữ “tinh thần hoà hợp và hoà giải dân tộc, chấp hành nghiêm chỉnh tinh thần và lời văn của hiệp định ngưng bắn, đấu tranh cho hoà bình tự do...” trong tất cả mọi đề tài, phương thế thảo luận, tôi đâm ra hoài nghi với ý nghĩ: Tất cả ưu điểm của Cộng sản chỉ thế nầy sao? À Chỉ là diễn dịch vấn đề bằng một số luận cứ sơ đẳng giản dị, với những từ ngữ quen thuộc đã được tập dượt để áp dụng cho tất cả mọi lớp cán bộ trong bất cứ mọi trường hợp; một hệ thống lý thuyết chỉ đạo gồm toàn những từ ngữ, luận lý thô thiển được áp dụng đồng loạt phổ quát từ anh lính gác ở bờ bắc sông Thạch Hãn đến gã thiếu tướng ngồi ở bàn hội nghị!! Hoài nghi biến dần thành xác định, sự nể nang ban đầu rút lui thành cảm giác não nề vì nhận thấy. ãSự chiến đấu của nhân dân cách mạng yêu nước Việt Nam đã được sự ủng hộ nồng nhiệt của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới... đã là một thành ngữ mòn nhẵn, cũ kỹ từ những ngày kháng chiến trong cộng đồng dân tộc của những năm 1940... Hai mươi, ba mươi năm một sáo ngữ đã mất hẳn tính chất và hiệu lực vẫn được xử dụng trang trọng đồng loạt từ bài báo của tạp chí Học Tập, cơ quan ngôn luận đảng Lao Động đến nhận định của Võ Nguyên Giáp về chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng... Từ ngữ cũng được, “cũng phải được” lập lại nghiêm chỉnh trong bài phóng sự “Về các xã giải phóng...” do một anh văn công viết trong một hóc hẻm của đồi núi Quảng Trị đăng trên báo Giải Phóng (Lại giải phóng... Cũng chỉ cùng quê quán với “giải phóng quân” của 1945, 46, từ ***** Mạ giải phóng của Lý Cẩm Dương...)
Thật lạ, người cộng sản xây dựng lý thuyết trên yếu tính đối kháng, hủy diệt, giải thích lịch sử trên căn bản tái tạo của hủy thể tiến bộ, thế nhưng trên rất nhiều khía cạnh họ lại phô trương tận lực tính chất bảo thủ kiên trì, thái độ duy tâm cùng cực. Ở những năm tháng đầu tiên khi đảng Lao Động vừa được cải danh, Đại Hội Đảng nhóm dưới một gốc đa, trong hang núi vào những năm 1941, 42, thì số từ ngữ mà đám cán bộ hôm nay, năm 1973 dùng như một thứ đá lót đường căn bản cho lý luận, đã là những chữ nghĩa được phổ biến “học tập”; kể từ thuở ấy, ngôn ngữ của thời kỳ “huấn luyện” thì làm sao theo sát và phù hợp với đời sống thực tế hôm nay. Sự kiện này mở ra thêm hai bước lớn với những ý nghĩ sau: Quả tình người Cộng Sản đã không có tiến bộ tối thiểu trong phạm vi ngôn ngữ, văn chương hay rộng rãi hơn, họ không có được tiến bộ trong toàn thể vận động văn hoá. Chúng ta sẽ quá độ khi đánh giá đối phương qua một vài từ ngữ xử dụng, những danh từ quê kệch trống trải vô nghĩa được cố công gò ép vào những ý nghĩa xúc tích để tạo nên tác động tuyên truyền cho đám đông. Nhưng có sự thật phải được chấp nhận: Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn xã hội có một ngôn ngữ riêng biệt, đồng thời ngôn ngữ đó cũng mang tính chất tiến bộ theo nhịp độ của xã hội khai sinh nó. Không thể phủ nhận sự biến hoá kỳ ảo của ngôn ngữ Việt Nam khi so sánh cú pháp, từ, ngữ, văn phong của hôm nay với mười, hai, ba mươi năm trước... Điều này chắc chắn và xác thật như chiều hướng tiến hóa của văn hoá nhân loại, tiến theo chiều cao lẫn chiều rộng, trong đó những khuyết điểm, trở ngại trước sau sẽ dần bị đào thải vì tính chất chậm chạp ứ đọng của nó. Thế nên, thật lố bịch khi dùng những chữ nghĩa đã ối đọng, mất hết giá trị đích thực ở nội dung lẫn sức mạnh phô diễn bề mặt, những từ ngữ “chết” được cấu tạo bởi một nhu cầu chính trị giai đoạn chứ không do khát vọng văn hoá của con người. Như trong năm 1973 mà lập lại những “tình hữu nghị Việt, Trung, Xô, nước anh em Liên Xô vĩ đại, các nước anh em yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới...” Làm gì có được “nước anh em” của thời đại tráo trở và tan vỡ này, làm gì có được hình tượng Liên Xô vĩ đại khi bằng những kẻ hở của Hiệp ước Varsovie Nga đã xua quân vào Ba Lan, Tiệp Khắc và chắc chắn rằng Liên Xô vĩ đại đã hoàn toàn tan biến khi Âu Châu khai hội Helsinki với sự tham dự bắt buộc của Mỹ và Gia Nã Đại, những nước xa Âu Châu một đại dương mà Nga không phản đối được. Cũng không thể lấp liếm để bảo rằng đó chỉ là những ngôn ngữ tuyên truyền bình dân xuất hiện trên báo Học Tập, trên tạp chí Việt Nam để phổ biến giáo dục tới từng anh em xạ thủ cao xạ, “tên lửa” mang quân hàm binh nhất, hạ sĩ, vì đây cũng là ngôn ngữ của di chúc Hồ Chí Minh, của Võ Đại Tướng, của Đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẫn, của Trung Tướng Trà, Đại Tá Sĩ, ngôn ngữ cơ sở “khung” của cộng sản Việt Nam trên bước đường thực hiện cách mạng vô sản! Sự kiện chữ viết thật ra chỉ phản ảnh khía cạnh của tinh thần, vì không thể có tinh thần tiến bộ nào đang tâm sử dụng một số ngôn ngữ cũ kỹ từ ba mươi, bốn mươi năm trước, không thể dùng xe hơi những năm đầu tiên lập nghiệp của ông Ford để dự cuộc đua hai mươi lăm giờ với những chiếc xe có sức mạnh như một phi cơ phản lực, không thể dùng luận lý của Trương Tửu ở những năm 1930, 40 để giải thích sự đột biến trong lòng những nhân vật tiểu thuyết rã rời của thập niên 1960, 1970. Và giai cấp công nông chắc hẳn không thể phát động đấu tranh được trong xã hội mà nạn nhân chính chỉ là người trí thức bị đe dọa từ vật chất đến tinh thần. Chế độ Sô Viết của năm 73 bị tai tiếng, đe dọa không phải vì thành công vượt bực của Skylab Hoa Kỳ sau năm mươi chín ngày thành công hoàn hảo trong không gian, không phải vì mấy lộ quân Trung Quốc dàn dọc theo sông Issouri, cũng không vì các công trường Tây Bá Lợi Á nổi loạn, nhưng chỉ bị lung lay, ngột ngạt vì lá thư vài trăm chữ của người viết văn Solzhenitsyn. Thế nên, trong thực trạng này, mô thức xã hội tinh truyền với giai cấp công nông vô sản có một vẻ cưỡng ép thô bạo mà lịch sử đã và đang dẫn chứng không thể nào thực hiện được. Nhưng cuối bản chúc thư, Hồ Chí Minh, bộ óc siêu đẳng của cộng sản Việt Nam vẫn hạ bút: Sau khi chết đi, tôi sẽ được gặp các cụ Karl Marx, cụ Lenin... Ông Karl Marx, ông Lenin những khuôn mặt lớn của triết học Đức, lịch sử cục bộ nước Nga, người đã có công giải thích và thay đổi khối cộng sản trong một khoảng thời gian hạn chế, hiện nay đang được xác định lại giá trị chính quê hương của họ. Vậy, ở Việt Nam, nơi cách kinh đô cách mạng vô sản nửa vòng thế giới, sau khoảng thời gian dài hơn nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin vào lẽ tất thắng của một chủ thuyết rất hạn chế địa bàn thành công cũng như thời gian phát triển, thật sự đã là một lầm lẫn vô cùng nghiêm trọng... Thế nhưng người cộng sản Việt Nam vẫn không chịu hiểu cùng phần soi sáng của lịch sử...
”Các cô chú khi đi công tác hãy đổ máu cho thật nhiều, biến ruộng vườn thành chiến trường, cày cuốc thành vũ khí, nông dân là chiến sĩ...” Ông Hồ Chí Minh đã thốt ra lời vàng ngọc chỉ đạo cho đám cán bộ trước khi lên đường như thế. Lời nói không phải là phản ảnh của tâm tính bạo ngược, tôi không tin như thế, vì lòng của một người già đã qua số tuổi sáu mươi không thể nào còn tính hăng để có nhu cầu bạo ngược nhìn máu chảy... Nhưng lời nói đó phản ảnh niềm tin tất thắng của kẻ tin tưởng tuyệt đối vào hành động; lòng tin đã theo đúng đường vận chuyển của lịch sử, không phải chỉ riêng dân tộc mà còn cả nhân loại. Vì Hồ Chủ Tịch đã tin như thế, toàn thể ủy viên của Ủy ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động đã tin như thế, Ủy viên Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đi theo đà mê mãi nồng nhiệt thắm đỏ này nên đã có hiện tượng giết người tỉnh táo ở Huế trong Tết Mậu Thân, nên từ năm 1964, 65 ủy ban hành chánh xã vùng Lưỡi Câu, Mõ Vẹt đã thành hình với đồng chí chủ tịch xã Nguyễn văn Hằng quê Nam Định được cải tên thành Thạch Mét (1) Õ. Niềm tin sắt đá trên cũng làm sáng tỏ phần sâu xa của Sinh Bắc Tử Namã - thể hiện ý niệm chiến lược quyết thắng với toàn cõi Đông Dương rực đỏ. Người cộng sản đã tin chắc chắn như thế nên họ đã bỏ qua sự kiện những trái bom rơi từ pháo đài bay B29 Mỹ xuống nhà ga Đà Nẵng, bến tàu Hải Phòng sau ngày 6-3-1945, nơi những căn cứ có cắm lá cờ mặt trời đỏ của Nhật. Họ đã quên rằng chiến tranh Việt Nam không còn là chiến tranh chống đế quốc và phong kiến, không thể có một chiến tranh giải phóng thuần túy khi thế lực quốc tế đã chọn Việt Nam làm nơi hòa giải. Trái bom Mỹ năm 1945 đã báo hiệu chiến tranh không còn là cuộc thánh chiến giữa hiệp sĩ giải phóng dân tộc cùng tên khổng lồ thực dân đế quốc; trái bom là điểm nối đầu tiên của hai ý hệ đối cực đang tìm đường gần nhau qua xương máu Việt Nam. Người cộng sản không thể nào chấp nhận và hiểu được hiện trạng, phải hai mươi tám năm sau đại chiến thứ hai, những thế lực quốc tế mới dần thoát khỏi tình trạng chiến tranh lạnh nằm trên sợi dây thăng bằng với cơn nổ dứt điểm từ chiến tranh Việt Nam (2) Õ. Thế giới đã đứng bình yên trên chiếc trục tàn bạo chôn sâu xuống thân thể đau đớn quê hương ta. Người cộng sản Việt Nam không thể hiểu những sự kiện giản dị nầy, cũng như khi họ tổng tấn công vào An Lộc, Quảng Trị, Kontum là mở rộng cửa kho bom B52 đã đầy ứ sau thời gian chờ đợi. Một chiếc B52 bị bắn rơi ở Hà Nội có là bao so với lực lượng khủng khiếp gồm 200 B52, 500 phản lực cơ chiến đấu đồng lực dội bom, đánh phá suốt hai mươi bốn giờ trong ngày 5-12-1972 trên nửa mảnh quê hương điêu linh. Cuộc không tập có giá trị tuyệt đối: Chứng tỏ một lực lượng không quân to lớn có thể xử dụng chớp nhoáng từ ngoài khơi biển Thái Bình, từ những hòn đảo bất khả xâm phạm Guam, Midway, Wake để đánh phá bất kỳ những mục tiêu nào trên nội địa Châu Á. Xong, người Mỹ an tâm rút khỏi Việt Nam, Thái Lan sau cuộc “tập dượt” với mục tiêu: miền Bắc Việt Nam. Người Mỹ đã hoàn toàn thành công khi chứng tỏ cùng Nga và Tàu khả năng siêu đẳng của mình, đồng thời trình bày đủ quan niệm tự hạn chế. Hai cường quốc cộng sản cũng an tâm, thúc đẩy Bắc Việt ký Hiệp định. Chiến cuộc Đông Dương coi như dứt điểm, Bắc Việt, Khmer Đỏ uy hiếp Nam Vang, Kompongcham, lính sư đoàn 320 Bắc Việt tấn công trại Lệ Minh, công trường 9 bao vây căn cứ Tống Lê Chân vào tháng thứ mười sáu. Tất cả chỉ là xung đột cục bộ địa phương, một địa phương nhỏ bé chìm đắm giữa bao la của ba đỉnh lớn, Tàu, Nga, Mỹ. Người không tin vào điều này nên nhất định đi nốt bước đường “chiến thắng”. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khuynh khoát Lào, Miên dưới bóng dáng âm u của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Người cộng sản như con kiến leo lên miệng chén với ảo tưởng rằng đã thoát xa vực thẳm. Ông Hồ Chí Minh nếu có chút anh hồn thiêng liêng chắc hẳn phải đau đớn khi nhìn thấy Kissinger ngồi trên xe từ Gia Lâm tiến về Hà Nội đi qua dãy nhà ga xụp đổ của trận oanh tạc cuối năm 1972. Tưởng như là ngày hôm qua. Ông Hồ chỉ mới chết vào ngày 3-9-1969.
Bên kia chiếc bàn xanh, hai người cán bộ cộng sản tóc bạc lại thêm một lần nữa lập lại một số lý luận quen thuộc (mà tôi đã thuộc lòng sau ba tháng cùng làm việc): “Chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định ghi nhận của quí vị về vấn đề tù VNCH bị bắt ở Nam Lào, chúng tôi cũng đòi quí vị trả vô điều kiện 200.000 tù chính trị... Dẫn chứng là “cuốn sách trắng” của Hồ Ngọc Nhuận, lời tuyên bố của Đại Tướng Dương Văn Minh, bản kháng thư do các dân biểu Trương Gia Kỳ Sanh, Hồ Hữu Tường, kháng thư của Ủy ban cải thiện chế độ lao tù tại miền Nam Việt Nam... Tôi rút tờ ghi chú của phiên họp ngày 20 tháng 4; có tất cả những chi tiết này đã ghi đủ từ ngày ấy. Đợi chờ sự thay đổi nào trong lòng những cán bộ này vì họ đang nói tiếp: Điều 1 Hiệp Định Ba Lê đã bảo đảm quyền dân tộc tự quyết, nước Việt Nam độc lập, thống nhất như Hiệp định Genève 54 đã qui định... Thế nên làm gì có hiện tượng có nước Bắc Việt xâm lăng Nam Việt...” làm sao có thể xử dụng từ xâm lăng cho người trong một nước với nhau! Luận lý và luận lý, tôi nghe bao nhiêu lần, tôi đã thấy bao điều sơ hở vô lý, nhưng đợi chờ gì ở những người nầy, khi họ vẫn không lay chuyển trước câu trả lời:
“ Quí vị hãy trả lời cho chúng tôi: Có hay chăng hiện tượng giải phóng người một nước ra khỏi cộng đồng dân tộc đó? Có hiện tượng “giải phóng” nào để giải thích trường hợp của 300.000 người đi “giải phóng” trở thành hồi chánh viên, người dân các xã “giải phóng” ở Lộc Ninh, Darkto, Gio Linh, Đông Hà cố vượt qua biên giới sống và chết để thoát ra nơi “giải phóng”...
Nhưng luận lý trả lời đã bất nhẫn đến độ cụ thể như thế, thế nên tôi cũng chẳng có hy vọng thay đổi gì nơi họ. Nơi huấn luyện đã thay thế bản năng, nơi học tập đã thay đổi cho tư duy, nơi chỉ thị đã bao trùm lên mọi lối nhỏ của hệ thần kinh. Đợi chờ gì ở những người hơn ba mươi tuổi đảng này?!! Càng hợp lý hơn khi nhìn lại những sợi tóc bạc trắng, sau ba mươi năm trong tập thể “vô sản cách mạng”; họ đã là ủy viên với quân hàm Trung, Thượng Tá, họ đã là thủ trưởng có quyền hạn của cấp ủy trung ương mặt trận; dứt ra khỏi vùng “đất hứa” này họ sẽ là gì? Họ còn được gì nếu không hiện nguyên hình một cựu giáo viên tiểu học, thứ thầy đồ “raté” bị loại khỏi đời sống đã ầm ầm tiến những bước vượt ngoài ý niệm. Tưởng tượng cảnh Bùi Thiệp trở về làng xưa ở Bình Định với một túi vải kaki mang ở vai, đôi dép râu đế vỏ xe hơi dưới chân, nếu không có quân hàm trên vai với chút uy quyền tội nghiệp, Thiệp sẽ còn là gì trước làng xưa tiêu tán, không gia đình, không vợ con, chỉ có chiếc bóng ngã dài trên đất vàng khô le lói chút nắng cuối ngày. Không có quê hương “vô sản cách mạng” với quân hàm trung tá đó Thiệp còn là gì trước sự thật tàn nhẫn như hư không này? Thiệp không còn gì, quả thật vậy. Chỉ còn những sợi tóc trắng chảy mềm trong kẻ tay.
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?197592