Kinh Đời
Những sự thật ít biết về Ngày thứ Sáu đen
Black Friday được biết đến như ngày hội mua sắm lớn nhất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Song không chỉ mua sắm, nó còn chứa đựng rất nhiều bí mật thú vị.
Những sự thật ít biết về Ngày thứ Sáu đen
Black Friday được biết đến như ngày hội mua sắm lớn nhất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Song không chỉ mua sắm, nó còn chứa đựng rất nhiều bí mật thú vị.
Thuật ngữ “Black Friday” vốn được dùng cho sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ hồi thế kỷ 19. Lần đầu tiên nó được dùng là vào 24 tháng 9 năm 1869, khi hai nhà đầu cơ là Jay Gould và James Fisk cố gắng lũng đoạn thị trường vàng, dẫn tới sự can thiệp của chính phủ vào thị trường chứng khoán New York. Rất nhiều nhà đầu tư nhanh chóng mất một khoản tiền lớn và họ gọi đó là một “ngày thứ 6 đen tối”.
|
Vụ diễu hành của ông già Noel là hành động bắt đầu của Black Friday. Theo đó, lễ diễu hành vốn được xem như một phần trong dịp lễ Tạ ơn ở Mỹ và phần nào bị ảnh hưởng bởi người hàng xóm Canada. Ở cuối đoàn diễu hành, khi ông già Noel bước ra thì cũng có nghĩa là kỳ nghỉ lễ bắt đầu và thời gian mua sắm đã đến.
|
Ngày lễ Tạ ơn được xác định gián tiếp bởi kỳ mua sắm. Đây là một câu chuyện khá thú vị trong lịch sử. Đó là khi tổng thống Abraham Lincoln tuyên bố ngày lễ Tạ ơn là vào thứ 5 cuối cùng của tháng 11 (có thể sẽ là vào tuần thứ 4 hoặc thứ 5). Song đến năm 1939, ngày thứ 5 cuối cùng lại rơi đúng vào ngày cuối tháng, khiến các nhà bán lẻ lo lắng về thời gian dành cho mua sắm quá ít. Họ đã kiến nghị lên chính phủ và tổng thống lúc bấy giờ Franklin Delano Roosevelt quyết định đẩy ngày lễ lên trước một tuần. Chưa dừng lại ở đó, 3 năm tiếp theo, mỗi vùng ở Mỹ lại kỷ niệm ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving day) với thời điểm khác hẳn nhau, dẫn đến người ta gán luôn tên cho ngày lễ này là “Frankgiving day” để chế diễu tổng thống Roosevelt. Câu chuyện chỉ dừng lại khi Quốc hội Mỹ quyết định lấy ngày thứ 5 tuần thứ 4 để bắt đầu dịp lễ, đảm bảo luôn có một tuần mua sắm nữa trước giáng sinh.
|
Các nhà bán lẻ từng cố đổi tên nó thành “Ngày thứ sáu lớn” (Big Friday). Theo tờ New York Times năm 1975, Black Friday vốn là một từ lóng xuất phát từ cảnh sát Philadelphia, khi họ ngán ngẩm với giao thông hỗn loạn và ùn tắc bởi dòng người đổ đi mua sắm. Điều này khiến các nhà bán lẻ lo lắng vì ảnh hưởng tiêu cực của thuật ngữ này, nên họ đã cố gắng chuyển nó thành “Ngày thứ sáu lớn” như đã đề cập. Tuy nhiên, nỗ lực này không mang lại kết quả.
|
Nó chỉ trở thành thuật ngữ mang tính “toàn quốc” sau thập niên 90. Trước đó, Black Friday vẫn “nằm” lại ở Philadelphia và chỉ tác động một chút đến Trenton, New Jersey. Phải đến giữa thập niên 90, thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ.
|
Các nhà bán lẻ cố gắng tận dụng mặt tích cực của chữ “black”. Bên cạnh “Big Friday”, giới bán lẻ ở Mỹ còn cố gắng biến từ “black” (đen) trở nên tích cực hơn, khi ám chỉ rằng vào dịp mua sắm này, họ đã “có được lợi nhuận” theo ý nghĩa của từ “in the black”. Trên thực tế, Black Friday luôn chứng kiến lượng bán hàng nhảy vọt. Vào năm ngoái người ta đã chi tới 59,1 tỷ USD trong ngày này, song vẫn chưa rõ ràng lợi nhuận ròng kiếm về - cơ sở cho việc giảm giá - của các cửa hàng là bao nhiêu.
|
Black Friday trở thành ngày mua sắm lớn nhất năm từ 2001. Phải đến năm này, Ngày thứ 6 đen tối mới thực sự trở thành dịp mua sắm mạnh nhất của người Mỹ. Đó là bởi văn hóa xứ cờ hoa có những điểm độc đáo riêng, họ không yêu sự giảm giá mà yêu sự “chần chừ” – tức là vào thứ 7 trước giáng sinh mới là thời điểm những chiếc ví rỗng nhất.
|
Phóng to |
Black Friday được toàn cầu hóa. Các nhà bán lẻ Canada đã phải nhăn mặt khi khách hàng của họ tìm xuống phương nam (nước Mỹ) để mua sắm trong ngày Black Friday, và do đó, những chiến lược bán hàng tương tự được đưa ra. Không chỉ ở Bắc Mỹ, các quốc gia khác cũng “ăn theo” ngày này, đơn cử như một hãng ở Trung Quốc đã giảm giá và bán được tới 2 triệu chiếc áo ngực chỉ trong một giờ - tức là khi xếp lại, chúng sẽ cao gấp 3 lần đỉnh Everest.
|
Phóng to |
Ngày thứ 6 đen sắp biến mất. Đây là một điều bất ngờ song lại rất có cơ sở. Đó là khi các hãng đã bắt đầu bán hàng ngay từ đêm thứ 5 – vào ngày lễ Tạ ơn. Khởi đầu là Walmart năm 2011 và sau đó các cửa hàng khác cũng học theo nhanh chóng. Theo thống kê, 33 triệu người Mỹ cũng cho biết, họ đã lên kế hoạch mua sắm ngay sau khi thưởng thức món gà tây. Nghĩa là rất có thể trong thời gian tới, người ta sẽ sử dụng thuật ngữ “Ngày thứ 5 xám xịt” (Grey Thursday) thay cho “Ngày thứ 6 đen”.
|
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Những sự thật ít biết về Ngày thứ Sáu đen
Black Friday được biết đến như ngày hội mua sắm lớn nhất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Song không chỉ mua sắm, nó còn chứa đựng rất nhiều bí mật thú vị.
Những sự thật ít biết về Ngày thứ Sáu đen
Black Friday được biết đến như ngày hội mua sắm lớn nhất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Song không chỉ mua sắm, nó còn chứa đựng rất nhiều bí mật thú vị.
Thuật ngữ “Black Friday” vốn được dùng cho sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ hồi thế kỷ 19. Lần đầu tiên nó được dùng là vào 24 tháng 9 năm 1869, khi hai nhà đầu cơ là Jay Gould và James Fisk cố gắng lũng đoạn thị trường vàng, dẫn tới sự can thiệp của chính phủ vào thị trường chứng khoán New York. Rất nhiều nhà đầu tư nhanh chóng mất một khoản tiền lớn và họ gọi đó là một “ngày thứ 6 đen tối”.
|
Vụ diễu hành của ông già Noel là hành động bắt đầu của Black Friday. Theo đó, lễ diễu hành vốn được xem như một phần trong dịp lễ Tạ ơn ở Mỹ và phần nào bị ảnh hưởng bởi người hàng xóm Canada. Ở cuối đoàn diễu hành, khi ông già Noel bước ra thì cũng có nghĩa là kỳ nghỉ lễ bắt đầu và thời gian mua sắm đã đến.
|
Ngày lễ Tạ ơn được xác định gián tiếp bởi kỳ mua sắm. Đây là một câu chuyện khá thú vị trong lịch sử. Đó là khi tổng thống Abraham Lincoln tuyên bố ngày lễ Tạ ơn là vào thứ 5 cuối cùng của tháng 11 (có thể sẽ là vào tuần thứ 4 hoặc thứ 5). Song đến năm 1939, ngày thứ 5 cuối cùng lại rơi đúng vào ngày cuối tháng, khiến các nhà bán lẻ lo lắng về thời gian dành cho mua sắm quá ít. Họ đã kiến nghị lên chính phủ và tổng thống lúc bấy giờ Franklin Delano Roosevelt quyết định đẩy ngày lễ lên trước một tuần. Chưa dừng lại ở đó, 3 năm tiếp theo, mỗi vùng ở Mỹ lại kỷ niệm ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving day) với thời điểm khác hẳn nhau, dẫn đến người ta gán luôn tên cho ngày lễ này là “Frankgiving day” để chế diễu tổng thống Roosevelt. Câu chuyện chỉ dừng lại khi Quốc hội Mỹ quyết định lấy ngày thứ 5 tuần thứ 4 để bắt đầu dịp lễ, đảm bảo luôn có một tuần mua sắm nữa trước giáng sinh.
|
Các nhà bán lẻ từng cố đổi tên nó thành “Ngày thứ sáu lớn” (Big Friday). Theo tờ New York Times năm 1975, Black Friday vốn là một từ lóng xuất phát từ cảnh sát Philadelphia, khi họ ngán ngẩm với giao thông hỗn loạn và ùn tắc bởi dòng người đổ đi mua sắm. Điều này khiến các nhà bán lẻ lo lắng vì ảnh hưởng tiêu cực của thuật ngữ này, nên họ đã cố gắng chuyển nó thành “Ngày thứ sáu lớn” như đã đề cập. Tuy nhiên, nỗ lực này không mang lại kết quả.
|
Nó chỉ trở thành thuật ngữ mang tính “toàn quốc” sau thập niên 90. Trước đó, Black Friday vẫn “nằm” lại ở Philadelphia và chỉ tác động một chút đến Trenton, New Jersey. Phải đến giữa thập niên 90, thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ.
|
Các nhà bán lẻ cố gắng tận dụng mặt tích cực của chữ “black”. Bên cạnh “Big Friday”, giới bán lẻ ở Mỹ còn cố gắng biến từ “black” (đen) trở nên tích cực hơn, khi ám chỉ rằng vào dịp mua sắm này, họ đã “có được lợi nhuận” theo ý nghĩa của từ “in the black”. Trên thực tế, Black Friday luôn chứng kiến lượng bán hàng nhảy vọt. Vào năm ngoái người ta đã chi tới 59,1 tỷ USD trong ngày này, song vẫn chưa rõ ràng lợi nhuận ròng kiếm về - cơ sở cho việc giảm giá - của các cửa hàng là bao nhiêu.
|
Black Friday trở thành ngày mua sắm lớn nhất năm từ 2001. Phải đến năm này, Ngày thứ 6 đen tối mới thực sự trở thành dịp mua sắm mạnh nhất của người Mỹ. Đó là bởi văn hóa xứ cờ hoa có những điểm độc đáo riêng, họ không yêu sự giảm giá mà yêu sự “chần chừ” – tức là vào thứ 7 trước giáng sinh mới là thời điểm những chiếc ví rỗng nhất.
|
Phóng to |
Black Friday được toàn cầu hóa. Các nhà bán lẻ Canada đã phải nhăn mặt khi khách hàng của họ tìm xuống phương nam (nước Mỹ) để mua sắm trong ngày Black Friday, và do đó, những chiến lược bán hàng tương tự được đưa ra. Không chỉ ở Bắc Mỹ, các quốc gia khác cũng “ăn theo” ngày này, đơn cử như một hãng ở Trung Quốc đã giảm giá và bán được tới 2 triệu chiếc áo ngực chỉ trong một giờ - tức là khi xếp lại, chúng sẽ cao gấp 3 lần đỉnh Everest.
|
Phóng to |
Ngày thứ 6 đen sắp biến mất. Đây là một điều bất ngờ song lại rất có cơ sở. Đó là khi các hãng đã bắt đầu bán hàng ngay từ đêm thứ 5 – vào ngày lễ Tạ ơn. Khởi đầu là Walmart năm 2011 và sau đó các cửa hàng khác cũng học theo nhanh chóng. Theo thống kê, 33 triệu người Mỹ cũng cho biết, họ đã lên kế hoạch mua sắm ngay sau khi thưởng thức món gà tây. Nghĩa là rất có thể trong thời gian tới, người ta sẽ sử dụng thuật ngữ “Ngày thứ 5 xám xịt” (Grey Thursday) thay cho “Ngày thứ 6 đen”.
|