Kinh Đời

Niên Biểu về những biến cố qua các Năm Tỵ trong Việt Sử.

Ðọc lịch sử Việt Nam ngay từ thuở các vị Tổ Hùng dựng nước tới ngày nay, ta thấy dân tộc Việt đã trường kỳ chiến đấu ngăn chống ngoại xâm

Ðọc lịch sử Việt Nam ngay từ thuở các vị Tổ Hùng dựng nước tới ngày nay, ta thấy dân tộc Việt đã trường kỳ chiến đấu ngăn chống ngoại xâm, để giành nền tự chủ và sự vẹn toàn lảnh thổ của nước nhà. Bởi vậy suốt ngàn năm lệ thuộc giặc Tàu, ô nhục tối tăm điêu linh thống khổ nhưng cũng từ đó dân tộc ta đã liên tục không ngừng đoàn kết đứng dậy chống lại giặc xâm lăng đô hộ phương Bắc.

 

Hơn 2000 năm trước Tây lịch (TrTL), nước ta lúc bấy giờ có quốc hiệu là Nam Việt bao gồm hai bộ tộc Âu-Việt và Lạc Việt trong Bách Việt, có lãnh thổ gồm lưỡng Quảng, đảo Hải Nam, Bắc Việt và ba tỉnh Thanh, Nghệ-Tĩnh ngày nay. Đồng thời bên Tàu đang do nhà Tây Hán cai trị luôn luôn dòm ngó để chực chờ cơ hội xâm chiếm và cưởng đoạt cho được. Và cơ hội đã tới khi Triệu Minh Vương lên làm vua, đã cho một người đàn bà Hán tên Cù thị xen vào việc triều chính của Nam Việt. Năm Mậu Thìn (113 TrTL) Minh Vương mất, thái tử Hưng lên thay tức là Ai vương nhưng quyền sinh sát cả nước đều nằm trong tay Thái hậu Cù thị.

Năm Kỷ Tỵ (112 TrTL), nhà Hán thấy thời cơ đã tới nên sai An Thiếu Quý (vốn là tình nhân cũ của Cù thị), làm sứ giả sang dụ hàng mẹ con nhà vua “ đem Nam Việt sáp nhập vào đất Hán “.Nhưng mưu toan cướp nước người khác của Hán tộc bị bại lộ, mẹ con Việt gian Cù thị bị Thái phó Lữ Gia bắt giết trước khi bỏ trốn về Tàu. Do đó mùa đông năm Canh Ngọ (111 TrTL), nhà Hán sai Mã Viên, Lộ Bác Đức, Dương Bộc xua cả vạn quân sang cưỡng đoạt Nam Việt, Triệu Dương Vương và Thái phó Lữ Gia đều tuẫn quốc. Nam Việt bị Bắc thuộc lần thứ nhất từ đó (111 TrTL-39 Sau Tây Lịch STL).

Trong thảm cảnh mất nước, duới gông cùm xiềng xích nô lệ của giặc Tàu tàn ác thâm độc với quyết tâm đồng hóa dân tộc Việt thành một quận huyện của chúng, đã khiến người người căm hận phẩn uất. Tháng 2 năm 40 sau Tây Lịch (STL), hai Bà Trưng đã đứng dậy lảnh đạo toàn dân cả nước, đánh đuổi giặc Hán để giải phóng dân tộc Việt thoát khỏi cùm gông nô lệ của ngoại bang. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Hai Bà từ đó tới nay, luôn được các thế hệ người Việt bao đời trân trọng xem là huy hoàng tuyệt đỉnh nhất giữa bầu trời đen tối của vũng bùn ô nhục Bắc thuộc 1000 năm.

 

Cũng từ đó những trang sử còn lại của dân tộc Việt ghi đầy gương sáng bất khuất dũng liệt của ngàn ngàn anh hùng liệt nữ đã dấn thân vào con đường dựng và giữ nước, đã mang lại nhiều mùa xuân huy hoàng trong giòng sử Việt. Tháng Giêng năm 544, 791 (STL) Lý Bôn rồi Phùng Hưng khởi nghĩa chống giặc Tàu nhưng phải đợi tới mua Xuân Mậu Tuất (938) Ngô Vương Quyền chiến thắng quân Nam Hán, chém đầu thái tử Hoàng Tháo trên sông Bạch Ðằng mờ đầu cho nền tự chủ dân tộc qua các triều đại Ngô, Ðinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn..

 

Tóm lại có thể nói được là gần như toàn bộ lịch sử VN đều hướng về quốc sách chống giặc Tàu xâm lược và đạt được nhiều chiến công hiển hách lừng danh kim cổ, trong đó có ba lần chiến thắng quân Nguyên-Mông (1258, 1285, 1288). Cuối cùng là vua Quang Trung đại thắng quân Thanh vào ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789)..

 

Hơn 700 năm trước (1285) Mông Cổ đã mở cuộc xâm lăng Ðại Việt lần thứ 2. Trước cảnh dầu sôi lửa bỏng của đất nước, hai vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tôn đã mở hội nghi Diên Hồng để hỏi ý kiến triều thần và toàn dân cả nước nên ‘ hòa hay chiến’ và tất cả toàn dân đều ‘ quyết chiến ‘ để bảo vệ non sông. Nhờ vậy ta mới chiến thắng được giặc thù và bảo toàn giang sơn gấm vốc của tổ tiên Hồng Lạc.

Nhưng than ôi truyền thống Bạch Ðằng, Như Nguyệt, Chí Lăng, Ðống Ða, Nhật Tảo, Rạch Gầm.. kể cả những trận chiến chống giặc Tàu tại Hoàng Sa (1974) và Biên Giới Hoa Việt (1979-1985)..đã không còn nữa vì CSVN giờ đây hoàn toàn đầu hàng Trung Cộng để giữ đảng. Biển Ðông nổi sóng, Cao Nguyên điêu tàn, đất nước từ Bắc vào Nam úa vàng vì hàng hóa độc hại của Tàu tràn lan khắp chốn, báo hiệu mùa xuân ‘ Bắc thuộc lần thứ 5 ‘ đã tới vào cuối năm Nhâm Thìn (2012) và đầu năm Quý Tỵ (2013) qua chủ trương “ đầu hàng và nhớ ơn giặc “ của CSVN.

 

Có điều đau đớn cho dân tộc Việt, là lịch sử nghiệt ngã về những đau thương mất mát, lại cứ liên tục diễn ra dưới triều Hồ vào những Năm Tỵ (1953, 1965, 1977, 1989, 2001) và trong năm nay, khi Nguyễn Chí Vịnh (thứ trưởng bộ quốc phòng CSVN) cấm đồng bào cả nước “ biểu tình chống Tàu ‘, công khai đón ba chiến hạm của quân xâm lăng vào bến cảng Sài Gòn, trong lúc chính bọn giặc này đang cướp đất đai biên giới, hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Biển Đông của VN. Đồng thời chúng cũng chính là bọn Hải tặc tại Biển Đông, ngày qua tháng lại “ khủng bố, cướp giựt, bắn giết “ Ngư phủ VN hành nghề trên chính lãnh thổ của quê hương mình. Tóm lại qua dòng Việt sử, từ ngày mở nước tới nay, ta thấy những lúc mất nước nhà tan, phần lớn đều xãy ra trong các Năm Tỵ và đều do nội loạn bởi vua hèn, quan kém, đồng bào lầm than nghèo đói nên cuối cùng mới bị ngoại xâm thôn tính.

 

Hơn bao giờ hết, càng đọc càng thấm thía về bài sấm được truyền tụng là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngay trong hoàn cảnh hổn loạn của thế giới hiện tại nhất là Trung Cộng và Việt Cộng :

“ Long vĩ, xà đầu khởi chiến chinh

Can qua, tứ xứ động đao binh

Mã đề, Dương cước, anh hùng tận

Thân-Dậu niênlai, kiến thái bình .

 

-Kỷ Tỵ (549 SauTL) : Lý Nam Đế (Lý Bôn) trước khi mất đã trao quyền lãnh đạo cuộc chiến chống quân Lương cho Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) nhưng bị em bà con của Nam Đế là Lý Phật Tử tranh giành quyền hành. Cuối cùng Phật Tử cũng đầu hàng nhà Tùy vào năm 602,sau khi dùng mưu sâu kế dộc hãm hại và cướp quyền của Triệu Quang Phục.Từ đó nước ta lại bị Tàu đô hộ với một chính sách hà khắc, tàn độc hơn hẳn các thời trước.

-Ất Tỵ (965) : Sau khi Ngô Vương Quyền mất năm 944, em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, đã khiến cho cả nước không phục gây nên loạn 12 sứ quân. Cuối cùng con thứ của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn cũng giành lại được ngôi vua nhưng đã bị tử trận tại Thái Bình vao năm Ất Tỵ. Từ đó Nhà Ngô cũng bị sụp đổ khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn sứ quân và lập ra nhà Đinh vào năm 968.

-Ất Tỵ (1005) : Lê Đại Hành (Lê Hoàn) là người đã sáng lập ra nhà Tiền Lê bị bệnh mất. sau 25 năm trị vì. Năm 981 quân Tống lợi dụng nội tình nhà Dinh rối loạn vì vua Đinh Tuệ còn thơ ấu, nên xua cả quân thủy bộ sang cướp nước Nam. Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn chỉ trong 1 tháng, dẹp yên quân Tàu. Tiếc thay khi nhà vua qua đời, thì ngôi báu lọt vào tay Lê Long Đĩnh là kẻ tham tàn bạo ác, làm sụp đổ cơ đồ vào tay Lý Công Uẩn năm 1009 khi Đĩnh chết.

-Ất Tỵ (1065) : Vua Lý Thánh Tông là vị minh quân nhân từ, thương dân như con nên ra lệnh cấp cơm nước, áo quần đầy đủ cho phạm nhân. Đồng thời ngài còn giãm tội bớt cho các tù nhân nên cả nước dược thái bình, hầu như không có trộm cướp.

-ĐinhTỵ (1077) : Thời vua Lý Nhân Tông nhà Hậu Lý trị vì, nhà Tống sai Quách Quỳ và Triệu Tiết xua 10 vạn quân và 1 vạn quân kỵ sáng cướp nước ta. Nhưng giặc đã bị Đại tướng Lý Thường Kiệt chặn đứng tại phòng tuyến Sông Cầu. Tại đây ông đã sáng tác ra một bài thơ thần “ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư “ được đánh giá như một bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của quốc dân Đại Việt. Tướng sĩ nhờ đó được khích lệ nên đã đồng tâm quyết chiến đánh đuổi giặc Tống chạy về Tàu.

-Đinh Tỵ (1257) : Hốt tất Liệt lên ngôi hoàng đế nhà Nguyên, sai tướng Ngột Lương Hợp Thai đem 10 vạn quân sang đánh cướp nước ta lần thứ nhất. Đại Việt lúc đó dưới sự lãnh đạo của Trần Thái Tông là vị vua anh minh, đã cùng với các vị tướng tài như Thái sư Trần Thủ Đô, Nguyên soái Trần Quốc Tuấn..đã dùng chiến tranh du kích làm tiêu hao lực lượng giặc Nguyên-Mông. Cuối cùng quân ta đã đánh tan quân thù tại Đông Bộ Đầu, phải tháo chạy về Tàu.

Quý Tỵ (1293) : Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho cón trai trưởng là Trần Thuyên tức vua Trần Anh Tông. Sau đó Ngài lên làm Thái Thượng Hoàng rồi xuống tóc qui y trở thành Tổ sư của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử VN. Vua Trần Anh Tông cũng là một vị anh quân nên đã kế thừa sự nghiệp của tổ tiên nhà Trần, làm cho Đại Việt càng thêm thái bình thịnh trị.

-Kỷ Tỵ (1329) : Trần Minh Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Vượng mới 10 tuổi làm vua, tức Trần Hiến Tông. Vì vậy quyền hành đều do Minh Tông quyết định. Vua Hiến Tông mất năm Tân Tỵ (1341).

-Phật giáo dưới sự lãnh đạo của Thiền Sư Pháp Loa phát triển rất mạnh, chùa chiền được xây dựng khắp nước, kinh sách cũng được san dịch và in ấn nhiều hơn các thời trước.

-Tân Tỵ (1341) : Con thứ 10 của Minh Tông là Trần Hạo lên làm vua tức Trần Dụ Tông. Vận nước từ đó cũng bắt đầu suy vi, từ lúc vua Minh Tôn và các vị lão thần Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn qua đời. Trong triều vua Dụ Tông say mê tửu sắc, gian thần kết bè lập đảng, khiến cho nhà Trần suy vi.

-Đinh Tỵ (1377) : Vua Trần Duệ Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành bị Chế Bồng Nga trá hàng và giết chết. Phế Đế lên ngôi nhưng quyền hành cả nước đều lọt vào tay phe đảng Hồ Quý Ly.

-Kỷ Tỵ (1389) : Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt, vây hãm kinh thành. Thượng Hoàng Nghệ Tông sai tướng Trần Khát Chân đem quân ngăn giặc. Nhờ một hàng thần người Chiêm chỉ điểm chiếc ngự thuyền nên Chế Bồng Nga đã bị quân Trần dùng súng bắn chết. Từ đó Chiêm Thành không còn sang tấn công Đại Việt nữa.

-Tân Tỵ (1401) : Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương để làm thái thượng hoàng. Nhà Minh lợi dụng cơ hội nội loạn trên, sai Trương Phụ đem 40 vạn quân sang đánh cướp nước ta.

-Quý Tỵ (tháng 3-1413) : Vua Trùng Quang nhà Hậu Trần sai Điện Tiền Thị Ngự Sử Nguyễn Biểu đi sứ cầu hòa với quân minh do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy. Nhưng Trương Phụ lại tráo trở, gian ác chỉ muốn làm nhục sứ thần nước Nam. Quyết không để cho giặc Tàu lộng ngôn trên đất Việt, Nguyễn Biểu đã khẳng khái dự bữa tiệc đầu người vì ‘ không mấy khi người Việt được ăn đầu người phương Bắc ‘.Sau đó Ông bị giặc Minh giết hại một cách dã man.

-Đinh Tỵ (1497) : Vua Lê Thánh Tông mất sau 37 năm trị vì Đại Việt, làm cho quốc thái dân an, mở mang bờ cõi phương Nam, kình chống với giặc Bắc không để mất một tấc sông núi vào tay ngoại bang.

-Kỷ Tỵ (tháng 11-1509) : Giản tu công giết vua Lê Uy Mục để làm vua tức Uy Mục cũng tham mê tửu sắc, bỏ bê triều chính, nghe lời sàm nịnh giết hại trung lương, khiến cho sự nghiệp nhà Hậu Lê lọt vào tay Mạc Đăng Dung, mở đầu cho cuộc chiến tương tàn nồi da xáo thịt ngót 300 năm mới dứt.

-Quý Tỵ (1533) : Lê Duy Ninh là con Lê Chiêu Tông, trốn sang Lào lúc 11 tuổi khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê. Năm 1533 Nguyễn Kim đón về lập làm vua Nhà Lê Trung Hưng, tức vua Lê Trang Tông, mở đầu cuộc chiến Lê-Mạc kéo dài 50 năm (1543-1592).

--Ất Tỵ (1545) : Nguyễn Kim bị tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Từ đó quyền hành lọt vào tay rễ là Trịnh Kiểm, mở đầu cho cuộc nội chiến “ Trịnh-Nguyễn “ và “ thời đại “ Vua Lê, Chúa Trịnh “ trên đất Bắc, kéo dài mấy trăm năm.

-Quý Tỵ (2-1593) : Nhà Mạc bị đuổi giết chạy lên Cao Bằng, công cuộc trung hưng nhà Hậu Lê đã hoàn tất. Trịnh Tùng dón vua Lê Thế Tông về Đông Đô. Từ đó Trịnh Tùng chuyên quyền, tự xưng là Đô Nguyên Suý chiếm lĩnh toàn bộ quyền hành cả nước, vua Lê chỉ làm bù nhìn.

-Nguyễn Hoàng đem quân ra Đông Đô đánh dẹp dư đảng nhà Mạc. Ông được vua Lê phong chức Đoan Quận Công nhưng sợ bị Trịnh Tùng hãm hại nên kiếm cớ dẹp loạn ở Nam Định, rồi cùng binh sĩ bản bộ trở về Thuận Hóa.

-Kỷ TỴ (1629) : Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên chiếm Văn Phong đổi thành phủ Thái Ninh (Khánh Hòa), lập dinh Phú Yên và Trấn Biên.

-Quý Tỵ (1653) : Vua Chiêm là Bà Thắm đem quân đánh phá Dinh Phú Yên. Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần sai Cai Cơ Hùng Lộc đánh dẹp, vua Chiêm xin hàng. Chúa Nguyễn lấy lại vùng đất từ Phú Yên vào tới bờ sông Phan Lang (Phan Rang)

-Ất Tỵ (1785) : Được tin quân Xiêm La xâm lấn bờ cõi Đại Việt, tàn sát đồng bào tại Nam Kỳ, ngày 20 tháng giêng năm 1785 Long Nhưỡng Tướng Quân Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn (Bình Định) kéo binh thần tốc vào Nam và dùng hỏa công tiêu diệt toàn bộ chiến thuyền và hai vạn giặc Xiêm tại Rạch Gầm Xoài Mút (Đinh Tường), khiến cho chúng từ đó đến nay sợ người VN như sợ cọp.

-Kỷ Tỵ (1869) : Phan Tôn và Phan Liêm con Phan Thanh Giản khởi nghĩa chống Pháp tại Ba Tri (Bến Tre).

-Quý Tỵ (1893) :Nghĩa quân của Đề Thám tại căn cứ Yên Thế, tấn công các đồn Pháp và phủ huyện Lạng Giang, Việt Yên..Pháp sai Lê Hoan đem 800 lính tập lên đánh dẹp.

-Ất Tỵ (1905) : Lợi dụng những ngày Tết, Phan Bội Châu bí mật xuống tàu tới Thượng Hải, từ đó Ông xuất dương sang Nhật để gặp các chính khách như Khuyễn Dưỡng Nghị, Đại Ôi..với lời khuyên trở về nước đem Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ra nước ngoài làm minh chủ, để kêu gọi thanh niên nam nữ VN hưởng ứng phong trào Đông Du cứu nước.

-Đinh Tỵ (1917) : Ngày 13 tháng 7, Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến khởi nghĩa , chiếm đồn Tây, nhà tù và làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên được bảy ngày thì Pháp đem đại quân lên tấn công và vây hãm. Thái Nguyên thát thủ ngày 5-1-1918, Lượng Ngọc Quyến, Đội Cấn tự vẫn chết không để lọt vào tay giặc.

-Tại Quảng Đông, Long Tế Quang thua trận phải bỏ tỉnh chạy về Quảng Châu. Dịp này Quang mở tù thả cụ Phan Bội Châu đồng thời cho 200$ lộ phí. Để tránh sự ruồng bắt của mật thám Anh-Pháp, ông bỏ Quảng Châu chạy lên Thương Hải, sau đó xuống Hàng Châu và dự tính sang Nhật để gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.

-Kỷ Tỵ (1929) : Để tránh cảnh tan vỡ và sụp đổ vì phe phái, cục bộ, Nguyễn Ái Quốc xin lệnh Đông Phương Hồng (Liên Xô) giải tán VN cách mạng Thanh Niên Hội (VNCMTNH) để thành lập đảng cộng sản Đông Dương.

-Chiều ba mươi Tết, giữa lúc phố xá Hà Nội đang đì đẹt tiếng pháo mừng xuân, thì tên thực dân Bazin bị ba đảng viên VN Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) là Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Đức Lung bắn chết ngay trước nhà tình nhân tại số 110 Phố Huế. Biến cố trên khiến cho sở mật thám Tây mở chiến dịch truy nã gắt gao các yếu nhân cũng như đảng viên QDĐ tại Hà Thành.

-Tân Tỵ (1941) :

-Tháng 1: Pháp ký với Nhật và Hoa Kỳ về hợp tác khai thác kinh tế tại Đông Dương. Decoux thị sát Lạng Sơn và ký nghị định tái lập tỉnh Lâm Viên tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt. Luật sư Dương Văn Giáo và 4 thủy thủ tàu Bangkok bị bắt giam tại Tây Ninh. Tương Eugène Mordant làm tư lệnh lục quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương đóng tại Sài Gòn.

-Đội Nguyễn Văn Cung và các binh sĩ tại đồn Chợ Rạng (Nghệ An) nổi dậy chống lại Pháp, chiếm đồn Đô Lương và dự định phá nhà lao Vinh nhưng thất bại. Pháp ký với Nhật tạm ước xuất cảng sang Nhật trong năm 1941 số lượng 700.000 tấn gạo của Đông Dương.

-Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp hoàn thành khóa huấn luyện quân sự cho 43 cán bộ người thiểu số miền Bắc tại Nậm Quang, Tĩnh Tây (Quãng Tây).

-Tháng 2 : ngày 8/2 Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) cùng với Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cấp, Lê Quãng Ba..từ Nậm Quang (Tĩnh Tây-Quãng Tây) về hang Pắc Pó (Cao Bằng) sát biên giới Hoa Việt. Ngày 14/2 CS Đông Dương thành lập bộ đội du kích tại rừng Bắc Sơn (Lạng Sơn).Tòa án của thực dân Pháp tại Hà Nội kết án tử hình Đội Cung và nhiều chiến sĩ QG có liên quan đến vụ khởi nghĩa Đô Lương (Nghệ An) năm 1929.

-Tháng 3 : Thực dân Pháp tại Sài Gòn kết án tử hình các đảng viên CSĐD gồm Phan Đăng Lựu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Tần, Hà Huy Tập.

-Tháng 5 : Ngày 1/5 Pháp thành lập tại Phan Thiết Trường Cao Đẳng Cán Bộ Thanh Niên (tháng 9 lại đổi thành Trường Cao Đẳng Thể Dục).Tại Đài Loan, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để công bố chương trình và chính cương VN Phục Quốc Đồng Minh Hội còn CS thì công khai ra mắt mặt trận Việt Minh tức VN Độc Lập Đông Minh Hội.

-Tháng 7 : Quân phiệt Nhật từ Nam Trung Hoa quyết định tiến vào Đông Dương. Ngày 27/7 Hộ pháp Phạm Công Tắc bị mật thám Pháp bắt tại Tây Ninh đem giam tại ngục Sơn La. Quân đoàn 25 Nhật của tướng Lida Sojiro tới Sài Gòn.

-Tháng 8 : Ngày 20/8 khánh thành cầu Chữ Y (khởi công xây năm 1938) tại Sài Gòn.

-Tháng 10 : Số quân Nhật ở Bắc Kỳ tăng lên 26.000 người.

-Tháng 12 : Pháp tổ chức cuộc đua xe đạp xuyên Đông Dương tại Hà Nội.

-Quý Tỵ (1953) :

- Liên Xô và Trung Cộng giúp CSVN thành lập 6 tiểu đoàn cao xạ phòng không tại Việt Bắc. Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm tại Sài Gòn cải tổ chính phủ vỉ Phan Văn Giáo (thông Tin) và Nghiêm Văn Trí (Quốc phòng) từ chức. Đồn Phú Mỹ thuộc Hưng Yên bị Việt Minh chiếm. Lực lượng Hòa Hảo của Lê Quang Vinh (Ba Cụt) bỏ ra bưng. Pháp mở cuộc hành quân Hirondrlle tại Ải Nam Quan (Bắc Việt).Hành quân Claude tại Tiên Lãng (Hải Phòng).Quân đội Quốc Gia VN mỡ cuộc hành quân Lê Lợi để bình định vùng Bùi Chu (Ninh Bình).

-Phó Đề đốc Auboyneau đề nghị thành lập binh chũng Thủy Quân Lục Chiến của Quân đội QGVN.Lực lượng Hải Quân VN hoạt động tại Vĩnh Long. Tranh cải về Quốc kỳ treo trên các chiến hạm giữa Việt-Pháp. Tháng 10, các đơn vị Hải Quân tại Cần Thơ treo quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ trên các chiến hạm gồm một soái đĩnh, hai quân vận đĩnh và hai trung vận đĩnh. Tháng 4, Pháp chuyển giao cho Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang một giang pháo hạm

-Bầu cử các hội đồng tỉnh, thị xã và xã toàn quốc.

-Hội nghị 4 trung ương đảng lao động VN (VC) nghị quyết cải cách ruộng đất rập khuông theo Trung Cộng. Từ tháng 4-7 có 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất tại các vùng thuộc Việt Minh chiếm đóng ở Việt Bắc. Chính phủ QG thành lập Bảo Chính Đoàn tại Bắc Việt. Trần văn Soái của Hòa Hảo được phong trung tướng. Nhân ngày Tết Nguyên Đán (14/2) Quốc Trưởng Bảo Đại đọc diễn văn chúc mừng đồng bào cả nước và tuyên bố Trung Cộng là kẻ thù của dân tộc VN. Letourneau chủ tọa một phiên họp tại Đà Lạt để bàn về việc thành lập thêm 54 tiểu đoàn khinh chiến và 14 đại đội trọng pháo cho quân đội QGVN.

-Tại Việt Bắc, Võ Nguyên Giáp quyết định mỡ cuộc thanh trừng trong bộ đội để loại bỏ những cấp chỉ huy ngoài đảng.

-Tháng 5, Ngô Đình Diệm rời New York sang Paris. Tháng 6, Lê Duẩn từ Bắc Hàn về Thái Nguyên sẽ vào Nam hoạt động với 5 cố vấn Trung Cộng. Tháng 7, 30.000 quân Tưởng Giới Thạch tạm trú tại Phú Quốc được hồi hương về Đài Loan. Tháng 7, Hoa Kỳ viện trợ cho Đông Dương 400 triệu Mỹ kim tài khóa 195-1954.Tháng 9, phái đoàn bóng bàn VN qua Đông Kinh tham dự giải bóng bàn vô đich Á Châu lần thứ hai (Mai Văn Hòa, Trần cảnh Đức..đại diện).

-Tháng 11, Bảo Đại tiếp kiến Nixon tại Đà Lạt. Tháng 12, Hồ Chí Minh nhận lời thương thuyết với Pháp. Quân Pháp tại Điện Biên Phủ hoàn thoàn bị Việt Minh vây khổn. Quân đội VN có 198.020 người (151.020 chính quy, 47.000 phụ lực).

 

-Ất Tỵ (1965) : Sau ngày binh biến 1/11/1963 tình hình VNCH càng lúc càng thêm hổn loạn vì sự tranh giành quyền lực của mọi phe phái, các chính quyền dân sự lần lượt thi nhau đổ trong năm 1964 kể cả tam đầu chế (Minh Dương, Khiêm, Khánh) trong cái gọi Hội đồng Quân Dân Cách Mạng QG. Do trên Tổng thống Hoa Kỳ Johnson quyết định chuyển giao quyền lãnh đạo miền Nam VN từ dân sự sang quân sự.

-Ngày 7/1 Hội đồng Quân lực trả tự do cho các nhân vật trong Thương hội đồng QG đã bị bắt, để soạn thảo hiến pháp và chuẩn bị bầu cử quốc hội. Nhưng mọi chuyện đều bị các lãnh tụ Phật giáo lúc đó bác bỏ vì quyết tâm loại bỏ thủ tướng Trần văn Hương. Những cuộc tiếp xúc thương thuyết giữa hai bên chính phủ và Phật giáo do Khánh, Kỳ đãm trách đều thất bại. Ngày 16/1 học sinh Đà Lạt biểu tình nhưng bị dẹp

-20/1 Tổng thống Johnson tuyên thệ nhậm chức tại Hoa thịnh Đốn cũng là thời gian các nhà sư Trí Quang, Tâm Châu, Pháp Tri, Thiện Hoa, Hộ Giác tuyệt thực và kêu gọi phật tử cả nước xuống đường chống chính quyền. Xô xát đẫm máu tại viện Hóa đạo Sài Gòn, có 6 cảnh sát và 10 người biểu tình bị thương, 30 người khác bị câu lưu. Hổn loạn lan rộng tới miền Trung khiến dân chúng càng thêm khốn khổ vì VC lợi dụng tình thế, tấn công Quân đội VNCH khắp nơi, gây thêm nhiều thương vong cho lính trận và đồng bào tại nông thôn.

-Trước tình trạng đất nước lâm nguy nên Hội đồng Quân lực quyết định trở lại nắm quyền và giao cho Đại tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng trên, thủ tướng Trần văn Hương cũng từ chức và giải tán nội các chính phủ.

-Những ngày Tết Ất Tỵ, An ninh QG Mỹ Bundy qua Sài Gòn họp với Đại sứ Taylor và Tướng Westmoreland họp bàn quyết định sự ra đi của Nguyễn Khánh. Trong lúc các tướng trẻ Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Chung Tấn Cang, Trần Thiện Khiêm (đang làm đại sứ tại Hoa Kỳ) lăm le lật đổ Khánh khi có cơ hội. Nhưng Khánh vẫn tiếp tục việc phế lập như khi còn thực quyền, 16/2 đưa Phan Khắc Sửu lên chức quốc trưởng, phong Phan Huy Quát thủ tướng lập nội các mới.

-Ngày 19/2 Lâm văn Phát và Phạm Ngọc Thảo đảo chính Khánh, chiếm đài phát thanh SG, BTL Hải Quân tại bến Bạch Đằng, trại Lê Văn Duyệt, đồng thời bố trí thiết giáp trong phi trường Tân Sơn Nhất..tuyên bố loại bỏ Khánh và mời Khiêm từ Mỹ về cầm quyền. Khánh chạy lên Đà Lạt lánh nạn còn Kỳ tới Biên Hòa ra lệnh Không Quân oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất nhưng bị Mỹ ngăn cản, cuối cùng Kỳ ra tối hậu thư cho Phát và Thảo trong vòng 4 giờ phải đầu hàng. Ngày 20/2 Nguyễn Chánh Thi, Cao Văn Viên đem Nhảy dù và Thiết giáp về giải vây Sai Gòn, Phát và Thảo đào tẩu.

-Ngày 23/2 trước uy hiếp của Thi và Kỳ cũng như sự ngoảnh mặt của Mỹ, Nguyễn Khánh đồng ý ra đi với ‘ một nấm đất quê hương ‘, chấm dứt ảo tưởng muốn ‘ trung lập hóa Miền Nam VN ‘ của thượng tọa Trí Quang và nhóm thiên tả tại VNCH.

-Tháng 2 Mỹ mở chiến dịch Flaming Dart oanh tạc Bắc Việt với mục đích ăn miếng trả miếng.

-Tháng 3, hai tiểu đoàn TQLC Mỹ đầu tiên đổ bộ tại bãi biển Nam Ô (Đà Nẳng), cũng từ đó quân Mỹ và Đồng Minh liên tục vào Nam VN giúp VNCH chống lại các đơn vị chủ lực quân Bắc Việt được Võ Nguyên Giáp đưa vào Nam, gây nên những trận đanh long trời lỡ đất khắp bốn vùng chiến thuật.

-Tháng 2 : Ngày 11, ba ngày sau Hoa Kỳ va VNCH phát động kế hoạch trả đủa Bắc Việt, Giáo Hoàng Paul VI tại La Mã kêu gọi chấm dứt chiến tranh tại VN. Hưởng ứng đề nghị trên, tổng thư ký thiên tả LHQ lúc đó là UThant (Miến Điện) và tổng thống hái nho trái mùa Pháp là De Gaulle kể cả khối phi liên kết (đứng đầu là Ấn Độ) cũng tham dự, đỏi hòa bình trung lập ngay tức khắc tại miền Nam VN, trong khi CS Bắc Việt không ngớt chuyển người và vũ khí vào tấn công VNCH kháp nơi.

-Tháng 2 : Tại Sài Gòn xuất hiện hai nhóm : phong trào tranh đấu bảo vệ hòa bình, hạnh phúc của Quảng Liên và phong trào dân tộc tự quyết. Nhưng cả hai nhóm trên đã bị Thủ tướng Quát phản đối kịch liệt, ra lệnh sa thải, tống giam những công chức có liên quan tới, kể cả y sĩ thú y Phạm Văn Huyến. Riêng Quảng Liên được thu xếp sang Nhật tu đạo, sau khi từ chức tổng vụ trưởng văn hóa viện Hóa Đạo.

-Ngày 19/3 : Phạm Văn Huyến, Cao Minh Chiếm và Tôn Thất Đượng trong PTTDBVHBHP của Quảng Liên bị chính phủ VNCH trục xuất ra Bắc qua cầu Hiền Lương (Quảng Trị)

-Tháng 4 : Tại Mỹ, Tổng thống Johmson trình bày lập trường muốn hòa đàm với CS Bắc Việt qua việc ngưng tấn công xâm lăng VNCH nhưng bị Liên Xô, Trung Cộng và Hà Nội phản đối kịch liệt. Theo đó thì Mỹ phải rút hết về nước, ngưng oanh tạc Bắc Việt còn chính quyền VNCH thì giải tán và tổ chức lại theo mô hình của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ban hành.

-Ngày 5/5 Hội đồng Quân lực tự giải tán. 21./5 Phạm Ngọc Thảo và Bùi Dinh lại âm mưu đảo chính nhưng không thành, Thảo lại trốn thoát khỏi Sài Gòn. Ngày 25/5 Thủ tướng Quát lại cải tổ nội các

-Ngày 11/6 : Quốc trưởng Phan Khắc Sữu và Thủ tướng Quát đều đệ đơn từ chức. Ngày 14/6 thành lập Đại hội đồng Quân lực gồm 10 ủy viên : Nguyễn văn Thiệu được bầu làm Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo QG (Quốc trưởng) còn Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy Ban Hành pháp (Thủ tướng).

-Ngày 19/6 Đại Hội Đồng Quân Lực (ĐHĐQL) và UBHPTƯ ra mắt tại Hội trường Diên Hồng (Sài Gòn) đồng thời ban hành bản Ước Pháp mới, nhằm mục đích vận động mọi phương tiện chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt tại Miền Nam VN.Ngày 24/6 tuyên bố tình trạng chiến tranh, đoạn giao với Pháp, bỏ tòa đại sứ thành tổng lãnh sự và đóng cửa 36 nhật báo tại Sài Gòn chờ cứu xét qui chế mới. Để chứng tỏ sức mạnh và kỷ luật của quân đội, ngay khi lên làm Thủ tướng, Kỳ ra lệnh xử bắn một tên đặc cộng VC tại chợ Bến Thành.

-Cùng lúc Kỳ thay thế một số chức vụ quan trọng : Đại tá Nguyễn Ngọc Loan (cục trưởng ANQĐ), Đại tá Phạm Văn Liễu (Tổng giám đốc CSQG), Đại tá Văn Văn Của (Đô trưởng Sài Gòn), Thiếu tướng Lê Nguyên Khang (Tổng trấn Sài Gòn-Gia Định), Bùi Diễm làm Ủy viên phụ tá Phủ Thủ Tướng..

-Ngày 16/7 Phạm Ngọc Thảo bị giết tại Biên Hòa sau khi Kỳ treo giải thưởng lên tới 3 triệu đồng VN.

-Ngày 3/8 Nội các chiến tranh ‘ hữu sản hóa xe lam ba bánh và taxi “ bằng cách bán trả góp cho công nhân nghèo. Quân nhân được mua xe gắn máy trả góp với giá rẽ, trại gia binh được thành lập khắp các vùng chiến thuật và đô thành.

-Cabot Lodge thay Taylor làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại VNCH, Mc Manara thăm Miền Nam.cho biết Thủ tướng Kỳ chỉ kiểm soát được Sài Gòn và vùng 3 chiến thuật mà thôi. Để tăng cường thêm sức mạnh, chính phủ cho tái lập lại các đơn vị ĐPQ NQ Giáo phái Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo.

-Ngày 20/8 Việt Nam Quốc Tự tổ chức kỷ niệm pháp nạn 20/8/1963 rất linh đình vì được chính quyền yểm trợ nên không có biến cố nào xãy ra.Ngoài ra Chính phủ còn cho vay tiền xây chùa Quốc Tự, đóng góp ngân quỹ xây chùa Vĩnh Nghiêm và trợ cấp Viện Hóa Đạo nuôi nấng cô nhi.Tóm lại sự gây cấn giữa chính phủ và PGVNTN không phải do phía Thiệu-Kỳ gây ra mà chính vì sự rạn nứt trong nội bộ Phật giáo giữa Tâm Châu và Trí Quang vì lập trường chính trị khác biệt của hai lãnh tụ này.

 

-ĐINH TỴ (1977) :

-CSVN ban hành Luật Hình Sự, trong đó có điều 85(mục 2) và 88 về tội “ cưỡng ép, xúi gịuc người bỏ trốn ra nước ngoài “ nhưng Đảng thì làm ngược lại qua việc tổ chức Vượt Biển Ban Công Khai,để lấy tiền, đô la và vàng, từ tháng 7/1977 cho tới khi chấm dứt phong trào trên.Dịch vụ trên được giao cho bộ công an và hải quan thi hành, qua danh nghĩa là lấy tiền vàng để giúp thương binh, liệt sĩ VC..(?)

-Chỉ riêng năm 1977 mở đầu cho cuộc thử nghiệm xuất cảng người, Năm này theo thống kê LHQ, đã có 21.276 người đến được bờ tự do và CSVN (nhóm Duẩn, Thọ) đã thu được từ 45-50 triệu Mỹ Kim theo mỗi đầu người 10 lạng vàng (đã trừ 1/3 đi chui nhưng chưa kể số chết ngoài biển vì bão tố và hải tặc).

-Đầu năm, CSVN đặt vấn đề quốc tịch đối với những người ngoại quốc sinh sống tại VN, đặc biệt nhắm vào những người thiểu số tại biên giới Hoa Việt và Hoa kiều sinh sống khắp nước.

-Ngày 15/2 Thứ trưởng Ngoại giao VC là Hoàng Văn Lợi sang Nam Vang thuyết phục Ponpot tham dự hội nghị Đông Dương, nếu Khmer Đỏ đồng ý sẽ cho hồi hương một số nguời Miên tị nạn tại Mộc Hóa nhưng đã bị từ chối. Tại Bắc Kinh, phái đoàn CSVN sang xin Đặng Tiểu Bình viện trợ cũng thất bại. Từ đó Hà Nội bỏ Tàu theo Liên Xô. Trong lúc đó Trung Cộng công khai ký kết liên minh quân sự với Miên qua Ieng Sary khi qua thăm Bắc Kinh.

-Tháng 3,Polpot chấm dứt quan hệ ngoại giao với CSVN và ra lệnh “ cáp duồng “ tất cả những người Việt còn kẹt lại trên đất chùa Tháp, theo chỉ thị số 870 của trung ương đảng Khmer Đỏ. Ngày 14/3 Trung Cộng đem vấn đề quần đảo Trường Sa của VN lên báo.

-Ngày 16/3, Tổng thống Jimmy Carter (Hoa Kỳ) cử Đặc sứ Leonard Woodcock làm trưởng phái đoàn sang Ha Nội và Vạn Tượng để giải quyết vấn đề quân nhân Mỹ mất tích (MIA) tại Đông Dương. Nhưng Phan Hiền đại diện cho Lê Duẩn chỉ đòi Mỹ bồi thường chiến tranh theo hiệp định Paris 1973 trước rồi mới giải quyết MIA sau. Cuối cùng Phạm Văn Đồng cũng thuận trả cho Mỹ 12 xáx lính mất tích.

-Ngày 30/4, quân Khmer Đỏ tấn công nhiều làng mạc sát biên giới các tỉnh An Giang, Tịnh Biên giết chết hàng trăm người Việt một cách man rợ, đốt nhà, hãm hiếp phụ nữ và cướp hết trâu bò heo ngựa đem về Miên. Lúc đó VC đang tổ chức ăn mừng “ đại thắng mùa xuân “ nên bỏ mặc đồng bào bị chết thãm

-Tháng 5, Khmer đỏ mở trận tấn công lớn đầu tiên vào lãnh thổ VN. Lần này VC trả đũa bằng oanh tạc cơ A-37 của KQ/VNCH bỏ lại. -Tháng 4, Phạm Văn Đồng sang thăm các nước Tây Âu khiến Liên Xô tức giận ngưng viện trợ làm Hà Nội càng thêm thiếu thốn xăng dầu và các thực phẩm cứu trợ

-Tháng 5 Carter muốn bình thường hóa bang giao với CSVN, đồng thời tặng trước 5 triệu Mỹ kim nhân đạo nhưng sau hai ngày họp tại Ba Lê với đòi hỏi của Bắc Việt là Mỹ phải bồi thường 1,5 tỉ đô la tái thiết, đã làm tan vỡ cuộc bang giao giữa hai nước.

-Tháng 5, CS Hà Nội gia nhập Tổ chức Ngân hàng Thế giới Hợp tác Kinh tế (IBEC) và Ngân hàng Đầu tư Thế giới Quốc tế nằm trong COMECON do Liên Xô cầm đầu.

-Tháng 5, CS bắt đầu thi hành kế hoạch Hợp tác xã Nông nghiệp tại Miền Nam và chiến dịch Ngăn sông Cách chợ tại các thành phố, quận huyện, làm tê liệt cả nước.

-Ngày 17/7, hai đảng CSVN và Lào ký hiệp ước liên minh quân sự và hợp tác chống lại Bắc Kinh và Nam Vang.Cùng ngày Polpot họp đảng với quyết tâm tiêu diệt CSVN và chiếm lại đồng bằng sông Cửu Long cùng thành phố Sài Gòn.

-Tháng 7, phái đoàn quân sự Nga sang dòm ngó các hải cảng của VNCH như Đà Nẳng, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu.

-6/10 tướng Kriangsak Chamanand đảo chính lên làm thủ tướng Thái Lan. Đương sự ra lệnh cho hải quân Thái không được cứu vớt thuyền nhân tị nạn VN tại biển Đông, cho dù đang bị đắm thuyền tàu chết người. Lúc đó trên đất Thái đã có trại TNCS Songkla nằm gần biên giới Mã Lai Á do Cao Ủy LHQ bảo trợ.

-Tháng 10, VC chở nhiều chiến xa của QLVNCH bỏ lai sang khách hàng của Nga là Ethiopie (Bắc Phi). Ngược lại Nga chở sang Hà Nội tàu ngầm, tàu chiến và 4 phi đội chiến đấu Mig-21, có điều tất cả các quân cụ trên đều cũ. Cuối tháng 10, VC mở cuộc tấn công bằng thiết giáp sâu trong nội địa tỉnh Svay Rieng, giải thoát nhiều cấp chỉ huy Khmer Đỏ trong đó có Hun Sen, Heng Samrin, Bon Thang..

-Tháng 11, Trung Cộng cắt giãm đường hàng không Hà Nội-Bắc Kinh, Duẩn và Hoa Quốc Phong công khai đấu khẩu khi hai người đối mặt.

-Ngày 19/12, trong lúc hai phái đoàn Mỹ và CSVN đang họp tại Paris, thi FBI phát hiện một vụ án gián điệp giữa David Trương (con Trương Đình Du) và Ronald Humphrey nhân viên Bộ Thông Tin Mỹ, ăn cắp các tài liệu của Bộ Ngoại Giao Mỹ đang thương thuyết với VC. David Trương bị trục xuất về VN và Hoa Kỳ khóa sổ chương trình bang giao với Hà Nội. Từ đó Carter hướng về Trung Cộng.

-Năm 1977, VC thất bại hoàn toàn về ngoại giao, kinh tế và chính trị. Miền Bắc mất mùa nhưng không được LHQ cũng như bất cứ một quốc gia nào trợ giúp. Đảng thì theo chủ trương của nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tiến nhanh lên XHCN, bế quan tỏa cảng với các quốc gia Tây phương. Ban hành chế độ Hợp tác xã nông nghiệp khắp nước khiến nông dân Miên Nam bỏ ruông không hợp tác, gây cảnh đồng ruộng hoang phế, người người thiếu cơm ăn phải độn khoai sắn và bo bo.

-Cuối năm 1977, Polpot công khai gọi CSVN là quân xâm lược.

 

KỸ TỴ (1989) :

-Trong bản báo cáo đọc trước hội nghị trung ương đảng lần thứ 7 (vào tháng 8), tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tìm cách nắm lại quyền sinh sát của đảng, sau thời gian bắt buộc phải theo Gorbachev đổi mới, nhưng bị Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch phản đối. Vì hầu hết ủy viên trong bộ chính trị, kể cả Võ văn Kiệt và các đảng viên cao cấp không muốn mất quyền lực đang có, nên “ nhất trí trung thành với chủ nghĩa Lê-Mác và theo Tàu “.

-Kể từ năm 1989 về sau, CSVN quyết tâm theo Trung Cộng làm chỗ dựa thay thế Nga, trong nước chỉ đổi mới kinh tế nhưng chính trị thì rập khuông Tàu đỏ, đàn áp, khủng bố, cướp giựt đất đai tài sản và tước bỏ mọi quyền tự do căn bản của đồng bào.

-CSVN rút quân ra khỏi Kampuchia, gây cảnh thất nghiệp trầm trọng vì số lớn bộ đội đi nghĩa vụ bị giải ngũ, gây nên cảnh trộm cướp nhất là trên các chuyến tàu hỏa và tại các thành phố lớn.

-Tổng thống G.Bush chưa có ý đinh bang giao với Hà Nội, đồng thời chống lại chính phủ các nước Đông Nam Á có ý định hồi hương các thuyền nhân TNCH tại các trại tạm cư.

-Nhật Bản trợ giúp cho các nạn nhân VN bị bão lụt tại Miền Bắc và Trung (ngày 13/10) : 22 triệu Yen dùng mua thực phẩm, quần áo, thuốc men và 150.000 Mỹ Kim tiền cứu trợ.

-Ân xá Quốc tế và Cao Ủy Tị Nan cực lực phản đối nhà cầm quyền Hồng Kông đã dùng vũ lực để cưởng bức thuyền nhân hồi hương.

-Tính đến cuối năm 1989, dân số VN là 64,4 triệu, mỗi năm tăng 2,13%.

-Tháng 11, bức tường thành ô nhục Bá Linh bị phá vỡ, có hơn 150 người Việt từ Đông Đức chạy sang Tây Đức. Họ là những người lao động được Hà Nội xuất cảng sang Đông Đức làm việc để đổi lấy ngoại tệ, nên cuộc sống rất cực khổ vì phải sống tập trung trong các căn nhà tập thể chật hẹp, dưới sự giám sát của cán bộ, công an VN chìm nỗi.

-Theo tin Pháp Tấn Xã, ngày 5/6, cảnh sát Thái đã bắt 4 ngư phủ Thái cư ngụ tại một tỉnh nhỏ ở miền Nam, đã can tội giết, hãm hiếp, cướp của hơn 100 thuyền nhân VN tại vịnh Thái Lan.

-Tính đến ngày 30/9, số thuyền nhân VN/TNCS sống sót được định cư theo báo cáo của Cao Ủy Ti Nan và Hồng Thập Tự như sau : Hoa Kỳ 918.500 người, Canada 125.615 ng, Úc Đại Lợi 122.076 ng, Pháp Quốc 105.002 ng, Tây Đức 24.017 ng, Anh Quốc 18.164 ng, Thụy Sĩ 9/641 ng, Tân Tây Lan 8,870 ng, Hòa Lan 6539 ng, Na Uy 6.049 ng, Bỉ 4512 ng, Đan Mạch 4059 ng, Thụy Điển 3594 ng, Nhật 3178 ng, Ý Đại Lợi 3101 ng và nhiều quốc gia khắp châu lục.

 

TÂN TỴ (2001) :

-Từ đầu năm 2001, thế lực của Lê khả Phiêu bắt đầu lung lay vì bị phe đổi mới gốc miền Nam chống đối. Để loại Phiêu trong đại hội trung ương đảng lần IX (2001-2006), hội nghị đưa điều kiện tuổi tác trên 65 tuổi thì không được ứng cử , trong lúc Phiêu gần 70 tuổi.

-Ngày 10/2, dân chúng tỉnh Dac Lac biểu tình đòi lại đất đai đã bị cán bộ địa phương chiếm đoạt.

-Tháng 4, đại hội đảng Phiêu bị mất chức tổng bí thư. Trong đại hội toàn quân, Đổ Mười và Lê Đức Anh cũng công khai kết tội Phiêu.Kết quả : Nông Đức Mạnh (tổng bí thư), Trần Đức Lương (chủ tịch nước), Phan Văn Khải (thủ tướng), Nguyễn Minh Triết (thành ủy Sài Gòn), Nguyễn Phú Trọng (thành ủy Hà Nội), Phan Diễn (thành ủy Đà Nẳng), Nguyễn Tấn Dũng (phó thủ tướng), Trương Tấn Sang (truởng ban kinh tế)

-CS Thừa Thiên ra quyết định quản chế 2 năm, Linh mục Nguyễn Văn Lý tại giáo xứ An Truyền nhưng tới tháng 5 thì hơn 600 công an đến nhà thờ vây bắt linh mục Lý với lý do bất tuân lệnh quản chế. Xuất cảng lao động người Bắc sang làm việc tại Hoa Kỳ. Ba nước Mỹ, Ấn và Nga đều muốn thuê Cam Ranh khi nghe Hà Nội mớm lời

-Ngày 28/2 Putin tới thăm Hà Nội nhưng không được dân chúng VN ưa thích như Tổng thống Mỹ Bill Clinton viếng VN năm 2000.

-Tòa Thánh La Mã thăng chức Hồng Y cho Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Ủy Ban Công lý Tòa Thánh.

-Trung Cộng và Việt Cộng ký văn kiện về “ phân giới và Cấm mốc “ trên đất liền tai biên giới Việt-Trung ký tại Hà Nội vào tháng 2, theo hiệp ước biên giới đã ký năm 1999 khi Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư.

-Vì Hòa thượng Huyền Quang bị VC quản thúc tại chùa Hội Phước (Quảng Ngãi) già yếu và bệnh hoạn. Do đó Hòa thượng Quảng Độ kêu gọi chính quyền CS cho phép ông về Sài Gòn trị bệnh nhưng VC nhất định không chấp thuận

-Trong các vụ biểu tình của đồng bào Thượng tại Cao Nguyên Trung phần, có 49 người bị bắt, 300 người còn trốn trong rừng. Để trấn áp đồng bào, Hà Nội đưa 13 trung đoàn và 20.000 gia đình lên trấn đóng.

-Sau 4 năm làm đại sứ Hoa Kỳ tại VN, ông Douglas Paterson nộp đơn từ chức cuối tháng 5 để trở về sinh sống tại quê nhà tại Florida.

 

Hởi ôi đọc lịch sử mà thấy buồn cho vận nước, rồi càng thêm thương cho ông cha ta ngày trước vì nước vì nhà mà phải tan xương đổ máu để gìn giữ cho bằng được từng tất đất núi sông. Thời nhà Hậu Lý chỉ mất có hai hang động sát biên giới Tàu, có diện tích nhỏ hẹp và không quan trọng nhưng vua Lý Nhân Tông vẫn kiên nhẫn trong 6 năm liên tiếp từ 1082-1088 qua 7 lần cử sứ thần sang Tống đòi lại cho được.

Đến khi nào nước ta mới có được những vị minh quân, dũng tướng như thuở trước biết thương nước, giữ nưóc thì chừng đó chúng ta mới hy vọng VN không còn liềm búa, mới đánh đuổi được giặc Tàu ra khỏi bờ cỏi và thu hồi lại những mãnh giang sơn đã bị CSVN bán nhượng cho Trung Cộng suốt thời gian chúng nắm quyền.

 

Chắc ngày đó không còn xa và đây không phải là một câu chuyện hoang đường !

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

-Việt sử toàn thư của Phạm Văn Sơn

-Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoan

-Quân sử VNCH của Bộ TTM

-Những trận đánh Pháp của Lãng Nhân

-Người hùng nước Việt của Thanh Tùng

-Nam Quốc Sơn Hà (nhiều tác giả)

-Huynh đệ tương tàn (Phạm Quốc Bảo dịch)

-Sau bức màn đỏ của Hoàng Dung

-Tự phán của Phan Bội Châu

-VN niên biểu nhân vật chí của Chánh Đạo

-Cơn hồng thủy biển Đông của Cao Thế Dung

-Tôn giáo, chính trị Phật giáo của Chánh Đạo

 

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

 

Tháng Giêng 2013

HỒ ĐINH

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Niên Biểu về những biến cố qua các Năm Tỵ trong Việt Sử.

Ðọc lịch sử Việt Nam ngay từ thuở các vị Tổ Hùng dựng nước tới ngày nay, ta thấy dân tộc Việt đã trường kỳ chiến đấu ngăn chống ngoại xâm

Ðọc lịch sử Việt Nam ngay từ thuở các vị Tổ Hùng dựng nước tới ngày nay, ta thấy dân tộc Việt đã trường kỳ chiến đấu ngăn chống ngoại xâm, để giành nền tự chủ và sự vẹn toàn lảnh thổ của nước nhà. Bởi vậy suốt ngàn năm lệ thuộc giặc Tàu, ô nhục tối tăm điêu linh thống khổ nhưng cũng từ đó dân tộc ta đã liên tục không ngừng đoàn kết đứng dậy chống lại giặc xâm lăng đô hộ phương Bắc.

 

Hơn 2000 năm trước Tây lịch (TrTL), nước ta lúc bấy giờ có quốc hiệu là Nam Việt bao gồm hai bộ tộc Âu-Việt và Lạc Việt trong Bách Việt, có lãnh thổ gồm lưỡng Quảng, đảo Hải Nam, Bắc Việt và ba tỉnh Thanh, Nghệ-Tĩnh ngày nay. Đồng thời bên Tàu đang do nhà Tây Hán cai trị luôn luôn dòm ngó để chực chờ cơ hội xâm chiếm và cưởng đoạt cho được. Và cơ hội đã tới khi Triệu Minh Vương lên làm vua, đã cho một người đàn bà Hán tên Cù thị xen vào việc triều chính của Nam Việt. Năm Mậu Thìn (113 TrTL) Minh Vương mất, thái tử Hưng lên thay tức là Ai vương nhưng quyền sinh sát cả nước đều nằm trong tay Thái hậu Cù thị.

Năm Kỷ Tỵ (112 TrTL), nhà Hán thấy thời cơ đã tới nên sai An Thiếu Quý (vốn là tình nhân cũ của Cù thị), làm sứ giả sang dụ hàng mẹ con nhà vua “ đem Nam Việt sáp nhập vào đất Hán “.Nhưng mưu toan cướp nước người khác của Hán tộc bị bại lộ, mẹ con Việt gian Cù thị bị Thái phó Lữ Gia bắt giết trước khi bỏ trốn về Tàu. Do đó mùa đông năm Canh Ngọ (111 TrTL), nhà Hán sai Mã Viên, Lộ Bác Đức, Dương Bộc xua cả vạn quân sang cưỡng đoạt Nam Việt, Triệu Dương Vương và Thái phó Lữ Gia đều tuẫn quốc. Nam Việt bị Bắc thuộc lần thứ nhất từ đó (111 TrTL-39 Sau Tây Lịch STL).

Trong thảm cảnh mất nước, duới gông cùm xiềng xích nô lệ của giặc Tàu tàn ác thâm độc với quyết tâm đồng hóa dân tộc Việt thành một quận huyện của chúng, đã khiến người người căm hận phẩn uất. Tháng 2 năm 40 sau Tây Lịch (STL), hai Bà Trưng đã đứng dậy lảnh đạo toàn dân cả nước, đánh đuổi giặc Hán để giải phóng dân tộc Việt thoát khỏi cùm gông nô lệ của ngoại bang. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Hai Bà từ đó tới nay, luôn được các thế hệ người Việt bao đời trân trọng xem là huy hoàng tuyệt đỉnh nhất giữa bầu trời đen tối của vũng bùn ô nhục Bắc thuộc 1000 năm.

 

Cũng từ đó những trang sử còn lại của dân tộc Việt ghi đầy gương sáng bất khuất dũng liệt của ngàn ngàn anh hùng liệt nữ đã dấn thân vào con đường dựng và giữ nước, đã mang lại nhiều mùa xuân huy hoàng trong giòng sử Việt. Tháng Giêng năm 544, 791 (STL) Lý Bôn rồi Phùng Hưng khởi nghĩa chống giặc Tàu nhưng phải đợi tới mua Xuân Mậu Tuất (938) Ngô Vương Quyền chiến thắng quân Nam Hán, chém đầu thái tử Hoàng Tháo trên sông Bạch Ðằng mờ đầu cho nền tự chủ dân tộc qua các triều đại Ngô, Ðinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn..

 

Tóm lại có thể nói được là gần như toàn bộ lịch sử VN đều hướng về quốc sách chống giặc Tàu xâm lược và đạt được nhiều chiến công hiển hách lừng danh kim cổ, trong đó có ba lần chiến thắng quân Nguyên-Mông (1258, 1285, 1288). Cuối cùng là vua Quang Trung đại thắng quân Thanh vào ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789)..

 

Hơn 700 năm trước (1285) Mông Cổ đã mở cuộc xâm lăng Ðại Việt lần thứ 2. Trước cảnh dầu sôi lửa bỏng của đất nước, hai vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tôn đã mở hội nghi Diên Hồng để hỏi ý kiến triều thần và toàn dân cả nước nên ‘ hòa hay chiến’ và tất cả toàn dân đều ‘ quyết chiến ‘ để bảo vệ non sông. Nhờ vậy ta mới chiến thắng được giặc thù và bảo toàn giang sơn gấm vốc của tổ tiên Hồng Lạc.

Nhưng than ôi truyền thống Bạch Ðằng, Như Nguyệt, Chí Lăng, Ðống Ða, Nhật Tảo, Rạch Gầm.. kể cả những trận chiến chống giặc Tàu tại Hoàng Sa (1974) và Biên Giới Hoa Việt (1979-1985)..đã không còn nữa vì CSVN giờ đây hoàn toàn đầu hàng Trung Cộng để giữ đảng. Biển Ðông nổi sóng, Cao Nguyên điêu tàn, đất nước từ Bắc vào Nam úa vàng vì hàng hóa độc hại của Tàu tràn lan khắp chốn, báo hiệu mùa xuân ‘ Bắc thuộc lần thứ 5 ‘ đã tới vào cuối năm Nhâm Thìn (2012) và đầu năm Quý Tỵ (2013) qua chủ trương “ đầu hàng và nhớ ơn giặc “ của CSVN.

 

Có điều đau đớn cho dân tộc Việt, là lịch sử nghiệt ngã về những đau thương mất mát, lại cứ liên tục diễn ra dưới triều Hồ vào những Năm Tỵ (1953, 1965, 1977, 1989, 2001) và trong năm nay, khi Nguyễn Chí Vịnh (thứ trưởng bộ quốc phòng CSVN) cấm đồng bào cả nước “ biểu tình chống Tàu ‘, công khai đón ba chiến hạm của quân xâm lăng vào bến cảng Sài Gòn, trong lúc chính bọn giặc này đang cướp đất đai biên giới, hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Biển Đông của VN. Đồng thời chúng cũng chính là bọn Hải tặc tại Biển Đông, ngày qua tháng lại “ khủng bố, cướp giựt, bắn giết “ Ngư phủ VN hành nghề trên chính lãnh thổ của quê hương mình. Tóm lại qua dòng Việt sử, từ ngày mở nước tới nay, ta thấy những lúc mất nước nhà tan, phần lớn đều xãy ra trong các Năm Tỵ và đều do nội loạn bởi vua hèn, quan kém, đồng bào lầm than nghèo đói nên cuối cùng mới bị ngoại xâm thôn tính.

 

Hơn bao giờ hết, càng đọc càng thấm thía về bài sấm được truyền tụng là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngay trong hoàn cảnh hổn loạn của thế giới hiện tại nhất là Trung Cộng và Việt Cộng :

“ Long vĩ, xà đầu khởi chiến chinh

Can qua, tứ xứ động đao binh

Mã đề, Dương cước, anh hùng tận

Thân-Dậu niênlai, kiến thái bình .

 

-Kỷ Tỵ (549 SauTL) : Lý Nam Đế (Lý Bôn) trước khi mất đã trao quyền lãnh đạo cuộc chiến chống quân Lương cho Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) nhưng bị em bà con của Nam Đế là Lý Phật Tử tranh giành quyền hành. Cuối cùng Phật Tử cũng đầu hàng nhà Tùy vào năm 602,sau khi dùng mưu sâu kế dộc hãm hại và cướp quyền của Triệu Quang Phục.Từ đó nước ta lại bị Tàu đô hộ với một chính sách hà khắc, tàn độc hơn hẳn các thời trước.

-Ất Tỵ (965) : Sau khi Ngô Vương Quyền mất năm 944, em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, đã khiến cho cả nước không phục gây nên loạn 12 sứ quân. Cuối cùng con thứ của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn cũng giành lại được ngôi vua nhưng đã bị tử trận tại Thái Bình vao năm Ất Tỵ. Từ đó Nhà Ngô cũng bị sụp đổ khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn sứ quân và lập ra nhà Đinh vào năm 968.

-Ất Tỵ (1005) : Lê Đại Hành (Lê Hoàn) là người đã sáng lập ra nhà Tiền Lê bị bệnh mất. sau 25 năm trị vì. Năm 981 quân Tống lợi dụng nội tình nhà Dinh rối loạn vì vua Đinh Tuệ còn thơ ấu, nên xua cả quân thủy bộ sang cướp nước Nam. Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn chỉ trong 1 tháng, dẹp yên quân Tàu. Tiếc thay khi nhà vua qua đời, thì ngôi báu lọt vào tay Lê Long Đĩnh là kẻ tham tàn bạo ác, làm sụp đổ cơ đồ vào tay Lý Công Uẩn năm 1009 khi Đĩnh chết.

-Ất Tỵ (1065) : Vua Lý Thánh Tông là vị minh quân nhân từ, thương dân như con nên ra lệnh cấp cơm nước, áo quần đầy đủ cho phạm nhân. Đồng thời ngài còn giãm tội bớt cho các tù nhân nên cả nước dược thái bình, hầu như không có trộm cướp.

-ĐinhTỵ (1077) : Thời vua Lý Nhân Tông nhà Hậu Lý trị vì, nhà Tống sai Quách Quỳ và Triệu Tiết xua 10 vạn quân và 1 vạn quân kỵ sáng cướp nước ta. Nhưng giặc đã bị Đại tướng Lý Thường Kiệt chặn đứng tại phòng tuyến Sông Cầu. Tại đây ông đã sáng tác ra một bài thơ thần “ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư “ được đánh giá như một bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của quốc dân Đại Việt. Tướng sĩ nhờ đó được khích lệ nên đã đồng tâm quyết chiến đánh đuổi giặc Tống chạy về Tàu.

-Đinh Tỵ (1257) : Hốt tất Liệt lên ngôi hoàng đế nhà Nguyên, sai tướng Ngột Lương Hợp Thai đem 10 vạn quân sang đánh cướp nước ta lần thứ nhất. Đại Việt lúc đó dưới sự lãnh đạo của Trần Thái Tông là vị vua anh minh, đã cùng với các vị tướng tài như Thái sư Trần Thủ Đô, Nguyên soái Trần Quốc Tuấn..đã dùng chiến tranh du kích làm tiêu hao lực lượng giặc Nguyên-Mông. Cuối cùng quân ta đã đánh tan quân thù tại Đông Bộ Đầu, phải tháo chạy về Tàu.

Quý Tỵ (1293) : Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho cón trai trưởng là Trần Thuyên tức vua Trần Anh Tông. Sau đó Ngài lên làm Thái Thượng Hoàng rồi xuống tóc qui y trở thành Tổ sư của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử VN. Vua Trần Anh Tông cũng là một vị anh quân nên đã kế thừa sự nghiệp của tổ tiên nhà Trần, làm cho Đại Việt càng thêm thái bình thịnh trị.

-Kỷ Tỵ (1329) : Trần Minh Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Vượng mới 10 tuổi làm vua, tức Trần Hiến Tông. Vì vậy quyền hành đều do Minh Tông quyết định. Vua Hiến Tông mất năm Tân Tỵ (1341).

-Phật giáo dưới sự lãnh đạo của Thiền Sư Pháp Loa phát triển rất mạnh, chùa chiền được xây dựng khắp nước, kinh sách cũng được san dịch và in ấn nhiều hơn các thời trước.

-Tân Tỵ (1341) : Con thứ 10 của Minh Tông là Trần Hạo lên làm vua tức Trần Dụ Tông. Vận nước từ đó cũng bắt đầu suy vi, từ lúc vua Minh Tôn và các vị lão thần Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn qua đời. Trong triều vua Dụ Tông say mê tửu sắc, gian thần kết bè lập đảng, khiến cho nhà Trần suy vi.

-Đinh Tỵ (1377) : Vua Trần Duệ Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành bị Chế Bồng Nga trá hàng và giết chết. Phế Đế lên ngôi nhưng quyền hành cả nước đều lọt vào tay phe đảng Hồ Quý Ly.

-Kỷ Tỵ (1389) : Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt, vây hãm kinh thành. Thượng Hoàng Nghệ Tông sai tướng Trần Khát Chân đem quân ngăn giặc. Nhờ một hàng thần người Chiêm chỉ điểm chiếc ngự thuyền nên Chế Bồng Nga đã bị quân Trần dùng súng bắn chết. Từ đó Chiêm Thành không còn sang tấn công Đại Việt nữa.

-Tân Tỵ (1401) : Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương để làm thái thượng hoàng. Nhà Minh lợi dụng cơ hội nội loạn trên, sai Trương Phụ đem 40 vạn quân sang đánh cướp nước ta.

-Quý Tỵ (tháng 3-1413) : Vua Trùng Quang nhà Hậu Trần sai Điện Tiền Thị Ngự Sử Nguyễn Biểu đi sứ cầu hòa với quân minh do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy. Nhưng Trương Phụ lại tráo trở, gian ác chỉ muốn làm nhục sứ thần nước Nam. Quyết không để cho giặc Tàu lộng ngôn trên đất Việt, Nguyễn Biểu đã khẳng khái dự bữa tiệc đầu người vì ‘ không mấy khi người Việt được ăn đầu người phương Bắc ‘.Sau đó Ông bị giặc Minh giết hại một cách dã man.

-Đinh Tỵ (1497) : Vua Lê Thánh Tông mất sau 37 năm trị vì Đại Việt, làm cho quốc thái dân an, mở mang bờ cõi phương Nam, kình chống với giặc Bắc không để mất một tấc sông núi vào tay ngoại bang.

-Kỷ Tỵ (tháng 11-1509) : Giản tu công giết vua Lê Uy Mục để làm vua tức Uy Mục cũng tham mê tửu sắc, bỏ bê triều chính, nghe lời sàm nịnh giết hại trung lương, khiến cho sự nghiệp nhà Hậu Lê lọt vào tay Mạc Đăng Dung, mở đầu cho cuộc chiến tương tàn nồi da xáo thịt ngót 300 năm mới dứt.

-Quý Tỵ (1533) : Lê Duy Ninh là con Lê Chiêu Tông, trốn sang Lào lúc 11 tuổi khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê. Năm 1533 Nguyễn Kim đón về lập làm vua Nhà Lê Trung Hưng, tức vua Lê Trang Tông, mở đầu cuộc chiến Lê-Mạc kéo dài 50 năm (1543-1592).

--Ất Tỵ (1545) : Nguyễn Kim bị tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Từ đó quyền hành lọt vào tay rễ là Trịnh Kiểm, mở đầu cho cuộc nội chiến “ Trịnh-Nguyễn “ và “ thời đại “ Vua Lê, Chúa Trịnh “ trên đất Bắc, kéo dài mấy trăm năm.

-Quý Tỵ (2-1593) : Nhà Mạc bị đuổi giết chạy lên Cao Bằng, công cuộc trung hưng nhà Hậu Lê đã hoàn tất. Trịnh Tùng dón vua Lê Thế Tông về Đông Đô. Từ đó Trịnh Tùng chuyên quyền, tự xưng là Đô Nguyên Suý chiếm lĩnh toàn bộ quyền hành cả nước, vua Lê chỉ làm bù nhìn.

-Nguyễn Hoàng đem quân ra Đông Đô đánh dẹp dư đảng nhà Mạc. Ông được vua Lê phong chức Đoan Quận Công nhưng sợ bị Trịnh Tùng hãm hại nên kiếm cớ dẹp loạn ở Nam Định, rồi cùng binh sĩ bản bộ trở về Thuận Hóa.

-Kỷ TỴ (1629) : Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên chiếm Văn Phong đổi thành phủ Thái Ninh (Khánh Hòa), lập dinh Phú Yên và Trấn Biên.

-Quý Tỵ (1653) : Vua Chiêm là Bà Thắm đem quân đánh phá Dinh Phú Yên. Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần sai Cai Cơ Hùng Lộc đánh dẹp, vua Chiêm xin hàng. Chúa Nguyễn lấy lại vùng đất từ Phú Yên vào tới bờ sông Phan Lang (Phan Rang)

-Ất Tỵ (1785) : Được tin quân Xiêm La xâm lấn bờ cõi Đại Việt, tàn sát đồng bào tại Nam Kỳ, ngày 20 tháng giêng năm 1785 Long Nhưỡng Tướng Quân Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn (Bình Định) kéo binh thần tốc vào Nam và dùng hỏa công tiêu diệt toàn bộ chiến thuyền và hai vạn giặc Xiêm tại Rạch Gầm Xoài Mút (Đinh Tường), khiến cho chúng từ đó đến nay sợ người VN như sợ cọp.

-Kỷ Tỵ (1869) : Phan Tôn và Phan Liêm con Phan Thanh Giản khởi nghĩa chống Pháp tại Ba Tri (Bến Tre).

-Quý Tỵ (1893) :Nghĩa quân của Đề Thám tại căn cứ Yên Thế, tấn công các đồn Pháp và phủ huyện Lạng Giang, Việt Yên..Pháp sai Lê Hoan đem 800 lính tập lên đánh dẹp.

-Ất Tỵ (1905) : Lợi dụng những ngày Tết, Phan Bội Châu bí mật xuống tàu tới Thượng Hải, từ đó Ông xuất dương sang Nhật để gặp các chính khách như Khuyễn Dưỡng Nghị, Đại Ôi..với lời khuyên trở về nước đem Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ra nước ngoài làm minh chủ, để kêu gọi thanh niên nam nữ VN hưởng ứng phong trào Đông Du cứu nước.

-Đinh Tỵ (1917) : Ngày 13 tháng 7, Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến khởi nghĩa , chiếm đồn Tây, nhà tù và làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên được bảy ngày thì Pháp đem đại quân lên tấn công và vây hãm. Thái Nguyên thát thủ ngày 5-1-1918, Lượng Ngọc Quyến, Đội Cấn tự vẫn chết không để lọt vào tay giặc.

-Tại Quảng Đông, Long Tế Quang thua trận phải bỏ tỉnh chạy về Quảng Châu. Dịp này Quang mở tù thả cụ Phan Bội Châu đồng thời cho 200$ lộ phí. Để tránh sự ruồng bắt của mật thám Anh-Pháp, ông bỏ Quảng Châu chạy lên Thương Hải, sau đó xuống Hàng Châu và dự tính sang Nhật để gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.

-Kỷ Tỵ (1929) : Để tránh cảnh tan vỡ và sụp đổ vì phe phái, cục bộ, Nguyễn Ái Quốc xin lệnh Đông Phương Hồng (Liên Xô) giải tán VN cách mạng Thanh Niên Hội (VNCMTNH) để thành lập đảng cộng sản Đông Dương.

-Chiều ba mươi Tết, giữa lúc phố xá Hà Nội đang đì đẹt tiếng pháo mừng xuân, thì tên thực dân Bazin bị ba đảng viên VN Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) là Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Đức Lung bắn chết ngay trước nhà tình nhân tại số 110 Phố Huế. Biến cố trên khiến cho sở mật thám Tây mở chiến dịch truy nã gắt gao các yếu nhân cũng như đảng viên QDĐ tại Hà Thành.

-Tân Tỵ (1941) :

-Tháng 1: Pháp ký với Nhật và Hoa Kỳ về hợp tác khai thác kinh tế tại Đông Dương. Decoux thị sát Lạng Sơn và ký nghị định tái lập tỉnh Lâm Viên tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt. Luật sư Dương Văn Giáo và 4 thủy thủ tàu Bangkok bị bắt giam tại Tây Ninh. Tương Eugène Mordant làm tư lệnh lục quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương đóng tại Sài Gòn.

-Đội Nguyễn Văn Cung và các binh sĩ tại đồn Chợ Rạng (Nghệ An) nổi dậy chống lại Pháp, chiếm đồn Đô Lương và dự định phá nhà lao Vinh nhưng thất bại. Pháp ký với Nhật tạm ước xuất cảng sang Nhật trong năm 1941 số lượng 700.000 tấn gạo của Đông Dương.

-Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp hoàn thành khóa huấn luyện quân sự cho 43 cán bộ người thiểu số miền Bắc tại Nậm Quang, Tĩnh Tây (Quãng Tây).

-Tháng 2 : ngày 8/2 Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) cùng với Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cấp, Lê Quãng Ba..từ Nậm Quang (Tĩnh Tây-Quãng Tây) về hang Pắc Pó (Cao Bằng) sát biên giới Hoa Việt. Ngày 14/2 CS Đông Dương thành lập bộ đội du kích tại rừng Bắc Sơn (Lạng Sơn).Tòa án của thực dân Pháp tại Hà Nội kết án tử hình Đội Cung và nhiều chiến sĩ QG có liên quan đến vụ khởi nghĩa Đô Lương (Nghệ An) năm 1929.

-Tháng 3 : Thực dân Pháp tại Sài Gòn kết án tử hình các đảng viên CSĐD gồm Phan Đăng Lựu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Tần, Hà Huy Tập.

-Tháng 5 : Ngày 1/5 Pháp thành lập tại Phan Thiết Trường Cao Đẳng Cán Bộ Thanh Niên (tháng 9 lại đổi thành Trường Cao Đẳng Thể Dục).Tại Đài Loan, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để công bố chương trình và chính cương VN Phục Quốc Đồng Minh Hội còn CS thì công khai ra mắt mặt trận Việt Minh tức VN Độc Lập Đông Minh Hội.

-Tháng 7 : Quân phiệt Nhật từ Nam Trung Hoa quyết định tiến vào Đông Dương. Ngày 27/7 Hộ pháp Phạm Công Tắc bị mật thám Pháp bắt tại Tây Ninh đem giam tại ngục Sơn La. Quân đoàn 25 Nhật của tướng Lida Sojiro tới Sài Gòn.

-Tháng 8 : Ngày 20/8 khánh thành cầu Chữ Y (khởi công xây năm 1938) tại Sài Gòn.

-Tháng 10 : Số quân Nhật ở Bắc Kỳ tăng lên 26.000 người.

-Tháng 12 : Pháp tổ chức cuộc đua xe đạp xuyên Đông Dương tại Hà Nội.

-Quý Tỵ (1953) :

- Liên Xô và Trung Cộng giúp CSVN thành lập 6 tiểu đoàn cao xạ phòng không tại Việt Bắc. Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm tại Sài Gòn cải tổ chính phủ vỉ Phan Văn Giáo (thông Tin) và Nghiêm Văn Trí (Quốc phòng) từ chức. Đồn Phú Mỹ thuộc Hưng Yên bị Việt Minh chiếm. Lực lượng Hòa Hảo của Lê Quang Vinh (Ba Cụt) bỏ ra bưng. Pháp mở cuộc hành quân Hirondrlle tại Ải Nam Quan (Bắc Việt).Hành quân Claude tại Tiên Lãng (Hải Phòng).Quân đội Quốc Gia VN mỡ cuộc hành quân Lê Lợi để bình định vùng Bùi Chu (Ninh Bình).

-Phó Đề đốc Auboyneau đề nghị thành lập binh chũng Thủy Quân Lục Chiến của Quân đội QGVN.Lực lượng Hải Quân VN hoạt động tại Vĩnh Long. Tranh cải về Quốc kỳ treo trên các chiến hạm giữa Việt-Pháp. Tháng 10, các đơn vị Hải Quân tại Cần Thơ treo quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ trên các chiến hạm gồm một soái đĩnh, hai quân vận đĩnh và hai trung vận đĩnh. Tháng 4, Pháp chuyển giao cho Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang một giang pháo hạm

-Bầu cử các hội đồng tỉnh, thị xã và xã toàn quốc.

-Hội nghị 4 trung ương đảng lao động VN (VC) nghị quyết cải cách ruộng đất rập khuông theo Trung Cộng. Từ tháng 4-7 có 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất tại các vùng thuộc Việt Minh chiếm đóng ở Việt Bắc. Chính phủ QG thành lập Bảo Chính Đoàn tại Bắc Việt. Trần văn Soái của Hòa Hảo được phong trung tướng. Nhân ngày Tết Nguyên Đán (14/2) Quốc Trưởng Bảo Đại đọc diễn văn chúc mừng đồng bào cả nước và tuyên bố Trung Cộng là kẻ thù của dân tộc VN. Letourneau chủ tọa một phiên họp tại Đà Lạt để bàn về việc thành lập thêm 54 tiểu đoàn khinh chiến và 14 đại đội trọng pháo cho quân đội QGVN.

-Tại Việt Bắc, Võ Nguyên Giáp quyết định mỡ cuộc thanh trừng trong bộ đội để loại bỏ những cấp chỉ huy ngoài đảng.

-Tháng 5, Ngô Đình Diệm rời New York sang Paris. Tháng 6, Lê Duẩn từ Bắc Hàn về Thái Nguyên sẽ vào Nam hoạt động với 5 cố vấn Trung Cộng. Tháng 7, 30.000 quân Tưởng Giới Thạch tạm trú tại Phú Quốc được hồi hương về Đài Loan. Tháng 7, Hoa Kỳ viện trợ cho Đông Dương 400 triệu Mỹ kim tài khóa 195-1954.Tháng 9, phái đoàn bóng bàn VN qua Đông Kinh tham dự giải bóng bàn vô đich Á Châu lần thứ hai (Mai Văn Hòa, Trần cảnh Đức..đại diện).

-Tháng 11, Bảo Đại tiếp kiến Nixon tại Đà Lạt. Tháng 12, Hồ Chí Minh nhận lời thương thuyết với Pháp. Quân Pháp tại Điện Biên Phủ hoàn thoàn bị Việt Minh vây khổn. Quân đội VN có 198.020 người (151.020 chính quy, 47.000 phụ lực).

 

-Ất Tỵ (1965) : Sau ngày binh biến 1/11/1963 tình hình VNCH càng lúc càng thêm hổn loạn vì sự tranh giành quyền lực của mọi phe phái, các chính quyền dân sự lần lượt thi nhau đổ trong năm 1964 kể cả tam đầu chế (Minh Dương, Khiêm, Khánh) trong cái gọi Hội đồng Quân Dân Cách Mạng QG. Do trên Tổng thống Hoa Kỳ Johnson quyết định chuyển giao quyền lãnh đạo miền Nam VN từ dân sự sang quân sự.

-Ngày 7/1 Hội đồng Quân lực trả tự do cho các nhân vật trong Thương hội đồng QG đã bị bắt, để soạn thảo hiến pháp và chuẩn bị bầu cử quốc hội. Nhưng mọi chuyện đều bị các lãnh tụ Phật giáo lúc đó bác bỏ vì quyết tâm loại bỏ thủ tướng Trần văn Hương. Những cuộc tiếp xúc thương thuyết giữa hai bên chính phủ và Phật giáo do Khánh, Kỳ đãm trách đều thất bại. Ngày 16/1 học sinh Đà Lạt biểu tình nhưng bị dẹp

-20/1 Tổng thống Johnson tuyên thệ nhậm chức tại Hoa thịnh Đốn cũng là thời gian các nhà sư Trí Quang, Tâm Châu, Pháp Tri, Thiện Hoa, Hộ Giác tuyệt thực và kêu gọi phật tử cả nước xuống đường chống chính quyền. Xô xát đẫm máu tại viện Hóa đạo Sài Gòn, có 6 cảnh sát và 10 người biểu tình bị thương, 30 người khác bị câu lưu. Hổn loạn lan rộng tới miền Trung khiến dân chúng càng thêm khốn khổ vì VC lợi dụng tình thế, tấn công Quân đội VNCH khắp nơi, gây thêm nhiều thương vong cho lính trận và đồng bào tại nông thôn.

-Trước tình trạng đất nước lâm nguy nên Hội đồng Quân lực quyết định trở lại nắm quyền và giao cho Đại tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng trên, thủ tướng Trần văn Hương cũng từ chức và giải tán nội các chính phủ.

-Những ngày Tết Ất Tỵ, An ninh QG Mỹ Bundy qua Sài Gòn họp với Đại sứ Taylor và Tướng Westmoreland họp bàn quyết định sự ra đi của Nguyễn Khánh. Trong lúc các tướng trẻ Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Chung Tấn Cang, Trần Thiện Khiêm (đang làm đại sứ tại Hoa Kỳ) lăm le lật đổ Khánh khi có cơ hội. Nhưng Khánh vẫn tiếp tục việc phế lập như khi còn thực quyền, 16/2 đưa Phan Khắc Sửu lên chức quốc trưởng, phong Phan Huy Quát thủ tướng lập nội các mới.

-Ngày 19/2 Lâm văn Phát và Phạm Ngọc Thảo đảo chính Khánh, chiếm đài phát thanh SG, BTL Hải Quân tại bến Bạch Đằng, trại Lê Văn Duyệt, đồng thời bố trí thiết giáp trong phi trường Tân Sơn Nhất..tuyên bố loại bỏ Khánh và mời Khiêm từ Mỹ về cầm quyền. Khánh chạy lên Đà Lạt lánh nạn còn Kỳ tới Biên Hòa ra lệnh Không Quân oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất nhưng bị Mỹ ngăn cản, cuối cùng Kỳ ra tối hậu thư cho Phát và Thảo trong vòng 4 giờ phải đầu hàng. Ngày 20/2 Nguyễn Chánh Thi, Cao Văn Viên đem Nhảy dù và Thiết giáp về giải vây Sai Gòn, Phát và Thảo đào tẩu.

-Ngày 23/2 trước uy hiếp của Thi và Kỳ cũng như sự ngoảnh mặt của Mỹ, Nguyễn Khánh đồng ý ra đi với ‘ một nấm đất quê hương ‘, chấm dứt ảo tưởng muốn ‘ trung lập hóa Miền Nam VN ‘ của thượng tọa Trí Quang và nhóm thiên tả tại VNCH.

-Tháng 2 Mỹ mở chiến dịch Flaming Dart oanh tạc Bắc Việt với mục đích ăn miếng trả miếng.

-Tháng 3, hai tiểu đoàn TQLC Mỹ đầu tiên đổ bộ tại bãi biển Nam Ô (Đà Nẳng), cũng từ đó quân Mỹ và Đồng Minh liên tục vào Nam VN giúp VNCH chống lại các đơn vị chủ lực quân Bắc Việt được Võ Nguyên Giáp đưa vào Nam, gây nên những trận đanh long trời lỡ đất khắp bốn vùng chiến thuật.

-Tháng 2 : Ngày 11, ba ngày sau Hoa Kỳ va VNCH phát động kế hoạch trả đủa Bắc Việt, Giáo Hoàng Paul VI tại La Mã kêu gọi chấm dứt chiến tranh tại VN. Hưởng ứng đề nghị trên, tổng thư ký thiên tả LHQ lúc đó là UThant (Miến Điện) và tổng thống hái nho trái mùa Pháp là De Gaulle kể cả khối phi liên kết (đứng đầu là Ấn Độ) cũng tham dự, đỏi hòa bình trung lập ngay tức khắc tại miền Nam VN, trong khi CS Bắc Việt không ngớt chuyển người và vũ khí vào tấn công VNCH kháp nơi.

-Tháng 2 : Tại Sài Gòn xuất hiện hai nhóm : phong trào tranh đấu bảo vệ hòa bình, hạnh phúc của Quảng Liên và phong trào dân tộc tự quyết. Nhưng cả hai nhóm trên đã bị Thủ tướng Quát phản đối kịch liệt, ra lệnh sa thải, tống giam những công chức có liên quan tới, kể cả y sĩ thú y Phạm Văn Huyến. Riêng Quảng Liên được thu xếp sang Nhật tu đạo, sau khi từ chức tổng vụ trưởng văn hóa viện Hóa Đạo.

-Ngày 19/3 : Phạm Văn Huyến, Cao Minh Chiếm và Tôn Thất Đượng trong PTTDBVHBHP của Quảng Liên bị chính phủ VNCH trục xuất ra Bắc qua cầu Hiền Lương (Quảng Trị)

-Tháng 4 : Tại Mỹ, Tổng thống Johmson trình bày lập trường muốn hòa đàm với CS Bắc Việt qua việc ngưng tấn công xâm lăng VNCH nhưng bị Liên Xô, Trung Cộng và Hà Nội phản đối kịch liệt. Theo đó thì Mỹ phải rút hết về nước, ngưng oanh tạc Bắc Việt còn chính quyền VNCH thì giải tán và tổ chức lại theo mô hình của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ban hành.

-Ngày 5/5 Hội đồng Quân lực tự giải tán. 21./5 Phạm Ngọc Thảo và Bùi Dinh lại âm mưu đảo chính nhưng không thành, Thảo lại trốn thoát khỏi Sài Gòn. Ngày 25/5 Thủ tướng Quát lại cải tổ nội các

-Ngày 11/6 : Quốc trưởng Phan Khắc Sữu và Thủ tướng Quát đều đệ đơn từ chức. Ngày 14/6 thành lập Đại hội đồng Quân lực gồm 10 ủy viên : Nguyễn văn Thiệu được bầu làm Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo QG (Quốc trưởng) còn Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy Ban Hành pháp (Thủ tướng).

-Ngày 19/6 Đại Hội Đồng Quân Lực (ĐHĐQL) và UBHPTƯ ra mắt tại Hội trường Diên Hồng (Sài Gòn) đồng thời ban hành bản Ước Pháp mới, nhằm mục đích vận động mọi phương tiện chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt tại Miền Nam VN.Ngày 24/6 tuyên bố tình trạng chiến tranh, đoạn giao với Pháp, bỏ tòa đại sứ thành tổng lãnh sự và đóng cửa 36 nhật báo tại Sài Gòn chờ cứu xét qui chế mới. Để chứng tỏ sức mạnh và kỷ luật của quân đội, ngay khi lên làm Thủ tướng, Kỳ ra lệnh xử bắn một tên đặc cộng VC tại chợ Bến Thành.

-Cùng lúc Kỳ thay thế một số chức vụ quan trọng : Đại tá Nguyễn Ngọc Loan (cục trưởng ANQĐ), Đại tá Phạm Văn Liễu (Tổng giám đốc CSQG), Đại tá Văn Văn Của (Đô trưởng Sài Gòn), Thiếu tướng Lê Nguyên Khang (Tổng trấn Sài Gòn-Gia Định), Bùi Diễm làm Ủy viên phụ tá Phủ Thủ Tướng..

-Ngày 16/7 Phạm Ngọc Thảo bị giết tại Biên Hòa sau khi Kỳ treo giải thưởng lên tới 3 triệu đồng VN.

-Ngày 3/8 Nội các chiến tranh ‘ hữu sản hóa xe lam ba bánh và taxi “ bằng cách bán trả góp cho công nhân nghèo. Quân nhân được mua xe gắn máy trả góp với giá rẽ, trại gia binh được thành lập khắp các vùng chiến thuật và đô thành.

-Cabot Lodge thay Taylor làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại VNCH, Mc Manara thăm Miền Nam.cho biết Thủ tướng Kỳ chỉ kiểm soát được Sài Gòn và vùng 3 chiến thuật mà thôi. Để tăng cường thêm sức mạnh, chính phủ cho tái lập lại các đơn vị ĐPQ NQ Giáo phái Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo.

-Ngày 20/8 Việt Nam Quốc Tự tổ chức kỷ niệm pháp nạn 20/8/1963 rất linh đình vì được chính quyền yểm trợ nên không có biến cố nào xãy ra.Ngoài ra Chính phủ còn cho vay tiền xây chùa Quốc Tự, đóng góp ngân quỹ xây chùa Vĩnh Nghiêm và trợ cấp Viện Hóa Đạo nuôi nấng cô nhi.Tóm lại sự gây cấn giữa chính phủ và PGVNTN không phải do phía Thiệu-Kỳ gây ra mà chính vì sự rạn nứt trong nội bộ Phật giáo giữa Tâm Châu và Trí Quang vì lập trường chính trị khác biệt của hai lãnh tụ này.

 

-ĐINH TỴ (1977) :

-CSVN ban hành Luật Hình Sự, trong đó có điều 85(mục 2) và 88 về tội “ cưỡng ép, xúi gịuc người bỏ trốn ra nước ngoài “ nhưng Đảng thì làm ngược lại qua việc tổ chức Vượt Biển Ban Công Khai,để lấy tiền, đô la và vàng, từ tháng 7/1977 cho tới khi chấm dứt phong trào trên.Dịch vụ trên được giao cho bộ công an và hải quan thi hành, qua danh nghĩa là lấy tiền vàng để giúp thương binh, liệt sĩ VC..(?)

-Chỉ riêng năm 1977 mở đầu cho cuộc thử nghiệm xuất cảng người, Năm này theo thống kê LHQ, đã có 21.276 người đến được bờ tự do và CSVN (nhóm Duẩn, Thọ) đã thu được từ 45-50 triệu Mỹ Kim theo mỗi đầu người 10 lạng vàng (đã trừ 1/3 đi chui nhưng chưa kể số chết ngoài biển vì bão tố và hải tặc).

-Đầu năm, CSVN đặt vấn đề quốc tịch đối với những người ngoại quốc sinh sống tại VN, đặc biệt nhắm vào những người thiểu số tại biên giới Hoa Việt và Hoa kiều sinh sống khắp nước.

-Ngày 15/2 Thứ trưởng Ngoại giao VC là Hoàng Văn Lợi sang Nam Vang thuyết phục Ponpot tham dự hội nghị Đông Dương, nếu Khmer Đỏ đồng ý sẽ cho hồi hương một số nguời Miên tị nạn tại Mộc Hóa nhưng đã bị từ chối. Tại Bắc Kinh, phái đoàn CSVN sang xin Đặng Tiểu Bình viện trợ cũng thất bại. Từ đó Hà Nội bỏ Tàu theo Liên Xô. Trong lúc đó Trung Cộng công khai ký kết liên minh quân sự với Miên qua Ieng Sary khi qua thăm Bắc Kinh.

-Tháng 3,Polpot chấm dứt quan hệ ngoại giao với CSVN và ra lệnh “ cáp duồng “ tất cả những người Việt còn kẹt lại trên đất chùa Tháp, theo chỉ thị số 870 của trung ương đảng Khmer Đỏ. Ngày 14/3 Trung Cộng đem vấn đề quần đảo Trường Sa của VN lên báo.

-Ngày 16/3, Tổng thống Jimmy Carter (Hoa Kỳ) cử Đặc sứ Leonard Woodcock làm trưởng phái đoàn sang Ha Nội và Vạn Tượng để giải quyết vấn đề quân nhân Mỹ mất tích (MIA) tại Đông Dương. Nhưng Phan Hiền đại diện cho Lê Duẩn chỉ đòi Mỹ bồi thường chiến tranh theo hiệp định Paris 1973 trước rồi mới giải quyết MIA sau. Cuối cùng Phạm Văn Đồng cũng thuận trả cho Mỹ 12 xáx lính mất tích.

-Ngày 30/4, quân Khmer Đỏ tấn công nhiều làng mạc sát biên giới các tỉnh An Giang, Tịnh Biên giết chết hàng trăm người Việt một cách man rợ, đốt nhà, hãm hiếp phụ nữ và cướp hết trâu bò heo ngựa đem về Miên. Lúc đó VC đang tổ chức ăn mừng “ đại thắng mùa xuân “ nên bỏ mặc đồng bào bị chết thãm

-Tháng 5, Khmer đỏ mở trận tấn công lớn đầu tiên vào lãnh thổ VN. Lần này VC trả đũa bằng oanh tạc cơ A-37 của KQ/VNCH bỏ lại. -Tháng 4, Phạm Văn Đồng sang thăm các nước Tây Âu khiến Liên Xô tức giận ngưng viện trợ làm Hà Nội càng thêm thiếu thốn xăng dầu và các thực phẩm cứu trợ

-Tháng 5 Carter muốn bình thường hóa bang giao với CSVN, đồng thời tặng trước 5 triệu Mỹ kim nhân đạo nhưng sau hai ngày họp tại Ba Lê với đòi hỏi của Bắc Việt là Mỹ phải bồi thường 1,5 tỉ đô la tái thiết, đã làm tan vỡ cuộc bang giao giữa hai nước.

-Tháng 5, CS Hà Nội gia nhập Tổ chức Ngân hàng Thế giới Hợp tác Kinh tế (IBEC) và Ngân hàng Đầu tư Thế giới Quốc tế nằm trong COMECON do Liên Xô cầm đầu.

-Tháng 5, CS bắt đầu thi hành kế hoạch Hợp tác xã Nông nghiệp tại Miền Nam và chiến dịch Ngăn sông Cách chợ tại các thành phố, quận huyện, làm tê liệt cả nước.

-Ngày 17/7, hai đảng CSVN và Lào ký hiệp ước liên minh quân sự và hợp tác chống lại Bắc Kinh và Nam Vang.Cùng ngày Polpot họp đảng với quyết tâm tiêu diệt CSVN và chiếm lại đồng bằng sông Cửu Long cùng thành phố Sài Gòn.

-Tháng 7, phái đoàn quân sự Nga sang dòm ngó các hải cảng của VNCH như Đà Nẳng, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu.

-6/10 tướng Kriangsak Chamanand đảo chính lên làm thủ tướng Thái Lan. Đương sự ra lệnh cho hải quân Thái không được cứu vớt thuyền nhân tị nạn VN tại biển Đông, cho dù đang bị đắm thuyền tàu chết người. Lúc đó trên đất Thái đã có trại TNCS Songkla nằm gần biên giới Mã Lai Á do Cao Ủy LHQ bảo trợ.

-Tháng 10, VC chở nhiều chiến xa của QLVNCH bỏ lai sang khách hàng của Nga là Ethiopie (Bắc Phi). Ngược lại Nga chở sang Hà Nội tàu ngầm, tàu chiến và 4 phi đội chiến đấu Mig-21, có điều tất cả các quân cụ trên đều cũ. Cuối tháng 10, VC mở cuộc tấn công bằng thiết giáp sâu trong nội địa tỉnh Svay Rieng, giải thoát nhiều cấp chỉ huy Khmer Đỏ trong đó có Hun Sen, Heng Samrin, Bon Thang..

-Tháng 11, Trung Cộng cắt giãm đường hàng không Hà Nội-Bắc Kinh, Duẩn và Hoa Quốc Phong công khai đấu khẩu khi hai người đối mặt.

-Ngày 19/12, trong lúc hai phái đoàn Mỹ và CSVN đang họp tại Paris, thi FBI phát hiện một vụ án gián điệp giữa David Trương (con Trương Đình Du) và Ronald Humphrey nhân viên Bộ Thông Tin Mỹ, ăn cắp các tài liệu của Bộ Ngoại Giao Mỹ đang thương thuyết với VC. David Trương bị trục xuất về VN và Hoa Kỳ khóa sổ chương trình bang giao với Hà Nội. Từ đó Carter hướng về Trung Cộng.

-Năm 1977, VC thất bại hoàn toàn về ngoại giao, kinh tế và chính trị. Miền Bắc mất mùa nhưng không được LHQ cũng như bất cứ một quốc gia nào trợ giúp. Đảng thì theo chủ trương của nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tiến nhanh lên XHCN, bế quan tỏa cảng với các quốc gia Tây phương. Ban hành chế độ Hợp tác xã nông nghiệp khắp nước khiến nông dân Miên Nam bỏ ruông không hợp tác, gây cảnh đồng ruộng hoang phế, người người thiếu cơm ăn phải độn khoai sắn và bo bo.

-Cuối năm 1977, Polpot công khai gọi CSVN là quân xâm lược.

 

KỸ TỴ (1989) :

-Trong bản báo cáo đọc trước hội nghị trung ương đảng lần thứ 7 (vào tháng 8), tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tìm cách nắm lại quyền sinh sát của đảng, sau thời gian bắt buộc phải theo Gorbachev đổi mới, nhưng bị Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch phản đối. Vì hầu hết ủy viên trong bộ chính trị, kể cả Võ văn Kiệt và các đảng viên cao cấp không muốn mất quyền lực đang có, nên “ nhất trí trung thành với chủ nghĩa Lê-Mác và theo Tàu “.

-Kể từ năm 1989 về sau, CSVN quyết tâm theo Trung Cộng làm chỗ dựa thay thế Nga, trong nước chỉ đổi mới kinh tế nhưng chính trị thì rập khuông Tàu đỏ, đàn áp, khủng bố, cướp giựt đất đai tài sản và tước bỏ mọi quyền tự do căn bản của đồng bào.

-CSVN rút quân ra khỏi Kampuchia, gây cảnh thất nghiệp trầm trọng vì số lớn bộ đội đi nghĩa vụ bị giải ngũ, gây nên cảnh trộm cướp nhất là trên các chuyến tàu hỏa và tại các thành phố lớn.

-Tổng thống G.Bush chưa có ý đinh bang giao với Hà Nội, đồng thời chống lại chính phủ các nước Đông Nam Á có ý định hồi hương các thuyền nhân TNCH tại các trại tạm cư.

-Nhật Bản trợ giúp cho các nạn nhân VN bị bão lụt tại Miền Bắc và Trung (ngày 13/10) : 22 triệu Yen dùng mua thực phẩm, quần áo, thuốc men và 150.000 Mỹ Kim tiền cứu trợ.

-Ân xá Quốc tế và Cao Ủy Tị Nan cực lực phản đối nhà cầm quyền Hồng Kông đã dùng vũ lực để cưởng bức thuyền nhân hồi hương.

-Tính đến cuối năm 1989, dân số VN là 64,4 triệu, mỗi năm tăng 2,13%.

-Tháng 11, bức tường thành ô nhục Bá Linh bị phá vỡ, có hơn 150 người Việt từ Đông Đức chạy sang Tây Đức. Họ là những người lao động được Hà Nội xuất cảng sang Đông Đức làm việc để đổi lấy ngoại tệ, nên cuộc sống rất cực khổ vì phải sống tập trung trong các căn nhà tập thể chật hẹp, dưới sự giám sát của cán bộ, công an VN chìm nỗi.

-Theo tin Pháp Tấn Xã, ngày 5/6, cảnh sát Thái đã bắt 4 ngư phủ Thái cư ngụ tại một tỉnh nhỏ ở miền Nam, đã can tội giết, hãm hiếp, cướp của hơn 100 thuyền nhân VN tại vịnh Thái Lan.

-Tính đến ngày 30/9, số thuyền nhân VN/TNCS sống sót được định cư theo báo cáo của Cao Ủy Ti Nan và Hồng Thập Tự như sau : Hoa Kỳ 918.500 người, Canada 125.615 ng, Úc Đại Lợi 122.076 ng, Pháp Quốc 105.002 ng, Tây Đức 24.017 ng, Anh Quốc 18.164 ng, Thụy Sĩ 9/641 ng, Tân Tây Lan 8,870 ng, Hòa Lan 6539 ng, Na Uy 6.049 ng, Bỉ 4512 ng, Đan Mạch 4059 ng, Thụy Điển 3594 ng, Nhật 3178 ng, Ý Đại Lợi 3101 ng và nhiều quốc gia khắp châu lục.

 

TÂN TỴ (2001) :

-Từ đầu năm 2001, thế lực của Lê khả Phiêu bắt đầu lung lay vì bị phe đổi mới gốc miền Nam chống đối. Để loại Phiêu trong đại hội trung ương đảng lần IX (2001-2006), hội nghị đưa điều kiện tuổi tác trên 65 tuổi thì không được ứng cử , trong lúc Phiêu gần 70 tuổi.

-Ngày 10/2, dân chúng tỉnh Dac Lac biểu tình đòi lại đất đai đã bị cán bộ địa phương chiếm đoạt.

-Tháng 4, đại hội đảng Phiêu bị mất chức tổng bí thư. Trong đại hội toàn quân, Đổ Mười và Lê Đức Anh cũng công khai kết tội Phiêu.Kết quả : Nông Đức Mạnh (tổng bí thư), Trần Đức Lương (chủ tịch nước), Phan Văn Khải (thủ tướng), Nguyễn Minh Triết (thành ủy Sài Gòn), Nguyễn Phú Trọng (thành ủy Hà Nội), Phan Diễn (thành ủy Đà Nẳng), Nguyễn Tấn Dũng (phó thủ tướng), Trương Tấn Sang (truởng ban kinh tế)

-CS Thừa Thiên ra quyết định quản chế 2 năm, Linh mục Nguyễn Văn Lý tại giáo xứ An Truyền nhưng tới tháng 5 thì hơn 600 công an đến nhà thờ vây bắt linh mục Lý với lý do bất tuân lệnh quản chế. Xuất cảng lao động người Bắc sang làm việc tại Hoa Kỳ. Ba nước Mỹ, Ấn và Nga đều muốn thuê Cam Ranh khi nghe Hà Nội mớm lời

-Ngày 28/2 Putin tới thăm Hà Nội nhưng không được dân chúng VN ưa thích như Tổng thống Mỹ Bill Clinton viếng VN năm 2000.

-Tòa Thánh La Mã thăng chức Hồng Y cho Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Ủy Ban Công lý Tòa Thánh.

-Trung Cộng và Việt Cộng ký văn kiện về “ phân giới và Cấm mốc “ trên đất liền tai biên giới Việt-Trung ký tại Hà Nội vào tháng 2, theo hiệp ước biên giới đã ký năm 1999 khi Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư.

-Vì Hòa thượng Huyền Quang bị VC quản thúc tại chùa Hội Phước (Quảng Ngãi) già yếu và bệnh hoạn. Do đó Hòa thượng Quảng Độ kêu gọi chính quyền CS cho phép ông về Sài Gòn trị bệnh nhưng VC nhất định không chấp thuận

-Trong các vụ biểu tình của đồng bào Thượng tại Cao Nguyên Trung phần, có 49 người bị bắt, 300 người còn trốn trong rừng. Để trấn áp đồng bào, Hà Nội đưa 13 trung đoàn và 20.000 gia đình lên trấn đóng.

-Sau 4 năm làm đại sứ Hoa Kỳ tại VN, ông Douglas Paterson nộp đơn từ chức cuối tháng 5 để trở về sinh sống tại quê nhà tại Florida.

 

Hởi ôi đọc lịch sử mà thấy buồn cho vận nước, rồi càng thêm thương cho ông cha ta ngày trước vì nước vì nhà mà phải tan xương đổ máu để gìn giữ cho bằng được từng tất đất núi sông. Thời nhà Hậu Lý chỉ mất có hai hang động sát biên giới Tàu, có diện tích nhỏ hẹp và không quan trọng nhưng vua Lý Nhân Tông vẫn kiên nhẫn trong 6 năm liên tiếp từ 1082-1088 qua 7 lần cử sứ thần sang Tống đòi lại cho được.

Đến khi nào nước ta mới có được những vị minh quân, dũng tướng như thuở trước biết thương nước, giữ nưóc thì chừng đó chúng ta mới hy vọng VN không còn liềm búa, mới đánh đuổi được giặc Tàu ra khỏi bờ cỏi và thu hồi lại những mãnh giang sơn đã bị CSVN bán nhượng cho Trung Cộng suốt thời gian chúng nắm quyền.

 

Chắc ngày đó không còn xa và đây không phải là một câu chuyện hoang đường !

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

-Việt sử toàn thư của Phạm Văn Sơn

-Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoan

-Quân sử VNCH của Bộ TTM

-Những trận đánh Pháp của Lãng Nhân

-Người hùng nước Việt của Thanh Tùng

-Nam Quốc Sơn Hà (nhiều tác giả)

-Huynh đệ tương tàn (Phạm Quốc Bảo dịch)

-Sau bức màn đỏ của Hoàng Dung

-Tự phán của Phan Bội Châu

-VN niên biểu nhân vật chí của Chánh Đạo

-Cơn hồng thủy biển Đông của Cao Thế Dung

-Tôn giáo, chính trị Phật giáo của Chánh Đạo

 

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

 

Tháng Giêng 2013

HỒ ĐINH

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm