Truyện Ngắn & Phóng Sự

Âm nhạc thật quan trọng trong cuộc đời chúng ta. Nó đi vào các lãnh vực tôn giáo (thánh ca), chính trị (nhạc đấu tranh), văn hóa (nhạc dân ca, cổ truyền) và nhất là trong địa hạt tình cảm.

Thạch Đầu Đà

Âm nhạc thật quan trọng trong cuộc đời chúng ta. Nó đi vào các lãnh vực tôn giáo (thánh ca), chính trị (nhạc đấu tranh), văn hóa (nhạc dân ca, cổ truyền) và nhất là trong địa hạt tình cảm. Cũng như làm thơ người nhạc sĩ nhìn sự việc xảy ra với sự rung động của âm nhạc, giống giây phút hồn thơ lai láng của người thi sĩ. Chẳng hạn cảnh lá vàng rơi, tượng trưng mùa thu đã được đưa vào âm nhạc với biết bao bản nhạc trữ tình (Mùa Thu Paris chăng?) Thời tuổi trẻ chúng tôi, những thằng con trai Sài Thành phải biết mê thơ Nguyên Sa (Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát …), phải biết ngồi quán với thuốc lá, cà-phê, bia bọt, phải biết thở ra mùi triết lý hiện sinh của Jean Paul Sarge, Albert Camus. Riêng phần nhạc thì phải nghe nhạc ngoại quốc, nhạc chuyển dịch, nhạc Lê Hựu Hà v.v và v.v. Thời đó chúng tôi thường chê những bản nhạc cải lương như Lính Dù Lên Điểm, Hờn Anh Giận Em … qua lời ca của “thần tượng Hùng Cường” hoặc những bản nhạc được trình bày bởi ca sĩ Chế Linh, và còn nhiều và nhiều lắm được chúng tôi xếp vào hạng cải lương, hoặc là “nhạc sến”. Bản nhạc “Nó “ cũng là một trong những bản nhạc cải lương.

Các bạn Nhảy Dù mến yêu, một người bạn Nhảy Dù của tôi đã làm tôi thay đổi quan niệm
Tôi và Trực biết nhau và trở thành bạn vì cùng chung một khóa dù, khóa 236. Hai thằng khác nhau như hai thái cực. Nó to ngang với đôi vai rộng, thân hình thật chắc nịch với nước da ngâm đen của những nông phu. Phải, nó là dân làm ruộng, xuất thân từ một gia đình thật nghèo. Qua được lớp Nhất thì phải nghỉ học giúp ba mạ làm ruộng để nuôi đàn em. Hắn đăng lính Nhảy Dù không phải vì bị mấy ông cảnh sát, dân vệ trong làng ăn hiếp, cũng chẵng phải thất tình mấy cô gái cùng làng.
- “Mi biết không, tau đi lính Nhảy Dù tại tau mê cái mũ đỏ, bộ đồ rằn ri. Bận vô coi oai vô hậu”
- “Chứ không phải mày mê Hùng Cường hả thằng cụ trâu” Tôi gọi nó là thằng “cụ trâu” theo danh từ tôi học được của mấy ông cậu người Huế.
- “Không phải mô. Cái bửa ngày Quân Lực hay Quốc Khánh chi đó ba tao dẫn tao về Huế chơi. Tao được coi mấy ôn Nhảy Dù biểu diển ở sông Hương. Tau mê luôn lúc nớ.” Hắn trọ trẹ.
Tôi, với cái ma lanh của thằng con trai “dân Sài Gòn”, dáng dấp “mảnh mai”, rớt cánh gà ra binh nhì. Đăng vào Nhảy Dù vì đi bộ binh “đơ dem cùi bắp” thì quê quá. Khi nhập khóa dù Trực, dù trông to ngang cũng thấp hơn tôi một chút nên mang danh số 12, tôi danh số 11 (danh số xếp theo chiều cao) nên chúng tôi lại càng gần nhau hơn. Khi thi chạy vòng quanh phi trường Tân Sơn Nhứt, mặc dầu ba lô độn toàn cát tông mà tôi mệt vẫn muốn đứt hơi, nhiều lúc muốn ngồi xuống, hoặc nằm lăn ra rồi tới đâu thì tới, có rớt ra bộ binh thì ra. Trực luôn kè tôi nói khích:
- “Đụ mạ mấy thằng Sài Gòn, yếu như sên mà cũng đòi đi lính Nhảy Dù.”
Vậy đó rồi nó và tôi cũng về được tới mức. Có những săn sóc thật nhỏ nhưng làm tôi thấy thương nó nhiều hơn. Như ca nước đánh răng có sẳn khi tôi dậy trể, điếu thuốc để dành cho tôi khi mò mẩm đi xin thuốc lá. Bù lại tôi tập nó uống bia trong câu lạc bộ mỗi lúc có tiền của bà già cho khi thăm nuôi, hoặc nhậu rượu đế mua của mấy hạ sĩ quan cán bộ trong Khối Bổ Sung. Cái mục này nó học thật nhanh và muốn vượt qua tôi. Riêng thuốc lá thì nhứt định nó không hút chỉ cằn nhằn:
“Ngon lành bổ béo chi mô mà răng tụi mi đứa mô cũng ham, cũng thèm.”
Hình như có sự bù trù trong tình bạn giữa Trực và tôi. Nó lầm lì ít nói, trong khi cái miệng tôi lia chia; nó cái gì cũng lo trước, trong khi tôi cái gì cũng để tới đâu hay tới đó. Tuy nhiên tôi biết một điều, tôi có cảm giác an toàn khi có Trực bên cạnh tôi. Không biết nó thích tôi về cái gì. Ba xạo, ma lanh của thằng Sài Gòn? Đến giửa tuần thứ hai của khóa dù thì tôi đầu têu rủ nó và hai tên nửa, Hùng Lai và Minh Mụn, cùng khóa dù trổ nóc tôn, leo rào qua ngã Tiểu Đoàn 8 chuồn đi chơi. Tuần đầu bốn thằng về nhà tôi ở xứ đạo sát trường đua Phú Thọ. Ba tôi đi công tác thanh tra ngoài Qui Nhơn nên tôi nói trăng nói cuội gì má tôi cũng nghe:
“Tụi con đợi cán bộ hướng dẩn khóa dù, nên họ cho nghĩ phép.”
Thôi thì bốn ông trời con Nhảy Dù coi trời bằng vung tha hồ vui chơi, phá phách. Nào là vũ trường, quán bar, café nhạc, em út. Đồng hồ, giây chuyền của chúng tôi đi tuốt. Ba đứa tôi, Hùng Lai và Minh Mụn đều là dân Sài Gòn nên những mục này chỉ là những vui chơi đã biết qua thời học sinh. Nhưng đối với Trực thì cả là thế giới mới lạ hấp dẩn (hình như học ăn chơi dể và thích hơn). Gia đình nó từ ông cố, ông nội đi xuống đến nó sống trong một làng bao quanh là tre, trúc. Làm ruộng sinh sống. Nó cũng không khác hơn nếu không đi lính Nhảy Dù có dịp vào Sài Gòn. Tôi còn nhớ lần đầu đi xích lô máy hai tay nó nắm chặc thành xe biểu hiệu sự sợ hãi tuy nó không nói ra sợ tôi cười. Nó nói khi bước xuống xe:
- “Xe xích lô chi mà chạy mau vô hậu. Ngoài nớ không có loại ni.”

Một hôm chúng tôi vào quán café nghe nhạc tán dóc. Trong khi ba đứa: tôi, Hùng Lai với Minh Mụn yêu cầu cô chủ quán nào là Pround Mary, Who’ll Stop The Rain của CCR, hoặc những bản nhạc được ca bởi ca sĩ Sylvie Vartan, hay Adamo. Nhạc Việt thì là Thà Như Giọt Mưa, Ngày Xưa Hoàng Thị . . . nhiều lắm. Chúng tôi thi nhau phô trương kiến thức nghe nhạc với nhau và cũng để lấy le với người đẹp ngồi cashier. Tới phiên
thằng Trực khi được người đẹp hỏi yêu cầu bản gì, nó lúng búng:
“Cô cho tui nghe bản Nó hỉ”
Hình như tôi bắt được nụ cười thoáng nhanh của cô gái:
“Dạ để em coi có bản đó không. Nếu không thì anh thích bản nào ạ.”
“Xuân Này Con Không Về, của ông ca sĩ chi người Quảng Trị đó.”
“Dạ ca sĩ Duy Khánh.” Cô cashier thỏ thẻ đáp rồi quay vào trong lựa nhạc
Thằng Hùng Lai chọc:
“Đang mùa hè nóng chảy mở mà mày đả lo Xuân, với Tết không về hả thằng cụ trâu?”
Hùng Lai chỉ tôi tiếp nhái giọng trọ trẹ của Trực:
“Ôn đừng lo thằng ni hắn sẽ ký phép cho ôn về ngoài nớ thăm mấy O. Hắn là vua dù đi không cần phép.”
Tôi binh Trực:
“Thân phận lai của mày không lo. Người ta lai Tây da trắng mũi cao, to lớn còn mày lai giống gì mà nhỏ con, mũi tẹt. Chắc là lai chó Phóc.”
Cả ba chúng tôi cười lớn có lẫn tiếng cười khúc khích của người đẹp làm chúng tôi hừng chí đấu hót lia chia. Tôi bỗng giựt mình khi lời và nhạc vang ra từ loa âm thanh:
“Tôi nó sinh ra nhằm chinh chiến mới quen nhau. Nó quê ngoài kia từ lâu lắm chưa lần về …”
Thằng Trực ngồi yên lặng cặp mắt xa xăm, hồn như mãi tận đâu. Ba đứa tôi cũng lặng thinh như tôn trọng bạn. Khi bản nhạc chấm dứt thằng Trực mới nói trong giọng sủng buồn:
- “Tau nghe bản ni là tau nhớ cậu tau. Cậu tau hay hát khi còn chưa đi lính Sư Đoàn 1 và lúc chưa chết trận ở Hạ Lào. Cậu tau thương tau lắm, mổi lần về phép hay dẩn tau lên phố ăn kem, đi coi xi-nê.
Đó là lý do thằng nó thích bản nhạc đó. Tôi lúc ấy chẳng thấy bản nhạc hay chút nào nhưng cũng hót theo:
- “Bản nhạc đó có ý nghĩa ghê. Hay lắm cậu mày thích là phải.”
Tuần sau hết tiền chúng tôi kéo về nhà Minh Mụn ở Tam Hà Thủ Đức. Ba mẹ thằng Minh có nhà và trại chăn nuôi ở đó. Theo lời nó kể ba mẹ nó sống ly thân mạnh ai nấy hưởng thụ nếp sống vật chất của nhà giàu. Nó buồn chán đăng lính Nhảy Dù cho thõa máu giang hồ. Rồi thì cũng là bia bọt ở quán nhậu, café nhạc, em út v.v cho đúng 14 ngày vì đã chơi thì chơi cho đáng. Chúng tôi về trình diện lại bị cạo đầu, ăn roi điện, nằm “connex” đợi nhập học khóa dù 239. Bù lại chúng tôi đã có hai tuần vui chơi thỏa thích bên nhau. Làm gì được giấy phép như vậy. Riêng tôi thì đã binh nhì rồi đâu sợ rớt ra binh ba.

Tuy bốn thằng nhưng giửa tôi với thằng Trực tình thân hơn. Tôi dùng miệng lưởi binh vực nó khi bị bạn bè chế nhạo, chọc phá. Nó dùng khuôn mặt lì lợm, thân hình trâu nước hù dọa những tên muốn ăn hiếp tôi. Mấy ngày trốn phép rong chơi thằng Trực và tôi gần nhau hơn và tôi càng thân nó hơn sau một vụ đụng nhau với Nhái ở khu bar Tự Do. Thường thường bar ở đường Nguyễn Văn Thoại là khu vực của Nhảy Dù, vì các trại của Tiểu Đoàn 3, Tiểu Đoàn 1 và căn cứ Hoàng Hoa Thám gần đó. Trong khi mấy bar ở Tự Do của người Nhái vì gần Bộ Tư Lịnh Hải Quân và căn cứ người Nhái. Ít khi nào thấy mấy ông Nhái, hay Hải Quân léng phéng ở khu Nguyễn Văn Thoại và ngược lại cũng không thấy mấy ông thần nước mặn phe ta say sưa quờ quạng ở Tự Do. Hôm đó sau mấy xị đế ở một quán cóc bên đường tôi, lại thằng đầu têu rủ lên bar Tự Do chơi cho biết. Khi vào một cái bar tôi đã thấy có cái gì không ổn qua những khuôn mặt gằm gằm của mấy chàng Nhái ở bàn khác. Uống mổi đứa hai, ba chai 33 rồi mà “ma men” vẫn chưa đem lại hào khí của lính Nhảy Dù uống rượu. Không riêng gì tôi mà Hùng Lai và Minh Mụn cũng vậy, không cười giởn ba hoa chích chòe như mọi khi vào quán. Chỉ có thằng Trực là chẵng biết nó nghĩ ra sao vì khuôn mặt đen đúa lì lì của nó. Rồi bụng tôi đánh lô tô khi môt giọng nói hằn học gây sự từ bên kia vang lên chát chúa như trái pháo khởi đầu cho “Tiền Pháo”:
- “Đụ mẹ mấy thằng Dù. Tao cho tụi mày thành Dù lôi luôn.”
Tôi lo ngại cho “Hậu Xung” vì bốn tên Nhái đều to con không kể hai tên ngồi bàn khác như sẵn sàng tiếp ứng. Với cái lực lượng “Hậu Xung”
này thì tụi tôi chỉ có xụi tới chết. Ngoài mặt vẩn ráng bình tỉnh như ra vẻ không nghe tiếng pháo khiêu khích, tôi hỏi nhỏ Hùng Lai và Minh Mụn:
-“Ê! Có đồ chơi không?”
- “Không!” Cả hai trả lời rồi Hùng Lai tiếp, “Tao tưởng chỉ lai rai ở gần nhà mày nên không có lận theo. Ai biểu mày hứng bất tử làm chi.”
Tôi không hỏi thằng Trực vì nghĩ rằng nó không có máu ân oán giang hồ như tụi tôi. Tiếng trọ trẹ của nó làm tôi giật mình:
- “Tao có trái lựu đạn khói.” Tôi nổi nóng muốn chưởi thề. Mẹ cha nó! Lựu đạn thật không biết ăn thua chưa. Lựu đạn khói thì chỉ mang đầu máu. Tiếng thằng Đực với giọng chắc nịch:
- “Để đó tau tính.” Nó nhìn qua hai bàn đối phương rồi rảo mắt quanh bar xong thì thầm:
- “Khi mô tau la xung phong là ba thằng mi chạy ra cửa liền nghe chưa! Tau ra sau cùng.”
Tôi nhìn thằng Trực với sự hoang mang lẩn kính nể cái lì lợm của nó. Đột nhiên cái đầu đang tê liệt vì sợ chợt lóe ra tia sáng. Thằng này đúng là Khổng Minh. Bên Nhái thấy chúng tôi rù rì liền kéo ghế đứng lên. Thằng Trực miệng hô xung phong tay luồn túi quần trận móc trái lựu đạn khói ra nhanh như chớp lăn về phía đám Nhái trong khi tụi tôi cùng phóng ra cửa. Tiếng lựu đạn lăn trên sàn xi-măng nào ai phân biệt được lựu đạn khói hay M-26. Mấy chàng Nhái tá hỏa mạnh ai nấy chạy núp. Ra khỏi cửa bar tụi tôi chạy tiếp đến rạp Rex hy vọng có phe ta tiếp ứng bỏ lại đằng sau cái bar với khói tím đang bốc lên mù mịt. Khi đến rạp Rex tụi tôi hể hả chọc giởn nhau để vui mừng thoát nạn thì xe Quân Cảnh 204 thắng lại với giọng quát của một người Trung sĩ:
- “Ê! Mấy ông thần. Lên xe hết.” Tụi tôi riu ríu lên xe. Đi ra khỏi khu vực Sài Gòn ông Trung sĩ quay lại hỏi tụi tôi:
- “Thằng nào thẩy lựu đạn khói nói nghe không về Cải Hối Thất là chết mẹ với tao.” Tụi tôi im lặng rồi giọng trọ trẹ vang lên:
- “Dạ em Trung sĩ.” Rồi thôi nó không nói gì nửa với khuôn mặt trở lại lầm lì như chấp nhận mọi hậu quả. Người Trung sĩ cũng im lặng một hồi lâu mới lên tiếng:
- “Bộ tụi bây không biết Châu Nhị (Nhái) đụng với Trung úy Hợi (Nhảy Dù) mới mấy ngày trước ở Tự Do hả? Cả ông Hợi với Châu Nhị đều chết. Tụi bây lạng quạng lên đó tụi nó thịt liền”
-“Dạ tụi em không biết.” Giọng Hùng Lai yểu xìu.
- “Đúng tụi bây là tụi điếc không sợ súng.”
Giọng người Trung sĩ có vẻ dịu lại. Chúng tôi đinh ninh sẽ được chở về nhốt ở Cải Hối Thất của Sư Đoàn Dù; nhưng không đến Ngã Tư Bảy Hiền người Hạ sĩ quan QC thả tụi tôi ra với lời hăm he:
- “Thôi về trình diện đơn vị đi. Tao mà thấy tụi bây lang thang ở Sài Gòn là không tha nửa.”
Ngày mãn khóa dù tôi về pháo binh, Hùng Lai với Minh Mụn về Tiểu Đoàn 8, riêng Trực về trinh sát Dù. Tôi nghỉ nó về trinh sát cũng đúng với sức khỏe thể chất bền bỉ của một nông dân, bản tánh gan lì cộng với khả năng tính toán bén nhạy về đánh nhau mà tôi đã thấy qua trận đụng độ với Nhái vừa rồi.

Mùa hè đỏ lửa 1972 tôi theo đơn vị hành quân vùng 1 hỏa tuyến. Một hôm tôi tình cờ gặp Hùng Lai tại một quán café dã chiến tại căn cứ Hòa Mỹ. Nó cho biết Trực đã tử trận hôm nhảy vào Cổ Thành. Minh Mụn đi khinh binh đạp mìn cóc bị cụt chân đã về sống ba má ở Thủ Đức. Tôi với Hùng Lai ngậm ngùi uống những ly rượu để nhớ tới Trực, nhớ tới Minh Mụn, uống để cạn bôi rồi chia tay.

Các bạn Nhảy Dù thương mến.
Tôi nghỉ rằng trong cuộc đời quân ngũ chúng ta ai cũng có một “Nó”. Một thằng bạn thân thương nhờ chinh chiến khói lửa mới quen biết nhau. Như một Thiếu úy Dũng cùng khóa 19 Võ Bị của Đoàn Phương Hải quê ngoài Đà Nẵng, tử trận tại đồn điền Thuận Lợi, Đồng Xoài ngày 12/6/1965 với câu trách thân mến “Cũng lại là mày.” Góc Biển Chân Trời (191)
Có bao nhiêu “Nó” trong cuộc chiến của hai bên Nam Bắc? Chắc là nhiều vô số kể. Rồi có bao nhiêu “Nó” đang sống tàn tật ở quê nhà.

Hôm nay tôi muốn nói đến một “Nó” mới nửa. Chúng ta qua định cư nước Mỹ đến nay phần đông đã ổn định vật chất và cuộc sống bình yên lặng lẽ đi đến đoạn cuối. Chúng ta trở thành bạn không phải trong cuộc chiến, trong quân trường nửa mà vì là cái quá khứ Nhảy Dù, vì là một thời đã là Nhảy Dù. Mỗi năm chúng ta gặp nhau một lần vào dịp đại hội. Những Vị Sao đã ra đi, những Niên Trưởng, Huynh Trưởng mai bạc vắng bóng cũng nhiều. Mỗi năm một thưa đi dần. Đám Dù trẻ nhất cũng đà 60. Một sự thật hiển nhiên là những người lính Nhảy Dù Việt Nam sẽ không tồn tại không bao lâu vì chúng ta không có hậu duệ như những quân đội nước khác. Nhưng chúng ta sẽ tồn tại trong văn chương, trong những hình ảnh lịch sử nghiên cứu (Bảo Tàng Viện).
Thế thì hảy giử gìn tình bạn “Nó”
Bây giờ tôi không chê “Nó” cải lương nửa mà “Nó” thật sự chuyên chở ý nghĩa tình bạn, tình đồng đội nhờ chinh chiến mới quen nhau, tình bạn của bạn lính sống cũng như chết
Thạch đầu đà

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Âm nhạc thật quan trọng trong cuộc đời chúng ta. Nó đi vào các lãnh vực tôn giáo (thánh ca), chính trị (nhạc đấu tranh), văn hóa (nhạc dân ca, cổ truyền) và nhất là trong địa hạt tình cảm.

Thạch Đầu Đà

Âm nhạc thật quan trọng trong cuộc đời chúng ta. Nó đi vào các lãnh vực tôn giáo (thánh ca), chính trị (nhạc đấu tranh), văn hóa (nhạc dân ca, cổ truyền) và nhất là trong địa hạt tình cảm. Cũng như làm thơ người nhạc sĩ nhìn sự việc xảy ra với sự rung động của âm nhạc, giống giây phút hồn thơ lai láng của người thi sĩ. Chẳng hạn cảnh lá vàng rơi, tượng trưng mùa thu đã được đưa vào âm nhạc với biết bao bản nhạc trữ tình (Mùa Thu Paris chăng?) Thời tuổi trẻ chúng tôi, những thằng con trai Sài Thành phải biết mê thơ Nguyên Sa (Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát …), phải biết ngồi quán với thuốc lá, cà-phê, bia bọt, phải biết thở ra mùi triết lý hiện sinh của Jean Paul Sarge, Albert Camus. Riêng phần nhạc thì phải nghe nhạc ngoại quốc, nhạc chuyển dịch, nhạc Lê Hựu Hà v.v và v.v. Thời đó chúng tôi thường chê những bản nhạc cải lương như Lính Dù Lên Điểm, Hờn Anh Giận Em … qua lời ca của “thần tượng Hùng Cường” hoặc những bản nhạc được trình bày bởi ca sĩ Chế Linh, và còn nhiều và nhiều lắm được chúng tôi xếp vào hạng cải lương, hoặc là “nhạc sến”. Bản nhạc “Nó “ cũng là một trong những bản nhạc cải lương.

Các bạn Nhảy Dù mến yêu, một người bạn Nhảy Dù của tôi đã làm tôi thay đổi quan niệm
Tôi và Trực biết nhau và trở thành bạn vì cùng chung một khóa dù, khóa 236. Hai thằng khác nhau như hai thái cực. Nó to ngang với đôi vai rộng, thân hình thật chắc nịch với nước da ngâm đen của những nông phu. Phải, nó là dân làm ruộng, xuất thân từ một gia đình thật nghèo. Qua được lớp Nhất thì phải nghỉ học giúp ba mạ làm ruộng để nuôi đàn em. Hắn đăng lính Nhảy Dù không phải vì bị mấy ông cảnh sát, dân vệ trong làng ăn hiếp, cũng chẵng phải thất tình mấy cô gái cùng làng.
- “Mi biết không, tau đi lính Nhảy Dù tại tau mê cái mũ đỏ, bộ đồ rằn ri. Bận vô coi oai vô hậu”
- “Chứ không phải mày mê Hùng Cường hả thằng cụ trâu” Tôi gọi nó là thằng “cụ trâu” theo danh từ tôi học được của mấy ông cậu người Huế.
- “Không phải mô. Cái bửa ngày Quân Lực hay Quốc Khánh chi đó ba tao dẫn tao về Huế chơi. Tao được coi mấy ôn Nhảy Dù biểu diển ở sông Hương. Tau mê luôn lúc nớ.” Hắn trọ trẹ.
Tôi, với cái ma lanh của thằng con trai “dân Sài Gòn”, dáng dấp “mảnh mai”, rớt cánh gà ra binh nhì. Đăng vào Nhảy Dù vì đi bộ binh “đơ dem cùi bắp” thì quê quá. Khi nhập khóa dù Trực, dù trông to ngang cũng thấp hơn tôi một chút nên mang danh số 12, tôi danh số 11 (danh số xếp theo chiều cao) nên chúng tôi lại càng gần nhau hơn. Khi thi chạy vòng quanh phi trường Tân Sơn Nhứt, mặc dầu ba lô độn toàn cát tông mà tôi mệt vẫn muốn đứt hơi, nhiều lúc muốn ngồi xuống, hoặc nằm lăn ra rồi tới đâu thì tới, có rớt ra bộ binh thì ra. Trực luôn kè tôi nói khích:
- “Đụ mạ mấy thằng Sài Gòn, yếu như sên mà cũng đòi đi lính Nhảy Dù.”
Vậy đó rồi nó và tôi cũng về được tới mức. Có những săn sóc thật nhỏ nhưng làm tôi thấy thương nó nhiều hơn. Như ca nước đánh răng có sẳn khi tôi dậy trể, điếu thuốc để dành cho tôi khi mò mẩm đi xin thuốc lá. Bù lại tôi tập nó uống bia trong câu lạc bộ mỗi lúc có tiền của bà già cho khi thăm nuôi, hoặc nhậu rượu đế mua của mấy hạ sĩ quan cán bộ trong Khối Bổ Sung. Cái mục này nó học thật nhanh và muốn vượt qua tôi. Riêng thuốc lá thì nhứt định nó không hút chỉ cằn nhằn:
“Ngon lành bổ béo chi mô mà răng tụi mi đứa mô cũng ham, cũng thèm.”
Hình như có sự bù trù trong tình bạn giữa Trực và tôi. Nó lầm lì ít nói, trong khi cái miệng tôi lia chia; nó cái gì cũng lo trước, trong khi tôi cái gì cũng để tới đâu hay tới đó. Tuy nhiên tôi biết một điều, tôi có cảm giác an toàn khi có Trực bên cạnh tôi. Không biết nó thích tôi về cái gì. Ba xạo, ma lanh của thằng Sài Gòn? Đến giửa tuần thứ hai của khóa dù thì tôi đầu têu rủ nó và hai tên nửa, Hùng Lai và Minh Mụn, cùng khóa dù trổ nóc tôn, leo rào qua ngã Tiểu Đoàn 8 chuồn đi chơi. Tuần đầu bốn thằng về nhà tôi ở xứ đạo sát trường đua Phú Thọ. Ba tôi đi công tác thanh tra ngoài Qui Nhơn nên tôi nói trăng nói cuội gì má tôi cũng nghe:
“Tụi con đợi cán bộ hướng dẩn khóa dù, nên họ cho nghĩ phép.”
Thôi thì bốn ông trời con Nhảy Dù coi trời bằng vung tha hồ vui chơi, phá phách. Nào là vũ trường, quán bar, café nhạc, em út. Đồng hồ, giây chuyền của chúng tôi đi tuốt. Ba đứa tôi, Hùng Lai và Minh Mụn đều là dân Sài Gòn nên những mục này chỉ là những vui chơi đã biết qua thời học sinh. Nhưng đối với Trực thì cả là thế giới mới lạ hấp dẩn (hình như học ăn chơi dể và thích hơn). Gia đình nó từ ông cố, ông nội đi xuống đến nó sống trong một làng bao quanh là tre, trúc. Làm ruộng sinh sống. Nó cũng không khác hơn nếu không đi lính Nhảy Dù có dịp vào Sài Gòn. Tôi còn nhớ lần đầu đi xích lô máy hai tay nó nắm chặc thành xe biểu hiệu sự sợ hãi tuy nó không nói ra sợ tôi cười. Nó nói khi bước xuống xe:
- “Xe xích lô chi mà chạy mau vô hậu. Ngoài nớ không có loại ni.”

Một hôm chúng tôi vào quán café nghe nhạc tán dóc. Trong khi ba đứa: tôi, Hùng Lai với Minh Mụn yêu cầu cô chủ quán nào là Pround Mary, Who’ll Stop The Rain của CCR, hoặc những bản nhạc được ca bởi ca sĩ Sylvie Vartan, hay Adamo. Nhạc Việt thì là Thà Như Giọt Mưa, Ngày Xưa Hoàng Thị . . . nhiều lắm. Chúng tôi thi nhau phô trương kiến thức nghe nhạc với nhau và cũng để lấy le với người đẹp ngồi cashier. Tới phiên
thằng Trực khi được người đẹp hỏi yêu cầu bản gì, nó lúng búng:
“Cô cho tui nghe bản Nó hỉ”
Hình như tôi bắt được nụ cười thoáng nhanh của cô gái:
“Dạ để em coi có bản đó không. Nếu không thì anh thích bản nào ạ.”
“Xuân Này Con Không Về, của ông ca sĩ chi người Quảng Trị đó.”
“Dạ ca sĩ Duy Khánh.” Cô cashier thỏ thẻ đáp rồi quay vào trong lựa nhạc
Thằng Hùng Lai chọc:
“Đang mùa hè nóng chảy mở mà mày đả lo Xuân, với Tết không về hả thằng cụ trâu?”
Hùng Lai chỉ tôi tiếp nhái giọng trọ trẹ của Trực:
“Ôn đừng lo thằng ni hắn sẽ ký phép cho ôn về ngoài nớ thăm mấy O. Hắn là vua dù đi không cần phép.”
Tôi binh Trực:
“Thân phận lai của mày không lo. Người ta lai Tây da trắng mũi cao, to lớn còn mày lai giống gì mà nhỏ con, mũi tẹt. Chắc là lai chó Phóc.”
Cả ba chúng tôi cười lớn có lẫn tiếng cười khúc khích của người đẹp làm chúng tôi hừng chí đấu hót lia chia. Tôi bỗng giựt mình khi lời và nhạc vang ra từ loa âm thanh:
“Tôi nó sinh ra nhằm chinh chiến mới quen nhau. Nó quê ngoài kia từ lâu lắm chưa lần về …”
Thằng Trực ngồi yên lặng cặp mắt xa xăm, hồn như mãi tận đâu. Ba đứa tôi cũng lặng thinh như tôn trọng bạn. Khi bản nhạc chấm dứt thằng Trực mới nói trong giọng sủng buồn:
- “Tau nghe bản ni là tau nhớ cậu tau. Cậu tau hay hát khi còn chưa đi lính Sư Đoàn 1 và lúc chưa chết trận ở Hạ Lào. Cậu tau thương tau lắm, mổi lần về phép hay dẩn tau lên phố ăn kem, đi coi xi-nê.
Đó là lý do thằng nó thích bản nhạc đó. Tôi lúc ấy chẳng thấy bản nhạc hay chút nào nhưng cũng hót theo:
- “Bản nhạc đó có ý nghĩa ghê. Hay lắm cậu mày thích là phải.”
Tuần sau hết tiền chúng tôi kéo về nhà Minh Mụn ở Tam Hà Thủ Đức. Ba mẹ thằng Minh có nhà và trại chăn nuôi ở đó. Theo lời nó kể ba mẹ nó sống ly thân mạnh ai nấy hưởng thụ nếp sống vật chất của nhà giàu. Nó buồn chán đăng lính Nhảy Dù cho thõa máu giang hồ. Rồi thì cũng là bia bọt ở quán nhậu, café nhạc, em út v.v cho đúng 14 ngày vì đã chơi thì chơi cho đáng. Chúng tôi về trình diện lại bị cạo đầu, ăn roi điện, nằm “connex” đợi nhập học khóa dù 239. Bù lại chúng tôi đã có hai tuần vui chơi thỏa thích bên nhau. Làm gì được giấy phép như vậy. Riêng tôi thì đã binh nhì rồi đâu sợ rớt ra binh ba.

Tuy bốn thằng nhưng giửa tôi với thằng Trực tình thân hơn. Tôi dùng miệng lưởi binh vực nó khi bị bạn bè chế nhạo, chọc phá. Nó dùng khuôn mặt lì lợm, thân hình trâu nước hù dọa những tên muốn ăn hiếp tôi. Mấy ngày trốn phép rong chơi thằng Trực và tôi gần nhau hơn và tôi càng thân nó hơn sau một vụ đụng nhau với Nhái ở khu bar Tự Do. Thường thường bar ở đường Nguyễn Văn Thoại là khu vực của Nhảy Dù, vì các trại của Tiểu Đoàn 3, Tiểu Đoàn 1 và căn cứ Hoàng Hoa Thám gần đó. Trong khi mấy bar ở Tự Do của người Nhái vì gần Bộ Tư Lịnh Hải Quân và căn cứ người Nhái. Ít khi nào thấy mấy ông Nhái, hay Hải Quân léng phéng ở khu Nguyễn Văn Thoại và ngược lại cũng không thấy mấy ông thần nước mặn phe ta say sưa quờ quạng ở Tự Do. Hôm đó sau mấy xị đế ở một quán cóc bên đường tôi, lại thằng đầu têu rủ lên bar Tự Do chơi cho biết. Khi vào một cái bar tôi đã thấy có cái gì không ổn qua những khuôn mặt gằm gằm của mấy chàng Nhái ở bàn khác. Uống mổi đứa hai, ba chai 33 rồi mà “ma men” vẫn chưa đem lại hào khí của lính Nhảy Dù uống rượu. Không riêng gì tôi mà Hùng Lai và Minh Mụn cũng vậy, không cười giởn ba hoa chích chòe như mọi khi vào quán. Chỉ có thằng Trực là chẵng biết nó nghĩ ra sao vì khuôn mặt đen đúa lì lì của nó. Rồi bụng tôi đánh lô tô khi môt giọng nói hằn học gây sự từ bên kia vang lên chát chúa như trái pháo khởi đầu cho “Tiền Pháo”:
- “Đụ mẹ mấy thằng Dù. Tao cho tụi mày thành Dù lôi luôn.”
Tôi lo ngại cho “Hậu Xung” vì bốn tên Nhái đều to con không kể hai tên ngồi bàn khác như sẵn sàng tiếp ứng. Với cái lực lượng “Hậu Xung”
này thì tụi tôi chỉ có xụi tới chết. Ngoài mặt vẩn ráng bình tỉnh như ra vẻ không nghe tiếng pháo khiêu khích, tôi hỏi nhỏ Hùng Lai và Minh Mụn:
-“Ê! Có đồ chơi không?”
- “Không!” Cả hai trả lời rồi Hùng Lai tiếp, “Tao tưởng chỉ lai rai ở gần nhà mày nên không có lận theo. Ai biểu mày hứng bất tử làm chi.”
Tôi không hỏi thằng Trực vì nghĩ rằng nó không có máu ân oán giang hồ như tụi tôi. Tiếng trọ trẹ của nó làm tôi giật mình:
- “Tao có trái lựu đạn khói.” Tôi nổi nóng muốn chưởi thề. Mẹ cha nó! Lựu đạn thật không biết ăn thua chưa. Lựu đạn khói thì chỉ mang đầu máu. Tiếng thằng Đực với giọng chắc nịch:
- “Để đó tau tính.” Nó nhìn qua hai bàn đối phương rồi rảo mắt quanh bar xong thì thầm:
- “Khi mô tau la xung phong là ba thằng mi chạy ra cửa liền nghe chưa! Tau ra sau cùng.”
Tôi nhìn thằng Trực với sự hoang mang lẩn kính nể cái lì lợm của nó. Đột nhiên cái đầu đang tê liệt vì sợ chợt lóe ra tia sáng. Thằng này đúng là Khổng Minh. Bên Nhái thấy chúng tôi rù rì liền kéo ghế đứng lên. Thằng Trực miệng hô xung phong tay luồn túi quần trận móc trái lựu đạn khói ra nhanh như chớp lăn về phía đám Nhái trong khi tụi tôi cùng phóng ra cửa. Tiếng lựu đạn lăn trên sàn xi-măng nào ai phân biệt được lựu đạn khói hay M-26. Mấy chàng Nhái tá hỏa mạnh ai nấy chạy núp. Ra khỏi cửa bar tụi tôi chạy tiếp đến rạp Rex hy vọng có phe ta tiếp ứng bỏ lại đằng sau cái bar với khói tím đang bốc lên mù mịt. Khi đến rạp Rex tụi tôi hể hả chọc giởn nhau để vui mừng thoát nạn thì xe Quân Cảnh 204 thắng lại với giọng quát của một người Trung sĩ:
- “Ê! Mấy ông thần. Lên xe hết.” Tụi tôi riu ríu lên xe. Đi ra khỏi khu vực Sài Gòn ông Trung sĩ quay lại hỏi tụi tôi:
- “Thằng nào thẩy lựu đạn khói nói nghe không về Cải Hối Thất là chết mẹ với tao.” Tụi tôi im lặng rồi giọng trọ trẹ vang lên:
- “Dạ em Trung sĩ.” Rồi thôi nó không nói gì nửa với khuôn mặt trở lại lầm lì như chấp nhận mọi hậu quả. Người Trung sĩ cũng im lặng một hồi lâu mới lên tiếng:
- “Bộ tụi bây không biết Châu Nhị (Nhái) đụng với Trung úy Hợi (Nhảy Dù) mới mấy ngày trước ở Tự Do hả? Cả ông Hợi với Châu Nhị đều chết. Tụi bây lạng quạng lên đó tụi nó thịt liền”
-“Dạ tụi em không biết.” Giọng Hùng Lai yểu xìu.
- “Đúng tụi bây là tụi điếc không sợ súng.”
Giọng người Trung sĩ có vẻ dịu lại. Chúng tôi đinh ninh sẽ được chở về nhốt ở Cải Hối Thất của Sư Đoàn Dù; nhưng không đến Ngã Tư Bảy Hiền người Hạ sĩ quan QC thả tụi tôi ra với lời hăm he:
- “Thôi về trình diện đơn vị đi. Tao mà thấy tụi bây lang thang ở Sài Gòn là không tha nửa.”
Ngày mãn khóa dù tôi về pháo binh, Hùng Lai với Minh Mụn về Tiểu Đoàn 8, riêng Trực về trinh sát Dù. Tôi nghỉ nó về trinh sát cũng đúng với sức khỏe thể chất bền bỉ của một nông dân, bản tánh gan lì cộng với khả năng tính toán bén nhạy về đánh nhau mà tôi đã thấy qua trận đụng độ với Nhái vừa rồi.

Mùa hè đỏ lửa 1972 tôi theo đơn vị hành quân vùng 1 hỏa tuyến. Một hôm tôi tình cờ gặp Hùng Lai tại một quán café dã chiến tại căn cứ Hòa Mỹ. Nó cho biết Trực đã tử trận hôm nhảy vào Cổ Thành. Minh Mụn đi khinh binh đạp mìn cóc bị cụt chân đã về sống ba má ở Thủ Đức. Tôi với Hùng Lai ngậm ngùi uống những ly rượu để nhớ tới Trực, nhớ tới Minh Mụn, uống để cạn bôi rồi chia tay.

Các bạn Nhảy Dù thương mến.
Tôi nghỉ rằng trong cuộc đời quân ngũ chúng ta ai cũng có một “Nó”. Một thằng bạn thân thương nhờ chinh chiến khói lửa mới quen biết nhau. Như một Thiếu úy Dũng cùng khóa 19 Võ Bị của Đoàn Phương Hải quê ngoài Đà Nẵng, tử trận tại đồn điền Thuận Lợi, Đồng Xoài ngày 12/6/1965 với câu trách thân mến “Cũng lại là mày.” Góc Biển Chân Trời (191)
Có bao nhiêu “Nó” trong cuộc chiến của hai bên Nam Bắc? Chắc là nhiều vô số kể. Rồi có bao nhiêu “Nó” đang sống tàn tật ở quê nhà.

Hôm nay tôi muốn nói đến một “Nó” mới nửa. Chúng ta qua định cư nước Mỹ đến nay phần đông đã ổn định vật chất và cuộc sống bình yên lặng lẽ đi đến đoạn cuối. Chúng ta trở thành bạn không phải trong cuộc chiến, trong quân trường nửa mà vì là cái quá khứ Nhảy Dù, vì là một thời đã là Nhảy Dù. Mỗi năm chúng ta gặp nhau một lần vào dịp đại hội. Những Vị Sao đã ra đi, những Niên Trưởng, Huynh Trưởng mai bạc vắng bóng cũng nhiều. Mỗi năm một thưa đi dần. Đám Dù trẻ nhất cũng đà 60. Một sự thật hiển nhiên là những người lính Nhảy Dù Việt Nam sẽ không tồn tại không bao lâu vì chúng ta không có hậu duệ như những quân đội nước khác. Nhưng chúng ta sẽ tồn tại trong văn chương, trong những hình ảnh lịch sử nghiên cứu (Bảo Tàng Viện).
Thế thì hảy giử gìn tình bạn “Nó”
Bây giờ tôi không chê “Nó” cải lương nửa mà “Nó” thật sự chuyên chở ý nghĩa tình bạn, tình đồng đội nhờ chinh chiến mới quen nhau, tình bạn của bạn lính sống cũng như chết
Thạch đầu đà

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm