TIN CỘNG ĐỒNG
Nợ nần
http://www.debtconsolidationusa.com/
Cô bạn gái của tôi,
Sống ở Hoa kỳ, người ta thường bị sức ép của cuộc chạy đua với vật chất. Một số người, dù không đủ khả năng về tài chánh để sắm sửa mọi thứ, vẫn cứ tiêu xài thả dàn khi mà những công ty tín dụng và các nhà băng cho phép họ mở những cái “credit cards” với những hợp đồng dễ dàng để trả góp.
Cơn sốt nhà đất trong những năm gần đây đã khiến nhiều người cố gắng mua những căn nhà trên mức mà họ có thể kham nổi. Họ dùng hết tiền lương của gia đình vào việc trả tiền nhà, còn tất cả chi tiêu khác thì dùng thẻ tín dụng!
Khi còn việc làm thì cứ sống tạm như vậy nhưng khi thất nghiệp thì những người “quen thói phong lưu hóa phải vay” này phải đối diện với những giấy đòi nợ (bills) chồng chất , trả hòai vẫn không hết nổi!
Và cuối cùng thì nhà cửa bị nhà băng tịch thu còn nợ thẻ tín dụng thì phải khai phá sản để khỏi trả nợ nữa.
Những loại nợ nần ở Mỹ thì xuất hiện dưới mọi hình thức bạn nhỉ. Bên cạnh nợ nhà, người ta nợ tiền mua xe hơi, nợ vay tiền cho con cái đi học Ðại học, nợ trả góp máy móc dùng trong nhà từ TV, máy Karaoke, đến máy giặt, máy sấy, tủ giường bàn ghế.
Rồi phải kể đến vô số thẻ tín dụng được quí bà, quí cô mở ra với các cửa hàng bán áo quần, thời trang nữa.
Có một số phụ nữ mà tôi quen, khi mở ví ra, họ có ít nhất là 20 cái thẻ tín dụng! Từ cửa hàng sang trọng như Nordsdrom, Neiman Marcus, cho đến cửa hàng trung bình , sale quanh năm như Macy’s, JC Penney, rồi Marshall, Ross, Kolh, Walmart, Target, v.v...
Thống kê cho biết trung bình mỗi người ở Mỹ mắc nợ thẻ tín dụng khoảng từ 8,000 cho đến 10,000 mỹ kim...
Tin trên báo L.A. Times mới đây cho biết có đến 45% sinh viên sau khi tốt nghiệp đã không trả lại nợ mà họ vay từ liằn bang như Pell Grant hay Stanford Grant.
Thế nhưng, may mắn thay, vì tình trạng kinh tế trì trệ hiện nay nên chính phủ tìm mọi cách để giúp mọi người, từ những đại tư bản như nhà băng, nhà sản xuất xe hơi cho đến người thất nghiệp bằng cách bơm tiền cho họ và đề ra các phương cách giảm nợ.
Chưa bao giờ các chuyên viên kinh tế lại hoạt đông tích cực và có đông thân chủ như hiện nay .
Tôi tìm thấy qua một bài viết của ký giả Jean Chatzky trên tờ nguyệt san Good Housekeeping, giúp những người “nợ nần gian díu bấy lâu nay” một vài phương cách giải quyết vấn đề nợ nần như sau:
1/ Lập danh sách
Ngồi xuống trước máy computer với một cây viết và tờ giấy rồi viết xuống tên tất cả những ngân hàng hay công ty mà bạn mắc nợ, tổng số tiền mà bạn nợ và số tiền lời (interest) mà bạn phải trả cho từng món nơ. Cái thẻ tín dụng (credit card) nào tính tiền lời cao nhất sẽ làm cho bạn tốn tiền nhiều nhất, thế nên bạn cần phải để ý đến nó trước hết.
2/ Tìm một thẻ tín dụng khác với những thương lượng (deal) tốt hơn
Gọi số điện thọai miễn phí, in đằng sau mỗi tấm thẻ tín dụng và hỏi nhân viên đại điện xem có cách gì để hạ tiền lời của bạn xuống bớt hay không. Theo một cuộc tìm hiểu thì phần lớn khi liên lạc với các công ty này như vậy, bạn sẽ thành công. Sau đó, tìm cách gom tất cả số nợ mà bạn có vào trong một cái thẻ tín dụng có phân lời thấp hơn là những cái thẻ mà bạn đang sở hữu. Như thế , mỗi tháng bạn có thể trả tiền ít hơn và trả mau hết nợ hơn.
3/ Kiểm sốt điểm số về thẻ tín dụng (credit scores)
Ðiểm số (scores) này sẽ cho biết là mức độ tín nhiệm của bạn như thế nào trong việc trả các món nợ mà bạn mượn. Một khi mà điểm số cao tức bạn đã tạo được sự tín nhiệm tốt đẹp và như thế, bạn có thể hưởng được phân lời thấp từ nhà cho vay mới. (Ðiểm số này cũng sẽ ảnh hưởng đến số tiền bạn phai trả cho bảo hiểm nhà và xe hơi của bạn. Nó cũng ảnh hưởng đến việc tìm việc làm hay đi thuê nhà nữa.)
4/ Kềm chế và cắt giảm sự tiêu xài
Trong thời gian 30 ngày sắp đến, lập một bảng kiểm sốt xem bạn tiêu xài những gì. Bạn có thể thực hiện việc này với sự giúp đỡ của một chương trình computer như “Quicken” hay là viết xuống trong một cuốn sổ tay.
Cất giữ tất cả những biên lai về các món hàng mà bạn mua sắm, ngay cả những món rất nhỏ. Rồi vào cuối này, tổng kết và xếp lo?i (categorize) những thứ mà bạn mua như quà tặng, cà phê, thuốc lá, ăn trưa... Khi bạn tổng kết sự tiêu xài vào cuối tháng, bạn sẽ kinh ngạc về việc làm sao mà mình tiêu nhiều như vậy!
Khi bạn xếp lọai như vậy, bạn sẽ tìm biết được những điểm yếu của mình. Ai mà tưởng tượng được là bạn tiêu đến 200 mỹ kim cho những bữa ăn trưa của bạn trong một tháng! Thế nhưng nhờ biết được chuyện này, bạn sẽ quyết định cắt giảm bằng cách đem đồ ăn trưa theo từ nhà. Hãy cố để ra một số tiền tiết kiệm để trả dần số nợ mà bạn đang có.
5/ Cắt giảm những biên lai hàng tháng
Tìm cách tiết giảm những biên lại mà bạn phải tra hàng tháng, thí dụ như tiền điện, điện thọai, dịch vụ Internet... Gọi điện tho?i cho mỗi dịch vụ và hỏi họ xem coi có chương trình nào giá hạ hơn hay không. Chẳng hạn như bạn không xài hết số phút được dùng cho cellphone của mình thì hỏi công ty điện thọai để đổi qua một chương trình ít phút hơn, có thể tiết kiệm cho bạn kho?ng 10 đến 20 mỹ kim một tháng. Bạn cũng có thể tìm hiểu việc làm sao giảm bớt số tiền lời cho những cái nợ không phải là thẻ tín dụng.
Bạn có thể xem báo địa phương hay tìm hiểu từ website www.hsh.com để biết được tiền lời vay mua nhà hiện nay; nếu nhà băng cho mượn tiền đề nghị một số tiền lời thấp hơn thì nên thử tái tài trợ. Dĩ nhiên, nếu bạn nhờ một chuyằn viằn tài trợ địa ốc thì chắc ăn hơn tuy phải trả lệ phí cho họ.
Với việc mượn nợ mua xe cũng vậy, so sánh tiền lời mà bạn đang trả với tiền lời dành cho xe cũ bằng cách lên thử website www.capital.one hay ngân hàng credit union tại địa phương.
6. Tập thói quen tiêu tiền mới
Nên trả tiền bills ngay sau khi nhận được thay vì chờ đến cuối tháng mới trả một lần. Tại sao? Vì trả tiền bills ngay khi nó đến như vậy sẽ giúp bạn biết là bạn tiêu xài cái gì.
Thí dụ như cái bill tiền điện cao hơn thường l? vì đang là mùa hè. Bạn sẽ tìm cách giảm thiểu các chi tiêu khác để bù đắp cho cái bill tiền điện này. Hay thấy cái bill sắm sửa áo quần hơi nhiều thì cố gắng đừng đi shopping nữa trong vài tuần!
Thêm vào đó, chỉ mua những gì với số tiền bạn có trong túi, tránh dùng thẻ tín dụng. Miễn làm sao bạn phải biết tự kềm chế thói quen tiêu xài của mình.
Tiêu xài bây giờ cho sung sướng thì rồi sau đó cũng phải đau khổ trả nợ mà thôi!
Chúc bạn không mắc nợ ai cả , hay có ít nợ chừng nào tốt chừng ấy.
Hẹn gặp bạn thư sau. (Y.T)
Tác giả : Yến Tuyết/Sống Magazine
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Nợ nần
http://www.debtconsolidationusa.com/
Cô bạn gái của tôi,
Sống ở Hoa kỳ, người ta thường bị sức ép của cuộc chạy đua với vật chất. Một số người, dù không đủ khả năng về tài chánh để sắm sửa mọi thứ, vẫn cứ tiêu xài thả dàn khi mà những công ty tín dụng và các nhà băng cho phép họ mở những cái “credit cards” với những hợp đồng dễ dàng để trả góp.
Cơn sốt nhà đất trong những năm gần đây đã khiến nhiều người cố gắng mua những căn nhà trên mức mà họ có thể kham nổi. Họ dùng hết tiền lương của gia đình vào việc trả tiền nhà, còn tất cả chi tiêu khác thì dùng thẻ tín dụng!
Khi còn việc làm thì cứ sống tạm như vậy nhưng khi thất nghiệp thì những người “quen thói phong lưu hóa phải vay” này phải đối diện với những giấy đòi nợ (bills) chồng chất , trả hòai vẫn không hết nổi!
Và cuối cùng thì nhà cửa bị nhà băng tịch thu còn nợ thẻ tín dụng thì phải khai phá sản để khỏi trả nợ nữa.
Những loại nợ nần ở Mỹ thì xuất hiện dưới mọi hình thức bạn nhỉ. Bên cạnh nợ nhà, người ta nợ tiền mua xe hơi, nợ vay tiền cho con cái đi học Ðại học, nợ trả góp máy móc dùng trong nhà từ TV, máy Karaoke, đến máy giặt, máy sấy, tủ giường bàn ghế.
Rồi phải kể đến vô số thẻ tín dụng được quí bà, quí cô mở ra với các cửa hàng bán áo quần, thời trang nữa.
Có một số phụ nữ mà tôi quen, khi mở ví ra, họ có ít nhất là 20 cái thẻ tín dụng! Từ cửa hàng sang trọng như Nordsdrom, Neiman Marcus, cho đến cửa hàng trung bình , sale quanh năm như Macy’s, JC Penney, rồi Marshall, Ross, Kolh, Walmart, Target, v.v...
Thống kê cho biết trung bình mỗi người ở Mỹ mắc nợ thẻ tín dụng khoảng từ 8,000 cho đến 10,000 mỹ kim...
Tin trên báo L.A. Times mới đây cho biết có đến 45% sinh viên sau khi tốt nghiệp đã không trả lại nợ mà họ vay từ liằn bang như Pell Grant hay Stanford Grant.
Thế nhưng, may mắn thay, vì tình trạng kinh tế trì trệ hiện nay nên chính phủ tìm mọi cách để giúp mọi người, từ những đại tư bản như nhà băng, nhà sản xuất xe hơi cho đến người thất nghiệp bằng cách bơm tiền cho họ và đề ra các phương cách giảm nợ.
Chưa bao giờ các chuyên viên kinh tế lại hoạt đông tích cực và có đông thân chủ như hiện nay .
Tôi tìm thấy qua một bài viết của ký giả Jean Chatzky trên tờ nguyệt san Good Housekeeping, giúp những người “nợ nần gian díu bấy lâu nay” một vài phương cách giải quyết vấn đề nợ nần như sau:
1/ Lập danh sách
Ngồi xuống trước máy computer với một cây viết và tờ giấy rồi viết xuống tên tất cả những ngân hàng hay công ty mà bạn mắc nợ, tổng số tiền mà bạn nợ và số tiền lời (interest) mà bạn phải trả cho từng món nơ. Cái thẻ tín dụng (credit card) nào tính tiền lời cao nhất sẽ làm cho bạn tốn tiền nhiều nhất, thế nên bạn cần phải để ý đến nó trước hết.
2/ Tìm một thẻ tín dụng khác với những thương lượng (deal) tốt hơn
Gọi số điện thọai miễn phí, in đằng sau mỗi tấm thẻ tín dụng và hỏi nhân viên đại điện xem có cách gì để hạ tiền lời của bạn xuống bớt hay không. Theo một cuộc tìm hiểu thì phần lớn khi liên lạc với các công ty này như vậy, bạn sẽ thành công. Sau đó, tìm cách gom tất cả số nợ mà bạn có vào trong một cái thẻ tín dụng có phân lời thấp hơn là những cái thẻ mà bạn đang sở hữu. Như thế , mỗi tháng bạn có thể trả tiền ít hơn và trả mau hết nợ hơn.
3/ Kiểm sốt điểm số về thẻ tín dụng (credit scores)
Ðiểm số (scores) này sẽ cho biết là mức độ tín nhiệm của bạn như thế nào trong việc trả các món nợ mà bạn mượn. Một khi mà điểm số cao tức bạn đã tạo được sự tín nhiệm tốt đẹp và như thế, bạn có thể hưởng được phân lời thấp từ nhà cho vay mới. (Ðiểm số này cũng sẽ ảnh hưởng đến số tiền bạn phai trả cho bảo hiểm nhà và xe hơi của bạn. Nó cũng ảnh hưởng đến việc tìm việc làm hay đi thuê nhà nữa.)
4/ Kềm chế và cắt giảm sự tiêu xài
Trong thời gian 30 ngày sắp đến, lập một bảng kiểm sốt xem bạn tiêu xài những gì. Bạn có thể thực hiện việc này với sự giúp đỡ của một chương trình computer như “Quicken” hay là viết xuống trong một cuốn sổ tay.
Cất giữ tất cả những biên lai về các món hàng mà bạn mua sắm, ngay cả những món rất nhỏ. Rồi vào cuối này, tổng kết và xếp lo?i (categorize) những thứ mà bạn mua như quà tặng, cà phê, thuốc lá, ăn trưa... Khi bạn tổng kết sự tiêu xài vào cuối tháng, bạn sẽ kinh ngạc về việc làm sao mà mình tiêu nhiều như vậy!
Khi bạn xếp lọai như vậy, bạn sẽ tìm biết được những điểm yếu của mình. Ai mà tưởng tượng được là bạn tiêu đến 200 mỹ kim cho những bữa ăn trưa của bạn trong một tháng! Thế nhưng nhờ biết được chuyện này, bạn sẽ quyết định cắt giảm bằng cách đem đồ ăn trưa theo từ nhà. Hãy cố để ra một số tiền tiết kiệm để trả dần số nợ mà bạn đang có.
5/ Cắt giảm những biên lai hàng tháng
Tìm cách tiết giảm những biên lại mà bạn phải tra hàng tháng, thí dụ như tiền điện, điện thọai, dịch vụ Internet... Gọi điện tho?i cho mỗi dịch vụ và hỏi họ xem coi có chương trình nào giá hạ hơn hay không. Chẳng hạn như bạn không xài hết số phút được dùng cho cellphone của mình thì hỏi công ty điện thọai để đổi qua một chương trình ít phút hơn, có thể tiết kiệm cho bạn kho?ng 10 đến 20 mỹ kim một tháng. Bạn cũng có thể tìm hiểu việc làm sao giảm bớt số tiền lời cho những cái nợ không phải là thẻ tín dụng.
Bạn có thể xem báo địa phương hay tìm hiểu từ website www.hsh.com để biết được tiền lời vay mua nhà hiện nay; nếu nhà băng cho mượn tiền đề nghị một số tiền lời thấp hơn thì nên thử tái tài trợ. Dĩ nhiên, nếu bạn nhờ một chuyằn viằn tài trợ địa ốc thì chắc ăn hơn tuy phải trả lệ phí cho họ.
Với việc mượn nợ mua xe cũng vậy, so sánh tiền lời mà bạn đang trả với tiền lời dành cho xe cũ bằng cách lên thử website www.capital.one hay ngân hàng credit union tại địa phương.
6. Tập thói quen tiêu tiền mới
Nên trả tiền bills ngay sau khi nhận được thay vì chờ đến cuối tháng mới trả một lần. Tại sao? Vì trả tiền bills ngay khi nó đến như vậy sẽ giúp bạn biết là bạn tiêu xài cái gì.
Thí dụ như cái bill tiền điện cao hơn thường l? vì đang là mùa hè. Bạn sẽ tìm cách giảm thiểu các chi tiêu khác để bù đắp cho cái bill tiền điện này. Hay thấy cái bill sắm sửa áo quần hơi nhiều thì cố gắng đừng đi shopping nữa trong vài tuần!
Thêm vào đó, chỉ mua những gì với số tiền bạn có trong túi, tránh dùng thẻ tín dụng. Miễn làm sao bạn phải biết tự kềm chế thói quen tiêu xài của mình.
Tiêu xài bây giờ cho sung sướng thì rồi sau đó cũng phải đau khổ trả nợ mà thôi!
Chúc bạn không mắc nợ ai cả , hay có ít nợ chừng nào tốt chừng ấy.
Hẹn gặp bạn thư sau. (Y.T)
Tác giả : Yến Tuyết/Sống Magazine