Kinh Đời
Noel trong emergency room! - Việt Nhân ( Bảo trọng, Việt Nhân ơi, thương quá )
(HNPĐ)
Xin được xem đây là thêm một câu chuyện mỗ tôi hầu cùng quý bạn đọc,
giống như bao chuyện phiếm khác của Việt Nhân trước đến giờ, chỉ khác
lần này chuyện thật bản thân, trong đó cái vui và cái sợ đều lớn như
nhau. Đêm Giáng Sinh năm nay một chuyện xảy đến, mỗ tôi không thể quên,
ghi lại đây mong ít nhiều có thể giúp ích cho một ai đó, không may như
bản thân mỗ tôi trong thời buổi đại dịch china virus.
Thứ
Năm, Dec/24/2020 màn hình iphone hiện số 11 giờ 12 phút tối, mỗ tôi
tung chăn bật dậy không vì để đón thời điểm nửa đêm Chúa giáng sinh, mà
vì cái cảm giác khó thở! Và thật đáng sợ chỉ trong phút giây cảm giác
ngạt thở tăng rất nhanh, không còn là thở bình thường mà là tiếng khò
khè, càng lúc càng gấp gáp hơn nghe rất rõ trong đêm. Và cả không còn
nói được suôn sẻ, bấm phôn cho đứa con gái: Gọi cấp cứu, không thở được.
Một phút sau đứa cháu ngoại phôn cho biết, xe cấp cứu sẽ đến, với lời
dặn: Grandpa ra ngồi chờ nơi cửa nhà.
Đây
là lần đầu tiên trong đời, mỗ tôi gặp phải tình trạng bị ngạt thật đáng
sợ như vầy, lồng ngực nghẹn cứng, tim đập dồn, phổi như bít chặt không
một chút hơi, cổ rướn cao rán sức hít vào. không còn nói được nữa. Trong
cơn hoảng loạn, không biết sao mà thuận tay mỗ tôi lại vơ lấy phong bì
trên bàn, trong đó có giấy tờ của thầy thuốc, về bệnh sử cùng các loại
thuốc đang uống của bản thân mỗ tôi. Một điều may mắn vô tình!
Toán
cấp cứu (Paramedic) đến, với những giấy tờ có sẵn trong phong bì, giúp
cho công việc của họ dễ dàng, bởi đã có đủ những thông tin cần biết, có
chăng là hỏi thêm vài câu như tình trạng này bắt đầu lúc nào, có từng bị
suyễn, có dị ứng với loại thuốc nào không? Ngay sau những công việc cần
thiết, lấy thân nhiệt, áp huyết, nghe tim… Mỗ tôi được đưa lên xe, và
vẫn là đang cố sức hít không khí vào phổi!
Hai
mắt nhắm nghiền, lên xe là bắt đầu được cho thở thêm oxy, và có một
điều lạ vô cùng cho tới nay vẫn còn thắc mắc không hiểu là gì, đó là
nghe tiếng nổ lép bép trên mặt như trẻ đốt pháo tép, phải chăng là để
diệt khuẩn (?!). Xe bắt đầu chạy, mỗ tôi thiếp đi ngay và có thể nói là
hoàn toàn không còn biết gì nữa, sau vài phút xe lăn bánh.
Trong
phòng cấp cứu (emergency room) Fountain Valley Hospital, được thở bằng
máy liên tục nhiều giờ, một chiếc mặt nạ phủ tận cổ, nối với máy bơm
bằng một ống chuyền, tương tự cái ống co giản mà ta thường thấy ở máy
hút bụi (vacuum cleaner). Đầu ngón tay và ngực dây nhợ chằng chịt, nối
với đủ thứ máy móc đặt phía sau đầu giường, thoảng lại phát ra những
tiếng bíp bíp… Cổ tay, lẫn nơi nếp lằn khuỷu tay và cả trên lưng bàn tay
dây ống ghim đầy, lúc đó nhìn thằng già mỗ tôi giống như con rối, với
những sợi dây điều khiển mà ta vẫn thường thấy.
Mê
rồi tỉnh không biết bao nhiêu lần và trong bao lâu! Tiếng thở dần bớt
khò khè nhưng vẫn còn khó khăn, những lúc tỉnh đôi chút nhận biết mình
vẫn nằm trong emergency room, cửa kính đóng kín, màn che chỉ để hở
khoảng hơn gang tay, nhân viên ngồi bên ngoài với máy móc vi tính, thỉnh
thoảng nhìn qua khoảng trống màn che, ghi chép gì đó rồi gõ lên bàn
phím. Không một ai bước vào, rõ ràng mỗ tôi đang bị cách ly, một sinh
vật đáng sợ không lại gần!
Cũng
có lúc cả máy trợ thở, ống kim nơi tay cùng dây nhợ trên ngực được tháo
rời, trong tình trạng khò khè thở được đưa đi chụp hình phổi. Xong việc
lại trở về (ER), lại gắn máy thở, nối lại dây nhợ, và cửa lại đóng kín,
màn cửa vẫn chỉ là hé hơn gang tay, nhân viên vẫn ngồi ngoài thỉnh
thoảng lại nhìn vô ghi chép, và mỗ tôi thì vẫn tiếp tục lúc mê lúc tỉnh.
Tin
vui cùng nỗi sợ lẫn lộn! Cuối cùng cũng có người bước vào trong lúc mỗ
tôi vừa tỉnh được đôi phút, tay trỏ vào cái máy trợ thở đặt sát cạnh
giường nói rằng: Nguy hiểm có thể đã qua, ông có thể tự thở không cần
đến vật này. Tức là mỗ tôi được cho thở tự nhiên, nói là tự nhiên nhưng
có gắn thêm sợi dây chuyền oxy vào mũi!
Không
bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi, mỗ tôi cất tiếng trong hơi thở nặng nhọc: Chuyện
gì đã xảy đến cho tôi? Và câu trả lời không khác gì tiếng sét: Ông đang
được điều trị (treatment) như người bị nhiễm covid-19. Nỗi sợ to lớn ập
đến, nghe lạnh dọc sống lưng, lan nhanh khắp châu thân vừa mới hồi tỉnh
lại đôi chút của mỗ tôi!!!
*****
Column
(phiếm đàm đàm chuyện) thường lệ, tuần này anh Đồ cho post bài ‘Đêm
Giáng sinh đóng quân ở Tha La xóm đạo’ tác giả Nguyễn Trọng Hoàn, đấy là
chuyện của một thời hơn năm mươi năm trước, lúc anh lẫn mỗ tôi những
thằng lính trẻ hãy còn bươn mình trong lửa đạn. Kỷ niệm về Noel với mỗ
tôi năm tháng qua chẳng có gì đặc sắc, thua anh Đồ chỗ đó, ngay cả lúc
làm lính đi kích giặc, ngày lại ngày, đêm lại đêm, trăm lần như một đều
là loại chờ chuột vô tầm ngắm là tay bóp cò súng, chẳng có gì hay để ghi
để nhớ.
Nhưng
đến nay thì khác, mỗ tôi đã có đêm Noel trong emergency room! Và cái
kết đến với mỗ tôi như thế nào thấy ra không cần nói thêm, bởi bạn đọc
thừa đoán được, duy có điều câu chuyện lại post đúng vào thời điểm đầu
năm mới dương lịch 2021. Mong quý bạn vui mà đọc, bởi rõ ràng mỗ tôi đã
lại gõ phím hầu chuyện, đây chẳng là câu chuyện kết thúc có hậu sao?
Lời
dặn lúc xuất viện: Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, thuốc uống theo đúng chỉ
dẫn, tốt nhất ở trong nhà để được an toàn, cần thiết lắm mới ra ngoài,
ra ngoài phải đeo khẩu trang, tránh chỗ đông, không tiếp xúc người lạ…
Nhớ lại cái ngạt thở khủng khiếp đã phải chịu mà bây giờ vẫn còn sợ, nên
có đem lập lại những điều được dặn thấy không là thừa… Còn chuyện cứng
đầu phang câu trời kêu ai nấy dạ, khi lũ nhỏ cằn nhằn ông già ưa đi lang
thang: Grandpa, đừng để vô nhà thương lúc này là chỉ có từ ‘lết’ đến
‘chết’ đó nghen… Câu nói bướng đó cho grandpa xin lỗi!
Không
phải ai dính con wuhan đều thua hết, nhất là bây giờ cách điều trị
(treatment for covid-19) tại các bệnh viện Mỹ đã thuần, không còn mày mò
như lúc ban đầu, với kinh nghiệm chữa trị như hiện nay có thể nói con
số tử vong dần được kiểm soát. Số ca bệnh thực sự là có tăng cao do lây nhiễm mới từ các cuộc tụ họp vào dịp Giáng sinh, nhưng theo thống kê tại California tuần qua số ca lây nhiễm là 20,000, nhưng chỉ 20 người tử vong tức 0.1% (một phần ngàn).
Để
kết: Đi cùng lời chúc Happy New Year 2021, thì đây có thể gọi là Tip
(lời mách nước) cũng không trật, làm quà cho bạn đọc thân mến, mà Việt
Nhân tôi do sự may mắn vô tình có được khiến kết thúc êm đẹp (mong vậy),
và những gì mỗ tôi gặp cũng có bạn đã gặp rồi. Với con china virus,
nhất là những người vào hàng tuổi bảy tám mươi sức khỏe không nhiều, từ
ngạt thở đưa đến hôn mê, không nói được là chuyện đương nhiên, lúc đó
nếu toán Paramedic hay nhân viên cấp cứu bệnh viện muốn hỏi thì sẽ hỏi
ai?
Người
thân có bám theo xe cứu cấp, thì cũng phải đứng ngoài lúc người bệnh
nhập ER, vả lại người nhà dù có được hỏi chắc gì câu trả lời đã đúng và
đủ. Bản thân mỗ tôi, lúc đọc giấy tờ khi cho xuất viện, biết rằng bệnh
viện đã nói chuyện cùng bác sĩ tổng quát, lẫn chuyên khoa của mình, các
bác sĩ này sau đó cũng đã nhận được thông báo kết quả của bệnh viện.
Ở
đất Mỹ này ai cũng có một thầy thuốc chính, mà ta vẫn quen gọi là bác
sĩ gia đình, và tùy người mà có ít nhiều bác sĩ chuyên khoa điều trị tạm
gọi là bệnh nền, hai ông thầy thuốc đó nắm rất rõ bệnh tình, cùng những
viên thuốc đã cho toa… Theo mỗ tôi, không gì hay hơn trong lần đi khám,
hãy xin các vị thầy thuốc này những thông tin về căn bệnh của mình,
đang thời đại dịch china virus những giấy tờ này nên luôn một bên mình,
gặp lúc hữu sự nó giúp ích vô cùng.
Câu
chuyện khá dài, mong các bạn đọc đến hết, và sự gợi ý trên không là vô
bổ, bởi tầm mỗ tôi cùng những người già khác với cái trí ngày càng tệ,
mà căn bệnh cùng những loại thuốc đang uống với những cái tên thật dài
(tiếng Mỹ) lắm lúc không thể nhớ. Giấy tờ bên mình sẽ nói hộ chúng ta!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Noel trong emergency room! - Việt Nhân ( Bảo trọng, Việt Nhân ơi, thương quá )
(HNPĐ)
Xin được xem đây là thêm một câu chuyện mỗ tôi hầu cùng quý bạn đọc,
giống như bao chuyện phiếm khác của Việt Nhân trước đến giờ, chỉ khác
lần này chuyện thật bản thân, trong đó cái vui và cái sợ đều lớn như
nhau. Đêm Giáng Sinh năm nay một chuyện xảy đến, mỗ tôi không thể quên,
ghi lại đây mong ít nhiều có thể giúp ích cho một ai đó, không may như
bản thân mỗ tôi trong thời buổi đại dịch china virus.
Thứ
Năm, Dec/24/2020 màn hình iphone hiện số 11 giờ 12 phút tối, mỗ tôi
tung chăn bật dậy không vì để đón thời điểm nửa đêm Chúa giáng sinh, mà
vì cái cảm giác khó thở! Và thật đáng sợ chỉ trong phút giây cảm giác
ngạt thở tăng rất nhanh, không còn là thở bình thường mà là tiếng khò
khè, càng lúc càng gấp gáp hơn nghe rất rõ trong đêm. Và cả không còn
nói được suôn sẻ, bấm phôn cho đứa con gái: Gọi cấp cứu, không thở được.
Một phút sau đứa cháu ngoại phôn cho biết, xe cấp cứu sẽ đến, với lời
dặn: Grandpa ra ngồi chờ nơi cửa nhà.
Đây
là lần đầu tiên trong đời, mỗ tôi gặp phải tình trạng bị ngạt thật đáng
sợ như vầy, lồng ngực nghẹn cứng, tim đập dồn, phổi như bít chặt không
một chút hơi, cổ rướn cao rán sức hít vào. không còn nói được nữa. Trong
cơn hoảng loạn, không biết sao mà thuận tay mỗ tôi lại vơ lấy phong bì
trên bàn, trong đó có giấy tờ của thầy thuốc, về bệnh sử cùng các loại
thuốc đang uống của bản thân mỗ tôi. Một điều may mắn vô tình!
Toán
cấp cứu (Paramedic) đến, với những giấy tờ có sẵn trong phong bì, giúp
cho công việc của họ dễ dàng, bởi đã có đủ những thông tin cần biết, có
chăng là hỏi thêm vài câu như tình trạng này bắt đầu lúc nào, có từng bị
suyễn, có dị ứng với loại thuốc nào không? Ngay sau những công việc cần
thiết, lấy thân nhiệt, áp huyết, nghe tim… Mỗ tôi được đưa lên xe, và
vẫn là đang cố sức hít không khí vào phổi!
Hai
mắt nhắm nghiền, lên xe là bắt đầu được cho thở thêm oxy, và có một
điều lạ vô cùng cho tới nay vẫn còn thắc mắc không hiểu là gì, đó là
nghe tiếng nổ lép bép trên mặt như trẻ đốt pháo tép, phải chăng là để
diệt khuẩn (?!). Xe bắt đầu chạy, mỗ tôi thiếp đi ngay và có thể nói là
hoàn toàn không còn biết gì nữa, sau vài phút xe lăn bánh.
Trong
phòng cấp cứu (emergency room) Fountain Valley Hospital, được thở bằng
máy liên tục nhiều giờ, một chiếc mặt nạ phủ tận cổ, nối với máy bơm
bằng một ống chuyền, tương tự cái ống co giản mà ta thường thấy ở máy
hút bụi (vacuum cleaner). Đầu ngón tay và ngực dây nhợ chằng chịt, nối
với đủ thứ máy móc đặt phía sau đầu giường, thoảng lại phát ra những
tiếng bíp bíp… Cổ tay, lẫn nơi nếp lằn khuỷu tay và cả trên lưng bàn tay
dây ống ghim đầy, lúc đó nhìn thằng già mỗ tôi giống như con rối, với
những sợi dây điều khiển mà ta vẫn thường thấy.
Mê
rồi tỉnh không biết bao nhiêu lần và trong bao lâu! Tiếng thở dần bớt
khò khè nhưng vẫn còn khó khăn, những lúc tỉnh đôi chút nhận biết mình
vẫn nằm trong emergency room, cửa kính đóng kín, màn che chỉ để hở
khoảng hơn gang tay, nhân viên ngồi bên ngoài với máy móc vi tính, thỉnh
thoảng nhìn qua khoảng trống màn che, ghi chép gì đó rồi gõ lên bàn
phím. Không một ai bước vào, rõ ràng mỗ tôi đang bị cách ly, một sinh
vật đáng sợ không lại gần!
Cũng
có lúc cả máy trợ thở, ống kim nơi tay cùng dây nhợ trên ngực được tháo
rời, trong tình trạng khò khè thở được đưa đi chụp hình phổi. Xong việc
lại trở về (ER), lại gắn máy thở, nối lại dây nhợ, và cửa lại đóng kín,
màn cửa vẫn chỉ là hé hơn gang tay, nhân viên vẫn ngồi ngoài thỉnh
thoảng lại nhìn vô ghi chép, và mỗ tôi thì vẫn tiếp tục lúc mê lúc tỉnh.
Tin
vui cùng nỗi sợ lẫn lộn! Cuối cùng cũng có người bước vào trong lúc mỗ
tôi vừa tỉnh được đôi phút, tay trỏ vào cái máy trợ thở đặt sát cạnh
giường nói rằng: Nguy hiểm có thể đã qua, ông có thể tự thở không cần
đến vật này. Tức là mỗ tôi được cho thở tự nhiên, nói là tự nhiên nhưng
có gắn thêm sợi dây chuyền oxy vào mũi!
Không
bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi, mỗ tôi cất tiếng trong hơi thở nặng nhọc: Chuyện
gì đã xảy đến cho tôi? Và câu trả lời không khác gì tiếng sét: Ông đang
được điều trị (treatment) như người bị nhiễm covid-19. Nỗi sợ to lớn ập
đến, nghe lạnh dọc sống lưng, lan nhanh khắp châu thân vừa mới hồi tỉnh
lại đôi chút của mỗ tôi!!!
*****
Column
(phiếm đàm đàm chuyện) thường lệ, tuần này anh Đồ cho post bài ‘Đêm
Giáng sinh đóng quân ở Tha La xóm đạo’ tác giả Nguyễn Trọng Hoàn, đấy là
chuyện của một thời hơn năm mươi năm trước, lúc anh lẫn mỗ tôi những
thằng lính trẻ hãy còn bươn mình trong lửa đạn. Kỷ niệm về Noel với mỗ
tôi năm tháng qua chẳng có gì đặc sắc, thua anh Đồ chỗ đó, ngay cả lúc
làm lính đi kích giặc, ngày lại ngày, đêm lại đêm, trăm lần như một đều
là loại chờ chuột vô tầm ngắm là tay bóp cò súng, chẳng có gì hay để ghi
để nhớ.
Nhưng
đến nay thì khác, mỗ tôi đã có đêm Noel trong emergency room! Và cái
kết đến với mỗ tôi như thế nào thấy ra không cần nói thêm, bởi bạn đọc
thừa đoán được, duy có điều câu chuyện lại post đúng vào thời điểm đầu
năm mới dương lịch 2021. Mong quý bạn vui mà đọc, bởi rõ ràng mỗ tôi đã
lại gõ phím hầu chuyện, đây chẳng là câu chuyện kết thúc có hậu sao?
Lời
dặn lúc xuất viện: Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, thuốc uống theo đúng chỉ
dẫn, tốt nhất ở trong nhà để được an toàn, cần thiết lắm mới ra ngoài,
ra ngoài phải đeo khẩu trang, tránh chỗ đông, không tiếp xúc người lạ…
Nhớ lại cái ngạt thở khủng khiếp đã phải chịu mà bây giờ vẫn còn sợ, nên
có đem lập lại những điều được dặn thấy không là thừa… Còn chuyện cứng
đầu phang câu trời kêu ai nấy dạ, khi lũ nhỏ cằn nhằn ông già ưa đi lang
thang: Grandpa, đừng để vô nhà thương lúc này là chỉ có từ ‘lết’ đến
‘chết’ đó nghen… Câu nói bướng đó cho grandpa xin lỗi!
Không
phải ai dính con wuhan đều thua hết, nhất là bây giờ cách điều trị
(treatment for covid-19) tại các bệnh viện Mỹ đã thuần, không còn mày mò
như lúc ban đầu, với kinh nghiệm chữa trị như hiện nay có thể nói con
số tử vong dần được kiểm soát. Số ca bệnh thực sự là có tăng cao do lây nhiễm mới từ các cuộc tụ họp vào dịp Giáng sinh, nhưng theo thống kê tại California tuần qua số ca lây nhiễm là 20,000, nhưng chỉ 20 người tử vong tức 0.1% (một phần ngàn).
Để
kết: Đi cùng lời chúc Happy New Year 2021, thì đây có thể gọi là Tip
(lời mách nước) cũng không trật, làm quà cho bạn đọc thân mến, mà Việt
Nhân tôi do sự may mắn vô tình có được khiến kết thúc êm đẹp (mong vậy),
và những gì mỗ tôi gặp cũng có bạn đã gặp rồi. Với con china virus,
nhất là những người vào hàng tuổi bảy tám mươi sức khỏe không nhiều, từ
ngạt thở đưa đến hôn mê, không nói được là chuyện đương nhiên, lúc đó
nếu toán Paramedic hay nhân viên cấp cứu bệnh viện muốn hỏi thì sẽ hỏi
ai?
Người
thân có bám theo xe cứu cấp, thì cũng phải đứng ngoài lúc người bệnh
nhập ER, vả lại người nhà dù có được hỏi chắc gì câu trả lời đã đúng và
đủ. Bản thân mỗ tôi, lúc đọc giấy tờ khi cho xuất viện, biết rằng bệnh
viện đã nói chuyện cùng bác sĩ tổng quát, lẫn chuyên khoa của mình, các
bác sĩ này sau đó cũng đã nhận được thông báo kết quả của bệnh viện.
Ở
đất Mỹ này ai cũng có một thầy thuốc chính, mà ta vẫn quen gọi là bác
sĩ gia đình, và tùy người mà có ít nhiều bác sĩ chuyên khoa điều trị tạm
gọi là bệnh nền, hai ông thầy thuốc đó nắm rất rõ bệnh tình, cùng những
viên thuốc đã cho toa… Theo mỗ tôi, không gì hay hơn trong lần đi khám,
hãy xin các vị thầy thuốc này những thông tin về căn bệnh của mình,
đang thời đại dịch china virus những giấy tờ này nên luôn một bên mình,
gặp lúc hữu sự nó giúp ích vô cùng.
Câu
chuyện khá dài, mong các bạn đọc đến hết, và sự gợi ý trên không là vô
bổ, bởi tầm mỗ tôi cùng những người già khác với cái trí ngày càng tệ,
mà căn bệnh cùng những loại thuốc đang uống với những cái tên thật dài
(tiếng Mỹ) lắm lúc không thể nhớ. Giấy tờ bên mình sẽ nói hộ chúng ta!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)