Truyện Ngắn & Phóng Sự

Nơi Chốn Mù Sương (Vũ Nam)

Ngày xưa khi ngồi chung dưới mái trường trung học Khương không để ý đến Hồ Thu
Nơi Chốn Mù Sương
Vũ Nam (Germany)


Ngày xưa khi ngồi chung dưới mái trường trung học Khương không để ý đến Hồ Thu. Rõ ra là Khương không thấy phải lòng với Thu, không thấy yêu Thu. Những lúc lớp bận rộn làm bích báo, hai người có dịp gần gũi vào những buổi chiều sau nguyên một buổi sáng đã gặp nhau ở trường, Khương đâu có "tán tỉnh" Hồ Thu, anh chỉ tập trung vô việc làm báo. Khi ấy Khương chỉ có mình Hoàng Yến trong trái tim. Yến nói giọng nhỏ nhẹ. Lời như ru. Ngoài giờ học buổi sáng, buổi chiều cô ít tham dự vào việc của lớp vì phải phụ nhà bán chè. Quán Hoàng Yến buổi chiều thường đông khách. Thỉnh thoảng Khương và các bạn cũng ghé ăn. Quán chè nhà cô nổi tiếng vì ngon. Chè đậu đen, đậu xanh ăn chung với vài hột đậu phọng chiên giòn. Chè không biết do ai nấu, chỉ thấy Hoàng Yến lo phần phục vụ khách vì cô tháo vát, lanh lẹ và có ưu điểm từ giọng nói nên rất được lòng khách. Yến có nước da trắng, người trung bình, mảnh khảnh. Cô là một trong những người thuộc loại đẹp, có nhiều người theo đuổi, trong đó có Khương. Cô không tỏ vẻ mình đẹp trước mặt mọi người. Nhưng ai ai cũng nhận ra cô là cô gái đẹp.

Ngược lại với Hoàng Yến, Hồ Thu khép kín, có nét đẹp hiền hòa. Da mặt hồng hào, miệng cười tươi với những chiếc răng nhỏ, trắng và đều. Thân hình Hồ Thu không mảnh khảnh như Hoàng Yến, mà đầy đặn. So ra ngày ấy chưa biết ai đẹp hơn ai. Còn bây giờ kẻ đông người tây, hai cô bạn học ngày nào chắc chưa có dịp gặp lại nhau. Nhưng Khương đã có dịp gặp lại Hoàng Yến rồi nên anh có một nhận xét: Hiện tại Hồ Thu đẹp hơn Hoàng Yến, dù Hồ Thu đang còn ở Việt Nam, Hoàng Yến đang ở ngoại quốc.

Hồ Thu dư biết ngày xưa Khương không phải lòng cô, anh phải lòng Hoàng Yến, nên sau ba mươi mấy năm gặp lại Khương, cô vui nhưng vẫn chọc "người tình trong mộng“ của anh. Sao, ở ngoại quốc anh có gặp lại Hoàng Yến lần nào chưa. Khương ghẹo lại cô. Ngày xưa anh phải lòng Hoàng Yến nhưng bây giờ là đang phải lòng Hồ Thu đây. Hồ Thu biết Khương nói giỡn nên cô cười thật tươi.

Hồ Thu hẹn rủ người bạn học cũ, mà cô lúc nào cũng nghĩ như người anh trai (vì Khương có bao giờ tỏ tình với Hồ Thu đâu) đi uống cà phê ở quán Tỏ Tình trên đường X trong thành phố. Đi bên Hồ Thu, ngồi bên Hồ Thu, Khương rất ngạc nhiên vì sau ba mươi mấy năm trên đất nước Việt Nam nhiều xáo trộn nhưng Thu vẫn còn giữ nguyên vẹn sự trẻ trung hồn nhiên và nét đẹp của thời thanh xuân. Dù thỉnh thoảng cô vẫn bàn đến việc học hành của hai đứa con, đến những lo toan mệt nhọc trong gia đình, trong sở làm, nhưng nét lo lắng chỉ phớt qua, sau đó phải trả lại cho cô sự tươi tỉnh. Trời Sàigòn hôm ấy đang nắng. Từ điểm hẹn của hai người Hồ Thu gọi một chiếc taxi để đến quán cà phê. Khi bước ra khỏi taxi, nắng chói chang rọi xuống đường phố, Hồ Thu đã phải mở dù để che nắng, y như người ta đang che mưa. Thói quen này bây giờ ở Sàigòn Khương thấy hay hay. Các cô sợ nắng làm đen, nhưng lòng đường giữa mùa hè có đầy những cánh dù nhiều màu cũng làm đường phố đẹp hẳn lên. Vẫn cách nói chuyện pha trò và hay cười của Thu làm không khí trò chuyện giữa hai người vui hơn. Thu kể về những chuyện ngày đó chúng mình. Ngày đó anh Khương có để ý gì đến em đâu! Sao, Hoàng Yến dạo này ra sao, anh có thường liên lạc với Hoàng Yến không. Buổi trưa hè Sàigòn, ly cà phê sữa đá làm cả hai tỉnh táo. Sàigòn bây giờ làm cà phê ngọt quá! Lần nào uống Khương cũng đổ thêm miếng nước trà vào. Trà được ướp hương pha chung vào ly cà phê sữa cho mùi vị rất được. Thu nói cô làm trong hãng bào chế thuốc, vài năm nữa là về hưu rồi. Về hưu sẽ có nhiều thì giờ để đi du lịch ở trong nước. Cô chưa đi du lịch nhiều và cũng chưa có lần nào ra ngoại quốc.

Hiện tại Hồ Thu không bịt mặt, mang bao tay, đội nón bảo hiểm. Không biết cứ mỗi buổi sáng đi làm việc, khi ra đường Hồ Thu sẽ ra sao với những "dụng cụ" này. Chắc lúc ấy đứng đối diện với Hồ Thu, Khương cũng không thể nhận ra. Ở Việt Nam bây giờ, khi những cô bạn, người bà con chạy xe đến đứng đối diện với Khương, anh vẫn chưa thể nhận ra, cho đến khi họ lột khẩu trang. Chiếc áo dài tha thướt, ngồi sau xe Honda, đôi chân để một bên, tay ôm eo người tình đã trở thành dỉ vãng. Hôm nay các cô đa số mặc đồ Tây, phủ kín từ đầu đến chân. Đúng là mỗi thời mỗi khác. Mỗi thời có những kiểu riêng.

Uống cà phê xong, Khương "táo bạo" rủ Hồ Thu vào xi-nê. Anh hồi họp chờ cô trả lời. Cô chọc anh. Không có Hoàng Yến ở đây, thôi em đi thế cho Hoàng Yến vậy, sao anh chịu chưa. Hồ Thu chọn rạp Đại Đồng ở đường Cao Thắng vì hôm nay ở đó có chiếu một phim tình cảm.

Trên đường ngồi xe đến rạp xinê, tâm hồn Hồ Thu dao động giữa hai trạng thái: phấn chấn và nuối tiếc. Những ngày còn tất bật ở VN, cả mười mấy năm trời hai vợ chồng còng lưng ra làm lụng nuôi ba đứa con. Hai vợ chồng làm công nhân viên nhà nước cả ngày mà nào có đủ ăn. Mỗi tháng vài chục bạc, mười mấy ký lương thực, ký thịt, nửa ký bột ngọt v.v...Kỷ niệm thời áo rắng đã tan thành mây khỏi, đã về miền viễn du, thỉnh thoảng gặp lại ngoài đường, giữa phố Sàigòn, những người bạn học ngày xưa. Dù vội vàng nhưng vẫn có thì giờ cho một ly cà phê đá trong một quán cốc nào đó ở góc đường để trò chuyện về “những ngày xưa thân ái”. Trong một lần, thật tình cờ Hồ Thu nghe tin từ một cô bạn nói Thái đã…! Tình yêu của năm lớp đệ nhất với Thái vẫn không giúp được gì cho Hồ Thu để cô có điều kiện, thời giờ để một lần tìm xem, hỏi ra tường tận lý do nào mà Thái đã bỏ...đi! Mãi sau này qua thêm những người bạn khác cô mới biết rõ tường tận về chuyện của Thái. Rồi cô cũng phải có gia đình, với anh chàng sinh viên cùng cô đêm ngày mình sình áo ướt trên nông trường kinh tế mới Lê Minh Xuân ở Củ Chi. Sanh một đứa con đã là từ giã bạn bè, không biết ai còn ai mất, ai đã ra sao. Hai đứa con thì chỉ còn biết cho gia đình. May mà năm 86 đất nước “Đổi Mới”, thở phào nhẹ nhõm. Kinh tế từ từ theo hướng thị trường.., nên bán thuốc Tây riêng được và gia đình mới từ từ ngất đầu lên cho đến hôm nay, ngày gặp lại người bạn cũ, Khương, từ Canada về.

Với Khương. Tình yêu? Tình bạn? Lãng đãng như “khói lam chiều”. Mờ mờ ảo ảo. Ngày ấy, Khương có đá động gì về tình yêu với cô đâu. Chưa có lấy một lời tỏ tình! Khương chỉ có cái nhìn ân cần nhờ vả nhưng nồng cháy khi nhờ cô giúp một việc gì cho lớp. Khương biết Thái đang theo đuổi cô, và chính Khương, dù kín đáo, cũng để cho mọi người biết là anh đang theo đuổi Hoàng Yến, chứ đâu phải cô, đâu phải Hồ Thu này! Thỉnh thoảng Khương ghé nhà cô với Thái, anh chỉ ngồi xa xa, để cho Thái và cô tâm sự. Khi thấy cần lắm anh mới xen vào ít lời để chọc ghẹo hai người.

- Đang nghĩ gì vậy? Có nghe nói giờ Thái ở đâu không Hồ Thu?

Khương hỏi, Hồ Thu mới trở lại hiện tại:

- Ủa, chớ anh không nghe biết gì sao?

- Không!

- Thái đã chết rồi! Chết ngay ngày ba mươi tháng tư bảy mươi lăm.

- Sao lại chết trong ngày ấy? - Khương nóng lòng muốn biết.

- Nghe nói lúc ấy Thái đang học Không Quân ở Mỹ, hết tài khoá, phải về nước. Thái phải vào trường Sĩ Quan Thủ Đức để học giai đoạn quân sự cho sĩ quan bộ binh. Sáng 30 tháng 4, trước khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, trường Thủ Đức vẫn còn chiến đấu. Nghe kể Thái bị một chiếc xe tăng của Việt Cộng bắn chết ngay trên giao thông hào của trường. Ngay sáng ngày 30 tháng 4!

- Trời chuyện thê thảm vậy mà bây giờ tôi mới biết! Tội nghiệp Thái quá!

Hồ Thu hỏi Khương:

- Sáng 30 tháng 4 anh Khương đã đi chưa? Anh giỏi thật!

- Lúc đó đang trên tàu ra biển.

Hai người lại yên lặng, dong ruổi theo những ý nghĩ riêng tư. Với Khương, mới đây mà đã mấy chục năm. Mấy chục năm anh lăn lộn ở xứ người. Ráng học cho xong nghành kỹ sư điện toán, rồi cũng bù đầu bù cổ lo cho gia đình từ ngày ấy đến nay. Kỷ niệm quá khứ là những ý niệm mù mờ trong đời sống ồn ào náo động ở xứ Canada. Nhưng việc vừa nghe tin Thái chết ngay ngày 30 tháng 4 làm Khương có ít suy nghĩ không vui. Các anh là dân sự, là sinh viên, Việt Cộng có chiếm miền Nam chắc cũng không sao. Còn Thái và các người lính, chắc là trăm điều cơ cực nguy hiểm trong chế độ mới. Vậy mà anh lại lo chạy trước để yên thân, còn bạn mình, đang đi lính lại đang đối diện với xe tăng của Việt Cộng trong ngày cuối cùng oan nghiệt ấy. Và đã chết! Mấy chục năm mà anh nào biết nào hay! Thái chắc đã mồ yên mả đẹp, hồn phách tiêu diêu, nhưng Khương đang gặm nhắm nỗi buồn.

Chuyện tình nào cũng qua. Mối tình nào rồi cũng phôi pha với ngày tháng. Hồ Thu ngẫm nghĩ, hôm nay Khương trở về đây, tìm gặp lại mình, cô thấy vui lắm. Kinh tế gia đình đã được bình thường từ mười mấy năm qua, con cái đã lớn, nên bây giờ cô thấy có quyền hưởng thụ một buổi chiều bên người bạn học ngày trước. Cô nghĩ, cũng có thể ngày đó Khương đã yêu mình, như Thái đã yêu mình, nhưng anh không nói ra. Nếu không sao anh cứ rủ mình đi làm báo vào những buổi chiều, sau giờ học sáng. Ai cũng nói anh để ý Hoàng Yến, nhưng cô cũng thấy anh vẫn có săn đón và cảm tình với cô, nhất là anh luôn tìm chuyện để gần gũi. Còn chuyện đẹp xấu ngày ấy? Chưa biết ai đã đẹp hơn ai!

Ngày ấy đâu phải là Khương không yêu Hồ Thu. Nếu không yêu Khương đã không tìm đến thăm Hồ Thu sau ba mươi mấy năm không gặp. Anh dứt khoát muốn nhìn lại mặt Hồ Thu. Ngày đó Khương đã phải lòng ngay khi gặp Hồ Thu vào năm học lớp đệ nhứt. Hồ Thu từ một trường khác, sau khi xong tú tài 1, đã vào học ở trường Khương đang học. Nhưng vì cùng là dân văn nghệ viết báo cho lớp nên họ dễ thân nhau nhanh hơn. Trong ban báo chí ngày đó, ngoài Khương, Hồ Thu, còn có Thái, bạn thân của Khương, người bạn học giỏi, tài hoa. Thái tỏ tình và rất ga-lăng đối với Hồ Thu trước mặt tất cả bạn bè. Không riêng Khương, ai ai trong lớp cũng biết Thái đã phải lòng Hồ Thu. Như bao nhiêu chuyện tình "lãng mạn“ thời học trò, Khương tìm cách lảng xa ra khi Thái có cơ hội gần Hồ Thu, cứ gọi như là Khương hy sinh tình yêu cho bạn. Để qua mắt thiên hạ anh còn làm bộ theo đuổi Hoàng Yến, cô gái làm nhiều nam sinh chơi vơi. Năm sau, lên đại học, Khương đậu vào Phú Thọ, Thái vào Không Quân, Hồ Thu theo học Dược Khoa. Thỉnh thoảng Khương nghe nói hai người cũng gặp gỡ nhau nhưng hình như tình cảm Hồ Thu dành cho Thái không sâu đậm, nên Thái đã dần quên Thu. Còn Khương chưa đâu tới đâu thì bảy mươi lăm lại đến Canada, Hoàng Yến đến Mỹ. Nghe nói Thái và Hồ Thu đã bị kẹt lại.

Ngồi bên cạnh Hồ Thu, nhớ lại những ngày còn là học sinh với Hồ Thu với Thái bao giờ cũng là những ngày Khương giả bộ như chẳng quan tâm gì đến Hồ Thu, cứ lo chăm chỉ học, lại còn cố tạo cho Thái và Hồ Thu có dịp gần gũi, giờ bỗng nhiên anh thấy việc làm ngày ấy của mình nông nổi như lời ca anh đã đọc được trên Internet lúc gần đây... giờ ra đi mới thấy lòng tiếc nuối, những kỷ niệm một thời nông nổi, cứ thôi thúc hoài khắc khoải cả trái tim.... Anh tiếc là ngày ấy yêu Hồ Thu sao anh không tranh với Thái để chiếm lấy Hồ Thu, lại đi nhường một cách vô ích, ngớ ngẩn, bây giờ anh không thể nào cùng Hồ Thu vượt qua vòng lễ giáo để yêu nhau như những tình nhân. Chồng và con Thu đang chờ ở nhà. Vợ và con anh đang chờ ở Canada. Những bước thêm, xa, chỉ là những bước chân phiêu lưu!

Khi ra khỏi rạp, ánh nắng đã dịu, nhưng vẫn còn gay gắt. Thu lại mở dù che cho hai người. Khương lấy dù từ tay Hồ Thu, và tự động đi sát vào cô để che mát cho cả hai. Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Lời bài ca thật hay. Nhất là trong lúc này. Hồ Thu không đang mặc áo lụa Hà Đông nhưng Khương vẫn thấy rất mát bên mối tình câm ngày trước. Anh tiếc. Nếu ngày đó Khương đã nói được với Hồ Thu ba chữ “anh yêu em” thì bây giờ cuộc đi chơi chung hôm nay có ý nghĩa biết mấy.

Chưa chịu về nhà, Hồ Thu rủ Khương vào quán bò bía và nước mía. Ngày nào tuổi còn nhỏ, tính tình hời hợt, ít quan tâm đến người mình yêu, còn bây giờ chưa hẳn già nhưng Khương lại chú ý những chuyện chung quanh, đôi khi rất nhỏ nhặt. Anh thấy miệng Thu ăn món bò bía rất ngon, cách cầm, cách nhai, như cô chưa từng ăn một món ngon như thế. Xong lại còn uống nước mía. Cô hỏi Khương, anh có dám uống nước mía không. Thường Việt kiều về rất sợ đau…bụng vì nước mía. Anh chìa ra cho cô coi mấy viên thuốc Tây trị đau bụng anh đang mang trong bóp và nói nếu vì Thu có đau cũng chẳng sao. Thu cười. Lúc sắp chia tay Khương mạnh dạn hỏi về chuyện gia đình của Hồ Thu trong hiện tại và mối tình ngày trước với Thái, vì Khương đã ra đi từ năm 75, nên mọi tin tức về bạn bè ở Việt Nam từ ngày đó đã biệt tâm.

Hồ Thu kể ra Khương mới biết. Lúc Thái học trong trường Không Quân ở Nha Trang Thu có ra thăm. Tụi em đi chơi ở Hòn Chòng, phố Nha Trang. Khi đó anh đang học bên Phú Thọ, lo máy móc, nên đâu màng đến chuyện lính tráng. Buổi trưa Nha Trang biển đông người… Thấy mặt Khương buồn buồn nên Hồ Thu hơi ngại, nghĩ chắc anh không muốn nghe chuyện tình của người "em gái" nên cô không kể tiếp, mà đổi đề tài, hỏi: Sao về Việt Nam lần này anh có định đi chơi đâu không? Ra Nha Trang, lên thăm Đà Lạt. Nha Trang thì em chưa đi lại lần nào nhưng Đà Lạt thì có đi rồi. Đà Lạt bây giờ thay đổi nhiều lắm! Khương không muốn bỏ dịp may để biết Đà Lạt, khi nghe Hồ Thu rủ, hơn nữa cần đi cho biết vì anh chưa có lên đây lần nào. Anh gật đầu. Hồ Thu tiếp: Nếu em thu xếp được việc nhà thì tụi mình đi vài ngày ở Đà Lạt. Tuần này em bận. Mình hẹn tuần sau đi! Để em sắp xếp việc nhà rồi đi. Em đi với cô con gái nha. Hồ Thu biết có con gái đi chung Khương sẽ không vui. Ánh mắt, cử chỉ Khương mấy hôm nay cho cô biết điều ấy, nhưng biết làm sao hơn khi cô là đàn bà đã có chồng. Ngừng một chút, thăm dò phản ứng Khương, trong ánh mắt long lanh cô tiếp: Có gì xảy ra bất thình lình, không thể đi được, em sẽ gọi điện thoại di động báo cho anh. Còn... anh cũng vậy, có gì... báo cho em biết. Khương một phút thất vọng, nhưng lấy lại sự điềm tĩnh ngay. May mà Hồ Thu không rủ chồng cùng theo, chớ nếu Hồ Thu rủ chồng, Khương sẽ kiếm chuyện thối thác ngay.

Bây giờ thì Khương đang trên đường đến Đà Lạt. Anh đi một mình. Theo sự hẹn hò, Hồ Thu sẽ lên sau. Ở vùng duyên hải đang nắng nóng, xe vừa qua khỏi Di Linh, Bảo Lộc đã gặp ngay bầu trời với mây mù, nắng nhẹ. Khương nhìn quang cảnh chung quanh hai bên đường, những cánh rừng cây xanh mướt, những đồi trà uốn lượng. Quang cảnh này Khương đã nghe kể rất nhiều thời còn sống ở Sàigòn trước bảy mươi lăm. Nghe từ các vị đã từng là chủ vườn trà. Trà Bảo Lộc. Đi đâu họ cũng vận đồ tây trắng, giày trắng, đầu chải bằng Bri-ăng-tin bóng loáng. Bước ra đường là có xe hơi Citroel, Peujeot đưa đón. Bây giờ ai là chủ nhân ở đây? Những chủ nhân ông mới. Họ đang ở đâu. Nhưng ở đây, hiện tại Khương chỉ thấy các cô gái đội khăn, những nông dân, che kín tay, mặt, mang gùi trên lưng, đứng khom mình ngắt những lá trà. Chắc là công việc ngày xưa ra sao, bây giờ vẫn vậy. Và tên gọi vẫn là: những nông dân nghèo khó! Trời lạnh và không có mưa. Ánh mặt trời thỉnh thoảng vẫn xuất hiện như phép nhiệm mầu làm cảnh quang trở nên ấm áp. Xe chạy vòng quanh những con đường, bên mặt là những thung lũng, không sâu, nhưng nếu xe rơi xuống đó, chắc là thập phần nguy hiểm.

Quang cảnh hai bên đường phút chốc đã bị xô dạt qua một bên trong tầm mắt và bộ não của Khương, như sóng đời phủ trên lối mòn cuộc sống, để anh suy nghĩ về một việc khác. Hồ Thu không có cảm tình nhiều hay không còn chút tình cảm nào đối với anh, anh đâu cần biết. Anh chỉ còn biết một điều, ngày mai này ở khung trời Đà Lạt, anh sẽ được đi bên cạnh cô, hạnh phúc muộn màng mà hơn nửa đời người anh mới có, anh thấy lòng ngây ngất. Bao năm bên cạnh mái gia đình êm ấm, bình thản, vẫn không đắm chìm được tình yêu thời trai trẻ nông nổi của đời người. Anh đang hoang mang trong tâm trạng khi phấn khởi, lúc cô đơn. Một người Canada gốc Việt cũng không thua kém ai, nhưng lại thua kém trong tình cảnh này. Việt Nam hiện tại có khối gì cô gái đẹp, cứ sao lại phải tìm Hồ Thu, gặp Hồ Thu. Nỗi rạo rực khi về Việt Nam lần này là để mong gặp lại Hồ Thu, việc làm này xem ra dù là thời hiện đại hôm nay cũng không thể chấp nhận được. Một người đã có vợ, còn một cô đã có chồng. Cả hai đều đã có con cái. Vậy thì còn tìm lại nhau làm gì, nếu không là sự tìm lại trong gần gũi, âu yếm. Khương ngẫm nghĩ nhiều lúc tại mình hết, tại những thằng đàn ông. Chớ thường những người đàn bà như Hồ Thu ít dám bước qua lằn ranh bổn phận nhiệm vụ một khi họ đã có mái ấm gia đình.

Xe dừng lại bên đường, một quán ăn. Như đã có hẹn hò từ trước, giữa chủ xe và chủ quán ăn. Các xe xuôi ngược đều tấp vào đây để hành khách ăn trưa, giải khát và sinh hoạt cá nhân. Quán lớn, có thể chứa cả trăm người. Hầu bàn năm ba người chạy tới chạy lui kêu la inh ỏi. Vẫn là sự vô tình, hai cô gái ngồi gần Khương trên xe, lại đang ngồi cùng bàn với anh. Cô em xem còn khoẻ, còn cô chị đã mệt, sau một đoạn đường xem ra không còn muốn ăn uống gì nữa.

Trên xe đò, hai cô gái này ngồi cạnh Khương. Khi xe rời vùng duyên hải, lên cao nguyên, gặp ngay những khúc cua, sườn dốc, nên cô chị bị chóng mặt, nôn mửa, mặt mày tái xanh. May mà cô em vẫn còn khoẻ, tỉnh táo, để lấy bao hứng. Trông dáng hai cô gái không thuộc con đại gia hay cán bộ trung, cao cấp. Thậm chí cũng có thể cô chị còn là cô gái làm nghề bia ôm, cà phê ôm hay mát-xa ở Sài Gòn để lo cho cô em ăn học. Có những phim bây giờ với hoàn cảnh như vậy. Nét nghèo nghèo, da mặt nhợt nhạt của hai cô gái đã nói lên điều đó. Cô chị có vẻ ngượng ngùng khi nhìn Khương. Khương đã từng bắt gặp ánh mắt như thế trong những lần đi ăn, chơi với bạn bè ở những nơi có các cô gái trẻ Việt Nam làm tiếp viên. Trong lần đầu gặp gỡ họ tươi cười như bao nhiêu người khách khác. Nhưng lần hai lần ba gặp lại họ sẽ không từ chối ngay một lần than thở về hoàn cảnh gia đình: cha mẹ già, đông anh em, không có công việc làm ăn, cố gắng làm để có ít vốn liếng rồi sẽ bỏ nghề này để ra hay về lại quê làm ăn đàng hoàng, vân vân và vân vân, và rồi các cô không ngần ngại xin tiền. Trong tình trạng đất nước như hiện nay, Khương dám tin chắc chín mươi chín phần trăm các cô đã nói thật. Các cô đã không nói láo. Nhìn công ăn việc làm, dân số, đất đai canh tác ai ai cũng biết rằng đại đa số các cô đang lâm trong hoàn cảnh như thế, ngoại trừ con của những gia đình có thân nhân nước ngoài hay các gia đình trung lưu, đại gia mà đa số là cán bộ.

Khương đã từng ngồi ở những quán nhậu mà ngoài các cô tiếp viên trẻ đẹp, chuyên “rót bia” kiếm tiền, với đầy rẫy các cô gái trẻ, thiếu nữ trung niên tay cặp những chiếc thúng, chiếc rổ nhỏ tới lui mời mọc để mua dùm những bịch đậu phọng luộc, trái xê-ri, chùm ruột. Hỏi ra các cô cũng chỉ kiếm được mỗi tháng một triệu rưỡi đến hai triệu, rồi còn phải trả tiền trọ, gửi tiền về quê phụ chồng nuôi con, nuôi cha mẹ. Còn các cô làm trong những hãng xưởng may mặc, đồ gỗ, cá Ba-Sa lương bao nhiêu một tháng thì ai cũng biết. Ngày xưa ai cũng nghĩ chỉ có cô gái nào đẹp mới đi làm nghề mãi dâm, nhưng hiện tại hôm nay, ở Việt Nam, gái xấu cũng hành nghề mãi dâm. Có thật vậy không? Thì cứ tìm đến các anh chạy xe ôm ở các thành phố, các anh sẽ dẫn đến các nơi, các con đường có những cô gái bán phấn buôn hương, quần áo rất đẹp, chạy xe xịn, nhưng mặt mày được che kín bằng khẩu trang. Nhìn tướng tá các cô, khách mua dâm sẽ muốn mua ngay, nhiều khi chưa biết mặt mũi các cô nàng ra sao. Có những người đàn ông, thanh niên hào hiệp, nói họ sẵn sàng đi ngay, mặc cho cô gái đẹp hay xấu, vì thương cho các cô gái trong thời đại hôm nay trên đất nước Việt Nam. Họ nói tính ra hai ba chục Đô La, hai ba trăm ngàn đồng Việt Nam thì nhằm nhò gì với họ so với cuộc đời mãi dâm của một cô gái. Nhưng cũng có nhiều tay trông khá giả nhưng keo kiệt, đòi hỏi phải được coi mặt trước khi cùng bước vào khách sạn "Mini". Đây là lời kể từ thằng bạn hàng xóm của Khương đang sống ở Sàigòn với nghề chạy xe ôm. Ngày xưa bạn không chịu học chữ, chỉ theo học võ, và đã là võ sư của một môn phái. Bây giờ chắc vì đã hơi lớn tuổi nên không thể kiếm tiền bằng nghề võ sư được nữa, phải kiếm ăn phải bằng nghề chạy xe ôm.

Chuyện về hai chị em cô gái ngồi cạnh, thấy cô chị ốm yếu, da mặt xanh, Khương liên tưởng đến những cô gái đã gặp ở những quán ăn và những cô gái do bạn bè ở Sàigòn kể lại, anh đem lòng trắc ẩn, thương cho cô gái, nhưng anh cũng không làm được gì hơn là chỉ đưa cho cô mớ giấy lau miệng mà anh đã mang theo trong túi xách, khi cô nôn mửa. Cô ngần ngại nói tiếng cám ơn.

Trời Đà Lạt mùa hè nhưng buổi chiều hơi lạnh, y như khí hậu Âu Châu, Bắc Mỹ. Khi vừa đến bến xe việc trước tiên là Khương kêu một xe ôm chở đi tìm Hotel. Anh bao luôn anh xe ôm trong buổi chiều tối đầu tiên ở Đà Lạt. Khương muốn đi đâu anh đưa đi đó, khi về Hotel ngủ là hợp đồng chấm dứt. Cả hai thỏa thuận như vậy. Lấy phòng ở Hotel xong, rảnh rang cả buổi chiều, Khương nói anh chở đến các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt như Hồ Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương... Nhưng mỗi nơi anh chỉ vào mười lăm đến hai mươi phút cho biết. Thứ nhất là nếu đi lâu thì tốn tiền xe ôm cũng uổng phí, vì xe bao. Thứ hai là vì một hai ngày tới, khi Hồ Thu lên đây, hai người sẽ có dịp đi dạo các nơi này lâu hơn. Anh xe ôm mặc một chiếc áo Jacket đen để chống lạnh. Đầu có nón kết che nắng. Lúc đang chạy xe, biết Khương lần đầu lên Đà lạt nên anh kể nhiều chuyện về Đà Lạt, khá thú vị. Một trong những câu chuyện ấy là: Mấy ông cán bộ ở đây cứ muốn tổ chức “Hội Hoa Đà Lạt” hoài để kiếm tiền. Ở Đà Lạt làm gì có đủ hoa để tổ chức, mỗi lần vậy phải đi mua hoa ở các nơi khác, tốn tiền, bị báo chí chửi um sùm. Xe chạy qua các ngọn đồi. Xứ sở hoa Anh Đào, đâu đâu cũng thấy màu xanh bao phủ. Màu xanh sậm của lá cây trong ngày hè. Anh xe ôm hỏi Khương lên Đà lạt để làm gì, đi chơi không hay sao. Khương bịa: Ngoài du lịch còn định mua tranh mẫu của những họa sĩ, để đem về Sàigòn cho người ta thêu. Ở đâu. Để em chở anh đi. Thôi được rồi. Người ta nói đến khách sạn để đưa. Nếu Khương nói ngày mai có cô bạn gái sẽ lên, chắc anh xe ôm sẽ còn khai thác thêm.

Ngồi xe ôm, gió lạnh chỉ thổi vào hai mang tai, chớ thân mình không thấy lạnh lắm vì nhờ anh xe ôm che chở. Không khí dễ chịu. Hồ Xuân Hương rất đẹp. Khương kêu ngừng lại ở một quán cà phê bên cạnh hồ sau khi xe chạy một vòng. Quán nằm ở địa thế cao, nhìn được khắp khung cảnh hồ. Cà phê Đà Lạt ở quán này pha không quá ngọt nhưng cũng không có gì là đặc biệt, chắc có quán ngon hơn, như đã có lần nghe anh bạn đi chơi ở Đà Lạt về kể lại, như quán Tùng, quán De La Poste... Quán Khương đang ngồi có mở nhạc nhẹ. Nhưng anh không cần vì trong quán đã có một cô tiếp viên với giọng nói thật hay. Nói như rót mật vào tai. Hai anh dùng chi. Nghe giọng nói gợi nhớ đến Hoàng Yến, Khương hỏi: Xin lỗi có phải cô là người Huế không, giọng nói cô rất hay! Chắc là đã quen với những lời khen như thế, nên cô không có vẻ mắc cở, hoặc hãnh diện, chỉ nhẹ nhàng lịch sự (nghề tiếp viên mà!): Không, em người Hà Tĩnh! Lần đầu tiên trong đời Khương nghe giọng nói người Hà Tĩnh. Người ta hay nói giọng ca “oanh vàng thỏ thẻ”, nhưng ở cô gái này đúng là có giọng nói “oanh vàng thỏ thẻ”, nghe mà mát ruột mát gan. Giọng nói cô, theo riêng Khương, hay hơn tiếng Huế mà anh thường nghe. Người cô nhỏ nhắn, da ngăm đen, khuôn mặt nhỏ gọn, miệng cười lộ những chiếc răng đều đặn. Ăn mặc bình thường, nên trông cô chất phác, chân quê, mang nét đẹp bình dị. Cô nói cô chỉ là người làm, một ngày vài ba tiếng. Khương không hỏi, chỉ nghĩ, chắc cô là sinh viên nghèo, đang theo học một trường ở Đà Lạt, làm là để kiếm phụ thêm cho việc học.

Hồ Than Thở thì chẳng có không khí “thở than” gì. Trước 75 sao thì không biết, hiện tại không khí kinh doanh náo nhiệt. Xe ngựa đủ màu, mời mọc. Các anh chụp hình, nơi nào cũng có, lúc nào cũng theo mời. Chụp một tấm đi anh! Bảo đảm với anh, hình rất đẹp! Cặp mắt van lơn. Khổ thật, ở Việt Nam bây giờ không có việc làm nhiều, thất nghiệp đầy, chắc các anh thợ chụp hình cũng vậy. Không biết mỗi ngày có đủ tiền đem về nuôi vợ con không. Khuôn mặt đen đủi, dù có nón, nhưng vì suốt cả ngày đứng ngoài trời, dưới mưa và nắng. Những con đường nho nhỏ ngoằn ngoèo dẫn đến khu mua sắm đồ kỷ niệm có những thảm cỏ xanh và những lẵng hoa rất đẹp.

Thung Lũng Tình Yêu đẹp thật. Nhất là dòng thác, và con suối từ xa đang chảy đến, trong ánh chiều vàng, những tia nắng phản chiếu trên mặt thác màu vàng rực rỡ. Trước Thung Lũng Tình Yêu có mấy tiệm Kios nhỏ bán áo lạnh Đà Lạt. Khương kêu anh xe ôm chờ, tạt vào mua vài chiếc làm quà cho gia đình và cho Hồ Thu. Giá áo rẻ, không đắt lắm, lại đẹp. Lên xứ hoa đào, mua vài cái, không đáng là bao, về thành phố người ta rất quý. Sườn đồi uốn lượn và những hàng thông xanh, những căn nhà lớn, ngôi chùa, thánh đường, đại học.., những nơi anh xe ôm chạy qua, để lại cho Khương nhiều hình ảnh ban đầu thật tốt đẹp về Đà Lạt, xứng danh là nơi nghỉ lý tưởng cho những cặp tình nhân.

Trở lại việc mình, Khương nghĩ, ngày mai đón Hồ Thu ở bến xe xong, rồi mình sẽ đi đâu, làm gì thì anh cũng đã có chương trình. Và rất may trong buổi chiều nay, đi cùng anh xe ôm, anh được thấy được nghe về Đà Lạt khá nhiều. Có kinh nghiệm đôi chút. Anh định, sẽ cùng Hồ Thu lên rặng Lâm Viên, cách Đà Lạt cũng không xa lắm, đến thiền viện Trúc Lâm... Cả một chương trình đặt ra trong đầu, Khương thật thấy háo hức.

Buổi tối về đến khách sạn trời khá khuya, phòng tiếp tân chỉ có một cậu bé khoảng mười tám mười chín tuổi trông coi. Cậu hỏi Khương có cần "Hoá đơn đỏ" không. Khương hỏi lại Hoá đơn đỏ là giấy gì vậy. Cậu cười. Hoá đơn cho những người đi công tác. Khương thấy dễ cười, vì tưởng lầm cậu bé muốn giới thiệu "em út" cho mình, nhưng anh không nói gì chỉ lắc đầu với cậu bé. Phòng ngủ trong một Hotel giá trung bình, nên mọi cái đều trung bình. Giường ngủ, phòng tắm đơn giản. Tắm xong, lên nằm đắp chăn Khương mới cảm thấy nỗi cô đơn vây quanh. Khương nghĩ đến Hồ Thu. Giờ này chắc đang ngủ với chồng. Không biết cô đã sắp xếp công việc chưa, có chuẩn bị ngày mai lên Đà lạt chưa. Cha. Một người đã có gia đình, muốn đi xa một vài ngày quả thật cũng nhiều rắc rối. Phải chi cả hai còn độc thân thì tốt biết mấy. Và không biết ngày mai Hồ Thu có đi lên đây được không, có muốn đi không, dù với con. Câu hỏi cứ đặt ra trong đầu làm Khương khó vào giấc ngủ. Tình cảm đàn bà như những áng mây, mình có thể thấy nó nhưng khó mà nắm bắt được. Câu nói từ miệng của một nhân vật nam trong một phim Việt Nam, Khương ngẫm nghĩ thấy rất đúng. Khương cảm thấy rạo rực hơn khi nghĩ rằng ngày mai đây, mỗi khi vắng mặt con gái Thu, anh và cô sẽ tay trong tay bên cạnh nhau đi dưới những hàng thông, hay trên những đồi cỏ. Anh thêu dệt chuyện gối chăn, nhưng cùng lúc cũng biết kìm hãm cảm xúc quá xa của mình. Càng về khuya tiếng xe cộ bớt đi nhiều, nhưng vẫn không giúp được anh đi vào giấc ngủ. Anh lăn lộn với những ước mơ. Những ước mơ anh biết không thể nào hiện thực được. Nhưng chẳng hề gì, vì chính những thêu dệt, những ước mơ không hiện thực ấy đã giúp con người sống qua và thoát khỏi những tàn bạo của cuộc sống. Ước mơ về một ngày mai được sung sướng an nhàn. Ước mơ sẽ tay trong tay với người tình ngày trước. Ước mơ về một cuộc đổi đời. Ước mơ về một mái ấm, một tình yêu vĩnh cữu. Khi con người không còn ước mơ có lẽ người đó đã chết, như những hàng cây không được tưới tẩm bằng những giọt nước từ nhân gian, hay những cơn mưa từ trời, hàng cây sẽ chết, thành phố sẽ buồn và con người không còn đến đó để tỏ tình.

Đêm hôm đó, Khương đi vào một giấc chiêm bao. Anh thấy từ trong Thung Lũng Tình Yêu Hồ Thu đang ngụp lặn trong đó. Mình cô ướt sũng, cô muốn ra khỏi dòng nước, nhưng nào được. Nước cứ kéo cô lại, muốn dìm cô, nhưng cô cứ cố vươn lên, hai tay vươn tới, như cố thoát ra loài bạch tuộc đang bấu chặt. Cô không kêu tên ai, không kêu tên Khương, không ai đến cứu, Khương nghĩ thế nào rồi Hồ Thu cũng bị nước cuốn đi, cuốn vào Thung Lũng Tình Yêu, vào vùng mù mờ của suối. Khi Hồ Thu khuất dạng hình hài trong dòng nước, Khương giật mình tỉnh giấc. Lúc ấy khoảng năm giờ sáng.

Do giấc mơ làm tỉnh ngủ, Khương dậy sớm rửa mặt thay đồ. Anh muốn nhìn cảnh Đà Lạt lúc bình minh. Hôm qua anh đã nhìn được Đà Lạt trong cuối ngày và khi màn đêm đến. Xuống đến phòng tiếp tân, anh thấy một anh khá lớn tuổi đang lay hoay ở đây. Có vẻ anh vừa ngủ vừa trông coi khách sạn. Khương nói với anh Khương muốn ra ngoài tìm một ly cà phê sáng. Khuôn mặt người trung niên bình thản, dễ mến. Anh gật đầu với Khương. Ra ngoài mới biết trời đang có mưa lâm râm, không khí lạnh. Vì mưa nên Khương không thể tản bộ được, anh đứng đón một xe ôm để đến quán cà phê. Chiếc xe trờ tới, Khương quắt, người lái xe ôm mặc đồ kín đầy người, từ đầu đến chân, chỉ trừ khuôn mặt. Khi đứng trước mặt và nghe tiếng nói Khương mới nhận ra đó là một người đàn bà. Khương hơi ngạc nhiên nhưng cứ làm tỉnh. Chị đưa dùm tôi đến quán cà phê nào gần đây nhất, mưa nên tôi không đi bộ được. Dạ, anh lên đi! Đàn bà ở đây cũng lái xe ôm nữa à. Dạ lái thay cho ông xã, chút nữa ổng ngủ dậy ổng lái tiếp, tôi ở nhà lo cho con đi học. Xin lỗi. Nghe giọng nói hình như chị không phải người ở đây. Dạ đúng, em người Khánh Hoà. Khánh Hoà sao không đến Nha Trang làm ăn mà phải vào tận Đà lạt này. Dạ, Nha Trang cũng khó làm ăn lắm anh! Biết hỏi thêm không nên, nên Khương yên lặng mãi đến khi chị xe ôm ngừng lại trước một quán ăn. Xuống xe, nhưng trong thâm tâm anh vẫn thắc mắc về chị lái xe ôm. Tại sao ở Nha Trang lại khó làm ăn hơn ở Đà Lạt. Nha Trang, thành phố lớn, nhiều khách du lịch, lại ở nơi quê chị, vậy mà khó làm ăn. Anh hỏi giá tiền, và trả cho chị gấp hai. Chị nhận với vẻ mặt thật vui. Miệng chị cười, và hình như ánh mắt cũng mỉm cười.

Ly cà phê sữa nóng làm Khương tỉnh táo. Uống cà phê xong, thấy đói anh gọi một dĩa hột gà ốp-la ăn với bánh mì. Đang ăn thấy điện thoại cầm tay báo có tin nhắn SMS. Mở ra Khương thấy hàng tin từ Hồ Thu: Em lên Đà lạt không được, vì đứa con bịnh bất thình lình hồi hôm này. Đừng buồn em nha! Về Sàigòn em sẽ kể cho anh biết rõ hơn. Chúc anh đi chơi vui ở Đà lạt dù không có em. Đọc tin nhắn xong Khương không còn muốn ăn gì nữa. Định không hồi âm, nhưng vì lịch sự Khương cũng viết vài chữ để Hồ Thu yên tâm: Em không lên được, anh buồn lắm! Khương muốn về lại ngay khách sạn, trả phòng và trở về lại Sàigòn ngay trong ngày. Những rạo rực náo nức đã bị dập tắt. Suốt cả đêm không ngủ chỉ trông trời mau sáng, nhưng giờ thì nhận được tin "sét đánh" từ Hồ Thu.

Theo đường đi, buổi sáng sương còn ướt đẫm trên đường. Vài chiếc lá vàng sậm nằm lẻ loi trên mặt đất. Khương cuối xuống lượm một chiếc lá. Lá đã khô, chắc lìa cây lâu rồi, may mà chưa cằn cỗi. Anh cầm chiếc lá trên tay, đánh đều chiếc lá theo bước đi. Khi về đến cửa khách sạn tay anh mới bỏ rơi chiếc lá xuống đường. Vào đến phòng Khương ngã người nằm dài trên giường, suy nghĩ. Bỗng dưng anh cảm thấy thương Hồ Thu hơn là buồn vì chuyện cô không lên được. Hồ Thu như chiếc lá lúc nãy, trên đường đi anh đã nhặt. Lá của những mùa thu qua. Cõi quá khứ. Ướt ẩm. Nàng là hoa vạn hạt cuối mùa. Cố bám vào xuân nhưng đành bó tay. Ba mươi năm trước là xuân. Còn bây giờ đã hơn nửa cuộc đời. Khám phá ra như vậy để Khương dễ thông cảm cho Hồ Thu hơn. Cũng đành chia xa. Khương nghĩ như thế và quyết định sẽ không tiếp tục làm phiền Hồ Thu khi đời cô như ván đã đóng thuyền.

Khương lại quyết định không về Sàigòn sớm. Anh muốn ở lại đi chơi trong Đà lạt và những vùng lân cận vài ngày, vì lần lên đây lần khó. Cũng có thể anh ở đến ngày về lại Canada, anh mới trở về Sàigòn để lên phi cơ. Về Sàigòn hiện tại anh cũng cô đơn. Biết đâu sự nhớ nhung lại làm anh quấy rầy Hồ Thu. Hãy để tình yêu ngày nào được ngủ yên. Anh muốn chôn cất nỗi buồn này nơi chốn mù sương. Một mình anh đi vòng vòng trên những con đường. Lúc lên đồi. Lúc xuống dốc. Anh tìm một quán bia. Anh muốn uống bia Đà Lạt trong buổi tối, sương mù đang bên ngoài và có cái lạnh từ con tim.

Còn mấy ngày nữa anh trở về lại Bắc Mỹ. Xa Việt Nam lại nửa vòng địa cầu và có lẽ là xa Hồ Thu một thời gian rất lâu. Hồ Thu lại nhắn tin: Khi nào về Sàigòn liên lạc với em ngay. Em muốn tiễn anh ngày anh ra phi trường về Canada. Khương hồi âm: Có cần thiết không? Nhưng nếu em ra được anh cũng rất vui. Cám ơn em. Một chai, hai chai. Bia đã làm Khương say. Kêu cô gái tính tiền. Anh thấy yêu thích trạng thái này. Nửa say nửa tỉnh. Nửa thánh thiện, nghiêm trang. Nửa trăng hoa, trai gái. Anh hỏi giỡn cô gái sau khi "bo" cho cô hậu hĩ. Gần đây có...Mà thôi! Bỗng dưng Khương ngưng ngang. Cô gái tủm tỉm cười.

Ra ngoài trời tối. Không trăng sao. Trời khô. Lòng Khương bỗng dưng rạo rực. Anh cảm thấy muốn yêu ngay một cô gái Việt Nam. Đong đầy sự cô đơn, vắng Hồ Thu, bằng chuyện trăng hoa. Như tình cảm ngày xưa. Sau những ngày học thi căng thẳng đầu óc, bọn sinh viên tụi anh cũng đã biết vào nhà thổ, để giải quyết cho cái đầu đỡ đậm đặc, rồi mới có thể tiếp tục học. Còn nay, cũng đầy rẫy các cô gái làm nghề này. Và người ngoại quốc, ngoại quốc gốc Việt, Việt kiều và các cán bộ, đại gia, tất cả là tội phạm nhưng cũng là ân nhân của họ. Một chiếc xe ôm chạy ngang, ngừng lại hỏi anh có đi không. Khương gật đầu, leo lên. Anh về đâu anh. Anh cho tôi đến chỗ nào có mấy em! Ừ được rồi! Tôi biết một nơi, có thể anh đến chơi được. Bia đã lên đến đầu. Khương bần thần lấy tay vuốt nhẹ gương mặt. Cha, coi bộ anh cũng rành vụ này dữ. Dạ, Thỉnh thoảng cũng có khách hỏi. Phải biết để chở họ đi. Chạy xe ôm mà anh. Khách đủ hạng người. À, mà xem ra anh đang có chuyện buồn. Ừ. Anh đoán đúng. Cũng đang buồn. Anh ở đâu đến đây du lịch à. Hình như anh không phải là dân ở đây. Khương giỡn, tôi là người ở đồng bằng, không phải là người phố núi. Lần đầu muốn biết cảnh biết người phố núi ra sao. Anh xe ôm cười lớn tiếng, trả lời, ở đâu cũng vậy thôi. Tự dưng anh lại chêm vào câu nói nổi tiếng của ông Đặng Tiểu Bình, không biết với ẩn ý gì: Mèo trắng mèo đen gì mặc kệ. Miễn là mèo bắt chuột được thôi, phải không anh.

Anh xe ôm chở Khương đến một góc đường. Ánh sáng mờ nhưng đủ để nhận thấy mặt người, cùng lúc những nhánh cây, thân cây cũng che khuất được phần nào ánh đèn đang rải xuống các kiều nữ. Nhiều cô gái không rụt rè chạy ra chận đầu xe ôm, đề nghị chuyện “trăng hoa”. Anh xe ôm quay lại Khương hỏi nhỏ, sao anh thấy được không, có đi không.

Lúc này men rượu trong đầu Khương đã bớt. Nhờ ở ngoài trời ít phút nên anh thấy tỉnh táo, cùng lúc lại thấy buồn. Khương tự dưng nghĩ đến Hồ Thu, nhớ đến gương mặt Hồ Thu lúc hai người ngồi trong quán Tỏ Tình ở Sàigòn. Hồn nhiên và thánh thiện quá! Anh nghĩ mình lên đây là vì Hồ Thu chớ đâu phải chuyện “cỏn con” này. Mặc dù Hồ Thu không có mặt nơi đây, nhưng tự dưng anh lại thấy thẹn với Hồ Thu. Anh chồm tới nói nhỏ cho anh xe ôm vừa đủ nghe: Anh chở dùm tôi về khách sạn lại đi! Chạy đi!

Vũ Nam (Germany)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nơi Chốn Mù Sương (Vũ Nam)

Ngày xưa khi ngồi chung dưới mái trường trung học Khương không để ý đến Hồ Thu
Nơi Chốn Mù Sương
Vũ Nam (Germany)


Ngày xưa khi ngồi chung dưới mái trường trung học Khương không để ý đến Hồ Thu. Rõ ra là Khương không thấy phải lòng với Thu, không thấy yêu Thu. Những lúc lớp bận rộn làm bích báo, hai người có dịp gần gũi vào những buổi chiều sau nguyên một buổi sáng đã gặp nhau ở trường, Khương đâu có "tán tỉnh" Hồ Thu, anh chỉ tập trung vô việc làm báo. Khi ấy Khương chỉ có mình Hoàng Yến trong trái tim. Yến nói giọng nhỏ nhẹ. Lời như ru. Ngoài giờ học buổi sáng, buổi chiều cô ít tham dự vào việc của lớp vì phải phụ nhà bán chè. Quán Hoàng Yến buổi chiều thường đông khách. Thỉnh thoảng Khương và các bạn cũng ghé ăn. Quán chè nhà cô nổi tiếng vì ngon. Chè đậu đen, đậu xanh ăn chung với vài hột đậu phọng chiên giòn. Chè không biết do ai nấu, chỉ thấy Hoàng Yến lo phần phục vụ khách vì cô tháo vát, lanh lẹ và có ưu điểm từ giọng nói nên rất được lòng khách. Yến có nước da trắng, người trung bình, mảnh khảnh. Cô là một trong những người thuộc loại đẹp, có nhiều người theo đuổi, trong đó có Khương. Cô không tỏ vẻ mình đẹp trước mặt mọi người. Nhưng ai ai cũng nhận ra cô là cô gái đẹp.

Ngược lại với Hoàng Yến, Hồ Thu khép kín, có nét đẹp hiền hòa. Da mặt hồng hào, miệng cười tươi với những chiếc răng nhỏ, trắng và đều. Thân hình Hồ Thu không mảnh khảnh như Hoàng Yến, mà đầy đặn. So ra ngày ấy chưa biết ai đẹp hơn ai. Còn bây giờ kẻ đông người tây, hai cô bạn học ngày nào chắc chưa có dịp gặp lại nhau. Nhưng Khương đã có dịp gặp lại Hoàng Yến rồi nên anh có một nhận xét: Hiện tại Hồ Thu đẹp hơn Hoàng Yến, dù Hồ Thu đang còn ở Việt Nam, Hoàng Yến đang ở ngoại quốc.

Hồ Thu dư biết ngày xưa Khương không phải lòng cô, anh phải lòng Hoàng Yến, nên sau ba mươi mấy năm gặp lại Khương, cô vui nhưng vẫn chọc "người tình trong mộng“ của anh. Sao, ở ngoại quốc anh có gặp lại Hoàng Yến lần nào chưa. Khương ghẹo lại cô. Ngày xưa anh phải lòng Hoàng Yến nhưng bây giờ là đang phải lòng Hồ Thu đây. Hồ Thu biết Khương nói giỡn nên cô cười thật tươi.

Hồ Thu hẹn rủ người bạn học cũ, mà cô lúc nào cũng nghĩ như người anh trai (vì Khương có bao giờ tỏ tình với Hồ Thu đâu) đi uống cà phê ở quán Tỏ Tình trên đường X trong thành phố. Đi bên Hồ Thu, ngồi bên Hồ Thu, Khương rất ngạc nhiên vì sau ba mươi mấy năm trên đất nước Việt Nam nhiều xáo trộn nhưng Thu vẫn còn giữ nguyên vẹn sự trẻ trung hồn nhiên và nét đẹp của thời thanh xuân. Dù thỉnh thoảng cô vẫn bàn đến việc học hành của hai đứa con, đến những lo toan mệt nhọc trong gia đình, trong sở làm, nhưng nét lo lắng chỉ phớt qua, sau đó phải trả lại cho cô sự tươi tỉnh. Trời Sàigòn hôm ấy đang nắng. Từ điểm hẹn của hai người Hồ Thu gọi một chiếc taxi để đến quán cà phê. Khi bước ra khỏi taxi, nắng chói chang rọi xuống đường phố, Hồ Thu đã phải mở dù để che nắng, y như người ta đang che mưa. Thói quen này bây giờ ở Sàigòn Khương thấy hay hay. Các cô sợ nắng làm đen, nhưng lòng đường giữa mùa hè có đầy những cánh dù nhiều màu cũng làm đường phố đẹp hẳn lên. Vẫn cách nói chuyện pha trò và hay cười của Thu làm không khí trò chuyện giữa hai người vui hơn. Thu kể về những chuyện ngày đó chúng mình. Ngày đó anh Khương có để ý gì đến em đâu! Sao, Hoàng Yến dạo này ra sao, anh có thường liên lạc với Hoàng Yến không. Buổi trưa hè Sàigòn, ly cà phê sữa đá làm cả hai tỉnh táo. Sàigòn bây giờ làm cà phê ngọt quá! Lần nào uống Khương cũng đổ thêm miếng nước trà vào. Trà được ướp hương pha chung vào ly cà phê sữa cho mùi vị rất được. Thu nói cô làm trong hãng bào chế thuốc, vài năm nữa là về hưu rồi. Về hưu sẽ có nhiều thì giờ để đi du lịch ở trong nước. Cô chưa đi du lịch nhiều và cũng chưa có lần nào ra ngoại quốc.

Hiện tại Hồ Thu không bịt mặt, mang bao tay, đội nón bảo hiểm. Không biết cứ mỗi buổi sáng đi làm việc, khi ra đường Hồ Thu sẽ ra sao với những "dụng cụ" này. Chắc lúc ấy đứng đối diện với Hồ Thu, Khương cũng không thể nhận ra. Ở Việt Nam bây giờ, khi những cô bạn, người bà con chạy xe đến đứng đối diện với Khương, anh vẫn chưa thể nhận ra, cho đến khi họ lột khẩu trang. Chiếc áo dài tha thướt, ngồi sau xe Honda, đôi chân để một bên, tay ôm eo người tình đã trở thành dỉ vãng. Hôm nay các cô đa số mặc đồ Tây, phủ kín từ đầu đến chân. Đúng là mỗi thời mỗi khác. Mỗi thời có những kiểu riêng.

Uống cà phê xong, Khương "táo bạo" rủ Hồ Thu vào xi-nê. Anh hồi họp chờ cô trả lời. Cô chọc anh. Không có Hoàng Yến ở đây, thôi em đi thế cho Hoàng Yến vậy, sao anh chịu chưa. Hồ Thu chọn rạp Đại Đồng ở đường Cao Thắng vì hôm nay ở đó có chiếu một phim tình cảm.

Trên đường ngồi xe đến rạp xinê, tâm hồn Hồ Thu dao động giữa hai trạng thái: phấn chấn và nuối tiếc. Những ngày còn tất bật ở VN, cả mười mấy năm trời hai vợ chồng còng lưng ra làm lụng nuôi ba đứa con. Hai vợ chồng làm công nhân viên nhà nước cả ngày mà nào có đủ ăn. Mỗi tháng vài chục bạc, mười mấy ký lương thực, ký thịt, nửa ký bột ngọt v.v...Kỷ niệm thời áo rắng đã tan thành mây khỏi, đã về miền viễn du, thỉnh thoảng gặp lại ngoài đường, giữa phố Sàigòn, những người bạn học ngày xưa. Dù vội vàng nhưng vẫn có thì giờ cho một ly cà phê đá trong một quán cốc nào đó ở góc đường để trò chuyện về “những ngày xưa thân ái”. Trong một lần, thật tình cờ Hồ Thu nghe tin từ một cô bạn nói Thái đã…! Tình yêu của năm lớp đệ nhất với Thái vẫn không giúp được gì cho Hồ Thu để cô có điều kiện, thời giờ để một lần tìm xem, hỏi ra tường tận lý do nào mà Thái đã bỏ...đi! Mãi sau này qua thêm những người bạn khác cô mới biết rõ tường tận về chuyện của Thái. Rồi cô cũng phải có gia đình, với anh chàng sinh viên cùng cô đêm ngày mình sình áo ướt trên nông trường kinh tế mới Lê Minh Xuân ở Củ Chi. Sanh một đứa con đã là từ giã bạn bè, không biết ai còn ai mất, ai đã ra sao. Hai đứa con thì chỉ còn biết cho gia đình. May mà năm 86 đất nước “Đổi Mới”, thở phào nhẹ nhõm. Kinh tế từ từ theo hướng thị trường.., nên bán thuốc Tây riêng được và gia đình mới từ từ ngất đầu lên cho đến hôm nay, ngày gặp lại người bạn cũ, Khương, từ Canada về.

Với Khương. Tình yêu? Tình bạn? Lãng đãng như “khói lam chiều”. Mờ mờ ảo ảo. Ngày ấy, Khương có đá động gì về tình yêu với cô đâu. Chưa có lấy một lời tỏ tình! Khương chỉ có cái nhìn ân cần nhờ vả nhưng nồng cháy khi nhờ cô giúp một việc gì cho lớp. Khương biết Thái đang theo đuổi cô, và chính Khương, dù kín đáo, cũng để cho mọi người biết là anh đang theo đuổi Hoàng Yến, chứ đâu phải cô, đâu phải Hồ Thu này! Thỉnh thoảng Khương ghé nhà cô với Thái, anh chỉ ngồi xa xa, để cho Thái và cô tâm sự. Khi thấy cần lắm anh mới xen vào ít lời để chọc ghẹo hai người.

- Đang nghĩ gì vậy? Có nghe nói giờ Thái ở đâu không Hồ Thu?

Khương hỏi, Hồ Thu mới trở lại hiện tại:

- Ủa, chớ anh không nghe biết gì sao?

- Không!

- Thái đã chết rồi! Chết ngay ngày ba mươi tháng tư bảy mươi lăm.

- Sao lại chết trong ngày ấy? - Khương nóng lòng muốn biết.

- Nghe nói lúc ấy Thái đang học Không Quân ở Mỹ, hết tài khoá, phải về nước. Thái phải vào trường Sĩ Quan Thủ Đức để học giai đoạn quân sự cho sĩ quan bộ binh. Sáng 30 tháng 4, trước khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, trường Thủ Đức vẫn còn chiến đấu. Nghe kể Thái bị một chiếc xe tăng của Việt Cộng bắn chết ngay trên giao thông hào của trường. Ngay sáng ngày 30 tháng 4!

- Trời chuyện thê thảm vậy mà bây giờ tôi mới biết! Tội nghiệp Thái quá!

Hồ Thu hỏi Khương:

- Sáng 30 tháng 4 anh Khương đã đi chưa? Anh giỏi thật!

- Lúc đó đang trên tàu ra biển.

Hai người lại yên lặng, dong ruổi theo những ý nghĩ riêng tư. Với Khương, mới đây mà đã mấy chục năm. Mấy chục năm anh lăn lộn ở xứ người. Ráng học cho xong nghành kỹ sư điện toán, rồi cũng bù đầu bù cổ lo cho gia đình từ ngày ấy đến nay. Kỷ niệm quá khứ là những ý niệm mù mờ trong đời sống ồn ào náo động ở xứ Canada. Nhưng việc vừa nghe tin Thái chết ngay ngày 30 tháng 4 làm Khương có ít suy nghĩ không vui. Các anh là dân sự, là sinh viên, Việt Cộng có chiếm miền Nam chắc cũng không sao. Còn Thái và các người lính, chắc là trăm điều cơ cực nguy hiểm trong chế độ mới. Vậy mà anh lại lo chạy trước để yên thân, còn bạn mình, đang đi lính lại đang đối diện với xe tăng của Việt Cộng trong ngày cuối cùng oan nghiệt ấy. Và đã chết! Mấy chục năm mà anh nào biết nào hay! Thái chắc đã mồ yên mả đẹp, hồn phách tiêu diêu, nhưng Khương đang gặm nhắm nỗi buồn.

Chuyện tình nào cũng qua. Mối tình nào rồi cũng phôi pha với ngày tháng. Hồ Thu ngẫm nghĩ, hôm nay Khương trở về đây, tìm gặp lại mình, cô thấy vui lắm. Kinh tế gia đình đã được bình thường từ mười mấy năm qua, con cái đã lớn, nên bây giờ cô thấy có quyền hưởng thụ một buổi chiều bên người bạn học ngày trước. Cô nghĩ, cũng có thể ngày đó Khương đã yêu mình, như Thái đã yêu mình, nhưng anh không nói ra. Nếu không sao anh cứ rủ mình đi làm báo vào những buổi chiều, sau giờ học sáng. Ai cũng nói anh để ý Hoàng Yến, nhưng cô cũng thấy anh vẫn có săn đón và cảm tình với cô, nhất là anh luôn tìm chuyện để gần gũi. Còn chuyện đẹp xấu ngày ấy? Chưa biết ai đã đẹp hơn ai!

Ngày ấy đâu phải là Khương không yêu Hồ Thu. Nếu không yêu Khương đã không tìm đến thăm Hồ Thu sau ba mươi mấy năm không gặp. Anh dứt khoát muốn nhìn lại mặt Hồ Thu. Ngày đó Khương đã phải lòng ngay khi gặp Hồ Thu vào năm học lớp đệ nhứt. Hồ Thu từ một trường khác, sau khi xong tú tài 1, đã vào học ở trường Khương đang học. Nhưng vì cùng là dân văn nghệ viết báo cho lớp nên họ dễ thân nhau nhanh hơn. Trong ban báo chí ngày đó, ngoài Khương, Hồ Thu, còn có Thái, bạn thân của Khương, người bạn học giỏi, tài hoa. Thái tỏ tình và rất ga-lăng đối với Hồ Thu trước mặt tất cả bạn bè. Không riêng Khương, ai ai trong lớp cũng biết Thái đã phải lòng Hồ Thu. Như bao nhiêu chuyện tình "lãng mạn“ thời học trò, Khương tìm cách lảng xa ra khi Thái có cơ hội gần Hồ Thu, cứ gọi như là Khương hy sinh tình yêu cho bạn. Để qua mắt thiên hạ anh còn làm bộ theo đuổi Hoàng Yến, cô gái làm nhiều nam sinh chơi vơi. Năm sau, lên đại học, Khương đậu vào Phú Thọ, Thái vào Không Quân, Hồ Thu theo học Dược Khoa. Thỉnh thoảng Khương nghe nói hai người cũng gặp gỡ nhau nhưng hình như tình cảm Hồ Thu dành cho Thái không sâu đậm, nên Thái đã dần quên Thu. Còn Khương chưa đâu tới đâu thì bảy mươi lăm lại đến Canada, Hoàng Yến đến Mỹ. Nghe nói Thái và Hồ Thu đã bị kẹt lại.

Ngồi bên cạnh Hồ Thu, nhớ lại những ngày còn là học sinh với Hồ Thu với Thái bao giờ cũng là những ngày Khương giả bộ như chẳng quan tâm gì đến Hồ Thu, cứ lo chăm chỉ học, lại còn cố tạo cho Thái và Hồ Thu có dịp gần gũi, giờ bỗng nhiên anh thấy việc làm ngày ấy của mình nông nổi như lời ca anh đã đọc được trên Internet lúc gần đây... giờ ra đi mới thấy lòng tiếc nuối, những kỷ niệm một thời nông nổi, cứ thôi thúc hoài khắc khoải cả trái tim.... Anh tiếc là ngày ấy yêu Hồ Thu sao anh không tranh với Thái để chiếm lấy Hồ Thu, lại đi nhường một cách vô ích, ngớ ngẩn, bây giờ anh không thể nào cùng Hồ Thu vượt qua vòng lễ giáo để yêu nhau như những tình nhân. Chồng và con Thu đang chờ ở nhà. Vợ và con anh đang chờ ở Canada. Những bước thêm, xa, chỉ là những bước chân phiêu lưu!

Khi ra khỏi rạp, ánh nắng đã dịu, nhưng vẫn còn gay gắt. Thu lại mở dù che cho hai người. Khương lấy dù từ tay Hồ Thu, và tự động đi sát vào cô để che mát cho cả hai. Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Lời bài ca thật hay. Nhất là trong lúc này. Hồ Thu không đang mặc áo lụa Hà Đông nhưng Khương vẫn thấy rất mát bên mối tình câm ngày trước. Anh tiếc. Nếu ngày đó Khương đã nói được với Hồ Thu ba chữ “anh yêu em” thì bây giờ cuộc đi chơi chung hôm nay có ý nghĩa biết mấy.

Chưa chịu về nhà, Hồ Thu rủ Khương vào quán bò bía và nước mía. Ngày nào tuổi còn nhỏ, tính tình hời hợt, ít quan tâm đến người mình yêu, còn bây giờ chưa hẳn già nhưng Khương lại chú ý những chuyện chung quanh, đôi khi rất nhỏ nhặt. Anh thấy miệng Thu ăn món bò bía rất ngon, cách cầm, cách nhai, như cô chưa từng ăn một món ngon như thế. Xong lại còn uống nước mía. Cô hỏi Khương, anh có dám uống nước mía không. Thường Việt kiều về rất sợ đau…bụng vì nước mía. Anh chìa ra cho cô coi mấy viên thuốc Tây trị đau bụng anh đang mang trong bóp và nói nếu vì Thu có đau cũng chẳng sao. Thu cười. Lúc sắp chia tay Khương mạnh dạn hỏi về chuyện gia đình của Hồ Thu trong hiện tại và mối tình ngày trước với Thái, vì Khương đã ra đi từ năm 75, nên mọi tin tức về bạn bè ở Việt Nam từ ngày đó đã biệt tâm.

Hồ Thu kể ra Khương mới biết. Lúc Thái học trong trường Không Quân ở Nha Trang Thu có ra thăm. Tụi em đi chơi ở Hòn Chòng, phố Nha Trang. Khi đó anh đang học bên Phú Thọ, lo máy móc, nên đâu màng đến chuyện lính tráng. Buổi trưa Nha Trang biển đông người… Thấy mặt Khương buồn buồn nên Hồ Thu hơi ngại, nghĩ chắc anh không muốn nghe chuyện tình của người "em gái" nên cô không kể tiếp, mà đổi đề tài, hỏi: Sao về Việt Nam lần này anh có định đi chơi đâu không? Ra Nha Trang, lên thăm Đà Lạt. Nha Trang thì em chưa đi lại lần nào nhưng Đà Lạt thì có đi rồi. Đà Lạt bây giờ thay đổi nhiều lắm! Khương không muốn bỏ dịp may để biết Đà Lạt, khi nghe Hồ Thu rủ, hơn nữa cần đi cho biết vì anh chưa có lên đây lần nào. Anh gật đầu. Hồ Thu tiếp: Nếu em thu xếp được việc nhà thì tụi mình đi vài ngày ở Đà Lạt. Tuần này em bận. Mình hẹn tuần sau đi! Để em sắp xếp việc nhà rồi đi. Em đi với cô con gái nha. Hồ Thu biết có con gái đi chung Khương sẽ không vui. Ánh mắt, cử chỉ Khương mấy hôm nay cho cô biết điều ấy, nhưng biết làm sao hơn khi cô là đàn bà đã có chồng. Ngừng một chút, thăm dò phản ứng Khương, trong ánh mắt long lanh cô tiếp: Có gì xảy ra bất thình lình, không thể đi được, em sẽ gọi điện thoại di động báo cho anh. Còn... anh cũng vậy, có gì... báo cho em biết. Khương một phút thất vọng, nhưng lấy lại sự điềm tĩnh ngay. May mà Hồ Thu không rủ chồng cùng theo, chớ nếu Hồ Thu rủ chồng, Khương sẽ kiếm chuyện thối thác ngay.

Bây giờ thì Khương đang trên đường đến Đà Lạt. Anh đi một mình. Theo sự hẹn hò, Hồ Thu sẽ lên sau. Ở vùng duyên hải đang nắng nóng, xe vừa qua khỏi Di Linh, Bảo Lộc đã gặp ngay bầu trời với mây mù, nắng nhẹ. Khương nhìn quang cảnh chung quanh hai bên đường, những cánh rừng cây xanh mướt, những đồi trà uốn lượng. Quang cảnh này Khương đã nghe kể rất nhiều thời còn sống ở Sàigòn trước bảy mươi lăm. Nghe từ các vị đã từng là chủ vườn trà. Trà Bảo Lộc. Đi đâu họ cũng vận đồ tây trắng, giày trắng, đầu chải bằng Bri-ăng-tin bóng loáng. Bước ra đường là có xe hơi Citroel, Peujeot đưa đón. Bây giờ ai là chủ nhân ở đây? Những chủ nhân ông mới. Họ đang ở đâu. Nhưng ở đây, hiện tại Khương chỉ thấy các cô gái đội khăn, những nông dân, che kín tay, mặt, mang gùi trên lưng, đứng khom mình ngắt những lá trà. Chắc là công việc ngày xưa ra sao, bây giờ vẫn vậy. Và tên gọi vẫn là: những nông dân nghèo khó! Trời lạnh và không có mưa. Ánh mặt trời thỉnh thoảng vẫn xuất hiện như phép nhiệm mầu làm cảnh quang trở nên ấm áp. Xe chạy vòng quanh những con đường, bên mặt là những thung lũng, không sâu, nhưng nếu xe rơi xuống đó, chắc là thập phần nguy hiểm.

Quang cảnh hai bên đường phút chốc đã bị xô dạt qua một bên trong tầm mắt và bộ não của Khương, như sóng đời phủ trên lối mòn cuộc sống, để anh suy nghĩ về một việc khác. Hồ Thu không có cảm tình nhiều hay không còn chút tình cảm nào đối với anh, anh đâu cần biết. Anh chỉ còn biết một điều, ngày mai này ở khung trời Đà Lạt, anh sẽ được đi bên cạnh cô, hạnh phúc muộn màng mà hơn nửa đời người anh mới có, anh thấy lòng ngây ngất. Bao năm bên cạnh mái gia đình êm ấm, bình thản, vẫn không đắm chìm được tình yêu thời trai trẻ nông nổi của đời người. Anh đang hoang mang trong tâm trạng khi phấn khởi, lúc cô đơn. Một người Canada gốc Việt cũng không thua kém ai, nhưng lại thua kém trong tình cảnh này. Việt Nam hiện tại có khối gì cô gái đẹp, cứ sao lại phải tìm Hồ Thu, gặp Hồ Thu. Nỗi rạo rực khi về Việt Nam lần này là để mong gặp lại Hồ Thu, việc làm này xem ra dù là thời hiện đại hôm nay cũng không thể chấp nhận được. Một người đã có vợ, còn một cô đã có chồng. Cả hai đều đã có con cái. Vậy thì còn tìm lại nhau làm gì, nếu không là sự tìm lại trong gần gũi, âu yếm. Khương ngẫm nghĩ nhiều lúc tại mình hết, tại những thằng đàn ông. Chớ thường những người đàn bà như Hồ Thu ít dám bước qua lằn ranh bổn phận nhiệm vụ một khi họ đã có mái ấm gia đình.

Xe dừng lại bên đường, một quán ăn. Như đã có hẹn hò từ trước, giữa chủ xe và chủ quán ăn. Các xe xuôi ngược đều tấp vào đây để hành khách ăn trưa, giải khát và sinh hoạt cá nhân. Quán lớn, có thể chứa cả trăm người. Hầu bàn năm ba người chạy tới chạy lui kêu la inh ỏi. Vẫn là sự vô tình, hai cô gái ngồi gần Khương trên xe, lại đang ngồi cùng bàn với anh. Cô em xem còn khoẻ, còn cô chị đã mệt, sau một đoạn đường xem ra không còn muốn ăn uống gì nữa.

Trên xe đò, hai cô gái này ngồi cạnh Khương. Khi xe rời vùng duyên hải, lên cao nguyên, gặp ngay những khúc cua, sườn dốc, nên cô chị bị chóng mặt, nôn mửa, mặt mày tái xanh. May mà cô em vẫn còn khoẻ, tỉnh táo, để lấy bao hứng. Trông dáng hai cô gái không thuộc con đại gia hay cán bộ trung, cao cấp. Thậm chí cũng có thể cô chị còn là cô gái làm nghề bia ôm, cà phê ôm hay mát-xa ở Sài Gòn để lo cho cô em ăn học. Có những phim bây giờ với hoàn cảnh như vậy. Nét nghèo nghèo, da mặt nhợt nhạt của hai cô gái đã nói lên điều đó. Cô chị có vẻ ngượng ngùng khi nhìn Khương. Khương đã từng bắt gặp ánh mắt như thế trong những lần đi ăn, chơi với bạn bè ở những nơi có các cô gái trẻ Việt Nam làm tiếp viên. Trong lần đầu gặp gỡ họ tươi cười như bao nhiêu người khách khác. Nhưng lần hai lần ba gặp lại họ sẽ không từ chối ngay một lần than thở về hoàn cảnh gia đình: cha mẹ già, đông anh em, không có công việc làm ăn, cố gắng làm để có ít vốn liếng rồi sẽ bỏ nghề này để ra hay về lại quê làm ăn đàng hoàng, vân vân và vân vân, và rồi các cô không ngần ngại xin tiền. Trong tình trạng đất nước như hiện nay, Khương dám tin chắc chín mươi chín phần trăm các cô đã nói thật. Các cô đã không nói láo. Nhìn công ăn việc làm, dân số, đất đai canh tác ai ai cũng biết rằng đại đa số các cô đang lâm trong hoàn cảnh như thế, ngoại trừ con của những gia đình có thân nhân nước ngoài hay các gia đình trung lưu, đại gia mà đa số là cán bộ.

Khương đã từng ngồi ở những quán nhậu mà ngoài các cô tiếp viên trẻ đẹp, chuyên “rót bia” kiếm tiền, với đầy rẫy các cô gái trẻ, thiếu nữ trung niên tay cặp những chiếc thúng, chiếc rổ nhỏ tới lui mời mọc để mua dùm những bịch đậu phọng luộc, trái xê-ri, chùm ruột. Hỏi ra các cô cũng chỉ kiếm được mỗi tháng một triệu rưỡi đến hai triệu, rồi còn phải trả tiền trọ, gửi tiền về quê phụ chồng nuôi con, nuôi cha mẹ. Còn các cô làm trong những hãng xưởng may mặc, đồ gỗ, cá Ba-Sa lương bao nhiêu một tháng thì ai cũng biết. Ngày xưa ai cũng nghĩ chỉ có cô gái nào đẹp mới đi làm nghề mãi dâm, nhưng hiện tại hôm nay, ở Việt Nam, gái xấu cũng hành nghề mãi dâm. Có thật vậy không? Thì cứ tìm đến các anh chạy xe ôm ở các thành phố, các anh sẽ dẫn đến các nơi, các con đường có những cô gái bán phấn buôn hương, quần áo rất đẹp, chạy xe xịn, nhưng mặt mày được che kín bằng khẩu trang. Nhìn tướng tá các cô, khách mua dâm sẽ muốn mua ngay, nhiều khi chưa biết mặt mũi các cô nàng ra sao. Có những người đàn ông, thanh niên hào hiệp, nói họ sẵn sàng đi ngay, mặc cho cô gái đẹp hay xấu, vì thương cho các cô gái trong thời đại hôm nay trên đất nước Việt Nam. Họ nói tính ra hai ba chục Đô La, hai ba trăm ngàn đồng Việt Nam thì nhằm nhò gì với họ so với cuộc đời mãi dâm của một cô gái. Nhưng cũng có nhiều tay trông khá giả nhưng keo kiệt, đòi hỏi phải được coi mặt trước khi cùng bước vào khách sạn "Mini". Đây là lời kể từ thằng bạn hàng xóm của Khương đang sống ở Sàigòn với nghề chạy xe ôm. Ngày xưa bạn không chịu học chữ, chỉ theo học võ, và đã là võ sư của một môn phái. Bây giờ chắc vì đã hơi lớn tuổi nên không thể kiếm tiền bằng nghề võ sư được nữa, phải kiếm ăn phải bằng nghề chạy xe ôm.

Chuyện về hai chị em cô gái ngồi cạnh, thấy cô chị ốm yếu, da mặt xanh, Khương liên tưởng đến những cô gái đã gặp ở những quán ăn và những cô gái do bạn bè ở Sàigòn kể lại, anh đem lòng trắc ẩn, thương cho cô gái, nhưng anh cũng không làm được gì hơn là chỉ đưa cho cô mớ giấy lau miệng mà anh đã mang theo trong túi xách, khi cô nôn mửa. Cô ngần ngại nói tiếng cám ơn.

Trời Đà Lạt mùa hè nhưng buổi chiều hơi lạnh, y như khí hậu Âu Châu, Bắc Mỹ. Khi vừa đến bến xe việc trước tiên là Khương kêu một xe ôm chở đi tìm Hotel. Anh bao luôn anh xe ôm trong buổi chiều tối đầu tiên ở Đà Lạt. Khương muốn đi đâu anh đưa đi đó, khi về Hotel ngủ là hợp đồng chấm dứt. Cả hai thỏa thuận như vậy. Lấy phòng ở Hotel xong, rảnh rang cả buổi chiều, Khương nói anh chở đến các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt như Hồ Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương... Nhưng mỗi nơi anh chỉ vào mười lăm đến hai mươi phút cho biết. Thứ nhất là nếu đi lâu thì tốn tiền xe ôm cũng uổng phí, vì xe bao. Thứ hai là vì một hai ngày tới, khi Hồ Thu lên đây, hai người sẽ có dịp đi dạo các nơi này lâu hơn. Anh xe ôm mặc một chiếc áo Jacket đen để chống lạnh. Đầu có nón kết che nắng. Lúc đang chạy xe, biết Khương lần đầu lên Đà lạt nên anh kể nhiều chuyện về Đà Lạt, khá thú vị. Một trong những câu chuyện ấy là: Mấy ông cán bộ ở đây cứ muốn tổ chức “Hội Hoa Đà Lạt” hoài để kiếm tiền. Ở Đà Lạt làm gì có đủ hoa để tổ chức, mỗi lần vậy phải đi mua hoa ở các nơi khác, tốn tiền, bị báo chí chửi um sùm. Xe chạy qua các ngọn đồi. Xứ sở hoa Anh Đào, đâu đâu cũng thấy màu xanh bao phủ. Màu xanh sậm của lá cây trong ngày hè. Anh xe ôm hỏi Khương lên Đà lạt để làm gì, đi chơi không hay sao. Khương bịa: Ngoài du lịch còn định mua tranh mẫu của những họa sĩ, để đem về Sàigòn cho người ta thêu. Ở đâu. Để em chở anh đi. Thôi được rồi. Người ta nói đến khách sạn để đưa. Nếu Khương nói ngày mai có cô bạn gái sẽ lên, chắc anh xe ôm sẽ còn khai thác thêm.

Ngồi xe ôm, gió lạnh chỉ thổi vào hai mang tai, chớ thân mình không thấy lạnh lắm vì nhờ anh xe ôm che chở. Không khí dễ chịu. Hồ Xuân Hương rất đẹp. Khương kêu ngừng lại ở một quán cà phê bên cạnh hồ sau khi xe chạy một vòng. Quán nằm ở địa thế cao, nhìn được khắp khung cảnh hồ. Cà phê Đà Lạt ở quán này pha không quá ngọt nhưng cũng không có gì là đặc biệt, chắc có quán ngon hơn, như đã có lần nghe anh bạn đi chơi ở Đà Lạt về kể lại, như quán Tùng, quán De La Poste... Quán Khương đang ngồi có mở nhạc nhẹ. Nhưng anh không cần vì trong quán đã có một cô tiếp viên với giọng nói thật hay. Nói như rót mật vào tai. Hai anh dùng chi. Nghe giọng nói gợi nhớ đến Hoàng Yến, Khương hỏi: Xin lỗi có phải cô là người Huế không, giọng nói cô rất hay! Chắc là đã quen với những lời khen như thế, nên cô không có vẻ mắc cở, hoặc hãnh diện, chỉ nhẹ nhàng lịch sự (nghề tiếp viên mà!): Không, em người Hà Tĩnh! Lần đầu tiên trong đời Khương nghe giọng nói người Hà Tĩnh. Người ta hay nói giọng ca “oanh vàng thỏ thẻ”, nhưng ở cô gái này đúng là có giọng nói “oanh vàng thỏ thẻ”, nghe mà mát ruột mát gan. Giọng nói cô, theo riêng Khương, hay hơn tiếng Huế mà anh thường nghe. Người cô nhỏ nhắn, da ngăm đen, khuôn mặt nhỏ gọn, miệng cười lộ những chiếc răng đều đặn. Ăn mặc bình thường, nên trông cô chất phác, chân quê, mang nét đẹp bình dị. Cô nói cô chỉ là người làm, một ngày vài ba tiếng. Khương không hỏi, chỉ nghĩ, chắc cô là sinh viên nghèo, đang theo học một trường ở Đà Lạt, làm là để kiếm phụ thêm cho việc học.

Hồ Than Thở thì chẳng có không khí “thở than” gì. Trước 75 sao thì không biết, hiện tại không khí kinh doanh náo nhiệt. Xe ngựa đủ màu, mời mọc. Các anh chụp hình, nơi nào cũng có, lúc nào cũng theo mời. Chụp một tấm đi anh! Bảo đảm với anh, hình rất đẹp! Cặp mắt van lơn. Khổ thật, ở Việt Nam bây giờ không có việc làm nhiều, thất nghiệp đầy, chắc các anh thợ chụp hình cũng vậy. Không biết mỗi ngày có đủ tiền đem về nuôi vợ con không. Khuôn mặt đen đủi, dù có nón, nhưng vì suốt cả ngày đứng ngoài trời, dưới mưa và nắng. Những con đường nho nhỏ ngoằn ngoèo dẫn đến khu mua sắm đồ kỷ niệm có những thảm cỏ xanh và những lẵng hoa rất đẹp.

Thung Lũng Tình Yêu đẹp thật. Nhất là dòng thác, và con suối từ xa đang chảy đến, trong ánh chiều vàng, những tia nắng phản chiếu trên mặt thác màu vàng rực rỡ. Trước Thung Lũng Tình Yêu có mấy tiệm Kios nhỏ bán áo lạnh Đà Lạt. Khương kêu anh xe ôm chờ, tạt vào mua vài chiếc làm quà cho gia đình và cho Hồ Thu. Giá áo rẻ, không đắt lắm, lại đẹp. Lên xứ hoa đào, mua vài cái, không đáng là bao, về thành phố người ta rất quý. Sườn đồi uốn lượn và những hàng thông xanh, những căn nhà lớn, ngôi chùa, thánh đường, đại học.., những nơi anh xe ôm chạy qua, để lại cho Khương nhiều hình ảnh ban đầu thật tốt đẹp về Đà Lạt, xứng danh là nơi nghỉ lý tưởng cho những cặp tình nhân.

Trở lại việc mình, Khương nghĩ, ngày mai đón Hồ Thu ở bến xe xong, rồi mình sẽ đi đâu, làm gì thì anh cũng đã có chương trình. Và rất may trong buổi chiều nay, đi cùng anh xe ôm, anh được thấy được nghe về Đà Lạt khá nhiều. Có kinh nghiệm đôi chút. Anh định, sẽ cùng Hồ Thu lên rặng Lâm Viên, cách Đà Lạt cũng không xa lắm, đến thiền viện Trúc Lâm... Cả một chương trình đặt ra trong đầu, Khương thật thấy háo hức.

Buổi tối về đến khách sạn trời khá khuya, phòng tiếp tân chỉ có một cậu bé khoảng mười tám mười chín tuổi trông coi. Cậu hỏi Khương có cần "Hoá đơn đỏ" không. Khương hỏi lại Hoá đơn đỏ là giấy gì vậy. Cậu cười. Hoá đơn cho những người đi công tác. Khương thấy dễ cười, vì tưởng lầm cậu bé muốn giới thiệu "em út" cho mình, nhưng anh không nói gì chỉ lắc đầu với cậu bé. Phòng ngủ trong một Hotel giá trung bình, nên mọi cái đều trung bình. Giường ngủ, phòng tắm đơn giản. Tắm xong, lên nằm đắp chăn Khương mới cảm thấy nỗi cô đơn vây quanh. Khương nghĩ đến Hồ Thu. Giờ này chắc đang ngủ với chồng. Không biết cô đã sắp xếp công việc chưa, có chuẩn bị ngày mai lên Đà lạt chưa. Cha. Một người đã có gia đình, muốn đi xa một vài ngày quả thật cũng nhiều rắc rối. Phải chi cả hai còn độc thân thì tốt biết mấy. Và không biết ngày mai Hồ Thu có đi lên đây được không, có muốn đi không, dù với con. Câu hỏi cứ đặt ra trong đầu làm Khương khó vào giấc ngủ. Tình cảm đàn bà như những áng mây, mình có thể thấy nó nhưng khó mà nắm bắt được. Câu nói từ miệng của một nhân vật nam trong một phim Việt Nam, Khương ngẫm nghĩ thấy rất đúng. Khương cảm thấy rạo rực hơn khi nghĩ rằng ngày mai đây, mỗi khi vắng mặt con gái Thu, anh và cô sẽ tay trong tay bên cạnh nhau đi dưới những hàng thông, hay trên những đồi cỏ. Anh thêu dệt chuyện gối chăn, nhưng cùng lúc cũng biết kìm hãm cảm xúc quá xa của mình. Càng về khuya tiếng xe cộ bớt đi nhiều, nhưng vẫn không giúp được anh đi vào giấc ngủ. Anh lăn lộn với những ước mơ. Những ước mơ anh biết không thể nào hiện thực được. Nhưng chẳng hề gì, vì chính những thêu dệt, những ước mơ không hiện thực ấy đã giúp con người sống qua và thoát khỏi những tàn bạo của cuộc sống. Ước mơ về một ngày mai được sung sướng an nhàn. Ước mơ sẽ tay trong tay với người tình ngày trước. Ước mơ về một cuộc đổi đời. Ước mơ về một mái ấm, một tình yêu vĩnh cữu. Khi con người không còn ước mơ có lẽ người đó đã chết, như những hàng cây không được tưới tẩm bằng những giọt nước từ nhân gian, hay những cơn mưa từ trời, hàng cây sẽ chết, thành phố sẽ buồn và con người không còn đến đó để tỏ tình.

Đêm hôm đó, Khương đi vào một giấc chiêm bao. Anh thấy từ trong Thung Lũng Tình Yêu Hồ Thu đang ngụp lặn trong đó. Mình cô ướt sũng, cô muốn ra khỏi dòng nước, nhưng nào được. Nước cứ kéo cô lại, muốn dìm cô, nhưng cô cứ cố vươn lên, hai tay vươn tới, như cố thoát ra loài bạch tuộc đang bấu chặt. Cô không kêu tên ai, không kêu tên Khương, không ai đến cứu, Khương nghĩ thế nào rồi Hồ Thu cũng bị nước cuốn đi, cuốn vào Thung Lũng Tình Yêu, vào vùng mù mờ của suối. Khi Hồ Thu khuất dạng hình hài trong dòng nước, Khương giật mình tỉnh giấc. Lúc ấy khoảng năm giờ sáng.

Do giấc mơ làm tỉnh ngủ, Khương dậy sớm rửa mặt thay đồ. Anh muốn nhìn cảnh Đà Lạt lúc bình minh. Hôm qua anh đã nhìn được Đà Lạt trong cuối ngày và khi màn đêm đến. Xuống đến phòng tiếp tân, anh thấy một anh khá lớn tuổi đang lay hoay ở đây. Có vẻ anh vừa ngủ vừa trông coi khách sạn. Khương nói với anh Khương muốn ra ngoài tìm một ly cà phê sáng. Khuôn mặt người trung niên bình thản, dễ mến. Anh gật đầu với Khương. Ra ngoài mới biết trời đang có mưa lâm râm, không khí lạnh. Vì mưa nên Khương không thể tản bộ được, anh đứng đón một xe ôm để đến quán cà phê. Chiếc xe trờ tới, Khương quắt, người lái xe ôm mặc đồ kín đầy người, từ đầu đến chân, chỉ trừ khuôn mặt. Khi đứng trước mặt và nghe tiếng nói Khương mới nhận ra đó là một người đàn bà. Khương hơi ngạc nhiên nhưng cứ làm tỉnh. Chị đưa dùm tôi đến quán cà phê nào gần đây nhất, mưa nên tôi không đi bộ được. Dạ, anh lên đi! Đàn bà ở đây cũng lái xe ôm nữa à. Dạ lái thay cho ông xã, chút nữa ổng ngủ dậy ổng lái tiếp, tôi ở nhà lo cho con đi học. Xin lỗi. Nghe giọng nói hình như chị không phải người ở đây. Dạ đúng, em người Khánh Hoà. Khánh Hoà sao không đến Nha Trang làm ăn mà phải vào tận Đà lạt này. Dạ, Nha Trang cũng khó làm ăn lắm anh! Biết hỏi thêm không nên, nên Khương yên lặng mãi đến khi chị xe ôm ngừng lại trước một quán ăn. Xuống xe, nhưng trong thâm tâm anh vẫn thắc mắc về chị lái xe ôm. Tại sao ở Nha Trang lại khó làm ăn hơn ở Đà Lạt. Nha Trang, thành phố lớn, nhiều khách du lịch, lại ở nơi quê chị, vậy mà khó làm ăn. Anh hỏi giá tiền, và trả cho chị gấp hai. Chị nhận với vẻ mặt thật vui. Miệng chị cười, và hình như ánh mắt cũng mỉm cười.

Ly cà phê sữa nóng làm Khương tỉnh táo. Uống cà phê xong, thấy đói anh gọi một dĩa hột gà ốp-la ăn với bánh mì. Đang ăn thấy điện thoại cầm tay báo có tin nhắn SMS. Mở ra Khương thấy hàng tin từ Hồ Thu: Em lên Đà lạt không được, vì đứa con bịnh bất thình lình hồi hôm này. Đừng buồn em nha! Về Sàigòn em sẽ kể cho anh biết rõ hơn. Chúc anh đi chơi vui ở Đà lạt dù không có em. Đọc tin nhắn xong Khương không còn muốn ăn gì nữa. Định không hồi âm, nhưng vì lịch sự Khương cũng viết vài chữ để Hồ Thu yên tâm: Em không lên được, anh buồn lắm! Khương muốn về lại ngay khách sạn, trả phòng và trở về lại Sàigòn ngay trong ngày. Những rạo rực náo nức đã bị dập tắt. Suốt cả đêm không ngủ chỉ trông trời mau sáng, nhưng giờ thì nhận được tin "sét đánh" từ Hồ Thu.

Theo đường đi, buổi sáng sương còn ướt đẫm trên đường. Vài chiếc lá vàng sậm nằm lẻ loi trên mặt đất. Khương cuối xuống lượm một chiếc lá. Lá đã khô, chắc lìa cây lâu rồi, may mà chưa cằn cỗi. Anh cầm chiếc lá trên tay, đánh đều chiếc lá theo bước đi. Khi về đến cửa khách sạn tay anh mới bỏ rơi chiếc lá xuống đường. Vào đến phòng Khương ngã người nằm dài trên giường, suy nghĩ. Bỗng dưng anh cảm thấy thương Hồ Thu hơn là buồn vì chuyện cô không lên được. Hồ Thu như chiếc lá lúc nãy, trên đường đi anh đã nhặt. Lá của những mùa thu qua. Cõi quá khứ. Ướt ẩm. Nàng là hoa vạn hạt cuối mùa. Cố bám vào xuân nhưng đành bó tay. Ba mươi năm trước là xuân. Còn bây giờ đã hơn nửa cuộc đời. Khám phá ra như vậy để Khương dễ thông cảm cho Hồ Thu hơn. Cũng đành chia xa. Khương nghĩ như thế và quyết định sẽ không tiếp tục làm phiền Hồ Thu khi đời cô như ván đã đóng thuyền.

Khương lại quyết định không về Sàigòn sớm. Anh muốn ở lại đi chơi trong Đà lạt và những vùng lân cận vài ngày, vì lần lên đây lần khó. Cũng có thể anh ở đến ngày về lại Canada, anh mới trở về Sàigòn để lên phi cơ. Về Sàigòn hiện tại anh cũng cô đơn. Biết đâu sự nhớ nhung lại làm anh quấy rầy Hồ Thu. Hãy để tình yêu ngày nào được ngủ yên. Anh muốn chôn cất nỗi buồn này nơi chốn mù sương. Một mình anh đi vòng vòng trên những con đường. Lúc lên đồi. Lúc xuống dốc. Anh tìm một quán bia. Anh muốn uống bia Đà Lạt trong buổi tối, sương mù đang bên ngoài và có cái lạnh từ con tim.

Còn mấy ngày nữa anh trở về lại Bắc Mỹ. Xa Việt Nam lại nửa vòng địa cầu và có lẽ là xa Hồ Thu một thời gian rất lâu. Hồ Thu lại nhắn tin: Khi nào về Sàigòn liên lạc với em ngay. Em muốn tiễn anh ngày anh ra phi trường về Canada. Khương hồi âm: Có cần thiết không? Nhưng nếu em ra được anh cũng rất vui. Cám ơn em. Một chai, hai chai. Bia đã làm Khương say. Kêu cô gái tính tiền. Anh thấy yêu thích trạng thái này. Nửa say nửa tỉnh. Nửa thánh thiện, nghiêm trang. Nửa trăng hoa, trai gái. Anh hỏi giỡn cô gái sau khi "bo" cho cô hậu hĩ. Gần đây có...Mà thôi! Bỗng dưng Khương ngưng ngang. Cô gái tủm tỉm cười.

Ra ngoài trời tối. Không trăng sao. Trời khô. Lòng Khương bỗng dưng rạo rực. Anh cảm thấy muốn yêu ngay một cô gái Việt Nam. Đong đầy sự cô đơn, vắng Hồ Thu, bằng chuyện trăng hoa. Như tình cảm ngày xưa. Sau những ngày học thi căng thẳng đầu óc, bọn sinh viên tụi anh cũng đã biết vào nhà thổ, để giải quyết cho cái đầu đỡ đậm đặc, rồi mới có thể tiếp tục học. Còn nay, cũng đầy rẫy các cô gái làm nghề này. Và người ngoại quốc, ngoại quốc gốc Việt, Việt kiều và các cán bộ, đại gia, tất cả là tội phạm nhưng cũng là ân nhân của họ. Một chiếc xe ôm chạy ngang, ngừng lại hỏi anh có đi không. Khương gật đầu, leo lên. Anh về đâu anh. Anh cho tôi đến chỗ nào có mấy em! Ừ được rồi! Tôi biết một nơi, có thể anh đến chơi được. Bia đã lên đến đầu. Khương bần thần lấy tay vuốt nhẹ gương mặt. Cha, coi bộ anh cũng rành vụ này dữ. Dạ, Thỉnh thoảng cũng có khách hỏi. Phải biết để chở họ đi. Chạy xe ôm mà anh. Khách đủ hạng người. À, mà xem ra anh đang có chuyện buồn. Ừ. Anh đoán đúng. Cũng đang buồn. Anh ở đâu đến đây du lịch à. Hình như anh không phải là dân ở đây. Khương giỡn, tôi là người ở đồng bằng, không phải là người phố núi. Lần đầu muốn biết cảnh biết người phố núi ra sao. Anh xe ôm cười lớn tiếng, trả lời, ở đâu cũng vậy thôi. Tự dưng anh lại chêm vào câu nói nổi tiếng của ông Đặng Tiểu Bình, không biết với ẩn ý gì: Mèo trắng mèo đen gì mặc kệ. Miễn là mèo bắt chuột được thôi, phải không anh.

Anh xe ôm chở Khương đến một góc đường. Ánh sáng mờ nhưng đủ để nhận thấy mặt người, cùng lúc những nhánh cây, thân cây cũng che khuất được phần nào ánh đèn đang rải xuống các kiều nữ. Nhiều cô gái không rụt rè chạy ra chận đầu xe ôm, đề nghị chuyện “trăng hoa”. Anh xe ôm quay lại Khương hỏi nhỏ, sao anh thấy được không, có đi không.

Lúc này men rượu trong đầu Khương đã bớt. Nhờ ở ngoài trời ít phút nên anh thấy tỉnh táo, cùng lúc lại thấy buồn. Khương tự dưng nghĩ đến Hồ Thu, nhớ đến gương mặt Hồ Thu lúc hai người ngồi trong quán Tỏ Tình ở Sàigòn. Hồn nhiên và thánh thiện quá! Anh nghĩ mình lên đây là vì Hồ Thu chớ đâu phải chuyện “cỏn con” này. Mặc dù Hồ Thu không có mặt nơi đây, nhưng tự dưng anh lại thấy thẹn với Hồ Thu. Anh chồm tới nói nhỏ cho anh xe ôm vừa đủ nghe: Anh chở dùm tôi về khách sạn lại đi! Chạy đi!

Vũ Nam (Germany)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm