Truyện Ngắn & Phóng Sự
Nỗi Uất Hận Của Vị Tướng Thất Trận. - Topa (Truyện ngắn)
Nỗi Uất Hận Của
Vị Tướng Thất Trận.
Buổi
sớm mai bầu trời có nhiều sương mù giăng dầy đặc khắp cả một vùng toàn rừng và đồi
núi xung quanh, có hai người đàn ông, một trung niên và một trẻ, kẻ trước người
sau lầm lũi đi về hướng những căn nhà của các cán bộ trại tù cải tạo. Người trẻ
đi sau đeo cây súng AK trên vai, đó là viên vệ
binh oắt con mặt lúc nào cũng vênh váo và thái độ thì rất lấc cấc. Viên vệ binh
này nổi tiếng xấc xược với tất cả những người được gọi là cải tạo viên, dù người
đó lớn tuổi đáng cha đáng chú của anh ta. Người đi trước lớn tuổi hơn và đó chính
là vị Tướng bị thất trận và bị phỉnh gạt để phải có mặt ở chốn rừng thiêng nước
độc này từ nhiều tháng qua. Theo cách làm việc của những người được gọi là “cách-mạng”,
thì, luôn luôn bất ngờ và bí mật. Dù không được báo trước là sẽ đi đến đâu và làm
gì, nhưng ông Tướng đoán biết là ông sẽ lại phải chịu bị thẩm vấn về một điều gì
đó mà “cách-mạng” mới biết - hay đã biết rõ - nhưng muốn thẩm tra lại. Bản tính
nghi ngờ cố hữu của người cộng sản luôn luôn là vậy.
Viên
vệ binh đưa ông Tướng vào trong một căn phòng và nói:
-Anh đứng chờ đấy. Cán bộ sẽ đến nàm việc với
anh ngay bây giờ.
Nói
xong viên vệ binh liền đi ra khỏi phòng. Còn một mình, ông Tướng
nhìn quanh quan sát căn phòng. Căn phòng vuông vức và không lớn; chỉ có một cái
bàn và hai cái ghế. Căn phòng chỉ có một cái cửa duy nhất mà ông Tướng vừa bước
chân qua. Từ khi bị đưa về trại tù này, hôm nay là lần đầu tiên ông Tướng được đưa
đến đây. Ông Tướng đã hiểu đúng là mình được đưa
đến đây để làm gì. Ông Tướng quay mặt lại nhìn ra phía sau lưng. Ông
thấy tên vệ binh đáng tuổi con cháu ông vừa đi chân vừa đá những viên sỏi trên
đường. Ông nhếch môi mỉm nụ cười nhẹ. Một nụ cười
thương hại cho những người trẻ miền Bắc đã bị nhồi vào sọ một thứ chủ thuyết chỉ
biết hận thù và xảo trá, nên họ mới có thái độ và những lời nói vô cùng xấc xược
với những người bị thất thế mà phải vào đây, dù người đó có đáng tuổi cha ông của
họ. Đối với những người vệ binh có nhiệm vụ trong các trại tù mà ông đã ở qua, ông
không hề oán trách hay giận họ khi họ có những thái độ và lời nói có tính miệt
thị và hỗn xược với ông. Mà, nếu có trách oán thì ông chỉ trách oán những người
từ một đất nước xa lạ đã đến trên quê hương ông gọi là giúp đỡ mọi phương tiện phòng
thủ để chống lại cộng sản phương Bắc đang âm mưu thôn tính các nước trong vùng.
Từ đó, kẻ thù cùng màu da và tiếng nói với ông đã có lý do để tạo ra cuộc chiến
tranh tương tàn. Khi quân đội miền Nam đang chiến thắng trên hầu hết các mặt trận
thì những người xa lạ kia liền rời bỏ quê hương ông ra đi sau khi đã cúp hết mọi
viện trợ, để lại bao đau thương tang tóc uất hận cho đồng bào ông và, buộc quân
đội hùng mạnh mà ông đang phục vụ phải buông súng đầu hàng trong tức tưởi. Quân
đội miền Nam thật sự hùng mạnh và lừng danh với các sư đoàn thiện chiến,với các
quân nhân gan dạ không hề sợ chết, quyết đem thân mình ra chống trả lại sự xâm
lăng để bảo toàn cuộc sống hạnh phúc ấm no cho đồng bào. Quân đội anh dũng đó đã
và đang bị những đòn thù tàn độc mà kẻ thù cố ý giáng xuống bất cứ ở đâu và bất
cứ nơi nào trên thân thể của những người được gọi với mỹ từ cao đẹp là, cải tạo
viên.
“Buồn
não nề và hận tận xương tủy”. Đây là câu mà ông Tướng thường thốt ra mỗi
khi ông nhớ lại những tháng ngày tung hoành trên khắp bốn quân khu, và, với hiện
tại. Ông buồn và hận vì đại đơn vị do ông chỉ
huy chưa được đánh một trận nào ra hồn mà đã phải bị bắt buộc đầu hàng... dẫn đến
việc ông phải đi trình diện để vào tù. Ông Tướng
lại nhớ đến vị Tướng Tư-Lệnh Quân Đoàn. Một vị Tướng tài giỏi và đức độ nhưng cô
đơn.Trong trận Điện Biên Phủ ông đã
từng bắt nhịp bài Quốc ca Pháp La
Marseillaise cho lính Quốc gia Việt Nam vừa hát vừa xông lên phản kích ở đồi C1
và được các sĩ quan Pháp nể phục. Ông Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn đã tự tìm đến cái chết để minh oan với
toàn quân và toàn dân về việc thượng cấp đã đổ hết mọi tội lỗi cho ông trong cuộc
lui quân khỏi vùng cao nguyên.
Cái
còn lại trong cuộc đời mỗi con người là ân nghĩa. Ân nghĩa
như dòng suối mát tưới trên một đời người, một kiếp người. Vị Tướng Tư Lệnh Quân
Đoàn đã sống trọn vẹn ân nghĩa... cho đến ngày ông không còn trên cõi đời này nữa.
Ông Tướng tin rằng, với một người như vị Tư Lệnh Quân Đoàn sẽ luôn mỉm cười nơi
chín suối. Nếu ông Tướng là người không có đạo Công Giáo thì ông đã gặp lại vị
Tư Lệnh tài ba và đức độ của ông từ lâu rồi. Một phát súng vào đầu, đó
là việc mà ông đã từng muốn thực hiện trước khi Sàigòn thất thủ.
Ông
Tướng không hề ân hận khi quyết định ở lại với quê hương đất nước mà ông đã quyết
dâng hiến cả cuộc đời để bảo vệ đến cùng. Ông là một trong những vị Tướng lãnh
vào những ngày thủ đô Sàigòn hấp hối vẫn còn phương tiện, còn trực thăng để bay
ra hạm đội 7. Ông ở lại và hãnh diện vì đã làm tròn bổn
phận: Tổ Quốc - Danh Dự
- Trách Nhiệm. Ông
Tướng không lúc nào là không nhớ đến vợ con. Ông thương
người vợ hiền và chung thủy đã quyết định ở lại quê hương cùng ông và chấp nhận
mọi sự nghiệt ngã sẽ giáng xuống gia đình, nên đã từ chối lời mời của viên Đại
Tá Chỉ huy phó cơ quan DAO muốn giúp đưa đi di tản.
Ông
Tướng vẫn đứng yên trước cái bàn và hai cái ghế. Hai mươi phút đã trôi qua mà vẫn
chưa có ai đến để gọi là làm việc với ông. Có lẽ kẻ thù muốn làm nhục ông bằng
cách bắt ông phải đứng chờ dù trong bao lâu mà không được ngồi, nếu chưa được
phép. Một sự lăng nhục có chủ ý và điều đó đã làm cho kẻ thù của ông lấy làm
sung sướng. Họ sung sướng được hành hạ, được lăng nhục tất cả những vị sĩ quan của
miền Nam, đặc biệt là những người mang cấp Tướng; là những người đã từng đánh cho
họ tan tác và chạy trối chết đến phải trốn chui trốn nhủi tận trong rừng sâu. Nhưng,
nếu như họ hả hê sung sướng một, thì ông Tướng lại hả hê sung sướng gấp bội phần.
Cho đến nay và mãi mãi kẻ thù sẽ không bao giờ khuất phục được ông. Kẻ thù đã áp
dụng mọi cực hình tinh vi và tàn độc nhất... Ông và các
vị Tướng thất thế luôn giữ thái độ của ngườiTướng lãnh từng chỉ huy các đại đơn
vị, nên, dù trong tình thế nào thì kẻ thù cũng không bao giờ dám khinh thường.
Ông
Tướng buồn bã nhìn lên tấm hình treo trên cao sau cái ghế. Cái ghế mà lát nữa đây
sẽ có người cán bộ ngồi vào đó.Và, người đó dù với cấp bậc nào thì cũng có quyền
bắt ông Tướng phải nói ra những điều mà người đó muốn.Tấm hình lớn treo trên
cao chụp gương mặt người đàn ông già với râu tóc bạc phơ mà đồng bào miền Bắc
xem như là ông thánh.Trái lại, đối với ông Tướng
và đồng bào miền Nam thì lại xem ông là tên tội phạm đã đem một chủ nghĩa man rợ
vô nhân tính vào quê hương để gieo rắc đau thương, hận thù, chia ly và tang tóc
đến với mọi người.
Ông
Tướng vẫn yên lặng đứng thẳng người trước cái ghế mà lát nữa đây ông sẽ ngồi vào
đó. Ông sẽ ngồi vào cái ghế mà kẻ thù đã ví đó
là ghế của bị cáo. Cũng như ở những nơi khác, cái ghế này đặt cách xa cái bàn
khoảng nửa thước ngầm cho người ngồi vào ghế đó biết mình là tội phạm.Tội không
chịu buông súng sớm hơn để... được giải phóng sớm hơn. Ông Tướng miên man nghĩ,
nếu như cuộc chiến chấm dứt mà phần thắng nghiêng về những người miền Nam thì kẻ
thù chắc chắn sẽ được đối xử đúng phẩm cách, đúng đạo
lý và đúng với bản tính của con người Việt-Nam, là nhân đạo.
Cánh
cửa sịch mở, một vị sĩ quan đeo cấp hàm đại úy xuất hiện.Viên đại úy đi thẳng đến
cái ghế đặt sau cái bàn và rồi anh ta cố ý làm như là bận rộn tìm chỗ để đặt cái
“xắc cốt” nên không nhìn đến ông. Ông Tướng quan sát
viên sĩ quan. Anh ta là hiện thân của giai cấp bần cố
nông vì cái mặt nhìn thật ngu đần và gian ác, với mái tóc như rễ tre trên cái mặt
đen xạm và tai tái của người bị bệnh sốt rét quanh năm. Cái hàm răng của viên sĩ
quan làm cho ông Tướng nhớ đến những năm tháng ông phục vụ ở vùng đồng bằng sông
Cửu-Long. Trong một đơn vị kia có một người lính gan lì và sát cộng nổi tiếng đến
độ Việt cộng tìm mọi cách để trừ khử mà không được. Đó là
theo lời khai của các cán binh Việt cộng khi bị bắt. Một hôm ông ghé thăm đơn vị
này, các đồng đội của anh lính nổi tiếng sát cộng trong một lúc vui đùa đã chỉ
vào người lính có hàm răng trên nhô ra như mái hiên nhà và nói với ông: “Trung Tá
ơi, thằng này ngoài tài sát cộng, nó còn có tài nạo dừa chỉ trong tích tắc là hết
một trái mà không cần đến bàn nạo”. Nghĩ đến những trái dừa làm cho ông Tướng
nhớ đến một vùng quê hương nổi danh với món kẹo dừa thơm ngon và béo ngậy. Những
viên kẹo dừa thơm phức và ngọt lịm làm cho ông Tướng phải nuốt vội nước miếng. Một
trong những phương pháp trả thù của kẻ thù là không bao giờ cho những “cải tạo
viên” được ăn no nhưng lại bắt phải làm việc
thật nhiều và thật nặng. Nhìn cái tướng bần cố nông của viên Đại
úy, ông Tướng đoán trình độ học vấn của anh
ta chắc chắn chỉ i tờ... đã làm cho ông, một lần nữa phải thốt ra câu: “Buồn não
nề và hận tận xương tủy”.
Sau
khi viên sĩ quan đặt được cái ‘xắc cốt” lên bàn và kéo ghế ngồi, hắn chỉ tay vào
cái ghế trước mặt:
-Anh...
ngồi xuống đấy đi.
Ông
Tướng từ từ ngồi xuống với hai tay đặt trên đùi. Ông Tướng
hơi ngẩng đầu nhìn lên cao nhưng lại vội vàng cúi xuống nhìn ngay mặt viên sĩ
quan; tuy có ngu đần nhưng cũng đỡ hơn nhìn hình tên tội phạm.
Viên
sĩ quan rót nước trà vào hai cái ly, hắn đặt ly nước trà trước mặt ông Tướng và
mời:
-Mời
anh dùng cốc lước chè cho ấm. Giời hôm lay hơi nạnh đấy.
Ông
Tướng mỉm nụ cười nhưng vẫn ngồi yên và mắt vẫn nhìn ngay mặt viên sĩ quan chờ
đợi.Từ khi phải đi tù, ông Tướng đã tiếp
xúc với những người sĩ quan đối nghịch từ cấp nhỏ cho đến cấp Tướng. Nhiều
người trong họ nói ngọng N ra L và ngược lại. Mặc dù là người đang có quyền nhưng
rõ ràng viên sĩ quan đã tỏ ra lúng túng khi thấy thái độ của ông Tướng nhìn mình
và cười mỉm. Anh ta cố giữ cho bình tĩnh khi cầm bao thuốc lá Sông Hương, một
loại thuốc thơm cao cấp rút ra một điếu gắn lên đôi môi thâm đen sì và đốt hút.
Hút xong một hơi dài, anh ta đưa bao thuốc về phía ông Tướng và mời:
-
Mời anh.
-
Cám ơn cán bộ, tôi không hút.
-
Anh không hút thuốc à?
-
Có... nhưng hiện tại tôi không thấy thèm.
Viên
sĩ quan để bao thuốc lá bên cạnh, bên tay trái của anh ta rồi từ từ lấy trong cái
“xắc cốt”ra một tập hồ sơ. Viên sĩ quan nhìn vào tập hồ sơ và nói chứ không nhìn
ông Tướng:
-Hôm
lay tôi được trên giao nhiệm vụ đến gặp anh để hỏi anh một vài vấn đề... cho được
sáng tỏ hơn. Anh cũng hiểu nà chúng tôi đã biết hết mọi chuyện rồi nhưng chúng
tôi vẫn muốn tự anh viết ra để trên có cơ sở đánh giá xem anh có thành thực và đã
nĩnh hội được như thế lào về cách mạng. Trong bản tự khai của anh có hai vấn đề
mà anh cố tình giấu giếm không viết ra. Buổi lói chuyện hôm lay nà cơ hội để
cho anh lói ra hết những gì còn nấn cấn trong nòng anh. Chúng tôi muốn biết nà...
giai đoạn... từ núc anh về chỉ huy một đại đơn vị thuộc Quân khu II cho đến khi
anh nên Tướng, cụ thể anh đã giết bao nhiêu người chiến sĩ cách mạng của chúng
tôi mà trong tờ khai không thấy anh viết ra?
-Tôi
vào...
Trong
một phút sơ hở vì phải chú ý lắng nghe xem viên sĩ quan muốn nói gì, hỏi gì với
giọng ngọng nghệu và đặc sệt của người dân Nghệ Tĩnh, nên,
ông
Tướng đã để cho viên sĩ quan chỉ tay vô mặt ông và nói như quát:
-Trước
khi trả nời tôi hay anh muốn lói với tôi điều gì anh phải... thưa gởi cho đúng
phép nhé. Chúng tôi nà cán bộ được đảng giao trách nhiệm giáo dục các anh để trở
thành người có ích cho xã hội. Chúng tôi sẽ nghiêm trị bất cứ người lào vẫn
ngoan cố không chịu tiếp thu những gì chúng tôi đã truyền dạy.
Sau
câu nói, viên sĩ quan thay đổi nét mặt và nhìn ông Tướng vẻ dịu dàng hơn:
-
Bây giờ anh lói tiếp đi.
Ông
Tướng nuốt nhanh nước miếng như nuốt nỗi uất nghẹn vào tận đáy lòng. Quân đội mà
ông từng phục vụ luôn tôn trọng phẩm cách con người, dù người đó là người dân bình
thường hay là kẻ thù bị lính của ông bắt được. Ông Tướng từng cảm thấy phiền lòng
khi biết được những người an ninh thuộc quyền ông đã có hành vi tra tấn hay lời
nói mạt sát với những người cán binh Việt cộng trong lúc bị thẩm cung; ngoại trừ
những người ngoan cố. Nhưng, hôm nay vị thế của ông Tướng đã khác rồi. Được làm
vua, thua làm... tù binh. Mà, tù binh của cộng sản thì phải chịu đủ mọi thứ hành
hạ. Ông nói nho nhỏ trong miệng câu mà ông vẫn
thường nói: “Buồn não nề và hận tận xương tủy”.
-Thưa
cán bộ, tôi về Quân khu II năm 1972 và chỉ huy một trong những binh chủng thiện
chiến nhất của miền Nam.Tôi đã chỉ huy nhiều chiến dịch và những trận đánh... Chẳng
hạn như trận Pleime năm 1965 và 1974. Đặc biệt
là năm 1974 khi Sư đoàn 320... của cách mạng sau ba mươi ba ngày đêm với hai mươi
hai lần tấn công biển người vào căn cứ... chỉ có năm Đại đội phòng
thủ, nhưng, đã không chiếm được căn cứ. Nếu cán bộ muốn
biết chúng tôi đã giết bao nhiều người của cách mạng thì tôi xin xác nhận là...
rất nhiều.Tôi chỉ có thể phỏng chừng là... nhiều chục ngàn...
Viên
sĩ quan ngắt ngang lời ông Tướng và hỏi:
-Anh
có thấy đó nà tội ác chống nại nhân dân chống nại cách mạng với vũ khí của bọn
Mỹ không?
-Thưa
cán bộ, đã là
người lính, mà lại là người lính trong suốt hai mươi hai năm trời ngoài mặt trận
để chống lại sự xâm lăng...
Viên
sĩ quan đổi sắc mặt giận dữ và đập mạnh tay lên bàn. Đôi con
mắt của anh ta long lên như tóe lửa nhìn ngay mặt ông Tướng thất thế và quát lên
thật lớn đến văng cả nước miếng ra bàn:
-Anh
phải nhận định cho rõ ai nà người xâm năng mới được. Có phải đó nà bọn Mỹ ác ôn
không? Bọn Mỹ đã đem vũ khí súng đạn tàu bay tàu thủy vô xâm chiếm lước ta và còn
được bọn ngụy các anh tiếp tay lên đảng của chúng tôi mới phát động cuộc chiến
tranh giải phóng và đã đưa đến thắng nợi hoàn toàn vào lăm một chín bảy nhăm. Đảng của chúng tôi
đã nãnh đạo công cuộc giải phóng miền lam khỏi bọn xâm nược Mỹ, và đánh cho bọn
ngụy ác ôn các anh phải đầu hàng vô điều kiện để đưa đến thắng nợi nà vì đảng của
chúng tôi, quân đội anh hùng của chúng tôi được toàn dân ủng hộ. Anh nà Tướng
anh phải thấy rõ điều lày hơn ai hết để mà ăn lăn hối cải qua việc học tập và nao
động để trở thành người có ích cho xã hội sau lày. Lếu các anh cải tạo tốt thì
rồi đây trên cũng sẽ xem xét mà dùng nại các anh tùy theo khả lăng và trình độ
nhận thức của mỗi người.
Viên
sĩ quan ngưng nói và cầm ly nước trà lên uống. Viên sĩ quan thấy ông Tướng ngồi
im như lắng nghe nên anh ta cố tỏ ra nhã nhặn với ông Tướng và hỏi với giọng nhẹ
nhàng hơn:
-Một
điều quan trọng lữa cũng không thấy anh viết ra đó nà: Anh nà người được nên Tướng
sau cùng của miền lam để lắm quyền Tổng chỉ huy cuộc tháo chạy khỏi cao nguyên.
Chúng tôi muốn anh lói ra đây rõ ràng và chính xác về cái kế hoạch rút quân khỏi
cao nguyên của anh như thế lào mà để rồi bị chúng tôi đánh đến không còn một
manh giáp lào cả, nà sao?
-Thưa
cán bộ, cán bộ cũng là quân nhân và cũng có cấp bậc cao thì cán bộ cũng hiểu là,
ngoài tôi là vị Tướng mới được vinh thăng thì Quân đoàn còn có vị Tư lệnh và Phó
Tư lệnh. Quân đoàn có nhiều đơn vị, có nhiều cơ quan, tôi đâu biết là những đơn
vị nào, đồn trú ở
đâu, ai chỉ huy...Vậy làm sao tôi thảo kế hoạch và điều động được để gọi là Tổng
chỉ huy?
-Thế... đài
phát thanh Sàigòn và đài quân đội... Chẳng nẽ họ lói sai?
-Thưa
cán bộ, tôi không biết vì đâu và do ai mà đài phát thanh đã gọi tôi là Tổng chỉ
huy trong khi hai vị Tư lệnh và Tư lệnh phó Quân đoàn còn đó...thì làm sao tôi
là Tổng chỉ huy cho được... Do đó tôi đã không viết ra trong bản tự khai.
Viên
sĩ quan bây giờ không còn nhìn ông Tướng với ánh mắt hằn học nữa. Anh ta nhìn vào
tập hồ sơ trước mặt và hút thuốc liên tục, chứng tỏ anh ta đang bị bối rối và
suy nghĩ nhiều. Có lẽ viên sĩ quan thấy điều cần muốn biết đã được ông Tướng giải
đáp thỏa đáng nên một lúc lâu sau, viên sĩ quan kết luận:
-Thôi,
hôm lay nàm việc với anh như thế nà tạm đủ. Hy vọng những nần tới anh sẽ... tiến
bộ hơn và sẽ cho chúng tôi biết nhiều việc hơn. Anh về và viết nại bản tự khai
khác rồi sẽ có người đến nhận.Thôi, anh về nghỉ... cho khỏe.
Viên
vệ binh có cái mặt lấc cấc đã đứng chờ ngoài cửa khi ông Tướng bước ra. Ông
Tướng bước từng bước chầm chậm đi trước tên vệ binh về hướng lán trại, nơi ông đang
phải bị giam giữ chẳng khác gì Chúa Sơn Lâm bị giam trong lồng sắt. Ông
Tướng cũng chính là Chúa Sơn Lâm, là con cọp đầu đàn của một đại đơn vị thiện
chiến thuộc vùng rừng núi. Nhìn khung cảnh chung quanh trại tù, ông
Tướng bùi ngùi nhớ lại những địa danh, những khu rừng, những chiến binh cảm tử đủ
mọi cấp bậc đã cùng ông Tướng xông pha chiến trận ngày nào; không biết bây giờ
họ ra sao. Ông Tướng nhớ đến vị sĩ quan Thiếu Tá Tiểu
đoàn trưởng anh hùng trong trận Pleime 1974 đã làm cho cả một Sư đoàn Việt cộng
phải ôm hận. Ông ấy là người sĩ quan giỏi, đã dẫn đơn vị nguyên vẹn băng rừng từ
Quãng Đức về đến Long Khánh, còn nhập vào Sư Đoàn 18 đánh một trận để đời nữa. Đó là một trong những cấp chỉ huy ưu tú mà ông Tướng có được. Rất tiếc thời
cuộc không cho phép ông Tướng thực hiện những gì ông ấp ủ.
Nhìn về nơi lán trại vẫn còn chìm trong màn sương
trắng, ông Tướng như
thấy người vợ hiền và những đứa con thân yêu đang đứng đó... đưa những cánh tay
gầy guộc về phía ông làm cho trái tim ông Tướng nhói đau như bị mũi dao ghim vào. Ông
Tướng cúi đầu nhìn xuống bước chân ông đang bước những bước nặng nề và nói khe
khẽ:
-Buồn
não nề và hận tận xương tủy!./.
Topa
( Hòa-Lan )
Nỗi Uất Hận Của Vị Tướng Thất Trận. - Topa (Truyện ngắn)
Nỗi Uất Hận Của
Vị Tướng Thất Trận.
Buổi
sớm mai bầu trời có nhiều sương mù giăng dầy đặc khắp cả một vùng toàn rừng và đồi
núi xung quanh, có hai người đàn ông, một trung niên và một trẻ, kẻ trước người
sau lầm lũi đi về hướng những căn nhà của các cán bộ trại tù cải tạo. Người trẻ
đi sau đeo cây súng AK trên vai, đó là viên vệ
binh oắt con mặt lúc nào cũng vênh váo và thái độ thì rất lấc cấc. Viên vệ binh
này nổi tiếng xấc xược với tất cả những người được gọi là cải tạo viên, dù người
đó lớn tuổi đáng cha đáng chú của anh ta. Người đi trước lớn tuổi hơn và đó chính
là vị Tướng bị thất trận và bị phỉnh gạt để phải có mặt ở chốn rừng thiêng nước
độc này từ nhiều tháng qua. Theo cách làm việc của những người được gọi là “cách-mạng”,
thì, luôn luôn bất ngờ và bí mật. Dù không được báo trước là sẽ đi đến đâu và làm
gì, nhưng ông Tướng đoán biết là ông sẽ lại phải chịu bị thẩm vấn về một điều gì
đó mà “cách-mạng” mới biết - hay đã biết rõ - nhưng muốn thẩm tra lại. Bản tính
nghi ngờ cố hữu của người cộng sản luôn luôn là vậy.
Viên
vệ binh đưa ông Tướng vào trong một căn phòng và nói:
-Anh đứng chờ đấy. Cán bộ sẽ đến nàm việc với
anh ngay bây giờ.
Nói
xong viên vệ binh liền đi ra khỏi phòng. Còn một mình, ông Tướng
nhìn quanh quan sát căn phòng. Căn phòng vuông vức và không lớn; chỉ có một cái
bàn và hai cái ghế. Căn phòng chỉ có một cái cửa duy nhất mà ông Tướng vừa bước
chân qua. Từ khi bị đưa về trại tù này, hôm nay là lần đầu tiên ông Tướng được đưa
đến đây. Ông Tướng đã hiểu đúng là mình được đưa
đến đây để làm gì. Ông Tướng quay mặt lại nhìn ra phía sau lưng. Ông
thấy tên vệ binh đáng tuổi con cháu ông vừa đi chân vừa đá những viên sỏi trên
đường. Ông nhếch môi mỉm nụ cười nhẹ. Một nụ cười
thương hại cho những người trẻ miền Bắc đã bị nhồi vào sọ một thứ chủ thuyết chỉ
biết hận thù và xảo trá, nên họ mới có thái độ và những lời nói vô cùng xấc xược
với những người bị thất thế mà phải vào đây, dù người đó có đáng tuổi cha ông của
họ. Đối với những người vệ binh có nhiệm vụ trong các trại tù mà ông đã ở qua, ông
không hề oán trách hay giận họ khi họ có những thái độ và lời nói có tính miệt
thị và hỗn xược với ông. Mà, nếu có trách oán thì ông chỉ trách oán những người
từ một đất nước xa lạ đã đến trên quê hương ông gọi là giúp đỡ mọi phương tiện phòng
thủ để chống lại cộng sản phương Bắc đang âm mưu thôn tính các nước trong vùng.
Từ đó, kẻ thù cùng màu da và tiếng nói với ông đã có lý do để tạo ra cuộc chiến
tranh tương tàn. Khi quân đội miền Nam đang chiến thắng trên hầu hết các mặt trận
thì những người xa lạ kia liền rời bỏ quê hương ông ra đi sau khi đã cúp hết mọi
viện trợ, để lại bao đau thương tang tóc uất hận cho đồng bào ông và, buộc quân
đội hùng mạnh mà ông đang phục vụ phải buông súng đầu hàng trong tức tưởi. Quân
đội miền Nam thật sự hùng mạnh và lừng danh với các sư đoàn thiện chiến,với các
quân nhân gan dạ không hề sợ chết, quyết đem thân mình ra chống trả lại sự xâm
lăng để bảo toàn cuộc sống hạnh phúc ấm no cho đồng bào. Quân đội anh dũng đó đã
và đang bị những đòn thù tàn độc mà kẻ thù cố ý giáng xuống bất cứ ở đâu và bất
cứ nơi nào trên thân thể của những người được gọi với mỹ từ cao đẹp là, cải tạo
viên.
“Buồn
não nề và hận tận xương tủy”. Đây là câu mà ông Tướng thường thốt ra mỗi
khi ông nhớ lại những tháng ngày tung hoành trên khắp bốn quân khu, và, với hiện
tại. Ông buồn và hận vì đại đơn vị do ông chỉ
huy chưa được đánh một trận nào ra hồn mà đã phải bị bắt buộc đầu hàng... dẫn đến
việc ông phải đi trình diện để vào tù. Ông Tướng
lại nhớ đến vị Tướng Tư-Lệnh Quân Đoàn. Một vị Tướng tài giỏi và đức độ nhưng cô
đơn.Trong trận Điện Biên Phủ ông đã
từng bắt nhịp bài Quốc ca Pháp La
Marseillaise cho lính Quốc gia Việt Nam vừa hát vừa xông lên phản kích ở đồi C1
và được các sĩ quan Pháp nể phục. Ông Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn đã tự tìm đến cái chết để minh oan với
toàn quân và toàn dân về việc thượng cấp đã đổ hết mọi tội lỗi cho ông trong cuộc
lui quân khỏi vùng cao nguyên.
Cái
còn lại trong cuộc đời mỗi con người là ân nghĩa. Ân nghĩa
như dòng suối mát tưới trên một đời người, một kiếp người. Vị Tướng Tư Lệnh Quân
Đoàn đã sống trọn vẹn ân nghĩa... cho đến ngày ông không còn trên cõi đời này nữa.
Ông Tướng tin rằng, với một người như vị Tư Lệnh Quân Đoàn sẽ luôn mỉm cười nơi
chín suối. Nếu ông Tướng là người không có đạo Công Giáo thì ông đã gặp lại vị
Tư Lệnh tài ba và đức độ của ông từ lâu rồi. Một phát súng vào đầu, đó
là việc mà ông đã từng muốn thực hiện trước khi Sàigòn thất thủ.
Ông
Tướng không hề ân hận khi quyết định ở lại với quê hương đất nước mà ông đã quyết
dâng hiến cả cuộc đời để bảo vệ đến cùng. Ông là một trong những vị Tướng lãnh
vào những ngày thủ đô Sàigòn hấp hối vẫn còn phương tiện, còn trực thăng để bay
ra hạm đội 7. Ông ở lại và hãnh diện vì đã làm tròn bổn
phận: Tổ Quốc - Danh Dự
- Trách Nhiệm. Ông
Tướng không lúc nào là không nhớ đến vợ con. Ông thương
người vợ hiền và chung thủy đã quyết định ở lại quê hương cùng ông và chấp nhận
mọi sự nghiệt ngã sẽ giáng xuống gia đình, nên đã từ chối lời mời của viên Đại
Tá Chỉ huy phó cơ quan DAO muốn giúp đưa đi di tản.
Ông
Tướng vẫn đứng yên trước cái bàn và hai cái ghế. Hai mươi phút đã trôi qua mà vẫn
chưa có ai đến để gọi là làm việc với ông. Có lẽ kẻ thù muốn làm nhục ông bằng
cách bắt ông phải đứng chờ dù trong bao lâu mà không được ngồi, nếu chưa được
phép. Một sự lăng nhục có chủ ý và điều đó đã làm cho kẻ thù của ông lấy làm
sung sướng. Họ sung sướng được hành hạ, được lăng nhục tất cả những vị sĩ quan của
miền Nam, đặc biệt là những người mang cấp Tướng; là những người đã từng đánh cho
họ tan tác và chạy trối chết đến phải trốn chui trốn nhủi tận trong rừng sâu. Nhưng,
nếu như họ hả hê sung sướng một, thì ông Tướng lại hả hê sung sướng gấp bội phần.
Cho đến nay và mãi mãi kẻ thù sẽ không bao giờ khuất phục được ông. Kẻ thù đã áp
dụng mọi cực hình tinh vi và tàn độc nhất... Ông và các
vị Tướng thất thế luôn giữ thái độ của ngườiTướng lãnh từng chỉ huy các đại đơn
vị, nên, dù trong tình thế nào thì kẻ thù cũng không bao giờ dám khinh thường.
Ông
Tướng buồn bã nhìn lên tấm hình treo trên cao sau cái ghế. Cái ghế mà lát nữa đây
sẽ có người cán bộ ngồi vào đó.Và, người đó dù với cấp bậc nào thì cũng có quyền
bắt ông Tướng phải nói ra những điều mà người đó muốn.Tấm hình lớn treo trên
cao chụp gương mặt người đàn ông già với râu tóc bạc phơ mà đồng bào miền Bắc
xem như là ông thánh.Trái lại, đối với ông Tướng
và đồng bào miền Nam thì lại xem ông là tên tội phạm đã đem một chủ nghĩa man rợ
vô nhân tính vào quê hương để gieo rắc đau thương, hận thù, chia ly và tang tóc
đến với mọi người.
Ông
Tướng vẫn yên lặng đứng thẳng người trước cái ghế mà lát nữa đây ông sẽ ngồi vào
đó. Ông sẽ ngồi vào cái ghế mà kẻ thù đã ví đó
là ghế của bị cáo. Cũng như ở những nơi khác, cái ghế này đặt cách xa cái bàn
khoảng nửa thước ngầm cho người ngồi vào ghế đó biết mình là tội phạm.Tội không
chịu buông súng sớm hơn để... được giải phóng sớm hơn. Ông Tướng miên man nghĩ,
nếu như cuộc chiến chấm dứt mà phần thắng nghiêng về những người miền Nam thì kẻ
thù chắc chắn sẽ được đối xử đúng phẩm cách, đúng đạo
lý và đúng với bản tính của con người Việt-Nam, là nhân đạo.
Cánh
cửa sịch mở, một vị sĩ quan đeo cấp hàm đại úy xuất hiện.Viên đại úy đi thẳng đến
cái ghế đặt sau cái bàn và rồi anh ta cố ý làm như là bận rộn tìm chỗ để đặt cái
“xắc cốt” nên không nhìn đến ông. Ông Tướng quan sát
viên sĩ quan. Anh ta là hiện thân của giai cấp bần cố
nông vì cái mặt nhìn thật ngu đần và gian ác, với mái tóc như rễ tre trên cái mặt
đen xạm và tai tái của người bị bệnh sốt rét quanh năm. Cái hàm răng của viên sĩ
quan làm cho ông Tướng nhớ đến những năm tháng ông phục vụ ở vùng đồng bằng sông
Cửu-Long. Trong một đơn vị kia có một người lính gan lì và sát cộng nổi tiếng đến
độ Việt cộng tìm mọi cách để trừ khử mà không được. Đó là
theo lời khai của các cán binh Việt cộng khi bị bắt. Một hôm ông ghé thăm đơn vị
này, các đồng đội của anh lính nổi tiếng sát cộng trong một lúc vui đùa đã chỉ
vào người lính có hàm răng trên nhô ra như mái hiên nhà và nói với ông: “Trung Tá
ơi, thằng này ngoài tài sát cộng, nó còn có tài nạo dừa chỉ trong tích tắc là hết
một trái mà không cần đến bàn nạo”. Nghĩ đến những trái dừa làm cho ông Tướng
nhớ đến một vùng quê hương nổi danh với món kẹo dừa thơm ngon và béo ngậy. Những
viên kẹo dừa thơm phức và ngọt lịm làm cho ông Tướng phải nuốt vội nước miếng. Một
trong những phương pháp trả thù của kẻ thù là không bao giờ cho những “cải tạo
viên” được ăn no nhưng lại bắt phải làm việc
thật nhiều và thật nặng. Nhìn cái tướng bần cố nông của viên Đại
úy, ông Tướng đoán trình độ học vấn của anh
ta chắc chắn chỉ i tờ... đã làm cho ông, một lần nữa phải thốt ra câu: “Buồn não
nề và hận tận xương tủy”.
Sau
khi viên sĩ quan đặt được cái ‘xắc cốt” lên bàn và kéo ghế ngồi, hắn chỉ tay vào
cái ghế trước mặt:
-Anh...
ngồi xuống đấy đi.
Ông
Tướng từ từ ngồi xuống với hai tay đặt trên đùi. Ông Tướng
hơi ngẩng đầu nhìn lên cao nhưng lại vội vàng cúi xuống nhìn ngay mặt viên sĩ
quan; tuy có ngu đần nhưng cũng đỡ hơn nhìn hình tên tội phạm.
Viên
sĩ quan rót nước trà vào hai cái ly, hắn đặt ly nước trà trước mặt ông Tướng và
mời:
-Mời
anh dùng cốc lước chè cho ấm. Giời hôm lay hơi nạnh đấy.
Ông
Tướng mỉm nụ cười nhưng vẫn ngồi yên và mắt vẫn nhìn ngay mặt viên sĩ quan chờ
đợi.Từ khi phải đi tù, ông Tướng đã tiếp
xúc với những người sĩ quan đối nghịch từ cấp nhỏ cho đến cấp Tướng. Nhiều
người trong họ nói ngọng N ra L và ngược lại. Mặc dù là người đang có quyền nhưng
rõ ràng viên sĩ quan đã tỏ ra lúng túng khi thấy thái độ của ông Tướng nhìn mình
và cười mỉm. Anh ta cố giữ cho bình tĩnh khi cầm bao thuốc lá Sông Hương, một
loại thuốc thơm cao cấp rút ra một điếu gắn lên đôi môi thâm đen sì và đốt hút.
Hút xong một hơi dài, anh ta đưa bao thuốc về phía ông Tướng và mời:
-
Mời anh.
-
Cám ơn cán bộ, tôi không hút.
-
Anh không hút thuốc à?
-
Có... nhưng hiện tại tôi không thấy thèm.
Viên
sĩ quan để bao thuốc lá bên cạnh, bên tay trái của anh ta rồi từ từ lấy trong cái
“xắc cốt”ra một tập hồ sơ. Viên sĩ quan nhìn vào tập hồ sơ và nói chứ không nhìn
ông Tướng:
-Hôm
lay tôi được trên giao nhiệm vụ đến gặp anh để hỏi anh một vài vấn đề... cho được
sáng tỏ hơn. Anh cũng hiểu nà chúng tôi đã biết hết mọi chuyện rồi nhưng chúng
tôi vẫn muốn tự anh viết ra để trên có cơ sở đánh giá xem anh có thành thực và đã
nĩnh hội được như thế lào về cách mạng. Trong bản tự khai của anh có hai vấn đề
mà anh cố tình giấu giếm không viết ra. Buổi lói chuyện hôm lay nà cơ hội để
cho anh lói ra hết những gì còn nấn cấn trong nòng anh. Chúng tôi muốn biết nà...
giai đoạn... từ núc anh về chỉ huy một đại đơn vị thuộc Quân khu II cho đến khi
anh nên Tướng, cụ thể anh đã giết bao nhiêu người chiến sĩ cách mạng của chúng
tôi mà trong tờ khai không thấy anh viết ra?
-Tôi
vào...
Trong
một phút sơ hở vì phải chú ý lắng nghe xem viên sĩ quan muốn nói gì, hỏi gì với
giọng ngọng nghệu và đặc sệt của người dân Nghệ Tĩnh, nên,
ông
Tướng đã để cho viên sĩ quan chỉ tay vô mặt ông và nói như quát:
-Trước
khi trả nời tôi hay anh muốn lói với tôi điều gì anh phải... thưa gởi cho đúng
phép nhé. Chúng tôi nà cán bộ được đảng giao trách nhiệm giáo dục các anh để trở
thành người có ích cho xã hội. Chúng tôi sẽ nghiêm trị bất cứ người lào vẫn
ngoan cố không chịu tiếp thu những gì chúng tôi đã truyền dạy.
Sau
câu nói, viên sĩ quan thay đổi nét mặt và nhìn ông Tướng vẻ dịu dàng hơn:
-
Bây giờ anh lói tiếp đi.
Ông
Tướng nuốt nhanh nước miếng như nuốt nỗi uất nghẹn vào tận đáy lòng. Quân đội mà
ông từng phục vụ luôn tôn trọng phẩm cách con người, dù người đó là người dân bình
thường hay là kẻ thù bị lính của ông bắt được. Ông Tướng từng cảm thấy phiền lòng
khi biết được những người an ninh thuộc quyền ông đã có hành vi tra tấn hay lời
nói mạt sát với những người cán binh Việt cộng trong lúc bị thẩm cung; ngoại trừ
những người ngoan cố. Nhưng, hôm nay vị thế của ông Tướng đã khác rồi. Được làm
vua, thua làm... tù binh. Mà, tù binh của cộng sản thì phải chịu đủ mọi thứ hành
hạ. Ông nói nho nhỏ trong miệng câu mà ông vẫn
thường nói: “Buồn não nề và hận tận xương tủy”.
-Thưa
cán bộ, tôi về Quân khu II năm 1972 và chỉ huy một trong những binh chủng thiện
chiến nhất của miền Nam.Tôi đã chỉ huy nhiều chiến dịch và những trận đánh... Chẳng
hạn như trận Pleime năm 1965 và 1974. Đặc biệt
là năm 1974 khi Sư đoàn 320... của cách mạng sau ba mươi ba ngày đêm với hai mươi
hai lần tấn công biển người vào căn cứ... chỉ có năm Đại đội phòng
thủ, nhưng, đã không chiếm được căn cứ. Nếu cán bộ muốn
biết chúng tôi đã giết bao nhiều người của cách mạng thì tôi xin xác nhận là...
rất nhiều.Tôi chỉ có thể phỏng chừng là... nhiều chục ngàn...
Viên
sĩ quan ngắt ngang lời ông Tướng và hỏi:
-Anh
có thấy đó nà tội ác chống nại nhân dân chống nại cách mạng với vũ khí của bọn
Mỹ không?
-Thưa
cán bộ, đã là
người lính, mà lại là người lính trong suốt hai mươi hai năm trời ngoài mặt trận
để chống lại sự xâm lăng...
Viên
sĩ quan đổi sắc mặt giận dữ và đập mạnh tay lên bàn. Đôi con
mắt của anh ta long lên như tóe lửa nhìn ngay mặt ông Tướng thất thế và quát lên
thật lớn đến văng cả nước miếng ra bàn:
-Anh
phải nhận định cho rõ ai nà người xâm năng mới được. Có phải đó nà bọn Mỹ ác ôn
không? Bọn Mỹ đã đem vũ khí súng đạn tàu bay tàu thủy vô xâm chiếm lước ta và còn
được bọn ngụy các anh tiếp tay lên đảng của chúng tôi mới phát động cuộc chiến
tranh giải phóng và đã đưa đến thắng nợi hoàn toàn vào lăm một chín bảy nhăm. Đảng của chúng tôi
đã nãnh đạo công cuộc giải phóng miền lam khỏi bọn xâm nược Mỹ, và đánh cho bọn
ngụy ác ôn các anh phải đầu hàng vô điều kiện để đưa đến thắng nợi nà vì đảng của
chúng tôi, quân đội anh hùng của chúng tôi được toàn dân ủng hộ. Anh nà Tướng
anh phải thấy rõ điều lày hơn ai hết để mà ăn lăn hối cải qua việc học tập và nao
động để trở thành người có ích cho xã hội sau lày. Lếu các anh cải tạo tốt thì
rồi đây trên cũng sẽ xem xét mà dùng nại các anh tùy theo khả lăng và trình độ
nhận thức của mỗi người.
Viên
sĩ quan ngưng nói và cầm ly nước trà lên uống. Viên sĩ quan thấy ông Tướng ngồi
im như lắng nghe nên anh ta cố tỏ ra nhã nhặn với ông Tướng và hỏi với giọng nhẹ
nhàng hơn:
-Một
điều quan trọng lữa cũng không thấy anh viết ra đó nà: Anh nà người được nên Tướng
sau cùng của miền lam để lắm quyền Tổng chỉ huy cuộc tháo chạy khỏi cao nguyên.
Chúng tôi muốn anh lói ra đây rõ ràng và chính xác về cái kế hoạch rút quân khỏi
cao nguyên của anh như thế lào mà để rồi bị chúng tôi đánh đến không còn một
manh giáp lào cả, nà sao?
-Thưa
cán bộ, cán bộ cũng là quân nhân và cũng có cấp bậc cao thì cán bộ cũng hiểu là,
ngoài tôi là vị Tướng mới được vinh thăng thì Quân đoàn còn có vị Tư lệnh và Phó
Tư lệnh. Quân đoàn có nhiều đơn vị, có nhiều cơ quan, tôi đâu biết là những đơn
vị nào, đồn trú ở
đâu, ai chỉ huy...Vậy làm sao tôi thảo kế hoạch và điều động được để gọi là Tổng
chỉ huy?
-Thế... đài
phát thanh Sàigòn và đài quân đội... Chẳng nẽ họ lói sai?
-Thưa
cán bộ, tôi không biết vì đâu và do ai mà đài phát thanh đã gọi tôi là Tổng chỉ
huy trong khi hai vị Tư lệnh và Tư lệnh phó Quân đoàn còn đó...thì làm sao tôi
là Tổng chỉ huy cho được... Do đó tôi đã không viết ra trong bản tự khai.
Viên
sĩ quan bây giờ không còn nhìn ông Tướng với ánh mắt hằn học nữa. Anh ta nhìn vào
tập hồ sơ trước mặt và hút thuốc liên tục, chứng tỏ anh ta đang bị bối rối và
suy nghĩ nhiều. Có lẽ viên sĩ quan thấy điều cần muốn biết đã được ông Tướng giải
đáp thỏa đáng nên một lúc lâu sau, viên sĩ quan kết luận:
-Thôi,
hôm lay nàm việc với anh như thế nà tạm đủ. Hy vọng những nần tới anh sẽ... tiến
bộ hơn và sẽ cho chúng tôi biết nhiều việc hơn. Anh về và viết nại bản tự khai
khác rồi sẽ có người đến nhận.Thôi, anh về nghỉ... cho khỏe.
Viên
vệ binh có cái mặt lấc cấc đã đứng chờ ngoài cửa khi ông Tướng bước ra. Ông
Tướng bước từng bước chầm chậm đi trước tên vệ binh về hướng lán trại, nơi ông đang
phải bị giam giữ chẳng khác gì Chúa Sơn Lâm bị giam trong lồng sắt. Ông
Tướng cũng chính là Chúa Sơn Lâm, là con cọp đầu đàn của một đại đơn vị thiện
chiến thuộc vùng rừng núi. Nhìn khung cảnh chung quanh trại tù, ông
Tướng bùi ngùi nhớ lại những địa danh, những khu rừng, những chiến binh cảm tử đủ
mọi cấp bậc đã cùng ông Tướng xông pha chiến trận ngày nào; không biết bây giờ
họ ra sao. Ông Tướng nhớ đến vị sĩ quan Thiếu Tá Tiểu
đoàn trưởng anh hùng trong trận Pleime 1974 đã làm cho cả một Sư đoàn Việt cộng
phải ôm hận. Ông ấy là người sĩ quan giỏi, đã dẫn đơn vị nguyên vẹn băng rừng từ
Quãng Đức về đến Long Khánh, còn nhập vào Sư Đoàn 18 đánh một trận để đời nữa. Đó là một trong những cấp chỉ huy ưu tú mà ông Tướng có được. Rất tiếc thời
cuộc không cho phép ông Tướng thực hiện những gì ông ấp ủ.
Nhìn về nơi lán trại vẫn còn chìm trong màn sương
trắng, ông Tướng như
thấy người vợ hiền và những đứa con thân yêu đang đứng đó... đưa những cánh tay
gầy guộc về phía ông làm cho trái tim ông Tướng nhói đau như bị mũi dao ghim vào. Ông
Tướng cúi đầu nhìn xuống bước chân ông đang bước những bước nặng nề và nói khe
khẽ:
-Buồn
não nề và hận tận xương tủy!./.
Topa
( Hòa-Lan )