Kinh Đời

Nơi chốn cà phê

Nước Pháp, xứ sở có truyền thống “khai sáng” bàn dân thiên hạ, đã để lại cho các dân tộc mình từng đô hộ một di sản nay đã trở thành một thứ không

Nước Pháp, xứ sở có truyền thống “khai sáng” bàn dân thiên hạ, đã để lại cho các dân tộc mình từng đô hộ một di sản nay đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống xã hội của họ, đó là cà phê.

Mà “cà phê” ở đây không phải là tách cà phê mà là nơi ta tìm đến khi thèm cà phê. Nói thật, tôi hơi ngại gọi đó là những “quán cà phê” vì chúng muôn màu muôn vẻ một cách chẳng ăn nhập gì với nhau. Đôi khi “quán cà phê” là một sân vườn khang trang mát rượi nhưng bảng giá thì trên trời đối với túi tiền địa phương, do đó, có lẽ chỉ dành cho những túi tiền “ngoại nhập”. Cũng có thể “quán” là căn nhà cũ được mông má sơ sài, với bảng hiệu đèn nê ông lòe loẹt lóa mắt thu hút các con bướm đêm. Hoặc, “quán” còn là một dãy võng giữa đồng không mông quạnh, giăng ngay hàng thẳng lối không khác gì một trại lính. Hoặc là một quầy bán nước với tiếng nhạc inh ỏi điếc tai. Hoặc chỉ là một góc chật chội bên lề đường với lổm nhổm vài cái bàn và ghế nhựa thấp đủ màu; ngay bên cạnh là bác thợ hớt tóc bình dân sẵn sàng múa kéo, mát xa vai, đầu, lấy ráy tai, cắt lông mũi cho khách kèm theo dăm ba câu bình luận tình hình thế giới.

Không khác gì bị “say cà phê”, chất “caoua” (từ tiếng A Rập là “kawa”) đã có cuộc hành trình ngoằn ngoèo xuyên thời gian và lục địa, khởi đầu từ Ethiopie và Yemen, quành sang Perse (Iran ngày nay) và Turquie (Thổ Nhĩ Kỳ), ghé thăm Venise và phần còn lại của châu Âu, để sau cùng trở về châu Á và lấy đà nhảy sang Nam Mỹ. Sau cơn sốt du mục, thức uống màu đen này đã khệnh khạng như một ông vua tin rằng mình đã vừa chinh phục được thế giới vừa thu phục được lòng người. Phải nói rằng không một ông vua nào có thể tự mãn rằng mình đã thực hiện được “sứ mệnh kép” này! Vậy là ông Vua Cà phê đã tìm được vương quốc của mình: Trái đất.

Ai rồi cũng đi cà phê. Đi để uống cà phê đã đành, nhưng cốt là để giết thời gian nhàn rỗi, dù một mình hay hai mình, một mình hay với bạn bè, một mình hay với chính mình. Còn điều này nữa, dù rằng cà phê hiện đại kiểu Starbucks đã bắt đầu lấn sân, cà phê đen đá hay cà phê sữa đá Việt Nam vẫn là “hàng độc”. Nhưng người thật sành điệu thì chỉ biết có cà phê phin kiểu xưa, cà phê nhỏ xuống từ cái phin nhôm, từng giọt một như những hạt trai mềm đen nhánh...Có đủ bộ như vậy mới cảm nhận được sự chậm rãi của thời gian mà người uống cà phê muốn tiêu phí.

“Đi cà phê không?” là khúc dạo đầu bắt buộc cho mọi tình huống: câu chuyện tình muôn thủa, cuộc dan díu ngắn ngủi, mối quan hệ khập khiễng, hay một áp-phe ít nhiều béo bở. Và nếu dùng từ “chứ”, “Đi cà phê chứ?”, thì coi như “phi vụ” đã chắc như đinh đóng cột.

Ảnh TL

Ở không ít những nơi chốn cà phê, ẩm khách thường được những bông hồng xinh đẹp phục vụ, những cô nàng “chân dài tới nách, lông nách tới đùi” như người ở đây thường nói một cách sống sượng. Trong những bông hồng “nghèo chữ nghĩa mà giàu nhan sắc trời cho” ấy, có những chị em bôn ba lên thành phố kiếm tiền để gửi về quê vì thương cha đầu tắt mặt tối với những công việc “quan trọng” như nhậu bí tỉ, đá gà, cờ bạc, bồ nhí... với biết bao bất ngờ có thể xảy ra mà hệ quả là khôn lường ! Tóm lại, nếu được lựa chọn, một tỷ lệ nào đó đàn ông Việt Nam chắc hẳn luôn muốn có nhiều sức khỏe (vì bệnh viện chỉ chăm sóc bệnh lý chứ không chăm sóc bệnh nhân), muốn có một đứa con gái (vì chính nó sẽ phụng dưỡng họ lúc tuổi già và ngay cả khi họ chưa già), có người vợ ngoan để họ “nện” thoải mái (nhưng không phải mỗi ngày đâu nhé !) và hàng ngày thức dậy lúc gà gáy để pha cho họ ly cà phê phin đầu tiên trong ngày. Ui chao bạn ơi, vậy mới gọi là sướng chứ!

Sài Gòn, tháng đầu năm...
Trang Thu - Như Hồ  (dịch từ bản tiếng Pháp)


Đôi dòng về Nguyễn Trọng Lâm

 

Nguyễn Trọng Lâm sinh ra trong một gia đình thế phiệt. Anh theo gia đình rời khỏi Việt Nam từ năm 12 tuổi, vào thời điểm đất nước chia thành hai miền, 1954. Suốt một đời rong ruổi không mỏi mệt qua khắp châu Âu, châu Mỹ và châu Á, vì một cảm hứng nào đó khó xác định, Nguyễn Trọng Lâm quyết định (tạm) dừng chân ở Sài Gòn khi đã vào tuổi cổ lai hy. Chính là ở đây anh đã bắt đầu viết các bài tạp bút, bằng tiếng Pháp - một trong năm ngôn ngữ mà anh có thể diễn đạt suy nghĩ lưu loát như nhau. Có vẻ như công việc mới và không chuyên này của anh chẳng dính dáng gì đến nghề nghiệp mà Nguyễn Trọng Lâm dấn vào gần như cả cuộc đời: phiên dịch chính thức của Liên Hiệp Quốc và một số tổ chức khác trong và ngoài hệ thống Liên Hiệp Quốc. Nhưng hóa ra giữa hai công việc trước và nay của Lâm cũng có đặc điểm chung: phản xạ nhạy bén và cảm xúc phong phú. Bạn bè quen biết lâu năm quý phục Lâm vì, anh tuy xuất thân từ một gia đình gắn bó với văn hóa Á Đông cổ kính, lại ngâm mình trọn vẹn trong nền văn hóa Tây Âu ở cái tuổi mà trí tuệ đang rộng mở hết cỡ để tiếp nhận tri thức mới, trong công việc hàng ngày cọ xát với biết bao con người đến từ những nền văn hóa khác nhau, vậy mà anh không hề cảm thấy khổ sở vì bị giằng xé giữa nhiều bản ngã dị biệt. Anh cũng không phải là một thứ “pha lẫn tệ hại giữa một anh nhà quê và một anh nước ngoài” như anh đã viết trong một bài tản văn có tựa đề Nghệ thuật tiếp khách. Trong con mắt của bạn bè gần gũi, Nguyễn Trọng Lâm là sản phẩm đặc trưng của sự chung sống hài hòa và sự tác động qua lại nhịp nhàng của nhiều nếp tư duy, nhiều cách diễn đạt, lối sống mà sự khác nhau chỉ làm cho bản thân anh trở nên lý thú hơn. Minh chứng là những bài tạp bút mà anh đã lặng lẽ viết từ nhiều năm nay để ghi nhận lại với một đầu óc dí dỏm rất bén nhọn những gì mình quan sát, nhận xét trong xóm dân cư, trong cửa hàng, ngoài phố, tóm lại là ở mọi nơi xung quanh anh. Nhiều bài có cách diễn đạt rất “Tây” nhưng chịu khó đọc đi rồi đọc lại sẽ thấy ẩn đằng sau là những ý nhị rất phương Đông. Trong những bài mà bạn đọc sẽ đọc, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Pháp nhưng lắm khi giữa những dòng chữ tiếng Pháp - một thứ tiếng Pháp tinh xảo đến mức lắt léo - bỗng nhiên độc giả Việt Nam phải phá lên cười vì chợt bắt gặp một chữ, một ý tứ mang tính cách “chòng ghẹo” rất Việt Nam. Chúng tôi đang nghĩ đến hình ảnh anh chàng mài dao mài kéo, hình hài khẳng khiu, với cái cằm (Lâm không mô tả nhưng tôi nghĩ là nhọn hoắc) có cắm chòm râu dê bất hủ trong bài Tiếng động phố phường. Hình ảnh đó chắc chắn có trong rất nhiều chuyện tiếu lâm Việt Nam.

Nhưng thôi, trong khi chờ đọc tiếp theo những bài khác của Nguyễn Trọng Lâm, bằng cách nào đó và vào lúc nào đó, thì trên trang báo Tết Bính Thân 2016 hy vọng bạn đọc Người Đô Thị sẽ ghi nhận cái lạ ở một trong những tạp bút của anh: Nơi chốn cà phê.

Lương Văn Lý

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nơi chốn cà phê

Nước Pháp, xứ sở có truyền thống “khai sáng” bàn dân thiên hạ, đã để lại cho các dân tộc mình từng đô hộ một di sản nay đã trở thành một thứ không

Nước Pháp, xứ sở có truyền thống “khai sáng” bàn dân thiên hạ, đã để lại cho các dân tộc mình từng đô hộ một di sản nay đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống xã hội của họ, đó là cà phê.

Mà “cà phê” ở đây không phải là tách cà phê mà là nơi ta tìm đến khi thèm cà phê. Nói thật, tôi hơi ngại gọi đó là những “quán cà phê” vì chúng muôn màu muôn vẻ một cách chẳng ăn nhập gì với nhau. Đôi khi “quán cà phê” là một sân vườn khang trang mát rượi nhưng bảng giá thì trên trời đối với túi tiền địa phương, do đó, có lẽ chỉ dành cho những túi tiền “ngoại nhập”. Cũng có thể “quán” là căn nhà cũ được mông má sơ sài, với bảng hiệu đèn nê ông lòe loẹt lóa mắt thu hút các con bướm đêm. Hoặc, “quán” còn là một dãy võng giữa đồng không mông quạnh, giăng ngay hàng thẳng lối không khác gì một trại lính. Hoặc là một quầy bán nước với tiếng nhạc inh ỏi điếc tai. Hoặc chỉ là một góc chật chội bên lề đường với lổm nhổm vài cái bàn và ghế nhựa thấp đủ màu; ngay bên cạnh là bác thợ hớt tóc bình dân sẵn sàng múa kéo, mát xa vai, đầu, lấy ráy tai, cắt lông mũi cho khách kèm theo dăm ba câu bình luận tình hình thế giới.

Không khác gì bị “say cà phê”, chất “caoua” (từ tiếng A Rập là “kawa”) đã có cuộc hành trình ngoằn ngoèo xuyên thời gian và lục địa, khởi đầu từ Ethiopie và Yemen, quành sang Perse (Iran ngày nay) và Turquie (Thổ Nhĩ Kỳ), ghé thăm Venise và phần còn lại của châu Âu, để sau cùng trở về châu Á và lấy đà nhảy sang Nam Mỹ. Sau cơn sốt du mục, thức uống màu đen này đã khệnh khạng như một ông vua tin rằng mình đã vừa chinh phục được thế giới vừa thu phục được lòng người. Phải nói rằng không một ông vua nào có thể tự mãn rằng mình đã thực hiện được “sứ mệnh kép” này! Vậy là ông Vua Cà phê đã tìm được vương quốc của mình: Trái đất.

Ai rồi cũng đi cà phê. Đi để uống cà phê đã đành, nhưng cốt là để giết thời gian nhàn rỗi, dù một mình hay hai mình, một mình hay với bạn bè, một mình hay với chính mình. Còn điều này nữa, dù rằng cà phê hiện đại kiểu Starbucks đã bắt đầu lấn sân, cà phê đen đá hay cà phê sữa đá Việt Nam vẫn là “hàng độc”. Nhưng người thật sành điệu thì chỉ biết có cà phê phin kiểu xưa, cà phê nhỏ xuống từ cái phin nhôm, từng giọt một như những hạt trai mềm đen nhánh...Có đủ bộ như vậy mới cảm nhận được sự chậm rãi của thời gian mà người uống cà phê muốn tiêu phí.

“Đi cà phê không?” là khúc dạo đầu bắt buộc cho mọi tình huống: câu chuyện tình muôn thủa, cuộc dan díu ngắn ngủi, mối quan hệ khập khiễng, hay một áp-phe ít nhiều béo bở. Và nếu dùng từ “chứ”, “Đi cà phê chứ?”, thì coi như “phi vụ” đã chắc như đinh đóng cột.

Ảnh TL

Ở không ít những nơi chốn cà phê, ẩm khách thường được những bông hồng xinh đẹp phục vụ, những cô nàng “chân dài tới nách, lông nách tới đùi” như người ở đây thường nói một cách sống sượng. Trong những bông hồng “nghèo chữ nghĩa mà giàu nhan sắc trời cho” ấy, có những chị em bôn ba lên thành phố kiếm tiền để gửi về quê vì thương cha đầu tắt mặt tối với những công việc “quan trọng” như nhậu bí tỉ, đá gà, cờ bạc, bồ nhí... với biết bao bất ngờ có thể xảy ra mà hệ quả là khôn lường ! Tóm lại, nếu được lựa chọn, một tỷ lệ nào đó đàn ông Việt Nam chắc hẳn luôn muốn có nhiều sức khỏe (vì bệnh viện chỉ chăm sóc bệnh lý chứ không chăm sóc bệnh nhân), muốn có một đứa con gái (vì chính nó sẽ phụng dưỡng họ lúc tuổi già và ngay cả khi họ chưa già), có người vợ ngoan để họ “nện” thoải mái (nhưng không phải mỗi ngày đâu nhé !) và hàng ngày thức dậy lúc gà gáy để pha cho họ ly cà phê phin đầu tiên trong ngày. Ui chao bạn ơi, vậy mới gọi là sướng chứ!

Sài Gòn, tháng đầu năm...
Trang Thu - Như Hồ  (dịch từ bản tiếng Pháp)


Đôi dòng về Nguyễn Trọng Lâm

 

Nguyễn Trọng Lâm sinh ra trong một gia đình thế phiệt. Anh theo gia đình rời khỏi Việt Nam từ năm 12 tuổi, vào thời điểm đất nước chia thành hai miền, 1954. Suốt một đời rong ruổi không mỏi mệt qua khắp châu Âu, châu Mỹ và châu Á, vì một cảm hứng nào đó khó xác định, Nguyễn Trọng Lâm quyết định (tạm) dừng chân ở Sài Gòn khi đã vào tuổi cổ lai hy. Chính là ở đây anh đã bắt đầu viết các bài tạp bút, bằng tiếng Pháp - một trong năm ngôn ngữ mà anh có thể diễn đạt suy nghĩ lưu loát như nhau. Có vẻ như công việc mới và không chuyên này của anh chẳng dính dáng gì đến nghề nghiệp mà Nguyễn Trọng Lâm dấn vào gần như cả cuộc đời: phiên dịch chính thức của Liên Hiệp Quốc và một số tổ chức khác trong và ngoài hệ thống Liên Hiệp Quốc. Nhưng hóa ra giữa hai công việc trước và nay của Lâm cũng có đặc điểm chung: phản xạ nhạy bén và cảm xúc phong phú. Bạn bè quen biết lâu năm quý phục Lâm vì, anh tuy xuất thân từ một gia đình gắn bó với văn hóa Á Đông cổ kính, lại ngâm mình trọn vẹn trong nền văn hóa Tây Âu ở cái tuổi mà trí tuệ đang rộng mở hết cỡ để tiếp nhận tri thức mới, trong công việc hàng ngày cọ xát với biết bao con người đến từ những nền văn hóa khác nhau, vậy mà anh không hề cảm thấy khổ sở vì bị giằng xé giữa nhiều bản ngã dị biệt. Anh cũng không phải là một thứ “pha lẫn tệ hại giữa một anh nhà quê và một anh nước ngoài” như anh đã viết trong một bài tản văn có tựa đề Nghệ thuật tiếp khách. Trong con mắt của bạn bè gần gũi, Nguyễn Trọng Lâm là sản phẩm đặc trưng của sự chung sống hài hòa và sự tác động qua lại nhịp nhàng của nhiều nếp tư duy, nhiều cách diễn đạt, lối sống mà sự khác nhau chỉ làm cho bản thân anh trở nên lý thú hơn. Minh chứng là những bài tạp bút mà anh đã lặng lẽ viết từ nhiều năm nay để ghi nhận lại với một đầu óc dí dỏm rất bén nhọn những gì mình quan sát, nhận xét trong xóm dân cư, trong cửa hàng, ngoài phố, tóm lại là ở mọi nơi xung quanh anh. Nhiều bài có cách diễn đạt rất “Tây” nhưng chịu khó đọc đi rồi đọc lại sẽ thấy ẩn đằng sau là những ý nhị rất phương Đông. Trong những bài mà bạn đọc sẽ đọc, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Pháp nhưng lắm khi giữa những dòng chữ tiếng Pháp - một thứ tiếng Pháp tinh xảo đến mức lắt léo - bỗng nhiên độc giả Việt Nam phải phá lên cười vì chợt bắt gặp một chữ, một ý tứ mang tính cách “chòng ghẹo” rất Việt Nam. Chúng tôi đang nghĩ đến hình ảnh anh chàng mài dao mài kéo, hình hài khẳng khiu, với cái cằm (Lâm không mô tả nhưng tôi nghĩ là nhọn hoắc) có cắm chòm râu dê bất hủ trong bài Tiếng động phố phường. Hình ảnh đó chắc chắn có trong rất nhiều chuyện tiếu lâm Việt Nam.

Nhưng thôi, trong khi chờ đọc tiếp theo những bài khác của Nguyễn Trọng Lâm, bằng cách nào đó và vào lúc nào đó, thì trên trang báo Tết Bính Thân 2016 hy vọng bạn đọc Người Đô Thị sẽ ghi nhận cái lạ ở một trong những tạp bút của anh: Nơi chốn cà phê.

Lương Văn Lý

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm