Nhân Vật
Nơi nào Donald Trump cũng dẫn đầu
Tác Giả: Nguyễn Văn Khanh
Chỉ nhìn vào những con số và kết quả các cuộc thăm dò không thôi đã thấy chóng mặt.
Mới
8 tháng trước đây khi nghe tin ông Donald Trump ra tranh cử tổng thống,
cả nước Mỹ đều nghĩ ông tỷ phú của thành phố New York dư tiền đem đốt,
chẳng ai ngờ nếu không có thay đổi quan trọng trong vài tuần tới, chuyện
ông Trump trở thành ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng Hòa ra tranh
chức tổng thống là điều... chắc chắn sẽ xảy ra.
Ông Trump đang trên đà thắng thế. (Hình: Getty Images)
Lý
do? Ông tỷ phú nổi tiếng nước Mỹ đang dẫn đầu ở Nevada - tiểu bang hôm
nay (23 Tháng Hai 2016) sẽ tổ chức bầu sơ bộ - đang dẫn trước tại 9
trong số 12 tiểu bang quan trọng sẽ bầu sơ bộ vào Thứ Ba tuần tới - tức
Super Tuesday vào ngày mùng 1 Tháng Ba 2016, chỉ thua ông Ted Cruz ở
Texas và Arkansas, về nhì sau ông Ben Carson ở tiểu bang Colorado. Ngoài
ra, tỷ lệ cử tri Cộng Hòa nghĩ ông Trump có thể đắc cử tổng thống cũng
đã tăng cao: tới 70%, trái ngược hẳn với con số tương tự trước đây khi
70% cử tri Cộng Hòa nói họ sẽ không ủng hộ ông “to mồm, chuyên ăn nói
hung hãn.”
“Tình thế đã thay đổi, cho dù số ứng cử viên Cộng Hòa
tranh cử giờ chỉ còn có 5 người,” một bạn tên Holly Madison chia sẻ nhận
xét riêng của cô bằng bài viết khá dài gửi cho bạn bè qua trang mạng xã
hội. “Từ ngày đầu, mọi người đều nghĩ chẳng ai bỏ phiếu cho ông ta và
tất cả đều đoán sai. Cũng có lúc mọi người tin ông Trump cứ ăn nói hàm
hồ như thế này thì thế nào cũng có lúc cái miệng hại cái thân, đến giờ
niềm tin đó cũng chưa trở thành sự thật. Họ cũng đã từng nghĩ đến chuyện
dồn hết cú đấm này tới cú đấm khác để hạ đo ván ông ta, nhưng rốt cuộc
cũng chẳng đi tới đâu, bằng chứng là tuần rồi ông ta một mình đối phó
với cả 3 đối thủ nặng ký là Tổng Thống Barack Obama, Cựu Tổng Thống
George W. Bush và Ðức Giáo Hoàng mà chẳng suy suyển gì cả. Ông ta là ứng
viên về nhì ở Iowa, về nhất ở New Hampshire và South Carolina, lịch sử
tranh cử của đảng Cộng Hòa cho thấy ứng cử viên nào thắng New Hampshire
và South Carolina thì người đó sẽ đại diện cho đảng ra tranh cử tổng
thống. Thôi, chấp nhận thực tế đi là vừa, bạn ơi.”
Chấp nhận là
chữ không được ứng cử viên Marco Rubio... chấp nhận. “Trận chiến chỉ mới
bắt đầu,” vị thượng nghị sĩ trẻ tuổi xuất thân từ tiểu bang Florida nói
với những người ủng hộ khi đến Nevada vận động kiếm phiếu. Ông cho hay
cuộc chiến bây giờ chỉ còn tay ba, gồm cá nhân ông, ông Trump và bạn
đồng viện là Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz của tiểu bang Texas. Ông Rubio vạch
ra kế hoạch để chiến thắng, trong đó đánh mạnh vào “chính sách và cách
thực hiện chính sách” để cử tri biết rõ “tôi sẽ làm những gì khi trở
thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ,” coi thường những lời tuyên bố
hùng hổ nhưng rỗng tuếch mà đối thủ đang dẫn đầu Donald Trump đưa ra,
tin tưởng cử tri Cộng Hòa “sẽ biết đâu là đá, đâu mới thật sự là vàng”
khi bỏ phiếu chọn người đại diện cho đảng ra tranh chức tổng thống.
Lối
làm việc đó “rất hay,” bình luận gia David Gergen của đài CNN nhận xét
về đường lối tranh cử của ông Rubio, “nhưng tôi e rằng vẫn chưa đủ để có
thể đánh bật ông Trump ra khỏi vị trí đầu bảng ở một cuộc tranh cử lạ
lùng như cuộc tranh cử năm nay.” Ông Gergen - từng làm việc dưới quyền
các tổng thống Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan và Bill Clinton
- nghĩ rằng Donald Trump không phải là thần tượng nhưng “đang là hiện
tượng chính trị” của nước Mỹ, và đánh đổ một thần tượng hay một hiện
tượng không phải là điều dễ làm.
Với bình luận gia Ed Schutz,
“cục diện cuộc tranh cử năm nay khác hẳn với tất cả những cuộc tranh cử
trước đây,” khác tới mức “không ai có thể đoán biết những gì sẽ xảy ra,
kể cả những người nổi tiếng am hiểu tình hình chính trị cũng lắc đầu
chịu thua.” Ông Schultz đưa ra cái nhìn thật lạc quan, cho rằng nếu trở
thành người lãnh đạo quốc gia “ông Trump sẽ làm được việc vì biết điều
hành, là người thường xuyên phải đưa ra những quyết định khó khăn,” tức
có những kinh nghiệm cần thiết để lãnh đạo quốc gia.
Nhưng với
thành phần bề thế của đảng Cộng Hòa, số người có ý tưởng lạc quan về ông
Donald Trump chưa có nhiều. Ðồn đãi chính trị trước ngày cử tri Nevada
đi bầu sơ bộ cho hay đang có những cuộc vận động ngầm để ông Thống Ðốc
John Kasich (Ohio) bỏ cuộc đua, cùng nhau dồn hết nỗ lực ủng hộ ông
Marco Rubio để đánh ông Trump. Ðồn đãi này chưa rõ đúng sai, liệu có
thực hiện được hay không, chỉ biết ngay lúc này người dẫn đầu cuộc đua
Cộng Hòa chính là ông tỷ phú xuất thân từ New York, người mới 8 tháng
trước đây chẳng ai tin sẽ thành công, và biết đâu chừng cuối năm nay sẽ
trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Nơi nào Donald Trump cũng dẫn đầu
Chỉ nhìn vào những con số và kết quả các cuộc thăm dò không thôi đã thấy chóng mặt.
Mới
8 tháng trước đây khi nghe tin ông Donald Trump ra tranh cử tổng thống,
cả nước Mỹ đều nghĩ ông tỷ phú của thành phố New York dư tiền đem đốt,
chẳng ai ngờ nếu không có thay đổi quan trọng trong vài tuần tới, chuyện
ông Trump trở thành ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng Hòa ra tranh
chức tổng thống là điều... chắc chắn sẽ xảy ra.
Ông Trump đang trên đà thắng thế. (Hình: Getty Images)
Lý
do? Ông tỷ phú nổi tiếng nước Mỹ đang dẫn đầu ở Nevada - tiểu bang hôm
nay (23 Tháng Hai 2016) sẽ tổ chức bầu sơ bộ - đang dẫn trước tại 9
trong số 12 tiểu bang quan trọng sẽ bầu sơ bộ vào Thứ Ba tuần tới - tức
Super Tuesday vào ngày mùng 1 Tháng Ba 2016, chỉ thua ông Ted Cruz ở
Texas và Arkansas, về nhì sau ông Ben Carson ở tiểu bang Colorado. Ngoài
ra, tỷ lệ cử tri Cộng Hòa nghĩ ông Trump có thể đắc cử tổng thống cũng
đã tăng cao: tới 70%, trái ngược hẳn với con số tương tự trước đây khi
70% cử tri Cộng Hòa nói họ sẽ không ủng hộ ông “to mồm, chuyên ăn nói
hung hãn.”
“Tình thế đã thay đổi, cho dù số ứng cử viên Cộng Hòa
tranh cử giờ chỉ còn có 5 người,” một bạn tên Holly Madison chia sẻ nhận
xét riêng của cô bằng bài viết khá dài gửi cho bạn bè qua trang mạng xã
hội. “Từ ngày đầu, mọi người đều nghĩ chẳng ai bỏ phiếu cho ông ta và
tất cả đều đoán sai. Cũng có lúc mọi người tin ông Trump cứ ăn nói hàm
hồ như thế này thì thế nào cũng có lúc cái miệng hại cái thân, đến giờ
niềm tin đó cũng chưa trở thành sự thật. Họ cũng đã từng nghĩ đến chuyện
dồn hết cú đấm này tới cú đấm khác để hạ đo ván ông ta, nhưng rốt cuộc
cũng chẳng đi tới đâu, bằng chứng là tuần rồi ông ta một mình đối phó
với cả 3 đối thủ nặng ký là Tổng Thống Barack Obama, Cựu Tổng Thống
George W. Bush và Ðức Giáo Hoàng mà chẳng suy suyển gì cả. Ông ta là ứng
viên về nhì ở Iowa, về nhất ở New Hampshire và South Carolina, lịch sử
tranh cử của đảng Cộng Hòa cho thấy ứng cử viên nào thắng New Hampshire
và South Carolina thì người đó sẽ đại diện cho đảng ra tranh cử tổng
thống. Thôi, chấp nhận thực tế đi là vừa, bạn ơi.”
Chấp nhận là
chữ không được ứng cử viên Marco Rubio... chấp nhận. “Trận chiến chỉ mới
bắt đầu,” vị thượng nghị sĩ trẻ tuổi xuất thân từ tiểu bang Florida nói
với những người ủng hộ khi đến Nevada vận động kiếm phiếu. Ông cho hay
cuộc chiến bây giờ chỉ còn tay ba, gồm cá nhân ông, ông Trump và bạn
đồng viện là Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz của tiểu bang Texas. Ông Rubio vạch
ra kế hoạch để chiến thắng, trong đó đánh mạnh vào “chính sách và cách
thực hiện chính sách” để cử tri biết rõ “tôi sẽ làm những gì khi trở
thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ,” coi thường những lời tuyên bố
hùng hổ nhưng rỗng tuếch mà đối thủ đang dẫn đầu Donald Trump đưa ra,
tin tưởng cử tri Cộng Hòa “sẽ biết đâu là đá, đâu mới thật sự là vàng”
khi bỏ phiếu chọn người đại diện cho đảng ra tranh chức tổng thống.
Lối
làm việc đó “rất hay,” bình luận gia David Gergen của đài CNN nhận xét
về đường lối tranh cử của ông Rubio, “nhưng tôi e rằng vẫn chưa đủ để có
thể đánh bật ông Trump ra khỏi vị trí đầu bảng ở một cuộc tranh cử lạ
lùng như cuộc tranh cử năm nay.” Ông Gergen - từng làm việc dưới quyền
các tổng thống Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan và Bill Clinton
- nghĩ rằng Donald Trump không phải là thần tượng nhưng “đang là hiện
tượng chính trị” của nước Mỹ, và đánh đổ một thần tượng hay một hiện
tượng không phải là điều dễ làm.
Với bình luận gia Ed Schutz,
“cục diện cuộc tranh cử năm nay khác hẳn với tất cả những cuộc tranh cử
trước đây,” khác tới mức “không ai có thể đoán biết những gì sẽ xảy ra,
kể cả những người nổi tiếng am hiểu tình hình chính trị cũng lắc đầu
chịu thua.” Ông Schultz đưa ra cái nhìn thật lạc quan, cho rằng nếu trở
thành người lãnh đạo quốc gia “ông Trump sẽ làm được việc vì biết điều
hành, là người thường xuyên phải đưa ra những quyết định khó khăn,” tức
có những kinh nghiệm cần thiết để lãnh đạo quốc gia.
Nhưng với
thành phần bề thế của đảng Cộng Hòa, số người có ý tưởng lạc quan về ông
Donald Trump chưa có nhiều. Ðồn đãi chính trị trước ngày cử tri Nevada
đi bầu sơ bộ cho hay đang có những cuộc vận động ngầm để ông Thống Ðốc
John Kasich (Ohio) bỏ cuộc đua, cùng nhau dồn hết nỗ lực ủng hộ ông
Marco Rubio để đánh ông Trump. Ðồn đãi này chưa rõ đúng sai, liệu có
thực hiện được hay không, chỉ biết ngay lúc này người dẫn đầu cuộc đua
Cộng Hòa chính là ông tỷ phú xuất thân từ New York, người mới 8 tháng
trước đây chẳng ai tin sẽ thành công, và biết đâu chừng cuối năm nay sẽ
trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.