Kinh Đời
Nước Mỹ phí phạm
Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, người dân Mỹ nói chung có nhiều điểm tốt lẫn điểm xấu, trong đó lòng quảng đại, hảo tâm và tính thích làm những công việc xã hội và thiện nguyện là điểm tốt nổi bật nhất.
Huy Lâm
(Người Việt)
Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, người dân Mỹ nói chung có
nhiều điểm tốt lẫn điểm xấu, trong đó lòng quảng đại, hảo tâm và tính
thích làm những công việc xã hội và thiện nguyện là điểm tốt nổi bật
nhất. Bên cạnh đó thì tính phí phạm là một trong những điểm xấu của
người Mỹ, mà sự phí phạm thực phẩm có thể nói là xấu nhất.
Trong khoảng ba thập niên qua, có thể nói thế giới đã thành công trong
việc giảm bớt được nạn đói. Số người bị thiếu dinh dưỡng do thiếu ăn đã
giảm 42% trong vòng 25 năm qua, và nay chỉ còn khoảng 276 triệu người,
phần đông tập trung ở khu vực châu Á, bị xem là suy dinh dưỡng. Tuy
nhiên, việc phân phối thực phẩm cho đồng đều đến nay vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, nhiều nơi vẫn còn trong tình trạng khan hiếm thực phẩm, trong
khi nhiều nơi khác thì dư thừa. Và vì dư thừa nên người ta phí phạm một
cách vô ý thức, đến nay có thể nói đã ở mức báo động, mà điển hình là
nước Mỹ, nơi bị cáo buộc là phí phạm thực phẩm nghiêm trọng nhất trên
thế giới, hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Theo một điều tra của tờ The Guardian, người Mỹ phí phạm thực phẩm một
cách khủng khiếp, gần 50% các loại rau quả ở Mỹ bị vất vào thùng rác –
khoảng 60 triệu tấn (trị giá $160 tỉ) mỗi năm, chiếm khoảng một phần ba
tổng số lượng thực phẩm. Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (EPA)
cho biết, thực phẩm phí phạm cũng chiếm một diện tích lớn nhất tại những
khu vực đổ rác.
Nguyên do chính là vì thực phẩm ở Mỹ quá rẻ so với hầu hết những nơi
khác trên thế giới, một phần là do chính phủ Mỹ hiện nay vẫn còn những
chương trình tài trợ cho nhà nông trên một số nông phẩm như bắp, lúa mì,
sữa và đậu nành. Ba mươi năm trước, phần chi tiêu cho thực phẩm chiếm
17% lợi tức trung bình của một gia đình người Mỹ. Nay, tỉ lệ đó chỉ còn
là 11%. Như vậy có nghĩa là giá cả thực phẩm rẻ đi rất nhiều nếu đem so
với lợi tức. Nhưng một phần quan trọng khác là vì hầu như tâm lý của đại
đa số người Mỹ khi đi chợ chỉ thích lựa mua những rau quả nhìn tươi đẹp
bề ngoài. Người Mỹ quan tâm đến thực phẩm sạch và có lợi cho sức khỏe,
nhưng nếu như những trái cây và rau củ chẳng may bị hơi dập, màu không
tươi sáng, méo mó, lồi lõm thì cũng bị người Mỹ chê ngay. Tính ra một
gia đình người Mỹ bốn người trung bình vất bỏ phí phạm số rau quả trị
giá gần $1,600 mỗi năm. (Tính chung toàn thế giới, theo Tổ chức Lương
Nông Liên hiệp quốc ước lượng có khoảng một phần ba tất cả những loại
thực phẩm trồng trọt đã bị bỏ phí phạm mỗi năm, trị giá gần $3 ngàn tỉ).
Khi khách hàng không chịu mua những rau quả có hình dạng không đẹp thì
đương nhiên các tiệm thực phẩm hoặc các siêu thị cũng không muốn trưng
bày những rau quả không bắt mắt đó trên các kệ hàng. Nhiều nhân viên của
siêu thị được mướn để chỉ làm công việc lựa ra những rau quả xấu xí để
vất vào thùng rác.
Nhưng đó là ta giả dụ những rau quả tới được các cửa tiệm. Cũng theo tờ
The Guardian, một số lượng lớn những loại rau quả trồng ở Mỹ bị vất bỏ
ngoài đồng cho hư thối, hoặc cho bò ngựa ăn, hoặc đưa thẳng tới bãi rác,
là vì những rau quả này không hội đủ tiêu chuẩn về… thẩm mỹ.
Người ta tính ra cứ 5 đơn vị rau quả trồng ở Mỹ thì có một là không đạt
tiêu chuẩn thẩm mỹ để bán cho khách hàng tại các tiệm thực phẩm – những
củ cà rốt cong queo, những trái dưa leo méo mó, những trái táo còi cọc –
và vì vậy số phận của những hoa quả xấu xí này thường không đến được
tới bao tử mà đi thẳng vào bao rác.
Theo ý kiến của Eve Turrow Paul, tác giả cuốn A Taste of Generation Yum,
kể từ thập niên 1940, các bà nội trợ ở Mỹ bắt đầu làm quen với tủ lạnh
cũng như những loại thực phẩm đóng gói sẵn. Trước kia không có tủ lạnh
thì họ phải đi chợ mỗi ngày mới có rau quả tươi, nhưng nay thì mở tủ
lạnh ra lúc nào cũng có sẵn rau quả tươi, hơn nữa, vào mùa đông ở những
nơi lạnh lẽo như Chicago hay New York, người ta vẫn có được những rau
quả nhiệt đới như dứa (khóm) hay xoài, vừa tươi vừa mới. Những ổ bánh mì
thì được đóng gói gọn gàng cẩn thận. Dần dà, quan niệm về thực phẩm
cũng từ từ thay đổi, rau quả hay những loại thực phẩm khác phải nhìn cho
đẹp, tròn trịa, tươi sáng thì mới được xem là an toàn và tốt cho sức
khoẻ.
Sống ở thời đại mà đi đâu cũng có máy chụp hình, thấy một đĩa thức ăn
trình bày bắt mắt, một giỏ trái cây xinh xinh là người ta chộp lấy ngay
cơ hội chụp vài tấm rồi gửi đi khắp nơi cho bạn bè, người quen cũng như
không quen xem thì ta hiểu vì sao bây giờ người ta chỉ chuộng những hoa
quả mơn mởn, tròn trĩnh, xinh đẹp. Nhà báo Pete Wells, chuyên viết phê
bình về những nhà hàng ở New York, gọi hiện tượng thích chụp hình thức
ăn trên bàn ở những nhà hàng này là “những món ăn cho ống kính chụp
hình” (camera cuisines) – nghĩa là những đĩa thức ăn được trang hoàng
thật khéo léo đến độ người ăn không dám đụng muỗng nĩa vào vì sợ làm hư
mất cái công phu của người đầu bếp.
Nhà báo còn kể rằng nhiều nhà hàng mới hiện nay khi cho xây, khu vực bếp
núc để nấu ăn không cần quá rộng nhưng khu vực để hoàn tất đĩa thức ăn
cho khách thì thật rộng rãi. Người ta chú trọng quá nhiều đến phần hình
thức và mất nhiều thì giờ để trình bày đĩa thức ăn cho thành một tác
phẩm nghệ thuật, nhưng đến khi mang ra cho khách thì thức ăn trên đĩa đã
gần như nguội lạnh. Nhưng nhiều nhà hàng làm vậy vì cũng chỉ là đáp lại
xu hướng hiện nay của khách hàng. Thức ăn vừa mang ra là người ta phải
chụp vài tấm đưa lên mạng xã hội để cho mọi người bình phẩm. Nhà hàng
nào trình bày khéo tay sẽ được khen ngợi, tiếng lành đồn xa và khách ùn
ùn đổ đến, không chỉ để thưởng thức món ăn của nhà hàng mà còn để chụp
hình món ăn mà họ vừa chọn.
Kể từ năm ngoái người ta đã cho tổ chức một số cuộc hội thảo để một số
nhà báo chuyên viết về thực phẩm và các tay đầu bếp bàn luận về vấn đề
phí phạm thực phẩm đang xảy ra. Rồi một số tạp chí chuyên về thực phẩm
cũng cho đăng một số bài viết kêu gọi tìm cách giải quyết nạn phí phạm
thực phẩm quá mức này.
Chính phủ Mỹ mới đây cũng đã tuyên bố thúc đẩy một cuộc vận động kêu gọi
dân chúng góp một bàn tay để đến năm 2030 cắt giảm số thực phẩm phí
phạm mỗi năm xuống còn một nửa, mà nếu tính ra hiện nay là hơn hai triệu
đơn vị calorie, bằng cách chú trọng tới việc phân phối thực phẩm được
hữu hiệu hơn, cải tiến chương trình tái chế, thay đổi nhãn dán ngoài bao
bì, và tìm cách mang thực phẩm đến tay những người dân nghèo không có
điều kiện tài chánh để mua. Trong khi đó tại khu vực vịnh San Francisco,
Carlifornia, đang có một hệ thống phân phối thực phẩm mới được thành
lập chuyên bán những rau quả xấu xí nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng và tất
nhiên là ăn được. Những loại rau quả xấu xí này được bán giảm giá từ
30-50% và người mua không chỉ tiết kiệm được một số tiền kha khá mà còn
góp phần giảm bớt sự phí phạm thực phẩm và gây sự ý thức cho những người
xung quanh.
Mặc dù là những nỗ lực mang tính tích cực nhưng loại cửa tiệm bán những
hoa quả xấu xí này vẫn gặp một vài sự chỉ trích cho rằng họ đang tự
nguyện làm nơi chứa rác cho bọn nhà giàu. Nhưng theo lời giải thích của
những người điều hành loại tiệm thực phẩm này thì điều đáng tiếc là cho
đến nay vẫn còn nhiều người hiểu lầm về định nghĩa thế nào là thực phẩm
có phẩm chất tốt. Không chỉ vì những hoa quả đó nhìn không được đẹp đẽ
mà chúng không ngon và không mang đủ chất dinh dưỡng. Trong nhiều trường
hợp thì lại hoàn toàn trái ngược, nhiều thứ trái cây tuy méo mó nhưng
vẫn mang hương vị ngon ngọt.
Ở một số nơi khác trên thế giới, đặc biệt là ở Âu châu, hiện người ta
cũng đang có nhiều nỗ lực đưa ra những chính sách cũng như một số chương
trình giáo dục công cộng để giúp người dân hiểu thêm về sự phí phạm
thực phẩm không cần thiết. Ở Pháp, chính phủ đã có luật cấm các siêu thị
không được phép đổ thực phẩm bừa bãi như trước mà phải đem đi phân huỷ
để làm phân bón hoặc tặng cho các cơ quan thực phẩm những thực phẩm hết
hạn hay bán không hết. Ở Đức, chính phủ cũng đang cho sửa đổi lại luật
về ngày hết hạn trên các loại thực phẩm tươi và trên các bao bì mà hiện
nay bị xem là cũ, lỗi thời và có vấn đề.
Riêng tại Mỹ thì có vẻ như vẫn còn lẹt đẹt theo sau các nước Âu châu, mà
thực ra Mỹ lại là nước cần phải đẩy mạnh nỗ lực hơn hết, đặc biệt là
phải thay đổi quan niệm của người dân. Cần phải đưa ra những chương
trình giáo dục về thực phẩm, giải thích cho người dân biết để nhận thức
đúng giá trị của những rau quả xấu xí, bề ngoài tuy thiếu thẩm mỹ nhưng
phẩm chất thì không thua kém những rau quả hoàn thiện khác, đồng thời
nên biết tận dụng tiêu thụ những loại rau quả trồng tại địa phương là
những thực phẩm tươi mới nhất mà họ có được. Làm được như thế thì nước
Mỹ mới có hy vọng giảm bớt mức độ phí phạm thực phẩm như hiện nay.
Huy Lâm
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nước Mỹ phí phạm
Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, người dân Mỹ nói chung có nhiều điểm tốt lẫn điểm xấu, trong đó lòng quảng đại, hảo tâm và tính thích làm những công việc xã hội và thiện nguyện là điểm tốt nổi bật nhất.
Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, người dân Mỹ nói chung có
nhiều điểm tốt lẫn điểm xấu, trong đó lòng quảng đại, hảo tâm và tính
thích làm những công việc xã hội và thiện nguyện là điểm tốt nổi bật
nhất. Bên cạnh đó thì tính phí phạm là một trong những điểm xấu của
người Mỹ, mà sự phí phạm thực phẩm có thể nói là xấu nhất.
Trong khoảng ba thập niên qua, có thể nói thế giới đã thành công trong
việc giảm bớt được nạn đói. Số người bị thiếu dinh dưỡng do thiếu ăn đã
giảm 42% trong vòng 25 năm qua, và nay chỉ còn khoảng 276 triệu người,
phần đông tập trung ở khu vực châu Á, bị xem là suy dinh dưỡng. Tuy
nhiên, việc phân phối thực phẩm cho đồng đều đến nay vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, nhiều nơi vẫn còn trong tình trạng khan hiếm thực phẩm, trong
khi nhiều nơi khác thì dư thừa. Và vì dư thừa nên người ta phí phạm một
cách vô ý thức, đến nay có thể nói đã ở mức báo động, mà điển hình là
nước Mỹ, nơi bị cáo buộc là phí phạm thực phẩm nghiêm trọng nhất trên
thế giới, hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Theo một điều tra của tờ The Guardian, người Mỹ phí phạm thực phẩm một
cách khủng khiếp, gần 50% các loại rau quả ở Mỹ bị vất vào thùng rác –
khoảng 60 triệu tấn (trị giá $160 tỉ) mỗi năm, chiếm khoảng một phần ba
tổng số lượng thực phẩm. Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (EPA)
cho biết, thực phẩm phí phạm cũng chiếm một diện tích lớn nhất tại những
khu vực đổ rác.
Nguyên do chính là vì thực phẩm ở Mỹ quá rẻ so với hầu hết những nơi
khác trên thế giới, một phần là do chính phủ Mỹ hiện nay vẫn còn những
chương trình tài trợ cho nhà nông trên một số nông phẩm như bắp, lúa mì,
sữa và đậu nành. Ba mươi năm trước, phần chi tiêu cho thực phẩm chiếm
17% lợi tức trung bình của một gia đình người Mỹ. Nay, tỉ lệ đó chỉ còn
là 11%. Như vậy có nghĩa là giá cả thực phẩm rẻ đi rất nhiều nếu đem so
với lợi tức. Nhưng một phần quan trọng khác là vì hầu như tâm lý của đại
đa số người Mỹ khi đi chợ chỉ thích lựa mua những rau quả nhìn tươi đẹp
bề ngoài. Người Mỹ quan tâm đến thực phẩm sạch và có lợi cho sức khỏe,
nhưng nếu như những trái cây và rau củ chẳng may bị hơi dập, màu không
tươi sáng, méo mó, lồi lõm thì cũng bị người Mỹ chê ngay. Tính ra một
gia đình người Mỹ bốn người trung bình vất bỏ phí phạm số rau quả trị
giá gần $1,600 mỗi năm. (Tính chung toàn thế giới, theo Tổ chức Lương
Nông Liên hiệp quốc ước lượng có khoảng một phần ba tất cả những loại
thực phẩm trồng trọt đã bị bỏ phí phạm mỗi năm, trị giá gần $3 ngàn tỉ).
Khi khách hàng không chịu mua những rau quả có hình dạng không đẹp thì
đương nhiên các tiệm thực phẩm hoặc các siêu thị cũng không muốn trưng
bày những rau quả không bắt mắt đó trên các kệ hàng. Nhiều nhân viên của
siêu thị được mướn để chỉ làm công việc lựa ra những rau quả xấu xí để
vất vào thùng rác.
Nhưng đó là ta giả dụ những rau quả tới được các cửa tiệm. Cũng theo tờ
The Guardian, một số lượng lớn những loại rau quả trồng ở Mỹ bị vất bỏ
ngoài đồng cho hư thối, hoặc cho bò ngựa ăn, hoặc đưa thẳng tới bãi rác,
là vì những rau quả này không hội đủ tiêu chuẩn về… thẩm mỹ.
Người ta tính ra cứ 5 đơn vị rau quả trồng ở Mỹ thì có một là không đạt
tiêu chuẩn thẩm mỹ để bán cho khách hàng tại các tiệm thực phẩm – những
củ cà rốt cong queo, những trái dưa leo méo mó, những trái táo còi cọc –
và vì vậy số phận của những hoa quả xấu xí này thường không đến được
tới bao tử mà đi thẳng vào bao rác.
Theo ý kiến của Eve Turrow Paul, tác giả cuốn A Taste of Generation Yum,
kể từ thập niên 1940, các bà nội trợ ở Mỹ bắt đầu làm quen với tủ lạnh
cũng như những loại thực phẩm đóng gói sẵn. Trước kia không có tủ lạnh
thì họ phải đi chợ mỗi ngày mới có rau quả tươi, nhưng nay thì mở tủ
lạnh ra lúc nào cũng có sẵn rau quả tươi, hơn nữa, vào mùa đông ở những
nơi lạnh lẽo như Chicago hay New York, người ta vẫn có được những rau
quả nhiệt đới như dứa (khóm) hay xoài, vừa tươi vừa mới. Những ổ bánh mì
thì được đóng gói gọn gàng cẩn thận. Dần dà, quan niệm về thực phẩm
cũng từ từ thay đổi, rau quả hay những loại thực phẩm khác phải nhìn cho
đẹp, tròn trịa, tươi sáng thì mới được xem là an toàn và tốt cho sức
khoẻ.
Sống ở thời đại mà đi đâu cũng có máy chụp hình, thấy một đĩa thức ăn
trình bày bắt mắt, một giỏ trái cây xinh xinh là người ta chộp lấy ngay
cơ hội chụp vài tấm rồi gửi đi khắp nơi cho bạn bè, người quen cũng như
không quen xem thì ta hiểu vì sao bây giờ người ta chỉ chuộng những hoa
quả mơn mởn, tròn trĩnh, xinh đẹp. Nhà báo Pete Wells, chuyên viết phê
bình về những nhà hàng ở New York, gọi hiện tượng thích chụp hình thức
ăn trên bàn ở những nhà hàng này là “những món ăn cho ống kính chụp
hình” (camera cuisines) – nghĩa là những đĩa thức ăn được trang hoàng
thật khéo léo đến độ người ăn không dám đụng muỗng nĩa vào vì sợ làm hư
mất cái công phu của người đầu bếp.
Nhà báo còn kể rằng nhiều nhà hàng mới hiện nay khi cho xây, khu vực bếp
núc để nấu ăn không cần quá rộng nhưng khu vực để hoàn tất đĩa thức ăn
cho khách thì thật rộng rãi. Người ta chú trọng quá nhiều đến phần hình
thức và mất nhiều thì giờ để trình bày đĩa thức ăn cho thành một tác
phẩm nghệ thuật, nhưng đến khi mang ra cho khách thì thức ăn trên đĩa đã
gần như nguội lạnh. Nhưng nhiều nhà hàng làm vậy vì cũng chỉ là đáp lại
xu hướng hiện nay của khách hàng. Thức ăn vừa mang ra là người ta phải
chụp vài tấm đưa lên mạng xã hội để cho mọi người bình phẩm. Nhà hàng
nào trình bày khéo tay sẽ được khen ngợi, tiếng lành đồn xa và khách ùn
ùn đổ đến, không chỉ để thưởng thức món ăn của nhà hàng mà còn để chụp
hình món ăn mà họ vừa chọn.
Kể từ năm ngoái người ta đã cho tổ chức một số cuộc hội thảo để một số
nhà báo chuyên viết về thực phẩm và các tay đầu bếp bàn luận về vấn đề
phí phạm thực phẩm đang xảy ra. Rồi một số tạp chí chuyên về thực phẩm
cũng cho đăng một số bài viết kêu gọi tìm cách giải quyết nạn phí phạm
thực phẩm quá mức này.
Chính phủ Mỹ mới đây cũng đã tuyên bố thúc đẩy một cuộc vận động kêu gọi
dân chúng góp một bàn tay để đến năm 2030 cắt giảm số thực phẩm phí
phạm mỗi năm xuống còn một nửa, mà nếu tính ra hiện nay là hơn hai triệu
đơn vị calorie, bằng cách chú trọng tới việc phân phối thực phẩm được
hữu hiệu hơn, cải tiến chương trình tái chế, thay đổi nhãn dán ngoài bao
bì, và tìm cách mang thực phẩm đến tay những người dân nghèo không có
điều kiện tài chánh để mua. Trong khi đó tại khu vực vịnh San Francisco,
Carlifornia, đang có một hệ thống phân phối thực phẩm mới được thành
lập chuyên bán những rau quả xấu xí nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng và tất
nhiên là ăn được. Những loại rau quả xấu xí này được bán giảm giá từ
30-50% và người mua không chỉ tiết kiệm được một số tiền kha khá mà còn
góp phần giảm bớt sự phí phạm thực phẩm và gây sự ý thức cho những người
xung quanh.
Mặc dù là những nỗ lực mang tính tích cực nhưng loại cửa tiệm bán những
hoa quả xấu xí này vẫn gặp một vài sự chỉ trích cho rằng họ đang tự
nguyện làm nơi chứa rác cho bọn nhà giàu. Nhưng theo lời giải thích của
những người điều hành loại tiệm thực phẩm này thì điều đáng tiếc là cho
đến nay vẫn còn nhiều người hiểu lầm về định nghĩa thế nào là thực phẩm
có phẩm chất tốt. Không chỉ vì những hoa quả đó nhìn không được đẹp đẽ
mà chúng không ngon và không mang đủ chất dinh dưỡng. Trong nhiều trường
hợp thì lại hoàn toàn trái ngược, nhiều thứ trái cây tuy méo mó nhưng
vẫn mang hương vị ngon ngọt.
Ở một số nơi khác trên thế giới, đặc biệt là ở Âu châu, hiện người ta
cũng đang có nhiều nỗ lực đưa ra những chính sách cũng như một số chương
trình giáo dục công cộng để giúp người dân hiểu thêm về sự phí phạm
thực phẩm không cần thiết. Ở Pháp, chính phủ đã có luật cấm các siêu thị
không được phép đổ thực phẩm bừa bãi như trước mà phải đem đi phân huỷ
để làm phân bón hoặc tặng cho các cơ quan thực phẩm những thực phẩm hết
hạn hay bán không hết. Ở Đức, chính phủ cũng đang cho sửa đổi lại luật
về ngày hết hạn trên các loại thực phẩm tươi và trên các bao bì mà hiện
nay bị xem là cũ, lỗi thời và có vấn đề.
Riêng tại Mỹ thì có vẻ như vẫn còn lẹt đẹt theo sau các nước Âu châu, mà
thực ra Mỹ lại là nước cần phải đẩy mạnh nỗ lực hơn hết, đặc biệt là
phải thay đổi quan niệm của người dân. Cần phải đưa ra những chương
trình giáo dục về thực phẩm, giải thích cho người dân biết để nhận thức
đúng giá trị của những rau quả xấu xí, bề ngoài tuy thiếu thẩm mỹ nhưng
phẩm chất thì không thua kém những rau quả hoàn thiện khác, đồng thời
nên biết tận dụng tiêu thụ những loại rau quả trồng tại địa phương là
những thực phẩm tươi mới nhất mà họ có được. Làm được như thế thì nước
Mỹ mới có hy vọng giảm bớt mức độ phí phạm thực phẩm như hiện nay.
Huy Lâm
(Người Việt)