Cà Kê Dê Ngỗng
Nước nào “yêu và ghét” Trung Quốc nhất thế giới?
Các công nhân đi qua một tấm bảng tuyên truyền về Giấc mơ Trung Hoa ở Bắc Kinh.
Cách đây hơn một năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố thúc đẩy quyền lực mềm bằng cách phổ biến những giá trị hiện đại và sự quyến rũ của văn hóa nước này ra thế giới.
Để hoàn thành mục tiêu, Trung Quốc hăng hái bồi đắp hai trụ cột chính trong chiến lược quyền lực mềm của mình là hệ thống Viện Khổng tử và chính sách tăng cường dấu ấn ở châu Phi hay châu Mỹ La tinh.
Chưa biết tham vọng này của Trung Quốc sẽ đi đến đâu, chỉ biết người dân các nước đang có xu hướng nhìn Trung Quốc bằng ánh mắt ngày càng nghi ngại.
Theo khảo sát của được Gallup và Trung Tâm Meridian International Center phối hợp thực hiện, 9 nước trong nhóm được khảo sát có tỷ lệ người dân ủng hộ đường lối lãnh đạo của Trung Quốc giảm hơn 10% trong năm 2014 so với năm trước.
Trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát, số vùng lãnh thổ có quá bán người dân phản đối Trung Quốc là 28. Phần nhiều trong số đó là các nước phương Tây.
Khác với dự đoán nhiều người, trong top 10 nước ác cảm với Trung Quốc nhất thế giới thì Mỹ chỉ đứng vị trí thứ 5, tại 70% dân chúng phản đối, đồng hạng với Áo và Thụy Điển.
Dẫn đầu danh sách là Đức tại 78%, theo sau sát nút là Nauy tại 77%. Thụy Sỹ và Ý chia nhau vị trí thứ tư và năm. Tỷ lệ phản đối tại Nhật Bản – nước có mâu thuẫn lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc – là 67%, cao hơn một chút so với Canada và Tây Ban Nha.
Đáng lưu ý, mặc dù không góp mặt trong nhóm 10, nhưng có tới 64% người dân Hong Kong (Trung Quốc) cho biết họ “ghét” Trung Quốc đại lục, tỷ lệ này tại Philippines là 64%.
Số nước có hơn 50% người dân ủng hộ Trung Quốc là 22, tất cả đều thuộc châu Phi – khu vực nhận nhiều viện trợ từ Trung Quốc, ngoại trừ Pakistan và Tajikistan. Tỷ lệ ủng hộ cao nhất thuộc về Mali với hơn 86%.
Trong năm 2014, Nga là nước có tỷ lệ dân chúng ủng hộ Trung Quốc tăng mạnh nhất tại 17% lên 42%, có thể xuất phát từ một loạt các thỏa thuận hợp tác giữa hai nhà nước sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea, hứng nhiều đòn trừng phạt từ Mỹ và phương Tây.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nước nào “yêu và ghét” Trung Quốc nhất thế giới?
Các công nhân đi qua một tấm bảng tuyên truyền về Giấc mơ Trung Hoa ở Bắc Kinh.
Cách đây hơn một năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố thúc đẩy quyền lực mềm bằng cách phổ biến những giá trị hiện đại và sự quyến rũ của văn hóa nước này ra thế giới.
Để hoàn thành mục tiêu, Trung Quốc hăng hái bồi đắp hai trụ cột chính trong chiến lược quyền lực mềm của mình là hệ thống Viện Khổng tử và chính sách tăng cường dấu ấn ở châu Phi hay châu Mỹ La tinh.
Chưa biết tham vọng này của Trung Quốc sẽ đi đến đâu, chỉ biết người dân các nước đang có xu hướng nhìn Trung Quốc bằng ánh mắt ngày càng nghi ngại.
Theo khảo sát của được Gallup và Trung Tâm Meridian International Center phối hợp thực hiện, 9 nước trong nhóm được khảo sát có tỷ lệ người dân ủng hộ đường lối lãnh đạo của Trung Quốc giảm hơn 10% trong năm 2014 so với năm trước.
Trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát, số vùng lãnh thổ có quá bán người dân phản đối Trung Quốc là 28. Phần nhiều trong số đó là các nước phương Tây.
Khác với dự đoán nhiều người, trong top 10 nước ác cảm với Trung Quốc nhất thế giới thì Mỹ chỉ đứng vị trí thứ 5, tại 70% dân chúng phản đối, đồng hạng với Áo và Thụy Điển.
Dẫn đầu danh sách là Đức tại 78%, theo sau sát nút là Nauy tại 77%. Thụy Sỹ và Ý chia nhau vị trí thứ tư và năm. Tỷ lệ phản đối tại Nhật Bản – nước có mâu thuẫn lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc – là 67%, cao hơn một chút so với Canada và Tây Ban Nha.
Đáng lưu ý, mặc dù không góp mặt trong nhóm 10, nhưng có tới 64% người dân Hong Kong (Trung Quốc) cho biết họ “ghét” Trung Quốc đại lục, tỷ lệ này tại Philippines là 64%.
Số nước có hơn 50% người dân ủng hộ Trung Quốc là 22, tất cả đều thuộc châu Phi – khu vực nhận nhiều viện trợ từ Trung Quốc, ngoại trừ Pakistan và Tajikistan. Tỷ lệ ủng hộ cao nhất thuộc về Mali với hơn 86%.
Trong năm 2014, Nga là nước có tỷ lệ dân chúng ủng hộ Trung Quốc tăng mạnh nhất tại 17% lên 42%, có thể xuất phát từ một loạt các thỏa thuận hợp tác giữa hai nhà nước sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea, hứng nhiều đòn trừng phạt từ Mỹ và phương Tây.