Tham Khảo
Nước và văn hóa chia sẻ ở ĐBSCL
Dương Văn Ni, Thứ Bảy, 19/3/2016 (TBKTSG) - Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ lúc mở mắt chào đời là đã thấy nước. Mọi người đều tin nước là của trời đất, nước không là của riêng ai, nên nước phải được chia sẻ
Dương Văn Ni, Thứ Bảy, 19/3/2016 (TBKTSG) - Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ lúc mở mắt chào đời là đã thấy nước. Mọi người đều tin nước là của trời đất, nước không là của riêng ai, nên nước phải được chia sẻ. Các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây đều dựa trên nguồn nước. Người nghèo thì dựa vào mùa nước nổi để mò cua, bắt ốc hay giăng lưới, thả câu; người có đất đai thì tận dụng nguồn nước để trồng lúa, trồng màu, nuôi tôm, cá.
Các hoạt động vui chơi, giải trí của cộng đồng cũng gắn liền với sông nước. Lễ hội đua ghe ngo của người Khmer dần dà cũng biến thành lễ hội trong khu vực và nó đã hấp dẫn đông đảo người dân bốn phương tụ tập về ĐBSCL.
Những khi ưu tư phiền muộn, những lúc làm ăn thất bát hay con cái thường xuyên ốm đau, người ta cũng nhờ dòng nước mang đi những điều xui xẻo. Đồ cúng kể cả nhang đèn đều đặt trên một cái bè làm bằng thân cây chuối có trang trí xanh đỏ cờ hoa, rồi đem thả xuống sông, gọi là cúng hà bá!
Ngày xưa phương tiện giao thông ở ĐBSCL chủ yếu là ghe xuồng và người dân chỉ sử dụng sức người để chèo chống. Vì vậy mà người ta thuộc lòng là khúc sông nào vào mùa nào thì nước ròng hay nước lớn, để nương theo dòng nước mà đi, đỡ tốn công chèo chống. Nhưng đôi khi cũng bị lỡ con nước, đành phải neo ghe lại chờ và người ta thường tụ họp trao đổi hàng hóa, chia sẻ kinh nghiệm sống với nhau, rồi dần biến những nơi này thành chợ. Nơi nào có nhiều kênh rạch gặp nhau là nơi đó có chợ, như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, chợ Ngã Bảy ở Phụng Hiệp, Hậu Giang. Nơi nào sông, lộ gặp nhau cũng biến thành chợ.
Cũng giống như con người, nguồn nước của ĐBSCL cũng thường xuyên tìm cách “họp chợ”. Nhờ các dòng sông, lớn nhất như sông Tiền, sông Hậu đến những luồng lạch chằng chịt khắp nơi, giống như mạch máu trong cơ thể con người hay như cành nhánh chi chít của một cái cây. Nhờ hệ thống sông rạch đó mà cả ba nguồn nước là nước mặt, nước mưa, và nước mặn hòa lẫn với nhau. Mùa khô thì nước chảy theo luồng, theo lạch còn mùa mưa thì vượt bờ vượt đồng chảy tràn lan. Nhờ đó mà hạt phù sa li ti, hạt các loại cây cỏ, và con tôm, con cá cũng theo dòng nước mà đi, muốn đến nơi nào thì đến.
Chúng ta đã quên mất cái vai trò “liên kết” của nước. Nước không chỉ liên kết về mặt môi trường sinh thái mà còn là liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa các cộng đồng và giữa các quốc gia.
Nhưng thật ra, trong dòng chảy tự do đó không phải là không có những quy luật. Chẳng hạn, nước chỉ chảy vào nơi nào trũng; hạt phù sa chỉ lắng đọng khi nước chảy chậm dần; hạt cây cỏ nảy mầm ở nơi nào đất đai màu mỡ; tôm cá chọn nơi đủ nước và thức ăn; và cuối cùng là con người, chọn nơi mà trước đó từng dòng nước, từng hạt phù sa, hay tôm cá đã chọn! Sự tự do chính là bản chất của dòng nước và con người ở ĐBSCL.
Sự hòa quyện giữa đất - nước - con người qua hàng trăm năm đã ngấm sâu vào máu thịt người dân ở ĐBSCL để tạo cho họ có được bản chất tự do, nghị lực bền bỉ và tinh thần bất khuất. Kinh nghiệm sống quý báu đó đã được người xưa đúc kết và truyền lại cho con cháu đời sau bằng những câu nói đậm tính dân gian như: “Nước chảy, đá mòn” hay “tức nước, vỡ bờ”.
Dù chỉ là kinh nghiệm truyền miệng trong dân gian, nhưng những câu nói đó chứa đầy triết lý giáo dục con người trong tu luyện bản thân, xử sự đối với người khác cũng như đối với thiên nhiên. Đặc biệt là không bao giờ được “ngăn sông, cấm chợ” bởi vì nó trái với tinh thần tự do mà thiên nhiên và con người ở ĐBSCL đã dày công xây đắp.
Ngày nay, cái văn hóa chia sẻ nguồn nước đã phần nào bị mai một! Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích chuyện này, như các phương tiện khoa học đã dần thay thế cho những kinh nghiệm truyền thống.
Người nuôi tôm sú thì chỉ quan tâm đến nước mặn, người dân thành phố và doanh nghiệp xài nước máy, nước giếng thì quên chuyện còn hàng ngàn hộ nghèo hàng ngày phải sử dụng nước sông.
Như một hệ quả tất yếu, mỗi bên đều chọn cho mình giải pháp an toàn và có lợi nhất về nguồn nước. Người nuôi tôm sú tìm cách giữ nước mặn trong vuông mình càng lâu càng tốt nên đất đai dần dần bị mặn thấm xuyên qua đê và làm cho cả khu vực bị mặn hoàn toàn. Người dân trồng lúa sống trong khu vực này thì hoặc là phải chuyển qua nuôi tôm, hoặc là phải sang bán đất đai để chuyển đi nơi khác. Nước thải, rác thải của các khu đông dân cư cứ nhắm dòng sông mà đổ xuống; doanh nghiệp thì đặt ống chìm ống nổi để xả lén chất thải xuống sông nhằm giảm bớt chi phí sản xuất.
Khi mà cái văn hóa chia sẻ nguồn nước không còn thì những người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng và tổn thương nhiều nhất. Trước tiên là nhóm người sống nhờ vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như mò cua bắt ốc, câu lưới, lọp lờ với sản phẩm thu hoạch càng ngày càng ít đi, không đủ bù đắp cho sức lao động đã bỏ ra. Rồi đến nhóm nông dân bị tổn thất trong sản xuất như hoa màu, cây trái, vật nuôi bị ngộ độc nguồn nước mà chết hàng loạt. Tác động âm thầm và dai dẳng nhất là nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Đây là nguồn lực duy nhất để họ có thể kiếm sống hàng ngày. Thiếu sức khỏe thì con đường thoát nghèo của người dân hoàn toàn bị bế tắc!
Sự mất mát về vật chất thì còn có thể cân đo đong đếm, nhưng tổn thương tâm hồn và mất mát văn hóa mới là điều to tát nhất của một con người.
Những nỗ lực để gầy dựng lại cái văn hóa chia sẻ thông qua nguồn nước và cộng đồng thì cần có thời gian để đúc kết và đánh giá. Tuy nhiên với những gì đã và đang xảy ra ở ĐBSCL thì e rằng mục tiêu cần đạt sẽ còn rất xa.
Việc xây dựng những bờ kè kiên cố ven sông của các thành phố đang làm mất khả năng trao đổi nước trong đất và dòng sông; hậu quả là làm cho thành phố ẩm ướt hơn, dễ dàng ngập lụt hơn và lún sụt nhanh hơn. Việc xây dựng những cống đập, đê biển kiên cố làm gián đoạn sự trao đổi của dòng nước ngọt, mặn giữa đất liền và biển; để rồi phần bên trong đê ô nhiễm tích lũy nhiều hơn, phần ngoài đê rừng ngập mặn bị chết lần chết mòn; các cửa sông, rạch thì do dòng chảy bị chặn, nước mặn không vào được nên lục bình phát triển dày đặc, giao thông thủy trở nên khó khăn hơn.
Chung quy là vì chúng ta đã quên mất cái vai trò “liên kết” của nước. Bởi vì nước không chỉ liên kết về mặt môi trường sinh thái mà còn là liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau nhờ vào phong tục tập quán, liên kết giữa các cộng đồng sống rất xa nhau nhờ vào giao thương kinh tế, và nói rộng hơn là liên kết giữa các quốc gia nhờ vào việc sử dụng cùng một dòng sông. Vì vậy, nếu cái văn hóa chia sẻ bị mai một, thì “tình làng, nghĩa xóm” giữa các cá nhân trong một cộng đồng ắt sẽ phai nhạt; xung đột lợi ích giữa các cộng đồng sẽ trở nên gay gắt và bất ổn trong toàn khu vực do mâu thuẫn giữa các quốc gia là điều khó tránh khỏi!
Tài liệu tham khảo:
Phạm Duy Tiễn và Dương Văn Ni, 2014. A wise use of flood water resource at The Mekong Delta of Vietnam, overview paper Spate Irrigation # 11, www.spate-irrigation.org
Dương Văn Ni, Thứ Bảy, 19/3/2016 (TBKTSG) - Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ lúc mở mắt chào đời là đã thấy nước. Mọi người đều tin nước là của trời đất, nước không là của riêng ai, nên nước phải được chia sẻ. Các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây đều dựa trên nguồn nước. Người nghèo thì dựa vào mùa nước nổi để mò cua, bắt ốc hay giăng lưới, thả câu; người có đất đai thì tận dụng nguồn nước để trồng lúa, trồng màu, nuôi tôm, cá.
Nước là của trời đất, nước không là của riêng ai, nên nước phải được chia sẻ. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ
Từ muôn đời trước, người dân ĐBSCL xem nước và đất là một. Nơi nào có
đất, có nước là có người cất nhà, khai khẩn đất hoang và canh tác sản
xuất. Từ đó, đi đâu cũng thấy nhà cửa cất san sát dọc theo sông rạch,
kênh đào. Nơi nào mùa nước nổi không ngập sâu thì cất nhà trệt, nơi nào
ngập sâu thì cất nhà sàn. Ghe xuồng đậu ngay dưới sàn nhà vừa tiện cho
việc đi lại vừa để tránh mưa tránh nắng.Các hoạt động vui chơi, giải trí của cộng đồng cũng gắn liền với sông nước. Lễ hội đua ghe ngo của người Khmer dần dà cũng biến thành lễ hội trong khu vực và nó đã hấp dẫn đông đảo người dân bốn phương tụ tập về ĐBSCL.
Những khi ưu tư phiền muộn, những lúc làm ăn thất bát hay con cái thường xuyên ốm đau, người ta cũng nhờ dòng nước mang đi những điều xui xẻo. Đồ cúng kể cả nhang đèn đều đặt trên một cái bè làm bằng thân cây chuối có trang trí xanh đỏ cờ hoa, rồi đem thả xuống sông, gọi là cúng hà bá!
Ngày xưa phương tiện giao thông ở ĐBSCL chủ yếu là ghe xuồng và người dân chỉ sử dụng sức người để chèo chống. Vì vậy mà người ta thuộc lòng là khúc sông nào vào mùa nào thì nước ròng hay nước lớn, để nương theo dòng nước mà đi, đỡ tốn công chèo chống. Nhưng đôi khi cũng bị lỡ con nước, đành phải neo ghe lại chờ và người ta thường tụ họp trao đổi hàng hóa, chia sẻ kinh nghiệm sống với nhau, rồi dần biến những nơi này thành chợ. Nơi nào có nhiều kênh rạch gặp nhau là nơi đó có chợ, như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, chợ Ngã Bảy ở Phụng Hiệp, Hậu Giang. Nơi nào sông, lộ gặp nhau cũng biến thành chợ.
Cũng giống như con người, nguồn nước của ĐBSCL cũng thường xuyên tìm cách “họp chợ”. Nhờ các dòng sông, lớn nhất như sông Tiền, sông Hậu đến những luồng lạch chằng chịt khắp nơi, giống như mạch máu trong cơ thể con người hay như cành nhánh chi chít của một cái cây. Nhờ hệ thống sông rạch đó mà cả ba nguồn nước là nước mặt, nước mưa, và nước mặn hòa lẫn với nhau. Mùa khô thì nước chảy theo luồng, theo lạch còn mùa mưa thì vượt bờ vượt đồng chảy tràn lan. Nhờ đó mà hạt phù sa li ti, hạt các loại cây cỏ, và con tôm, con cá cũng theo dòng nước mà đi, muốn đến nơi nào thì đến.
Chúng ta đã quên mất cái vai trò “liên kết” của nước. Nước không chỉ liên kết về mặt môi trường sinh thái mà còn là liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa các cộng đồng và giữa các quốc gia.
Nhưng thật ra, trong dòng chảy tự do đó không phải là không có những quy luật. Chẳng hạn, nước chỉ chảy vào nơi nào trũng; hạt phù sa chỉ lắng đọng khi nước chảy chậm dần; hạt cây cỏ nảy mầm ở nơi nào đất đai màu mỡ; tôm cá chọn nơi đủ nước và thức ăn; và cuối cùng là con người, chọn nơi mà trước đó từng dòng nước, từng hạt phù sa, hay tôm cá đã chọn! Sự tự do chính là bản chất của dòng nước và con người ở ĐBSCL.
Sự hòa quyện giữa đất - nước - con người qua hàng trăm năm đã ngấm sâu vào máu thịt người dân ở ĐBSCL để tạo cho họ có được bản chất tự do, nghị lực bền bỉ và tinh thần bất khuất. Kinh nghiệm sống quý báu đó đã được người xưa đúc kết và truyền lại cho con cháu đời sau bằng những câu nói đậm tính dân gian như: “Nước chảy, đá mòn” hay “tức nước, vỡ bờ”.
Dù chỉ là kinh nghiệm truyền miệng trong dân gian, nhưng những câu nói đó chứa đầy triết lý giáo dục con người trong tu luyện bản thân, xử sự đối với người khác cũng như đối với thiên nhiên. Đặc biệt là không bao giờ được “ngăn sông, cấm chợ” bởi vì nó trái với tinh thần tự do mà thiên nhiên và con người ở ĐBSCL đã dày công xây đắp.
Ngày nay, cái văn hóa chia sẻ nguồn nước đã phần nào bị mai một! Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích chuyện này, như các phương tiện khoa học đã dần thay thế cho những kinh nghiệm truyền thống.
Người nuôi tôm sú thì chỉ quan tâm đến nước mặn, người dân thành phố và doanh nghiệp xài nước máy, nước giếng thì quên chuyện còn hàng ngàn hộ nghèo hàng ngày phải sử dụng nước sông.
Như một hệ quả tất yếu, mỗi bên đều chọn cho mình giải pháp an toàn và có lợi nhất về nguồn nước. Người nuôi tôm sú tìm cách giữ nước mặn trong vuông mình càng lâu càng tốt nên đất đai dần dần bị mặn thấm xuyên qua đê và làm cho cả khu vực bị mặn hoàn toàn. Người dân trồng lúa sống trong khu vực này thì hoặc là phải chuyển qua nuôi tôm, hoặc là phải sang bán đất đai để chuyển đi nơi khác. Nước thải, rác thải của các khu đông dân cư cứ nhắm dòng sông mà đổ xuống; doanh nghiệp thì đặt ống chìm ống nổi để xả lén chất thải xuống sông nhằm giảm bớt chi phí sản xuất.
Khi mà cái văn hóa chia sẻ nguồn nước không còn thì những người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng và tổn thương nhiều nhất. Trước tiên là nhóm người sống nhờ vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như mò cua bắt ốc, câu lưới, lọp lờ với sản phẩm thu hoạch càng ngày càng ít đi, không đủ bù đắp cho sức lao động đã bỏ ra. Rồi đến nhóm nông dân bị tổn thất trong sản xuất như hoa màu, cây trái, vật nuôi bị ngộ độc nguồn nước mà chết hàng loạt. Tác động âm thầm và dai dẳng nhất là nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Đây là nguồn lực duy nhất để họ có thể kiếm sống hàng ngày. Thiếu sức khỏe thì con đường thoát nghèo của người dân hoàn toàn bị bế tắc!
Sự mất mát về vật chất thì còn có thể cân đo đong đếm, nhưng tổn thương tâm hồn và mất mát văn hóa mới là điều to tát nhất của một con người.
Những nỗ lực để gầy dựng lại cái văn hóa chia sẻ thông qua nguồn nước và cộng đồng thì cần có thời gian để đúc kết và đánh giá. Tuy nhiên với những gì đã và đang xảy ra ở ĐBSCL thì e rằng mục tiêu cần đạt sẽ còn rất xa.
Việc xây dựng những bờ kè kiên cố ven sông của các thành phố đang làm mất khả năng trao đổi nước trong đất và dòng sông; hậu quả là làm cho thành phố ẩm ướt hơn, dễ dàng ngập lụt hơn và lún sụt nhanh hơn. Việc xây dựng những cống đập, đê biển kiên cố làm gián đoạn sự trao đổi của dòng nước ngọt, mặn giữa đất liền và biển; để rồi phần bên trong đê ô nhiễm tích lũy nhiều hơn, phần ngoài đê rừng ngập mặn bị chết lần chết mòn; các cửa sông, rạch thì do dòng chảy bị chặn, nước mặn không vào được nên lục bình phát triển dày đặc, giao thông thủy trở nên khó khăn hơn.
Chung quy là vì chúng ta đã quên mất cái vai trò “liên kết” của nước. Bởi vì nước không chỉ liên kết về mặt môi trường sinh thái mà còn là liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau nhờ vào phong tục tập quán, liên kết giữa các cộng đồng sống rất xa nhau nhờ vào giao thương kinh tế, và nói rộng hơn là liên kết giữa các quốc gia nhờ vào việc sử dụng cùng một dòng sông. Vì vậy, nếu cái văn hóa chia sẻ bị mai một, thì “tình làng, nghĩa xóm” giữa các cá nhân trong một cộng đồng ắt sẽ phai nhạt; xung đột lợi ích giữa các cộng đồng sẽ trở nên gay gắt và bất ổn trong toàn khu vực do mâu thuẫn giữa các quốc gia là điều khó tránh khỏi!
Tài liệu tham khảo:
Phạm Duy Tiễn và Dương Văn Ni, 2014. A wise use of flood water resource at The Mekong Delta of Vietnam, overview paper Spate Irrigation # 11, www.spate-irrigation.org
http://www.thesaigontimes.vn/143634/Nuoc-va-van-hoa-chia-se-o-DBSCL.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nước và văn hóa chia sẻ ở ĐBSCL
Dương Văn Ni, Thứ Bảy, 19/3/2016 (TBKTSG) - Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ lúc mở mắt chào đời là đã thấy nước. Mọi người đều tin nước là của trời đất, nước không là của riêng ai, nên nước phải được chia sẻ
Dương Văn Ni, Thứ Bảy, 19/3/2016 (TBKTSG) - Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ lúc mở mắt chào đời là đã thấy nước. Mọi người đều tin nước là của trời đất, nước không là của riêng ai, nên nước phải được chia sẻ. Các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây đều dựa trên nguồn nước. Người nghèo thì dựa vào mùa nước nổi để mò cua, bắt ốc hay giăng lưới, thả câu; người có đất đai thì tận dụng nguồn nước để trồng lúa, trồng màu, nuôi tôm, cá.
Nước là của trời đất, nước không là của riêng ai, nên nước phải được chia sẻ. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ
Từ muôn đời trước, người dân ĐBSCL xem nước và đất là một. Nơi nào có
đất, có nước là có người cất nhà, khai khẩn đất hoang và canh tác sản
xuất. Từ đó, đi đâu cũng thấy nhà cửa cất san sát dọc theo sông rạch,
kênh đào. Nơi nào mùa nước nổi không ngập sâu thì cất nhà trệt, nơi nào
ngập sâu thì cất nhà sàn. Ghe xuồng đậu ngay dưới sàn nhà vừa tiện cho
việc đi lại vừa để tránh mưa tránh nắng.Các hoạt động vui chơi, giải trí của cộng đồng cũng gắn liền với sông nước. Lễ hội đua ghe ngo của người Khmer dần dà cũng biến thành lễ hội trong khu vực và nó đã hấp dẫn đông đảo người dân bốn phương tụ tập về ĐBSCL.
Những khi ưu tư phiền muộn, những lúc làm ăn thất bát hay con cái thường xuyên ốm đau, người ta cũng nhờ dòng nước mang đi những điều xui xẻo. Đồ cúng kể cả nhang đèn đều đặt trên một cái bè làm bằng thân cây chuối có trang trí xanh đỏ cờ hoa, rồi đem thả xuống sông, gọi là cúng hà bá!
Ngày xưa phương tiện giao thông ở ĐBSCL chủ yếu là ghe xuồng và người dân chỉ sử dụng sức người để chèo chống. Vì vậy mà người ta thuộc lòng là khúc sông nào vào mùa nào thì nước ròng hay nước lớn, để nương theo dòng nước mà đi, đỡ tốn công chèo chống. Nhưng đôi khi cũng bị lỡ con nước, đành phải neo ghe lại chờ và người ta thường tụ họp trao đổi hàng hóa, chia sẻ kinh nghiệm sống với nhau, rồi dần biến những nơi này thành chợ. Nơi nào có nhiều kênh rạch gặp nhau là nơi đó có chợ, như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, chợ Ngã Bảy ở Phụng Hiệp, Hậu Giang. Nơi nào sông, lộ gặp nhau cũng biến thành chợ.
Cũng giống như con người, nguồn nước của ĐBSCL cũng thường xuyên tìm cách “họp chợ”. Nhờ các dòng sông, lớn nhất như sông Tiền, sông Hậu đến những luồng lạch chằng chịt khắp nơi, giống như mạch máu trong cơ thể con người hay như cành nhánh chi chít của một cái cây. Nhờ hệ thống sông rạch đó mà cả ba nguồn nước là nước mặt, nước mưa, và nước mặn hòa lẫn với nhau. Mùa khô thì nước chảy theo luồng, theo lạch còn mùa mưa thì vượt bờ vượt đồng chảy tràn lan. Nhờ đó mà hạt phù sa li ti, hạt các loại cây cỏ, và con tôm, con cá cũng theo dòng nước mà đi, muốn đến nơi nào thì đến.
Chúng ta đã quên mất cái vai trò “liên kết” của nước. Nước không chỉ liên kết về mặt môi trường sinh thái mà còn là liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa các cộng đồng và giữa các quốc gia.
Nhưng thật ra, trong dòng chảy tự do đó không phải là không có những quy luật. Chẳng hạn, nước chỉ chảy vào nơi nào trũng; hạt phù sa chỉ lắng đọng khi nước chảy chậm dần; hạt cây cỏ nảy mầm ở nơi nào đất đai màu mỡ; tôm cá chọn nơi đủ nước và thức ăn; và cuối cùng là con người, chọn nơi mà trước đó từng dòng nước, từng hạt phù sa, hay tôm cá đã chọn! Sự tự do chính là bản chất của dòng nước và con người ở ĐBSCL.
Sự hòa quyện giữa đất - nước - con người qua hàng trăm năm đã ngấm sâu vào máu thịt người dân ở ĐBSCL để tạo cho họ có được bản chất tự do, nghị lực bền bỉ và tinh thần bất khuất. Kinh nghiệm sống quý báu đó đã được người xưa đúc kết và truyền lại cho con cháu đời sau bằng những câu nói đậm tính dân gian như: “Nước chảy, đá mòn” hay “tức nước, vỡ bờ”.
Dù chỉ là kinh nghiệm truyền miệng trong dân gian, nhưng những câu nói đó chứa đầy triết lý giáo dục con người trong tu luyện bản thân, xử sự đối với người khác cũng như đối với thiên nhiên. Đặc biệt là không bao giờ được “ngăn sông, cấm chợ” bởi vì nó trái với tinh thần tự do mà thiên nhiên và con người ở ĐBSCL đã dày công xây đắp.
Ngày nay, cái văn hóa chia sẻ nguồn nước đã phần nào bị mai một! Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích chuyện này, như các phương tiện khoa học đã dần thay thế cho những kinh nghiệm truyền thống.
Người nuôi tôm sú thì chỉ quan tâm đến nước mặn, người dân thành phố và doanh nghiệp xài nước máy, nước giếng thì quên chuyện còn hàng ngàn hộ nghèo hàng ngày phải sử dụng nước sông.
Như một hệ quả tất yếu, mỗi bên đều chọn cho mình giải pháp an toàn và có lợi nhất về nguồn nước. Người nuôi tôm sú tìm cách giữ nước mặn trong vuông mình càng lâu càng tốt nên đất đai dần dần bị mặn thấm xuyên qua đê và làm cho cả khu vực bị mặn hoàn toàn. Người dân trồng lúa sống trong khu vực này thì hoặc là phải chuyển qua nuôi tôm, hoặc là phải sang bán đất đai để chuyển đi nơi khác. Nước thải, rác thải của các khu đông dân cư cứ nhắm dòng sông mà đổ xuống; doanh nghiệp thì đặt ống chìm ống nổi để xả lén chất thải xuống sông nhằm giảm bớt chi phí sản xuất.
Khi mà cái văn hóa chia sẻ nguồn nước không còn thì những người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng và tổn thương nhiều nhất. Trước tiên là nhóm người sống nhờ vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như mò cua bắt ốc, câu lưới, lọp lờ với sản phẩm thu hoạch càng ngày càng ít đi, không đủ bù đắp cho sức lao động đã bỏ ra. Rồi đến nhóm nông dân bị tổn thất trong sản xuất như hoa màu, cây trái, vật nuôi bị ngộ độc nguồn nước mà chết hàng loạt. Tác động âm thầm và dai dẳng nhất là nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Đây là nguồn lực duy nhất để họ có thể kiếm sống hàng ngày. Thiếu sức khỏe thì con đường thoát nghèo của người dân hoàn toàn bị bế tắc!
Sự mất mát về vật chất thì còn có thể cân đo đong đếm, nhưng tổn thương tâm hồn và mất mát văn hóa mới là điều to tát nhất của một con người.
Những nỗ lực để gầy dựng lại cái văn hóa chia sẻ thông qua nguồn nước và cộng đồng thì cần có thời gian để đúc kết và đánh giá. Tuy nhiên với những gì đã và đang xảy ra ở ĐBSCL thì e rằng mục tiêu cần đạt sẽ còn rất xa.
Việc xây dựng những bờ kè kiên cố ven sông của các thành phố đang làm mất khả năng trao đổi nước trong đất và dòng sông; hậu quả là làm cho thành phố ẩm ướt hơn, dễ dàng ngập lụt hơn và lún sụt nhanh hơn. Việc xây dựng những cống đập, đê biển kiên cố làm gián đoạn sự trao đổi của dòng nước ngọt, mặn giữa đất liền và biển; để rồi phần bên trong đê ô nhiễm tích lũy nhiều hơn, phần ngoài đê rừng ngập mặn bị chết lần chết mòn; các cửa sông, rạch thì do dòng chảy bị chặn, nước mặn không vào được nên lục bình phát triển dày đặc, giao thông thủy trở nên khó khăn hơn.
Chung quy là vì chúng ta đã quên mất cái vai trò “liên kết” của nước. Bởi vì nước không chỉ liên kết về mặt môi trường sinh thái mà còn là liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau nhờ vào phong tục tập quán, liên kết giữa các cộng đồng sống rất xa nhau nhờ vào giao thương kinh tế, và nói rộng hơn là liên kết giữa các quốc gia nhờ vào việc sử dụng cùng một dòng sông. Vì vậy, nếu cái văn hóa chia sẻ bị mai một, thì “tình làng, nghĩa xóm” giữa các cá nhân trong một cộng đồng ắt sẽ phai nhạt; xung đột lợi ích giữa các cộng đồng sẽ trở nên gay gắt và bất ổn trong toàn khu vực do mâu thuẫn giữa các quốc gia là điều khó tránh khỏi!
Tài liệu tham khảo:
Phạm Duy Tiễn và Dương Văn Ni, 2014. A wise use of flood water resource at The Mekong Delta of Vietnam, overview paper Spate Irrigation # 11, www.spate-irrigation.org
http://www.thesaigontimes.vn/143634/Nuoc-va-van-hoa-chia-se-o-DBSCL.html