Hình Ảnh & Sự Kiện
Ông Trump cảm ơn cựu Tổng thống Carter vì ‘những lời nhận xét tốt đẹp’
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảm ơn những lời nhận xét của cựu Tổng thống Jimmy Carter vì đã ủng hộ ông về một số vấn đề.
“Khi đọc những lời nhận xét tốt đẹp của Tổng thống Jim Carter về tôi và về cách mà tôi đã bị giới báo chí (Tin tức Giả mạo) đối xử tồi tệ thế nào, tôi cảm ơn Ngài Tổng thống!”, ông Trump đã viết trên mạng Twitter hôm 28/10.
Trong cuộc phỏng vấn với New York Times được công bố ngày 21/10, ông Carter đã chỉ trích các bài viết tiêu cực của giới truyền thông về ông Trump.
“Tôi nghĩ các phương tiện truyền thông đã cứng rắn hơn với ông Trump so với bất cứ vị tổng thống nào mà tôi biết. Tôi nghĩ họ cảm thấy tự nhiên khi tuyên bố ông Trump bị rối loạn thần kinh và mọi thứ khác mà không hề do dự”, ông Carter cho biết.
Bác bỏ thuyết âm mưu rằng ông Trump đã thông đồng với Nga để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông Carter nói : “Tôi không nghĩ có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy những gì người Nga đã làm, đủ để thay đổi số phiếu, hay có bất kỳ lá phiếu nào như vậy.”
Cựu tổng thống Carter không phải là người duy nhất có nhận xét này. Cuộc thăm dò dư luận của công ty POLITICO/Morning Consult được công bố vào ngày 18/10 cho thấy 46% cử tri Mỹ tin rằng các phương tiện truyền thông bịa đặt ra những chuyện về ông Trump và chính quyền của ông.
Nói về các vấn đề chính sách ngoại giao khó khăn mà ông Trump phải đối mặt, ông Carter cho rằng những vấn đề này thực ra đã tồn tại từ trước khi ông Trump lên nắm quyền.
Trong một động thái hiếm hoi, ông Carter, một thành viên đảng Dân chủ, cũng chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama về chính sách đối ngoại. Ông Carter nói rằng ông Obama đã “từ chối” nói chuyện với Triều Tiên, và ông Carter cũng thấy rất xót xa trước thực tế rằng ông Obama đã đưa nước Mỹ tham gia vào vụ đánh bom Yemen.
Ông Carter đã lặp lại lời chỉ trích của chính ông Trump, trong đó ông Trump nói rằng các chính quyền trước đây đáng lẽ phải giải quyết xong vấn đề Triều Tiên. Theo Giám đốc CIA Mike Pompeo nói hôm 19/10, Triều Tiên lúc này chỉ còn vài tháng nữa là có khả năng đưa đầu đạn hạt nhân lên tên lửa đạn đạo.
Theo ông Trump, giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên là một Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Chính quyền của ông Trump đang sử dụng áp lực ngoại giao, kinh tế và quân sự, nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Chỉ trích ông Obama và ông Clinton đã sử dụng quyền lực của mình cho lợi ích cá nhâ, ông Carter nói: “Tôi không quan tâm nếu ông ấy hoặc ông Clinton làm giàu hay bất cứ điều gì đó. Tôi không muốn khoe khoang. Tôi không cố gắng làm điều đó. Nhưng khi tôi bị thua [trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 1981-1985], tôi đã thông báo rằng tôi sẽ không tham gia vào ban giám đốc công ty, tôi sẽ không cố gắng làm giàu cho mình bằng những bài diễn văn. Tôi đã noi theo cách cư xử của [cựu tổng thống] Harry Truman.”
Ông Carter cho biết ông và phu nhân Rosie đã sử dụng tiền của chính mình để thành lập Trung tâm Carter. “Rosie và tôi đưa tiền vào Trung tâm Carter. Chúng tôi không bao giờ lấy bất kỳ thứ gì ở ngoài,” ông Carter chia sẻ.
Đầu tuần trước, khi “The Hill”, một trang tin chính trị hàng đầu tại Mỹ, đưa tin ông bà Clinton đã dính líu đến chiến dịch hối lộ của Nga, để đạt được một thỏa thuận hạt nhân dưới chính quyền ông Obama. Bài báo đăng tải hôm 17/10, nói rằng Nga đã tham gia vào việc “hối lộ, lại quả, tống tiền và rửa tiền, nhằm phát triển kinh doanh năng lượng nguyên tử của ông Vladimir Putin bên trong nước Mỹ”.
Quan tâm đến thỏa thuận, các nhà đầu tư đã chi hàng triệu USD cho Quỹ Clinton trong khi bà Hillary Clinton, với tư cách ngoại trưởng Mỹ, đang tham gia vào quá trình ra quyết định về thỏa thuận. Một ngân hàng đầu tư của Nga có quan hệ với Điện Kremlin, cũng đã trả ông Bill Clinton tờ séc 500.000 USD cho một bài diễn văn mà ông Clinton trình bày tại Moscow, trong thời gian Mỹ đang ra quyết định về thỏa thuận cho phép Nga kiểm soát hơn 20% trữ lượng uranium có thể khai thác được của Mỹ.
Bài báo của ‘The Hill’ cũng tiết lộ rằng FBI đã biết về chiến dịch hối lộ của Nga, nhưng không hành động gì. Thay vào đó, ông Robert Mueller, giám đốc FBI lúc đó, đã bay tới Moscow trong năm 2009, để cung cấp cho Nga một mẫu 10 gram uranium đã được làm giàu (HEU).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Ông Trump cảm ơn cựu Tổng thống Carter vì ‘những lời nhận xét tốt đẹp’
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảm ơn những lời nhận xét của cựu Tổng thống Jimmy Carter vì đã ủng hộ ông về một số vấn đề.
“Khi đọc những lời nhận xét tốt đẹp của Tổng thống Jim Carter về tôi và về cách mà tôi đã bị giới báo chí (Tin tức Giả mạo) đối xử tồi tệ thế nào, tôi cảm ơn Ngài Tổng thống!”, ông Trump đã viết trên mạng Twitter hôm 28/10.
Trong cuộc phỏng vấn với New York Times được công bố ngày 21/10, ông Carter đã chỉ trích các bài viết tiêu cực của giới truyền thông về ông Trump.
“Tôi nghĩ các phương tiện truyền thông đã cứng rắn hơn với ông Trump so với bất cứ vị tổng thống nào mà tôi biết. Tôi nghĩ họ cảm thấy tự nhiên khi tuyên bố ông Trump bị rối loạn thần kinh và mọi thứ khác mà không hề do dự”, ông Carter cho biết.
Bác bỏ thuyết âm mưu rằng ông Trump đã thông đồng với Nga để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông Carter nói : “Tôi không nghĩ có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy những gì người Nga đã làm, đủ để thay đổi số phiếu, hay có bất kỳ lá phiếu nào như vậy.”
Cựu tổng thống Carter không phải là người duy nhất có nhận xét này. Cuộc thăm dò dư luận của công ty POLITICO/Morning Consult được công bố vào ngày 18/10 cho thấy 46% cử tri Mỹ tin rằng các phương tiện truyền thông bịa đặt ra những chuyện về ông Trump và chính quyền của ông.
Nói về các vấn đề chính sách ngoại giao khó khăn mà ông Trump phải đối mặt, ông Carter cho rằng những vấn đề này thực ra đã tồn tại từ trước khi ông Trump lên nắm quyền.
Trong một động thái hiếm hoi, ông Carter, một thành viên đảng Dân chủ, cũng chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama về chính sách đối ngoại. Ông Carter nói rằng ông Obama đã “từ chối” nói chuyện với Triều Tiên, và ông Carter cũng thấy rất xót xa trước thực tế rằng ông Obama đã đưa nước Mỹ tham gia vào vụ đánh bom Yemen.
Ông Carter đã lặp lại lời chỉ trích của chính ông Trump, trong đó ông Trump nói rằng các chính quyền trước đây đáng lẽ phải giải quyết xong vấn đề Triều Tiên. Theo Giám đốc CIA Mike Pompeo nói hôm 19/10, Triều Tiên lúc này chỉ còn vài tháng nữa là có khả năng đưa đầu đạn hạt nhân lên tên lửa đạn đạo.
Theo ông Trump, giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên là một Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Chính quyền của ông Trump đang sử dụng áp lực ngoại giao, kinh tế và quân sự, nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Chỉ trích ông Obama và ông Clinton đã sử dụng quyền lực của mình cho lợi ích cá nhâ, ông Carter nói: “Tôi không quan tâm nếu ông ấy hoặc ông Clinton làm giàu hay bất cứ điều gì đó. Tôi không muốn khoe khoang. Tôi không cố gắng làm điều đó. Nhưng khi tôi bị thua [trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 1981-1985], tôi đã thông báo rằng tôi sẽ không tham gia vào ban giám đốc công ty, tôi sẽ không cố gắng làm giàu cho mình bằng những bài diễn văn. Tôi đã noi theo cách cư xử của [cựu tổng thống] Harry Truman.”
Ông Carter cho biết ông và phu nhân Rosie đã sử dụng tiền của chính mình để thành lập Trung tâm Carter. “Rosie và tôi đưa tiền vào Trung tâm Carter. Chúng tôi không bao giờ lấy bất kỳ thứ gì ở ngoài,” ông Carter chia sẻ.
Đầu tuần trước, khi “The Hill”, một trang tin chính trị hàng đầu tại Mỹ, đưa tin ông bà Clinton đã dính líu đến chiến dịch hối lộ của Nga, để đạt được một thỏa thuận hạt nhân dưới chính quyền ông Obama. Bài báo đăng tải hôm 17/10, nói rằng Nga đã tham gia vào việc “hối lộ, lại quả, tống tiền và rửa tiền, nhằm phát triển kinh doanh năng lượng nguyên tử của ông Vladimir Putin bên trong nước Mỹ”.
Quan tâm đến thỏa thuận, các nhà đầu tư đã chi hàng triệu USD cho Quỹ Clinton trong khi bà Hillary Clinton, với tư cách ngoại trưởng Mỹ, đang tham gia vào quá trình ra quyết định về thỏa thuận. Một ngân hàng đầu tư của Nga có quan hệ với Điện Kremlin, cũng đã trả ông Bill Clinton tờ séc 500.000 USD cho một bài diễn văn mà ông Clinton trình bày tại Moscow, trong thời gian Mỹ đang ra quyết định về thỏa thuận cho phép Nga kiểm soát hơn 20% trữ lượng uranium có thể khai thác được của Mỹ.
Bài báo của ‘The Hill’ cũng tiết lộ rằng FBI đã biết về chiến dịch hối lộ của Nga, nhưng không hành động gì. Thay vào đó, ông Robert Mueller, giám đốc FBI lúc đó, đã bay tới Moscow trong năm 2009, để cung cấp cho Nga một mẫu 10 gram uranium đã được làm giàu (HEU).