Tham Khảo

Ông tự biến mình ra khỏi lề phải của xã hội để rồi “đơn độc” nơi lề trái của mình….*

NQL: Có người bạn email cho mình bài viết này đăng ở trang Trương Tấn sang ( Tại đây), oách thế hi hi. Ông bạn hỏi người ta chửi ông, ông có đăng không? Mình nói chửi có văn hóa thì đăng

Phạm Chiến

nguyen-quang-lap-quechoa

NQL: Có người bạn email cho mình bài viết này đăng ở trang Trương Tấn sang ( Tại đây), oách thế hi hi. Ông bạn hỏi người ta chửi ông, ông có đăng không? Mình nói chửi có văn hóa thì đăng. Đọc thì thấy đây là bài chửi khá thâm hiểm, nhưng có văn hóa. Đăng ngay, he he.

Bà con tìm đọc blog Việt Nam mới ( tại đây) sẽ biết Phạm chiến là ai.

Bài viết của Phạm Chiến:

Vốn là một người tò mò nên sau khi đọc những bài viết trong blog Quê Choa thì tôi nảy ra một nhu cầu tìm hiểu về chủ nhân của blog thuộc vào loại “có tiếng” hiện nay – Nhà văn, nhà biên kịch, nhà báo Nguyễn Quang Lập. Cách đây không lâu trên Báo PNO có một bài viết về con người này với tiêu đề: Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai”. Chắc hẳn nếu không biết kỹ càng về con người này chắc những người đọc khi tiếp cận bài viết này sẽ có những suy đoán kiểu như chắc nhà văn này cũng lận đận trong văn đàn lắm dù rằng ông có tài thực sự… Tất cả hiện lên hình ảnh một con người tài năng nhưng đa đoan. Cũng nằm trong số những người có những suy đoán như vậy nên tôi đã quyết tâm tìm hiểu thật sự chân dung con người này để xem ông có thật như những đồn đoán của cư dân mạng không nhưng “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Ông là đại diện cho một lớp người có tài năng nhưng không có phẩm hạnh.

Trong bài viết: Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai” nhà báo Ngô Bá Nha đã cho chúng ta chân dung Nhà văn Nguyễn Quang Lập có phần phiến diện và một chiều. Nhà báo cũng chưa thực sự khai thác hết những dữ liệu về bản thân con người này. Vào đấu bài viết, nhà báo đã viết: “Hiếm có nhà văn nào có cái duyên lâu dài như Nguyễn Quang Lập: cách đây 20 năm, tập truyện ngắn Tiếng gọi phía mặt trời lặn của anh đã khiến người đọc chùng lòng. Mới đây, tập Ký ức vụn của anh đem lại những nụ cười hài hước mà ưu tư, suy ngẫm.”

Nếu đứng trên khía cạnh tài năng của một nhà văn thì Nguyễn Quang Lập thuộc vào số những nhà văn có thể viết khỏe so với những nhà văn khác cùng thể hệ ông. Bản thân ông cũng từng trải qua những năm đâu thương của dân tộc nơi trận mạc. Đã có lúc sự cống hiến của ông đã được độc giả yêu văn ông đánh giá cao. Họ yêu một nhà văn – chiến sỹ, một con người biết “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”, dám bỏ qua những hoài bão về một sự nghiệp văn chương lừng lẫy. Và suy cho cùng, cuộc đời cũng công bằng với ông khi những năm tháng trong quân ngũ ấy đã rèn dũa một Nguyễn Quang Lập có thể viết khỏe, viết hay. Nên chăng những cái mà nhà báo Ngô Bá Nha gọi là “cái duyên” ấy cũng là lẽ tất yếu, phù hợp với một giai đoạn cống hiên nhưng đầy ý nghĩa ấy. Đến đây tôi có thể hiểu hơn về câu nói với đại ý lànếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác…. Những thứ quả ngọt mà Nguyễn Quang Lập được hưởng ấy là xứng đáng và nền văn học một giai đoạn ghi nhận sự đóng gớp của anh. Viên đạn “hi sinh, cống hiến” ấy đã hình thành nên một Nguyễn Quang Lập được tạc tượng trong lòng độc giả yêu văn chương…

Tiếp cận với những gì ông đã và đang làm trong giai đoạn gần đây thì tôi cho rằng cuộc đời ông không nhất quán trong suy nghĩ, ông có thể thờ những chủ khác nhau ở những giai đoạn khác nhau. Quá khứ đẹp bao nhiêu, vinh quang bao nhiêu thì hiện thực lại ê chề, não nề bấy nhiêu. Ông đã lạc hướng trong chính con đường mình đang đi. Những lối mòn quen thuộc đã được thay bằng những con đường mới nhưng có lẽ không nên đi con đường ấy. Sự tiên phong của Nguyễn Quang Lập là đáng ghi nhận và đáng biểu dương. Cái sai của chính ông có chăng là sự lựa chọn con đường. Cách thức thì tôi cho là không sai.

Hơn ai hết, cũng giống như những nhà văn có tài, ông hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng nhưng ông cũng hiểu sự đi lệch ấy trong một số hoàn cảnh thì nhận được không ít những lợi ích mà tôi cho rằng hoàn cảnh nước nhà không thể trả được. Suy cho cùng ông cũng phải mưu sinh trong khi chính ông lại có thừa những nhu cầu không tên và đó cũng là một yêu cầu trong cái nghề ông đang theo đuổi.

Trở lại bài viết Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai”, khi được hỏi về những điều xung quanh cái tên Blog Quê Choa, Nguyễn Quang Lập tỏ ra là một người thành thật. Khi được hỏi: “Thắc mắc đầu tiên là cách xưng “bọ” trên blog và e-mail bilipmayo@… của anh nghe khá lạ tai…?” thì ông chia sẻ: “Quảng Bình nhiều nơi gọi bố bằng bọ – thực ra là biến âm của từ bố. Nhưng trong cách giao đãi suồng sã, người ta vẫn dùng nó như đại từ nhân xưng, khi thì ngôi thứ nhất khi thì ngôi thứ hai. Tôi thích xưng bọ cho vui thôi, cũng là cho đúng “chất bọ”. Còn bilipmayo là ghép tên gọi ở nhà của ba đứa con tôi – cu Bi, cu Líp, và bé May Ơ.” Ông thành thật đến độ bộc bạch luôn cho công chúng biết về bản chất thực sự của chính mình, Ông nói: “Tôi sống bộc tuệch, ruột để ngoài da, tính lại nóng nên không ít người ghét. Tôi khá cực đoan cả trong lối sống và trong văn chương, vì thế, thành công cũng khá mà đổ bể cũng nhiều. Ngoài ra, kiêu ngạo là bệnh của nhà văn, tôi cũng có, thậm chí rất nặng.” Thiết nghĩ đó là những “tính xấu” và những thứ thuộc về bản năng của chính ông và ông cũng không nên đưa những thứ thuộc về cái riêng, cái duy nhất để biện bạch cho những hành động, những việc làm có phần hơi lạc lối của mình.

Và tôi thực sự bất ngờ khi nhà báo Ngô Bá Nha hỏi: “Từ thế hệ viết văn của anh trở về trước, anh đánh giá cao đức độ và tài năng của nhà văn nào nhất?” thì nhận được câu trả lời theo tôi cũng rất thật: “Nam Cao và Hàn Mặc Tử. Tài và đức của họ đã làm tôi ngưỡng mộ”. Nhưng có nên đặt câu hỏi về cách ngưỡng mộ thần tượng của chính Ông. Theo lẽ thường thần tường là những hình mẫu mà người thần tượng sẽ lấy đó làm khuôn mẫu để phấn đấu và hoàn thiện mình. Trong đó, chủ yếu là họ ảnh hưởng nhau ở cốt cách, đạo đức trong ứng xử nghề nghiệp và ứng xử hàng ngày. Nguyễn Quang Lập yêu, quý văn chương và cốt cách của hai nhà văn Nam Cao và Hàn Mặc Tử – hai đại diện gần như tiêu biểu cho hai thế hệ nhà văn. Hàn Mặc Tử đại diện cho thế hệ những nhà văn theo đuổi trào lưu lãng mạn, còn Nam Cao là hình tường tiêu biểu cho nhà văn chiến sỹ. Hay chăng, Nguyễn Quang Lập đang làm một bài so sánh giữa chính mình và hai con người tiêu biểu ấy. Liệu Nguyễn Quang Lập có thực sự gánh trên vai mình hai cái tên tuổi mà tôi nó quá lớn không so với cả nhân cách và đạo đức của ông. Về phương diện văn học mà nói, thơ, văn của Hàn Mặc Tử hay Nam Cao được cả một thế hệ lớp người lúc ấy tìm đọc và ngưỡng mộ. Nó đã phản ánh đúng bản chất và những gì tồn tại trong xã hội nhưng dưới con mắt của lòng nhân đạo và hướng thiện. Những tác phẩm của Hàn Mặc Tử thời ấy bi lụy nhưng không bi quan. Còn đến với văn của Nam Cao thì còn toát lên được cốt cách cao đẹp của một người trí thức thà sống trong nghèo nhưng trong sạch qua những hình tượng như Hộ, Thứ….- những giáo chức nơi làng quê nghèo.

Về phương diện đời thì sự so sánh đó lại càng khập khiễng. Chúng ta từng được biết một Hàn Mặc Tử có một câu chuyện tình đẹp và ông đã hi sinh để tình yêu của mình mãi đẹp trong khi chính ông đang bị dày vò bởi căn bệnh Phong quái ác. So với Nam Cao trong những năm tháng cả dân tộc chiến đấu chống thực dân Pháp thì lại càng chứng tỏ sự thấp hèn của Nguyễn Quang Lập. Thể hệ Nhà văn – Chiến sỹ đã được những người như Nam Cao xác lập và chứng minh giá trị của nó một cách sinh động. Dẫu rằng, Nguyễn Quang Lập có những năm tháng trong quân ngũ – những năm tháng tươi đẹp ấy đã bị ông vùi dập, phủ nhận trắng trơn với những Ký ức vụn (2009)….Từ những trang văn như Ký ức vụn đã biến ông thành một hoang thai của thời đại, ông tự biến mình ra khỏi lề phải của xã hội để rồi “đơn độc” nơi lề trái của mình….

Ông chính là nạn nhân của chính những phá cách táo bạo và liều lĩnh của mình.

Thân gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập!

Phản hồi của bọ Lập

Bài viết khá công phu, có tâm huyết. Rất cảm ơn bác Phạm Chiến. Đọc bài này tôi nghĩ, ngoài lý do nào khác mà tôi không biết, còn vì yêu mến tôi mà bác viết như vậy. Mọi nhận xét của bác là tùy bác, chỉ lưu ý với bác điều suy đoán này thì sai bét: “ông hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng nhưng ông cũng hiểu sự đi lệch ấy trong một số hoàn cảnh thì nhận được không ít những lợi ích mà tôi cho rằng hoàn cảnh nước nhà không thể trả được”. Hi hi sai bét.

Có thể do cá tính, đời tôi không viết thuê làm thuê cho ai bao giờ, xét theo nghĩa hẹp của từ này. Tôi làm blog này chẳng vì có ai xui, chẳng vì ai cho tiền ( Có người bảo tôi làm báo cho ông Trương Tấn Sang nữa chứ, hi hi rõ là vớ vẩn và ngớ ngẩn.) Nếu có người xui, có người đưa tiền cho bảo làm thì rất có thể tôi đã không làm blog này rồi. Tính tôi nó khỉ thế. Nghĩa là tôi viết blog vì tôi muốn vậy, không thể khác. Càng dấn bước trên con đường này tôi thấy mình càng đúng bởi vì mình gần dân hơn, vì dân hơn. Làm thằng nhà văn mà không dám gần dân, không dám vì dân thì thà ném bút đi cho xong, viết làm chi thêm nhục.

Cuối cùng xin báo bác tin vui: Trên con đường mà tôi đang đi càng ngày càng nhiều bạn văn đồng hành với tôi, đông vui lắm. Tôi không hề lẻ loi.

Lần nữa cảm ơn bác Phạm Chiến

Nguyễn Quang Lập

……………………………..

*Tên bài viết là: Nguyễn Quang Lập: Văn tài phải đổi một đời trần ai? nhưng QC giật cái tít thế cho ra vẻ giật gân

http://quechoa.vn/2013/05/17/ong-tu-bien-minh-ra-khoi-le-phai-cua-xa-hoi-de-roi-don-doc-noi-le-trai-cua-minh/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ông tự biến mình ra khỏi lề phải của xã hội để rồi “đơn độc” nơi lề trái của mình….*

NQL: Có người bạn email cho mình bài viết này đăng ở trang Trương Tấn sang ( Tại đây), oách thế hi hi. Ông bạn hỏi người ta chửi ông, ông có đăng không? Mình nói chửi có văn hóa thì đăng

Phạm Chiến

nguyen-quang-lap-quechoa

NQL: Có người bạn email cho mình bài viết này đăng ở trang Trương Tấn sang ( Tại đây), oách thế hi hi. Ông bạn hỏi người ta chửi ông, ông có đăng không? Mình nói chửi có văn hóa thì đăng. Đọc thì thấy đây là bài chửi khá thâm hiểm, nhưng có văn hóa. Đăng ngay, he he.

Bà con tìm đọc blog Việt Nam mới ( tại đây) sẽ biết Phạm chiến là ai.

Bài viết của Phạm Chiến:

Vốn là một người tò mò nên sau khi đọc những bài viết trong blog Quê Choa thì tôi nảy ra một nhu cầu tìm hiểu về chủ nhân của blog thuộc vào loại “có tiếng” hiện nay – Nhà văn, nhà biên kịch, nhà báo Nguyễn Quang Lập. Cách đây không lâu trên Báo PNO có một bài viết về con người này với tiêu đề: Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai”. Chắc hẳn nếu không biết kỹ càng về con người này chắc những người đọc khi tiếp cận bài viết này sẽ có những suy đoán kiểu như chắc nhà văn này cũng lận đận trong văn đàn lắm dù rằng ông có tài thực sự… Tất cả hiện lên hình ảnh một con người tài năng nhưng đa đoan. Cũng nằm trong số những người có những suy đoán như vậy nên tôi đã quyết tâm tìm hiểu thật sự chân dung con người này để xem ông có thật như những đồn đoán của cư dân mạng không nhưng “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Ông là đại diện cho một lớp người có tài năng nhưng không có phẩm hạnh.

Trong bài viết: Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai” nhà báo Ngô Bá Nha đã cho chúng ta chân dung Nhà văn Nguyễn Quang Lập có phần phiến diện và một chiều. Nhà báo cũng chưa thực sự khai thác hết những dữ liệu về bản thân con người này. Vào đấu bài viết, nhà báo đã viết: “Hiếm có nhà văn nào có cái duyên lâu dài như Nguyễn Quang Lập: cách đây 20 năm, tập truyện ngắn Tiếng gọi phía mặt trời lặn của anh đã khiến người đọc chùng lòng. Mới đây, tập Ký ức vụn của anh đem lại những nụ cười hài hước mà ưu tư, suy ngẫm.”

Nếu đứng trên khía cạnh tài năng của một nhà văn thì Nguyễn Quang Lập thuộc vào số những nhà văn có thể viết khỏe so với những nhà văn khác cùng thể hệ ông. Bản thân ông cũng từng trải qua những năm đâu thương của dân tộc nơi trận mạc. Đã có lúc sự cống hiến của ông đã được độc giả yêu văn ông đánh giá cao. Họ yêu một nhà văn – chiến sỹ, một con người biết “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”, dám bỏ qua những hoài bão về một sự nghiệp văn chương lừng lẫy. Và suy cho cùng, cuộc đời cũng công bằng với ông khi những năm tháng trong quân ngũ ấy đã rèn dũa một Nguyễn Quang Lập có thể viết khỏe, viết hay. Nên chăng những cái mà nhà báo Ngô Bá Nha gọi là “cái duyên” ấy cũng là lẽ tất yếu, phù hợp với một giai đoạn cống hiên nhưng đầy ý nghĩa ấy. Đến đây tôi có thể hiểu hơn về câu nói với đại ý lànếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác…. Những thứ quả ngọt mà Nguyễn Quang Lập được hưởng ấy là xứng đáng và nền văn học một giai đoạn ghi nhận sự đóng gớp của anh. Viên đạn “hi sinh, cống hiến” ấy đã hình thành nên một Nguyễn Quang Lập được tạc tượng trong lòng độc giả yêu văn chương…

Tiếp cận với những gì ông đã và đang làm trong giai đoạn gần đây thì tôi cho rằng cuộc đời ông không nhất quán trong suy nghĩ, ông có thể thờ những chủ khác nhau ở những giai đoạn khác nhau. Quá khứ đẹp bao nhiêu, vinh quang bao nhiêu thì hiện thực lại ê chề, não nề bấy nhiêu. Ông đã lạc hướng trong chính con đường mình đang đi. Những lối mòn quen thuộc đã được thay bằng những con đường mới nhưng có lẽ không nên đi con đường ấy. Sự tiên phong của Nguyễn Quang Lập là đáng ghi nhận và đáng biểu dương. Cái sai của chính ông có chăng là sự lựa chọn con đường. Cách thức thì tôi cho là không sai.

Hơn ai hết, cũng giống như những nhà văn có tài, ông hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng nhưng ông cũng hiểu sự đi lệch ấy trong một số hoàn cảnh thì nhận được không ít những lợi ích mà tôi cho rằng hoàn cảnh nước nhà không thể trả được. Suy cho cùng ông cũng phải mưu sinh trong khi chính ông lại có thừa những nhu cầu không tên và đó cũng là một yêu cầu trong cái nghề ông đang theo đuổi.

Trở lại bài viết Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai”, khi được hỏi về những điều xung quanh cái tên Blog Quê Choa, Nguyễn Quang Lập tỏ ra là một người thành thật. Khi được hỏi: “Thắc mắc đầu tiên là cách xưng “bọ” trên blog và e-mail bilipmayo@… của anh nghe khá lạ tai…?” thì ông chia sẻ: “Quảng Bình nhiều nơi gọi bố bằng bọ – thực ra là biến âm của từ bố. Nhưng trong cách giao đãi suồng sã, người ta vẫn dùng nó như đại từ nhân xưng, khi thì ngôi thứ nhất khi thì ngôi thứ hai. Tôi thích xưng bọ cho vui thôi, cũng là cho đúng “chất bọ”. Còn bilipmayo là ghép tên gọi ở nhà của ba đứa con tôi – cu Bi, cu Líp, và bé May Ơ.” Ông thành thật đến độ bộc bạch luôn cho công chúng biết về bản chất thực sự của chính mình, Ông nói: “Tôi sống bộc tuệch, ruột để ngoài da, tính lại nóng nên không ít người ghét. Tôi khá cực đoan cả trong lối sống và trong văn chương, vì thế, thành công cũng khá mà đổ bể cũng nhiều. Ngoài ra, kiêu ngạo là bệnh của nhà văn, tôi cũng có, thậm chí rất nặng.” Thiết nghĩ đó là những “tính xấu” và những thứ thuộc về bản năng của chính ông và ông cũng không nên đưa những thứ thuộc về cái riêng, cái duy nhất để biện bạch cho những hành động, những việc làm có phần hơi lạc lối của mình.

Và tôi thực sự bất ngờ khi nhà báo Ngô Bá Nha hỏi: “Từ thế hệ viết văn của anh trở về trước, anh đánh giá cao đức độ và tài năng của nhà văn nào nhất?” thì nhận được câu trả lời theo tôi cũng rất thật: “Nam Cao và Hàn Mặc Tử. Tài và đức của họ đã làm tôi ngưỡng mộ”. Nhưng có nên đặt câu hỏi về cách ngưỡng mộ thần tượng của chính Ông. Theo lẽ thường thần tường là những hình mẫu mà người thần tượng sẽ lấy đó làm khuôn mẫu để phấn đấu và hoàn thiện mình. Trong đó, chủ yếu là họ ảnh hưởng nhau ở cốt cách, đạo đức trong ứng xử nghề nghiệp và ứng xử hàng ngày. Nguyễn Quang Lập yêu, quý văn chương và cốt cách của hai nhà văn Nam Cao và Hàn Mặc Tử – hai đại diện gần như tiêu biểu cho hai thế hệ nhà văn. Hàn Mặc Tử đại diện cho thế hệ những nhà văn theo đuổi trào lưu lãng mạn, còn Nam Cao là hình tường tiêu biểu cho nhà văn chiến sỹ. Hay chăng, Nguyễn Quang Lập đang làm một bài so sánh giữa chính mình và hai con người tiêu biểu ấy. Liệu Nguyễn Quang Lập có thực sự gánh trên vai mình hai cái tên tuổi mà tôi nó quá lớn không so với cả nhân cách và đạo đức của ông. Về phương diện văn học mà nói, thơ, văn của Hàn Mặc Tử hay Nam Cao được cả một thế hệ lớp người lúc ấy tìm đọc và ngưỡng mộ. Nó đã phản ánh đúng bản chất và những gì tồn tại trong xã hội nhưng dưới con mắt của lòng nhân đạo và hướng thiện. Những tác phẩm của Hàn Mặc Tử thời ấy bi lụy nhưng không bi quan. Còn đến với văn của Nam Cao thì còn toát lên được cốt cách cao đẹp của một người trí thức thà sống trong nghèo nhưng trong sạch qua những hình tượng như Hộ, Thứ….- những giáo chức nơi làng quê nghèo.

Về phương diện đời thì sự so sánh đó lại càng khập khiễng. Chúng ta từng được biết một Hàn Mặc Tử có một câu chuyện tình đẹp và ông đã hi sinh để tình yêu của mình mãi đẹp trong khi chính ông đang bị dày vò bởi căn bệnh Phong quái ác. So với Nam Cao trong những năm tháng cả dân tộc chiến đấu chống thực dân Pháp thì lại càng chứng tỏ sự thấp hèn của Nguyễn Quang Lập. Thể hệ Nhà văn – Chiến sỹ đã được những người như Nam Cao xác lập và chứng minh giá trị của nó một cách sinh động. Dẫu rằng, Nguyễn Quang Lập có những năm tháng trong quân ngũ – những năm tháng tươi đẹp ấy đã bị ông vùi dập, phủ nhận trắng trơn với những Ký ức vụn (2009)….Từ những trang văn như Ký ức vụn đã biến ông thành một hoang thai của thời đại, ông tự biến mình ra khỏi lề phải của xã hội để rồi “đơn độc” nơi lề trái của mình….

Ông chính là nạn nhân của chính những phá cách táo bạo và liều lĩnh của mình.

Thân gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập!

Phản hồi của bọ Lập

Bài viết khá công phu, có tâm huyết. Rất cảm ơn bác Phạm Chiến. Đọc bài này tôi nghĩ, ngoài lý do nào khác mà tôi không biết, còn vì yêu mến tôi mà bác viết như vậy. Mọi nhận xét của bác là tùy bác, chỉ lưu ý với bác điều suy đoán này thì sai bét: “ông hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng nhưng ông cũng hiểu sự đi lệch ấy trong một số hoàn cảnh thì nhận được không ít những lợi ích mà tôi cho rằng hoàn cảnh nước nhà không thể trả được”. Hi hi sai bét.

Có thể do cá tính, đời tôi không viết thuê làm thuê cho ai bao giờ, xét theo nghĩa hẹp của từ này. Tôi làm blog này chẳng vì có ai xui, chẳng vì ai cho tiền ( Có người bảo tôi làm báo cho ông Trương Tấn Sang nữa chứ, hi hi rõ là vớ vẩn và ngớ ngẩn.) Nếu có người xui, có người đưa tiền cho bảo làm thì rất có thể tôi đã không làm blog này rồi. Tính tôi nó khỉ thế. Nghĩa là tôi viết blog vì tôi muốn vậy, không thể khác. Càng dấn bước trên con đường này tôi thấy mình càng đúng bởi vì mình gần dân hơn, vì dân hơn. Làm thằng nhà văn mà không dám gần dân, không dám vì dân thì thà ném bút đi cho xong, viết làm chi thêm nhục.

Cuối cùng xin báo bác tin vui: Trên con đường mà tôi đang đi càng ngày càng nhiều bạn văn đồng hành với tôi, đông vui lắm. Tôi không hề lẻ loi.

Lần nữa cảm ơn bác Phạm Chiến

Nguyễn Quang Lập

……………………………..

*Tên bài viết là: Nguyễn Quang Lập: Văn tài phải đổi một đời trần ai? nhưng QC giật cái tít thế cho ra vẻ giật gân

http://quechoa.vn/2013/05/17/ong-tu-bien-minh-ra-khoi-le-phai-cua-xa-hoi-de-roi-don-doc-noi-le-trai-cua-minh/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm