Nhân Vật
Phạm Cao Dương - Việt Nam 1945: Những Ngày cuối cùng trong cuộc đời Làm Chính Trị của Học Giả Phạm Quỳnh
Cho tới nay mọi người đều biết làsau ngày Nhật đảo chánh Pháp, 9 tháng 3, 1945, Nội Các Phạm Quỳnh đã từ chức và được thay thế bởi Nội Các của Học Giả Trần Trọng Kim
Cho
tới nay mọi người đều biết làsau ngày Nhật đảo chánh Pháp, 9 tháng 3, 1945, Nội
Các Phạm Quỳnh đã từ chức và được thay thế bởi Nội Các của Học Giả Trần Trọng
Kim. Vắn tắt như vậy, nhưng một vấn đề
không kém quan trọng cần được đặt ra là chuyện gì đã xảy ra ở chung quanh Hoàng
Đế Bảo Đại và thái độ của nhà vua đối với Phạm Quỳnh trong thời gian một tuần lễ
kể từ ngày Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nhà vua mà Phạm Quỳnh là tác giả[1],
được ban hành, từ ngày 11 tháng 3 đến ngày 19 tháng 3 năm 1945, ngày Phạm Quỳnh
và các thượng thư khác, mà người ta thường quen gọi là Cơ Mật Viện hay Hội Đồng
Thượng Thư hay Nội Các Phạm Quỳnh tùy theo từng sách, từ chức và nhà vua tuyên
bố đích thân điều khiển việc nước, sau đó đã quyết định thành lập chính phủ mới?
Trong bài này người viết xin được phần
nào trả lời câu hỏi này.
[19] Về danh xưng “Cụ Phạm”, xin xem:
Nguyễn Phước Bửu Tập, “Chiến Sĩ Ái Quốc
Phạm Quỳnh”, trong Giải Oan Lập Một Đàn
Tràng, đã dẫn, tr. 223.
http://www.diendantheky.net/2014/10/pham-cao-duong-viet-nam-1945-nhung-ngay.html
Nội Các Phạm Quỳnh
Từ Chức và Vai Trò của Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng Phạm Khắc Hoè
Sau Đảo Chính 9 tháng 3, 1945 Hoàng Đế Bảo Đại vẫn
còn tín nhiệm Học Giả Phạm Quỳnh và muốn giao thêm nhiệm vụ mới
Theo
Bảo Đại qua hồi ký sau này của ông thì một ngày sau khi Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
được ban hành, ngày 12 tháng 3, nhà vua có triệu Đại Sứ Yokoyama vào cung để
trao bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông.
Trong buổi gặp gỡ này Bảo Đại đã đặt vấn đề xứ Nam Kỳ và trước khi cáo
lui, Yokoyama với giọng như dò hỏi và nhẹ nhàng gợi ý là giữa lúc Việt Nam đi
vào con đường mới, nhà vua có định thành lập một chính phủ hợp bởi những người
mới để đáp ứng nhu cầu của một nước Việt Nam mới hay không? Trước câu hỏi này, Bảo Đại chỉ cười mà không
trả lời, nhưng trong hồi ký, ông viết thêm là “Trao sự điều khiển quốc gia cho những người mới… Một trong những mục
tiêu mà tôi nhắm tới vào lúc tôi mới lên ngôi.”[2]
Những người mới này là những người hoàn toàn mới hay là luôn cả những người
có thể được coi là mới vì mới được nhà vua đưa vào làm việc khi ông mới lên
ngôi nhưng chưa thi thố được tài năng, trong đó có Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm?
Câu hỏi được đặt ra không phải chỉ vì Bảo Đại không trực tiếp trả lời Yokoyama
mà chỉ cười, một cái cười đầy ý nghĩa, mà sau này lời chứng của Phạm Khắc Hoè,
đương thời là Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng của nhà vua, người vốn đã là một cảm
tình viên của Việt Minh, nằm vùng trong Đại Nội bên cạnh nhà vua và Nam Phương
Hoàng Hậu, nhân chứng người ngoài duy nhất có mặt trong Đại Nội trong những
ngày này cho ta biết phần nào. Trong hồi
ký của mình, Phạm Khắc Hoè đã ghi rằng sáng ngày 12 tháng 3, một ngày sau khi Bản
Tuyên Ngôn Độc Lập được công bố, nhà vua có bảo ông thảo một “đạo dụ” cử Phạm Quỳnh làm người thay mặt
cho Chính Phủ Việt Nam Độc Lập để giao thiệp với người Nhật.[3]
Sự kiện này chứng tỏ là vào lúc đó Bảo Đại vẫn chưa có ý định thay thế Phạm Quỳnh
và còn tín nhiệm Phạm Quỳnh hay ít ra là muốn dùng Phạm Quỳnh trong thời gian
chuyển tiếp, một thời gian vô cùng quan trọng cho vị nguyên thủ quốc gia, sau một
biến cố vô cùng trọng đại và bất ngờ xảy ra cho đất nước mình và chính mình là Đảo
Chính 9 tháng 3 năm 1945, làm chủ được vị thế của mình, đồng thời lượng định được
tình hình rồi mới đi đến những quyết định cuối cùng hay những thay đổi có tính
cách lâu dài hơn mà không gây xáo trộn. Điều
này cũng được Hoàng Xuân Hãn kể lại khi nhân chứng đáng tin cậy này được Nhà Văn
Thụy Khuê phỏng vấn như sau:
“Rồi đến lúc đảo
chính Nhật, một hôm tôi ở Hà Nội, nghe tin radio biết rằng ông ấy (Vua Bảo Đại) giao cho ông Phạm Quỳnh liên lạc với người
Nhật để đổi mới gì gì đấy. Đợi mãi hơn một
tuần không có tin gì mới hết cả, chúng tôi nhiều người nóng ruột lắm. Chính ở Bắc, anh em có mượn một người đi vào
Huế dò tin tức, người ta đi xe đạp từ Hà Nội về Huế, lúc ấy tầu hỏa bị đứt đoạn,
đi lại khó lòng lắm. Đến lúc trở về đây
thì cũng chỉ biết tin vừa vừa thôi, rằng hình như ông ấy giao cho Phạm Quỳnh,
nhưng Phạm Quỳnh không làm gì cả.”[4]
Nội Các Phạm Quỳnh
từ chức – Vai trò của Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng Phạm Khắc Hoè
Mọi
chuyện đã hoàn toàn đổi khác vì Phạm Quỳnh đã từ chức và lịch sử đã chuyển sang
một hướng khác. Theo Phạm Khắc Hoè thì việc từ chức của Nội Các Phạm Quỳnh và sự
chấp thuận sự từ chức này của Vua Bảo Đại là do chính Phạm Khắc Hoè gợi ý và chủ
động. Thay vì tuân lệnh Vua Bảo Đại, soạn thảo đạo dụ theo ý muốn của nhà vua,
Phạm Khắc Hoè đã quay sang nói xấu Phạm Quỳnh và khuyên nhà vua không nên dùng
Phạm Quỳnh nữa. Câu chuyện hôm đó kéo
dài hơn nửa giờ và Bảo Đại quyết định tạm
cử Phạm Quỳnh “cho dễ liên lạc với Nhật
đã rồi sau sẽ hay.” Nguyên văn lời kể
của Phạm Khắc Hoè như sau:
“Sau một đêm
thao thức, suy nghĩ về những chuyện trên, sáng ngày 12 tháng 3, tôi vào Đại Nội
làm việc với ý định nêu vấn đề cải tổ Viện Cơ Mật lại với Bảo Đại. Nhưng chưa
biết bắt đầu như thế nào?
“Tôi đang ngồi
bóp trán suy nghĩ thì một người thị vệ vào nói: Dạ bẩm, Hoàng đế ban Cụ qua chầu
có việc gấp. Tôi liền sang Phòng Phê thì Bảo Đại bảo thảo một đạo Dụ cử Phạm Quỳnh làm người thay mặt
Chính phủ Việt Nam độc lập giao thiệp với tối cao Cố vấn Nhật và các nhà chức
trách Nhật nói chung. Thấy tôi làm
thinh, tỏ vẻ không thông mệnh lệnh ấy, Bảo Đại nói thêm: Nếu ông thấy có chi
khó khăn chi thì cứ đi bàn với ông Lại mà làm cho kịp thời. Sau phút ngập ngừng, tôi nói toạc ra với Bảo Đại
rằng: Phạm Quỳnh là một người xấu, bị mọi từng lớp nhân dân oán ghét và giới
nhân sĩ trí thức khinh bỉ, mặc dầu ai cũng biết ông ta học rộng, nói hay cả tiếng
Việt lẫn tiếng Pháp. Cho nên nếu nhà vua
thực tâm vì dân, vì nước thì không nên dùng Phạm Quỳnh nữa. Câu chuyện kéo dài hơn nửa giờ và cuối cùng Bảo
Đại nói: Thôi! Hãy tạm cử Phạm Quỳnh cho dễ liên lạc với Nhật đã, rồi sau sẽ hay.
“Tôi trở về văn
phòng thảo ngay một tờ Chỉ cử Lại Bộ
Thượng Thư Phạm Quỳnh tạm thời làm nhiệm vụ liên lạc giữa Chính phủ Việt Nam độc
lập với các nhà chức trách Nhật, đem lên cho Bảo Đại ký rồi sao lục ngay cho
các Bộ và Tối cao cố vấn Nhật. Làm như vậy,
tôi chắc rằng những chữ chỉ, tạm thời,
và liên lạc thế nào cũng làm cho Phạm Quỳnh căm thù mình! Ấy thế nhưng sáng ngày 14 tháng 3, khi gặp
tôi trong buổi lễ cáo yết Liệt Thánh, Phạm Quỳnh đã tỏ ra ngọt ngào với tôi hơn
bao giờ hết. Và lúc buổi lễ kết thúc,
ông ta thiết tha căn dặn tôi chiều hôm ấy trên đường đi vào Đại Nội, ghé qua Bộ
Lại nói chuyện.
“Đúng hai giờ
chiều, tôi ghé qua Bộ Lại, Phạm Quỳnh đón tiếp tôi niềm nở hơn trước nhiều và
giữ lại nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ. Nội
dung câu chuyện xoay quanh tương lai tốt đẹp của Tổ quốc và tiền đồ vẻ vang của
những người trí thức Âu-Á kiêm thông.”[5]
Đoạn
hồi ký này rất quan trọng. Nó cho người ta thấy Hoàng Đế Bảo Đại lúc đầu chưa
có ngay ý định thay thế Phạm Quỳnh và lập một chính phủ mới. Không những thế, ngay sau ngày 11 tháng 3,
nhà vua đã có ý định bổ nhiệm Phạm Quỳnh thay mặt Chính Phủ độc lập trong việc
giao thiệp với Tối Cao Cố Vấn Nhật và các giới chức Nhật khác bằng một đạo Dụ. Nhà vua đã tới văn phòng làm việc rất sớm, tới
trước cả Phạm Khắc Hoè, để thực hiện quyết định này. Nhưng Phạm Khắc Hoè đã phá hỏng tất cả khiến
cho ít ra một thời kỳ chuyển tiếp đã không được thực hiện và một tình trạng
không chính phủ đã xảy ra từ ngày 19 tháng 3, ngày sáu vị thượng thư từ chức và
được chấp nhận cho đến ngày 8 tháng 5, ngày nội các Trần Trọng Kim họp phiên họp
đầu tiên với đầy đủ các nhân sự để nhận lãnh công tác và Vua Bảo Đại có lúc “đã cuống lên” vì không kiếm ra được người
lập nội các như lời kể của Hoàng Xuân Hãn[6],
trong khi tình hình đất nước vô cùng nghiêm trọng, có nhiều việc cấp bách cần
phải làm.
Thành
công bước đầu, Phạm Khắc Hoè sau đó đã làm một “tờ chỉ”, một văn kiện kém quan trọng hơn một “đạo dụ” rất nhiều để cử Phạm Quỳnh vào
vai trò tạm thời này nhằm hạ thấp vai trò và uy tín của Phạm Quỳnh. Cho là chưa đủ, có lẽ vì cho tới thời điểm đó
Phạm Khắc Hoè chỉ mới hành động do ý riêng của cá nhân mình do sự ghen ghét với
Phạm Quỳnh sau “một đêm thao thức suy
nghĩ...”, Phạm Khắc Hoè sau đó một mặt hỏi ý kiến Tôn Quang Phiệt, một đảng
viên Tân Việt kỳ cựu hoạt động cho Việt Minh ở Huế đương thời, sau này là Chủ Tịch
Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên rồi Chủ Tịch Ủy Ban Hành
Chính Thừa Thiên, mặt khác vận động với các thượng thư Bùi Bằng Đoàn và Ưng Úy
để hai vị này thuyết phục Bảo Đại loại bỏ Phạm Quỳnh và “vận động toàn thể Cơ Mật Viện từ chức”.[7]
Kết quả là sáng sớm ngày 17, Bảo Đại đã cho gọi Phạm Khắc Hoè qua phòng làm
việc của mình, Phòng Phê, và ra lệnh cho ông này soạn thảo một đạo dụ theo đó “từ nay Trẫm sẽ tự cầm quyền và chế độ chính
trị sẽ căn cứ vào khẩu hiệu Dân vi quý”.[8] Dụ này mang tên là Dụ Số 1, được ban hành
ngày 17 tháng 3 năm 1945.
Tiếp theo đó là “Khoảng 10 giờ sáng ngày 19 tháng 3, cả sáu vị Thượng thư vào yết kiến
nhà vua đưa đơn xin từ chức” và đã
được Bảo Đại chấp thuận.[9]
Cũng nên để ý là theo hồi ký của Bảo Đại, trước đó Phạm Quỳnh có báo cáo cho
nhà vua biết về những phản ứng xảy ra trong Hội Đồng, hiểu theo nghĩa ở đây là
Hội Đồng Thượng Thư, theo đó người ta sợ hoặc là người Nhật sẽ đổi ý, hoặc là
người Pháp sẽ trở lại, hoặc là Vua Duy Tân hay Hoàng Thân Cường Để sẽ trở về…
Điều này cho phép người ta suy đoán rằng tình trạng hoang mang của các vị thượng
thư này ngoài những tin tức liên quan đến tình hình thời đó, phần nào còn là do
Phạm Khắc Hoè tạo ra qua hai Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn và Ưng Úy. Tuy nhiên, để trả lời Phạm Quỳnh, nhà vua đã
dứt khoát bảo với ông này qua nguyên văn:
“Ông liệu mà bảo họ chấm dứt những
chuyện ăn nói lung tung và mưu mô đó đi… Hoàng đế là Trẫm! Bảo họ đừng quên điều đó. Nếu ngày nào Trẫm phải ra đi, ngày đó sẽ
không còn Đế Quốc Việt Nam này nữa!”[10] Những sự kiện này và câu nói của Bảo Đại cho
ta thấy một điều là ngay từ những ngày đầu nhà vua đã phải đương đầu với hoạt động
của những người Cộng Sản xuyên qua người nằm vùng của họ, ngay trong Đại Nội
bên cạnh nhà vua, là Phạm Khắc Hoè, nạn chống đối nhau trong nội bộ các quan lại
cao cấp trong triều, đồng thời sự hiểu biết và thái độ cương quyết của
ông.
Sự thù ghét và
chống đối Phạm Quỳnh của Phạm Khắc Hoè
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Phạm
Khắc Hoè lại thù ghét và chống lại Phạm Quỳnh như vậy? Trong hồi ký của ông, Phạm Khắc Hoè không
cho biết lý do mà chỉ nói rằng Phạm Quỳnh là một người “bản chất xấu xa và nguy hiểm”[11]
nhưng người ta có thể suy đoán hai điều.
Trước nhất là sự ghen tị của Phạm Khắc Hoè đối với Phạm Quỳnh. Sự ghen tị này bắt nguồn từ sự kiện là cả hai
người đều là thân cận của Bảo Đại ở vào thời điểm này. Thêm vào đó, Phạm Khắc Hoè có gốc quan trường,
được huấn luyện theo đường lối chính thống để làm công chức, quan lại với chức
vụ trước đó là Quản Đạo Đà Lạt, một chức vụ cũ của Ngô Đình Diệm, còn Phạm Quỳnh
không có gốc quan trường mà xuất thân là một nhà báo, một học giả tiếng tăm, bất
ngờ được chuyển sang làm Ngự Tiền Văn Phòng rồi Thượng Thư Bộ Học và Lại. Tại sao lại cứ là Phạm Quỳnh mà không phải là
Phạm Khắc Hoè? Thứ hai, Phạm Khắc Hoè vốn
cùng quê với Tôn Quang Phiệt và có liên lạc với Tôn Quang Phiệt từ trước nên đã
chịu ảnh hưởng của Tôn Quang Phiệt, do đó đã trở thành nằm vùng cho Tôn Quang
Phiệt. Nhất cử nhất động của vua Bảo Đại
cũng như những gì xảy ra ở trong Đại Nội đều được Phạm Khắc Hoè kể cho Tôn
Quang Phiệt nghe và hỏi ý Tôn Quang Phiệt hết.
Sự kiện Phạm Quỳnh bị loại bỏ do đó phần nào có thể là do chủ trương và
vận động của những người Cộng Sản hay thiên Cộng ở Huế lúc bấy giờ hay xa hơn nữa,
y hệt như trường hợp của Trường Thanh Niên Tiền Tuyến do Phan Anh thành lập. Phạm Khắc Hoè chỉ là một nhân vật bị Cộng Sản
lợi dụng qua Tôn Quang Phiệt mà thôi.[12] Nhưng dù đúng dù sai, hành động gièm pha, ngăn
cản Vua Bảo Đại chính thức chỉ định Phạm Quỳnh vào chức vụ mới bằng một đạo Dụ
và thay bằng một tờ Chỉ, rồi sau đó vận động với các nhân vật tai mắt ở Huế lúc
đó, tiếp tục lung lạc nhà vua dẫn đến việc sáu vị thượng thư từ chức và tình trạng
vô chính phủ đã xảy ra sau đó, khiến cho lịch sử Việt Nam diễn tiến theo một
chiều hướng khác. Đây là khúc quanh thứ
nhất trong thời gian ngắn ngủi chưa tới 4 tháng của năm 1945. Nếu không có sự thay đổi do Phạm Khắc Hoè chủ
động gây ra này, guồng máy hành chánh của Chính Phủ Nam Triều từ trung ương đến
địa phương vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, không bị xáo trộn và người dân
không bị hoang mang trong thời gian chuyển tiếp như Hoàng Xuân Hãn đã kể, chưa
nói tới sự kiện Phạm Quỳnh đã bộc lộ thái độ lạc quan về “tương lai tốt đẹp” của Tổ
Quốc và ‘tiền đồ vẻ vang” của những người trí thức Âu Á kiêm thông, vì đây
là dịp nhà học giả này thực hiện những gì từ lâu ông vẫn ôm ấp và mong đợi,
xuyên qua những bài viết của ông, không phải cho riêng cá nhân ông mà cho cả đất
nước và dân tộc. Nên nhớ Phạm Quỳnh lúc đó
là Thượng Thư Bộ Lại là bộ đứng đầu lục bộ lo việc quản lý các quan văn ở trong
nước và trước đó là Ngự Tiền Tổng Lý của Vua Bảo Đại nên ông nắm vững sinh hoạt
hành chánh và nhân sự trong sinh hoạt này.
Với Phạm Quỳnh trong vai trò liên lạc với người Nhật,
việc chuyển giao nền hành chánh từ người Nhật sang người Việt sẽ chấm dứt sớm hơn
và triều đình Huế có cơ hội nắm vững quyền hành hơn trước khi tình thế thay đổi,
chưa kể tới việc thay thế các quan lại tham nhũng hay bất lực.[13]
Đây là một điều đáng tiếc cho Vua Bảo Đại và Đế Quốc Việt Nam nói riêng và cho
dân tộc Việt nam nói chung. Cuối cùng, để
chính thức giải thích thái độ của mình đối với Phạm Quỳnh, Phạm Khắc Hoè viết:
“Thực ra, tôi không có oán thù cá nhân gì với
Phạm Quỳnh và tôi nghĩ hắn có tội, thì sẽ bị nhân dân trừng trị. Khi nghĩ như vậy,
tôi không ngờ rằng chỉ khoảng một tháng sau, Phạm Quỳnh đã bị đền tội trước nhân
dân.”[14]
Qua đoạn văn này, Phạm Khắc Hoè không nói rõ Phạm
Quỳnh đã bị đền tội như thế nào, bị bắt không thôi hay bị bắt rồi bị thủ tiêu và
ông đã biết những gì về chuyện này.
Hoạt động cuối
cùng của Phạm Quỳnh
Buổi họp chiều
ngày 15 tháng 8, 1945 tại văn phòng Vua Bảo Đại với Nhà Vua, Phó Tổng Trưởng
kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Trần Văn Chương và Đại Nội Đại Thần Nguyễn Duy Quang.
Đây có thể là lần đầu tiên và cũng là
lần cuối cùng Phạm Quỳnh gặp lại nhà vua và các giới chức khác trong Đại Nội từ
sau khi ông từ chức cùng với Nội Các của ông, từ ngày 19 tháng 3 và người duy
nhất nói tới buổi họp này là Phạm Khắc Hoè. Buổi họp diễn ra sau khi Phạm Khắc
Hoè vào gặp Vua Bảo Đại để báo cáo với nhà vua về “tin Nhật đã đầu hàng Đồng
Minh vô điều kiện” vào buổi chiều ngày
15 tháng 8 và kéo dài từ khoảng 3 giờ 30 đến hơn 5 giờ. Lúc đầu chỉ có nhà vua, Trần Văn Chương và
Nguyễn Duy Quang, sau đó Phạm Quỳnh mới tới do con trai ông là Phạm Bích đương
thời làm việc trong Đại Nội dưới quyền của Nguyễn Duy Quang lấy xe của Đại Nội đón
vào. Phạm Khắc Hoè không có mặt trong buổi họp này vì ông được nhà vua nhờ sang
gặp Trần Trọng Kim để hỏi xem Trần Trọng Kim “có ý kiến chi trước tình hình mới
không?” nên ta không biết nội dung là để bàn
những gì? Phạm Khắc Hoè chỉ cho
ta biết là trên đường từ dinh Tổng Trưởng Nội Các về“thì gặp trên cầu Tràng Tiền một chiếc xe ô-tô của Đại Nội trong đó có
Phạm Quỳnh và con trai của ông ta là Phạm Bích làm việc ở Đại Nội dưới quyền trực
tiếp của Nguyễn Duy Quang. Tôi liên tưởng ngay đến việc gặp Trần Văn Chương vào
phòng Bảo Đại lúc tôi mới ra đi và đoán rằng, chắc trong khi tôi đi gặp Trần Trọng
Kim thì ở Đại Nội bọn Trần Văn Chương, Nguyễn Duy Quang và Phạm Quỳnh đã họp với
Bảo Đại bàn mưu tính kế trở về với chủ cũ là thực dân Pháp”. Hôm sau, ngày 16 tháng 8, Phạm Khắc Hoè lại
kiểm chứng về buổi họp này bằng cách hỏi người thị vệ thường trực phòng làm việc
của nhà vua, thì được người này cho biết là sau khi Trần Văn Chương vào chầu thì
Phạm Bích lấy xe đi đón Phạm Quỳnh đến và họp hơn 5 giờ mới chấm dứt.[15]
Trần Đình Nam đề
nghị bắt Phạm Quỳnh vào những ngày chót nhưng không được Vua Bảo Đại chấp nhận
Ý kiến bắt Phạm Quỳnh này được Trần Đình
Nam, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chính Phủ Trần Trọng Kim, chia sẻ với Phạm Khắc
Hoè, Nguyễn Hữu Thí và Trần Đình Nam vào một buổi tối, khoảng 20-7-1945, tại nhà
Trần Đình Nam khi bốn người kiểm điểm “công
tác của Nội Các Trần Trọng Kim trong hai tháng vừa qua” trong đó Trần Đình
Nam yêu cầu mọi người phải“cảnh giác đối
với cả bọn thân Pháp, cả bọn thân Nhật và nhất là vừa thân Nhật, vừa thân Pháp
như loại Phạm Quỳnh thì lại càng vô cùng nguy hiểm…rồi hạ giọng nói nhỏ cho biết
rằng Nam định bắt giam Phạm Quỳnh, vì bộ Nội vụ đã có nhiều chứng cớ về tội ác
của Phạm Quỳnh trong thời thuộc Pháp, mà còn cả về âm mưu của nó hiện đang lo lót,
chạy vạy với Nhật để hòng lên nắm quyền, làm tay sai cho Nhật.”[16]
Ý kiến kiến kể trên đã được Trần Đình
Nam chính thức thực hiện vào cuối tháng 7 bằng một “tờ phiến”[17]
của Bộ Nội Vụ gửi lên Vua Bảo Đại tâu xin bắt giam Phạm Quỳnh. Tờ phiến
này đã được Phạm Khắc Hoè trình lên nhà vua để xin phê chuẩn nhưng Bảo Đại không
làm theo mà bảo “hãy đợi vài hôm”, rồi ba hôm sau ra lệnh “tạm xếp việc ấy.”[18]
Phạm Quỳnh đã thoát nạn nhưng chỉ trên dưới một tháng sau ông đã bị Việt Minh bắt
và những người dân sống bên bờ sông thuộc làng An Cựu gần Biệt Thự Hoa Đường không
bao giờ còn thấy bóng dáng quen thuộc của “Cụ Phạm”[19]
nữa.
Kết Luận
Trong cuộc đời làm
văn hóa cũng như trong
cuộc đời làm chính trị, Phạm Quỳnh có rất
nhiều kẻ thù nhưng không kẻ thù nào nguy hiểm bằng những kẻ thù ông phải
đương đầu
trong thời gian từ sau Cuộc Đảo Chính 9 tháng 3 năm 1945 cho tới ngày
ông và nội
các từ chức, tức ngày 19 cùng tháng và luôn cả sau này nữa. Lý do là vì
đằng sau những kẻ thù này là Đảng
Cộng Sản với mục tiêu tối hậu của họ là cướp chính quyền từ tay Hoàng Đế
Bảo Đại.
Chưa hết, điều nguy hiểm hơn nữa nằm ở
chỗ Phạm Khắc Hoè, cảm tình viên của họ, nằm vùng ngay trong Đại Nội và
Tôn
Quang Phiệt, đảng viên của họ, đã từ lâu hoạt động ngay giữa thành phố
Huế. Họ đã thành công. Phạm Quỳnh không những chỉ bị giảm vai trò
trong việc giao thiệp với Nhật mà còn hoàn toàn bị loại trừ. Giữa lúc
mọi người từ quan lại đến quần chúng
nóng lòng mong đợi phản ứng của Vua Bảo Đại và của triều đình thì nhà
vua đã phải
đối phó với một khủng hoảng nội các kéo
dài cho mãi tới ngày 8 tháng 5 khi Chính Phủ Trần Trọng Kim chính thức
nhận lãnh
trách nhiệm mới chấm dứt. Thời gian chuyển tiếp để nhà vua ổn định được
tình hình
ở trung ương cũng như ở địa phương đã bị rút ngắn khiến công việc thu
hồi chính
quyền từ trong tay người Nhật, kiện toàn nền độc lập cũng như thu hồi Xứ
Nam Kỳ
và các nhượng địa khác bị chậm lại, đặc biệt công tác cứu đói gặp trở
ngại rất nhiều. Lịch sử Việt Nam cũng bị chuyển sang một hướng
khác.
Phạm
Cao Dương
[1]Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đình Huếđến Chiến KhuViệt Bắc, Hồi
Ký(in lần thứ ba, có sửa chữa và bổ sung).
Huế: Nhà Xuất Bản Thuận Hoá,
1987, tr. 16-17. Đặng Văn Nhâm, “Nhân Ngày Giỗ Thứ 54 Cố Học Giả Phạm Quỳnh, Tìm
Hiểu Cái Chết Oan Khiên, Bi Thảm Của Một
Danh Tài Lỗi Lạc”, trong Giải Oan Lập Một
Đàn Tràng. Silver Spring, MD: Ủy Ban Phục Hồi Danh Dự Phạm Quỳnh, 2001, tr.
254-255.
[2] S.M. Bao Dai. Le Dragon d’Annam. Paris: Plon, 1980, tr. 105; Bảo Đại,
Con Rồng Việt Nam, Hồi Ký Chánh Trị
1913-1987, Nguyễn Phước Tộc Xuất Bản.
Los Alamitos, CA: Nhà Sách Xuân Thuphát hành, 1990, tr. 163.
[3]Nên đểý là cho tới thời điểm này
Việt Nam bị Pháp bảo hộ nên quyền ngoại giao do người Pháp nắm giừ. Vì vậy trong tổ chức triều đình không có cơ
quan nào lo công tác này. Phạm Quỳnh được
BảơĐại muốn bổ nhiệm bằng một đạo dụ là vì thế.
[4] Thụy Khuê, Nói Chuyện với Hoàng Xuân Hãn…, đã dẫn, tr. 128.
[5] Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đình Huế đến Chiến Khu Việt Bắc,
tr. 18-19
[6]Thụy Khuê, Nói
Chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp. Westminster, CA: Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, 2002, tr. 134-135.
[7] -nt-, tr. 20 và 24.
[8]
Dụ này mang tên là Dụ Số 1, được ban hành ngày 17 tháng 3 năm 1945
nguyên văn như sau: Dương
Lịch ngày 17 tháng 3 năm 1945 Nước
Nhật muốn hoàn toàn thực hiện chương trình sây nền thịnh vượng chung ỏ Đại-Đông-Á
đã giải phóng cho nước Nam ta, và Trẫm tuyên bố Việt Nam độc lập rồi.
Nay
Trẫm có trách nhiệm đối với lịch sử và thần dân, nên tự cầm lấy quyền để bảo vệ
lấy quyền lợi cho Tổ-quốc và giáng dụ rằng
1) Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào
khẩu hiệu “DÂN VI QUÍ’
2) Trong chính giới sẽ chiêu tập các
nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng là một nước
độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á.
3) Trẫm sẽ tài định và tuyên bố các cơ
quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân.
Nhận định về đạo dụ này, Nguyễn
Tường Phượng trong bài “Một Đạo Dụ, Một Chế Độ” đăng trên Tri Tân Tạp Chí ngày 20 tháng 4 năm 1945, trên trang đầu, đã viết
như sau:
“Ba điều ban bố trên đáng ghi
vào lịch sử xứ này, thật là trên thuận lòng giời, dưới đẹp lòng dân, quốc dân rất
trông mong ở sự thi hành triệt để khác nào như đói mong ăn và khát mong uống vậy.
“Nếu một khi nhà nước dùng được
ngưòi tài, đức vẹn hai ra gánh vác, đảm đương những trọng trách, lại thêm vào đấy
cái chính sách thân dân, thể tất đến dân nguyện thời nền tảng quốc gia xứ này
có thể phục hưng.
“Được như vậy, đạo dụ ngày 17
tháng ba đáng ghi vào trang đầu lịch sử của nước Việt-Nam độc lập.”
Còn Luật Sư Bùi Tường Chiểu,
trong bài “Đạo Dụ Số 1 Của Đức bảo Đại Hoàng Đế” đăng trên Thanh Nghị, số 107, “Số Đặc-San Chính Trị”, ra ngày 5 tháng Năm
1945, cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của đạo dụ này. Ngay những
dòng mở đầu ông viết:
“Đạo dụ trên đối với chế độ chính
trị nước ta sau này có một tính cách quan trọng đặc biệt mà ta có thể nói rằng
đạo dụ này đã nêu lên một cách tóm tắt những quả quyết rõ ràng những nguyên tắc
kiến thiết chính thể nước Việt-Nam sau này.” Rồi nhấn mạnh hơn đến ba chữ Dân
Vi Quý, ông phân tích:
“Nay đạo Dụ số 1 đã nêu lên khẩu
hiệu Dân vi quí có nghĩa là đức Bảo-Đại đã hủy bỏ cái lý thuyết cũ mà đến nay hầu
hết các nước văn minh đã cho là không hợp thời.
Đã lấy dân làm trọng. đã lấy quyền lợi dân để trên tất cả thì vua tất chỉ
là một cơ quan tối cao trong nước điều khiển những cơ quan chính trị khác để phụng
vụ quốc gia, tìm những phương pháp hợp với nguyện vọng của cả quốc dân mà thi
hành. Như thế là trong nền chính trị đức
Bảo-Đại Hoàng-Đế đã định đặt quốc dân ta đi vào một con đường mới.”
Cuối
cùng đi xa hơn nữa, vị luật gia này còn nói tới hiến pháp. Theo ông:
“Xong
chúng ta có thể căn cứ vào điều thứ 3 của bản Dụ mà nói rằng đức Bảo-Đại sẽ
tuyên bố các cơ quan chính trị mới mà trong câu cơ quan ấy sẽ có một cơ quan có
quyền lập pháp. Muốn tổ chức một cách phân minh các cơ quan hành chính, lập
pháp và tư pháp, tất nhiên phải có một đạo hiến-luật để ấn định rõ ràng những
quyền hành của các cơ quan chính trị”.
[9]Phạm
Khắc Hoè, đã dẫn, tr.25.
[11] Phạm Khắc Hoè, đã dẫn, tr.
20-21.
[12] Tôn Quang Phiệt (1900-1973), học
Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương, năm thứ hai, theo Tân Việt, bị đuổi, sang Trung Quốc
cùng với Trần Phú , Vương Thúc Oánh…, bị Pháp bắt giam ở Hà Nội, sau được thả,
trở thành đảng viên Cộng Sản và dạy ở trường Thăng Long ở Hà Nội, rồi Thuận Hóa
ở Huế. Chính trong thời gian này Phạm Khắc Hoè đã được móc nối để trở thành nằm
vùng trong Đại Nội. Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Bá Thế. Từ Điển Nhân vật Lịch Sử Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa,
1999.
[13]Về vai trò của bộ lại và các bộ
trong triều đình Nhà Nguyễn, xin xem Võ Hương An, Từ Điển Nhà Nguyễn. Irvine, CA: Nam Việt Publisher, 2012, tr. 60.
Về
sự quan trọng và nhu cầu cấp bách của công tác Việt hóa guồng máy hành chánh ờ
thời nàỳ, xin xem Đoàn Thêm, Những Ngày
Chưa Quên. Saigon: Nam Chi Tùng Thư
xuấtn, Không rõ năm, Đại Nam tái bản tại
Hoa Kỳ, không đề năm, tr. 34- 37.
[14] Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đình Huế…, tr. 47.
[15]
-nt-, tr. 59-61.
[16]
-nt- , tr. 45.
[17]
Phiến là báo cáo của của Nội Các hay các bộ gửi lên nhà vua.
[18]
Phạm Khắc Hoè, tr. 46.
http://www.diendantheky.net/2014/10/pham-cao-duong-viet-nam-1945-nhung-ngay.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Phạm Cao Dương - Việt Nam 1945: Những Ngày cuối cùng trong cuộc đời Làm Chính Trị của Học Giả Phạm Quỳnh
Cho tới nay mọi người đều biết làsau ngày Nhật đảo chánh Pháp, 9 tháng 3, 1945, Nội Các Phạm Quỳnh đã từ chức và được thay thế bởi Nội Các của Học Giả Trần Trọng Kim
Nội Các Phạm Quỳnh
Từ Chức và Vai Trò của Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng Phạm Khắc Hoè
Sau Đảo Chính 9 tháng 3, 1945 Hoàng Đế Bảo Đại vẫn
còn tín nhiệm Học Giả Phạm Quỳnh và muốn giao thêm nhiệm vụ mới
Theo
Bảo Đại qua hồi ký sau này của ông thì một ngày sau khi Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
được ban hành, ngày 12 tháng 3, nhà vua có triệu Đại Sứ Yokoyama vào cung để
trao bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông.
Trong buổi gặp gỡ này Bảo Đại đã đặt vấn đề xứ Nam Kỳ và trước khi cáo
lui, Yokoyama với giọng như dò hỏi và nhẹ nhàng gợi ý là giữa lúc Việt Nam đi
vào con đường mới, nhà vua có định thành lập một chính phủ hợp bởi những người
mới để đáp ứng nhu cầu của một nước Việt Nam mới hay không? Trước câu hỏi này, Bảo Đại chỉ cười mà không
trả lời, nhưng trong hồi ký, ông viết thêm là “Trao sự điều khiển quốc gia cho những người mới… Một trong những mục
tiêu mà tôi nhắm tới vào lúc tôi mới lên ngôi.”[2]
Những người mới này là những người hoàn toàn mới hay là luôn cả những người
có thể được coi là mới vì mới được nhà vua đưa vào làm việc khi ông mới lên
ngôi nhưng chưa thi thố được tài năng, trong đó có Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm?
Câu hỏi được đặt ra không phải chỉ vì Bảo Đại không trực tiếp trả lời Yokoyama
mà chỉ cười, một cái cười đầy ý nghĩa, mà sau này lời chứng của Phạm Khắc Hoè,
đương thời là Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng của nhà vua, người vốn đã là một cảm
tình viên của Việt Minh, nằm vùng trong Đại Nội bên cạnh nhà vua và Nam Phương
Hoàng Hậu, nhân chứng người ngoài duy nhất có mặt trong Đại Nội trong những
ngày này cho ta biết phần nào. Trong hồi
ký của mình, Phạm Khắc Hoè đã ghi rằng sáng ngày 12 tháng 3, một ngày sau khi Bản
Tuyên Ngôn Độc Lập được công bố, nhà vua có bảo ông thảo một “đạo dụ” cử Phạm Quỳnh làm người thay mặt
cho Chính Phủ Việt Nam Độc Lập để giao thiệp với người Nhật.[3]
Sự kiện này chứng tỏ là vào lúc đó Bảo Đại vẫn chưa có ý định thay thế Phạm Quỳnh
và còn tín nhiệm Phạm Quỳnh hay ít ra là muốn dùng Phạm Quỳnh trong thời gian
chuyển tiếp, một thời gian vô cùng quan trọng cho vị nguyên thủ quốc gia, sau một
biến cố vô cùng trọng đại và bất ngờ xảy ra cho đất nước mình và chính mình là Đảo
Chính 9 tháng 3 năm 1945, làm chủ được vị thế của mình, đồng thời lượng định được
tình hình rồi mới đi đến những quyết định cuối cùng hay những thay đổi có tính
cách lâu dài hơn mà không gây xáo trộn. Điều
này cũng được Hoàng Xuân Hãn kể lại khi nhân chứng đáng tin cậy này được Nhà Văn
Thụy Khuê phỏng vấn như sau:
“Rồi đến lúc đảo
chính Nhật, một hôm tôi ở Hà Nội, nghe tin radio biết rằng ông ấy (Vua Bảo Đại) giao cho ông Phạm Quỳnh liên lạc với người
Nhật để đổi mới gì gì đấy. Đợi mãi hơn một
tuần không có tin gì mới hết cả, chúng tôi nhiều người nóng ruột lắm. Chính ở Bắc, anh em có mượn một người đi vào
Huế dò tin tức, người ta đi xe đạp từ Hà Nội về Huế, lúc ấy tầu hỏa bị đứt đoạn,
đi lại khó lòng lắm. Đến lúc trở về đây
thì cũng chỉ biết tin vừa vừa thôi, rằng hình như ông ấy giao cho Phạm Quỳnh,
nhưng Phạm Quỳnh không làm gì cả.”[4]
Nội Các Phạm Quỳnh
từ chức – Vai trò của Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng Phạm Khắc Hoè
Mọi
chuyện đã hoàn toàn đổi khác vì Phạm Quỳnh đã từ chức và lịch sử đã chuyển sang
một hướng khác. Theo Phạm Khắc Hoè thì việc từ chức của Nội Các Phạm Quỳnh và sự
chấp thuận sự từ chức này của Vua Bảo Đại là do chính Phạm Khắc Hoè gợi ý và chủ
động. Thay vì tuân lệnh Vua Bảo Đại, soạn thảo đạo dụ theo ý muốn của nhà vua,
Phạm Khắc Hoè đã quay sang nói xấu Phạm Quỳnh và khuyên nhà vua không nên dùng
Phạm Quỳnh nữa. Câu chuyện hôm đó kéo
dài hơn nửa giờ và Bảo Đại quyết định tạm
cử Phạm Quỳnh “cho dễ liên lạc với Nhật
đã rồi sau sẽ hay.” Nguyên văn lời kể
của Phạm Khắc Hoè như sau:
“Sau một đêm
thao thức, suy nghĩ về những chuyện trên, sáng ngày 12 tháng 3, tôi vào Đại Nội
làm việc với ý định nêu vấn đề cải tổ Viện Cơ Mật lại với Bảo Đại. Nhưng chưa
biết bắt đầu như thế nào?
“Tôi đang ngồi
bóp trán suy nghĩ thì một người thị vệ vào nói: Dạ bẩm, Hoàng đế ban Cụ qua chầu
có việc gấp. Tôi liền sang Phòng Phê thì Bảo Đại bảo thảo một đạo Dụ cử Phạm Quỳnh làm người thay mặt
Chính phủ Việt Nam độc lập giao thiệp với tối cao Cố vấn Nhật và các nhà chức
trách Nhật nói chung. Thấy tôi làm
thinh, tỏ vẻ không thông mệnh lệnh ấy, Bảo Đại nói thêm: Nếu ông thấy có chi
khó khăn chi thì cứ đi bàn với ông Lại mà làm cho kịp thời. Sau phút ngập ngừng, tôi nói toạc ra với Bảo Đại
rằng: Phạm Quỳnh là một người xấu, bị mọi từng lớp nhân dân oán ghét và giới
nhân sĩ trí thức khinh bỉ, mặc dầu ai cũng biết ông ta học rộng, nói hay cả tiếng
Việt lẫn tiếng Pháp. Cho nên nếu nhà vua
thực tâm vì dân, vì nước thì không nên dùng Phạm Quỳnh nữa. Câu chuyện kéo dài hơn nửa giờ và cuối cùng Bảo
Đại nói: Thôi! Hãy tạm cử Phạm Quỳnh cho dễ liên lạc với Nhật đã, rồi sau sẽ hay.
“Tôi trở về văn
phòng thảo ngay một tờ Chỉ cử Lại Bộ
Thượng Thư Phạm Quỳnh tạm thời làm nhiệm vụ liên lạc giữa Chính phủ Việt Nam độc
lập với các nhà chức trách Nhật, đem lên cho Bảo Đại ký rồi sao lục ngay cho
các Bộ và Tối cao cố vấn Nhật. Làm như vậy,
tôi chắc rằng những chữ chỉ, tạm thời,
và liên lạc thế nào cũng làm cho Phạm Quỳnh căm thù mình! Ấy thế nhưng sáng ngày 14 tháng 3, khi gặp
tôi trong buổi lễ cáo yết Liệt Thánh, Phạm Quỳnh đã tỏ ra ngọt ngào với tôi hơn
bao giờ hết. Và lúc buổi lễ kết thúc,
ông ta thiết tha căn dặn tôi chiều hôm ấy trên đường đi vào Đại Nội, ghé qua Bộ
Lại nói chuyện.
“Đúng hai giờ
chiều, tôi ghé qua Bộ Lại, Phạm Quỳnh đón tiếp tôi niềm nở hơn trước nhiều và
giữ lại nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ. Nội
dung câu chuyện xoay quanh tương lai tốt đẹp của Tổ quốc và tiền đồ vẻ vang của
những người trí thức Âu-Á kiêm thông.”[5]
Đoạn
hồi ký này rất quan trọng. Nó cho người ta thấy Hoàng Đế Bảo Đại lúc đầu chưa
có ngay ý định thay thế Phạm Quỳnh và lập một chính phủ mới. Không những thế, ngay sau ngày 11 tháng 3,
nhà vua đã có ý định bổ nhiệm Phạm Quỳnh thay mặt Chính Phủ độc lập trong việc
giao thiệp với Tối Cao Cố Vấn Nhật và các giới chức Nhật khác bằng một đạo Dụ. Nhà vua đã tới văn phòng làm việc rất sớm, tới
trước cả Phạm Khắc Hoè, để thực hiện quyết định này. Nhưng Phạm Khắc Hoè đã phá hỏng tất cả khiến
cho ít ra một thời kỳ chuyển tiếp đã không được thực hiện và một tình trạng
không chính phủ đã xảy ra từ ngày 19 tháng 3, ngày sáu vị thượng thư từ chức và
được chấp nhận cho đến ngày 8 tháng 5, ngày nội các Trần Trọng Kim họp phiên họp
đầu tiên với đầy đủ các nhân sự để nhận lãnh công tác và Vua Bảo Đại có lúc “đã cuống lên” vì không kiếm ra được người
lập nội các như lời kể của Hoàng Xuân Hãn[6],
trong khi tình hình đất nước vô cùng nghiêm trọng, có nhiều việc cấp bách cần
phải làm.
Thành
công bước đầu, Phạm Khắc Hoè sau đó đã làm một “tờ chỉ”, một văn kiện kém quan trọng hơn một “đạo dụ” rất nhiều để cử Phạm Quỳnh vào
vai trò tạm thời này nhằm hạ thấp vai trò và uy tín của Phạm Quỳnh. Cho là chưa đủ, có lẽ vì cho tới thời điểm đó
Phạm Khắc Hoè chỉ mới hành động do ý riêng của cá nhân mình do sự ghen ghét với
Phạm Quỳnh sau “một đêm thao thức suy
nghĩ...”, Phạm Khắc Hoè sau đó một mặt hỏi ý kiến Tôn Quang Phiệt, một đảng
viên Tân Việt kỳ cựu hoạt động cho Việt Minh ở Huế đương thời, sau này là Chủ Tịch
Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên rồi Chủ Tịch Ủy Ban Hành
Chính Thừa Thiên, mặt khác vận động với các thượng thư Bùi Bằng Đoàn và Ưng Úy
để hai vị này thuyết phục Bảo Đại loại bỏ Phạm Quỳnh và “vận động toàn thể Cơ Mật Viện từ chức”.[7]
Kết quả là sáng sớm ngày 17, Bảo Đại đã cho gọi Phạm Khắc Hoè qua phòng làm
việc của mình, Phòng Phê, và ra lệnh cho ông này soạn thảo một đạo dụ theo đó “từ nay Trẫm sẽ tự cầm quyền và chế độ chính
trị sẽ căn cứ vào khẩu hiệu Dân vi quý”.[8] Dụ này mang tên là Dụ Số 1, được ban hành
ngày 17 tháng 3 năm 1945.
Tiếp theo đó là “Khoảng 10 giờ sáng ngày 19 tháng 3, cả sáu vị Thượng thư vào yết kiến
nhà vua đưa đơn xin từ chức” và đã
được Bảo Đại chấp thuận.[9]
Cũng nên để ý là theo hồi ký của Bảo Đại, trước đó Phạm Quỳnh có báo cáo cho
nhà vua biết về những phản ứng xảy ra trong Hội Đồng, hiểu theo nghĩa ở đây là
Hội Đồng Thượng Thư, theo đó người ta sợ hoặc là người Nhật sẽ đổi ý, hoặc là
người Pháp sẽ trở lại, hoặc là Vua Duy Tân hay Hoàng Thân Cường Để sẽ trở về…
Điều này cho phép người ta suy đoán rằng tình trạng hoang mang của các vị thượng
thư này ngoài những tin tức liên quan đến tình hình thời đó, phần nào còn là do
Phạm Khắc Hoè tạo ra qua hai Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn và Ưng Úy. Tuy nhiên, để trả lời Phạm Quỳnh, nhà vua đã
dứt khoát bảo với ông này qua nguyên văn:
“Ông liệu mà bảo họ chấm dứt những
chuyện ăn nói lung tung và mưu mô đó đi… Hoàng đế là Trẫm! Bảo họ đừng quên điều đó. Nếu ngày nào Trẫm phải ra đi, ngày đó sẽ
không còn Đế Quốc Việt Nam này nữa!”[10] Những sự kiện này và câu nói của Bảo Đại cho
ta thấy một điều là ngay từ những ngày đầu nhà vua đã phải đương đầu với hoạt động
của những người Cộng Sản xuyên qua người nằm vùng của họ, ngay trong Đại Nội
bên cạnh nhà vua, là Phạm Khắc Hoè, nạn chống đối nhau trong nội bộ các quan lại
cao cấp trong triều, đồng thời sự hiểu biết và thái độ cương quyết của
ông.
Sự thù ghét và
chống đối Phạm Quỳnh của Phạm Khắc Hoè
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Phạm
Khắc Hoè lại thù ghét và chống lại Phạm Quỳnh như vậy? Trong hồi ký của ông, Phạm Khắc Hoè không
cho biết lý do mà chỉ nói rằng Phạm Quỳnh là một người “bản chất xấu xa và nguy hiểm”[11]
nhưng người ta có thể suy đoán hai điều.
Trước nhất là sự ghen tị của Phạm Khắc Hoè đối với Phạm Quỳnh. Sự ghen tị này bắt nguồn từ sự kiện là cả hai
người đều là thân cận của Bảo Đại ở vào thời điểm này. Thêm vào đó, Phạm Khắc Hoè có gốc quan trường,
được huấn luyện theo đường lối chính thống để làm công chức, quan lại với chức
vụ trước đó là Quản Đạo Đà Lạt, một chức vụ cũ của Ngô Đình Diệm, còn Phạm Quỳnh
không có gốc quan trường mà xuất thân là một nhà báo, một học giả tiếng tăm, bất
ngờ được chuyển sang làm Ngự Tiền Văn Phòng rồi Thượng Thư Bộ Học và Lại. Tại sao lại cứ là Phạm Quỳnh mà không phải là
Phạm Khắc Hoè? Thứ hai, Phạm Khắc Hoè vốn
cùng quê với Tôn Quang Phiệt và có liên lạc với Tôn Quang Phiệt từ trước nên đã
chịu ảnh hưởng của Tôn Quang Phiệt, do đó đã trở thành nằm vùng cho Tôn Quang
Phiệt. Nhất cử nhất động của vua Bảo Đại
cũng như những gì xảy ra ở trong Đại Nội đều được Phạm Khắc Hoè kể cho Tôn
Quang Phiệt nghe và hỏi ý Tôn Quang Phiệt hết.
Sự kiện Phạm Quỳnh bị loại bỏ do đó phần nào có thể là do chủ trương và
vận động của những người Cộng Sản hay thiên Cộng ở Huế lúc bấy giờ hay xa hơn nữa,
y hệt như trường hợp của Trường Thanh Niên Tiền Tuyến do Phan Anh thành lập. Phạm Khắc Hoè chỉ là một nhân vật bị Cộng Sản
lợi dụng qua Tôn Quang Phiệt mà thôi.[12] Nhưng dù đúng dù sai, hành động gièm pha, ngăn
cản Vua Bảo Đại chính thức chỉ định Phạm Quỳnh vào chức vụ mới bằng một đạo Dụ
và thay bằng một tờ Chỉ, rồi sau đó vận động với các nhân vật tai mắt ở Huế lúc
đó, tiếp tục lung lạc nhà vua dẫn đến việc sáu vị thượng thư từ chức và tình trạng
vô chính phủ đã xảy ra sau đó, khiến cho lịch sử Việt Nam diễn tiến theo một
chiều hướng khác. Đây là khúc quanh thứ
nhất trong thời gian ngắn ngủi chưa tới 4 tháng của năm 1945. Nếu không có sự thay đổi do Phạm Khắc Hoè chủ
động gây ra này, guồng máy hành chánh của Chính Phủ Nam Triều từ trung ương đến
địa phương vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, không bị xáo trộn và người dân
không bị hoang mang trong thời gian chuyển tiếp như Hoàng Xuân Hãn đã kể, chưa
nói tới sự kiện Phạm Quỳnh đã bộc lộ thái độ lạc quan về “tương lai tốt đẹp” của Tổ
Quốc và ‘tiền đồ vẻ vang” của những người trí thức Âu Á kiêm thông, vì đây
là dịp nhà học giả này thực hiện những gì từ lâu ông vẫn ôm ấp và mong đợi,
xuyên qua những bài viết của ông, không phải cho riêng cá nhân ông mà cho cả đất
nước và dân tộc. Nên nhớ Phạm Quỳnh lúc đó
là Thượng Thư Bộ Lại là bộ đứng đầu lục bộ lo việc quản lý các quan văn ở trong
nước và trước đó là Ngự Tiền Tổng Lý của Vua Bảo Đại nên ông nắm vững sinh hoạt
hành chánh và nhân sự trong sinh hoạt này.
Với Phạm Quỳnh trong vai trò liên lạc với người Nhật,
việc chuyển giao nền hành chánh từ người Nhật sang người Việt sẽ chấm dứt sớm hơn
và triều đình Huế có cơ hội nắm vững quyền hành hơn trước khi tình thế thay đổi,
chưa kể tới việc thay thế các quan lại tham nhũng hay bất lực.[13]
Đây là một điều đáng tiếc cho Vua Bảo Đại và Đế Quốc Việt Nam nói riêng và cho
dân tộc Việt nam nói chung. Cuối cùng, để
chính thức giải thích thái độ của mình đối với Phạm Quỳnh, Phạm Khắc Hoè viết:
“Thực ra, tôi không có oán thù cá nhân gì với
Phạm Quỳnh và tôi nghĩ hắn có tội, thì sẽ bị nhân dân trừng trị. Khi nghĩ như vậy,
tôi không ngờ rằng chỉ khoảng một tháng sau, Phạm Quỳnh đã bị đền tội trước nhân
dân.”[14]
Qua đoạn văn này, Phạm Khắc Hoè không nói rõ Phạm
Quỳnh đã bị đền tội như thế nào, bị bắt không thôi hay bị bắt rồi bị thủ tiêu và
ông đã biết những gì về chuyện này.
Hoạt động cuối
cùng của Phạm Quỳnh
Buổi họp chiều
ngày 15 tháng 8, 1945 tại văn phòng Vua Bảo Đại với Nhà Vua, Phó Tổng Trưởng
kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Trần Văn Chương và Đại Nội Đại Thần Nguyễn Duy Quang.
Đây có thể là lần đầu tiên và cũng là
lần cuối cùng Phạm Quỳnh gặp lại nhà vua và các giới chức khác trong Đại Nội từ
sau khi ông từ chức cùng với Nội Các của ông, từ ngày 19 tháng 3 và người duy
nhất nói tới buổi họp này là Phạm Khắc Hoè. Buổi họp diễn ra sau khi Phạm Khắc
Hoè vào gặp Vua Bảo Đại để báo cáo với nhà vua về “tin Nhật đã đầu hàng Đồng
Minh vô điều kiện” vào buổi chiều ngày
15 tháng 8 và kéo dài từ khoảng 3 giờ 30 đến hơn 5 giờ. Lúc đầu chỉ có nhà vua, Trần Văn Chương và
Nguyễn Duy Quang, sau đó Phạm Quỳnh mới tới do con trai ông là Phạm Bích đương
thời làm việc trong Đại Nội dưới quyền của Nguyễn Duy Quang lấy xe của Đại Nội đón
vào. Phạm Khắc Hoè không có mặt trong buổi họp này vì ông được nhà vua nhờ sang
gặp Trần Trọng Kim để hỏi xem Trần Trọng Kim “có ý kiến chi trước tình hình mới
không?” nên ta không biết nội dung là để bàn
những gì? Phạm Khắc Hoè chỉ cho
ta biết là trên đường từ dinh Tổng Trưởng Nội Các về“thì gặp trên cầu Tràng Tiền một chiếc xe ô-tô của Đại Nội trong đó có
Phạm Quỳnh và con trai của ông ta là Phạm Bích làm việc ở Đại Nội dưới quyền trực
tiếp của Nguyễn Duy Quang. Tôi liên tưởng ngay đến việc gặp Trần Văn Chương vào
phòng Bảo Đại lúc tôi mới ra đi và đoán rằng, chắc trong khi tôi đi gặp Trần Trọng
Kim thì ở Đại Nội bọn Trần Văn Chương, Nguyễn Duy Quang và Phạm Quỳnh đã họp với
Bảo Đại bàn mưu tính kế trở về với chủ cũ là thực dân Pháp”. Hôm sau, ngày 16 tháng 8, Phạm Khắc Hoè lại
kiểm chứng về buổi họp này bằng cách hỏi người thị vệ thường trực phòng làm việc
của nhà vua, thì được người này cho biết là sau khi Trần Văn Chương vào chầu thì
Phạm Bích lấy xe đi đón Phạm Quỳnh đến và họp hơn 5 giờ mới chấm dứt.[15]
Trần Đình Nam đề
nghị bắt Phạm Quỳnh vào những ngày chót nhưng không được Vua Bảo Đại chấp nhận
Ý kiến bắt Phạm Quỳnh này được Trần Đình
Nam, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chính Phủ Trần Trọng Kim, chia sẻ với Phạm Khắc
Hoè, Nguyễn Hữu Thí và Trần Đình Nam vào một buổi tối, khoảng 20-7-1945, tại nhà
Trần Đình Nam khi bốn người kiểm điểm “công
tác của Nội Các Trần Trọng Kim trong hai tháng vừa qua” trong đó Trần Đình
Nam yêu cầu mọi người phải“cảnh giác đối
với cả bọn thân Pháp, cả bọn thân Nhật và nhất là vừa thân Nhật, vừa thân Pháp
như loại Phạm Quỳnh thì lại càng vô cùng nguy hiểm…rồi hạ giọng nói nhỏ cho biết
rằng Nam định bắt giam Phạm Quỳnh, vì bộ Nội vụ đã có nhiều chứng cớ về tội ác
của Phạm Quỳnh trong thời thuộc Pháp, mà còn cả về âm mưu của nó hiện đang lo lót,
chạy vạy với Nhật để hòng lên nắm quyền, làm tay sai cho Nhật.”[16]
Ý kiến kiến kể trên đã được Trần Đình
Nam chính thức thực hiện vào cuối tháng 7 bằng một “tờ phiến”[17]
của Bộ Nội Vụ gửi lên Vua Bảo Đại tâu xin bắt giam Phạm Quỳnh. Tờ phiến
này đã được Phạm Khắc Hoè trình lên nhà vua để xin phê chuẩn nhưng Bảo Đại không
làm theo mà bảo “hãy đợi vài hôm”, rồi ba hôm sau ra lệnh “tạm xếp việc ấy.”[18]
Phạm Quỳnh đã thoát nạn nhưng chỉ trên dưới một tháng sau ông đã bị Việt Minh bắt
và những người dân sống bên bờ sông thuộc làng An Cựu gần Biệt Thự Hoa Đường không
bao giờ còn thấy bóng dáng quen thuộc của “Cụ Phạm”[19]
nữa.
Kết Luận
Trong cuộc đời làm
văn hóa cũng như trong
cuộc đời làm chính trị, Phạm Quỳnh có rất
nhiều kẻ thù nhưng không kẻ thù nào nguy hiểm bằng những kẻ thù ông phải
đương đầu
trong thời gian từ sau Cuộc Đảo Chính 9 tháng 3 năm 1945 cho tới ngày
ông và nội
các từ chức, tức ngày 19 cùng tháng và luôn cả sau này nữa. Lý do là vì
đằng sau những kẻ thù này là Đảng
Cộng Sản với mục tiêu tối hậu của họ là cướp chính quyền từ tay Hoàng Đế
Bảo Đại.
Chưa hết, điều nguy hiểm hơn nữa nằm ở
chỗ Phạm Khắc Hoè, cảm tình viên của họ, nằm vùng ngay trong Đại Nội và
Tôn
Quang Phiệt, đảng viên của họ, đã từ lâu hoạt động ngay giữa thành phố
Huế. Họ đã thành công. Phạm Quỳnh không những chỉ bị giảm vai trò
trong việc giao thiệp với Nhật mà còn hoàn toàn bị loại trừ. Giữa lúc
mọi người từ quan lại đến quần chúng
nóng lòng mong đợi phản ứng của Vua Bảo Đại và của triều đình thì nhà
vua đã phải
đối phó với một khủng hoảng nội các kéo
dài cho mãi tới ngày 8 tháng 5 khi Chính Phủ Trần Trọng Kim chính thức
nhận lãnh
trách nhiệm mới chấm dứt. Thời gian chuyển tiếp để nhà vua ổn định được
tình hình
ở trung ương cũng như ở địa phương đã bị rút ngắn khiến công việc thu
hồi chính
quyền từ trong tay người Nhật, kiện toàn nền độc lập cũng như thu hồi Xứ
Nam Kỳ
và các nhượng địa khác bị chậm lại, đặc biệt công tác cứu đói gặp trở
ngại rất nhiều. Lịch sử Việt Nam cũng bị chuyển sang một hướng
khác.
Phạm
Cao Dương
[1]Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đình Huếđến Chiến KhuViệt Bắc, Hồi
Ký(in lần thứ ba, có sửa chữa và bổ sung).
Huế: Nhà Xuất Bản Thuận Hoá,
1987, tr. 16-17. Đặng Văn Nhâm, “Nhân Ngày Giỗ Thứ 54 Cố Học Giả Phạm Quỳnh, Tìm
Hiểu Cái Chết Oan Khiên, Bi Thảm Của Một
Danh Tài Lỗi Lạc”, trong Giải Oan Lập Một
Đàn Tràng. Silver Spring, MD: Ủy Ban Phục Hồi Danh Dự Phạm Quỳnh, 2001, tr.
254-255.
[2] S.M. Bao Dai. Le Dragon d’Annam. Paris: Plon, 1980, tr. 105; Bảo Đại,
Con Rồng Việt Nam, Hồi Ký Chánh Trị
1913-1987, Nguyễn Phước Tộc Xuất Bản.
Los Alamitos, CA: Nhà Sách Xuân Thuphát hành, 1990, tr. 163.
[3]Nên đểý là cho tới thời điểm này
Việt Nam bị Pháp bảo hộ nên quyền ngoại giao do người Pháp nắm giừ. Vì vậy trong tổ chức triều đình không có cơ
quan nào lo công tác này. Phạm Quỳnh được
BảơĐại muốn bổ nhiệm bằng một đạo dụ là vì thế.
[4] Thụy Khuê, Nói Chuyện với Hoàng Xuân Hãn…, đã dẫn, tr. 128.
[5] Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đình Huế đến Chiến Khu Việt Bắc,
tr. 18-19
[6]Thụy Khuê, Nói
Chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp. Westminster, CA: Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, 2002, tr. 134-135.
[7] -nt-, tr. 20 và 24.
[8]
Dụ này mang tên là Dụ Số 1, được ban hành ngày 17 tháng 3 năm 1945
nguyên văn như sau: Dương
Lịch ngày 17 tháng 3 năm 1945 Nước
Nhật muốn hoàn toàn thực hiện chương trình sây nền thịnh vượng chung ỏ Đại-Đông-Á
đã giải phóng cho nước Nam ta, và Trẫm tuyên bố Việt Nam độc lập rồi.
Nay
Trẫm có trách nhiệm đối với lịch sử và thần dân, nên tự cầm lấy quyền để bảo vệ
lấy quyền lợi cho Tổ-quốc và giáng dụ rằng
1) Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào
khẩu hiệu “DÂN VI QUÍ’
2) Trong chính giới sẽ chiêu tập các
nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng là một nước
độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á.
3) Trẫm sẽ tài định và tuyên bố các cơ
quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân.
Nhận định về đạo dụ này, Nguyễn
Tường Phượng trong bài “Một Đạo Dụ, Một Chế Độ” đăng trên Tri Tân Tạp Chí ngày 20 tháng 4 năm 1945, trên trang đầu, đã viết
như sau:
“Ba điều ban bố trên đáng ghi
vào lịch sử xứ này, thật là trên thuận lòng giời, dưới đẹp lòng dân, quốc dân rất
trông mong ở sự thi hành triệt để khác nào như đói mong ăn và khát mong uống vậy.
“Nếu một khi nhà nước dùng được
ngưòi tài, đức vẹn hai ra gánh vác, đảm đương những trọng trách, lại thêm vào đấy
cái chính sách thân dân, thể tất đến dân nguyện thời nền tảng quốc gia xứ này
có thể phục hưng.
“Được như vậy, đạo dụ ngày 17
tháng ba đáng ghi vào trang đầu lịch sử của nước Việt-Nam độc lập.”
Còn Luật Sư Bùi Tường Chiểu,
trong bài “Đạo Dụ Số 1 Của Đức bảo Đại Hoàng Đế” đăng trên Thanh Nghị, số 107, “Số Đặc-San Chính Trị”, ra ngày 5 tháng Năm
1945, cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của đạo dụ này. Ngay những
dòng mở đầu ông viết:
“Đạo dụ trên đối với chế độ chính
trị nước ta sau này có một tính cách quan trọng đặc biệt mà ta có thể nói rằng
đạo dụ này đã nêu lên một cách tóm tắt những quả quyết rõ ràng những nguyên tắc
kiến thiết chính thể nước Việt-Nam sau này.” Rồi nhấn mạnh hơn đến ba chữ Dân
Vi Quý, ông phân tích:
“Nay đạo Dụ số 1 đã nêu lên khẩu
hiệu Dân vi quí có nghĩa là đức Bảo-Đại đã hủy bỏ cái lý thuyết cũ mà đến nay hầu
hết các nước văn minh đã cho là không hợp thời.
Đã lấy dân làm trọng. đã lấy quyền lợi dân để trên tất cả thì vua tất chỉ
là một cơ quan tối cao trong nước điều khiển những cơ quan chính trị khác để phụng
vụ quốc gia, tìm những phương pháp hợp với nguyện vọng của cả quốc dân mà thi
hành. Như thế là trong nền chính trị đức
Bảo-Đại Hoàng-Đế đã định đặt quốc dân ta đi vào một con đường mới.”
Cuối
cùng đi xa hơn nữa, vị luật gia này còn nói tới hiến pháp. Theo ông:
“Xong
chúng ta có thể căn cứ vào điều thứ 3 của bản Dụ mà nói rằng đức Bảo-Đại sẽ
tuyên bố các cơ quan chính trị mới mà trong câu cơ quan ấy sẽ có một cơ quan có
quyền lập pháp. Muốn tổ chức một cách phân minh các cơ quan hành chính, lập
pháp và tư pháp, tất nhiên phải có một đạo hiến-luật để ấn định rõ ràng những
quyền hành của các cơ quan chính trị”.
[9]Phạm
Khắc Hoè, đã dẫn, tr.25.
[11] Phạm Khắc Hoè, đã dẫn, tr.
20-21.
[12] Tôn Quang Phiệt (1900-1973), học
Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương, năm thứ hai, theo Tân Việt, bị đuổi, sang Trung Quốc
cùng với Trần Phú , Vương Thúc Oánh…, bị Pháp bắt giam ở Hà Nội, sau được thả,
trở thành đảng viên Cộng Sản và dạy ở trường Thăng Long ở Hà Nội, rồi Thuận Hóa
ở Huế. Chính trong thời gian này Phạm Khắc Hoè đã được móc nối để trở thành nằm
vùng trong Đại Nội. Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Bá Thế. Từ Điển Nhân vật Lịch Sử Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa,
1999.
[13]Về vai trò của bộ lại và các bộ
trong triều đình Nhà Nguyễn, xin xem Võ Hương An, Từ Điển Nhà Nguyễn. Irvine, CA: Nam Việt Publisher, 2012, tr. 60.
Về
sự quan trọng và nhu cầu cấp bách của công tác Việt hóa guồng máy hành chánh ờ
thời nàỳ, xin xem Đoàn Thêm, Những Ngày
Chưa Quên. Saigon: Nam Chi Tùng Thư
xuấtn, Không rõ năm, Đại Nam tái bản tại
Hoa Kỳ, không đề năm, tr. 34- 37.
[14] Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đình Huế…, tr. 47.
[15]
-nt-, tr. 59-61.
[16]
-nt- , tr. 45.
[17]
Phiến là báo cáo của của Nội Các hay các bộ gửi lên nhà vua.
[18]
Phạm Khắc Hoè, tr. 46.
http://www.diendantheky.net/2014/10/pham-cao-duong-viet-nam-1945-nhung-ngay.html