Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Phần Lan kỷ niệm độc lập khỏi Nga. Món quà Na Uy có thể biếu tặng là một đỉnh núi
Tác giả: Stoica Mioara | Dịch giả: Kim Xuân
Trong năm 2017, Phần Lan sẽ kỷ niệm 100 năm độc lập khỏi Nga. Dịp đặc biệt này sẽ đi kèm với một món quà đặc biệt: một đỉnh núi. Một món quà hiếm trong vùng đồng bằng bất tận Suomi, trải dài đến tận các Dãy núi Scandinavia (đến đây chúng có dạng đồi núi). Na Uy đã quyết định biếu một trong hàng trăm đỉnh núi thuộc sở hữu của mình để làm quà cho Phần Lan. Hiện Oslo đang nghiên cứu làm thế nào để di chuyển khoảng 40 m biên giới để đỉnh núi Halti, cao 1.365 mét so với mực nước biển, trở thành ngọn núi cao nhất ở Phần Lan.
Ngay từ tháng 12 năm 2015 tại Na Uy đã phát động một chiến dịch trên Facebook để nhường đỉnh núi, như món quà nhân lễ kỷ niệm một trăm năm độc lập của Phần Lan khỏi Đế chế Nga.
Món quà “sẽ phải vượt qua một số thách thức có tính hình thức. Chúng tôi vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng chúng tôi đang làm việc theo hướng này”, Thủ tướng Na Uy, Erna Solberg cho biết hôm thứ Hai, ngày 1 tháng 8. Trở ngại duy nhất là Điều 1 của Hiến pháp, trong đó quy định đất nước là một “vương quốc độc lập tự do, không thể chia tách và bất khả xâm phạm”. Nhưng trong hành lang của chính phủ – đứng đầu là Bộ trưởng Ngoại giao – coi đây như một thực tế đã được thực hiện, với sự hài lòng của cả hai bên biên giới, theo lastampa.it
Mọi người đều hạnh phúc, hoặc gần như vậy. Cộng đồng những người chăn nuôi gia súc với những con tuần lộc tự do đi lại qua biên giới, cho rằng đất đai không phải thuộc về một quốc gia nào cả trong hai quốc gia. Nhưng sự việc vô tư này – thậm chí nếu có một chút khác thường – lại được Moscow nhìn nhận với sự nghi ngờ và tức giận, khi cho rằng Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã tìm thấy một phương cách để thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Phần Lan, nước đang để mắt tới NATO. Chỉ cách đây một tháng Putin đã đến thăm các vùng đất bị Alexander I chinh phục năm 1917 và nhắc lại: “Nếu Helsinki xích lại quá gần NATO, chúng tôi sẽ có các biện pháp đối phó quân sự”.
Tuy nhiên, ý tưởng về món quà này không phải là một mưu mẹo ngoại giao, mà là của một nhà địa vật lý người Na Uy Bjørn Geirr Harsson, người đã viết cho Bộ Ngoại giao năm ngoái, khi nhấn mạnh rằng cử chỉ này đối với Na Uy chỉ là một “phần đất nhỏ bé rộng có 0.015 km vuông”, nhưng cùng lúc sẽ làm cho Phần Lan “rất hạnh phúc”.
Đỉnh núi này “sẽ là một món quà tuyệt vời cho dân tộc anh em của chúng ta”, theo tuyên bố của thị trưởng Kåfjord, Svein Leiria, người đã viết cho chính phủ ở Oslo, cùng với các chính trị gia khác của địa phương để bày tỏ sự ủng hộ cho kế hoạch này.
Núi Halti có hai đỉnh, một thuộc Phần Lan (cao 1.324 mét so với mực nước biển) và một thuộc Na Uy (cao 1.365 mét trên mực nước biển): điều đề xuất là Na Uy sẽ biếu cho Phần Lan để trở thành đỉnh cao nhất ở đây. Đối với Na Uy sẽ không phải là một mất mát lớn: đỉnh cao nhất của Na Uy nằm trên núi Galdhøpiggen và cao 2.469 mét. Theo Harsson, biên giới ở đây là một đường thẳng ấn định vào năm 1750, về mặt địa lý thì đó là “vô lý”. Sự ủng hộ cho sáng kiến này đã lan rộng: trên trang Facebook “Halti món quà sinh nhật”, do con trai của Harsson ở Mỹ lập ra, đã có 16.000 người ủng hộ.
( Đại Kỷ Nguyên )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Phần Lan kỷ niệm độc lập khỏi Nga. Món quà Na Uy có thể biếu tặng là một đỉnh núi
Tác giả: Stoica Mioara | Dịch giả: Kim Xuân
Trong năm 2017, Phần Lan sẽ kỷ niệm 100 năm độc lập khỏi Nga. Dịp đặc biệt này sẽ đi kèm với một món quà đặc biệt: một đỉnh núi. Một món quà hiếm trong vùng đồng bằng bất tận Suomi, trải dài đến tận các Dãy núi Scandinavia (đến đây chúng có dạng đồi núi). Na Uy đã quyết định biếu một trong hàng trăm đỉnh núi thuộc sở hữu của mình để làm quà cho Phần Lan. Hiện Oslo đang nghiên cứu làm thế nào để di chuyển khoảng 40 m biên giới để đỉnh núi Halti, cao 1.365 mét so với mực nước biển, trở thành ngọn núi cao nhất ở Phần Lan.
Ngay từ tháng 12 năm 2015 tại Na Uy đã phát động một chiến dịch trên Facebook để nhường đỉnh núi, như món quà nhân lễ kỷ niệm một trăm năm độc lập của Phần Lan khỏi Đế chế Nga.
Món quà “sẽ phải vượt qua một số thách thức có tính hình thức. Chúng tôi vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng chúng tôi đang làm việc theo hướng này”, Thủ tướng Na Uy, Erna Solberg cho biết hôm thứ Hai, ngày 1 tháng 8. Trở ngại duy nhất là Điều 1 của Hiến pháp, trong đó quy định đất nước là một “vương quốc độc lập tự do, không thể chia tách và bất khả xâm phạm”. Nhưng trong hành lang của chính phủ – đứng đầu là Bộ trưởng Ngoại giao – coi đây như một thực tế đã được thực hiện, với sự hài lòng của cả hai bên biên giới, theo lastampa.it
Mọi người đều hạnh phúc, hoặc gần như vậy. Cộng đồng những người chăn nuôi gia súc với những con tuần lộc tự do đi lại qua biên giới, cho rằng đất đai không phải thuộc về một quốc gia nào cả trong hai quốc gia. Nhưng sự việc vô tư này – thậm chí nếu có một chút khác thường – lại được Moscow nhìn nhận với sự nghi ngờ và tức giận, khi cho rằng Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã tìm thấy một phương cách để thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Phần Lan, nước đang để mắt tới NATO. Chỉ cách đây một tháng Putin đã đến thăm các vùng đất bị Alexander I chinh phục năm 1917 và nhắc lại: “Nếu Helsinki xích lại quá gần NATO, chúng tôi sẽ có các biện pháp đối phó quân sự”.
Tuy nhiên, ý tưởng về món quà này không phải là một mưu mẹo ngoại giao, mà là của một nhà địa vật lý người Na Uy Bjørn Geirr Harsson, người đã viết cho Bộ Ngoại giao năm ngoái, khi nhấn mạnh rằng cử chỉ này đối với Na Uy chỉ là một “phần đất nhỏ bé rộng có 0.015 km vuông”, nhưng cùng lúc sẽ làm cho Phần Lan “rất hạnh phúc”.
Đỉnh núi này “sẽ là một món quà tuyệt vời cho dân tộc anh em của chúng ta”, theo tuyên bố của thị trưởng Kåfjord, Svein Leiria, người đã viết cho chính phủ ở Oslo, cùng với các chính trị gia khác của địa phương để bày tỏ sự ủng hộ cho kế hoạch này.
Núi Halti có hai đỉnh, một thuộc Phần Lan (cao 1.324 mét so với mực nước biển) và một thuộc Na Uy (cao 1.365 mét trên mực nước biển): điều đề xuất là Na Uy sẽ biếu cho Phần Lan để trở thành đỉnh cao nhất ở đây. Đối với Na Uy sẽ không phải là một mất mát lớn: đỉnh cao nhất của Na Uy nằm trên núi Galdhøpiggen và cao 2.469 mét. Theo Harsson, biên giới ở đây là một đường thẳng ấn định vào năm 1750, về mặt địa lý thì đó là “vô lý”. Sự ủng hộ cho sáng kiến này đã lan rộng: trên trang Facebook “Halti món quà sinh nhật”, do con trai của Harsson ở Mỹ lập ra, đã có 16.000 người ủng hộ.
( Đại Kỷ Nguyên )