Kinh Đời
Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình - kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế lần thứ hai - Phần 3
Muốn kiện Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, người đi kiện phải chuẩn bị một số tiền rất lớn để trang trải kinh phí cho Văn Phòng Luật Sư và phí thủ tục Toà Án Trọng Tài Quốc Tế
Nguyễn Hoàng Mơ xin kính chào quý độc giả!
Kính thưa quý độc giả,
Muốn kiện Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế,
người đi kiện phải chuẩn bị một số tiền rất lớn để trang trải kinh phí
cho Văn Phòng Luật Sư và phí thủ tục Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, cũng như
những phí tổn khác cho vụ kiện. Đó là một trở ngại cho những nạn nhân
của chế độ cộng sản Việt Nam, khi muốn kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên
Toà Án Trọng Tài Quốc Tế. Vì khó khăn đầu tiên là lấy tiền đâu để trả
các chi phí này!
Để trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi đã phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình -
người đang xúc tiến vụ kiện - có thể cung cấp các thông tin, dựa theo
kinh nghiệm và sự hiểu biết của ông trong việc này.
Xin mời quý độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình về việc giải quyết vấn nạn này.
Ông Trịnh Vĩnh Bình, người thứ hai từ trái sang phải |
Xin chào ông Trịnh Vĩnh Bình!
NHM: Trong cuộc phỏng vấn Phần 2, ông có nói về tiền phí cho
Văn phòng Luật sư và Toà Án, cũng như về việc thuận lợi của sự xuất hiện
Third Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation. Ông có thể giải
thích chi tiết hơn về việc này, không ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Dạ được! Tôi sẽ cố gắng giải thích rõ ràng theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của tôi.
NHM: Trước hết, xin ông cho biết sự khác biệt giữa Chia quyền lợi "Contingency" và Không chia quyền lợi như thế nào?
Trịnh Vĩnh Bình: Để có thể kiện trước Toà Án, bao giờ mình cũng
cần có luật sư giúp mình và đại diện mình, cũng như bảo vệ mình để tranh
cãi trước Toà Án. Và muốn có Luật sư thì mình phải thuê. Trong việc
thuê Luật sư có hai cách:
- Một là, thuê theo kiểu “Chia quyền lợi”/Contingency;
- Hai là, thuê theo kiểu “Không chia quyền lợi”/Trả giờ.
1. Thuê theo kiểu “Chia quyền lợi” có nghĩa là về phía mình, mình chỉ
trả tiền phí luật sư ở mức tượng trưng và giới hạn ở một con số mà cả 2
(hai) bên đồng ý. Lấy ví dụ 200.000 USD cho cả vụ kiện. Số tiền này sẽ
được chia ra thành nhiều lần để trả tùy theo thoả thuận giữa hai bên. Và
về phía luật sư, mình cũng sẽ cần thương lượng với họ là sẽ phải chia
cho họ số tiền mình được bồi thường, khi thắng kiện là bao nhiêu phần
trăm (%). Kiểu “Chia quyền lợi” này được gọi là "Contingency".
2. Thuê theo kiểu “Không chia quyền lợi”/Trả giờ. Có nghĩa là mình thuê
Văn Phòng Luật Sư làm cho vụ kiện của mình giờ nào thì mình trả tiền giờ
đó.
NHM: Giữa hai kiểu thuê: một là “Chia quyền lợi”, hai là “Không chia quyền lợi”. Theo ông, kiểu thuê nào có lợi hơn ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Đây là một câu hỏi lí thú! Muốn có câu trả lời
chính xác, chúng ta cần phải đem hai (2) trường hợp này bỏ lên bàn cân
để xem xét. Và tuỳ theo từng vụ án để chọn kiểu thuê nào.
Theo sự hiểu biết của tôi thì việc chọn kiểu thuê “Chia quyền lợi”
thường tốt hơn, nhất là trong những vụ án với một số tiền bồi thường rất
lớn.
Chọn kiểu thuê “Chia quyền lợi” sẽ khuyến khích Văn Phòng Luật Sư phải
cố gắng hết sức để đi đến thành công. Vì nếu thua kiện, họ cũng sẽ bị
thiệt hại. Thông thường, phía mình cần cố gắng đưa ra điều kiện ăn chia
vớiVăn Phòng Luật Sư. Nhưng phía Luật Sư thì còn tùy thuộc vào hồ sơ vụ
án mạnh hay yếu và phần nhận được từ cái bánh (tài sản tranh chấp) lớn
hoặc nhỏ để họ quyết định có chấp nhận kiểu thuê “Chia quyền Lợi” hay
không!
Nhưng nếu chính mình có đủ tiền, hoặc quỹ đầu tư Third Party Funders
(TPF) for Arbitration Litigation sẵn sàng trả thì chọn kiểu “Không Chia
quyền lợi”, có nghĩa là “Thuê trả giờ” vẫn được thôi.
NHM: Nếu thắng kiện thì tiền phí tổn cho vụ kiện khoảng 1,5
triệu USD (cho trường hợp Chia quyền lợi) hoặc khoảng 6 triệu USD (cho
trường hợp Không chia quyền lợi) - "như bài Phỏng vấn Phần 2 đã đề cập
đến" - có lấy lại được không, thưa ông?
Trịnh Vĩnh Bình: Thường thì nếu thắng kiện, bên phía thắng kiện
sẽ nộp lên Toà Án Quốc Tế (Tribunals) bảng kê khai tất cả tiền phí tổn
cho vụ kiện, trong đó có tiền phí cho Luật Sư. Sau đó, Toà Án Quốc Tế sẽ
buộc bên thua kiện chi trả các tiền phí tổn này.
NHM: Thưa ông! Tại sao lại cần nhờ đến Third Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation?
Trịnh Vĩnh Bình: Muốn kiện thì phải thuê Luật Sư và trả chi phí
cho toàn bộ vụ án đang đeo đuổi. Cho nên rất cần tiền và cần nhiều tiền,
nhưng mình lại không có nhiều tiền. Vậy lấy tiền ở đâu để đi kiện?
Để giải quyết khó khăn này thì đã có các cơ sở có tên Third Party
Funders (TPF) for Arbitration Litigation, bỏ tiền hợp tác với mình, lo
cho vụ kiện.
Nếu muốn biết rõ về TPF, xin quý độc giả xem các trang mạng - đã được giới thiệu - trong cuộc phỏng vấn phần 2:
Khi Văn Phòng Luật Sư chấp nhận thụ lí vụ án của mình thì mình có thể
cùnghọ thương lượng với các cơ sở này. Nếu các cơ sở này chấp nhận hợp
tác với mình thì chính các cơ sở này sẽ bỏ ra toàn bộ số tiền cho cả vụ
kiện. Nhờ vậy mà những người khởi kiện - không tự đủ sức để chi trả các
phí tổn cho luật sư và toà án - có thể giải quyết được bài toán nan giải
về tài chính.
NHM: Người thắng kiện có phải chia tiền được bồi thường cho
Third Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation không? Và nếu phải
chia thì chia bao nhiêu phần trăm, thưa ông?
Trịnh Vĩnh Bình: Không ai bỏ vốn mà không muốn kiếm lời! Các cơ
sở Third Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation khi bỏ vốn, họ
cũng muốn có lời. Cho nên khi mình nhờ các cơ sở này bỏ tiền giúp mình
cho vụ kiện thì mình cũng có bổn phận phải chia tiền được bồi thường cho
họ theo tỉ lệ do hai (2) bên thương lượng. Do đó, người sử dụng Third
Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation nên chọn từ 3 đến 5 TPF
để thương lượng và tìm TPF nào có điều kiện tốt nhất cho mình để kí hợp
đồng. Và cũng nên nhớ là TPF cũng sẽ chọn vụ án nào mà họ cảm thấy phần
thắng cao.
NHM: Thưa ông! Độc giả còn đặt rất nhiều câu hỏi, liên quan
đến việc ông kiện Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Nhưng rất tiếc, thời
gian ông dành cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn này đã hết!
Trong số những độc giả này, có những vị như cựu Sĩ quan QLVNCH, đã bị
tù cải tạo; những nhà tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, bị giam cầm
oan sai; những nhà kinh doanh đem tiền đầu tư vào Việt Nam, đã bị tước
đoạt hết tài sản v.v…
Trong một cuộc phỏng vấn tiếp theo, ông có thể cho biết các vị thuộc
những trường hợp nêu trên, có thể kiện Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế để đòi bồi thường, được không ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Dạ! Tôi sẽ cố gắng giải thích cùng quý độc giả những gì tôi biết!
Xin chào quý độc giả và chào phóng viên Nguyễn Hoàng Mơ!
NHM: Xin cảm ơn ông và xin hẹn gặp lại ông trong cuộc phỏng vấn kì tới.
Thay mặt nhóm phóng viên theo dõi vụ án - Nguyễn Hoàng Mơ, Phan Bá
Việt, Lê Viết Thông, Nguyễn Hoàng Hà và Nguyễn Văn Toàn - chúng tôi xin
chúc ông thành công!
Và đây cũng là lời cầu chúc của rất nhiều độc giả gửi đến ông.
Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình và xin hẹn quý độc giả trong cuộc phỏng vấn kì tới.
Ngày thứ năm, 20 tháng 7 năm 2017
Nguyễn Hoàng Mơ
(Thông Luận)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình - kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế lần thứ hai - Phần 3
Muốn kiện Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, người đi kiện phải chuẩn bị một số tiền rất lớn để trang trải kinh phí cho Văn Phòng Luật Sư và phí thủ tục Toà Án Trọng Tài Quốc Tế
Nguyễn Hoàng Mơ xin kính chào quý độc giả!
Kính thưa quý độc giả,
Muốn kiện Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế,
người đi kiện phải chuẩn bị một số tiền rất lớn để trang trải kinh phí
cho Văn Phòng Luật Sư và phí thủ tục Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, cũng như
những phí tổn khác cho vụ kiện. Đó là một trở ngại cho những nạn nhân
của chế độ cộng sản Việt Nam, khi muốn kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên
Toà Án Trọng Tài Quốc Tế. Vì khó khăn đầu tiên là lấy tiền đâu để trả
các chi phí này!
Để trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi đã phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình -
người đang xúc tiến vụ kiện - có thể cung cấp các thông tin, dựa theo
kinh nghiệm và sự hiểu biết của ông trong việc này.
Xin mời quý độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình về việc giải quyết vấn nạn này.
Ông Trịnh Vĩnh Bình, người thứ hai từ trái sang phải |
Xin chào ông Trịnh Vĩnh Bình!
NHM: Trong cuộc phỏng vấn Phần 2, ông có nói về tiền phí cho
Văn phòng Luật sư và Toà Án, cũng như về việc thuận lợi của sự xuất hiện
Third Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation. Ông có thể giải
thích chi tiết hơn về việc này, không ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Dạ được! Tôi sẽ cố gắng giải thích rõ ràng theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của tôi.
NHM: Trước hết, xin ông cho biết sự khác biệt giữa Chia quyền lợi "Contingency" và Không chia quyền lợi như thế nào?
Trịnh Vĩnh Bình: Để có thể kiện trước Toà Án, bao giờ mình cũng
cần có luật sư giúp mình và đại diện mình, cũng như bảo vệ mình để tranh
cãi trước Toà Án. Và muốn có Luật sư thì mình phải thuê. Trong việc
thuê Luật sư có hai cách:
- Một là, thuê theo kiểu “Chia quyền lợi”/Contingency;
- Hai là, thuê theo kiểu “Không chia quyền lợi”/Trả giờ.
1. Thuê theo kiểu “Chia quyền lợi” có nghĩa là về phía mình, mình chỉ
trả tiền phí luật sư ở mức tượng trưng và giới hạn ở một con số mà cả 2
(hai) bên đồng ý. Lấy ví dụ 200.000 USD cho cả vụ kiện. Số tiền này sẽ
được chia ra thành nhiều lần để trả tùy theo thoả thuận giữa hai bên. Và
về phía luật sư, mình cũng sẽ cần thương lượng với họ là sẽ phải chia
cho họ số tiền mình được bồi thường, khi thắng kiện là bao nhiêu phần
trăm (%). Kiểu “Chia quyền lợi” này được gọi là "Contingency".
2. Thuê theo kiểu “Không chia quyền lợi”/Trả giờ. Có nghĩa là mình thuê
Văn Phòng Luật Sư làm cho vụ kiện của mình giờ nào thì mình trả tiền giờ
đó.
NHM: Giữa hai kiểu thuê: một là “Chia quyền lợi”, hai là “Không chia quyền lợi”. Theo ông, kiểu thuê nào có lợi hơn ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Đây là một câu hỏi lí thú! Muốn có câu trả lời
chính xác, chúng ta cần phải đem hai (2) trường hợp này bỏ lên bàn cân
để xem xét. Và tuỳ theo từng vụ án để chọn kiểu thuê nào.
Theo sự hiểu biết của tôi thì việc chọn kiểu thuê “Chia quyền lợi”
thường tốt hơn, nhất là trong những vụ án với một số tiền bồi thường rất
lớn.
Chọn kiểu thuê “Chia quyền lợi” sẽ khuyến khích Văn Phòng Luật Sư phải
cố gắng hết sức để đi đến thành công. Vì nếu thua kiện, họ cũng sẽ bị
thiệt hại. Thông thường, phía mình cần cố gắng đưa ra điều kiện ăn chia
vớiVăn Phòng Luật Sư. Nhưng phía Luật Sư thì còn tùy thuộc vào hồ sơ vụ
án mạnh hay yếu và phần nhận được từ cái bánh (tài sản tranh chấp) lớn
hoặc nhỏ để họ quyết định có chấp nhận kiểu thuê “Chia quyền Lợi” hay
không!
Nhưng nếu chính mình có đủ tiền, hoặc quỹ đầu tư Third Party Funders
(TPF) for Arbitration Litigation sẵn sàng trả thì chọn kiểu “Không Chia
quyền lợi”, có nghĩa là “Thuê trả giờ” vẫn được thôi.
NHM: Nếu thắng kiện thì tiền phí tổn cho vụ kiện khoảng 1,5
triệu USD (cho trường hợp Chia quyền lợi) hoặc khoảng 6 triệu USD (cho
trường hợp Không chia quyền lợi) - "như bài Phỏng vấn Phần 2 đã đề cập
đến" - có lấy lại được không, thưa ông?
Trịnh Vĩnh Bình: Thường thì nếu thắng kiện, bên phía thắng kiện
sẽ nộp lên Toà Án Quốc Tế (Tribunals) bảng kê khai tất cả tiền phí tổn
cho vụ kiện, trong đó có tiền phí cho Luật Sư. Sau đó, Toà Án Quốc Tế sẽ
buộc bên thua kiện chi trả các tiền phí tổn này.
NHM: Thưa ông! Tại sao lại cần nhờ đến Third Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation?
Trịnh Vĩnh Bình: Muốn kiện thì phải thuê Luật Sư và trả chi phí
cho toàn bộ vụ án đang đeo đuổi. Cho nên rất cần tiền và cần nhiều tiền,
nhưng mình lại không có nhiều tiền. Vậy lấy tiền ở đâu để đi kiện?
Để giải quyết khó khăn này thì đã có các cơ sở có tên Third Party
Funders (TPF) for Arbitration Litigation, bỏ tiền hợp tác với mình, lo
cho vụ kiện.
Nếu muốn biết rõ về TPF, xin quý độc giả xem các trang mạng - đã được giới thiệu - trong cuộc phỏng vấn phần 2:
Khi Văn Phòng Luật Sư chấp nhận thụ lí vụ án của mình thì mình có thể
cùnghọ thương lượng với các cơ sở này. Nếu các cơ sở này chấp nhận hợp
tác với mình thì chính các cơ sở này sẽ bỏ ra toàn bộ số tiền cho cả vụ
kiện. Nhờ vậy mà những người khởi kiện - không tự đủ sức để chi trả các
phí tổn cho luật sư và toà án - có thể giải quyết được bài toán nan giải
về tài chính.
NHM: Người thắng kiện có phải chia tiền được bồi thường cho
Third Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation không? Và nếu phải
chia thì chia bao nhiêu phần trăm, thưa ông?
Trịnh Vĩnh Bình: Không ai bỏ vốn mà không muốn kiếm lời! Các cơ
sở Third Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation khi bỏ vốn, họ
cũng muốn có lời. Cho nên khi mình nhờ các cơ sở này bỏ tiền giúp mình
cho vụ kiện thì mình cũng có bổn phận phải chia tiền được bồi thường cho
họ theo tỉ lệ do hai (2) bên thương lượng. Do đó, người sử dụng Third
Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation nên chọn từ 3 đến 5 TPF
để thương lượng và tìm TPF nào có điều kiện tốt nhất cho mình để kí hợp
đồng. Và cũng nên nhớ là TPF cũng sẽ chọn vụ án nào mà họ cảm thấy phần
thắng cao.
NHM: Thưa ông! Độc giả còn đặt rất nhiều câu hỏi, liên quan
đến việc ông kiện Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Nhưng rất tiếc, thời
gian ông dành cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn này đã hết!
Trong số những độc giả này, có những vị như cựu Sĩ quan QLVNCH, đã bị
tù cải tạo; những nhà tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, bị giam cầm
oan sai; những nhà kinh doanh đem tiền đầu tư vào Việt Nam, đã bị tước
đoạt hết tài sản v.v…
Trong một cuộc phỏng vấn tiếp theo, ông có thể cho biết các vị thuộc
những trường hợp nêu trên, có thể kiện Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế để đòi bồi thường, được không ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Dạ! Tôi sẽ cố gắng giải thích cùng quý độc giả những gì tôi biết!
Xin chào quý độc giả và chào phóng viên Nguyễn Hoàng Mơ!
NHM: Xin cảm ơn ông và xin hẹn gặp lại ông trong cuộc phỏng vấn kì tới.
Thay mặt nhóm phóng viên theo dõi vụ án - Nguyễn Hoàng Mơ, Phan Bá
Việt, Lê Viết Thông, Nguyễn Hoàng Hà và Nguyễn Văn Toàn - chúng tôi xin
chúc ông thành công!
Và đây cũng là lời cầu chúc của rất nhiều độc giả gửi đến ông.
Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình và xin hẹn quý độc giả trong cuộc phỏng vấn kì tới.
Ngày thứ năm, 20 tháng 7 năm 2017
Nguyễn Hoàng Mơ
(Thông Luận)