Văn Học & Nghệ Thuật
Phụ nữ Hồi giáo chia sẻ về nghệ thuật, quan điểm qua triển lãm online
Từ “muslima” trong tiếng Ả rập có nghĩa là một người phụ nữ tin vào Thượng Ðế. Cuộc triển lãm Muslima được Bảo tàng Phụ nữ Quốc tế thực hiện đã nêu bật cá tính của phụ nữ Hồi giáo và sự đa dạng phong phú trong suy nghĩ và những đóng góp của họ. Người phụ trách cuộc triển lãm, cô Samina Ali, nói rằng một trong những mục tiêu của cuộc triển lãm là xua tan đi những ấn tượng, suy nghĩ tiêu cực đã có từ trước về phụ nữ Hồi giáo.
Khi chúng ta nghĩ về phụ nữ Hồi giáo, chúng ta thường nghĩ họ là những người yếu đuối, thụ động, và cũng luôn che mặt.
Nhà tiểu thuyết, nghệ sĩ, và nhà hoạt động Hồi giáo gốc Ấn nói rằng cuộc triển lãm sử dụng nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc, và những bài phỏng vấn để trình bầy một bức chân dung của những người phụ nữ Hồi giáo hoàn toàn trái ngược: cương nghị, quan tâm, và kiên quyết cải thiện xã hội của mình.
“Chúng tôi có một bộ phim tài liệu rất đẹp có tên gọi Half-Value Life của tác giả Alka Sadat. Bộ phim kể về cuộc tranh đấu mà phụ nữ ở Afghanistan đã, đang, và tiếp tục phải đối mặt dưới chế độ Taliban và sự kiện phụ nữ ở đây không được tôn trọng ra sao.”
Nhà làm phim ghi lại những sự đấu tranh của cô Marya Bashir, một công tố viên công và một nhà hoạt động cho quyền phụ nữ. Cô là người không ngừng chiến đấu để diệt trừ nạn tham nhũng chính trị và những hành vi bạo lực đối với phụ nữ.
“Tôi muốn cho mọi người thấy rằng phụ nữ ở Afghanistan rất mạnh mẽ. Nếu họ có cơ hội để làm việc, một số phụ nữ sẽ cố gắng giúp đỡ những phụ nữ khác.”
Ngoại hình là một vấn đề khác liên quan mật thiết tới phụ nữ Hồi giáo, thường được nhận diện thông qua những gì họ mặc.
“Ở Yemen, khi tôi đi ra ngoài, tôi cảm thấy thoải mái khi mặc hijab. Nếu mặc trang phục khác, tôi sẽ không cảm thấy thoải mái như vậy.”
“Bạn phải mặc một lớp abaya, rồi thêm một lớp lên trên abaya, rồi đến neqab, rồi đến một lớp mạng che mặt, sau đó là đến đôi găng tay đen. Tôi thấy điều này thật đáng sợ. Đối với cá nhân tôi, tôi không thấy việc này có liên quan gì tới tôn giáo cả. Tôi cảm thấy việc bọn họ cố gắng che chắn phụ nữ tới mức như vậy chỉ bởi vì điều tiếp theo họ sẽ làm là muốn phụ nữ ở nhà và có thể sẽ không bao giờ được nhìn thấy. Và đây chính là ý tưởng đằng sau bộ ảnh Mother, Daughter, Doll.
Nuôi dạy những phụ nữ trẻ để họ trở nên mạnh mẽ, tự tin, là điều mà bà Ilyasah Shabazz coi là những điều căn bản để đưa xã hội phát triển. Con gái của nhà hoạt động cương trực da màu Malcolm X nói rằng bà cảm thấy được truyền cảm hứng từ mẹ của bà, bà Betty Shabazz.
“Mẹ của tôi luôn chắc chắn là chúng tôi được nuôi dạy làm sao để luôn cảm thấy tự hào là một di dân của cộng đồng người Phi châu, tự hào là một người phụ nữ, tự hào là một người Hồi giáo. Tôi nghĩ là chúng tôi sẽ phải tiếp tục truyền lại những giá trị đó cho con cái của chúng tôi.”
Bà Shabazz khuyến khích những người phụ nữ Hồi giáo từ khắp mọi nơi tham gia nhiều hơn vào xã hội nơi họ sống, để giúp đem lại những sự thay đổi tích cực và cùng làm việc với những người khác khắp toàn cầu.
“Tôi đã ở Mali với những người phụ nữ Hồi giáo ở đó. Tôi đã ở trong phái đoàn liên tôn để đoán chắc rằng những người mẹ đi tiêm phòng sốt rét hoặc có mùng màn để tránh sốt rét. Có rất nhiều cách truyền sức mạnh cho mọi người.”
Thông qua những ngôn từ và hình ảnh của buổi triển lãm, Bảo tàng Phụ nữ Quốc tế hy vọng có thể khích lệ và giáo dục những người đến với cuộc triển lãm trên trang web. Cô Catherine King, người đứng đầu viện bảo tàng, còn muốn khuyến khích mọi người hành động.
“Chúng tôi đang thực hiện một chiến dịch hành động mang tên Speak Up! Listen Up, và những vị khách có thể tham gia chiến dịch này. Chúng tôi sẽ cập nhật cho họ những nét mới mà chúng tôi cho thêm vào cuộc triển lãm, những cơ hội mới để được học thêm về nhiều vấn đề, và những cách mới để cùng tham gia.”
Cuộc triển lãm MUSLIMA: Muslim Women’s Art and Voices sẽ tiếp tục mở cửa trên mạng cho tới cuối năm nay, tại địa chỉ muslima-chấm-imow-chấm org.
Faiza Elmasry
Báo Mai
http://baomai.blogspot.com/2013/06/phu-nu-hoi-giao-chia-se-ve-nghe-thuat.html
Bàn ra tán vào (0)
Phụ nữ Hồi giáo chia sẻ về nghệ thuật, quan điểm qua triển lãm online
Từ “muslima” trong tiếng Ả rập có nghĩa là một người phụ nữ tin vào Thượng Ðế. Cuộc triển lãm Muslima được Bảo tàng Phụ nữ Quốc tế thực hiện đã nêu bật cá tính của phụ nữ Hồi giáo và sự đa dạng phong phú trong suy nghĩ và những đóng góp của họ. Người phụ trách cuộc triển lãm, cô Samina Ali, nói rằng một trong những mục tiêu của cuộc triển lãm là xua tan đi những ấn tượng, suy nghĩ tiêu cực đã có từ trước về phụ nữ Hồi giáo.
Khi chúng ta nghĩ về phụ nữ Hồi giáo, chúng ta thường nghĩ họ là những người yếu đuối, thụ động, và cũng luôn che mặt.
Nhà tiểu thuyết, nghệ sĩ, và nhà hoạt động Hồi giáo gốc Ấn nói rằng cuộc triển lãm sử dụng nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc, và những bài phỏng vấn để trình bầy một bức chân dung của những người phụ nữ Hồi giáo hoàn toàn trái ngược: cương nghị, quan tâm, và kiên quyết cải thiện xã hội của mình.
“Chúng tôi có một bộ phim tài liệu rất đẹp có tên gọi Half-Value Life của tác giả Alka Sadat. Bộ phim kể về cuộc tranh đấu mà phụ nữ ở Afghanistan đã, đang, và tiếp tục phải đối mặt dưới chế độ Taliban và sự kiện phụ nữ ở đây không được tôn trọng ra sao.”
Nhà làm phim ghi lại những sự đấu tranh của cô Marya Bashir, một công tố viên công và một nhà hoạt động cho quyền phụ nữ. Cô là người không ngừng chiến đấu để diệt trừ nạn tham nhũng chính trị và những hành vi bạo lực đối với phụ nữ.
“Tôi muốn cho mọi người thấy rằng phụ nữ ở Afghanistan rất mạnh mẽ. Nếu họ có cơ hội để làm việc, một số phụ nữ sẽ cố gắng giúp đỡ những phụ nữ khác.”
Ngoại hình là một vấn đề khác liên quan mật thiết tới phụ nữ Hồi giáo, thường được nhận diện thông qua những gì họ mặc.
“Ở Yemen, khi tôi đi ra ngoài, tôi cảm thấy thoải mái khi mặc hijab. Nếu mặc trang phục khác, tôi sẽ không cảm thấy thoải mái như vậy.”
“Bạn phải mặc một lớp abaya, rồi thêm một lớp lên trên abaya, rồi đến neqab, rồi đến một lớp mạng che mặt, sau đó là đến đôi găng tay đen. Tôi thấy điều này thật đáng sợ. Đối với cá nhân tôi, tôi không thấy việc này có liên quan gì tới tôn giáo cả. Tôi cảm thấy việc bọn họ cố gắng che chắn phụ nữ tới mức như vậy chỉ bởi vì điều tiếp theo họ sẽ làm là muốn phụ nữ ở nhà và có thể sẽ không bao giờ được nhìn thấy. Và đây chính là ý tưởng đằng sau bộ ảnh Mother, Daughter, Doll.
Nuôi dạy những phụ nữ trẻ để họ trở nên mạnh mẽ, tự tin, là điều mà bà Ilyasah Shabazz coi là những điều căn bản để đưa xã hội phát triển. Con gái của nhà hoạt động cương trực da màu Malcolm X nói rằng bà cảm thấy được truyền cảm hứng từ mẹ của bà, bà Betty Shabazz.
“Mẹ của tôi luôn chắc chắn là chúng tôi được nuôi dạy làm sao để luôn cảm thấy tự hào là một di dân của cộng đồng người Phi châu, tự hào là một người phụ nữ, tự hào là một người Hồi giáo. Tôi nghĩ là chúng tôi sẽ phải tiếp tục truyền lại những giá trị đó cho con cái của chúng tôi.”
Bà Shabazz khuyến khích những người phụ nữ Hồi giáo từ khắp mọi nơi tham gia nhiều hơn vào xã hội nơi họ sống, để giúp đem lại những sự thay đổi tích cực và cùng làm việc với những người khác khắp toàn cầu.
“Tôi đã ở Mali với những người phụ nữ Hồi giáo ở đó. Tôi đã ở trong phái đoàn liên tôn để đoán chắc rằng những người mẹ đi tiêm phòng sốt rét hoặc có mùng màn để tránh sốt rét. Có rất nhiều cách truyền sức mạnh cho mọi người.”
Thông qua những ngôn từ và hình ảnh của buổi triển lãm, Bảo tàng Phụ nữ Quốc tế hy vọng có thể khích lệ và giáo dục những người đến với cuộc triển lãm trên trang web. Cô Catherine King, người đứng đầu viện bảo tàng, còn muốn khuyến khích mọi người hành động.
“Chúng tôi đang thực hiện một chiến dịch hành động mang tên Speak Up! Listen Up, và những vị khách có thể tham gia chiến dịch này. Chúng tôi sẽ cập nhật cho họ những nét mới mà chúng tôi cho thêm vào cuộc triển lãm, những cơ hội mới để được học thêm về nhiều vấn đề, và những cách mới để cùng tham gia.”
Cuộc triển lãm MUSLIMA: Muslim Women’s Art and Voices sẽ tiếp tục mở cửa trên mạng cho tới cuối năm nay, tại địa chỉ muslima-chấm-imow-chấm org.
Faiza Elmasry
Báo Mai
http://baomai.blogspot.com/2013/06/phu-nu-hoi-giao-chia-se-ve-nghe-thuat.html