Kinh Đời
Phương Tây tiếp tục bối rối trước Nga
(Lược dịch bình luận của Le Figaro 31/12/2016) Cung cách mà ông Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ : trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga ra khỏi nước Mỹ, là biểu tượng rõ rệt cho thất bại.
(Lược dịch bình luận của Le Figaro 31/12/2016) Cung cách mà ông Barack Obama kết
thúc nhiệm kỳ : trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga ra khỏi nước Mỹ, là biểu
tượng rõ rệt cho thất bại.
Từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, « vấn đề Nga » thường xuyên
làm phương Tây phải nhức đầu. Làm gì đây với nước Nga, vốn luôn là tù nhân của
những cơn lốc xoáy và tinh thần phản dân chủ thời hậu cộng sản, cũng như những
chấn thương do đế quốc Nga tan rã một cách thô bạo ?
Giúp hội nhập và làm Nga hòa dịu trong
khi vẫn tiếp tục đề cao việc hợp tác, cho dù Matxcơva đe dọa chủ quyền của các
nước láng giềng, thậm chí còn can thiệp vào trung tâm chính trị của chúng ta,
như đã từng hành động trong chiến dịch bầu cử Mỹ mới đây, thông qua các vụ tấn
công tin học vào trang mạng của đảng Dân Chủ ?
Hay là tốt nhất nên kềm chế Nga một
cách cứng rắn nhất, qua việc bảo vệ các liên minh của chúng ta, trong khi chờ
đợi Matxcơva thay đổi từ bên trong ? Chiều theo mong muốn lại trở thành
một cường quốc chủ chốt của Nga, qua việc hợp tác - vì lợi ích của chúng ta,
trong những vấn đề mà Matxcơva nắm trong tay chiếc chìa khóa, như Syria hiện
nay ? Mặc cho những nỗ lực nhằm ràng buộc Nga với phương Tây, thông hiểu
hoặc ít nhất cản trở Nga gây tác hại, cần phải nhìn nhận là phương Tây không có
được một lời đáp thích ứng cho những câu hỏi gai góc này.
Chính quyền Obama và cung cách mà
ông khép lại nhiệm kỳ trong không khí Chiến tranh lạnh những ngày gần đây, với
việc trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga, là biểu tượng rõ rệt cho thất bại này.
Khi lên nắm quyền, ông Barack Obama là một lãnh đạo chủ trương « reset », tái thiết lập, nhằm
hóa giải những tranh chấp thời ông Bush. Tóm lại, Obama muốn làm một con chim
bồ câu, chìa ra cành ô-liu hòa bình cho điện Kremlin.
Khẩu hiệu mới là « làm việc với Kremlin » trên « những chủ đề lợi ích chung »,
như hồ sơ Iran hay cắt giảm vũ khí nguyên tử, đồng thời ngưng các cam kết của
Mỹ tại các khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô cũ. Washington muốn giao lại cho
Liên hiệp Châu Âu việc quản lý « biên giới phương Đông » của châu
lục, và các quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraina, Moldova hay
Gruzia.
Biểu tình trước đại sứ quán Nga tại Kiev ngày 15/12/2016 đòi Nga rút khỏi Syria và Ukraina. |
Trong gần năm năm, mặc cho lời lẽ
của Nga ngày càng mang hơi hướng chống Mỹ, coi việc Liên Xô sụp đổ và trật tự
mới của châu Âu sinh ra từ đống tro tàn ấy là âm mưu của phương Tây chống lại
Nga (chứ không phải là hậu quả sự thất bại hiển nhiên của chế độ cộng sản Liên
Xô), ông Obama vẫn bám chặt vào lý lẽ của mình.
Năm 2012, mặc cho những cáo buộc của
Putin - coi sự nổi dậy của giai cấp trung lưu Matxcơva chống lại gian lận bầu
cử là thủ đoạn của CIA và bà Hillary Clinton - tổng thống Mỹ ngay trong chiến
dịch vận động tranh cử vẫn coi quan hệ với Nga và các hiệp định giải trừ vũ khí
nguyên tử ký với Matxcơva là…thành công lớn trong chính sách đối ngoại của ông,
cười vào mũi đối thủ Mitt Romney – người tố cáo Matxcơva là « mối đe dọa chiến lược hàng
đầu ». Cần phải đợi đến cú đòn sấm sét năm 2014 và việc Crimée bị sáp
nhập, rồi đến cuộc chiến do Matxcơva tung ra ở Donbass, thì Obama mới tỉnh
thức. Nhưng thay vì kìm bớt Putin, Obama lại để cho ông ta rảnh tay hành động.
Các biện pháp trừng phạt của phương
Tây được gia hạn đến cuối tháng Giêng, trước khi NATO được tăng cường phía đông
châu Âu. Nhưng Nga, tuy bị thiệt hại, đã đạt được mục tiêu chính : làm
Ukraina phải chảy máu, để cản trở nước này hướng về phương Tây. Và như thế Nga còn
làm nản lòng tất cả những quốc gia muốn đi theo con đường của Ukraina. Matxcơva
cũng tiếp tục thủ đoạn hăm dọa NATO, cho phi cơ bay sát trên đầu các chiến hạm
Mỹ…Nhất là Nga còn dấn thêm nước cờ vào châu Âu một cách khôn ngoan, kết nối
với phe cực hữu và cực tả châu Âu, vốn đang bắt đầu tập hợp lại thành một loại Putintern – Françoise Thom, nhà nghiên
cứu về Nga ghi nhận, hàm ý về Komintern (Đệ
tam quốc tế trước đây).
Cuộc tấn công này lại còn hiệu quả
hơn, khi Nga lợi dụng sự yếu kém của một Liên hiệp Châu Âu không có khả năng
huy động nguồn lực để đối phó với Hồi giáo cực đoan. Đóng vai người bảo vệ Cơ
Đốc giáo và mô hình thay thế cho các nền dân chủ đang dao động – một lý lẽ ít
thuyết phục nếu biết được những xáo trộn bên trong nước Nga, bị che khuất dưới
bề mặt chủ nghĩa toàn trị của Putin, và nạn tham nhũng đang hoành hành – thì Putin
đã ghi điểm.
Quả bóng đang trên phần sân của ông
Trump
Việc tham chiến ở Syria, mà rõ ràng
là một cú bậc thầy về quân sự và địa chính trị (dù sử dụng phương pháp như thế
nào đi nữa) sẽ góp phần tăng thêm vầng hào quang cho Putin. Sau khi ỡm ờ thương
lượng với Mỹ, Matxcơva nay ra mặt « kiến
tạo hòa bình » cho Syria với sự trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ, bỏ lại
Washington đứng trơ bên lề. Cả một sự sỉ nhục cho ông Obama, thêm vào cú đá giò
lái là xâm nhập các máy chủ của đảng Dân Chủ trong chiến dịch tranh cử.
Việc trả đũa muộn màng của tổng
thống Mỹ mãn nhiệm có thể không gây tác động lớn, nếu so với tương quan tệ hại
giữa đôi bên. Đối với người Nga, ông Obama đã trở thành chuyện cũ – như thủ
tướng Dimitri Medvedev hôm thứ Sáu 30/12 đã tố cáo ông Obama « kết thúc nhiệm kỳ trong tình trạng
hấp hối chống Nga ». Medvedev viết trên Twitter : « Hãy an nghỉ, chính quyền
Obama ».
Thực chất, quả bóng đang nằm ở phần
sân ông Donald Trump, như Vladimir Putin đã ám chỉ, khi không làm theo đề nghị
của bộ Ngoại giao Nga đòi trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ. Với quyết định không
trả đũa, ông chủ đầy thủ đoạn của điện Kremlin cho người đồng nhiệm tương lai
thấy rằng các quân bài có thể được sắp xếp lại.
Nhưng đến mức độ nào? Đó chính là
câu hỏi dành cho các chuyên gia và chính khách Nga. Cuộc tranh luận gần như vẫn
như cũ: một mặt, những người chống đối chế độ Putin vẫn tin rằng lý do chính cho
sự hung hăng của Nga là Matxcơva cần có một kẻ thù bên ngoài để củng cố quyền
lực « bởi vì, cũng như mọi nhà độc
tài toàn trị khác, Putin khá lo sợ bị mất quyền » – theo thổ lộ của
một luật sư Nga. Mặt khác, những người ủng hộ Putin và các tín đồ của chủ
trương « thực dụng » khẳng định, sự hung hăng của Matxcơva là phản
ứng trước việc NATO bao vây Nga, và những « nhục nhã » mà phương Tây
khiến Nga phải chịu đựng.
Nói rõ hơn, dường như cũng là suy
nghĩ của Donald Trump. « Phải chăng
sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng ta có thể thông cảm với nhau ? » -
Trump đã nói nhiều lần trong chiến dịch tranh cử. Nhưng đây cũng chính là điều
mà ông Obama đã nghĩ, cho đến khi thực tế chứng minh rằng ông đã sai lầm.
http://thuymyrfi.blogspot.com/2017/01/phuong-tay-tiep-tuc-boi-roi-truoc-nga.html
http://thuymyrfi.blogspot.com/2017/01/phuong-tay-tiep-tuc-boi-roi-truoc-nga.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Phương Tây tiếp tục bối rối trước Nga
(Lược dịch bình luận của Le Figaro 31/12/2016) Cung cách mà ông Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ : trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga ra khỏi nước Mỹ, là biểu tượng rõ rệt cho thất bại.
(Lược dịch bình luận của Le Figaro 31/12/2016) Cung cách mà ông Barack Obama kết
thúc nhiệm kỳ : trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga ra khỏi nước Mỹ, là biểu
tượng rõ rệt cho thất bại.
Từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, « vấn đề Nga » thường xuyên
làm phương Tây phải nhức đầu. Làm gì đây với nước Nga, vốn luôn là tù nhân của
những cơn lốc xoáy và tinh thần phản dân chủ thời hậu cộng sản, cũng như những
chấn thương do đế quốc Nga tan rã một cách thô bạo ?
Giúp hội nhập và làm Nga hòa dịu trong
khi vẫn tiếp tục đề cao việc hợp tác, cho dù Matxcơva đe dọa chủ quyền của các
nước láng giềng, thậm chí còn can thiệp vào trung tâm chính trị của chúng ta,
như đã từng hành động trong chiến dịch bầu cử Mỹ mới đây, thông qua các vụ tấn
công tin học vào trang mạng của đảng Dân Chủ ?
Hay là tốt nhất nên kềm chế Nga một
cách cứng rắn nhất, qua việc bảo vệ các liên minh của chúng ta, trong khi chờ
đợi Matxcơva thay đổi từ bên trong ? Chiều theo mong muốn lại trở thành
một cường quốc chủ chốt của Nga, qua việc hợp tác - vì lợi ích của chúng ta,
trong những vấn đề mà Matxcơva nắm trong tay chiếc chìa khóa, như Syria hiện
nay ? Mặc cho những nỗ lực nhằm ràng buộc Nga với phương Tây, thông hiểu
hoặc ít nhất cản trở Nga gây tác hại, cần phải nhìn nhận là phương Tây không có
được một lời đáp thích ứng cho những câu hỏi gai góc này.
Chính quyền Obama và cung cách mà
ông khép lại nhiệm kỳ trong không khí Chiến tranh lạnh những ngày gần đây, với
việc trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga, là biểu tượng rõ rệt cho thất bại này.
Khi lên nắm quyền, ông Barack Obama là một lãnh đạo chủ trương « reset », tái thiết lập, nhằm
hóa giải những tranh chấp thời ông Bush. Tóm lại, Obama muốn làm một con chim
bồ câu, chìa ra cành ô-liu hòa bình cho điện Kremlin.
Khẩu hiệu mới là « làm việc với Kremlin » trên « những chủ đề lợi ích chung »,
như hồ sơ Iran hay cắt giảm vũ khí nguyên tử, đồng thời ngưng các cam kết của
Mỹ tại các khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô cũ. Washington muốn giao lại cho
Liên hiệp Châu Âu việc quản lý « biên giới phương Đông » của châu
lục, và các quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraina, Moldova hay
Gruzia.
Biểu tình trước đại sứ quán Nga tại Kiev ngày 15/12/2016 đòi Nga rút khỏi Syria và Ukraina. |
Trong gần năm năm, mặc cho lời lẽ
của Nga ngày càng mang hơi hướng chống Mỹ, coi việc Liên Xô sụp đổ và trật tự
mới của châu Âu sinh ra từ đống tro tàn ấy là âm mưu của phương Tây chống lại
Nga (chứ không phải là hậu quả sự thất bại hiển nhiên của chế độ cộng sản Liên
Xô), ông Obama vẫn bám chặt vào lý lẽ của mình.
Năm 2012, mặc cho những cáo buộc của
Putin - coi sự nổi dậy của giai cấp trung lưu Matxcơva chống lại gian lận bầu
cử là thủ đoạn của CIA và bà Hillary Clinton - tổng thống Mỹ ngay trong chiến
dịch vận động tranh cử vẫn coi quan hệ với Nga và các hiệp định giải trừ vũ khí
nguyên tử ký với Matxcơva là…thành công lớn trong chính sách đối ngoại của ông,
cười vào mũi đối thủ Mitt Romney – người tố cáo Matxcơva là « mối đe dọa chiến lược hàng
đầu ». Cần phải đợi đến cú đòn sấm sét năm 2014 và việc Crimée bị sáp
nhập, rồi đến cuộc chiến do Matxcơva tung ra ở Donbass, thì Obama mới tỉnh
thức. Nhưng thay vì kìm bớt Putin, Obama lại để cho ông ta rảnh tay hành động.
Các biện pháp trừng phạt của phương
Tây được gia hạn đến cuối tháng Giêng, trước khi NATO được tăng cường phía đông
châu Âu. Nhưng Nga, tuy bị thiệt hại, đã đạt được mục tiêu chính : làm
Ukraina phải chảy máu, để cản trở nước này hướng về phương Tây. Và như thế Nga còn
làm nản lòng tất cả những quốc gia muốn đi theo con đường của Ukraina. Matxcơva
cũng tiếp tục thủ đoạn hăm dọa NATO, cho phi cơ bay sát trên đầu các chiến hạm
Mỹ…Nhất là Nga còn dấn thêm nước cờ vào châu Âu một cách khôn ngoan, kết nối
với phe cực hữu và cực tả châu Âu, vốn đang bắt đầu tập hợp lại thành một loại Putintern – Françoise Thom, nhà nghiên
cứu về Nga ghi nhận, hàm ý về Komintern (Đệ
tam quốc tế trước đây).
Cuộc tấn công này lại còn hiệu quả
hơn, khi Nga lợi dụng sự yếu kém của một Liên hiệp Châu Âu không có khả năng
huy động nguồn lực để đối phó với Hồi giáo cực đoan. Đóng vai người bảo vệ Cơ
Đốc giáo và mô hình thay thế cho các nền dân chủ đang dao động – một lý lẽ ít
thuyết phục nếu biết được những xáo trộn bên trong nước Nga, bị che khuất dưới
bề mặt chủ nghĩa toàn trị của Putin, và nạn tham nhũng đang hoành hành – thì Putin
đã ghi điểm.
Quả bóng đang trên phần sân của ông
Trump
Việc tham chiến ở Syria, mà rõ ràng
là một cú bậc thầy về quân sự và địa chính trị (dù sử dụng phương pháp như thế
nào đi nữa) sẽ góp phần tăng thêm vầng hào quang cho Putin. Sau khi ỡm ờ thương
lượng với Mỹ, Matxcơva nay ra mặt « kiến
tạo hòa bình » cho Syria với sự trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ, bỏ lại
Washington đứng trơ bên lề. Cả một sự sỉ nhục cho ông Obama, thêm vào cú đá giò
lái là xâm nhập các máy chủ của đảng Dân Chủ trong chiến dịch tranh cử.
Việc trả đũa muộn màng của tổng
thống Mỹ mãn nhiệm có thể không gây tác động lớn, nếu so với tương quan tệ hại
giữa đôi bên. Đối với người Nga, ông Obama đã trở thành chuyện cũ – như thủ
tướng Dimitri Medvedev hôm thứ Sáu 30/12 đã tố cáo ông Obama « kết thúc nhiệm kỳ trong tình trạng
hấp hối chống Nga ». Medvedev viết trên Twitter : « Hãy an nghỉ, chính quyền
Obama ».
Thực chất, quả bóng đang nằm ở phần
sân ông Donald Trump, như Vladimir Putin đã ám chỉ, khi không làm theo đề nghị
của bộ Ngoại giao Nga đòi trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ. Với quyết định không
trả đũa, ông chủ đầy thủ đoạn của điện Kremlin cho người đồng nhiệm tương lai
thấy rằng các quân bài có thể được sắp xếp lại.
Nhưng đến mức độ nào? Đó chính là
câu hỏi dành cho các chuyên gia và chính khách Nga. Cuộc tranh luận gần như vẫn
như cũ: một mặt, những người chống đối chế độ Putin vẫn tin rằng lý do chính cho
sự hung hăng của Nga là Matxcơva cần có một kẻ thù bên ngoài để củng cố quyền
lực « bởi vì, cũng như mọi nhà độc
tài toàn trị khác, Putin khá lo sợ bị mất quyền » – theo thổ lộ của
một luật sư Nga. Mặt khác, những người ủng hộ Putin và các tín đồ của chủ
trương « thực dụng » khẳng định, sự hung hăng của Matxcơva là phản
ứng trước việc NATO bao vây Nga, và những « nhục nhã » mà phương Tây
khiến Nga phải chịu đựng.
Nói rõ hơn, dường như cũng là suy
nghĩ của Donald Trump. « Phải chăng
sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng ta có thể thông cảm với nhau ? » -
Trump đã nói nhiều lần trong chiến dịch tranh cử. Nhưng đây cũng chính là điều
mà ông Obama đã nghĩ, cho đến khi thực tế chứng minh rằng ông đã sai lầm.
http://thuymyrfi.blogspot.com/2017/01/phuong-tay-tiep-tuc-boi-roi-truoc-nga.html
http://thuymyrfi.blogspot.com/2017/01/phuong-tay-tiep-tuc-boi-roi-truoc-nga.html