Kinh Đời
Portobello, chợ phiên đa sắc ở Notting Hill
Có hàng tỷ lý do để người ta tìm đến Portobello, một chợ phiên cuối tuần rất nổi tiếng với những mặt hàng rau củ quả tươi sống, quen thuộc với người London, và sau đó là với cả thế giới nhất kể từ sau 1999, khi bộ phim Chuyện tình Notting Hill (Notting Hill) với sự diễn xuất của Julia Roberts và Hugh Grant được trình chiếu.
Các siêu sao như Madona, Victoria Beckham sẽ vào tiệm đồ vintage “One of a kind” săn những món trang sức độc, đẹp, và đắt chẳng thua gì khu mua sắm Harrods sang trọng nhất London. Giới sưu tầm cổ ngoạn đến Portobello sẽ được hơn 1.000 tay buôn đồ cổ sẵn sàng phục vụ đủ mọi nhu cầu thượng vàng hạ cám. Còn khách du lịch thông thường đến chợ phiên Portobello – chợ của các chợ, sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu, từ ăn, uống, đi dạo, giải trí, mua sắm… tất thảy gói gọn trên con đường dài chừng 3 cây số.
Những chàng bán sách ở Notting Hill
Chuyến đến London lần này, tôi thật có duyên khi tìm được một chỗ ở ngay khu Notting Hill, chỉ cách bến xe điện ngầm Ladbroke Grove chưa đầy 5 phút đi bộ, nhưng điều hấp dẫn hơn, nơi ở của tôi nằm gần chợ Portobello. Bối cảnh của khu chợ Portobello được đưa vào phim, bởi thế, khách du lịch đến Portobello bây giờ hay để ý tìm lại ngôi nhà có cửa màu xanh của một gã bán sách cũ điển trai William Thacker (do Hugh Grant thủ vai) ở tiệm sách lữ hành – nơi nảy sinh tình yêu sét đánh với Anna Scott (Julia Roberts).
Những món đồ thủ công độc đáo bày bán trước của các tiệm đồ cũ
Trong phim, chỉ mỗi mảng các sạp hàng bán rau củ quả được lên hình, kỳ thực Portobello còn rất nhiều thứ độc đáo khác thu hút các ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, người bản địa và cả những du khách từ khắp thế giới. Không ồn ào, xô bồ và rộn ràng như ở Covent Garden, hay Camden town, Portobello có một nét văn hóa chợ rất riêng, gần gũi và dung dị. Có cảm tưởng như khách đi chợ và người bán hàng họ chờ đợi ngày cuối tuần để gặp nhau, những rộn ràng, hối hả của một nhịp sống London đến chợ phiên Portobello cứ như bị chậm lại.
Tôi ghé vào một tiệm sách cũ, ông chủ hẳn không phải là gã bán sách Thacker trong phim, và tôi cũng chẳng mong sẽ gặp một cô đào nổi tiếng xứ sương mù ở chốn này.
Rất mến khách, ông chủ vừa giới thiệu các khu trưng bày sách trong tiệm, đã chuyển ngay sang những câu trò chuyện đầy thân tình, hỏi han tôi đủ điều, khi biết tôi lần đầu ghé chợ đã giới thiệu thêm một vài nét độc đáo của Portobello đáng để khám phá, đại loại như: Đi thêm hai ngã ba nữa sẽ có một tiệm bán sữa chua làm thủ công trộn với trái cây tươi, tiệm đấy hôm nay mới khai trương, đến ăn thử đi, ngon lắm. Hay ở gần khu đồ cổ có tiệm bán đồ từ thiện dành ủng hộ những nạn nhân bị ung thư, gọi là đồ từ thiện chứ có nhiều món đồ vintage rất độc và đẹp đấy. Còn nếu muốn săn đồ cổ, đừng ghé mấy tiệm trên vỉa hè, thật giả lẫn lộn, cứ xuống các tiệm ở dưới tầng hầm, đó là các tiệm lớn và uy tín với nghề, dưới đó cái gì cũng có, từ tranh vẽ, đồ sành sứ, điện thoại, đồng hồ, bút, máy ảnh cổ…
Có lẽ ngóc ngách nào của Portobello ông chủ tiệm sách này cũng thuộc nằm lòng, riêng tính cách này, tôi nhớ lại: Ừ nhỉ, thật giống với anh chàng Thacker bán sách trong phim Notting Hill.
Một cửa tiệm bán và sửa đồng hồ cổ
Ăn dạo ở Portobello
Ngày đầu đến Portobello, tôi bị ấn tượng với tất cả những gian hàng ăn uống, chẳng có thứ ẩm thực châu Á nào xuất hiện ở đây, thế nên món nào trong mắt tôi cũng lạ. Món nướng của Thổ Nhĩ Kỳ, bánh gói như cuốn gỏi của xứ châu Phi, đến các gian hàng phô-mai thủ công của người bản xứ… đều xuất hiện trong các ngày họp chợ từ thứ 5 đến thứ 7 hàng tuần. Và ở chợ phiên này, nếu nói riêng về món ăn, cái gì chưa biết, bạn đều được mời để thử qua. Chỉ cần đứng ngay trước cửa tiệm vài giây, đọc chưa xong hết tên tiệm đã được những tay đầu bếp kiêm luôn người bán hàng mời chào ăn thử, mua cũng được, chẳng mua cũng không sao.
Các món ăn được chế biến theo kiểu địa phương, “sạch” là tiêu chí hàng đầu, thế nên trong lúc mời khách ăn thử, các tiệm tranh thủ luôn thời gian để giới thiệu về cách chế biến, khẩu vị, cách chọn các loại nguyên liệu sạch cho món ăn lấy từ các nông trại vùng quê, khách hàng hầu hết đều là người xa lạ mà cứ ngỡ như khách quen từ lâu lắm.
Phong vị ẩm thực ở Portobello rất đa dạng, được nấu nướng và chế biến tại chỗ
Sống ở London một thời gian, cái cảm giác thèm rau lên đến đỉnh điểm, và rau củ quả ở các chuỗi siêu thị như Sainsburys, Wholefoods… chưa bao giờ gọi là rẻ nếu như trong đầu cứ lởn vởn chuyện quy đổi tiền bạc từ đồng Bảng sang VND. Khi ấy, thế giới rau củ quả ở Portobello lại là một điểm đến hấp dẫn để tôi lựa chọn cho bữa ăn thường ngày, và tất nhiên, giá cả ở đây vào cuối buổi có khi chỉ bằng 1/4 giá siêu thị.
Trong thế giới ẩm thực ở Portobello, tôi bị ấn tượng với món thịt heo xông khói từ cửa hiệu bán đồ Tây Ban Nha (cả chợ phiên này chỉ có 2 tiệm bán các loại ẩm thực và thực phẩm xuất từ Tây Ban Nha). Bà chủ tiệm nói tiếng Anh vẫn đầy tiếng đệm “ề”, “à” kiểu Tây Ban Nha, nhưng dễ chịu đến ngoài sức tưởng tượng khi nhiệt tình cắt cho tôi ăn thử các loại thịt xông khói Jamón của cả hai loại thịt heo đen và thịt heo trắng. Jamón là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của Tây Ban Nha, tôi không ngờ là ở xứ sương mù này tôi lại có dịp nhấm nháp món Jamón độc đáo đến vậy. Kể từ sau lần khám phá ra tiệm bán đồ Tây Ban Nha, những dịp cuối tuần, món thịt heo xông khói Jamón là một trong những lựa chọn không thể thiếu, ăn kèm với bánh mì xắt lát, một chút bơ hoặc phomai, bữa ăn trưa chính của tôi trong những ngày lang thang khám phá xứ sương mù.
Ngoài ẩm thực phong phú, với rất nhiều phong vị độc đáo, những bước lang thang ở Portobello còn gây ấn tượng với tôi từ những nghệ sĩ trình diễn đường phố mà lần nào đến chợ, cũng gặp lại họ. Đó là đôi du ca trình diễn nhạc rock, dù ngày nắng hay mưa, lạnh hay ấm nắng, đều diện mong manh chiếc áo ba lỗ, thậm chí là ở trần để múa may, quay cuồng, nhảy tưng bừng theo chất rock để kiếm từng Bảng lẻ mưu sinh, hay những ca sĩ Opera đến từ Ý đứng lặng thầm ở một góc chợ, cất tiếng ca vang cả dãy phố, những nhạc công châu phi rộn ràng với trang phục màu sắc trình diễn các nhạc cụ lạ mắt… tất cả điểm tô thêm cho khu chợ Portobello thêm sống động, như một sân khấu ngoài trời mà lần nào tìm đến, tôi cũng đều tìm được những cảm xúc và trải nghiệm mới lạ, để rồi trong đầu lại hình dung: Cuối tuần sau, nếu còn ở London, mình sẽ lại ghé Portobello.
Nghệ sĩ đường phố trình diễn ở Portobello
“One of a kind” Điểm đến mua sắm của rất nhiều ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, là tiệm bán đồ cũ… đắt nhất ở Portobello
Các tiệm bán đồ cũ với những món đồ thủ công độc đáo
Cửa hàng thời trang Allsaints ở Portobello với lối trang trí hàng trăm chiếc máy may
Bộ sưu tập phương tiện giao thông London làm bằng tay
Theo Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam – Bài và ảnh: Nguyễn Đình
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Portobello, chợ phiên đa sắc ở Notting Hill
Có hàng tỷ lý do để người ta tìm đến Portobello, một chợ phiên cuối tuần rất nổi tiếng với những mặt hàng rau củ quả tươi sống, quen thuộc với người London, và sau đó là với cả thế giới nhất kể từ sau 1999, khi bộ phim Chuyện tình Notting Hill (Notting Hill) với sự diễn xuất của Julia Roberts và Hugh Grant được trình chiếu.
Các siêu sao như Madona, Victoria Beckham sẽ vào tiệm đồ vintage “One of a kind” săn những món trang sức độc, đẹp, và đắt chẳng thua gì khu mua sắm Harrods sang trọng nhất London. Giới sưu tầm cổ ngoạn đến Portobello sẽ được hơn 1.000 tay buôn đồ cổ sẵn sàng phục vụ đủ mọi nhu cầu thượng vàng hạ cám. Còn khách du lịch thông thường đến chợ phiên Portobello – chợ của các chợ, sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu, từ ăn, uống, đi dạo, giải trí, mua sắm… tất thảy gói gọn trên con đường dài chừng 3 cây số.
Những chàng bán sách ở Notting Hill
Chuyến đến London lần này, tôi thật có duyên khi tìm được một chỗ ở ngay khu Notting Hill, chỉ cách bến xe điện ngầm Ladbroke Grove chưa đầy 5 phút đi bộ, nhưng điều hấp dẫn hơn, nơi ở của tôi nằm gần chợ Portobello. Bối cảnh của khu chợ Portobello được đưa vào phim, bởi thế, khách du lịch đến Portobello bây giờ hay để ý tìm lại ngôi nhà có cửa màu xanh của một gã bán sách cũ điển trai William Thacker (do Hugh Grant thủ vai) ở tiệm sách lữ hành – nơi nảy sinh tình yêu sét đánh với Anna Scott (Julia Roberts).
Những món đồ thủ công độc đáo bày bán trước của các tiệm đồ cũ
Trong phim, chỉ mỗi mảng các sạp hàng bán rau củ quả được lên hình, kỳ thực Portobello còn rất nhiều thứ độc đáo khác thu hút các ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, người bản địa và cả những du khách từ khắp thế giới. Không ồn ào, xô bồ và rộn ràng như ở Covent Garden, hay Camden town, Portobello có một nét văn hóa chợ rất riêng, gần gũi và dung dị. Có cảm tưởng như khách đi chợ và người bán hàng họ chờ đợi ngày cuối tuần để gặp nhau, những rộn ràng, hối hả của một nhịp sống London đến chợ phiên Portobello cứ như bị chậm lại.
Tôi ghé vào một tiệm sách cũ, ông chủ hẳn không phải là gã bán sách Thacker trong phim, và tôi cũng chẳng mong sẽ gặp một cô đào nổi tiếng xứ sương mù ở chốn này.
Rất mến khách, ông chủ vừa giới thiệu các khu trưng bày sách trong tiệm, đã chuyển ngay sang những câu trò chuyện đầy thân tình, hỏi han tôi đủ điều, khi biết tôi lần đầu ghé chợ đã giới thiệu thêm một vài nét độc đáo của Portobello đáng để khám phá, đại loại như: Đi thêm hai ngã ba nữa sẽ có một tiệm bán sữa chua làm thủ công trộn với trái cây tươi, tiệm đấy hôm nay mới khai trương, đến ăn thử đi, ngon lắm. Hay ở gần khu đồ cổ có tiệm bán đồ từ thiện dành ủng hộ những nạn nhân bị ung thư, gọi là đồ từ thiện chứ có nhiều món đồ vintage rất độc và đẹp đấy. Còn nếu muốn săn đồ cổ, đừng ghé mấy tiệm trên vỉa hè, thật giả lẫn lộn, cứ xuống các tiệm ở dưới tầng hầm, đó là các tiệm lớn và uy tín với nghề, dưới đó cái gì cũng có, từ tranh vẽ, đồ sành sứ, điện thoại, đồng hồ, bút, máy ảnh cổ…
Có lẽ ngóc ngách nào của Portobello ông chủ tiệm sách này cũng thuộc nằm lòng, riêng tính cách này, tôi nhớ lại: Ừ nhỉ, thật giống với anh chàng Thacker bán sách trong phim Notting Hill.
Một cửa tiệm bán và sửa đồng hồ cổ
Ăn dạo ở Portobello
Ngày đầu đến Portobello, tôi bị ấn tượng với tất cả những gian hàng ăn uống, chẳng có thứ ẩm thực châu Á nào xuất hiện ở đây, thế nên món nào trong mắt tôi cũng lạ. Món nướng của Thổ Nhĩ Kỳ, bánh gói như cuốn gỏi của xứ châu Phi, đến các gian hàng phô-mai thủ công của người bản xứ… đều xuất hiện trong các ngày họp chợ từ thứ 5 đến thứ 7 hàng tuần. Và ở chợ phiên này, nếu nói riêng về món ăn, cái gì chưa biết, bạn đều được mời để thử qua. Chỉ cần đứng ngay trước cửa tiệm vài giây, đọc chưa xong hết tên tiệm đã được những tay đầu bếp kiêm luôn người bán hàng mời chào ăn thử, mua cũng được, chẳng mua cũng không sao.
Các món ăn được chế biến theo kiểu địa phương, “sạch” là tiêu chí hàng đầu, thế nên trong lúc mời khách ăn thử, các tiệm tranh thủ luôn thời gian để giới thiệu về cách chế biến, khẩu vị, cách chọn các loại nguyên liệu sạch cho món ăn lấy từ các nông trại vùng quê, khách hàng hầu hết đều là người xa lạ mà cứ ngỡ như khách quen từ lâu lắm.
Phong vị ẩm thực ở Portobello rất đa dạng, được nấu nướng và chế biến tại chỗ
Sống ở London một thời gian, cái cảm giác thèm rau lên đến đỉnh điểm, và rau củ quả ở các chuỗi siêu thị như Sainsburys, Wholefoods… chưa bao giờ gọi là rẻ nếu như trong đầu cứ lởn vởn chuyện quy đổi tiền bạc từ đồng Bảng sang VND. Khi ấy, thế giới rau củ quả ở Portobello lại là một điểm đến hấp dẫn để tôi lựa chọn cho bữa ăn thường ngày, và tất nhiên, giá cả ở đây vào cuối buổi có khi chỉ bằng 1/4 giá siêu thị.
Trong thế giới ẩm thực ở Portobello, tôi bị ấn tượng với món thịt heo xông khói từ cửa hiệu bán đồ Tây Ban Nha (cả chợ phiên này chỉ có 2 tiệm bán các loại ẩm thực và thực phẩm xuất từ Tây Ban Nha). Bà chủ tiệm nói tiếng Anh vẫn đầy tiếng đệm “ề”, “à” kiểu Tây Ban Nha, nhưng dễ chịu đến ngoài sức tưởng tượng khi nhiệt tình cắt cho tôi ăn thử các loại thịt xông khói Jamón của cả hai loại thịt heo đen và thịt heo trắng. Jamón là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của Tây Ban Nha, tôi không ngờ là ở xứ sương mù này tôi lại có dịp nhấm nháp món Jamón độc đáo đến vậy. Kể từ sau lần khám phá ra tiệm bán đồ Tây Ban Nha, những dịp cuối tuần, món thịt heo xông khói Jamón là một trong những lựa chọn không thể thiếu, ăn kèm với bánh mì xắt lát, một chút bơ hoặc phomai, bữa ăn trưa chính của tôi trong những ngày lang thang khám phá xứ sương mù.
Ngoài ẩm thực phong phú, với rất nhiều phong vị độc đáo, những bước lang thang ở Portobello còn gây ấn tượng với tôi từ những nghệ sĩ trình diễn đường phố mà lần nào đến chợ, cũng gặp lại họ. Đó là đôi du ca trình diễn nhạc rock, dù ngày nắng hay mưa, lạnh hay ấm nắng, đều diện mong manh chiếc áo ba lỗ, thậm chí là ở trần để múa may, quay cuồng, nhảy tưng bừng theo chất rock để kiếm từng Bảng lẻ mưu sinh, hay những ca sĩ Opera đến từ Ý đứng lặng thầm ở một góc chợ, cất tiếng ca vang cả dãy phố, những nhạc công châu phi rộn ràng với trang phục màu sắc trình diễn các nhạc cụ lạ mắt… tất cả điểm tô thêm cho khu chợ Portobello thêm sống động, như một sân khấu ngoài trời mà lần nào tìm đến, tôi cũng đều tìm được những cảm xúc và trải nghiệm mới lạ, để rồi trong đầu lại hình dung: Cuối tuần sau, nếu còn ở London, mình sẽ lại ghé Portobello.
Nghệ sĩ đường phố trình diễn ở Portobello
“One of a kind” Điểm đến mua sắm của rất nhiều ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, là tiệm bán đồ cũ… đắt nhất ở Portobello
Các tiệm bán đồ cũ với những món đồ thủ công độc đáo
Cửa hàng thời trang Allsaints ở Portobello với lối trang trí hàng trăm chiếc máy may
Bộ sưu tập phương tiện giao thông London làm bằng tay
Theo Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam – Bài và ảnh: Nguyễn Đình
Song Phương chuyển