Tham Khảo
"Putin đã bước vào vòng xoáy Biển Đông"
Đa Chiều ngày 15/5 bình luận, thái độ của Hoa Kỳ gần đây cho thấy Washington muốn liên thủ với Moscow để kiềm chế (các hành vi leo thang, gây hấn của) Trung Quốc ở Biển Đông. Một khi Nga can thiệp vào Biển Đông thì với Trung Quốc
Thỏa hiệp giữa Washington với Moscow có liên hệ chặt chẽ đến việc Mỹ thay đổi quan điểm, lập trường ở Biển Đông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Đa Chiều ngày 15/5 bình luận, thái độ của Hoa Kỳ gần đây cho thấy Washington muốn liên thủ với Moscow để kiềm chế (các hành vi leo thang, gây hấn của) Trung Quốc ở Biển Đông. Một khi Nga can thiệp vào Biển Đông thì với Trung Quốc nhất định không phải là chuyện tốt. Bản thân Nga sẽ kiềm chế Bắc Kinh chứ sẽ không giúp gì, Moscow liên thủ với Washington lại càng nguy khốn cho Trung Quốc.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cục diện quốc tế thế "chân vạc" Mỹ - Xô - Trung không còn tồn tại, nhưng Mỹ - Nga - Trung đã và đang tái hiện cục diện "chân vạc" ngày nào trong quan hệ quốc tế hiện nay. Cục diện này cũng là cốt lõi của quan hệ các nước lớn trong thế kỷ 21.
Bước sang thế kỷ 21, quan hệ Nga - Mỹ chứng kiến hàng loạt thay đổi, Washington cũng có nhiều lần khởi động lại quan hệ song phương nhưng đều thất bại. Có điều, sự ấm lên trong quan hệ giữa 2 cường quốc này không phải là bất kỳ sự cải thiện nào giữa 2 bên, mà chỉ liên quan đến những nhận thức chung đạt được trong các vấn đề 2 nước có cùng lợi ích.
Quan hệ Trung - Mỹ thì hoàn toàn khác, bất luận là về lợi ích hay ý thức hệ đều chia rẽ, chống đối nhau một trời một vực, khác hẳn quan hệ Mỹ - Nga. Về mặt tình cảm, dường như Washington thấy Moscow dễ gần, dễ chịu hơn là Bắc Kinh. Do cuộc khủng hoảng Ukraine, Hoa Kỳ đã đẩy Nga về phía Trung Quốc. Bắc Kinh cũng nhanh chóng hậu thuẫn Putin, từ việc cam kết không trừng phạt cho đến việc Tập Cận Bình dự duyệt binh 9/5.
Nga - Trung nồng ấm đã "kích thích thần kinh" ông chủ Nhà Trắng Barack Obama. Đến khi Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tìm cách "rã đông" quan hệ với Moscow thì Obama thực sự chấp nhận nhượng bộ, phái Ngoại trưởng John Kerry đi Kremlin "cầu hòa", Đa Chiều bình luận. Tờ báo nhấn mạnh sự thỏa hiệp giữa Washington với Moscow có liên hệ chặt chẽ đến việc Mỹ thay đổi quan điểm, lập trường ở Biển Đông.
Đa Chiều cho rằng có thể thấy thái độ của Hoa Kỳ rất muốn liên thủ với Nga để kiềm chế Trung Quốc (bành trướng). Đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông, Mỹ muốn kéo Nga vào ranh chấp đối đầu giữa mình với Trung Quốc. Điều này có thể vừa làm giảm mâu thuẫn giữa Washington và Moscow, đồng thời còn nâng cao địa vị của Nga trong các vấn đề quốc tế.
Cùng chung một nhận định này, ngày 13/5 đài Phượng Hoàng, Hồng Kông có xu hướng thân Bắc Kinh tổ chức tọa đàm về vấn đề Biển Đông. Các học giả có mặt tham dự cho rằng, mặc dù Bắc Kinh đã rất "hậu thuẫn" Moscow trong khủng hoảng Ukraine, nhưng Nga chưa bao giờ "thật lòng ủng hộ" Trung Quốc ở Biển Đông. Nhóm bình luận này nói rằng Putin đang "giấu đao" ở Biển Đông và đao ấy là nhằm "kiềm chế" Trung Quốc.
Hồng Thủy
(Giáo Dục)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Putin đã bước vào vòng xoáy Biển Đông"
Đa Chiều ngày 15/5 bình luận, thái độ của Hoa Kỳ gần đây cho thấy Washington muốn liên thủ với Moscow để kiềm chế (các hành vi leo thang, gây hấn của) Trung Quốc ở Biển Đông. Một khi Nga can thiệp vào Biển Đông thì với Trung Quốc
Thỏa hiệp giữa Washington với Moscow có liên hệ chặt chẽ đến việc Mỹ thay đổi quan điểm, lập trường ở Biển Đông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Đa Chiều ngày 15/5 bình luận, thái độ của Hoa Kỳ gần đây cho thấy Washington muốn liên thủ với Moscow để kiềm chế (các hành vi leo thang, gây hấn của) Trung Quốc ở Biển Đông. Một khi Nga can thiệp vào Biển Đông thì với Trung Quốc nhất định không phải là chuyện tốt. Bản thân Nga sẽ kiềm chế Bắc Kinh chứ sẽ không giúp gì, Moscow liên thủ với Washington lại càng nguy khốn cho Trung Quốc.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cục diện quốc tế thế "chân vạc" Mỹ - Xô - Trung không còn tồn tại, nhưng Mỹ - Nga - Trung đã và đang tái hiện cục diện "chân vạc" ngày nào trong quan hệ quốc tế hiện nay. Cục diện này cũng là cốt lõi của quan hệ các nước lớn trong thế kỷ 21.
Bước sang thế kỷ 21, quan hệ Nga - Mỹ chứng kiến hàng loạt thay đổi, Washington cũng có nhiều lần khởi động lại quan hệ song phương nhưng đều thất bại. Có điều, sự ấm lên trong quan hệ giữa 2 cường quốc này không phải là bất kỳ sự cải thiện nào giữa 2 bên, mà chỉ liên quan đến những nhận thức chung đạt được trong các vấn đề 2 nước có cùng lợi ích.
Quan hệ Trung - Mỹ thì hoàn toàn khác, bất luận là về lợi ích hay ý thức hệ đều chia rẽ, chống đối nhau một trời một vực, khác hẳn quan hệ Mỹ - Nga. Về mặt tình cảm, dường như Washington thấy Moscow dễ gần, dễ chịu hơn là Bắc Kinh. Do cuộc khủng hoảng Ukraine, Hoa Kỳ đã đẩy Nga về phía Trung Quốc. Bắc Kinh cũng nhanh chóng hậu thuẫn Putin, từ việc cam kết không trừng phạt cho đến việc Tập Cận Bình dự duyệt binh 9/5.
Nga - Trung nồng ấm đã "kích thích thần kinh" ông chủ Nhà Trắng Barack Obama. Đến khi Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tìm cách "rã đông" quan hệ với Moscow thì Obama thực sự chấp nhận nhượng bộ, phái Ngoại trưởng John Kerry đi Kremlin "cầu hòa", Đa Chiều bình luận. Tờ báo nhấn mạnh sự thỏa hiệp giữa Washington với Moscow có liên hệ chặt chẽ đến việc Mỹ thay đổi quan điểm, lập trường ở Biển Đông.
Đa Chiều cho rằng có thể thấy thái độ của Hoa Kỳ rất muốn liên thủ với Nga để kiềm chế Trung Quốc (bành trướng). Đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông, Mỹ muốn kéo Nga vào ranh chấp đối đầu giữa mình với Trung Quốc. Điều này có thể vừa làm giảm mâu thuẫn giữa Washington và Moscow, đồng thời còn nâng cao địa vị của Nga trong các vấn đề quốc tế.
Cùng chung một nhận định này, ngày 13/5 đài Phượng Hoàng, Hồng Kông có xu hướng thân Bắc Kinh tổ chức tọa đàm về vấn đề Biển Đông. Các học giả có mặt tham dự cho rằng, mặc dù Bắc Kinh đã rất "hậu thuẫn" Moscow trong khủng hoảng Ukraine, nhưng Nga chưa bao giờ "thật lòng ủng hộ" Trung Quốc ở Biển Đông. Nhóm bình luận này nói rằng Putin đang "giấu đao" ở Biển Đông và đao ấy là nhằm "kiềm chế" Trung Quốc.
Hồng Thủy
(Giáo Dục)