Mỗi Ngày Một Chuyện
QUA ĐI QUA ĐI - CAO MỴ NHÂN
QUA ĐI QUA ĐI - CAO MỴ NHÂN
Cho tới thiên niên kỷ thứ ba rồi, mà tính tình tôi vẫn cũ kỹ như người thuộc
thế kỷ thứ 18 vậy.
Hảo vừa gởi cho tôi đọc một truyện ký, tác giả ghi lại "cuộc đời cô giáo
chúng tôi tái giá khi đã ở tuổi quá cổ lai hy".
Vấn đề không phải là truyện hay, hay văn hay, mà là ít nhiều giải tỏa chút ưu
tư của một số thân nhân và bằng hữu, trong đó có các nữ sinh vốn suy nghĩ kiểu
cũ kỹ như tôi chẳng hạn.
Thực vậy, cô giáo Nhẫn khi dạy chúng tôi thời gian xa xưa, lúc nào đến trường,
cũng mang đôi tròng mắt lệ trên nhân diện buồn thiu, e đến không thể buồn thêm
được nữa.
Cũng lạ, lớp tôi có 2 nữ giáo sư dạy 2 môn Pháp Văn và Việt Văn, đều ở trạng
thái buồn muôn thủa...
Cô giáo dạy Pháp văn, là phu nhân một hoạ sĩ danh tiếng, chắc nhà hoạ sĩ này đã
vẽ sai dung nhan cô, nên cô phải quyên sinh khi cô mới 25 tuổi.
Tới cô giáo dạy Việt Văn thì chu choa, chúng tôi không hề thấy cô nở một nụ
cười bao giờ, trong 2 năm học đệ ngũ, tứ, tôi còn được là học trò cưng của cô
nữa chứ.
Cuộc sống tình cảm của cô giáo Nhẫn như trình bày trên, những giọt nước mắt tạo
thành chuỗi kim cương dùng làm trang sức cho cô một cách kín đáo, trong suốt
hành trình cuộc đời ...
Kể cả những tháng năm còn lại, đang hạnh phúc bên người chồng, mà có lẽ chỉ
thấy được vẻ hào hoa, phong nhã trước ống kính thiên nhiên, tạo hoá muốn thu
hình cặp uyên ương muộn màng này, đang bay trên bão táp, mưa sa...
Để rồi nhân vật nữ, tức cô giáo tôi, lại viết tiếp trang tình sử thứ hai, cũng
đầy nước mắt...
Người ta ở đời có thể khóc vì sung sướng, hay đau khổ cũng tuỳ nhân sinh quan
của mỗi người.
Riêng tôi, vừa quê mùa, vừa lẩm cẩm, tôi chỉ chấp nhận sung sướng thì cười vui,
còn đau khổ nhất định là lệ phải rơi rồi, cho dẫu khóc thầm đi nữa.
Ngày xưa ở Saigon, người chị thơ của tôi, là một nữ sĩ tên tuổi, mà về Động Hoa
Vàng chung sống với nam thi sĩ cũng tên tuổi, bấy giờ chị mới tuổi tri thiên
mệnh, tức 50 thôi.
Thế mà vẫn không thực sự vui, vì thiền sĩ chủ nhân Động Hoa Vàng ở "Gia
Định thành" còn trẻ hơn nữa, chàng thiền sĩ mới 32 tuổi.
Cuộc tình không biết vui hay buồn khu trú trong 4 năm,
Kể từ 1972 tới 1976, thì chia tay hoàn toàn.
Song trong 4 năm ngà ngọc kể trên, chị thơ nữ sĩ của tôi, đã thể hiện một nghĩa
cử cao đẹp, ấy là cưới cho thi sĩ một đệ nhị giai nhân, nguyên là ái nữ một nhà
văn danh tiếng họ Hoàng, chuyên viết chuyện đường rừng.
Vì thế cho nên, những cuộc tình buồn thường là những cấu trúc tình cảm và tình
trạng so le niên tuế hoặc địa vị xã hội của người trong cuộc.
Một lần nữa, tôi lại khẳng định tính bảo thủ của tôi, hãy không làm trái ý
trời, cho dẫu chúng ta có tài giỏi đến mấy đi nữa, chúng ta vẫn phải chấp nhận
nguyên tắc sống có sẵn từ ngàn đời.
Rằng: ta không nên đi ngược lại sự xếp đặt của đấng hoá công, đảo lộn trật tự
xã hội dù cách nào, tôn giáo, chính trị hay xã hội...
Thật khó mà chấp nhận được cô dâu thực tế là một bà nội hay bà ngoại ở
đời.
Bởi vì cái hình ảnh thể hiện trước mắt thế nhân, giống bức tranh thuỷ mặc, có
ai chấm một bệt sơn dầu lên đó.
Trước khi "quy Mã" một tuần, tôi đi dự một đám cưới người bạn tôi,
vốn đã ly dị chồng vì không hợp, để làm đám cưới với một anh hùng vừa từ trại
tù cải tạo về.
Quan ta goá vợ, lại được phép của "Vatican", nên chi cái chuyện đám
cưới là hợp lý rồi.
Hai cô con gái của bạn tôi bấy giờ ở tuổi đầu thập niên
"teenage" đi dự đám cưới mẹ chúng, tức bạn tôi, chúng thật buồn.
Chúng không muốn nhìn thấy mẹ chúng bắt đầu lập một gia đình khác, mà chúng sẽ
chỉ còn là chứng nhân bẽ bàng, khốn khổ với người đời.
Hôm đó người anh ruột của bạn tôi vốn là một quan 5 VNCH, cũng vừa từ trại tù
cải tạo về, gia đình ông rất thân với gia đình tôi ở Hải phòng trước 1954, ông
không vào dự đám cưới đó, đứng ngoài nhà thờ X, vì hình như ông cũng không
thích sự việc này.
Cho dù chú rể đó chính là bạn ông, một lần nữa cho thấy sĩ quan Cộng Hoà... bảo
thủ hơn ai hết, thế nhưng ngoài mặt trận, vẫn có những trận cuồng phong bão
loạn, tàn sát kẻ thù hơn bao giờ chứ.
Viết thế, có vẻ không huỵch toẹt lính tráng phải không quý vị? Thực ra tôi muốn
nói là, trên mặt bằng tình cảm, quý huynh đệ chi binh tôi cũng... phức tạp lắm.
Ở sa trường là những lính trẻ hơn ai hết, nhưng ở gia đình, đời thường lại là
quý đồ gàn bát sách luôn, lý giải chuyện nhà như một ông cố cổ xưa hết
biết.
Cuối cùng tôi "méo mó nghề nghiệp xã hội" của tôi một cách "giáo
điều", là hãy làm hết cách cho mọi sự tốt đẹp, không gượng ép, không khuất
phục bất cứ một hoàn cảnh nào, để được sống bình thường.
Là một chuyên viên xã hội đời thường, đặt địa vị mình vào tình huống thân chủ,
không phải kể ra để phơi bày cõi tạm, là một chứng nhân luôn mâu thuẫn vai trò
nghề nghiệp mình.
Thí dụ khi ở vai người làm vợ thì hoảng hốt điên cuồng vì ghen tuông, lúc lại
trong tâm tư một tình nhân bi thơng, tuyệt vọng, song cũng tuyệt vời mơ mộng
chẳng kém.
Do đó tôi đã kể cho Hảo, bạn cùng trường, cùng đệ là: đã đến giai đoạn phải đem
yếu tố tuổi tác, phương vị trong gia đình, ngoài xã hội vv...ra, để cân nhắc
thực trạng tình trường, nên thế nào mới không rơi vào sơ xuất, ân hận đáng tiếc...
Cá nhân hay xã hội, đều là những nhân tố phức tạp, khó đáp ứng giải pháp vẹn
toàn, bởi vì bất cứ ai cũng mong phần thắng về mình, hay nôm na là phần đúng về
mình... ai cũng muốn được khen, hơn bị chê, chao ôi, biết rồi, ngộ ra, sẽ qua
đi, qua đi... như câu kinh yết đế yết đế ma ha yết đế đọc nhuyễn ở chùa.
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
QUA ĐI QUA ĐI - CAO MỴ NHÂN
QUA ĐI QUA ĐI - CAO MỴ NHÂN
Cho tới thiên niên kỷ thứ ba rồi, mà tính tình tôi vẫn cũ kỹ như người thuộc
thế kỷ thứ 18 vậy.
Hảo vừa gởi cho tôi đọc một truyện ký, tác giả ghi lại "cuộc đời cô giáo
chúng tôi tái giá khi đã ở tuổi quá cổ lai hy".
Vấn đề không phải là truyện hay, hay văn hay, mà là ít nhiều giải tỏa chút ưu
tư của một số thân nhân và bằng hữu, trong đó có các nữ sinh vốn suy nghĩ kiểu
cũ kỹ như tôi chẳng hạn.
Thực vậy, cô giáo Nhẫn khi dạy chúng tôi thời gian xa xưa, lúc nào đến trường,
cũng mang đôi tròng mắt lệ trên nhân diện buồn thiu, e đến không thể buồn thêm
được nữa.
Cũng lạ, lớp tôi có 2 nữ giáo sư dạy 2 môn Pháp Văn và Việt Văn, đều ở trạng
thái buồn muôn thủa...
Cô giáo dạy Pháp văn, là phu nhân một hoạ sĩ danh tiếng, chắc nhà hoạ sĩ này đã
vẽ sai dung nhan cô, nên cô phải quyên sinh khi cô mới 25 tuổi.
Tới cô giáo dạy Việt Văn thì chu choa, chúng tôi không hề thấy cô nở một nụ
cười bao giờ, trong 2 năm học đệ ngũ, tứ, tôi còn được là học trò cưng của cô
nữa chứ.
Cuộc sống tình cảm của cô giáo Nhẫn như trình bày trên, những giọt nước mắt tạo
thành chuỗi kim cương dùng làm trang sức cho cô một cách kín đáo, trong suốt
hành trình cuộc đời ...
Kể cả những tháng năm còn lại, đang hạnh phúc bên người chồng, mà có lẽ chỉ
thấy được vẻ hào hoa, phong nhã trước ống kính thiên nhiên, tạo hoá muốn thu
hình cặp uyên ương muộn màng này, đang bay trên bão táp, mưa sa...
Để rồi nhân vật nữ, tức cô giáo tôi, lại viết tiếp trang tình sử thứ hai, cũng
đầy nước mắt...
Người ta ở đời có thể khóc vì sung sướng, hay đau khổ cũng tuỳ nhân sinh quan
của mỗi người.
Riêng tôi, vừa quê mùa, vừa lẩm cẩm, tôi chỉ chấp nhận sung sướng thì cười vui,
còn đau khổ nhất định là lệ phải rơi rồi, cho dẫu khóc thầm đi nữa.
Ngày xưa ở Saigon, người chị thơ của tôi, là một nữ sĩ tên tuổi, mà về Động Hoa
Vàng chung sống với nam thi sĩ cũng tên tuổi, bấy giờ chị mới tuổi tri thiên
mệnh, tức 50 thôi.
Thế mà vẫn không thực sự vui, vì thiền sĩ chủ nhân Động Hoa Vàng ở "Gia
Định thành" còn trẻ hơn nữa, chàng thiền sĩ mới 32 tuổi.
Cuộc tình không biết vui hay buồn khu trú trong 4 năm,
Kể từ 1972 tới 1976, thì chia tay hoàn toàn.
Song trong 4 năm ngà ngọc kể trên, chị thơ nữ sĩ của tôi, đã thể hiện một nghĩa
cử cao đẹp, ấy là cưới cho thi sĩ một đệ nhị giai nhân, nguyên là ái nữ một nhà
văn danh tiếng họ Hoàng, chuyên viết chuyện đường rừng.
Vì thế cho nên, những cuộc tình buồn thường là những cấu trúc tình cảm và tình
trạng so le niên tuế hoặc địa vị xã hội của người trong cuộc.
Một lần nữa, tôi lại khẳng định tính bảo thủ của tôi, hãy không làm trái ý
trời, cho dẫu chúng ta có tài giỏi đến mấy đi nữa, chúng ta vẫn phải chấp nhận
nguyên tắc sống có sẵn từ ngàn đời.
Rằng: ta không nên đi ngược lại sự xếp đặt của đấng hoá công, đảo lộn trật tự
xã hội dù cách nào, tôn giáo, chính trị hay xã hội...
Thật khó mà chấp nhận được cô dâu thực tế là một bà nội hay bà ngoại ở
đời.
Bởi vì cái hình ảnh thể hiện trước mắt thế nhân, giống bức tranh thuỷ mặc, có
ai chấm một bệt sơn dầu lên đó.
Trước khi "quy Mã" một tuần, tôi đi dự một đám cưới người bạn tôi,
vốn đã ly dị chồng vì không hợp, để làm đám cưới với một anh hùng vừa từ trại
tù cải tạo về.
Quan ta goá vợ, lại được phép của "Vatican", nên chi cái chuyện đám
cưới là hợp lý rồi.
Hai cô con gái của bạn tôi bấy giờ ở tuổi đầu thập niên
"teenage" đi dự đám cưới mẹ chúng, tức bạn tôi, chúng thật buồn.
Chúng không muốn nhìn thấy mẹ chúng bắt đầu lập một gia đình khác, mà chúng sẽ
chỉ còn là chứng nhân bẽ bàng, khốn khổ với người đời.
Hôm đó người anh ruột của bạn tôi vốn là một quan 5 VNCH, cũng vừa từ trại tù
cải tạo về, gia đình ông rất thân với gia đình tôi ở Hải phòng trước 1954, ông
không vào dự đám cưới đó, đứng ngoài nhà thờ X, vì hình như ông cũng không
thích sự việc này.
Cho dù chú rể đó chính là bạn ông, một lần nữa cho thấy sĩ quan Cộng Hoà... bảo
thủ hơn ai hết, thế nhưng ngoài mặt trận, vẫn có những trận cuồng phong bão
loạn, tàn sát kẻ thù hơn bao giờ chứ.
Viết thế, có vẻ không huỵch toẹt lính tráng phải không quý vị? Thực ra tôi muốn
nói là, trên mặt bằng tình cảm, quý huynh đệ chi binh tôi cũng... phức tạp lắm.
Ở sa trường là những lính trẻ hơn ai hết, nhưng ở gia đình, đời thường lại là
quý đồ gàn bát sách luôn, lý giải chuyện nhà như một ông cố cổ xưa hết
biết.
Cuối cùng tôi "méo mó nghề nghiệp xã hội" của tôi một cách "giáo
điều", là hãy làm hết cách cho mọi sự tốt đẹp, không gượng ép, không khuất
phục bất cứ một hoàn cảnh nào, để được sống bình thường.
Là một chuyên viên xã hội đời thường, đặt địa vị mình vào tình huống thân chủ,
không phải kể ra để phơi bày cõi tạm, là một chứng nhân luôn mâu thuẫn vai trò
nghề nghiệp mình.
Thí dụ khi ở vai người làm vợ thì hoảng hốt điên cuồng vì ghen tuông, lúc lại
trong tâm tư một tình nhân bi thơng, tuyệt vọng, song cũng tuyệt vời mơ mộng
chẳng kém.
Do đó tôi đã kể cho Hảo, bạn cùng trường, cùng đệ là: đã đến giai đoạn phải đem
yếu tố tuổi tác, phương vị trong gia đình, ngoài xã hội vv...ra, để cân nhắc
thực trạng tình trường, nên thế nào mới không rơi vào sơ xuất, ân hận đáng tiếc...
Cá nhân hay xã hội, đều là những nhân tố phức tạp, khó đáp ứng giải pháp vẹn
toàn, bởi vì bất cứ ai cũng mong phần thắng về mình, hay nôm na là phần đúng về
mình... ai cũng muốn được khen, hơn bị chê, chao ôi, biết rồi, ngộ ra, sẽ qua
đi, qua đi... như câu kinh yết đế yết đế ma ha yết đế đọc nhuyễn ở chùa.
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)