Văn Học & Nghệ Thuật
QUA SÔNG HOA NỞ - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ )Nhưng có một dòng sông, không thấy vẽ trên bản đồ, cũng ít người biết đến, đó là dòng sông Vô Cùng lẩn khuất nơi tâm tư tình cảm những ai mang nỗi ưu tư, lòng bâng khuâng.
( HNPĐ ) Hình như mỗi người chúng ta có một dòng sông để nhớ, để thương trong cuộc đời.
Những dòng sông ngoài thực tế, đã đành, sông làm nên lịch sử như sông Lô, sông Mã ngoài Bắc, sông Gianh, sông Bến Hải ở Trung, Cần Giờ, Nhật Tảo trong Nam vv..
Nhưng có một dòng sông, không thấy vẽ trên bản đồ, cũng ít người biết đến, đó là dòng sông Vô Cùng lẩn khuất nơi tâm tư tình cảm những ai mang nỗi ưu tư, lòng bâng khuâng...hoa bướm tuổi thơ, tơ vương, tự tạ, hay chút gì khói sương trôi vào quá khứ, song thời gian sẽ âm vang, vẳng vọng trước dòng sông trừu tượng đó...Ôi dòng sông Trừu Tượng mà sóng nổi dạt dào, bất tận suốt kiếp người của mỗi chúng ta, quý vị và tôi.
Chẳng phải đợi Hermann Hesse diễn tả Câu Chuyện Dòng Sông qua dịch giả là bậc Tôn Nữ Phùng Khánh, dân tộc ta chẳng rõ từ bao giờ, hình ảnh Dòng Sông đã luôn luôn hiển hiện trong văn chương, ngoài ngôn ngữ, gắn liền với cuộc sống riêng tư của mỗi người nhất là giới nữ lưu.
Dòng sông trước mặt các cô thiếu nữ, dù ở thành thị hay chốn đồng quê vv...như một mời gọi, một thử thách, một an phận để không ai là thiếu nữ mà lại muốn chối từ, khi thuyền hoa đã đợi thiếu nữ qua sông, còn gọi là sang sông, sang ngang...
Tại sao khi thiếu nữ Việt Nam từ bao giờ đến bây giờ, và sẽ còn mãi mãi, rời mẹ cha, anh chị em vv... đi lấy Chồng lại bảo là qua sông, sang ngang vậy?
Tất nhiên có tuồng, có tích cả nhưng sự việc chỉ đơn giản thế này, nếu gặïp duyên thì chú rể là người cùng xóm, cùng làng. Còn mối lái xa xôi, có khi tới tận đầu sông, về nơi cuối bến sông đẹp nhất vẫn là hình ảnh xuống đò hoa, thuyền hoa, qua bên kia sông, để rồi mai mốt sốâng ở nhà chồng rồi, cô dâu sẽ chạnh nhớ quê nhà, cha mẹ chị em mà bùi ngùi ngấn lệ.
Và biết đâu, trước buổi lâm hành, cô dâu còn mang theo một mối tơ tình nhẹ bỗng, nguyên sơ... kiểu nhạc Vũ Thành An kể lể: "Đời một người con gái đến khi lấy chồng, còn mối tình mang theo"gì đó.
Nhưng nếu chỉ là tình thơ, tình mộng, thì hương sắc cuộc tình sẽ phai nhòa, theo mỗi lúc một cháu bé (con của cô dâu sau này) ra đời.
Đàn bà như hạt mưa sa
Hạt vô chĩnh gạo, hiện ra ngoài đồng.
Hai câu ca dao này để phần nào thuyết minh cho sự kiện qua sông, sang sông vv... của các cô dâu, kẻ sướng, người khổ tùy theo hoàn cảnh nhà chồng.
Thường thì qua sông hay sang sông là những hình ảnh Đẹp, Như Ý, Hạnh Phúc ấm êm rồi lỡ ra Sang Ngang Kiểu nhạc sĩ Đỗ Lễ có người phải lẽo đẽo theo sau an ủi:
"Thôi nín đi em"
thì thật quả nao lòng thiên hạ quá.
Thành chữ Sang Ngang, không có gì nhắc đến Dòng Sông, sang đường, qua một ngã rẽ khác, cũng là trước một sự thay đổi của Hoàn Cảnh mà thôi.
Vì thế:
-Đẻ con trai như cây ăn trái, lâu được ăn, nhưng ăn được lâu.
Đẻ con gái như rau mau hái, mau được ăn, nhưng ăn được...mau.
Tức là con Gái chỉ ở với cha mẹ thời gian nhiều lắm cũng dưới 30 năm, còn thì ở nhà chồng, chỉ có các cậu con trai là tha hồ muốn ở với cha mẹ bao lâu cũng được, nếu cha mẹ có cơ ngơi điền sản, thì thời gian càng không hạn định. Lại được tiếng là chăm sóc cha mẹ nữa.
Thế thì sao nhỉ? Có gì bất công nơi lãnh vực này không? Thưa không ạ, và chẳng có hoàn cảnh nào, đan cử ra để làm phương châm tiến tới cho bất cứ ai.
Tức là không cần phải đúng mẫu mã nhất định, thời buổi văn minh, tiên tiến này, chẳng cần làm việc con phải ở cạnh ông bà, cha mẹ đến tuyệt đối. Bởi lẽ mỗi người chúng ta có một Dòng Sông cuộc đời như tôi nêu ở trên, điều quan trọng là Dòng Sông đó có trong xanh, tươi mát không thôi. và theo tôi, cho dẫu dòng sông có đẹp như sông Hương ở Huế, sông Seine ở Paris, có rộng như sông Tiền, sông Hậu miền Tây, hay sông Hoàng Hà bên Tàu, hoặc giả dòng sông có dài như sông Nil ở Phi Châu vv... thì Dòng Sông lớn nhỏ, dài, ngắn, vv...vẫn tồn tại trong tư duy chúng ta, vẫn không thể cạn hay đầy thêm trừ phi hạn hán hay lũ lụt tức là những bất trắc trong đời, cũng cố phải... vượt qua.
Do đó dòng sông trừu tượng nơi mỗi chúng ta vẫn âm vang mỗi lần chúng ta lắng nghe ngóng-Như vị sa di đi tìm Đạo trong Câu Chuyện Dòng Sông của Hermann Hessen mà một thời thanh niên nam nữ Sài Gòn thích tìm chân lý, niềm tin cho mớ tư duy khắc nghiệt vì tuyệt vọng, hoài nghi tất cả.
Đã có lần tôi nghĩ rằng: mỗi thành phố phải có một dòng sông, như mỗi gia đình phải có một con gái, vì dòng sông mang lại sự tươi mát cho thành phố, có con gái trong nhà, hình như đâu đó có vẻ yêu kiều, dịu dàng khiến gia đình êm ấm, tươi vui.
Nay những cô gái đó sẽ sang sông, sau này nói theo ngôn ngữ mới các cô lên xe hoa về nhà chồng. Pháo đỏ rộn ràng trên đường hoa, lối mộng ngày vu quy, đẹp quá!
Cô dâu ngày xưa trong buổi lễ tân hôn, còn tùy theo hoàn cảnh, có những giọt nước mắt thật rơi trên áo cưới, xúc động, ngỡ ngàng, bâng khuâng... khó tả.
Trạng thái tâm hồn cô dâu lúc đó, tạm biệt nhà cha mẹ, xóm làng, hay phố xá thị thành, "que sera, sera..."làm sao biết được cuộc sống mới sẽ ra sao chứ. Thế mà quý cụ phụ huynh, quý cô bác này kia, còn thầm thì câu:
-Khấp như thiếu nữ vu quy nhật
nghĩa là người thiếu nữ khóc vì vui thích, mừng rỡ ngày đám cưới, giả vờ buồn thôi.
Tất nhiên, ai cũng chạnh thương câu thơ tiếp rằng:
-Tiếu tự thư sinh lạc đệ thì.
Chàng càng thư sinh, học trò thi rớt mà cười rỡn, nô đùa thì ai mà tin được nhỉ.
Nhưng.. đó chính là Chân Lý sống ở đời, nơi mỗi người có một Dòng Sông để bơi lặn, tắm gội, soi mình, nghe sóng dội, âm vang mơ hồ mà rõ rệt.
Dòng sông sẽ luôn tràn đầy sóng nhạc, như khúc nhã ca, thanh bình xuyên suốt cuộc đời hạnh phúc trăm năm...cháu gái yêu quý thân thương, hãy mừng vui đón nhận lâu đài tình ái rực rỡ cùng ngàn lời chúc tụng hân hoan...
Bên kia sông hoa nở bạt ngàn, thảo nguyên bát ngát, cô dâu mới ngập ngừng, e lệ ôm hoa mộng xuống thuyền, hay lên xe...Dòng Sông Cuộc Đời chảy qua một ngã khác...
Hawthrone 3-10-2013
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Hình như mỗi người chúng ta có một dòng sông để nhớ, để thương trong cuộc đời.
Những dòng sông ngoài thực tế, đã đành, sông làm nên lịch sử như sông Lô, sông Mã ngoài Bắc, sông Gianh, sông Bến Hải ở Trung, Cần Giờ, Nhật Tảo trong Nam vv..
Nhưng có một dòng sông, không thấy vẽ trên bản đồ, cũng ít người biết đến, đó là dòng sông Vô Cùng lẩn khuất nơi tâm tư tình cảm những ai mang nỗi ưu tư, lòng bâng khuâng...hoa bướm tuổi thơ, tơ vương, tự tạ, hay chút gì khói sương trôi vào quá khứ, song thời gian sẽ âm vang, vẳng vọng trước dòng sông trừu tượng đó...Ôi dòng sông Trừu Tượng mà sóng nổi dạt dào, bất tận suốt kiếp người của mỗi chúng ta, quý vị và tôi.
Chẳng phải đợi Hermann Hesse diễn tả Câu Chuyện Dòng Sông qua dịch giả là bậc Tôn Nữ Phùng Khánh, dân tộc ta chẳng rõ từ bao giờ, hình ảnh Dòng Sông đã luôn luôn hiển hiện trong văn chương, ngoài ngôn ngữ, gắn liền với cuộc sống riêng tư của mỗi người nhất là giới nữ lưu.
Dòng sông trước mặt các cô thiếu nữ, dù ở thành thị hay chốn đồng quê vv...như một mời gọi, một thử thách, một an phận để không ai là thiếu nữ mà lại muốn chối từ, khi thuyền hoa đã đợi thiếu nữ qua sông, còn gọi là sang sông, sang ngang...
Tại sao khi thiếu nữ Việt Nam từ bao giờ đến bây giờ, và sẽ còn mãi mãi, rời mẹ cha, anh chị em vv... đi lấy Chồng lại bảo là qua sông, sang ngang vậy?
Tất nhiên có tuồng, có tích cả nhưng sự việc chỉ đơn giản thế này, nếu gặïp duyên thì chú rể là người cùng xóm, cùng làng. Còn mối lái xa xôi, có khi tới tận đầu sông, về nơi cuối bến sông đẹp nhất vẫn là hình ảnh xuống đò hoa, thuyền hoa, qua bên kia sông, để rồi mai mốt sốâng ở nhà chồng rồi, cô dâu sẽ chạnh nhớ quê nhà, cha mẹ chị em mà bùi ngùi ngấn lệ.
Và biết đâu, trước buổi lâm hành, cô dâu còn mang theo một mối tơ tình nhẹ bỗng, nguyên sơ... kiểu nhạc Vũ Thành An kể lể: "Đời một người con gái đến khi lấy chồng, còn mối tình mang theo"gì đó.
Nhưng nếu chỉ là tình thơ, tình mộng, thì hương sắc cuộc tình sẽ phai nhòa, theo mỗi lúc một cháu bé (con của cô dâu sau này) ra đời.
Đàn bà như hạt mưa sa
Hạt vô chĩnh gạo, hiện ra ngoài đồng.
Hai câu ca dao này để phần nào thuyết minh cho sự kiện qua sông, sang sông vv... của các cô dâu, kẻ sướng, người khổ tùy theo hoàn cảnh nhà chồng.
Thường thì qua sông hay sang sông là những hình ảnh Đẹp, Như Ý, Hạnh Phúc ấm êm rồi lỡ ra Sang Ngang Kiểu nhạc sĩ Đỗ Lễ có người phải lẽo đẽo theo sau an ủi:
"Thôi nín đi em"
thì thật quả nao lòng thiên hạ quá.
Thành chữ Sang Ngang, không có gì nhắc đến Dòng Sông, sang đường, qua một ngã rẽ khác, cũng là trước một sự thay đổi của Hoàn Cảnh mà thôi.
Vì thế:
-Đẻ con trai như cây ăn trái, lâu được ăn, nhưng ăn được lâu.
Đẻ con gái như rau mau hái, mau được ăn, nhưng ăn được...mau.
Tức là con Gái chỉ ở với cha mẹ thời gian nhiều lắm cũng dưới 30 năm, còn thì ở nhà chồng, chỉ có các cậu con trai là tha hồ muốn ở với cha mẹ bao lâu cũng được, nếu cha mẹ có cơ ngơi điền sản, thì thời gian càng không hạn định. Lại được tiếng là chăm sóc cha mẹ nữa.
Thế thì sao nhỉ? Có gì bất công nơi lãnh vực này không? Thưa không ạ, và chẳng có hoàn cảnh nào, đan cử ra để làm phương châm tiến tới cho bất cứ ai.
Tức là không cần phải đúng mẫu mã nhất định, thời buổi văn minh, tiên tiến này, chẳng cần làm việc con phải ở cạnh ông bà, cha mẹ đến tuyệt đối. Bởi lẽ mỗi người chúng ta có một Dòng Sông cuộc đời như tôi nêu ở trên, điều quan trọng là Dòng Sông đó có trong xanh, tươi mát không thôi. và theo tôi, cho dẫu dòng sông có đẹp như sông Hương ở Huế, sông Seine ở Paris, có rộng như sông Tiền, sông Hậu miền Tây, hay sông Hoàng Hà bên Tàu, hoặc giả dòng sông có dài như sông Nil ở Phi Châu vv... thì Dòng Sông lớn nhỏ, dài, ngắn, vv...vẫn tồn tại trong tư duy chúng ta, vẫn không thể cạn hay đầy thêm trừ phi hạn hán hay lũ lụt tức là những bất trắc trong đời, cũng cố phải... vượt qua.
Do đó dòng sông trừu tượng nơi mỗi chúng ta vẫn âm vang mỗi lần chúng ta lắng nghe ngóng-Như vị sa di đi tìm Đạo trong Câu Chuyện Dòng Sông của Hermann Hessen mà một thời thanh niên nam nữ Sài Gòn thích tìm chân lý, niềm tin cho mớ tư duy khắc nghiệt vì tuyệt vọng, hoài nghi tất cả.
Đã có lần tôi nghĩ rằng: mỗi thành phố phải có một dòng sông, như mỗi gia đình phải có một con gái, vì dòng sông mang lại sự tươi mát cho thành phố, có con gái trong nhà, hình như đâu đó có vẻ yêu kiều, dịu dàng khiến gia đình êm ấm, tươi vui.
Nay những cô gái đó sẽ sang sông, sau này nói theo ngôn ngữ mới các cô lên xe hoa về nhà chồng. Pháo đỏ rộn ràng trên đường hoa, lối mộng ngày vu quy, đẹp quá!
Cô dâu ngày xưa trong buổi lễ tân hôn, còn tùy theo hoàn cảnh, có những giọt nước mắt thật rơi trên áo cưới, xúc động, ngỡ ngàng, bâng khuâng... khó tả.
Trạng thái tâm hồn cô dâu lúc đó, tạm biệt nhà cha mẹ, xóm làng, hay phố xá thị thành, "que sera, sera..."làm sao biết được cuộc sống mới sẽ ra sao chứ. Thế mà quý cụ phụ huynh, quý cô bác này kia, còn thầm thì câu:
-Khấp như thiếu nữ vu quy nhật
nghĩa là người thiếu nữ khóc vì vui thích, mừng rỡ ngày đám cưới, giả vờ buồn thôi.
Tất nhiên, ai cũng chạnh thương câu thơ tiếp rằng:
-Tiếu tự thư sinh lạc đệ thì.
Chàng càng thư sinh, học trò thi rớt mà cười rỡn, nô đùa thì ai mà tin được nhỉ.
Nhưng.. đó chính là Chân Lý sống ở đời, nơi mỗi người có một Dòng Sông để bơi lặn, tắm gội, soi mình, nghe sóng dội, âm vang mơ hồ mà rõ rệt.
Dòng sông sẽ luôn tràn đầy sóng nhạc, như khúc nhã ca, thanh bình xuyên suốt cuộc đời hạnh phúc trăm năm...cháu gái yêu quý thân thương, hãy mừng vui đón nhận lâu đài tình ái rực rỡ cùng ngàn lời chúc tụng hân hoan...
Bên kia sông hoa nở bạt ngàn, thảo nguyên bát ngát, cô dâu mới ngập ngừng, e lệ ôm hoa mộng xuống thuyền, hay lên xe...Dòng Sông Cuộc Đời chảy qua một ngã khác...
Hawthrone 3-10-2013
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
QUA SÔNG HOA NỞ - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ )Nhưng có một dòng sông, không thấy vẽ trên bản đồ, cũng ít người biết đến, đó là dòng sông Vô Cùng lẩn khuất nơi tâm tư tình cảm những ai mang nỗi ưu tư, lòng bâng khuâng.
( HNPĐ ) Hình như mỗi người chúng ta có một dòng sông để nhớ, để thương trong cuộc đời.
Những dòng sông ngoài thực tế, đã đành, sông làm nên lịch sử như sông Lô, sông Mã ngoài Bắc, sông Gianh, sông Bến Hải ở Trung, Cần Giờ, Nhật Tảo trong Nam vv..
Nhưng có một dòng sông, không thấy vẽ trên bản đồ, cũng ít người biết đến, đó là dòng sông Vô Cùng lẩn khuất nơi tâm tư tình cảm những ai mang nỗi ưu tư, lòng bâng khuâng...hoa bướm tuổi thơ, tơ vương, tự tạ, hay chút gì khói sương trôi vào quá khứ, song thời gian sẽ âm vang, vẳng vọng trước dòng sông trừu tượng đó...Ôi dòng sông Trừu Tượng mà sóng nổi dạt dào, bất tận suốt kiếp người của mỗi chúng ta, quý vị và tôi.
Chẳng phải đợi Hermann Hesse diễn tả Câu Chuyện Dòng Sông qua dịch giả là bậc Tôn Nữ Phùng Khánh, dân tộc ta chẳng rõ từ bao giờ, hình ảnh Dòng Sông đã luôn luôn hiển hiện trong văn chương, ngoài ngôn ngữ, gắn liền với cuộc sống riêng tư của mỗi người nhất là giới nữ lưu.
Dòng sông trước mặt các cô thiếu nữ, dù ở thành thị hay chốn đồng quê vv...như một mời gọi, một thử thách, một an phận để không ai là thiếu nữ mà lại muốn chối từ, khi thuyền hoa đã đợi thiếu nữ qua sông, còn gọi là sang sông, sang ngang...
Tại sao khi thiếu nữ Việt Nam từ bao giờ đến bây giờ, và sẽ còn mãi mãi, rời mẹ cha, anh chị em vv... đi lấy Chồng lại bảo là qua sông, sang ngang vậy?
Tất nhiên có tuồng, có tích cả nhưng sự việc chỉ đơn giản thế này, nếu gặïp duyên thì chú rể là người cùng xóm, cùng làng. Còn mối lái xa xôi, có khi tới tận đầu sông, về nơi cuối bến sông đẹp nhất vẫn là hình ảnh xuống đò hoa, thuyền hoa, qua bên kia sông, để rồi mai mốt sốâng ở nhà chồng rồi, cô dâu sẽ chạnh nhớ quê nhà, cha mẹ chị em mà bùi ngùi ngấn lệ.
Và biết đâu, trước buổi lâm hành, cô dâu còn mang theo một mối tơ tình nhẹ bỗng, nguyên sơ... kiểu nhạc Vũ Thành An kể lể: "Đời một người con gái đến khi lấy chồng, còn mối tình mang theo"gì đó.
Nhưng nếu chỉ là tình thơ, tình mộng, thì hương sắc cuộc tình sẽ phai nhòa, theo mỗi lúc một cháu bé (con của cô dâu sau này) ra đời.
Đàn bà như hạt mưa sa
Hạt vô chĩnh gạo, hiện ra ngoài đồng.
Hai câu ca dao này để phần nào thuyết minh cho sự kiện qua sông, sang sông vv... của các cô dâu, kẻ sướng, người khổ tùy theo hoàn cảnh nhà chồng.
Thường thì qua sông hay sang sông là những hình ảnh Đẹp, Như Ý, Hạnh Phúc ấm êm rồi lỡ ra Sang Ngang Kiểu nhạc sĩ Đỗ Lễ có người phải lẽo đẽo theo sau an ủi:
"Thôi nín đi em"
thì thật quả nao lòng thiên hạ quá.
Thành chữ Sang Ngang, không có gì nhắc đến Dòng Sông, sang đường, qua một ngã rẽ khác, cũng là trước một sự thay đổi của Hoàn Cảnh mà thôi.
Vì thế:
-Đẻ con trai như cây ăn trái, lâu được ăn, nhưng ăn được lâu.
Đẻ con gái như rau mau hái, mau được ăn, nhưng ăn được...mau.
Tức là con Gái chỉ ở với cha mẹ thời gian nhiều lắm cũng dưới 30 năm, còn thì ở nhà chồng, chỉ có các cậu con trai là tha hồ muốn ở với cha mẹ bao lâu cũng được, nếu cha mẹ có cơ ngơi điền sản, thì thời gian càng không hạn định. Lại được tiếng là chăm sóc cha mẹ nữa.
Thế thì sao nhỉ? Có gì bất công nơi lãnh vực này không? Thưa không ạ, và chẳng có hoàn cảnh nào, đan cử ra để làm phương châm tiến tới cho bất cứ ai.
Tức là không cần phải đúng mẫu mã nhất định, thời buổi văn minh, tiên tiến này, chẳng cần làm việc con phải ở cạnh ông bà, cha mẹ đến tuyệt đối. Bởi lẽ mỗi người chúng ta có một Dòng Sông cuộc đời như tôi nêu ở trên, điều quan trọng là Dòng Sông đó có trong xanh, tươi mát không thôi. và theo tôi, cho dẫu dòng sông có đẹp như sông Hương ở Huế, sông Seine ở Paris, có rộng như sông Tiền, sông Hậu miền Tây, hay sông Hoàng Hà bên Tàu, hoặc giả dòng sông có dài như sông Nil ở Phi Châu vv... thì Dòng Sông lớn nhỏ, dài, ngắn, vv...vẫn tồn tại trong tư duy chúng ta, vẫn không thể cạn hay đầy thêm trừ phi hạn hán hay lũ lụt tức là những bất trắc trong đời, cũng cố phải... vượt qua.
Do đó dòng sông trừu tượng nơi mỗi chúng ta vẫn âm vang mỗi lần chúng ta lắng nghe ngóng-Như vị sa di đi tìm Đạo trong Câu Chuyện Dòng Sông của Hermann Hessen mà một thời thanh niên nam nữ Sài Gòn thích tìm chân lý, niềm tin cho mớ tư duy khắc nghiệt vì tuyệt vọng, hoài nghi tất cả.
Đã có lần tôi nghĩ rằng: mỗi thành phố phải có một dòng sông, như mỗi gia đình phải có một con gái, vì dòng sông mang lại sự tươi mát cho thành phố, có con gái trong nhà, hình như đâu đó có vẻ yêu kiều, dịu dàng khiến gia đình êm ấm, tươi vui.
Nay những cô gái đó sẽ sang sông, sau này nói theo ngôn ngữ mới các cô lên xe hoa về nhà chồng. Pháo đỏ rộn ràng trên đường hoa, lối mộng ngày vu quy, đẹp quá!
Cô dâu ngày xưa trong buổi lễ tân hôn, còn tùy theo hoàn cảnh, có những giọt nước mắt thật rơi trên áo cưới, xúc động, ngỡ ngàng, bâng khuâng... khó tả.
Trạng thái tâm hồn cô dâu lúc đó, tạm biệt nhà cha mẹ, xóm làng, hay phố xá thị thành, "que sera, sera..."làm sao biết được cuộc sống mới sẽ ra sao chứ. Thế mà quý cụ phụ huynh, quý cô bác này kia, còn thầm thì câu:
-Khấp như thiếu nữ vu quy nhật
nghĩa là người thiếu nữ khóc vì vui thích, mừng rỡ ngày đám cưới, giả vờ buồn thôi.
Tất nhiên, ai cũng chạnh thương câu thơ tiếp rằng:
-Tiếu tự thư sinh lạc đệ thì.
Chàng càng thư sinh, học trò thi rớt mà cười rỡn, nô đùa thì ai mà tin được nhỉ.
Nhưng.. đó chính là Chân Lý sống ở đời, nơi mỗi người có một Dòng Sông để bơi lặn, tắm gội, soi mình, nghe sóng dội, âm vang mơ hồ mà rõ rệt.
Dòng sông sẽ luôn tràn đầy sóng nhạc, như khúc nhã ca, thanh bình xuyên suốt cuộc đời hạnh phúc trăm năm...cháu gái yêu quý thân thương, hãy mừng vui đón nhận lâu đài tình ái rực rỡ cùng ngàn lời chúc tụng hân hoan...
Bên kia sông hoa nở bạt ngàn, thảo nguyên bát ngát, cô dâu mới ngập ngừng, e lệ ôm hoa mộng xuống thuyền, hay lên xe...Dòng Sông Cuộc Đời chảy qua một ngã khác...
Hawthrone 3-10-2013
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )