Tham Khảo

QUAN NIỆM CHỐNG CỘNG

Có thể nói mà không sợ lầm là tuyệt đại đa số người Việt thù ghét cộng sản. Chẳng những chúng ta thù ghét cộng sản, mà còn thù ghét tất cả những chế độ độc tài. Cũng có thể nói là không phải chỉ có người Việt có tinh thần chống cộng sản, độc tài, quân phiệt, mà tất cả nhân loại đều có chung một ý thức như thế.
QUAN NIỆM CHỐNG CỘNG
---------- Nguyễn Văn Nghi ----------
 
 
 
 
 
Có thể nói mà không sợ lầm là tuyệt đại đa số người Việt thù ghét cộng sản. Chẳng những chúng ta thù ghét cộng sản, mà còn thù ghét tất cả những chế độ độc tài. Cũng có thể nói là không phải chỉ có người Việt có tinh thần chống cộng sản, độc tài, quân phiệt, mà tất cả nhân loại đều có chung một ý thức như thế. Bộc lộ ý thức đó thành hành động cụ thể tới mức nào,có thành công hay không, nhanh hay chậm, còn tùy nhiều hoàn cảnh khách quan ngoại lai, và điều kiện chủ quan nội tại. Nói như thế để chúng ta cảm thấy vững tâm hơn là trên mặt trận chống cộng sản ngày nay, chúng ta không cô đơn. Chúng ta đang đi theo chiều thuận của nhân loại. Có điều chúng ta phải tự hỏi tại sao nhiều người chống như thế, mà cộng sản, độc tài chưa bị hoàn toàn tiêu diệt?
 


Cộng sản rêu rao là họ thắng lợi nhờ chủ thuyết Mác-Lê. (CS VN thêm tư tưởng Hồ Chí Minh cho có vẻ “dân tộc”!)Sự thực đó chỉ là những lợi khí đấu tranh, rút ra từ kinh nghiệm xã hội đầy dẫy bắt công, người bóc lột người. Mác nêu chiêu bài “giải phóng vô sản, đòi công bằng xã hội”. Thuyết đó đã được nhiều người theo. Xã hội càng nghèo đói, càng lạc hậu thì càng có nhiều người theo. Nhưng khi đã thành công, cộng sản cũng không làm cho đời sống tuyệt đại đa số tốt đẹp hơn. Có khi vì kỹ thuật kiểm soát của cộng sản khoa học hơn, con người còn cảm thấy khốn nạn hơn! Do đó, sau 70 năm, cộng sản quốc tế tan rã như bùn lầy.
 
 
Tại Việt Nam , từ nửa thế kỷ 20 tới nay, chúng ta chống cộng mà vẫn chưa thành công. Vì quan niệm chống cộng của ta, có lẽ vì tính chất di truyền, không thực tế. Chúng ta nói cộng sản có lý thuyết, chúng ta cũng phải có lý thuyết đối chọi. Rốt cuộc chúng ta có quá nhiều lý thuyết, nhiều giả thuyết. Có người chủ trương lấy lập trường “quốc gia dân tộc” chống lập trường quốc tế cuả cộng sản. Chúng ta quên rằng cộng sản đề xướng chủ nghĩa quốc tế, nhưng vẫn nêu chiêu bài phát triển quốc gia, khích động lòng tự ái dân tộc để huy động quần chúng. Có người dựa vào thuyết duy linh, duy tâm, và nhiều thứ duy khác, để chống thuyết duy vật của cộng sản. Duy vật là căn bản tư tưởng và lý luận cộng sản dùng để hướng dẫn quần chúng tranh đấu giành cơm áo và quyền lợi (tối hậu là cho đảng). Trên thực tế,mỗi khi cần huy động quần chúng, họ khơi động thất tình lục dục của con người một cách tinh vi. Triết gia Jean Paul Sartre, lý thuyết gia mác xít Trần Đức Thảo, rồi nhà khoa học Hà Sĩ Phu, tướng Trần Độ, và rất nhiều đảng viên cộng sản gộc khác, đã xác nhận là “Mác xít duy vật trên lý thuyết, mà khi áp dụng, thì lại duy tâm cùng cực”. Không có chế độ nào giỏi hứa hẹn, làm cho người ta hi vọng, tin tưởng vào thiên đường hạ giới như cộng sản. Lý thuyết chống cộng của chúng ta đã nhiều, mà vẫn có người luôn luôn đẻ ra nhiều lý thuyết mới. Nhiều, nhưng kết quả vẫn là chưa giúp gì cho công cuộc phục hồi tư do cho xứ sở và đồng bào ta. Lý thuyết nhiều, thì người theo cũng nhiều hướng. Rốt cuộc chia năm xẻ bẩy. Tiềm lực chống cộng mỗi ngày một yếu đi! Thậm chí còn xem đường lối lý thuyết của mình là nhất. Ai không theo là cộng sản! Chắc chắn không có gì làm cho cộng sản vui mừng hơn!
 
 
Nguyên lý giản dị là hễ đã là lý thuyết, thì không hẳn là thực tế. Càc lý thuyết gia có thể cãi nhau đến tận thế mà không có kết luận! Và mỗi phe vẫn bám vào lý thuyết của mình. Nhất là các ngài lãnh tụ không biết mà cũng không dám phục thiện, kể cả khi đã thất bại vì đụng chạm với thực tế! Phục thiện thì sợ bị “mất uy tín” với người đã nghe theo mính! Đó là cái vòng lẩn quẩn!
 
 
Nếu Âu Châu mà đẻ ra được một lý thuyết chống cộng hữu hiệu, thì họ đã không phải chờ gần cả thế kỷ, cho đến khi Liên Xô và khối cộng sản tự tan rã vì kính tế cộng sản suy sụp, xã hội cộng sản lầm than điều đứng. Tây phương thắng cộng sản không phải nhờ vào lýù thuyết,mà nhờ xây dựng xã hội tư do dân chủ,phú cường. Nếu có một lý thuyết,thì đó là lý thuyết phục vụ hạnh phúc con người.
 
 
Tại nước ta, có người nghĩ rằng nên dựa vào tín ngưỡng, tôn giáo để chiến thắng cộng sản. Tín ngưỡng là một nhu cầu thiêng liêng của con người, để giải quyết những vấn đề nan giải trên trần thế. Do đó không ai phủ nhận được khả năng tập họp của tôn giáo. Cộng sản đàn áp tín ngưỡng vì họ sợ khả năng qui tụ của tôn giáo, lúc nào cũng đe dọa quyền độc tôn lãnh đạo của đảng. Nhưng sự qui tụ do tín ngưỡng chú trọng phần tâm linh, phần linh hồn,thuộc về đời sống ngoài cuộc sống hiện tại. Trước khi có cộng sản hay độc tài, đã có tín ngưỡng, và tôn giáo đã có khả năng qui tụ vô địch! Do đó, lực lượng tôn giáo chỉ thành sức mạnh chống cộng sản, độc tài, khi tôn giáo bị đàn áp. Nếu sự đàn áp chấm dứt thì sức chống cũng chấm dứt. Trong trường hợp việc đàn áp chưa rõ rệt, thì tôn giáo tự nó chưa có điều kiện thành một thế lực chống đối, trừ khi có người lèo lái, dàn cảnh tôn giáo bị đàn áp như thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Mà kết quả cũng chỉ nhất thời.
 
 
Trong các cuộc nội chiến, chiêu bài tôn giáo được nêu lên để phục vụ cho nhiều phe phái tranh giành quyền lợi. Vì tôn giáo tự nó không thể là chất xúc tác mạnh, nên các lãnh tụ luôn luôn khai thác tình trạng xã hội cần thay đổi để làm lợi thế cho mình. Khi đã thành công, nhiều lãnh tụ dựa vào tôn giáo để cai trị, điển hình là Iran . Cũng không được bao lâu, vì người dân tuy thiết tha với tôn giáo, nhưng nếu lãnh tụ không đem lại tự do, hạnh phúc như đã hứa, thì dân chúng cũng không thể tin tưởng lâu dài Cộng sản Việt-Nam đã học được bài học đó, cho nên hành động của họ vừa đánh vừa thoa. Hiện nay, họ lập các tổ chức tôn giáo quốc doanh, là để thỏa mãn nhu cầu thiêng liêng của tín đồ các tôn giáo. Cộng sản quan niệm tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ. Do đó họ cô lập tôn giáo đối với các sinh hoạt khác của quốc gia. Họ muốn tín đồ chỉ biết tụng niệm, cầu nguyện, mà quên các lãnh vực khác của đời sống. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng đã thấy âm mưu thâm độc đó, nên vẫn đề cao cảnh giác và thức tỉnh tín hữu của họ.
 
 
Nhưng dù tín đồ có chống cộng, thì đó cũng chưa phải là hành động tích cực, vì họ vẫn chỉ chống để bảo vệ đức tin của họ. Muốn cho tôn giáo thành lực lượng chống cộng tích cực, hữu hiệu, tôn giáo phải vận dụng khả năng qui tụ của mình, dùng vào mục đích giải quyết các vấn đề thiết thực của đời sống. Hơn nữa, một quốc gia gồm nhiều cộng đồng tôn giáo. Giáo lý khác nhau, nhiều khi đối nghịch, cũng như các triết thuyết và chủ thuyết chính trị. Thành thử dựa vào tôn giáo để thực hiện mục tiêu chống cộng sản độc tài, có khi còn tạo sự chia rẽ, xung đột trong cộng đồng quốc gia, như chúng ta đã từng thấy.
 
 
Cộng sản rất sợ quan niệm “nhập thếù cứu đời” của tôn giáo, nên họ đã tạo muôn ngàn khó khăn để ngăn cản tôn giáo tham gia tích cực xây dựng đời sống xã hội. Cứ xem việc họ bỏ tù các nhà lãnh đạo Phật Giáo cứu trợ nạn lụt mấy năm trước đây thì biết!
Tổ chức Pháp Luân Công bên Trung Hoa làm cho giai cấp cộng sản thống trị lo sợ vì tuy người ta gọi là giáo phái, nhưng họ không có sự gò bó nào, chỉ nhằm tạo cho tín hữu cơ hội thoải mái tầm hồn và thể xác. Sống trong một xã hội bị kiểm soát gắt gao, con người sẽ sung sướng có được cơ hội đó mà không bận bịu, tốn hơi sức gì cả. Không rõ ông Lý Hồng Chi thuộc thành phần xã hội nào, nhưng chắc chắc là người rất thạo khoa tâm lý. Giới bình dân tin là giáo phái này có khả năng trị bệnh không cần thuốc men. Điều đó không biết có đúng không, nhưng người mặc bệnh thông thường, nhức đầu nghẹt mũi, mà theo cách tập luyện đó thì cũng có thể có kết quả.Đã sẵn có niềm tin,lại gập một vài sự trùng hợp, họ đinh ninh là linh nghiệm, rồi tin hơn nữa,cũng là chuyện thường. Cứu nhân độ thế được hay không chưa rõ, nhưng rõ ràng là họ đáp ứng được nhu cầu của dân chúng cần giải tỏa những cực nhọc, lo âu, khó chịu của xã hội Trung Hoa dưới chế độ cộng sản hiện nay.
 
 
Sau khi nỗ lực đàn áp, bắt bớ, Trung Cộng đã có hành động rất lố bịch yêu cầu Hoa Kỳ dẫn độ,Cảnh Sát Quốc Tế (Interpol) tróc nã ông Lý Hồng Chi cư ngụ tại New York. Hoa Kỳ và Interpol từ chối,vì ông không phạm tội hình sự! Pháp Luân là bánh xe lăn, biểu tượng của Phật Giáo, biến chuyển không ngừng theo thuyết vô thường. Đã biến chuyển, vô thường thì đàn áp thế nào được? Oâng Lý quả quyết Pháp Luân Công không có mục tiêu chính trị, không chống chế độ Trung Cộng. Nhưng nếu bị đàn áp, tự nó sẽ trở thành một thế lực chính trị chống đối, cùng với những tôn giáo, tổ chức chính trị khác cũng đang bị đàn áp. Không ai nói trước được kết quả. Nhưng sau nhiều năm đàn áp ráo riết, T C không dập tắt được phong trào này, dưới nhiều dạng khác nhau. Nhiều dạng nhưng cốt lõi vẫn là một. Trong cái vô thường của bánh xe lân, vẫn có cái thường muôn thuở, lăn đi tìm tự do hạnh phúc.
 
 

 

Nói một cách khác, chúng ta không thể chống cộng,chống độc tài hữu hiệu, nếu chúng ta trụ vào một triết thuyết, một tôn giáo nào đó. Nếu vin vào một lý thuyết, chúng ta không thể tập trung toàn lực để chống cộng, nên đại cuộc của chúng ta khó khăn hơn gấp bội. Khi thành công rồi, chúng ta lại cũng phải trụ vào lý thuyết đó, trở thành giai cấp cai trị mới. Đó là thực trạng của các chế độ cộng sản, độc tài từ xưa nay.
 
 
Do đó,để chống cộng thành công,chúng ta phải làm hai việc:
 
1.- Tìm hiểu hiện trạng và nhu cầu của cộng đồng dân tộc.
2.- Có một giải pháp khác, thay cho giải pháp cộng sản.
 
 
Có thể nói là từ lâu, chúng ta chống cộng một cách tiêu cực. Tiêu cực đây không phải là không chống đối mạnh mẽ, với hết sức lực, khả năng của mình. Nhưng vì chúng ta xem việc chống cộng là mục đích. Chúng ta gần như tranh nhau thành tích chống cộng! Như vậy, ngay trong lúc chống cộng chúng ta đã chia rẽ. Nói chi đến lúc thành công, được hưởng quyền lợi! Nếu có một biến cố nào đó giúp chúng ta thắng CS, trong khi không có giải pháp thay thế cộng sản, thì nguyên nhân để cho cộng sản tồn tại vẫn còn đó. Cứ xem Nga và nhiều nước Đông Âu hiện nay thì biết. Hơn nữa công cuộc chống cộng của chúng ta đang gập muôn ngàn khó khăn ngoại lai, vì các thế lực quốc tế. Phải thành thực mà nhận rằng hiện nay Hoa Kỳ và Tây Phương chẳng những không muốn, mà còn ngăn cản việc lật đổ chế độ CSVN. Chúng ta càng làm sáng tỏ chính nghĩa quốc gia, họ càng ngần ngại. CSVN đang o bế họ, thì việc gì họ phải buông ra để đón mời chúng ta?
 
 
Đã vậy, lợi khí quốc gia dân tộc của ta, về phương diện tư tưởng, bị hiểu là tiêu cực, vì chỉ nói chống cộng mà không nói rõ, không có kế hoạch chống cộng rồi làm gì và làm thế nào. Lợi khí đó lại không được xử dụng một cách sắc bén. Các chủ thuyết chính trị hiện nay của chúng ta quá nhiều, quá loãng, không có khả năng qui tụ. Tôn giáo tự nó có khả năng qui tụ, nhưng không xử dụng được hữu hiệu, vì tựu trung tôn giáo chỉ giải quyết các vấn đề riêng rẽ, đặc thù của họ, mà không có chương trình hành động để giải quyết được các vấn đề của quốc gia dân tộc.
 
 
Thỉnh thoảng, chúng ta có vài cơ hội để qui tụ quần chúng, nhưng căn bản là sự điều hoà giữa lãnh đạo và quần chúng lại không có,không liên tục, nên có tiến được một bước,rồi cũng nằm lại đó. Phải nhìn nhận là cộng sản có kỹ thuật dân vận cao. Nhưng phương pháp của họ đòi hỏi sự đóng góp hi sinh qua lớn, mà thiên đàng hứa hẹn lại mãi mãi xa vời, nên sự bất mãn tiềm tàng đã biến thành hiện tượng chống đối rất rõ và rất mạnh. Nếu thời cơ đến, bất cứ một thế lực nào cũng có thể phất cờ giải phóng thành công. Vì vậy mà cộng sản rất lo sợ, ra sức bóp chết nguy cơ dù lớn dù nhỏ, ngay từ trong trứng nước. Tiếc là bài học thất bại của cộng sản thế giới, và nguy cơ thất bại của cộng sản VN chưa được chúng ta khai thác đúng mức. Chính vì chúng ta đang có những khuyết điểm nội tại, mà chúng ta không thấy, hay không chịu thấy.
 
 
Hãy lấy một ví dụ: Vào cuối thập niên 50, chính sách Phát Triển Cộng Đồng của Đệ Nhất Cộng Hòa, tuy có đem lại cho xứ sở bộ mặt tươi sáng hơn, nhưng lại đòi hỏi sự đóng góp quá nhiều của quân chúng, nhất là ở thôn quê. Vì chúng ta muốn làm gấp, nên thiếu sự giải thích thông cảm với quần chúng. Cộng sản Bắc Việt khai thác triệt để tâm lý này, vừa căn cứ trên một phần thực tế, vừa tuyên truyền xuyên tạc để khích động sự bất mãn. Đầu thập niên 60, cộng sản VN được Trung Cộng dậy khôn, thành lập quân đội, Mặt Trận,rồi Chính phủ “Giải Phóng Miền Nam”, được sự hưởng ứng của một số ngưới Việt bất mãn, đứng núi này trông núi no. Để đối phó,Đệ Nhất Cộng Hòa đưa ra Quốc Sách Ấp Chiến Lược. Cũng như lần trước, chúng ta cô lập được cộng sản, nhưng cũng vì làm gấp, dân chúng lại phải đóng góp, phải thay đổi nếp sống mau chóng, mà không được giải thích. Do đó có sự cách biệt giữa quần chúng và lãnh đạo. Đành rằng nguyên nhân chính là vì Hoa Kỳ muốn nắm quyền lãnh đạo chiến tranh, thuê mướn một số người làm đảo chính, nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là do sự thiếu thông cảm giữa quần chúng và lãnh đạo.
 
 
Cộng sản miền Bắc đầy đọa dân chúng. Dĩ nhiên nỗi bất mãn không bút nào tả xiết. Nhưng miền Nam không khai thác được, vì chính mình cũng có những khuyết điểm không khắc phục kịp thời. Chế độ Cộng Hòa Miền Nam cho rằng chính sách của mình tốt, do thiện chí yêu dân yêu nước.Nhưng Đệ Nhất Cộng Hòa thất bại. Rồi Đệ Nhị Cộng Hoà càng bết bát hơn gấp bội. Công cuộc chống cộng của chúng ta ngày nay cũng vậy, đang gập những trở lực ngoại lai và nội tại như thế. Do đó quan niệm chống cộng của chúng ta cần phải chấn chỉnh.
Chúng ta biết rằng lý do của cuộc sống là một lý do cá nhân, ai cũng có quyền tự do hành động. Không có tự do thì không có lý do để tồn tại. Nhưng điều kiện của cuộc sống lại là điều kiện tùy thuộc cộng đồng. Ngoài cộng đồng, cá nhân không thể tồn tại phát triển. Một phi công tài ba bay lộn trên vòm trời cao vút, nhưng rốt cuộc vẫn phải có sân đáp. Bay mãi rồi cũng phải hết xăng!
 
 
Giới tự nhận là lãnh đạo chống cộng của chúng ta hiện nay có thể chia làm hai hạng. Hạng thứ nhất là “lãnh đạo tháp ngà”, vừa cô đơn, vừa lập dị, không muốn hội nhập vào cộng đồng. Hạng thú hai là hạng “bung xung như Don Quichote”, chỉ muốn dùng cộng đồng để làm nổi vai trò cá nhân, đưa tới tình trạng chia rẽ, có khi thù nghịch, giết nhau trước khi giết được kẻ thù. Chỉ khi nào chúng ta có được những người lãnh đạo thành tâm hòa mình với cộng đồng, không nhất thiết phải hi sinh cá nhân, nhưng biết đặt mục đích, nhu cầu cá nhân, phe nhóm sau nhu cầu và mục đích của cộng đồng, lúc đó chúng ta mới có hi vọng chiến thắng cộng sản vậy.
 
 
 
 
Nguyễn Văn Nghi

DoDom Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

QUAN NIỆM CHỐNG CỘNG

Có thể nói mà không sợ lầm là tuyệt đại đa số người Việt thù ghét cộng sản. Chẳng những chúng ta thù ghét cộng sản, mà còn thù ghét tất cả những chế độ độc tài. Cũng có thể nói là không phải chỉ có người Việt có tinh thần chống cộng sản, độc tài, quân phiệt, mà tất cả nhân loại đều có chung một ý thức như thế.
QUAN NIỆM CHỐNG CỘNG
---------- Nguyễn Văn Nghi ----------
 
 
 
 
 
Có thể nói mà không sợ lầm là tuyệt đại đa số người Việt thù ghét cộng sản. Chẳng những chúng ta thù ghét cộng sản, mà còn thù ghét tất cả những chế độ độc tài. Cũng có thể nói là không phải chỉ có người Việt có tinh thần chống cộng sản, độc tài, quân phiệt, mà tất cả nhân loại đều có chung một ý thức như thế. Bộc lộ ý thức đó thành hành động cụ thể tới mức nào,có thành công hay không, nhanh hay chậm, còn tùy nhiều hoàn cảnh khách quan ngoại lai, và điều kiện chủ quan nội tại. Nói như thế để chúng ta cảm thấy vững tâm hơn là trên mặt trận chống cộng sản ngày nay, chúng ta không cô đơn. Chúng ta đang đi theo chiều thuận của nhân loại. Có điều chúng ta phải tự hỏi tại sao nhiều người chống như thế, mà cộng sản, độc tài chưa bị hoàn toàn tiêu diệt?
 


Cộng sản rêu rao là họ thắng lợi nhờ chủ thuyết Mác-Lê. (CS VN thêm tư tưởng Hồ Chí Minh cho có vẻ “dân tộc”!)Sự thực đó chỉ là những lợi khí đấu tranh, rút ra từ kinh nghiệm xã hội đầy dẫy bắt công, người bóc lột người. Mác nêu chiêu bài “giải phóng vô sản, đòi công bằng xã hội”. Thuyết đó đã được nhiều người theo. Xã hội càng nghèo đói, càng lạc hậu thì càng có nhiều người theo. Nhưng khi đã thành công, cộng sản cũng không làm cho đời sống tuyệt đại đa số tốt đẹp hơn. Có khi vì kỹ thuật kiểm soát của cộng sản khoa học hơn, con người còn cảm thấy khốn nạn hơn! Do đó, sau 70 năm, cộng sản quốc tế tan rã như bùn lầy.
 
 
Tại Việt Nam , từ nửa thế kỷ 20 tới nay, chúng ta chống cộng mà vẫn chưa thành công. Vì quan niệm chống cộng của ta, có lẽ vì tính chất di truyền, không thực tế. Chúng ta nói cộng sản có lý thuyết, chúng ta cũng phải có lý thuyết đối chọi. Rốt cuộc chúng ta có quá nhiều lý thuyết, nhiều giả thuyết. Có người chủ trương lấy lập trường “quốc gia dân tộc” chống lập trường quốc tế cuả cộng sản. Chúng ta quên rằng cộng sản đề xướng chủ nghĩa quốc tế, nhưng vẫn nêu chiêu bài phát triển quốc gia, khích động lòng tự ái dân tộc để huy động quần chúng. Có người dựa vào thuyết duy linh, duy tâm, và nhiều thứ duy khác, để chống thuyết duy vật của cộng sản. Duy vật là căn bản tư tưởng và lý luận cộng sản dùng để hướng dẫn quần chúng tranh đấu giành cơm áo và quyền lợi (tối hậu là cho đảng). Trên thực tế,mỗi khi cần huy động quần chúng, họ khơi động thất tình lục dục của con người một cách tinh vi. Triết gia Jean Paul Sartre, lý thuyết gia mác xít Trần Đức Thảo, rồi nhà khoa học Hà Sĩ Phu, tướng Trần Độ, và rất nhiều đảng viên cộng sản gộc khác, đã xác nhận là “Mác xít duy vật trên lý thuyết, mà khi áp dụng, thì lại duy tâm cùng cực”. Không có chế độ nào giỏi hứa hẹn, làm cho người ta hi vọng, tin tưởng vào thiên đường hạ giới như cộng sản. Lý thuyết chống cộng của chúng ta đã nhiều, mà vẫn có người luôn luôn đẻ ra nhiều lý thuyết mới. Nhiều, nhưng kết quả vẫn là chưa giúp gì cho công cuộc phục hồi tư do cho xứ sở và đồng bào ta. Lý thuyết nhiều, thì người theo cũng nhiều hướng. Rốt cuộc chia năm xẻ bẩy. Tiềm lực chống cộng mỗi ngày một yếu đi! Thậm chí còn xem đường lối lý thuyết của mình là nhất. Ai không theo là cộng sản! Chắc chắn không có gì làm cho cộng sản vui mừng hơn!
 
 
Nguyên lý giản dị là hễ đã là lý thuyết, thì không hẳn là thực tế. Càc lý thuyết gia có thể cãi nhau đến tận thế mà không có kết luận! Và mỗi phe vẫn bám vào lý thuyết của mình. Nhất là các ngài lãnh tụ không biết mà cũng không dám phục thiện, kể cả khi đã thất bại vì đụng chạm với thực tế! Phục thiện thì sợ bị “mất uy tín” với người đã nghe theo mính! Đó là cái vòng lẩn quẩn!
 
 
Nếu Âu Châu mà đẻ ra được một lý thuyết chống cộng hữu hiệu, thì họ đã không phải chờ gần cả thế kỷ, cho đến khi Liên Xô và khối cộng sản tự tan rã vì kính tế cộng sản suy sụp, xã hội cộng sản lầm than điều đứng. Tây phương thắng cộng sản không phải nhờ vào lýù thuyết,mà nhờ xây dựng xã hội tư do dân chủ,phú cường. Nếu có một lý thuyết,thì đó là lý thuyết phục vụ hạnh phúc con người.
 
 
Tại nước ta, có người nghĩ rằng nên dựa vào tín ngưỡng, tôn giáo để chiến thắng cộng sản. Tín ngưỡng là một nhu cầu thiêng liêng của con người, để giải quyết những vấn đề nan giải trên trần thế. Do đó không ai phủ nhận được khả năng tập họp của tôn giáo. Cộng sản đàn áp tín ngưỡng vì họ sợ khả năng qui tụ của tôn giáo, lúc nào cũng đe dọa quyền độc tôn lãnh đạo của đảng. Nhưng sự qui tụ do tín ngưỡng chú trọng phần tâm linh, phần linh hồn,thuộc về đời sống ngoài cuộc sống hiện tại. Trước khi có cộng sản hay độc tài, đã có tín ngưỡng, và tôn giáo đã có khả năng qui tụ vô địch! Do đó, lực lượng tôn giáo chỉ thành sức mạnh chống cộng sản, độc tài, khi tôn giáo bị đàn áp. Nếu sự đàn áp chấm dứt thì sức chống cũng chấm dứt. Trong trường hợp việc đàn áp chưa rõ rệt, thì tôn giáo tự nó chưa có điều kiện thành một thế lực chống đối, trừ khi có người lèo lái, dàn cảnh tôn giáo bị đàn áp như thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Mà kết quả cũng chỉ nhất thời.
 
 
Trong các cuộc nội chiến, chiêu bài tôn giáo được nêu lên để phục vụ cho nhiều phe phái tranh giành quyền lợi. Vì tôn giáo tự nó không thể là chất xúc tác mạnh, nên các lãnh tụ luôn luôn khai thác tình trạng xã hội cần thay đổi để làm lợi thế cho mình. Khi đã thành công, nhiều lãnh tụ dựa vào tôn giáo để cai trị, điển hình là Iran . Cũng không được bao lâu, vì người dân tuy thiết tha với tôn giáo, nhưng nếu lãnh tụ không đem lại tự do, hạnh phúc như đã hứa, thì dân chúng cũng không thể tin tưởng lâu dài Cộng sản Việt-Nam đã học được bài học đó, cho nên hành động của họ vừa đánh vừa thoa. Hiện nay, họ lập các tổ chức tôn giáo quốc doanh, là để thỏa mãn nhu cầu thiêng liêng của tín đồ các tôn giáo. Cộng sản quan niệm tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ. Do đó họ cô lập tôn giáo đối với các sinh hoạt khác của quốc gia. Họ muốn tín đồ chỉ biết tụng niệm, cầu nguyện, mà quên các lãnh vực khác của đời sống. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng đã thấy âm mưu thâm độc đó, nên vẫn đề cao cảnh giác và thức tỉnh tín hữu của họ.
 
 
Nhưng dù tín đồ có chống cộng, thì đó cũng chưa phải là hành động tích cực, vì họ vẫn chỉ chống để bảo vệ đức tin của họ. Muốn cho tôn giáo thành lực lượng chống cộng tích cực, hữu hiệu, tôn giáo phải vận dụng khả năng qui tụ của mình, dùng vào mục đích giải quyết các vấn đề thiết thực của đời sống. Hơn nữa, một quốc gia gồm nhiều cộng đồng tôn giáo. Giáo lý khác nhau, nhiều khi đối nghịch, cũng như các triết thuyết và chủ thuyết chính trị. Thành thử dựa vào tôn giáo để thực hiện mục tiêu chống cộng sản độc tài, có khi còn tạo sự chia rẽ, xung đột trong cộng đồng quốc gia, như chúng ta đã từng thấy.
 
 
Cộng sản rất sợ quan niệm “nhập thếù cứu đời” của tôn giáo, nên họ đã tạo muôn ngàn khó khăn để ngăn cản tôn giáo tham gia tích cực xây dựng đời sống xã hội. Cứ xem việc họ bỏ tù các nhà lãnh đạo Phật Giáo cứu trợ nạn lụt mấy năm trước đây thì biết!
Tổ chức Pháp Luân Công bên Trung Hoa làm cho giai cấp cộng sản thống trị lo sợ vì tuy người ta gọi là giáo phái, nhưng họ không có sự gò bó nào, chỉ nhằm tạo cho tín hữu cơ hội thoải mái tầm hồn và thể xác. Sống trong một xã hội bị kiểm soát gắt gao, con người sẽ sung sướng có được cơ hội đó mà không bận bịu, tốn hơi sức gì cả. Không rõ ông Lý Hồng Chi thuộc thành phần xã hội nào, nhưng chắc chắc là người rất thạo khoa tâm lý. Giới bình dân tin là giáo phái này có khả năng trị bệnh không cần thuốc men. Điều đó không biết có đúng không, nhưng người mặc bệnh thông thường, nhức đầu nghẹt mũi, mà theo cách tập luyện đó thì cũng có thể có kết quả.Đã sẵn có niềm tin,lại gập một vài sự trùng hợp, họ đinh ninh là linh nghiệm, rồi tin hơn nữa,cũng là chuyện thường. Cứu nhân độ thế được hay không chưa rõ, nhưng rõ ràng là họ đáp ứng được nhu cầu của dân chúng cần giải tỏa những cực nhọc, lo âu, khó chịu của xã hội Trung Hoa dưới chế độ cộng sản hiện nay.
 
 
Sau khi nỗ lực đàn áp, bắt bớ, Trung Cộng đã có hành động rất lố bịch yêu cầu Hoa Kỳ dẫn độ,Cảnh Sát Quốc Tế (Interpol) tróc nã ông Lý Hồng Chi cư ngụ tại New York. Hoa Kỳ và Interpol từ chối,vì ông không phạm tội hình sự! Pháp Luân là bánh xe lăn, biểu tượng của Phật Giáo, biến chuyển không ngừng theo thuyết vô thường. Đã biến chuyển, vô thường thì đàn áp thế nào được? Oâng Lý quả quyết Pháp Luân Công không có mục tiêu chính trị, không chống chế độ Trung Cộng. Nhưng nếu bị đàn áp, tự nó sẽ trở thành một thế lực chính trị chống đối, cùng với những tôn giáo, tổ chức chính trị khác cũng đang bị đàn áp. Không ai nói trước được kết quả. Nhưng sau nhiều năm đàn áp ráo riết, T C không dập tắt được phong trào này, dưới nhiều dạng khác nhau. Nhiều dạng nhưng cốt lõi vẫn là một. Trong cái vô thường của bánh xe lân, vẫn có cái thường muôn thuở, lăn đi tìm tự do hạnh phúc.
 
 

 

Nói một cách khác, chúng ta không thể chống cộng,chống độc tài hữu hiệu, nếu chúng ta trụ vào một triết thuyết, một tôn giáo nào đó. Nếu vin vào một lý thuyết, chúng ta không thể tập trung toàn lực để chống cộng, nên đại cuộc của chúng ta khó khăn hơn gấp bội. Khi thành công rồi, chúng ta lại cũng phải trụ vào lý thuyết đó, trở thành giai cấp cai trị mới. Đó là thực trạng của các chế độ cộng sản, độc tài từ xưa nay.
 
 
Do đó,để chống cộng thành công,chúng ta phải làm hai việc:
 
1.- Tìm hiểu hiện trạng và nhu cầu của cộng đồng dân tộc.
2.- Có một giải pháp khác, thay cho giải pháp cộng sản.
 
 
Có thể nói là từ lâu, chúng ta chống cộng một cách tiêu cực. Tiêu cực đây không phải là không chống đối mạnh mẽ, với hết sức lực, khả năng của mình. Nhưng vì chúng ta xem việc chống cộng là mục đích. Chúng ta gần như tranh nhau thành tích chống cộng! Như vậy, ngay trong lúc chống cộng chúng ta đã chia rẽ. Nói chi đến lúc thành công, được hưởng quyền lợi! Nếu có một biến cố nào đó giúp chúng ta thắng CS, trong khi không có giải pháp thay thế cộng sản, thì nguyên nhân để cho cộng sản tồn tại vẫn còn đó. Cứ xem Nga và nhiều nước Đông Âu hiện nay thì biết. Hơn nữa công cuộc chống cộng của chúng ta đang gập muôn ngàn khó khăn ngoại lai, vì các thế lực quốc tế. Phải thành thực mà nhận rằng hiện nay Hoa Kỳ và Tây Phương chẳng những không muốn, mà còn ngăn cản việc lật đổ chế độ CSVN. Chúng ta càng làm sáng tỏ chính nghĩa quốc gia, họ càng ngần ngại. CSVN đang o bế họ, thì việc gì họ phải buông ra để đón mời chúng ta?
 
 
Đã vậy, lợi khí quốc gia dân tộc của ta, về phương diện tư tưởng, bị hiểu là tiêu cực, vì chỉ nói chống cộng mà không nói rõ, không có kế hoạch chống cộng rồi làm gì và làm thế nào. Lợi khí đó lại không được xử dụng một cách sắc bén. Các chủ thuyết chính trị hiện nay của chúng ta quá nhiều, quá loãng, không có khả năng qui tụ. Tôn giáo tự nó có khả năng qui tụ, nhưng không xử dụng được hữu hiệu, vì tựu trung tôn giáo chỉ giải quyết các vấn đề riêng rẽ, đặc thù của họ, mà không có chương trình hành động để giải quyết được các vấn đề của quốc gia dân tộc.
 
 
Thỉnh thoảng, chúng ta có vài cơ hội để qui tụ quần chúng, nhưng căn bản là sự điều hoà giữa lãnh đạo và quần chúng lại không có,không liên tục, nên có tiến được một bước,rồi cũng nằm lại đó. Phải nhìn nhận là cộng sản có kỹ thuật dân vận cao. Nhưng phương pháp của họ đòi hỏi sự đóng góp hi sinh qua lớn, mà thiên đàng hứa hẹn lại mãi mãi xa vời, nên sự bất mãn tiềm tàng đã biến thành hiện tượng chống đối rất rõ và rất mạnh. Nếu thời cơ đến, bất cứ một thế lực nào cũng có thể phất cờ giải phóng thành công. Vì vậy mà cộng sản rất lo sợ, ra sức bóp chết nguy cơ dù lớn dù nhỏ, ngay từ trong trứng nước. Tiếc là bài học thất bại của cộng sản thế giới, và nguy cơ thất bại của cộng sản VN chưa được chúng ta khai thác đúng mức. Chính vì chúng ta đang có những khuyết điểm nội tại, mà chúng ta không thấy, hay không chịu thấy.
 
 
Hãy lấy một ví dụ: Vào cuối thập niên 50, chính sách Phát Triển Cộng Đồng của Đệ Nhất Cộng Hòa, tuy có đem lại cho xứ sở bộ mặt tươi sáng hơn, nhưng lại đòi hỏi sự đóng góp quá nhiều của quân chúng, nhất là ở thôn quê. Vì chúng ta muốn làm gấp, nên thiếu sự giải thích thông cảm với quần chúng. Cộng sản Bắc Việt khai thác triệt để tâm lý này, vừa căn cứ trên một phần thực tế, vừa tuyên truyền xuyên tạc để khích động sự bất mãn. Đầu thập niên 60, cộng sản VN được Trung Cộng dậy khôn, thành lập quân đội, Mặt Trận,rồi Chính phủ “Giải Phóng Miền Nam”, được sự hưởng ứng của một số ngưới Việt bất mãn, đứng núi này trông núi no. Để đối phó,Đệ Nhất Cộng Hòa đưa ra Quốc Sách Ấp Chiến Lược. Cũng như lần trước, chúng ta cô lập được cộng sản, nhưng cũng vì làm gấp, dân chúng lại phải đóng góp, phải thay đổi nếp sống mau chóng, mà không được giải thích. Do đó có sự cách biệt giữa quần chúng và lãnh đạo. Đành rằng nguyên nhân chính là vì Hoa Kỳ muốn nắm quyền lãnh đạo chiến tranh, thuê mướn một số người làm đảo chính, nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là do sự thiếu thông cảm giữa quần chúng và lãnh đạo.
 
 
Cộng sản miền Bắc đầy đọa dân chúng. Dĩ nhiên nỗi bất mãn không bút nào tả xiết. Nhưng miền Nam không khai thác được, vì chính mình cũng có những khuyết điểm không khắc phục kịp thời. Chế độ Cộng Hòa Miền Nam cho rằng chính sách của mình tốt, do thiện chí yêu dân yêu nước.Nhưng Đệ Nhất Cộng Hòa thất bại. Rồi Đệ Nhị Cộng Hoà càng bết bát hơn gấp bội. Công cuộc chống cộng của chúng ta ngày nay cũng vậy, đang gập những trở lực ngoại lai và nội tại như thế. Do đó quan niệm chống cộng của chúng ta cần phải chấn chỉnh.
Chúng ta biết rằng lý do của cuộc sống là một lý do cá nhân, ai cũng có quyền tự do hành động. Không có tự do thì không có lý do để tồn tại. Nhưng điều kiện của cuộc sống lại là điều kiện tùy thuộc cộng đồng. Ngoài cộng đồng, cá nhân không thể tồn tại phát triển. Một phi công tài ba bay lộn trên vòm trời cao vút, nhưng rốt cuộc vẫn phải có sân đáp. Bay mãi rồi cũng phải hết xăng!
 
 
Giới tự nhận là lãnh đạo chống cộng của chúng ta hiện nay có thể chia làm hai hạng. Hạng thứ nhất là “lãnh đạo tháp ngà”, vừa cô đơn, vừa lập dị, không muốn hội nhập vào cộng đồng. Hạng thú hai là hạng “bung xung như Don Quichote”, chỉ muốn dùng cộng đồng để làm nổi vai trò cá nhân, đưa tới tình trạng chia rẽ, có khi thù nghịch, giết nhau trước khi giết được kẻ thù. Chỉ khi nào chúng ta có được những người lãnh đạo thành tâm hòa mình với cộng đồng, không nhất thiết phải hi sinh cá nhân, nhưng biết đặt mục đích, nhu cầu cá nhân, phe nhóm sau nhu cầu và mục đích của cộng đồng, lúc đó chúng ta mới có hi vọng chiến thắng cộng sản vậy.
 
 
 
 
Nguyễn Văn Nghi

DoDom Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm