Kinh Đời
QUÊ HƯƠNG
16-7-2016
Khi gieo những con chữ này, là lúc tôi đang day dứt và vỡ ra từng mảnh trong bản nhạc không lời cùng tên được hoà tấu trên nền nhạc chủ đạo Saxophone của ông Trần Mạnh Tuấn.
Tôi thấy mình trỏ nên vô nghĩa trước nhưng vòm nhạc trầm mặc nhưng sắc cạnh, gai góc.
Những giai điệu và âm vực như cứa sâu vào da thịt và tâm can một con người, rất đỗi đời thường. Một bản nhạc khiến bất kỳ một ai mà đã vô tình trót bỏ ra một chút thời gian quý báu của mình mà nghe nó, sau những ngày vất vả mưu sinh tiền bạc và vật lộn với cuộc sống xô bồ, bon chen đầy thủ đoạn ngoài kia, thì tôi tin rằng, trái tim ai cũng sẽ phải se thắt lại mà dồn dập những mạch đập xiết chặt hơn lẽ thường, một cách đồng cảm như nhau.
Nhất là trong cảnh người ta dù nhắm mắt lại cũng không thể tránh khỏi cảnh phải chứng kiến mỗi ngày đất nước cứ oằn mình lên chống chọi lại với những tai ương, những cơ cực mà sau bao năm chất dồn lại để trở thành bão tố dập vùi liên tiếp, và đến nay mỗi ngày bung lật lên những thứ làm con người ta còn rùng mình, xót xa, đau đớn, phẫn uất hơn nữa.
Nghe bản nhạc ấy, mà chứng kiến cảnh một bác sỹ phải đứng ngoài đường kêu gọi sự trợ giúp và chia sẻ tình người từ những lòng tốt lẩn khuất đâu đó mà vị lương y cũng như người thân của hai đứa trẻ dính liền bụng đáng thương kia không thể tìm thấy chúng hiện diện tại nơi chúng sống. Người ta phải ra đường để trưng dụng lòng tốt, tình người, với tất cả hy vọng mong manh từ những tấm lòng thiện lương rất xa lạ còn vất vưởng đâu đó. Và khi đó ta mới thấy, những bệnh viện to lớn khang trang, những nhà thương nguy nga hiện đại, những chính sách mỹ miều đã không thể đảm bảo cho con người ta được sự sống, quyền được chăm sóc, chữa trị, đặc biệt là dành cho những đứa trẻ bất hạnh, tật nguyền, mà bố mẹ chúng trót sinh ra chúng trong cảnh cùng quẫn, nghèo đói.
Người ta sẽ phải rụng rời và đau đớn như bị xẻ ra từng thớ thịt của mình trong cảnh tra tấn thân xác một cách tàn bạo, nếu đó là một con người còn chút lương tri đồng loại, khi vừa nghe hai từ quê hương và căng tròng mắt lên mà chứng kiến cảnh con người ta phải từng ngày giành giật sự sống cho chính mình.
Nghe bản nhạc ấy, khi phải chứng kiến những đứa trẻ được sinh ra thiếu thốn, những cụ già lang thang hè phố, những bà mẹ, ông bố đèo con trong thùng carton len lỏi trong dòng người tất bật, mà rồi phải gánh trên vai những món nợ khổng lồ từ kẻ khác gây ra và người ta đang loay hoay không biết tìm cách nào để có tiền chi trả mà làm ăn và vực dậy nền kinh tế đang ngày càng khủng hoảng trầm trọng với tàn tích bị tàn phá bởi những con sâu bất lương, vô sỉ đục khoét cùng những chính sách trói buộc đến tắt thở nơi này.
Nghe bản nhạc ấy, khi phải chứng kiến lòng bao dung của người dân trong cảnh cơ cực, vốn chưa hết bàng hoàng vì cảnh bị ăn chặn tiền, gạo hỗ trợ, thì đã phải tiếp tục trả giá khi biết đã trao nhầm chỗ cho kẻ gây ra tội ác huỷ diệt dân tộc mình. Khi âm thầm chúng che giấu những đường ống xả thải và những chuyến xe hàng trăm tấn chất thải rắn độc hại đem chôn trong lòng đất ở nhiều nơi mà chính quyền không biết. Lòng bao dung đã trở nên vô dụng và bị coi thường, khinh khi, chà đạp, và cũng lại sẵn có những kẻ quan chức vì lợi ích bản thân mà sẵn sàng bán rẻ sinh mạng đồng loại trên chính đất nước mình.
Nghe bản nhạc ấy, người ta chứng kiến cảnh hai thanh niên cướp chiếc bánh mỳ vì đói sẽ đối diện mức án công bằng đến cả 10 năm cuộc đời. Nhưng người ta cũng chứng kiến cảnh 5 lãnh đạo Vinaconex được miễn tố vì sự cố vỡ đường ống nước khiến dân tình khốn đốn chỉ bởi “phạm tội lần đầu”. Mà rồi người ta cũng chứng kiến những kẻ quan tham, tàn ác cùng tiếp tay cho Formosa gây tội ác khắp nơi nhưng nghiễm nhiên chưa thấy bất kỳ một ai phải chịu trách nhiệm cho những thứ kinh hoàng ấy.
Lòng bao dung, người ta phải rất kỳ công nuôi dưỡng chúng mỗi ngày, nó lớn lên rất khó khăn bởi được vun đắp bằng tình yêu và lòng tin – vốn đã cạn kiệt, vào con người, vào sự thật và vào cả những khờ dại dễ bị đánh lừa của chính mình nữa. Và người ta chỉ cho đi, lòng bao dung đầy cực nhọc kia, chỉ khi thấy rằng người nhận nó phải thực sự xứng đáng, nếu không – khi lòng độ lượng, vị tha bỗng chốc trở thành thứ sai lầm bởi chứng kiến sự chà đạp phũ phàng ngay sau đó của kẻ đã được thừa hưởng, chỉ khiến người cho đi sẽ cảm thấy căm phẫn gấp đôi lúc ban đầu, vì nhận ra mình đã bị lừa dối và khinh bỉ đến tội nghiệp.
Cái giá của bao dung, luôn là sự phẫn uất gấp trăm lần nếu được trả lại. Và nó sẽ bất chấp những sự thật sau đó được trưng ra để minh chứng mà xoa dịu một lần nữa những con người ấy.
Quê hương, đừng nghĩ chỉ là nơi ta được sinh ra, nơi ta lọt lòng, mở mắt đầu tiên, nơi của cha mẹ đã sinh nở cho ta hình hài, nuôi dưỡng và lớn lên. Chúng ta, sinh ra từ làng, nhưng quê hương là tổ quốc. Cũng bởi điều thiêng liêng và lớn lao sẵn có trong huyết mạch mỗi người ấy, quê hương – nếu chúng ta “không nhớ”, chúng ta “sẽ không lớn nổi thành người”. Chúng ta làm giàu cho bản thân, cho làng xóm, nhưng lại làm tàn tạ và kiệt quệ đất nước, thì đó là kẻ tội đồ của tổ quốc, với dân tộc, chứ không thể nào được ngợi ca hay phải xuê xoa bỏ qua dễ dàng như xí xoá cho một đứa trẻ vô tình đánh vỡ bát cơm trên tay của người đối diện với mình.
Có khi nào, người ta ngồi nghe bản nhạc ấy, để khơi dậy và thôi thúc lương tri mình thức dậy, mà nghĩ về tổ quốc, về những ngày khó khăn, những mảnh đời khổ cực, còn đang vất vưởng và lê lết bất kể ngày hay đêm tối, nắng nóng mưa dầm, khô hanh hoặc rét mướt, hay không? Có khi nào người ta dừng lại, quên đi những tháng lương chưa đến hai chục triệu đồng lao tâm khổ tứ, cật lực ngày đêm, kể cả bon chen, giành giật để kiếm lấy mà nghĩ đến rằng, nếu một ngày đất nước này không còn chỗ mà giành giật, không còn chỗ mà mưu sinh, không còn thế hệ lành lặn nữa, hay không?
Có khi nào, người ta cần dừng lại, như trước một chiếc đèn đỏ bật lên, sừng sững trước mặt, để lắng nghe hai từ quê hương, để tìm lại sự thổn thức trong trái tim mình hay không?
Và khi nào người ta biết đau với nỗi đau của người khác mà bằng và như chính vết thương trên thân thể của chính mình, để quê hương dần lành lặn lại?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
QUÊ HƯƠNG
16-7-2016
Khi gieo những con chữ này, là lúc tôi đang day dứt và vỡ ra từng mảnh trong bản nhạc không lời cùng tên được hoà tấu trên nền nhạc chủ đạo Saxophone của ông Trần Mạnh Tuấn.
Tôi thấy mình trỏ nên vô nghĩa trước nhưng vòm nhạc trầm mặc nhưng sắc cạnh, gai góc.
Những giai điệu và âm vực như cứa sâu vào da thịt và tâm can một con người, rất đỗi đời thường. Một bản nhạc khiến bất kỳ một ai mà đã vô tình trót bỏ ra một chút thời gian quý báu của mình mà nghe nó, sau những ngày vất vả mưu sinh tiền bạc và vật lộn với cuộc sống xô bồ, bon chen đầy thủ đoạn ngoài kia, thì tôi tin rằng, trái tim ai cũng sẽ phải se thắt lại mà dồn dập những mạch đập xiết chặt hơn lẽ thường, một cách đồng cảm như nhau.
Nhất là trong cảnh người ta dù nhắm mắt lại cũng không thể tránh khỏi cảnh phải chứng kiến mỗi ngày đất nước cứ oằn mình lên chống chọi lại với những tai ương, những cơ cực mà sau bao năm chất dồn lại để trở thành bão tố dập vùi liên tiếp, và đến nay mỗi ngày bung lật lên những thứ làm con người ta còn rùng mình, xót xa, đau đớn, phẫn uất hơn nữa.
Nghe bản nhạc ấy, mà chứng kiến cảnh một bác sỹ phải đứng ngoài đường kêu gọi sự trợ giúp và chia sẻ tình người từ những lòng tốt lẩn khuất đâu đó mà vị lương y cũng như người thân của hai đứa trẻ dính liền bụng đáng thương kia không thể tìm thấy chúng hiện diện tại nơi chúng sống. Người ta phải ra đường để trưng dụng lòng tốt, tình người, với tất cả hy vọng mong manh từ những tấm lòng thiện lương rất xa lạ còn vất vưởng đâu đó. Và khi đó ta mới thấy, những bệnh viện to lớn khang trang, những nhà thương nguy nga hiện đại, những chính sách mỹ miều đã không thể đảm bảo cho con người ta được sự sống, quyền được chăm sóc, chữa trị, đặc biệt là dành cho những đứa trẻ bất hạnh, tật nguyền, mà bố mẹ chúng trót sinh ra chúng trong cảnh cùng quẫn, nghèo đói.
Người ta sẽ phải rụng rời và đau đớn như bị xẻ ra từng thớ thịt của mình trong cảnh tra tấn thân xác một cách tàn bạo, nếu đó là một con người còn chút lương tri đồng loại, khi vừa nghe hai từ quê hương và căng tròng mắt lên mà chứng kiến cảnh con người ta phải từng ngày giành giật sự sống cho chính mình.
Nghe bản nhạc ấy, khi phải chứng kiến những đứa trẻ được sinh ra thiếu thốn, những cụ già lang thang hè phố, những bà mẹ, ông bố đèo con trong thùng carton len lỏi trong dòng người tất bật, mà rồi phải gánh trên vai những món nợ khổng lồ từ kẻ khác gây ra và người ta đang loay hoay không biết tìm cách nào để có tiền chi trả mà làm ăn và vực dậy nền kinh tế đang ngày càng khủng hoảng trầm trọng với tàn tích bị tàn phá bởi những con sâu bất lương, vô sỉ đục khoét cùng những chính sách trói buộc đến tắt thở nơi này.
Nghe bản nhạc ấy, khi phải chứng kiến lòng bao dung của người dân trong cảnh cơ cực, vốn chưa hết bàng hoàng vì cảnh bị ăn chặn tiền, gạo hỗ trợ, thì đã phải tiếp tục trả giá khi biết đã trao nhầm chỗ cho kẻ gây ra tội ác huỷ diệt dân tộc mình. Khi âm thầm chúng che giấu những đường ống xả thải và những chuyến xe hàng trăm tấn chất thải rắn độc hại đem chôn trong lòng đất ở nhiều nơi mà chính quyền không biết. Lòng bao dung đã trở nên vô dụng và bị coi thường, khinh khi, chà đạp, và cũng lại sẵn có những kẻ quan chức vì lợi ích bản thân mà sẵn sàng bán rẻ sinh mạng đồng loại trên chính đất nước mình.
Nghe bản nhạc ấy, người ta chứng kiến cảnh hai thanh niên cướp chiếc bánh mỳ vì đói sẽ đối diện mức án công bằng đến cả 10 năm cuộc đời. Nhưng người ta cũng chứng kiến cảnh 5 lãnh đạo Vinaconex được miễn tố vì sự cố vỡ đường ống nước khiến dân tình khốn đốn chỉ bởi “phạm tội lần đầu”. Mà rồi người ta cũng chứng kiến những kẻ quan tham, tàn ác cùng tiếp tay cho Formosa gây tội ác khắp nơi nhưng nghiễm nhiên chưa thấy bất kỳ một ai phải chịu trách nhiệm cho những thứ kinh hoàng ấy.
Lòng bao dung, người ta phải rất kỳ công nuôi dưỡng chúng mỗi ngày, nó lớn lên rất khó khăn bởi được vun đắp bằng tình yêu và lòng tin – vốn đã cạn kiệt, vào con người, vào sự thật và vào cả những khờ dại dễ bị đánh lừa của chính mình nữa. Và người ta chỉ cho đi, lòng bao dung đầy cực nhọc kia, chỉ khi thấy rằng người nhận nó phải thực sự xứng đáng, nếu không – khi lòng độ lượng, vị tha bỗng chốc trở thành thứ sai lầm bởi chứng kiến sự chà đạp phũ phàng ngay sau đó của kẻ đã được thừa hưởng, chỉ khiến người cho đi sẽ cảm thấy căm phẫn gấp đôi lúc ban đầu, vì nhận ra mình đã bị lừa dối và khinh bỉ đến tội nghiệp.
Cái giá của bao dung, luôn là sự phẫn uất gấp trăm lần nếu được trả lại. Và nó sẽ bất chấp những sự thật sau đó được trưng ra để minh chứng mà xoa dịu một lần nữa những con người ấy.
Quê hương, đừng nghĩ chỉ là nơi ta được sinh ra, nơi ta lọt lòng, mở mắt đầu tiên, nơi của cha mẹ đã sinh nở cho ta hình hài, nuôi dưỡng và lớn lên. Chúng ta, sinh ra từ làng, nhưng quê hương là tổ quốc. Cũng bởi điều thiêng liêng và lớn lao sẵn có trong huyết mạch mỗi người ấy, quê hương – nếu chúng ta “không nhớ”, chúng ta “sẽ không lớn nổi thành người”. Chúng ta làm giàu cho bản thân, cho làng xóm, nhưng lại làm tàn tạ và kiệt quệ đất nước, thì đó là kẻ tội đồ của tổ quốc, với dân tộc, chứ không thể nào được ngợi ca hay phải xuê xoa bỏ qua dễ dàng như xí xoá cho một đứa trẻ vô tình đánh vỡ bát cơm trên tay của người đối diện với mình.
Có khi nào, người ta ngồi nghe bản nhạc ấy, để khơi dậy và thôi thúc lương tri mình thức dậy, mà nghĩ về tổ quốc, về những ngày khó khăn, những mảnh đời khổ cực, còn đang vất vưởng và lê lết bất kể ngày hay đêm tối, nắng nóng mưa dầm, khô hanh hoặc rét mướt, hay không? Có khi nào người ta dừng lại, quên đi những tháng lương chưa đến hai chục triệu đồng lao tâm khổ tứ, cật lực ngày đêm, kể cả bon chen, giành giật để kiếm lấy mà nghĩ đến rằng, nếu một ngày đất nước này không còn chỗ mà giành giật, không còn chỗ mà mưu sinh, không còn thế hệ lành lặn nữa, hay không?
Có khi nào, người ta cần dừng lại, như trước một chiếc đèn đỏ bật lên, sừng sững trước mặt, để lắng nghe hai từ quê hương, để tìm lại sự thổn thức trong trái tim mình hay không?
Và khi nào người ta biết đau với nỗi đau của người khác mà bằng và như chính vết thương trên thân thể của chính mình, để quê hương dần lành lặn lại?