Truyện Ngắn & Phóng Sự

QUÊ HƯƠNG NGÀY CŨ *

Quê hương là nơi mà mình sinh ra đời và lớn lên ở đó, sống hầu hết thời kỳ thơ ấu với rất nhiều kỷ niệm. Ông bà chúng ta thời xa xưa đều sống bằng nghề nông và thường định cư ở một nơi, đời nọ sang đời kia.
Trần Ngọc Giới
Quê hương là nơi mà mình sinh ra đời và lớn lên ở đó, sống hầu hết thời kỳ thơ ấu với rất nhiều kỷ niệm. Ông bà chúng ta thời xa xưa đều sống bằng nghề nông và thường định cư ở một nơi, đời nọ sang đời kia.Vậy nên khi nói đến quê hương là người ta liên tưởng ngay tới một làng quê với lũy tre xanh, với cánh đồng lúa. Chúng ta lớn lên với những người thân yêu: cha mẹ, anh chị em, họ hàng cùng với những sinh hoạt đồng quê. Hoàn cảnh đó tạo ra một thứ tình cảm mật thiết, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn của mình, đó là tình quê hương.

Những ngày thơ ấu là những trang giấy trắng đầu tiên trong cuộc đời với tâm hồn trong sạch, vô tư, hồn nhiên; những gì ghi vào đó đều rõ ràng, trong sáng, trung thực và in sâu vào ký ức, dù cho khi lớn lên, khi về già, vẫn còn đậm nét.

Khi lớn lên, vì học vấn, vì hoàn cảnh mà phải xa quê hương, rồi cuộc đời đưa đẩy, sống ở nhiều nơi. Cuộc sống thực tế trở nên phức tạp khi phải tiếp xúc với nhiều hạng người, hầu hết không phải là những con người thuần phác, đơn sơ như ở làng quê. Giai đoạn này cũng có rất nhiều kỷ niệm, nhiều khi không muốn nhớ, không đáng nhớ. Những trang giấy của khoảng đời này không còn trong sáng, hồn nhiên, tươi đẹp mà nhiều khi phức tạp, đen tối và lắm buồn phiền.

Khi trở về già, con người chỉ thích sống với quá khứ thì hình ảnh quê hương và tuối thơ ấu thần tiên luôn luôn còn ở trong ký ức và còn hiện ra rõ ràng nhất, mãi mãi không phai!


Tôi sinh ra đời ở một làng quê nghèo nàn miền bắc Việt Nam, cách tỉnh lỵ Hưng Yên chừng 20 cây số. Làng tôi cũng như mọi làng quê tiêu biểu khác, có lũy tre xanh bao bọc quanh làng, chạy dài theo một dòng nước ở phía trước làng mà dân làng tôi gọi là cái cừ, nó lớn hơn một cái lạch, nhỏ hơn một con sông. Phía bên kia là cánh đồng làng rộng bao la tiếp giáp với những lũy tre xanh theo đường vòng cung của những làng bên cạnh. Con đường từ cuối làng đi ra phải qua một cây đa lớn và một quán hàng trước khi ra cánh đồng và những làng bên cạnh. Phía sau làng là một con đê nhỏ chạy dọc theo làng, hai bên cũng trồng lúa. Một phía cuối đường đê, cắt ngang bởi một dòng sông, có quán nước và con đò đưa khách sang sông. Phía trên là đường đi tới các làng khác, vào tới tỉnh lỵ.

Khi tôi lên 7, 8 tuổi, ngoài việc học hành, tôi bắt đầu được tiếp xúc, tham dự những sinh hoạt nơi đồng quê. Anh em chúng tôi thường mang trâu ra đồng, thả cho chúng ăn cỏ rồi chơi đánh khăng, đánh đáo; nô đùa chạy nhảy với lũ bạn cùng tuổi cho tới gần chiều tối mới cưỡi trâu trở về nhà.

Những chiều mùa hè, khi gió nam thổi mạnh, chúng tôi rủ nhau ra ngoài đồng thả diều. Chúng tôi thường làm hai loại diều: diều bầu và diều cốc. Diều bầu hình bầu dục, diều cốc trông như hoa 3 cánh, 2 cánh ngang 1 cánh đuôi (gọi là diều cốc có lẽ vì nó giống như con chim cốc dang hai cánh ra để phơi nắng). Diều bay lên tới một độ cao nào đó, có gió thổi mạnh đều thì bay lượn ở trên không mãi cho tới khi chủ nó kéo xuống, đem về. Nhiều khi nếu dùng dây diều, chỉ gai không bền, diều căng gió, bị đứt sẽ bay đi rất xa, có khi bay qua sông, sang làng bên. Người lớn cũng chơi diều, diều của họ rất to, có thể mang theo sáo, 1 chiếc hoặc một bộ 5 chiếc, có độ lớn và âm thanh khác nhau. Loại diều này, dây làm bằng nan tre vót rất mảnh, nối liền nhau, cột chặt bằng chỉ gai và cuộn quanh một khung tròn hình bánh xe. Khi có gió lớn mới thả được loại diều này và cần hai người lớn, một người đâm diều lên, một người chạy với vòng dây khoác trên vai. Phải khỏe lắm mới giữ được cho khỏi bị diều lôi đi khi nó lên cao. Khi diều lên cao, gió thổi mạnh, sức người dù khỏe cũng không thể giữ được lâu, họ phải đóng cọc lớn xuống đất rồi cột vòng dây vào đó. Chú tôi là một trong những người chơi loại diều này.

Những đêm mùa hè, giải chiếu nằm ngủ trên sân có gió mát, dưới bầu trời trăng sao, nghe tiếng sáo diều - với bộ sáo ngũ âm - như ru mình vào giấc ngủ tuyệt vời!

Vào mùa lúa chín, cả một cánh đồng màu vàng nhạt dưới ánh nắng chiều, từng làn gió nhẹ làm thảm lúa vàng gợn sóng đến tận chân trời, tới lũy tre xanh những làng bên, tiếp giáp với nền trời xanh và những vì sao mọc sớm, khung cảnh êm đẹp, thần tiên!

Đàn bà, trẻ con ra ngồi chơi, chuyện trò, nô đùa dưới bóng mát của hàng tre, nhìn ra cánh đồng với niềm vui tràn ngập. Vụ mùa thu hoạch sắp tới, hứa hẹn nhũng ngày hạnh phúc, ấm no.

Khi mùa gặt tới, cả cánh đồng làng vui vẻ, nhộn nhịp. Những buổi chiều mùa gặt lúa, từng đoàn người kĩu kịt gánh lúa, xen lẫn với những mục đồng trên mình trâu trở về nhà, một bức tranh quê thật đẹp, rộn rã niềm vui! Trước khi về nhà nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc, những người đàn ông rủ nhau xuống tắm ở phía cừ cuối làng. Hồi đó tôi còn nhỏ, thấy và coi chuyện đó là bình thường khi nhìn họ thản nhiên cởi quần áo nhảy xuống nước, xong rồi lên bờ, mặc lại quần áo cũ vào. Bây giờ tôi nhớ lại mới thấy là kỳ vì họ không hề ngượng ngùng (dĩ nhiên là chỉ có đàn ông, đàn bà không tắm như vậy), cũng không hề mặc đồ lót và vẫn mặc quần áo cũ!

Giai-đoạn kế tiếp là đập lúa. Những lượm lúa được cột liền vào những cái néo làm bằng hai đoạn tre dài chừng 2 bộ, nối vào nhau bằng một đoạn dây, trông tựa như võ khí của Lý Tiểu Long. Hai người lần lượt thay phiên nhau đập lượm lúa vào mặt một cối đá đặt nghiêng. Những hạt lúa sẽ rời khỏi thân cây lúa, văng ra.

Còn nhiều công việc tiếp theo sau đó như quạt lúa để loại bỏ những hạt lép, phơi lúa cho khô, xay lúa để lấy gạo, giã gạo để loại bỏ lớp cám bên ngoài để lấy hạt gạo trắng, sản phẩm cuối cùng để nấu cơm.

Khi mùa gặt đã xong, cả cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ. Những con cào cào không còn chỗ nương thân, bay lung tung. Đợi khi trời mưa xuống là chúng tôi mang chai và vỉ ruồi ra đồng đuổi bắt cào cào.Vì mưa ướt cánh nên những con cào cào không thể bay xa được . Chúng tôi dùng vỉ ruồi, chạy theo, đập rớt chúng xuống, bỏ vào chai, mang về rang, ăn với cơm. Cào cào rang với muối và lá chanh, thêm một chút mỡ, là món ăn ngon tuyệt ở miền quê, nhất là những con cào cào trứng, ăn thật bùi, béo ngậy!

Khi trời mưa nhiều, các lạch đầy nước, chúng tôi thường rủ nhau lấy đất ngăn nước, đắp bờ từng đoạn nhỏ rồi tát nước đi để bắt cá. Trò chơi này làm ướt quần áo, bùn đất dính đầy người, mặt mũi lem luốc nhưng khi bắt được nhiều cá, thật là vui!

Những thú vui khác như đi câu cá, thả ống tre bắt lươn, bắt ong mật, bắt chuồn chuồn, hun khói bắt chuột đồng…

Vào dịp Trung-thu, chúng tôi chơi rước đèn dưới đêm trăng. Đèn xếp, đèn ngôi sao, đèn cá chép… Đèn nào cũng có một cây nến ở bên trong.

Vào mùa trăng, những thanh niên nam nữ trong làng thường tổ chức hát trống quân. Họ đào một cái hố sâu dưới mặt đất, đường kính chừng nửa thước. Một mảnh gỗ đậy lên miệng hố, một sợi dây thừng căng ngang qua mặt hố và được cột chặt vào hai cột đóng xuống đất ở hai bên. Một đoạn tre đội dây thừng lên cao và đứng trên mảnh gỗ. Đoạn tre cao thì dây thừng căng thẳng và khi lấy dùi tre gõ vào dây thừng hai bên, dây phát ra tiếng kêu “thùng thùng” (tựa như dây đàn và thùng đàn). Nam nữ chia nhau ngồi hai bên, gõ vào dây thừng, đánh nhịp mà hát. Một bên hát trước, bên kia hát đối đáp lại. Họ hát những câu, nhũng bài hát ngắn, có vần, có điệu, thường là thể lục bát với ý nghĩa tình tứ, ngụ ý ướm hỏi thử thách, thăm dò tình cảm của nhau. Chúng tôi còn nhỏ, chỉ ngồi ngoài nghe mà không được tham dự,và cũng chẳng biết gì mà tham dự. Những sự lựa chọn, những mối tình thường chớm nở từ những buổi hát trống quân này.

Ngoài vụ chiêm và vụ mùa, làm lụng vất vả, bận rộn thì người dân quê sống vui vẻ, thoải mái với những ngày hội hè, đình đám; chỉ những dịp đó họ mới được ăn uống thịt thà khi làng mổ lợn, mổ trâu.

Vui thích nhất là vào dịp Tết. Nhà tôi thường mổ heo vào hôm 29 tết. Thịt heo được chia làm nhiều loại để làm giò lụa, giò thủ, giò bì, để gói bánh chưng, xào,nấu… Anh em chúng tôi chạy lăng xăng hết chỗ nọ tới chỗ kia. Thich nhất là lúc giã giò. Thịt nạc được bỏ vào cối đá, dùng chày lớn để giã thịt cho tới khi nát nhuyễn, cho nước mắm vào, trộn đều, cuối cùng, dùng lá chuối để gói thành cái giò. Tiếng giã giò lốp bốp nghe thật vui tai. Anh em chúng tôi cứ chầu chực bên cạnh những người giã giò, đợi khi có miếng thịt nát nhoét nào bắn ra là vội vét lấy ngay, góp dần lại, lấy lá chuối gói thành một cái giò nhỏ xíu.

Chiều 30 Tết thì gói bánh chưng. Vật liệu gồm có gạo nếp đã ngâm nước, đậu xanh cũng đã ngâm nước, thịt ba chỉ trộn muối và hạt tiêu. Lá để gói bánh chưng là lá rong, rộng chừng 1 bộ, dài hơn 2 bộ, mềm dẻo và không dễ bị gãy, rách. Thày tôi gói bánh chưng rất khéo, rất chặt tay, vuông vức và đều. Những chiếc bánh chưng mới gói, màu lá xanh tươi, dây lạt tre màu trắng trông mới đẹp mắt làm sao! Anh em chúng tôi cũng gói cho mình một chiếc nhỏ. Để thịt và đậu vào giữa gạo ở trên lá rồi gói thật là khó, không thể gói chặt và vuông theo ý mình được. Cuối cùng, chiếc bánh ra hình khối chữ nhật và nó mềm xèo!

Bánh chưng mới gói được xếp vào một thùng sắt lớn, đổ nước vào, đặt trên bếp giữa sân, chất củi đun ở dưới. Phải ninh bánh hàng 5, 6 giờ đồng hồ, thêm nước nhiều lần, thường là qua giao thừa mới chín được.

Lễ cúng giao thừa vào đúng nửa đêm 30, để “tống cựu, nghinh tân”, đón ông bà, các cụ về và đốt pháo mừng năm mới.

Sáng mồng một Tết thường là thủ tục xông nhà và xuất hành. Người ta thường chọn những người có tuổi, hiền lành, phúc đức, mau mắn và có nhiều con cái để nhờ xông nhà mình, lấy hên. Chủ nhà thường xem bói hoặc xem lịch để biết hướng đi nào hợp với tuổi mình mà xuất hành, mong cho cả năm được may mắn.

Sáng mồng một Tết, chả cần ai gọi, anh em chúng tôi cũng dậy thật sớm để được mặc quần áo mới, được phát vốn, mừng tuổi (phát-vốn là lì-xì).

Khung cảnh ngày Tết thật là nhộn nhịp, nhiều màu sắc, khác hẳn với trong năm, chỉ có một màu nâu hoặc đen. Trong nhà, ngoài ngõ rộn rã tiếng cười đùa, chào hỏi nhau, tiếng pháo nổ đì đùng khắp nơi. Người ta chúc tụng nhau đủ mọi lời tốt đẹp. Câu chúc thông thường nhất là: "Chúc ông bà giàu bằng ba, bằng bốn năm ngoái, đầu năm sinh con gái, cuối năm sinh con trai”.

Thích nhất là lúc được mẹ tôi hoặc chị tôi cho đi theo chúc Tết họ hàng vì sẽ được ăn bánh kẹo và được tiền phát vốn. Hồi đó tôi không thấy tiền giấy, chỉ có đồng xu và đồng trinh (trinh bằng nửa xu).

Nhà nào nhà nấy, bàn thờ ông bà lúc nào cũng khói hương nghi ngút, thức ăn, trái cây la liệt! Những ngày Tết ai cũng được ăn nhiều, vì vậy mới có câu: "Đói giỗ cha, no ba ngày Tết".

Ba ngày Tết qua mau. Ngày mồng 3 là ngày hóa vàng tức là đốt vàng mã để tiễn đưa ông bà, các cụ ra đi. Một nỗi buồn sau những ngày vui, cũng là nỗi buồn sắp phải xa nhà ra tỉnh học!

Từ năm 6, 7 tuổi, mẹ tôi đã gửi chúng tôi vào tỉnh học, trọ ở nhà bác tôi, một năm chỉ về nhà hai lần là dịp Tết và nghỉ hè. Mẹ tôi phải bán nhiều thóc lúa để cho chúng tôi đi học. Từ làng vào tỉnh lỵ chỉ cách chừng 20 cây số mà sao ngày ấy tôi thấy xa xôi quá vì chúng tôi đi bộ, mất hơn nửa ngày mới tới. Mẹ tôi thường đưa chân chúng tôi trên con đường đê sau làng. Mẹ tôi dặn dò anh cả tôi (lớn hơn chúng tôi chừng 5,6 tuổi) và chúng tôi đủ điều. Đưa chân hàng cây số mẹ tôi mới quay về. Đi được một đoạn đường tôi lại ngoái cổ nhìn, mẹ tôi còn đứng đó. Tôi nhìn lại nhiều lần cho tới khi mẹ tôi khuất bóng mới thôi.

Sau này mẹ tôi thường kể lại rằng mỗi lần đưa chân chúng tôi vào tỉnh học, khi về nhà, mẹ tôi hết đứng lại ngồi, lên nhà trên, xuống nhà dưới, bụng bồn chồn, nôn nao, không làm gì được cả!

Tôi cảm phục sự can đảm của mẹ tôi. Tôi kính yêu, biết ơn và thương nhớ mẹ tôi vô vàn! Một bà mẹ quê Viêt Nam ít học mà biết nhìn xa, trông rộng; thương con mà đành phải xa con, chỉ vì tương lai của con, mong con nên người. Nếu mẹ tôi cũng như những bà mẹ quê khác, bất quá chúng tôi cũng lớn lên, lấy vợ, sinh con ở làng, là một phú nông an phận vói cuộc sống bình dị nơi đồng quê. Bây giờ tôi đã già rồi mà tôi vẫn thường nhớ tới mẹ tôi luôn luôn. Mỗi lần nhớ tới mẹ, tôi không khỏi rơm rớm nước mắt. Mẹ tôi đã mất lâu rồi, 40 năm rồi, từ năm Mậu-thân 68. Tôi vẫn thường tự trách mình, sao không làm được hơn nhũng gì đã làm để cho vui lòng mẹ hơn. Khi viết những dòng này, tôi lại khóc rồi đó!

Sau vài ba năm ở bậc tiểu học, biến cố 1945, chúng tôi về quê học tiếp lớp nhì, lớp nhất ở những làng bên và chúng tôi lại gần gũi, gắn bó với những sinh hoạt đồng quê.

Năm 1950, chúng tôi lại “trở về thành”, vào bậc trung học. Trong những năm này, vì thời cuộc nên chúng tôi ở luôn tỉnh mà không trở về làng nữa cho tới 1954, vừa xong trung học phổ thông, chúng tôi cùng gia đình vào Nam. Lần ra đi này, xa hẳn quê hương, đi về phía bên kia dòng Bến-Hải.

Tôi nhớ khi vào Nam, đoàn người căng lều tạm trú trên một bãi cỏ rộng ở Bình Đông, đêm nằm dưới bầu trời trăng sao. Đặc biệt là mấy ngày hôm đó, đài phát thanh (radio chạy pin) phát đi, phát lại bài “Thuyền viễn xứ” của Phạm Duy “… Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi…” bản nhạc gợi lòng nhớ quê hương não nề, tha thiết! Bài này đối với tôi là một kỷ niệm khó quên!

Những năm cuối cùng của bậc Trung học, gia đình tôi thay đổi chỗ ở nhiều lần nên tôi không có ý niệm sâu đậm gì về quê hương mới. Tôi vào Đại-học sư-phạm, ra trường và bắt đầu nghề dạy học, ở Cà Mau 4 năm rồi về Trung học Thủ Đức. Thế rồi biến cố 75, lại một lần nữa ra đi, quê hương xa vời vợi!

Lần đầu tiên tôi xa đất nước. Con tàu viễn xứ đưa tôi dời khỏi Việt Nam. Quay nhìn lại quê hương, xa thẳm, mờ dần và chỉ còn là trời biển mênh mông! Những ngày lênh đênh trên sóng nước, những khi hoàng hôn xuống, mặt trời sắp lặn, chỉ còn những vạt nắng yếu ớt sau cùng còn sót lại ở cuối trời, lòng kẻ tha hương nặng trĩu nỗi buồn! Người ta thường ca ngợi cảnh hoàng hôn trên mặt biển, giờ đây đối với tôi, chẳng còn lòng dạ nào để mà thưởng thức. Tôi chỉ thấy đó là một ngày sắp hết, một màu ảm đạm của tương lai! Giờ phút ấy, tôi chợt nhớ tới hai câu thơ cuối trong bài “Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu, rất hợp tình, hợp cảnh:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng gợi buồn lòng ai.
(Tản-Đà dịch)


Những năm tôi sống ở Hoa Kỳ, nhận nơi này làm quê hương, thật lòng mà nói, chẳng có một chút tình cảm đậm đà gì. Tôi nhớ cách đây chừng 15, 20 năm, có lần họp mặt cựu giáo sư và học sinh Chu Văn An, thày Lãng, tổng giám thị, từ Úc châu qua, lên đọc một bài thơ do ông sáng tác, tôi chỉ còn nhớ một câu cuối:

“Đất nước này đâu có phải quê tôi”.

Thày Lãng cũng đã mất nhiều năm rồi, thày hẳn cũng đã được trở về quê hương của mình.

Nhũng lúc rảnh rỗi tôi vẫn nhớ về quê cũ và những kỷ niệm thời thơ ấu. Dù nhắm mắt lại, hình ảnh làng cũ với lũy tre xanh, cây đa, cánh đồng lúa vàng vẫn hiện lên đậm nét. Một bài hát mà tôi cho là hay nhất, gây cảm xúc mạnh nhất đối với tôi, đó là bài “Chiều Quê” của Hoàng Quý: “Quê nhà tôi, chiều khi nắng êm đềm, chạy dài trên khóm cây, đàn chim ríu rít ca. Bao người ra ngồi hay đứng bên thềm, chuyện trò chung với nhau, đời sống thần tiên”. Lời ca thật bình dị, gợi cảm, nhắc nhở nhiều kỷ niệm, hình ảnh; một vùng trời quê hương, cả một thời thơ ấu!

Một bài hát nữa, cũng rất dễ làm tôi thả hồn về quê cũ, bài “Hương Xưa” của Cung Tiến:

“Còn đó bóng tre êm ru, còn đó gốc đa hẹn hò, còn đó những đêm sao mờ hồn ta mênh mang nghe sáo vi vu.” Đó cũng là nỗi niềm thương nhớ quê hương của một thời hoàng kim đã xa rồi mà nay chỉ còn trong hoài niệm.

Những năm đầu tiên sống ở Hoa Kỳ, tôi nghĩ hy vọng trở về quê hương, làng cũ thật xa vời, vô vọng. Nhưng rồi hoàn cảnh dần dần đổi thay. Chừng 20 năm sau đã có một số người về Việt Nam. Tôi nao nức chờ dịp trở về, chỉ để thăm lại quê xưa.

Sau nhiều năm mong đợi, rồi cũng đến ngày trở về, cảm giác thật là nôn nóng, hồi hộp!

Chúng tôi từ Hà Nội về Hải Dương để gặp một người bạn cùng làng, từ hồi còn để chỏm và đi học với nhau đến hết Trung học đệ nhất cấp. Chúng tôi mướn một chiếc xe đi về làng. Dọc đường, nhận xét đầu tiên của tôi là những làng dẫn đến làng tôi đều trơ trụi, không hề thấy lũy tre xanh nào cả! Khi xe ngừng lại và bạn tôi nói: "đã đến rồi đây", tôi ngạc nhiên tự hỏi, quê nhà mình đây sao? Lũy tre xanh bao quanh làng ngày xưa không còn nữa, nhà trệt nhỏ xíu, xây lô nhô đủ hình dạng. Đi khắp mọi nơi mà tôi không nhận ra một di tích của ngày xưa. Cây đa trước làng, lối ra cánh đồng không còn nữa, nhánh sông chảy vào làng và cả con sông đã bị lấp rồi và dĩ nhiên con đò ngang cũng đâu còn nữa!

Tôi buồn ngẩn ngơ vì sự thay đổi quá nhiều, đến độ tàn nhẫn! Tôi chợt thông cảm nỗi buồn và niềm hoài cổ của thi sĩ Trần Tế Xương qua bài “Lấp sông Nam Định”

Sông kia rày đã nên đồng,
Nơi làm nhà cửa, nơi trồng ngô khoai.
Đêm đêm nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

Khu nhà tôi ở ngày xưa, nơi tôi sinh ra đời và lớn lên, bây giờ đã chia năm xẻ bảy, nhà những người khác cất lên ở đó. Cây nhãn gốc to bằng người ôm đã bị chặt đi, hai cái ao trước và sau nhà đều bị lấp mất rồi!

Tôi nhớ, gần bến đò phía sau làng có một cái miếu thờ thần. Cạnh miếu có một cây đa cổ thụ, gốc đa rễ chằng chịt, người làng thường trông thấy những con rắn đen sặc sỡ, có mào ở đầu, họ bảo là rắn thần. Gần đó, trên bờ sông có một cây vừng lớn, có những sợi dây hoa màu hồng buông rủ xuống. Chúng tôi thường ngắt những dây hoa, buộc thành vòng, đeo quanh cổ. Cạnh đó là một cây sung, thân cây lớn, nằm là đà ra tới giữa sông. Chúng tôi đi tắm sông, thường ngắt cành sung, giả làm dù rồi nhảy từ trên cây xuống, người trần trụi!

Giờ đây cái miếu, cây đa, cây vừng, cây sung và cả con sông đều không còn nữa. Nhìn nơi nền miếu cũ, trạnh nhớ tới bài thơ của bà Huyện Thanh Quan:

Lối xưa xe ngựa,hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài,bóng tịch dương.
(Thăng Long thành hoài cổ)

Cảnh cũ đã như vậy, người xưa thì kẻ mất người còn. Anh em con chú bác đều già cả. Tuy họ có hơn tuổi tôi một chút, nhưng sao trông họ, tôi không nhận ra, râu tóc bạc trắng, bờm xờm, dáng đi lụ khụ, thần sắc lờ đờ!

Tôi tìm gặp lại một người bạn hàng xóm thưở xưa. Hồi hai đứa chơi với nhau, có lần tôi theo anh ta lên đầu làng bắt ong. Anh ta trèo lên một cây rất cao, có hoa để bắt những con ong đang hút mật (loại ong này to bằng ngón tay cái, có hai màu đen và đỏ, vặn đầu nó rời khỏi thân, sẽ rút ra được một bọng mật trắng, to bằng giọt nước). Anh ta tay không nhón bắt từng con, vặt cánh rồi ném xuống cho tôi lượm. Khi trèo xuống khỏi cây, anh ta nói với tôi là có lẽ cây này có ma và bảo tôi bắt chước anh ta vạch quần ra, đái vào tay rồi xoa lên mặt để trừ ma! Tôi sợ quá, làm theo, chẳng ngại gì bẩn và khai! Bây giờ tôi tìm và gặp lại được anh ta, một ông cụ già hơn tôi; tôi bèn nhắc lại kỷ niệm ấy, tưởng rằng ông cụ sẽ bật cười thích thú, ai ngờ ông cụ chỉ ậm ừ cho qua chuyện, dường như không nhớ gì cả! Cũng đã hơn 60 năm rồi, nhưng sao tôi còn nhớ rõ?

Bây giờ người ta không chì trồng lúa như ngày xưa mà xen lẫn những ruộng ngô, khoai, dưa và cả mía nữa, nên cánh đồng trông không còn đồng nhất một màu.

Dân làng bây giờ cũng không hoàn toàn sống bằng nghề nông. Họ làm nhiều nghề khác nhau: thợ mộc làm bàn ghế, đóng giường, tủ; thợ nề xây cất nhà cửa, mua bán vật liệu…

Phải công nhận là bây giờ họ khá giả hơn ngày trước và chắc chắn họ không muốn trở lại nếp sống ngày xưa.

Ngày xưa, làm ruộng vất vả, chân lấm tay bùn. Ngoài hai vụ lúa, thời gian còn lại thì rảnh rang: "Tháng giêng ăn Tết ở nhà, tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè". Mức thu hoạch mùa màng cố định, năm nào cũng như năm nào, cả vậy suốt đời, đời nọ sang đời kia. Họ an phận thủ thường. Một xã hội như vậy làm sao mà tiến bộ, giàu mạnh được? Vậy thì sự thay đổi bộ mặt nông thôn là điều cần thiết, tất yếu.

Nhưng tôi không quan tâm tới điều đó. Tôi chỉ thấy không có lũy tre xanh mà chỉ có những cột điện, dây điện chằng chịt thì không còn là làng quê nữa. Bây giờ chẳng có một con trâu, nông nghiệp đã được cơ khí hóa, cày bằng máy. Bây giờ không còn con sông chảy vào làng, không người chài lưới, làm sao còn có cảnh:

Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
(Bà Huyện Thanh Quan)

Hình ảnh thân yêu mà tôi hằng ấp ủ và mong thấy lại khi trở về đã không còn nữa!

Tôi thẫn thờ vói chiếc video camera, mang về để mong ghi lại hết hình ảnh quê hương, đành buồn nản cất đi.

Tôi nhắm mắt lại để mang ra từ trong ký ức, quê hương tôi ngày xưa: Từ cánh đồng bao la, từ mái đình làng, những con đường nhỏ quanh co đi vào xóm cho tới những bờ tre, bụi chuối, ao rau muống, giậu mồng tơi, cây cam, cây bưởi, hàng cau, giàn mướp…Tất cả đều tầm thường, bình dị, nhưng sao mà quen thuộc, thân yêu! Chúng như có linh hồn và quá gần gũi với mình qua suốt cả một thời thơ ấu, và hơn nữa, có một cái gì huyền bí, thiêng liêng vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn, quê cha đất tổ.

Người nói về quê hương mình, chắc chắn là có những nhận xét chủ quan. Ai chẳng cho rằng quê hương của mình là đẹp hơn cả. Dưới con mắt người khác, chỉ là một cái nhìn vô cảm, nhưng đối với mình lại là cả một trời thương yêu, một vùng kỷ niệm.

Vậy mà nay những hình ảnh đó không còn nữa! Còn đâu lũy tre làng rủ bóng mát buổi trưa hè, còn đâu cánh đồng lúa bát ngát một màu, còn đâu gốc đa nơi trai gái hẹn hò, còn đâu con đò đưa khách sang sông!

Ôi! sao tôi cứ nhắc đi nhắc lại những hình ảnh này? Có người đọc sẽ nói: "biết rồi, khổ lắm, nói mãi!" Nhưng tôi cứ muốn nói vì quá luyến tiếc, như muốn cố níu kéo lại những gì đã mất.

Tôi có tâm trạng của một kẻ đi tìm lại dĩ vãng mà theo luật đào thải đã không còn, theo dòng thời gian, đã trôi đi. Một trời quê hương, một thời thơ ấu, trắng tay kỷ niệm!

Tôi tự hẹn lòng, sẽ không bao giờ trở lại chốn xa lạ này để phải chịu đựng nỗi buồn mất mát lớn lao, như nỗi buồn của một kẻ mất quê hương.

Với tâm trạng đó, tôi trở vào Nam. Sài Gòn vẫn là thành phố cũ với những con đường xưa tuy đã thay tên. Sài Gòn phát triển về chiều cao và một biển người!

Ngày tôi ra đi, cả một thế hệ hiện tại còn chưa ra đời, ngày tôi trở lại, họ đã ngoài 30 tuổi, đối với tôi hoàn toàn xa lạ, tôi cảm thấy mình lạc lõng! Tôi đi tìm lại cảnh cũ, người xưa.

Đường phố Sài Gòn bây giờ đông người quá, xe cộ đủ loại, chen lấn nhau mà đi, tiếng người huyên náo, còi xe inh ỏi!

Ngày xưa, những buổi trưa hè, tôi đạp xe đạp, thong thả qua trường Gia Long đường Phan Thanh Giản hay qua những biệt thự ở đường Tú Xương vắng vẻ, dưới những hàng cây cao, chỉ nghe thấy tiếng lá rụng và tiếng ve sầu. Chỉ cần lái xe một tay thoải mái, tay kia buông thả với điếu thuốc lá. Bây giờ, những con đường Sài Gòn, bạn không thể lái xe một tay, phải dùng cả hai tay để còn len lách, sát cánh với những xe khác mà đi. Khi bạn đi bộ mà phải qua đường mới là một chuyện đứng tim, đau đầu! Không thể chờ cho tới khi vắng xe vì sẽ không bao giờ vắng cả, họa chăng là một vài giờ! Dòng xe cứ ào ào đi tới! Khi có người nhà ở địa phương đi cùng, thì họ kéo đại tôi sang đường, chặn đầu đoàn xe mà sang. Họ nói, xe nó phải tránh mình chứ mình không phải tránh xe. Mà quả như vậy, những xe hai bánh lách sát qua mình tôi, xe bốn bánh cũng lách hoặc đi chậm lại. Qua bên kia đường rất lẹ, nhưng phải vài lần hú vía! (mình hú vía thôi chứ người nhà tôi thì tỉnh bơ!) Lối qua đường như vậy quả là thực dụng, tôi thấy mọi người đều làm như thế. Muốn sang đường là sang ngay, không chờ đợi vì chờ đợi thì chẳng bao giờ sang đươc. Thực tế là như vậy nhưng tôi thấy cách đó quả là coi thường mạng sống. Họ không dám đâm xe vào mình nhưng nếu rủi mà họ không tránh được là mình lãnh đủ! Trường hợp đó có tỷ lệ xảy ra rất cao! Tính mạng con người ở đây hình như hơi mong manh!

Vườn Tao Đàn đông người, nhộn nhịp từ sáng sớm. Người ta ra đó để tập thể dục, từng đoàn người tập chung với nhau. Những ngày ở Sài Gòn tôi vẫn ra đó đi bộ. Vườn Tao Đàn ngày nay không còn vắng lặng như xưa nữa! Tôi nhớ tới bài “Trả lại em yêu” của Phạm Duy ca ngợi vẻ thơ mộng của Sài Gòn: "Trả lại em yêu, khung trời đại học, con đường Duy Tân, cây dài bóng mát, buổi chiều khuôn viên, mây trời xanh ngắt…” Con đường Duy Tân giờ đây, dù còn cây dài bóng mát, nhưng người ta đã phá tan sự trầm lặng, tịch mịch của nó. Khung trời đại học, ghế đá công viên không còn nhiều màu sắc thiên nhiên, không còn vẻ thơ mộng tình tứ nữa. Ở đâu cũng thấy những người là người! Số người nhiều gấp 10 lần ngày trước mà!

Tôi tìm lại những con đường đã đi “bát phố” ngày xưa. Đường Pasteur có hàng nước mía Viễn Đông, xế trước cửa có một người Trung Hoa bán hàng rong với mấy món mà tôi khoái: dồi trường, tim gan, bao tử phá lấu, được cắm vào bằng những cái tăm tre, tăm gỗ. Đường Nguyễn Huệ cửa thương xá Tax, chiều nào cũng có món thịt bò khô với đu đủ bào, rau thơm trong một chiếc đĩa nhôm. Người bán hàng, một tay là chai tương ớt đỏ, tay kia là chai nước giấm đường và tỏi, cùng một lúc dốc ngược hai chai, đổ vào đĩa. Thịt bò khô, gan bò khô, đu đủ, nước giấm đường tỏi ăn thật là tuyệt! Những nơi đó, bây giờ không còn, chắc là hàng rong bị cấm ở mặt tiền thành phố.

Tôi lại động lòng hoài cổ rồi! Bắt chước Nguyễn Đình Liên mà than:

"Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?"


Phải công nhận, Sài Gòn bây giờ trù phú hơn xưa nhiều lắm. Hiện tại cũng là lẽ tất yếu. Đây là sự tiến bộ, phồn thịnh, nhưng sao tôi vẫn thích cái “ngày xưa” ấy. Hoài niệm những gì mà nay chỉ còn là “vang bóng một thời”, tìm lại quá-khứ mà tôi cho là thời hoàng kim ấy, tựa như đi tìm ảo ảnh, lội dòng nước ngược!

Tôi nhận thấy Sài Gòn ngày nay không còn thích hợp với mình nữa rồi, cảnh cũng như người. Bạn bè ngày xưa, dù là thân thiết, bây giờ gặp lại, tuy vui vẻ bề ngoài, nhưng tôi vẫn cảm thấy có một cái gì đó, gượng gạo, cách biệt, khó diễn tả thành lời!

Ta về tắm ao ta không được thì đành về tắm ao người! Tôi về lại Hoa Kỳ. Tôi suy nghĩ nhiều ngày về sự mất mát cùng lòng hoài niệm và nhận thấy điều này: Quê hương đẹp, Sài Gòn đẹp ngày xưa, người ta không muốn giữ hay vì hoàn cảnh mà không giữ được, họ làm mất nó đi. Họ thay thế cái đẹp mơ hồ, mông lung mà tôi cho là thần tiên, thơ mộng bằng những lợi ích thực tế, những giá trị vật chất cụ thể. Họ bằng lòng với cái hiện tại và không hề nuối tiếc, hoài niệm dĩ vãng. Hơn nữa, hình ảnh dĩ vãng đó bị thay thế, biến đổi dần dần đồng thời cái mới cũng tồn tại dần dần cho đến ngày nay. Quá khứ bị đào thải, xóa mờ hẳn khiến người ta không còn nhớ nữa, chẳng hề để tâm, hoài niệm. Những hình ảnh, những kỷ niệm không còn ở trong ký ức của họ. Còn tôi, không chứng kiến, trải qua những thay đổi đó, ký ức ngày xưa thế nào bây giờ vẫn thế, còn nguyên vẹn.

Vậy thì chính họ mới là những kẻ mất quê hương thần tiên, mất Sài Gòn thơ mộng dù rằng họ chẳng có nỗi buồn mất mát. Tôi mới chính là ngưới còn giữ được hình ảnh của quê hương xưa, nét đẹp của Sài Gòn cũ, nhắm mắt lại tôi vẫn còn thấy được.

Vì ở trong thực tế nó không còn nữa nên tôi càng quý, cố gắng giữ gìn và sẽ giở trang ký ức, ôn lại luôn luôn để được gần gũi cho tới những ngày cuối của cuộc đời.

Cầu mong cho tôi sẽ không bị bệnh lãng trí để còn được sống với dĩ vãng.

Tôi vẫn còn quê hương thần tiên thuở xưa.

Tôi vẫn còn Sài Gòn nên thơ ngày cũ.


Houston mùa Hạ, 2008
Trần Ngọc Giới

http://www.trunghocthuduc.com/dacsan.../quehuong.html
Sinh ồn chuển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

QUÊ HƯƠNG NGÀY CŨ *

Quê hương là nơi mà mình sinh ra đời và lớn lên ở đó, sống hầu hết thời kỳ thơ ấu với rất nhiều kỷ niệm. Ông bà chúng ta thời xa xưa đều sống bằng nghề nông và thường định cư ở một nơi, đời nọ sang đời kia.
Trần Ngọc Giới
Quê hương là nơi mà mình sinh ra đời và lớn lên ở đó, sống hầu hết thời kỳ thơ ấu với rất nhiều kỷ niệm. Ông bà chúng ta thời xa xưa đều sống bằng nghề nông và thường định cư ở một nơi, đời nọ sang đời kia.Vậy nên khi nói đến quê hương là người ta liên tưởng ngay tới một làng quê với lũy tre xanh, với cánh đồng lúa. Chúng ta lớn lên với những người thân yêu: cha mẹ, anh chị em, họ hàng cùng với những sinh hoạt đồng quê. Hoàn cảnh đó tạo ra một thứ tình cảm mật thiết, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn của mình, đó là tình quê hương.

Những ngày thơ ấu là những trang giấy trắng đầu tiên trong cuộc đời với tâm hồn trong sạch, vô tư, hồn nhiên; những gì ghi vào đó đều rõ ràng, trong sáng, trung thực và in sâu vào ký ức, dù cho khi lớn lên, khi về già, vẫn còn đậm nét.

Khi lớn lên, vì học vấn, vì hoàn cảnh mà phải xa quê hương, rồi cuộc đời đưa đẩy, sống ở nhiều nơi. Cuộc sống thực tế trở nên phức tạp khi phải tiếp xúc với nhiều hạng người, hầu hết không phải là những con người thuần phác, đơn sơ như ở làng quê. Giai đoạn này cũng có rất nhiều kỷ niệm, nhiều khi không muốn nhớ, không đáng nhớ. Những trang giấy của khoảng đời này không còn trong sáng, hồn nhiên, tươi đẹp mà nhiều khi phức tạp, đen tối và lắm buồn phiền.

Khi trở về già, con người chỉ thích sống với quá khứ thì hình ảnh quê hương và tuối thơ ấu thần tiên luôn luôn còn ở trong ký ức và còn hiện ra rõ ràng nhất, mãi mãi không phai!


Tôi sinh ra đời ở một làng quê nghèo nàn miền bắc Việt Nam, cách tỉnh lỵ Hưng Yên chừng 20 cây số. Làng tôi cũng như mọi làng quê tiêu biểu khác, có lũy tre xanh bao bọc quanh làng, chạy dài theo một dòng nước ở phía trước làng mà dân làng tôi gọi là cái cừ, nó lớn hơn một cái lạch, nhỏ hơn một con sông. Phía bên kia là cánh đồng làng rộng bao la tiếp giáp với những lũy tre xanh theo đường vòng cung của những làng bên cạnh. Con đường từ cuối làng đi ra phải qua một cây đa lớn và một quán hàng trước khi ra cánh đồng và những làng bên cạnh. Phía sau làng là một con đê nhỏ chạy dọc theo làng, hai bên cũng trồng lúa. Một phía cuối đường đê, cắt ngang bởi một dòng sông, có quán nước và con đò đưa khách sang sông. Phía trên là đường đi tới các làng khác, vào tới tỉnh lỵ.

Khi tôi lên 7, 8 tuổi, ngoài việc học hành, tôi bắt đầu được tiếp xúc, tham dự những sinh hoạt nơi đồng quê. Anh em chúng tôi thường mang trâu ra đồng, thả cho chúng ăn cỏ rồi chơi đánh khăng, đánh đáo; nô đùa chạy nhảy với lũ bạn cùng tuổi cho tới gần chiều tối mới cưỡi trâu trở về nhà.

Những chiều mùa hè, khi gió nam thổi mạnh, chúng tôi rủ nhau ra ngoài đồng thả diều. Chúng tôi thường làm hai loại diều: diều bầu và diều cốc. Diều bầu hình bầu dục, diều cốc trông như hoa 3 cánh, 2 cánh ngang 1 cánh đuôi (gọi là diều cốc có lẽ vì nó giống như con chim cốc dang hai cánh ra để phơi nắng). Diều bay lên tới một độ cao nào đó, có gió thổi mạnh đều thì bay lượn ở trên không mãi cho tới khi chủ nó kéo xuống, đem về. Nhiều khi nếu dùng dây diều, chỉ gai không bền, diều căng gió, bị đứt sẽ bay đi rất xa, có khi bay qua sông, sang làng bên. Người lớn cũng chơi diều, diều của họ rất to, có thể mang theo sáo, 1 chiếc hoặc một bộ 5 chiếc, có độ lớn và âm thanh khác nhau. Loại diều này, dây làm bằng nan tre vót rất mảnh, nối liền nhau, cột chặt bằng chỉ gai và cuộn quanh một khung tròn hình bánh xe. Khi có gió lớn mới thả được loại diều này và cần hai người lớn, một người đâm diều lên, một người chạy với vòng dây khoác trên vai. Phải khỏe lắm mới giữ được cho khỏi bị diều lôi đi khi nó lên cao. Khi diều lên cao, gió thổi mạnh, sức người dù khỏe cũng không thể giữ được lâu, họ phải đóng cọc lớn xuống đất rồi cột vòng dây vào đó. Chú tôi là một trong những người chơi loại diều này.

Những đêm mùa hè, giải chiếu nằm ngủ trên sân có gió mát, dưới bầu trời trăng sao, nghe tiếng sáo diều - với bộ sáo ngũ âm - như ru mình vào giấc ngủ tuyệt vời!

Vào mùa lúa chín, cả một cánh đồng màu vàng nhạt dưới ánh nắng chiều, từng làn gió nhẹ làm thảm lúa vàng gợn sóng đến tận chân trời, tới lũy tre xanh những làng bên, tiếp giáp với nền trời xanh và những vì sao mọc sớm, khung cảnh êm đẹp, thần tiên!

Đàn bà, trẻ con ra ngồi chơi, chuyện trò, nô đùa dưới bóng mát của hàng tre, nhìn ra cánh đồng với niềm vui tràn ngập. Vụ mùa thu hoạch sắp tới, hứa hẹn nhũng ngày hạnh phúc, ấm no.

Khi mùa gặt tới, cả cánh đồng làng vui vẻ, nhộn nhịp. Những buổi chiều mùa gặt lúa, từng đoàn người kĩu kịt gánh lúa, xen lẫn với những mục đồng trên mình trâu trở về nhà, một bức tranh quê thật đẹp, rộn rã niềm vui! Trước khi về nhà nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc, những người đàn ông rủ nhau xuống tắm ở phía cừ cuối làng. Hồi đó tôi còn nhỏ, thấy và coi chuyện đó là bình thường khi nhìn họ thản nhiên cởi quần áo nhảy xuống nước, xong rồi lên bờ, mặc lại quần áo cũ vào. Bây giờ tôi nhớ lại mới thấy là kỳ vì họ không hề ngượng ngùng (dĩ nhiên là chỉ có đàn ông, đàn bà không tắm như vậy), cũng không hề mặc đồ lót và vẫn mặc quần áo cũ!

Giai-đoạn kế tiếp là đập lúa. Những lượm lúa được cột liền vào những cái néo làm bằng hai đoạn tre dài chừng 2 bộ, nối vào nhau bằng một đoạn dây, trông tựa như võ khí của Lý Tiểu Long. Hai người lần lượt thay phiên nhau đập lượm lúa vào mặt một cối đá đặt nghiêng. Những hạt lúa sẽ rời khỏi thân cây lúa, văng ra.

Còn nhiều công việc tiếp theo sau đó như quạt lúa để loại bỏ những hạt lép, phơi lúa cho khô, xay lúa để lấy gạo, giã gạo để loại bỏ lớp cám bên ngoài để lấy hạt gạo trắng, sản phẩm cuối cùng để nấu cơm.

Khi mùa gặt đã xong, cả cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ. Những con cào cào không còn chỗ nương thân, bay lung tung. Đợi khi trời mưa xuống là chúng tôi mang chai và vỉ ruồi ra đồng đuổi bắt cào cào.Vì mưa ướt cánh nên những con cào cào không thể bay xa được . Chúng tôi dùng vỉ ruồi, chạy theo, đập rớt chúng xuống, bỏ vào chai, mang về rang, ăn với cơm. Cào cào rang với muối và lá chanh, thêm một chút mỡ, là món ăn ngon tuyệt ở miền quê, nhất là những con cào cào trứng, ăn thật bùi, béo ngậy!

Khi trời mưa nhiều, các lạch đầy nước, chúng tôi thường rủ nhau lấy đất ngăn nước, đắp bờ từng đoạn nhỏ rồi tát nước đi để bắt cá. Trò chơi này làm ướt quần áo, bùn đất dính đầy người, mặt mũi lem luốc nhưng khi bắt được nhiều cá, thật là vui!

Những thú vui khác như đi câu cá, thả ống tre bắt lươn, bắt ong mật, bắt chuồn chuồn, hun khói bắt chuột đồng…

Vào dịp Trung-thu, chúng tôi chơi rước đèn dưới đêm trăng. Đèn xếp, đèn ngôi sao, đèn cá chép… Đèn nào cũng có một cây nến ở bên trong.

Vào mùa trăng, những thanh niên nam nữ trong làng thường tổ chức hát trống quân. Họ đào một cái hố sâu dưới mặt đất, đường kính chừng nửa thước. Một mảnh gỗ đậy lên miệng hố, một sợi dây thừng căng ngang qua mặt hố và được cột chặt vào hai cột đóng xuống đất ở hai bên. Một đoạn tre đội dây thừng lên cao và đứng trên mảnh gỗ. Đoạn tre cao thì dây thừng căng thẳng và khi lấy dùi tre gõ vào dây thừng hai bên, dây phát ra tiếng kêu “thùng thùng” (tựa như dây đàn và thùng đàn). Nam nữ chia nhau ngồi hai bên, gõ vào dây thừng, đánh nhịp mà hát. Một bên hát trước, bên kia hát đối đáp lại. Họ hát những câu, nhũng bài hát ngắn, có vần, có điệu, thường là thể lục bát với ý nghĩa tình tứ, ngụ ý ướm hỏi thử thách, thăm dò tình cảm của nhau. Chúng tôi còn nhỏ, chỉ ngồi ngoài nghe mà không được tham dự,và cũng chẳng biết gì mà tham dự. Những sự lựa chọn, những mối tình thường chớm nở từ những buổi hát trống quân này.

Ngoài vụ chiêm và vụ mùa, làm lụng vất vả, bận rộn thì người dân quê sống vui vẻ, thoải mái với những ngày hội hè, đình đám; chỉ những dịp đó họ mới được ăn uống thịt thà khi làng mổ lợn, mổ trâu.

Vui thích nhất là vào dịp Tết. Nhà tôi thường mổ heo vào hôm 29 tết. Thịt heo được chia làm nhiều loại để làm giò lụa, giò thủ, giò bì, để gói bánh chưng, xào,nấu… Anh em chúng tôi chạy lăng xăng hết chỗ nọ tới chỗ kia. Thich nhất là lúc giã giò. Thịt nạc được bỏ vào cối đá, dùng chày lớn để giã thịt cho tới khi nát nhuyễn, cho nước mắm vào, trộn đều, cuối cùng, dùng lá chuối để gói thành cái giò. Tiếng giã giò lốp bốp nghe thật vui tai. Anh em chúng tôi cứ chầu chực bên cạnh những người giã giò, đợi khi có miếng thịt nát nhoét nào bắn ra là vội vét lấy ngay, góp dần lại, lấy lá chuối gói thành một cái giò nhỏ xíu.

Chiều 30 Tết thì gói bánh chưng. Vật liệu gồm có gạo nếp đã ngâm nước, đậu xanh cũng đã ngâm nước, thịt ba chỉ trộn muối và hạt tiêu. Lá để gói bánh chưng là lá rong, rộng chừng 1 bộ, dài hơn 2 bộ, mềm dẻo và không dễ bị gãy, rách. Thày tôi gói bánh chưng rất khéo, rất chặt tay, vuông vức và đều. Những chiếc bánh chưng mới gói, màu lá xanh tươi, dây lạt tre màu trắng trông mới đẹp mắt làm sao! Anh em chúng tôi cũng gói cho mình một chiếc nhỏ. Để thịt và đậu vào giữa gạo ở trên lá rồi gói thật là khó, không thể gói chặt và vuông theo ý mình được. Cuối cùng, chiếc bánh ra hình khối chữ nhật và nó mềm xèo!

Bánh chưng mới gói được xếp vào một thùng sắt lớn, đổ nước vào, đặt trên bếp giữa sân, chất củi đun ở dưới. Phải ninh bánh hàng 5, 6 giờ đồng hồ, thêm nước nhiều lần, thường là qua giao thừa mới chín được.

Lễ cúng giao thừa vào đúng nửa đêm 30, để “tống cựu, nghinh tân”, đón ông bà, các cụ về và đốt pháo mừng năm mới.

Sáng mồng một Tết thường là thủ tục xông nhà và xuất hành. Người ta thường chọn những người có tuổi, hiền lành, phúc đức, mau mắn và có nhiều con cái để nhờ xông nhà mình, lấy hên. Chủ nhà thường xem bói hoặc xem lịch để biết hướng đi nào hợp với tuổi mình mà xuất hành, mong cho cả năm được may mắn.

Sáng mồng một Tết, chả cần ai gọi, anh em chúng tôi cũng dậy thật sớm để được mặc quần áo mới, được phát vốn, mừng tuổi (phát-vốn là lì-xì).

Khung cảnh ngày Tết thật là nhộn nhịp, nhiều màu sắc, khác hẳn với trong năm, chỉ có một màu nâu hoặc đen. Trong nhà, ngoài ngõ rộn rã tiếng cười đùa, chào hỏi nhau, tiếng pháo nổ đì đùng khắp nơi. Người ta chúc tụng nhau đủ mọi lời tốt đẹp. Câu chúc thông thường nhất là: "Chúc ông bà giàu bằng ba, bằng bốn năm ngoái, đầu năm sinh con gái, cuối năm sinh con trai”.

Thích nhất là lúc được mẹ tôi hoặc chị tôi cho đi theo chúc Tết họ hàng vì sẽ được ăn bánh kẹo và được tiền phát vốn. Hồi đó tôi không thấy tiền giấy, chỉ có đồng xu và đồng trinh (trinh bằng nửa xu).

Nhà nào nhà nấy, bàn thờ ông bà lúc nào cũng khói hương nghi ngút, thức ăn, trái cây la liệt! Những ngày Tết ai cũng được ăn nhiều, vì vậy mới có câu: "Đói giỗ cha, no ba ngày Tết".

Ba ngày Tết qua mau. Ngày mồng 3 là ngày hóa vàng tức là đốt vàng mã để tiễn đưa ông bà, các cụ ra đi. Một nỗi buồn sau những ngày vui, cũng là nỗi buồn sắp phải xa nhà ra tỉnh học!

Từ năm 6, 7 tuổi, mẹ tôi đã gửi chúng tôi vào tỉnh học, trọ ở nhà bác tôi, một năm chỉ về nhà hai lần là dịp Tết và nghỉ hè. Mẹ tôi phải bán nhiều thóc lúa để cho chúng tôi đi học. Từ làng vào tỉnh lỵ chỉ cách chừng 20 cây số mà sao ngày ấy tôi thấy xa xôi quá vì chúng tôi đi bộ, mất hơn nửa ngày mới tới. Mẹ tôi thường đưa chân chúng tôi trên con đường đê sau làng. Mẹ tôi dặn dò anh cả tôi (lớn hơn chúng tôi chừng 5,6 tuổi) và chúng tôi đủ điều. Đưa chân hàng cây số mẹ tôi mới quay về. Đi được một đoạn đường tôi lại ngoái cổ nhìn, mẹ tôi còn đứng đó. Tôi nhìn lại nhiều lần cho tới khi mẹ tôi khuất bóng mới thôi.

Sau này mẹ tôi thường kể lại rằng mỗi lần đưa chân chúng tôi vào tỉnh học, khi về nhà, mẹ tôi hết đứng lại ngồi, lên nhà trên, xuống nhà dưới, bụng bồn chồn, nôn nao, không làm gì được cả!

Tôi cảm phục sự can đảm của mẹ tôi. Tôi kính yêu, biết ơn và thương nhớ mẹ tôi vô vàn! Một bà mẹ quê Viêt Nam ít học mà biết nhìn xa, trông rộng; thương con mà đành phải xa con, chỉ vì tương lai của con, mong con nên người. Nếu mẹ tôi cũng như những bà mẹ quê khác, bất quá chúng tôi cũng lớn lên, lấy vợ, sinh con ở làng, là một phú nông an phận vói cuộc sống bình dị nơi đồng quê. Bây giờ tôi đã già rồi mà tôi vẫn thường nhớ tới mẹ tôi luôn luôn. Mỗi lần nhớ tới mẹ, tôi không khỏi rơm rớm nước mắt. Mẹ tôi đã mất lâu rồi, 40 năm rồi, từ năm Mậu-thân 68. Tôi vẫn thường tự trách mình, sao không làm được hơn nhũng gì đã làm để cho vui lòng mẹ hơn. Khi viết những dòng này, tôi lại khóc rồi đó!

Sau vài ba năm ở bậc tiểu học, biến cố 1945, chúng tôi về quê học tiếp lớp nhì, lớp nhất ở những làng bên và chúng tôi lại gần gũi, gắn bó với những sinh hoạt đồng quê.

Năm 1950, chúng tôi lại “trở về thành”, vào bậc trung học. Trong những năm này, vì thời cuộc nên chúng tôi ở luôn tỉnh mà không trở về làng nữa cho tới 1954, vừa xong trung học phổ thông, chúng tôi cùng gia đình vào Nam. Lần ra đi này, xa hẳn quê hương, đi về phía bên kia dòng Bến-Hải.

Tôi nhớ khi vào Nam, đoàn người căng lều tạm trú trên một bãi cỏ rộng ở Bình Đông, đêm nằm dưới bầu trời trăng sao. Đặc biệt là mấy ngày hôm đó, đài phát thanh (radio chạy pin) phát đi, phát lại bài “Thuyền viễn xứ” của Phạm Duy “… Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi…” bản nhạc gợi lòng nhớ quê hương não nề, tha thiết! Bài này đối với tôi là một kỷ niệm khó quên!

Những năm cuối cùng của bậc Trung học, gia đình tôi thay đổi chỗ ở nhiều lần nên tôi không có ý niệm sâu đậm gì về quê hương mới. Tôi vào Đại-học sư-phạm, ra trường và bắt đầu nghề dạy học, ở Cà Mau 4 năm rồi về Trung học Thủ Đức. Thế rồi biến cố 75, lại một lần nữa ra đi, quê hương xa vời vợi!

Lần đầu tiên tôi xa đất nước. Con tàu viễn xứ đưa tôi dời khỏi Việt Nam. Quay nhìn lại quê hương, xa thẳm, mờ dần và chỉ còn là trời biển mênh mông! Những ngày lênh đênh trên sóng nước, những khi hoàng hôn xuống, mặt trời sắp lặn, chỉ còn những vạt nắng yếu ớt sau cùng còn sót lại ở cuối trời, lòng kẻ tha hương nặng trĩu nỗi buồn! Người ta thường ca ngợi cảnh hoàng hôn trên mặt biển, giờ đây đối với tôi, chẳng còn lòng dạ nào để mà thưởng thức. Tôi chỉ thấy đó là một ngày sắp hết, một màu ảm đạm của tương lai! Giờ phút ấy, tôi chợt nhớ tới hai câu thơ cuối trong bài “Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu, rất hợp tình, hợp cảnh:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng gợi buồn lòng ai.
(Tản-Đà dịch)


Những năm tôi sống ở Hoa Kỳ, nhận nơi này làm quê hương, thật lòng mà nói, chẳng có một chút tình cảm đậm đà gì. Tôi nhớ cách đây chừng 15, 20 năm, có lần họp mặt cựu giáo sư và học sinh Chu Văn An, thày Lãng, tổng giám thị, từ Úc châu qua, lên đọc một bài thơ do ông sáng tác, tôi chỉ còn nhớ một câu cuối:

“Đất nước này đâu có phải quê tôi”.

Thày Lãng cũng đã mất nhiều năm rồi, thày hẳn cũng đã được trở về quê hương của mình.

Nhũng lúc rảnh rỗi tôi vẫn nhớ về quê cũ và những kỷ niệm thời thơ ấu. Dù nhắm mắt lại, hình ảnh làng cũ với lũy tre xanh, cây đa, cánh đồng lúa vàng vẫn hiện lên đậm nét. Một bài hát mà tôi cho là hay nhất, gây cảm xúc mạnh nhất đối với tôi, đó là bài “Chiều Quê” của Hoàng Quý: “Quê nhà tôi, chiều khi nắng êm đềm, chạy dài trên khóm cây, đàn chim ríu rít ca. Bao người ra ngồi hay đứng bên thềm, chuyện trò chung với nhau, đời sống thần tiên”. Lời ca thật bình dị, gợi cảm, nhắc nhở nhiều kỷ niệm, hình ảnh; một vùng trời quê hương, cả một thời thơ ấu!

Một bài hát nữa, cũng rất dễ làm tôi thả hồn về quê cũ, bài “Hương Xưa” của Cung Tiến:

“Còn đó bóng tre êm ru, còn đó gốc đa hẹn hò, còn đó những đêm sao mờ hồn ta mênh mang nghe sáo vi vu.” Đó cũng là nỗi niềm thương nhớ quê hương của một thời hoàng kim đã xa rồi mà nay chỉ còn trong hoài niệm.

Những năm đầu tiên sống ở Hoa Kỳ, tôi nghĩ hy vọng trở về quê hương, làng cũ thật xa vời, vô vọng. Nhưng rồi hoàn cảnh dần dần đổi thay. Chừng 20 năm sau đã có một số người về Việt Nam. Tôi nao nức chờ dịp trở về, chỉ để thăm lại quê xưa.

Sau nhiều năm mong đợi, rồi cũng đến ngày trở về, cảm giác thật là nôn nóng, hồi hộp!

Chúng tôi từ Hà Nội về Hải Dương để gặp một người bạn cùng làng, từ hồi còn để chỏm và đi học với nhau đến hết Trung học đệ nhất cấp. Chúng tôi mướn một chiếc xe đi về làng. Dọc đường, nhận xét đầu tiên của tôi là những làng dẫn đến làng tôi đều trơ trụi, không hề thấy lũy tre xanh nào cả! Khi xe ngừng lại và bạn tôi nói: "đã đến rồi đây", tôi ngạc nhiên tự hỏi, quê nhà mình đây sao? Lũy tre xanh bao quanh làng ngày xưa không còn nữa, nhà trệt nhỏ xíu, xây lô nhô đủ hình dạng. Đi khắp mọi nơi mà tôi không nhận ra một di tích của ngày xưa. Cây đa trước làng, lối ra cánh đồng không còn nữa, nhánh sông chảy vào làng và cả con sông đã bị lấp rồi và dĩ nhiên con đò ngang cũng đâu còn nữa!

Tôi buồn ngẩn ngơ vì sự thay đổi quá nhiều, đến độ tàn nhẫn! Tôi chợt thông cảm nỗi buồn và niềm hoài cổ của thi sĩ Trần Tế Xương qua bài “Lấp sông Nam Định”

Sông kia rày đã nên đồng,
Nơi làm nhà cửa, nơi trồng ngô khoai.
Đêm đêm nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

Khu nhà tôi ở ngày xưa, nơi tôi sinh ra đời và lớn lên, bây giờ đã chia năm xẻ bảy, nhà những người khác cất lên ở đó. Cây nhãn gốc to bằng người ôm đã bị chặt đi, hai cái ao trước và sau nhà đều bị lấp mất rồi!

Tôi nhớ, gần bến đò phía sau làng có một cái miếu thờ thần. Cạnh miếu có một cây đa cổ thụ, gốc đa rễ chằng chịt, người làng thường trông thấy những con rắn đen sặc sỡ, có mào ở đầu, họ bảo là rắn thần. Gần đó, trên bờ sông có một cây vừng lớn, có những sợi dây hoa màu hồng buông rủ xuống. Chúng tôi thường ngắt những dây hoa, buộc thành vòng, đeo quanh cổ. Cạnh đó là một cây sung, thân cây lớn, nằm là đà ra tới giữa sông. Chúng tôi đi tắm sông, thường ngắt cành sung, giả làm dù rồi nhảy từ trên cây xuống, người trần trụi!

Giờ đây cái miếu, cây đa, cây vừng, cây sung và cả con sông đều không còn nữa. Nhìn nơi nền miếu cũ, trạnh nhớ tới bài thơ của bà Huyện Thanh Quan:

Lối xưa xe ngựa,hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài,bóng tịch dương.
(Thăng Long thành hoài cổ)

Cảnh cũ đã như vậy, người xưa thì kẻ mất người còn. Anh em con chú bác đều già cả. Tuy họ có hơn tuổi tôi một chút, nhưng sao trông họ, tôi không nhận ra, râu tóc bạc trắng, bờm xờm, dáng đi lụ khụ, thần sắc lờ đờ!

Tôi tìm gặp lại một người bạn hàng xóm thưở xưa. Hồi hai đứa chơi với nhau, có lần tôi theo anh ta lên đầu làng bắt ong. Anh ta trèo lên một cây rất cao, có hoa để bắt những con ong đang hút mật (loại ong này to bằng ngón tay cái, có hai màu đen và đỏ, vặn đầu nó rời khỏi thân, sẽ rút ra được một bọng mật trắng, to bằng giọt nước). Anh ta tay không nhón bắt từng con, vặt cánh rồi ném xuống cho tôi lượm. Khi trèo xuống khỏi cây, anh ta nói với tôi là có lẽ cây này có ma và bảo tôi bắt chước anh ta vạch quần ra, đái vào tay rồi xoa lên mặt để trừ ma! Tôi sợ quá, làm theo, chẳng ngại gì bẩn và khai! Bây giờ tôi tìm và gặp lại được anh ta, một ông cụ già hơn tôi; tôi bèn nhắc lại kỷ niệm ấy, tưởng rằng ông cụ sẽ bật cười thích thú, ai ngờ ông cụ chỉ ậm ừ cho qua chuyện, dường như không nhớ gì cả! Cũng đã hơn 60 năm rồi, nhưng sao tôi còn nhớ rõ?

Bây giờ người ta không chì trồng lúa như ngày xưa mà xen lẫn những ruộng ngô, khoai, dưa và cả mía nữa, nên cánh đồng trông không còn đồng nhất một màu.

Dân làng bây giờ cũng không hoàn toàn sống bằng nghề nông. Họ làm nhiều nghề khác nhau: thợ mộc làm bàn ghế, đóng giường, tủ; thợ nề xây cất nhà cửa, mua bán vật liệu…

Phải công nhận là bây giờ họ khá giả hơn ngày trước và chắc chắn họ không muốn trở lại nếp sống ngày xưa.

Ngày xưa, làm ruộng vất vả, chân lấm tay bùn. Ngoài hai vụ lúa, thời gian còn lại thì rảnh rang: "Tháng giêng ăn Tết ở nhà, tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè". Mức thu hoạch mùa màng cố định, năm nào cũng như năm nào, cả vậy suốt đời, đời nọ sang đời kia. Họ an phận thủ thường. Một xã hội như vậy làm sao mà tiến bộ, giàu mạnh được? Vậy thì sự thay đổi bộ mặt nông thôn là điều cần thiết, tất yếu.

Nhưng tôi không quan tâm tới điều đó. Tôi chỉ thấy không có lũy tre xanh mà chỉ có những cột điện, dây điện chằng chịt thì không còn là làng quê nữa. Bây giờ chẳng có một con trâu, nông nghiệp đã được cơ khí hóa, cày bằng máy. Bây giờ không còn con sông chảy vào làng, không người chài lưới, làm sao còn có cảnh:

Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
(Bà Huyện Thanh Quan)

Hình ảnh thân yêu mà tôi hằng ấp ủ và mong thấy lại khi trở về đã không còn nữa!

Tôi thẫn thờ vói chiếc video camera, mang về để mong ghi lại hết hình ảnh quê hương, đành buồn nản cất đi.

Tôi nhắm mắt lại để mang ra từ trong ký ức, quê hương tôi ngày xưa: Từ cánh đồng bao la, từ mái đình làng, những con đường nhỏ quanh co đi vào xóm cho tới những bờ tre, bụi chuối, ao rau muống, giậu mồng tơi, cây cam, cây bưởi, hàng cau, giàn mướp…Tất cả đều tầm thường, bình dị, nhưng sao mà quen thuộc, thân yêu! Chúng như có linh hồn và quá gần gũi với mình qua suốt cả một thời thơ ấu, và hơn nữa, có một cái gì huyền bí, thiêng liêng vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn, quê cha đất tổ.

Người nói về quê hương mình, chắc chắn là có những nhận xét chủ quan. Ai chẳng cho rằng quê hương của mình là đẹp hơn cả. Dưới con mắt người khác, chỉ là một cái nhìn vô cảm, nhưng đối với mình lại là cả một trời thương yêu, một vùng kỷ niệm.

Vậy mà nay những hình ảnh đó không còn nữa! Còn đâu lũy tre làng rủ bóng mát buổi trưa hè, còn đâu cánh đồng lúa bát ngát một màu, còn đâu gốc đa nơi trai gái hẹn hò, còn đâu con đò đưa khách sang sông!

Ôi! sao tôi cứ nhắc đi nhắc lại những hình ảnh này? Có người đọc sẽ nói: "biết rồi, khổ lắm, nói mãi!" Nhưng tôi cứ muốn nói vì quá luyến tiếc, như muốn cố níu kéo lại những gì đã mất.

Tôi có tâm trạng của một kẻ đi tìm lại dĩ vãng mà theo luật đào thải đã không còn, theo dòng thời gian, đã trôi đi. Một trời quê hương, một thời thơ ấu, trắng tay kỷ niệm!

Tôi tự hẹn lòng, sẽ không bao giờ trở lại chốn xa lạ này để phải chịu đựng nỗi buồn mất mát lớn lao, như nỗi buồn của một kẻ mất quê hương.

Với tâm trạng đó, tôi trở vào Nam. Sài Gòn vẫn là thành phố cũ với những con đường xưa tuy đã thay tên. Sài Gòn phát triển về chiều cao và một biển người!

Ngày tôi ra đi, cả một thế hệ hiện tại còn chưa ra đời, ngày tôi trở lại, họ đã ngoài 30 tuổi, đối với tôi hoàn toàn xa lạ, tôi cảm thấy mình lạc lõng! Tôi đi tìm lại cảnh cũ, người xưa.

Đường phố Sài Gòn bây giờ đông người quá, xe cộ đủ loại, chen lấn nhau mà đi, tiếng người huyên náo, còi xe inh ỏi!

Ngày xưa, những buổi trưa hè, tôi đạp xe đạp, thong thả qua trường Gia Long đường Phan Thanh Giản hay qua những biệt thự ở đường Tú Xương vắng vẻ, dưới những hàng cây cao, chỉ nghe thấy tiếng lá rụng và tiếng ve sầu. Chỉ cần lái xe một tay thoải mái, tay kia buông thả với điếu thuốc lá. Bây giờ, những con đường Sài Gòn, bạn không thể lái xe một tay, phải dùng cả hai tay để còn len lách, sát cánh với những xe khác mà đi. Khi bạn đi bộ mà phải qua đường mới là một chuyện đứng tim, đau đầu! Không thể chờ cho tới khi vắng xe vì sẽ không bao giờ vắng cả, họa chăng là một vài giờ! Dòng xe cứ ào ào đi tới! Khi có người nhà ở địa phương đi cùng, thì họ kéo đại tôi sang đường, chặn đầu đoàn xe mà sang. Họ nói, xe nó phải tránh mình chứ mình không phải tránh xe. Mà quả như vậy, những xe hai bánh lách sát qua mình tôi, xe bốn bánh cũng lách hoặc đi chậm lại. Qua bên kia đường rất lẹ, nhưng phải vài lần hú vía! (mình hú vía thôi chứ người nhà tôi thì tỉnh bơ!) Lối qua đường như vậy quả là thực dụng, tôi thấy mọi người đều làm như thế. Muốn sang đường là sang ngay, không chờ đợi vì chờ đợi thì chẳng bao giờ sang đươc. Thực tế là như vậy nhưng tôi thấy cách đó quả là coi thường mạng sống. Họ không dám đâm xe vào mình nhưng nếu rủi mà họ không tránh được là mình lãnh đủ! Trường hợp đó có tỷ lệ xảy ra rất cao! Tính mạng con người ở đây hình như hơi mong manh!

Vườn Tao Đàn đông người, nhộn nhịp từ sáng sớm. Người ta ra đó để tập thể dục, từng đoàn người tập chung với nhau. Những ngày ở Sài Gòn tôi vẫn ra đó đi bộ. Vườn Tao Đàn ngày nay không còn vắng lặng như xưa nữa! Tôi nhớ tới bài “Trả lại em yêu” của Phạm Duy ca ngợi vẻ thơ mộng của Sài Gòn: "Trả lại em yêu, khung trời đại học, con đường Duy Tân, cây dài bóng mát, buổi chiều khuôn viên, mây trời xanh ngắt…” Con đường Duy Tân giờ đây, dù còn cây dài bóng mát, nhưng người ta đã phá tan sự trầm lặng, tịch mịch của nó. Khung trời đại học, ghế đá công viên không còn nhiều màu sắc thiên nhiên, không còn vẻ thơ mộng tình tứ nữa. Ở đâu cũng thấy những người là người! Số người nhiều gấp 10 lần ngày trước mà!

Tôi tìm lại những con đường đã đi “bát phố” ngày xưa. Đường Pasteur có hàng nước mía Viễn Đông, xế trước cửa có một người Trung Hoa bán hàng rong với mấy món mà tôi khoái: dồi trường, tim gan, bao tử phá lấu, được cắm vào bằng những cái tăm tre, tăm gỗ. Đường Nguyễn Huệ cửa thương xá Tax, chiều nào cũng có món thịt bò khô với đu đủ bào, rau thơm trong một chiếc đĩa nhôm. Người bán hàng, một tay là chai tương ớt đỏ, tay kia là chai nước giấm đường và tỏi, cùng một lúc dốc ngược hai chai, đổ vào đĩa. Thịt bò khô, gan bò khô, đu đủ, nước giấm đường tỏi ăn thật là tuyệt! Những nơi đó, bây giờ không còn, chắc là hàng rong bị cấm ở mặt tiền thành phố.

Tôi lại động lòng hoài cổ rồi! Bắt chước Nguyễn Đình Liên mà than:

"Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?"


Phải công nhận, Sài Gòn bây giờ trù phú hơn xưa nhiều lắm. Hiện tại cũng là lẽ tất yếu. Đây là sự tiến bộ, phồn thịnh, nhưng sao tôi vẫn thích cái “ngày xưa” ấy. Hoài niệm những gì mà nay chỉ còn là “vang bóng một thời”, tìm lại quá-khứ mà tôi cho là thời hoàng kim ấy, tựa như đi tìm ảo ảnh, lội dòng nước ngược!

Tôi nhận thấy Sài Gòn ngày nay không còn thích hợp với mình nữa rồi, cảnh cũng như người. Bạn bè ngày xưa, dù là thân thiết, bây giờ gặp lại, tuy vui vẻ bề ngoài, nhưng tôi vẫn cảm thấy có một cái gì đó, gượng gạo, cách biệt, khó diễn tả thành lời!

Ta về tắm ao ta không được thì đành về tắm ao người! Tôi về lại Hoa Kỳ. Tôi suy nghĩ nhiều ngày về sự mất mát cùng lòng hoài niệm và nhận thấy điều này: Quê hương đẹp, Sài Gòn đẹp ngày xưa, người ta không muốn giữ hay vì hoàn cảnh mà không giữ được, họ làm mất nó đi. Họ thay thế cái đẹp mơ hồ, mông lung mà tôi cho là thần tiên, thơ mộng bằng những lợi ích thực tế, những giá trị vật chất cụ thể. Họ bằng lòng với cái hiện tại và không hề nuối tiếc, hoài niệm dĩ vãng. Hơn nữa, hình ảnh dĩ vãng đó bị thay thế, biến đổi dần dần đồng thời cái mới cũng tồn tại dần dần cho đến ngày nay. Quá khứ bị đào thải, xóa mờ hẳn khiến người ta không còn nhớ nữa, chẳng hề để tâm, hoài niệm. Những hình ảnh, những kỷ niệm không còn ở trong ký ức của họ. Còn tôi, không chứng kiến, trải qua những thay đổi đó, ký ức ngày xưa thế nào bây giờ vẫn thế, còn nguyên vẹn.

Vậy thì chính họ mới là những kẻ mất quê hương thần tiên, mất Sài Gòn thơ mộng dù rằng họ chẳng có nỗi buồn mất mát. Tôi mới chính là ngưới còn giữ được hình ảnh của quê hương xưa, nét đẹp của Sài Gòn cũ, nhắm mắt lại tôi vẫn còn thấy được.

Vì ở trong thực tế nó không còn nữa nên tôi càng quý, cố gắng giữ gìn và sẽ giở trang ký ức, ôn lại luôn luôn để được gần gũi cho tới những ngày cuối của cuộc đời.

Cầu mong cho tôi sẽ không bị bệnh lãng trí để còn được sống với dĩ vãng.

Tôi vẫn còn quê hương thần tiên thuở xưa.

Tôi vẫn còn Sài Gòn nên thơ ngày cũ.


Houston mùa Hạ, 2008
Trần Ngọc Giới

http://www.trunghocthuduc.com/dacsan.../quehuong.html
Sinh ồn chuển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm