Truyện Ngắn & Phóng Sự
Qua Cầu Ðể Rớt Lời Thề Với Em - Nguyễn Trọng Hoàn
Miếu
Ả Ðào.
Làng Cao Hương, còn gọi là làng Si, xã Vĩnh Hào,
Ở cuối Xóm Ðầu có một ngôi miếu cổ. Dân địa phương
gọi là miếu Ả Ðào.
Ðứng từ phía đầu làng, người ta đã trông thấy vòm
mái đầy rêu của ngôi miếu, thấy những tàn của cây
gạo già có sắc hoa đỏ thắm như mặt trời, trông gần
giống như một bát máu tươi, trông xa như một mâm
xôi gấc. Thân cây xù xì. Thời gian đã vạt một hốc
trên một cành cây to nhất, tạo thành nơi ẩn cư của
một lão cú già độc chiếc, ban đêm phát ra những
tiếng kêu âm u như tiếng vọng của những âm hồn,
như tiếng thì thầm khấn vái của mụ phù thủy độc
ác.
Vào tháng Ba hoa gạo nở đầy cành. Khi những cơn
gió chớm thu bắt đầu thổi làm những nhánh hoa gạo
rơi vãi xuống đất, trải thành một lớp thảm đỏ dưới
gốc cây, chỗ có một khoang đất nhô cao lên. Các
người gìa trong làng bảo rằng dưới đó cớ một ngôi
cổ mộ.
Chuyện chung quanh ngôi mộ này thì rất nhiều, nhưng
tựu trung chỉ để làm rõ chuyện khu miếu này có ma!.
Ðã có nhiều người thấy cô ma ấy.
Vào những đêm trăng thanh gió mát, người ta nghe
được những tiếng hát nức nở, không phải chỉ có một
hai câu mà là cả bài hát đầy đủ, rất đúng âm luật.
Có cả tiếng hát vỉa, hát cách của luật hát chèo.
Giọng ca yêu điệu, khi cao, cao như ngọn cây tre.
Khi thấp thì la đà, bát ngát mang hương thơm của
những nhành sen trong một cái ao nhỏ sau miếu.
Những hôm mưa dầm gió bấc, nhiều người cả quyết
đã trông thấy một cô con gái xinh đẹp, mặt hoa da
phấn hiện ra, vừa nhảy múa trong mưa, vừa ca hát.
Tiếng ca có lẫn tiếng khóc, nức nở bi ai. Trong
tiếng thổi vù vù ghê lạnh của những ngọn gió mùa
đông bắc, người ta nghe thấy cả tiếng nhị đệm thảm
thiết, lê thê. Trong những bài hát người ta nghe
được, có một câu ai ai cũng truyền miệng là:
Thiếp khuyên chàng đèn sách văn chương
Dầu hao thiếp rót, bấc non thiếp ngắt
Ngọn đèn tàn thiếp thêu.
Chàng hở, chàng ơi.
Rồi người ta kết luận rằng cô gái này chót trao
trái tim mình cho ai đó, nhưng không toại, đã tự
vẫn, thỉnh thoảng hồn ma lại hiện về than vãn cho
nỗi cô đơn ở dưới âm phủ.
Dân xóm Thượng xóm Hạ vào ngày rằm, nhất là ngày
rằm tháng bẩy hay kéo đến đây đốt nhang, xin xâm.
Có những người, những cặp, có những kiện tụng, giận
hờn, đem nhau đến đây để thề bồi hoặc nhờ cô phân
xử. . . Nhưng kỳ lạ thay, cô ma không màng chuyện
đời thường nên chỉ chứng giám những lời thề, lời
xin của những đôi lứa, yêu ghen, giận hờn nhau,
chứ không bao giờ linh ứng đến những bụi bậm đang
bon chen nơi chốn hồng trần.
Ngày xưa, có một người. . .
Cách đây khoảng 600 năm, đó là thời vua Lê Thánh
Tông. Thế nước đại trị. Nhà vua lại là người cực
kỳ thông minh, thờ mẹ chí hiếu, ông thường nhớ đến
công đức của ông nội mình là Ðức Thái tổ, tức vua
Lê Lợi. Ông hay nhắc nhở quần thần một câu như sau:
Ta phải giũ gìn cẩn thận, đừng để cho ai lấy một
phân núi, một tấc sông cuả Thái Tổ để lại.
Quả thực, một giải non sông gấm vóc mà tiền nhân
để lại ấy, đã được nhà vua trị vì rất anh minh.
Tuy chinh chiến ở phương Nam còn liên miên, ở đâu
đó nơi phương bắc còn vài đám giặc cỏ, nhưng nhìn
chung thì đời vua Lê Thánh Tông mới là thời thịnh
đạt.
Ðó cũng là thời điểm có một khối tình. . .
Lương Thế Vinh là một thanh niên tuấn tú, gia đạo
thanh bần, ngoài giờ học chàng thường giúp gia đình
chăn trâu cắt cỏ. Thế vinh rất giỏi về hai mặt trái
với tính cách của nhau là nghệ thuật và toán pháp,
chàng thường vạch đất để chỉ cho các bạn mục đồng
của mình để giảng giải cho họ về cách quân điền
có từ thời Thái Tổ Hoàng đế, đến phép phân điền
của đương kim Thánh Tông.
Ðám bạn dốt nát cứ ngớ ra chẳng đứa nào hiểu gì
cả, nhưng đứa nào đứa ấy cũng rất thán phục Lương
Thế Vinh.
Thế Vinh thấy thế, vội nói:
- Thôi các người không thích môn này thì thôi, để
ta hát chèo cho nghe vậy .
Chàng lấy hai thanh tre, vừa hát vừa gõ nhịp, giọng
chàng cao thanh nhưng không uỷ mị, lả lướt nhưng
không sa đà, cứ thế hòa với những tiếng xào xạc
của những rặng tre già, tiếng mõ trâu uể oải về
chuồng . Tiếng chim chích chòe véo von, khiến ai
nghe được lòng dạ cũng ngẩn ngơ. Sau đấy, chàng
còn dạy cho các bạn cách vỗ tay theo nhịp hát của
chàng.
Hát xong, thấy mặt trời đã xế non đoài, chàng vội
bảo với các bạn:
- Thôi đã đến giờ ta phải sang hầu thày rồi.
Thày dạy học của Lương Thế Vinh là cụ Phạm Ðình
Hoè, cháu ruột của lương đống dựng nước PhạmVăn
Xảo.
Cùng với Trần Nguyên Hãn, hai quan đại thần này
đã phù tá cho vua Lê Lợi lập nên rất nhiều công
to, ông cũng được Nguyễn Trãi rất kính phục.
Nhưng thói đời: “ Chim đã hết, cung tên cất đi.
Thỏ nhanh chết rồi, chó săn phải chết.” Công thần
Phạm Văn Xảo không qua khỏi cái an bài khắc nghiệt
ấy, nên khi giặc Minh đã bị đánh đuổi về nước, ông
lại bị tính nghi ngờ, hay nghe lời sàm tấu của vua
Lê Lợi, nên toàn gia đã bị tru lục. Gia đình tông
tộc của Phạm Văn Xảo cũng bị giết chết hết, duy
chỉ có người tì thiếp đang có mang trốn thoát được
nên trôi giạt về đây làm thày dạy học. Ðến năm Nhân
Tông thì có lệnh đại xá cho những công thần như
Nguyễn Trải, Trần Nguyên Hãn, Pham Văn Xảo. Nhà
vua đã phái một quan khâm sai về tận làng, vời ông
ra giúp việc nước nhưng ông nại cớ bệnh yếu, cương
quyết chối từ.
Thày Phạm Ðình Hoè vợ mất sớm, có một người con
gái tên là Phạm Thị Năng Phương. Nàng rất thông
minh và sáng trí. Ngay từ khi mới lên 8 tuổi, chỉ
nghe học trò của thày đọc sách, mà nàng thuộc lầu
hàng chục bài thơ trong kinh Thi, cũng như nhận
biết rất nhiều chữ Hán. Lên 8 nàng đã được ngồi
học chung với nhiều người lớn tuổi hơn, chẳng mấy
năm đã học hết Tứ thư, Ngũ kinh. Năm nàng 16 tuổi,
nàng đã lầu thông kinh sử.
Phương có sắc đẹp như một ngó sen, có dáng vóc cao
thanh, tính tình thuần khiết, lại so với những cô
con gái cùng lứa, nơi dân dã này thì nàng hơn hẳn.
Có nhiều người rắp ranh bắn sẻ nhưng nàng đều cự
tuyệt.
Nàng hơn Thế Vinh hai tuổi, là con của thầy, lại
là trưởng tràng nên Thế Vinh phải gọi nàng là chị.
Thế nhưng ở trong ngóc ngách của hai con tim thanh
xuân ấy, đã có những giọt mưa xuân ngọt ngào, có
nắng hạ vàng đầm ấm . Và khi những ngọn thu phong
hiu hắt làm khô những cánh đồng, làm những chiếc
lá vàng lác đác lìa cành, thì những lúc vắng nhau,
cả hai đều cảm thấy thiếu vắng, thấy bâng khuâng.
Một hôm Vinh nói với Phương
- Nhân ngày mùa đã xong, làng ta có mời hội chèo
của Trấn về đây, chị em mình đi xem hát đi?
Phương vào xin cha, cha chàng đang đọc sách, không
ngẩng đầu lên:
- Ði thì đi, nhưng không được đi cùng với thằng
Vinh, người ta đã bắt đầu xì xầm rồi đó con ạ.
Trăng non đến sớm hơn những người đi xem hát, họ
đi dưới những con đường làng nhờ nhờ ánh trăng ấy.
. Bầu trời đêm nay như mát hơn mọi bữa, gió như
nao nức, thổi bay bay những cây đèn bão họ đang
cầm tay.
Thế Vinh cùng đám trẻ mục đồng vừa đi vừa cười nói
huyên thiên.
Ðến nơi, tất cả cứ ngớ ra, sân rạp thì đã dọn sẵn,
đèn hoa đã như sắp sẵn, thế mà đoàn hát như có phần
bối rối.
Người ta kháo nhau:
- Này có khi phải đình lại đấy! Rõ chán, có tay
kéo nhị thì lại bị ốm, chán chết đi được.
Ai ai cũng mang vẻ thất vọng, chúng mục đồng bàn
với nhau:
- Chỉ có thằng Vinh, thằng Vinh thì mới được.
Chưa ai dám làm việc đề nghị ấy thì Phương đã đi
vào trong hậu trường, cô đã cho người chủ phường
biết là có một thanh niên tên Thế Vinh có thể thay
được việc kéo nhị kia. Cô đã từng thấy Thế Vinh,
chỉ có nghe ông hát xẩm một lần mà chàng có thể
điều khiển nổi ngũ âm một cách tài tình, nhuần nhuyễn.
Người chủ giàn bán tin bán nghi, nhưng không thể
nào không nghe, bèn mời Thế Vinh vào . Ông ta thất
vọng ngay khi thấy gương mặt trẻ măng, cử chỉ thô
vụng nhưng tự tin của chàng thanh niên quê mùa.
Thế nhưng, những e ngại ban đầu ấy bỗng nhiên biến
mất ! Thế Vinh vừa kéo nhị, vừa lấy hai cái phách
gõ nhịp cho cô đào nhất hát điệu “ Chúc Cẩm Hồi
Văn”.
Cả sân chèo im bặt trong tiếng hát mịn màng, xa
vắng nhưng chua xót của nỗi lòng chinh phụ. Người
ta thấy Kim Lệ, tức là cô đào nhất, liếc ánh thu
ba về phía Thế Vinh , giọng nàng trầm hẳn xuống:
Thiếp khuyên chàng đèn sách văn chương
Dầu hao thiếp rót
Bấc non thiếp ngắt
Ngọn đèn tàn thiếp thêu.
Riêng Thế Vinh nhìn dáng thi tứ của Kim Lệ, chàng
thấy rạt rào, cái cảm giác đó nó mới mẻ làm sao!
Lần đầu tiên nó gõ cửa trái tim chàng, nó như đã
chờ sẵn ở đâu đó trong lòng chàng, nó mới mẻ đến
độ chàng cảm thấy ánh trăng sáng hơn, gió như có
mùi hương, và giọng hát của nàng đang chạy rần rật
khắp thân thể chàng.
Ánh trăng rung rinh. Mọi người vỗ tay tán thưởng.
Bãi hát. Cả đoàn chèo kéo tới vây lấy chàng thanh
niên Thế Vinh vừa khen ngợi, vừa biết ơn.
Kim lệ nói:
- Em nhờ anh mà hát trọn vẹn được đêm nay, thật
em mãn nguyện quá!
Thế Vinh nói:
- Tôi cũng mới tập thôi cô ạ. Cô hát điêu luyện
lắm- Chàng cười: Thường thì sáo, nhị làm giàn cho
tiếng hát, có đâu người hát phải dẫn dắt tiếng nhị
bao giờ. . .
Nàng thành thật:
- Nhưng, mọi khi không có tiếng đàn phụ hoạ của
anh, nó như có cái gì lạc lỏng.. .
Nàng để hai tay ôm lấy ngực:
- Hình như từ lâu, tiếng hát của em như đang dò
dẫm, tìm kiếm một cái gì mà hôm nay mới bắt gặp.
Ánh trăng như soi tỏ câu nói của nàng:
- Tiếng nhị của anh, tiếng hát của em, như một giao
tình có từ kiếp trước vậy!
Thế Vinh giật mình.
Hai người đứng nói chuyện một hồi lâu, nàng mới
biết Thế Vinh sắp sửa dự kỳ thi Hương. Kim Lệ nói:
- Không biết có còn dịp gặp lại anh không, mong
anh sớm thành đạt, để có cảnh “ Võng anh đi trước
võng nàng theo sau”
Ông trăng vừa khuất vào đám mây thì Thế Vinh bỗng
thấy có một bàn tay nóng ấm cầm chặt tay chàng,
cùng với một tiếng nấc ngẩn ngơ.
Thế Vinh cũng siết chặt đôi bàn tay ấy cho đến lúc
ánh trăng ló ra khỏi những ngọn xoan cùng với lời
chua chát:
- Chàng cố gắng dùi mài kinh sử đi nhé.
Thế Vinh như bừng tỉnh, chàng chợt nhớ đến Phượng,
nàng đả từng khuyên chàng nhiều lần như thế. Chàng
chàng có biết đâu, dưới ánh trăng mờ, có những mảng
sương ảm đạm, trong tiếng tre đưa nghẹn ngào, Phương
đang lầm lũi trở về nhà, những giọt nước mắt cứ
lặng lẽ rơi xuống hai bên má. . .
Những con đom đóm như những chiếc đèn lồng bé xúi
mang ánh sáng lấp lóe trong trời đêm thăm thẳm.
Về đến nhà Vinh lấy ngay cây sáo trúc ra ngoài
bờ ao, nơi có một cội vối già, có những cành to,
sà xuống mặt ao bèo. Chàng để cây sáo trên môi.
Tiếng sáo lấp lánh sương đêm như hơi thở của đất
trời đang len lén vào tâm hồn chàng.
Con đường chàng đi
Từ đấy, Phượng đối với Thế Vinh trong lòng tuy còn
ấm ức nhưng ngoài mặt vẫn vui vẻ để khuyến khích
Vinh, vì cuộc thi hương đã gần kề. Trấn Bắc Ninh
đang chuẩn bị cho kỳ tuyển cống sinh. . .
Phượng tiễn Vinh ra tận con đê đầu làng. Ðến bến
đò Xúc, nàng nói:
- Bên kia sông là phúc trạch của Vinh đấy, ông Hương
cống ạ!
Vinh chỉ một cặp vịt trời đang là đà mặt nước, chàng
ướm lời:
- Chị Phượng thấy bầy vịt nước kia thong dong chưa?
Vinh chỉ ước ao ngày sau, khi công thành danh toại,
được sống đời nhàn tản, có cặp có đôi như thế.
Phượng cười tủm tỉm:
- Ráng lên Vinh ạ, nếu kỳ này em đậu, Kinh đô sẽ
chờ Vinh trong kỳ thi Ðình, cô Kim Lệ sẽ ngồi võng
chờ em đấy.
Biết Phượng có lòng ghen với Kim Lệ, Vinh vừa thẹn
vừa mừng.
Phượng nói như gió thoảng:
- Trong các loài lông vũ, vịt trời là loài chung
thủy lắm, một con chết đi, con kia cứ héo hắt dần.
Vinh cố lấy can đảm:
- Ðêm nay, Vinh sẽ nhìn trăng để nhớ đến chị Phượng.
Phượng thẹn thùng:
- Ðêm nay, chị cũng nhìn trăng! Chỉ ghét lại phải
nhìn thấy chú Cuội. Chú Cuội này nói không bao giờ
biết giữ lời cả. Nói xong Phương quay ngoắt về làng.
Năm ấy, chàng đậu giải nguyên. . .
Tin chàng đậu Hương cống làm cả phủ mừng rỡ. Thày
dạy của Thế Vinh, tức là cha của Phương gọi chàng
vào mà căn dặn rằng:
- Con đừng lấy việc thành công nhỏ làm tiêu ma đi
chí lớn! Với tài của con, ta tin rằng con có thể
lên kinh đô để đậu cho bằng được hai kỳ thi Hội
và thi Ðình.
Thế là chàng thanh niên Lương Thế Vinh từ biệt cha
mẹ, từ biệt thày và Phượng để lên trọ học ở kinh.
Ðến kinh đô, chàng chóa ngợp với cảnh quan nơi
chốn phồn hoa đô hội. Chàng trọ học tại nhà bà cô
họ ở phố Hàng Ðào. Ngoài việc học, cô chú chàng
còn nhờ chàng làm gia sư cho người con gái nuôi
tên Ðỗ Thị Liễu. Thị Liễu nguyên là con người bạn
của chú chàng, vì cô chú hiếm muộn, lại gặp lúc
người bạn và vợ chết sớm nên chú chàng xin về nuôi.
Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa.
Liễu có một vẻ đẹp xa xôi, nghiêm nghị, cái sắc
đẹp gợi sự đam mê chăn chiếu thì ít mà gợi sự thèm
khát công danh thì nhiều.
Thế Vinh và Thị Liễu ngoài là tình anh em nhưng
trong lòng đã có phần khắng khít. Ngoài giờ học,
hai người thường dạo chơi trên những con đường vắng,
nhưng mỗi lần Vinh có ý sa đà vào tình cảm này thì
chàng lại nhớ về Phương, thậm chí có lúc Thế Vinh
nhớ cả đến Kim Lệ, chàng vẫn cứ thắc mắc rằng không
biết giờ này, Kim Lệ đang ở nơi đâu?
Một hôm, Thế Vinh hỏi Thị Liễu rằng:
- Ta nghe nàng làm thơ hay lắm, lại nghe thơ như
một tấm gương trong, phản ánh ước vọng thân phận,
nàng có thể vì ta mà làm một bài được không?
Thị Liễu bèn ứng khẩu đọc liền:
Tay cầm búa sắt vượt rừng sâu
Một gã tiều phu chẳng đợi lâu
Lưng thắt ngang đao thong thả bước.
Cửa vuông trong cửa đón yêu nhau.
Thế Vinh vỗ tay:
- Khí phách lắm! Nữ nhi mà khí phách lắm! Mộng công
hầu khanh tướng để tựa má kề môi, sánh duyên cầm
sắt của nàng ta hiểu rõ rồi. Ta tuy công danh chưa
trọn nhưng cũng xin làm một bài họa lại. Bài rằng:
Cần chi vất vả tới rừng sâu.
Thử hỏi ngày xuân được bấy lâu
Giữa hội chẳng cần đao dẫu quý
Kinh kỳ đâu thiếu kẻ yêu nhau?
Thị Liễu nghe xong tái mặt, biết là Thế Vinh trả
đũa cho sự trèo cao của mình.
Buổi cơm chiều hôm ấy, lấy cớ khó ở, Liễu bỏ ăn,
bỏ học. Còn Vinh một mình dạo chơi quanh hồ Hoàn
Kiếm, trăng chếnh chếch chiếu xuống mặt hồ làm mặt
nước sóng sánh như gương, chàng nghĩ đến cuộc xướng
họa buổi chiều với Liễu mà lòng buồn rười rượi.
Ở kinh thành này, người ta quay quắt trong sự nghiệp,
tiền tài nhiều hơn tình cảm của con người.
Chàng bỗng nhớ đến con sông nhỏ hiền hòa lúc nào
cũng như một dải lụa mềm ánh lên sắc bạc, lượn lờ
bên cạnh xóm nhà chàng. Tiếng cá đớp bóng dưới ao
bèo. Tiếng quốc kêu khắc khoải như đưa những mất
còn vào cõi hư vô. . .
Chàng ngồi xuống một cái quán bên hồ, gọi một hồ
rượu, rồi mềm môi thêm hai, rồi thêm ba. . . Cho
đến khi mặt trăng trên trời cùng với mặt trăng dưới
đáy nước như đã bị mờ đục trong làn sương, mỗi lúc
một dày thêm.
Bỗng chàng cảm thấy như vừa có ai đi ngang trước
mặt: Ðúng là Kim Lệ! Kim Lệ của đêm trăng dát vàng
cho tâm hồn thanh xuân của chàng, của âm diệu chớm
yêu ngày nào kia kìa!
Ðúng là Kim Lệ rồi! Chàng vội vàng ném lại vài
quan tiền cho chủ quán rồi cứ thế mà đuổi. Nhưng
khốn thay! Một mảng khói, khi thì mỏng, khi thì
dầy, khi thì như thật, khi thì như không cứ bao
lấy nàng, cuốn nàng mất hút vào một cõi mông lung
kỳ ảo. Chàng cứ thế mà đuổi, khi nhanh khi chậm,
cho đến khi mệt quá, chàng quị xuống. Khi tỉnh dạy
nhìn ra mới biết là chàng đang nằm dựa lưng vào
cánh cổng, ngay trước nhà mình.
Chàng vào trong nhà thì được người cô cho biết,
khi chàng mới bước chân ra khỏi nhà thì có người
từ nhà quê lên, báo tin ân sư của chàng đang hấp
hối.
Chỉ còn không đầy một tháng nữa là đến ngày thi,
nhưng Thế Vinh cũng quyết định trở về thăm thày.
Cô chú chàng tiễn chàng ra tận cửa. Riêng Thị Liễu
vén bức màn nhìn bóng một người đi, lần đi này,
nàng biết là lần vĩnh biệt.
Liễu bỗng ôm mặt khóc tức tưởi, rồi chạy vào giường
nằm mặc cho nước mắt cứ thế tuôn tràn.
Khi chàng vừa về đến nhà vấn an song thân xong,
cha chàng bảo:
- Con sang ngay nhà thày! Phải nhớ, thày có bảo
cái gì thì cứ gật đầu cho thày vui.
Hình như chỉ chờ Thế Vinh về , thày Phạm Ðình Hòe
mới như thấy có một luồng sinh khí chạy trở lại
trong người. Phương thì mừng lắm, mấy hôm nay, cha
chàng ngỏ ý muốn gặp Thế Vinh để nói một điều gì,
mà hình như không nói ra, ông sẽ không thanh thản
để vĩnh biệt dương thế.
Thế Vinh chắp tay đứng hầu.
Thày Phạm Ðình Hòe chậm rãi nói:
- “ Ta nghe người quân tử, không những chọn
nước thịnh suy để tỏ tài lương tướng, còn biết chọn
Chúa mà thờ. Ðức Thái Tổ ta, tuy có công dựng nước,
nhưng đạo trị nước thì còn nhiều lỗi lầm. Ân oán
nhập nhằng. Con cháu ta ngày sau vẫn còn nhiều nghi
hoặc trong các vụ án oan tức tưởi của những vụ tru
lục công thần.
Ðến đời Thái Tông lỗi lầm trên lại tái hiện
bằng vụ án Lệ Chi, trong đó nổi bật lên là mối oan
khuất của Nguyễn Trãi- Thị Lộ . Án oan ấy là một
vết mực đen vẩy vào những trang sử thời này.
Ðến đời Nhân Tông, tuy việc trị nước tương đối là
thịnh nhưng bọn Nguyễn Xí, Lê Khả chuyên quyền quá
mức. Thái hậu tuy danh xưng là “ Thùy liêm thính
chính”, nhưng việc nước lại công khai chuyên quyền,
dẫn đến việc Lê Khả, Lê Khắc Phục bị giết oan.
Quốc nạn Nghi Dân bị dẹp tan là đại công của các
quan đại thần Nguyễn Xí, Ðinh Liệt và đưa đấng minh
quân Thánh Tôn lên ngai vàng. Sau đó, nhà vua tuy
đã giải được các oan khuất do cha ông tạo ra nhưng
còn sót lại nhiều tiếng nấc hậu duệ nghẹn ngào.
Bộ luật Hồng Ðức, tuy chưa toàn hảo nhưng cải lương.
Còn lủng củng và cần bổ khuyết mà. . .”
Nói đến đây, thày Phạm Ðình Hòe như đã kiệt lực,
ông ra hiệu cho Thế Vinh đến gần hơn:
- “ Còn về văn hóa, từ xưa nay, ta ảnh hưởng
người Tầu quá nhiều. Ta biết con thông tuệ trong
lãnh vực này. Ta còn nghe nói, nhà vua sắp mở rộng
nhà Thái học và cùng những Thân Nhân Trung, Ðỗ Nhuận
với 27 người nữa đang mở hội Tao Ðàn. Con số này
không mấy cát tường phải chi có thêm. . .”
Thày Phạm Ðình Hòe không còn nói thêm được gì cả,
việc cuối cùng ông làm trên đời là cố gắng dùng
tàn lực cầm lấy bàn tay Phượng đặt vào tay Thế Vinh.
Hai người tay vẫn trong tay, nước mắt tuôn tràn,
nước mắt của tiếc thương và của tình yêu lứa đôi
mới chớm.
Ma chay cho Thày xong, Phương nói với Thế Vinh:
- Tuy việc trăm năm là hệ trọng, nhưng cha mới qua
đời, vả lại kỳ thi hội này sắp đến, chàng mau trở
về nhà xin phép lai kinh mới kịp.
Chàng về nhà, cha chàng bảo:
- Cứ đi thi đi, miễn là đậu. Con Phượng đã có mẹ
mày lo. . .
Cuối tháng ấy, khi Phượng đang ngồi rửa chân dưới
cầu ao, nàng vẩn vơ nhìn những tăm cá lay động dưới
nước. Nàng nhớ Vinh đến cồn cào.
Bỗng có tiếng gọi:
- Con Phượng đâu ra đây nhận tin vui này. . .
Nàng chạy ra, thì ra đó là mẫu thân của Thế Vinh
đến báo cho nàng biết Thế Vinh đã trúng Hội Nguyên.
Hai người cầm lấy tay nhau, thân mẫu Thế Vinh lau
nước mắt cho Phượng, ân cần như việc làm của người
mẹ đối với con gái . . .
Tiểu đăng khoa. . .
Mùa xuân đã đến, các sĩ tử kéo về điện Kính Thiên
dự thi Ðình, để những mong tên mình được nêu bảng
vàng rực rỡ ngoài cửa Ðông Hoa, mang ước mơ đoạt
cho bằng được chức Trạng nguyên, nếu không thì cũng
được Bảng nhỡn hay Thám hoa. . .
Khi nghe quan phụ khảo tuyên đọc:
“ Trạng nguyên Tiến sĩ Lương Thế Vinh!”
. . . Thì Thế Vinh không muốn đứng vững được nữa,
mắt chàng hoa lên, chàng như muốn mình mọc cánh,
bay hòa vào đám mây ngũ sắc trên trời, bay ngay
về quê nhà để báo tin cho song thân, cho Phượng.
. .
Khác với thường lệ, nhà vua đích thân trao bát yến
cho Quan Tân khoa, có cả hoàng hậu, hoàng phi cùng
dự. Thấy Quan Trạng khôi ngô tuấn tú Hoàng hậu thích
lắm, ghé tai nói nhỏ với nhà vua câu gì. Nhà vua
ân cần:
- Chẳng hay Trạng nguyên đã đính bề gia thất chưa
vậy?
Câu hỏi này, cứ như sách truyện đã từng kể lại:
Ðối với những người thích cầu thân thì sẵn sàng
bỏ ngay cái nghĩa “ tao khang chi thê, bất khả hạ
đường”. Ðối với hôn quân ám chúa, muốn chọn rể đông
sàng, thì lại là nhát gươm cho kẻ từ chối.
Không do dự, sợ hãi, Lương Thế Vinh ngang nhiên
tâu:
- Bẩm Chúa thượng, hạ nhân đã có nơi đính ước.
Hoàng hậu bùi ngùi:
- Chắc nàng kia phải là một trang quốc sắc thiên
hương?
Thế Vinh tâu:
-Hiền thê tương lai của hạ nhân, cô ấy chỉ là một
cô con gái quê mùa chân chất, nhưng lại là cháu
của một cựu đại thần đã từng đắc tội với triều đình.
Vua Thánh Tôn xám mặt, cử chỉ thất thác:
- Là quan đại thần nào vậy?
Khi Thế Vinh kể đến nỗi oan khiên của Phạm đại nhân
ngày trước. Kể đến đâu, nhà vua đều lắc đầu chán
nản đến đó.
Nhà vua thở dài:
- Ông cha ta đã làm nên nhiều việc nghiêng trời
lệch nước, nhưng cũng không phải không lưu di những
oan ức không ít.
Như nhớ ra điều gì nhà vua nói:
- Nhưng ta đã ra lệnh cho quan ngự xử án sát xét
lại rồi mà! Ta cũng có cho vời ông ấy ra giúp nước,
nhưng chắc trong lòng còn giận. . .”
. . . “ Ðúng là một ông Vua nhân từ, chơn chúa của
ta đây rồi!” Thế Vinh ngẫm nghĩ.
Hoàng hậu ngậm ngùi:
- Chúa thượng và ta muốn gia ân cho quan trạng nhưng
không thành. Nghe nói quan Tân khoa là một nhà toán
pháp lừng danh, ta muốn quan tân khoa làm Thái phó.
. .
Thấy Trạng nguyên vẫn không lộ sắc vui. Hoàng hậu
lại hỏi:
- Thế quan tân khoa muốn Chúa thượng ban thưởng
gì nào?
Thế Vinh rập đầu:
- Thần không dám mắc tội khi quân, nhưng chỉ xin
bệ hạ cho thần được làm tròn con số của Nhị thập
bát tú Tao đàn mà thôi.
Nhà vua bỗng vỗ bàn:
- Tiểu nhân đắc chí! Ta là Tao Ðàn nguyên súy, ta
có Hồng Ðức quốc âm thi tập ! Các vị khác đều là
những thi nhân lừng lẫy, có những thi phẩm để đời!
Quan tân khoa có đánh gía mình quá đáng không đấy!
- “ Ông vua nào cũng chỉ là tên ngạo mạn, coi trời
bằng vung. Thật đáng tiếc!”
Thế Vinh nghĩ vậy nhưng chàng vẫn từ tốn:
- Theo như di huấn của gia sư, con số hai mươi bẩy
của hội Tao đàn không phải con số cát tường.
Nhà vua nói mát:
- Thế thì nhà ngươi có biết gì về nghệ thuật không
nhỉ? Hãy cứ bình thân nói ta nghe.
Hình ảnh Kim Lệ bỗng ào ập hiện ra, Như muốn chút
hết nỗi uất ức. Thế Vinh nói một hơi:
- Thưa Chúa thượng, ca nhạc cung đình chủ về
ca, múa! Nhã nhạc tuy trang trọng , uy nghi có bề
dầy là truyền thống từ đời Lý- Trần, nhưng lại bị
giặc Minh kìm hãm quá lâu, lại chỉ quanh quẩn ở
nơi nhà vua, phủ chúa, giống như những nước hồ trong
cung, tuy có trong, có mát nhưng không thể lan tỏa
ra những rạch ngòi sông hồ bên ngoài. Xin bệ hạ
tha tội: Hậu thế sẽ chỉ nhớ tới những phong ba sắt
thép, mang ánh lửa an dân diệt bạo trong Bình Ngô
Ðại Cáo của Nguyễn Trãi, nhiều hơn nhớ đến tiếng
đao thương, ngựa hí nơi ải Chi Lăng ! Cái sở hữu
do chiến trận mang lại, sẽ bay theo khói trận. Cái
sở tồn do văn hóa mang lại mới là vĩnh cửu! Còn
trong dân gian ư? Văn hóa, nhất là âm nhạc. . .
Hoàng hậu ngạc nhiên:
- Ngoài chốn dân dã cũng có âm nhạc ư?
Thế Vinh không tự ái:
- Muôn tâu: Âm nhạc ngoài dân gian phong phú
lắm, nó bất đầu từ con tim rồi đi thẳng vào con
tim. Nó là tiếng hát mục đồng, tiếng bà mẹ ru con,
tiếng hát đối, hát bè ngày mùa, tiếng rao hàng,
tiếng lá tre xào xạc, tiếng gió đầu mùa reo vui
luồn trong những mái tóc thanh xuân, tiếng là bàng
rơi khô khốc xuống sân vắng trong những đêm mất
ngủ. Thẩy đều là âm nhạc cả. Nhưng hỡi ôi! Tất cả,
giống như loài lang dại, mạnh nhánh nào muốn len
lỏi, lan làm sao thì lan, nhánh nào cớm nắng thì
tàn lụi. . . Không được hệ thống gì cả. Tất cả,
giống như những ngôi sao lẻ loi trên trời.
Thấy nhà Vua có ý dịụ cơn nóng giận. Lương Thế Vinh
nói luôn:
- Nếu như bệ hạ không chê thần thô lậu, thần có
soạn một bộ sách “ Hý phường phả lục”. Những mong
được long nhan nhã giám. . .
Thánh Tông đổi giận làm vui, thấy không khí bớt
căng thẳng, Hoàng hậu nói vào:
- Ta có nghe quan Tân khoa tinh thông âm nhạc, biết
điều khiển ngũ âm, chẳng hay nhạc khí nào quan tân
khoa sành dùng?
Thế Vinh, thấy đã đến lúc phải thuyết phục ông Vua
tuy nhân từ nhưng kiêu căng này bằng ngay con tim
của chàng. Chàng xin cho mang đến một cái ống sáo.
. . . Tiếng sáo của Thế Vinh bay vút lên, mới có
một khúc dạo đầu mà âm thanh như có những cơn mây
đen kéo đến. Thêm một khúc nữa như có cơn dông.
Thế Vinh thổi thêm nữa, như có những làn gió Thu
rì rào gọi tình yêu đến. Thổi thêm khúc nữa, có
nắng xuân ấm êm hiền dịu.
Nhà Vua, Hoàng hậu và quần thần vỗ tay reo mừng.
Mặt rồng hớn hở:
- Thật là Sư Quyên, Sư Khoáng tái sinh! Ðược lắm!
Ta sẽ tấn phong quan trạng làm Ðệ nhị thập bát tú.
. .
Thấy Thế Vinh mặt vẫn buồn rười rượi, Thánh Tông
hỏi:
- Nhà ngươi có điều gì cần nói nữa không?
Thế Vinh lại rập đầu:
- Xin bệ hạ cho thần cạn tỏ đôi lời, tuy bây giờ
nước nhà thịnh trị nhưng đấy chỉ là bề ngoài! Bên
trong người dân vẫn còn ca thán nhiều lắm. Xin tha
cho thần cả gan, cứ như thế này, triều đình đã tự
cô lập mình rồi.
Nhà vua gằn từng tiếng:
- Dân có ca thán ư? Họ ca thán điều gì cơ chứ?
Thế Vinh tâu:
- Dân không chê trách triều đình bây giờ nhưng vẫn
hoài vọng về sự no đủ, âu ca của các đời của tiên
đế thời trước bằng câu phong dao:
Ðời vua Thái Tổ Thái Tông.
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng muốn ăn.
Nhà vua xám mặt:
- Như vậy, thời bây giờ vẫn còn có người dân bị
đói ư?
Thế Vinh vẫn bình tĩnh:
- Muôn tâu: Bây giờ, tuy không đó đói khát, nhưng
chiến tranh phía Nam vẫn cứ triền miên. Về chính
trị thì thần quyền vẫn còn xen lấn vào triều chính
quá nhiều. Xin bệ hạ cắt bớt bổng lộc của giới tăng
lữ, giảm sự lạm quyền của sư sãi vào việc nước.
Không nên xây thêm chùa chiền nữa. Còn về chinh
chiến phương Nam, nếu cứ lấy việc võ bị để chế ngự
man di, thì khác nào như lấy đá đè lên cây cỏ, rồi
ra nó cũng len lỏi nhô lên. Cứ như ngu ý của thần,
bọn Trà Toàn của Chiêm, bọn Cầm Công của Lão Qua,
không nên lấy binh đao để chinh phục chúng, chỉ
nên lấy đức hiếu sinh để giáo hóa chúng mà thôi!
Xin bệ hạ xem xét. . .
Võng anh đi trước. . .
Trong lúc đó, tại làng Cao Lương. Tin Lương Thế
Vinh được đắc thủ tân Trạng nguyên làm rung rinh
cả Trấn. Nghĩ ngay đến việc phải tổ chức đón rước
quan nghè, các lý lịch hỏi nhau: “Con đường từ cái
quan vào làng, mùa này sũng nước làm sao võng quan
Nghè đi được đây?” Thế là các tráng đinh được tụ
tập lại. Những đèn bão, đèn nhà, những bó đuốc bập
bùng trong đêm, hợp với ánh trăng rằm để họ làm
đường. Chẳng ai bắt buộc ai, mà ai ai cũng cảm thấy
làm đường cho Quan Tân khoa là một niềm kiêu hãnh
cho làng, cho xã, cho cả gia đình của họ nữa.
Không có bút mực nào tả xiết nổi xúc động của cô
Phượng. Trăng hôm nay sáng hơn, gió hôm nay gợi
tình hơn, mơn trớn hơn. Cô khêu tỏ ngọn đèn rồi
thắp nhang vái cha:
- Bố ơi, công lao của bố dạy bảo cho Thế Vinh hôm
nay đã đạt thành rồi đấy, bố có linh thiêng về đây
chung vui niềm hạnh phúc này với con.
Thân mẫu của Thế Vinh bước vào nhà, bà chờ cho Phương
van vái xong, vội nắm tay cô kéo xềnh xệch:
- Mau qua bên nhà, có quan sở đến chỉ cho nghi thức
đón ông Nghè.
Mặt trời đã lên cao chừng hơn một con sào, dân chúng
làng Si , kẻ thì đang lúi húi cấy lúa. gieo mạ trong
những cánh đồng chiêm trũng, kẻ đang làm than ở
tận trên nguồn, bỗng nghe văng vẳng tiếng chuông,
tiếng trống. . . Rồi như có gì thần kỳ mách bảo.
Không ai bảo ai, họ đổ xô ra đường cái, nơi có một
đoàn người ngựa, cờ quạt đủ màu phất phới, đang
tiền hô hậu ủng đi rẽ vào làng.
Quan tân khoa đã về.
Phút chốc cây gạo đầu làng đã đông đặc những người.
Cha mẹ của Thế Vinh, của cô Nghè Phương và dĩ nhiên
một chiếc võng xanh, có lọng xanh đang chờ quan
Trạng.
Quan trạng, xúng xính trong áo Trạng nguyên xanh,
trên con ngựa trắng như tuyết. Có hai người lính
cầm lọng vàng che hai bên. Chàng xuống ngựa. Lý
trưởng chạy đến trước vái:
- Làng ta rất vinh hạnh đón mừng hồng ân của Chúa
thượng đã ban cho làng một quan Tân trạng. Kính
thỉnh. . .
Thế Vinh nói:
- Tôi không dám, tôi là con của làng xã, làm đến
chức gì cũng là con của làng xã mà thôi.
Chàng nói xong, mắt cứ dáo dác như kiếm tìm, biết
ý, lý trưởng chỉ về phía đám đông, trong đó có cha,
có mẹ, có chiếc võng cũng mầu xanh của Phượng đang
chờ. . .
Thế Vinh vẫn ngơ ngác như muốn tìm một hình bóng
xa mờ nào khác. . .
Võng lọng và đoàn người đi qua Gò Nổi, ở đó có
cơ man là trâu và đám mục đồng đợi sẵn:
Có đứa bạo miệng la to:
- Mày đậu tới Trạng nguyên rồi sao Vinh?
Lập tức chúng bạn bịt ngay mồm anh ta lại:
- Không mày tao với quan trạng được đâu, mày trông
kìa, đến như sai nha, lý dịch hàng ngày miệng mồm
toàn lửa, phách lối với dân chúng, nay cũng còn
khúm núm nữa là. . .
Nhưng thằng Tô Ðịch, người bị bịt mồm là tên là
Tô Ðịch vẫn vùng vẫy la lớn:
- Thằng Trạng nguyên ơi, có nhớ bọn ta không?
Lần này thì Thế Vinh nghe được, anh ra hiệu cho
phu khiêng võng:
- Ngừng lại, ngừngỳ lại, ta có chuyện cần.
Thế Vinh bước xuống, chàng chạy ngay đến những người
chăn trâu. . . “ Tội thân chúng mày, bao nhiêu năm
qua đi thế mà vẫn còn ru rú với con trâu. . .” Thế
Vinh nghĩ như thế rồi chàng tiến tới, ôm chặt những
người bạn chân chất, mặc cho đoàn người, võng lọng
ngơ ngác.
Riêng Phượng, cô mỉm cười. Cô thầm khấn: “ Xin
cám ơn trời, cám ơn cha cho con lấy được người chồng
chung thủy. . .
Ðêm hôm đó, đúng như câu: Giai nhân động phòng
hoa chúc dạ.
Thiếu niên kim bảng quải danh đề,
Lương Thế Vinh và Nguyễn Thị Năng Phương trong hoan
lạc và niềm ái ân không sao tả xiết.
Ánh trăng vẫn dát vàng trên mái nhà, trên vưông
vườn nhỏ, trên miệng giếng nước, trên những nụ hoa
cà, hoa bưởi. . .
Ánh trăng chùm kín cả trong những tiếng thì thầm
tân hôn.
TÌNH VƯƠNG ÐẾN THÁC.
Chiều hôm sau, Lý trưởng vào bẩm;
- Thưa Quan Tân khoa, đêm nay trên Trấn có đưa đoàn
chèo về đây để hát mừng Quan trạng, không biết Quan
trạng có bằng lòng không?
Lương Thế Vinh cùng phu nhân rất dẹp dạ. . .
Ánh trăng lại tỏa khắp đường làng, tiếng trống
chèo rộn rã như đánh thức những nụ hoa, ngọn cỏ
đang tính đi ngủ sớm. Lần này, dân chúng đổ xô đến
nhà Quan Tân khoa để vừa xem hát, vừa để xem mặt
Quan trạng. Riêng đám mục đồng là kéo nhau đi đông
đủ, chúng cứ băn khoăn mãi cái câu hỏi không có
ai giải đáp:
- Không biết cái thằng Vinh, cái thằng bạn chăn
trâu ấy, tài giỏi như thế nào mà đậu tới Trạng nguyên
cơ nhỉ?
Sân phơi thóc nhà Quan Tân khoa đã đông kín những
người. Gánh chèo hôm nay đủ nam thanh nữ tú. Khi
tiếng hát bắt đầu nổi lên là lúc tiềm thức của Thế
Vinh như thức giấc sau một giấc ngủ dài: Chàng bỗng
nhớ Kim Lê, . Nhớ não lòng.
Tiếng trống chèo, tiếng đàn nhị, ánh trăng xanh
ngắt. Vẫn là tiếng trống, tiếng nhị, ánh trăng của
ngày nào. Nhưng người con gái tài sắc ấy, giờ đây
ở nơi đâu?
Tiếng gia nhân ngắt quãng dòng tương tư:
- Có một người xin vào hát mừng Quan .
Kim Lệ kìa, nàng đột ngột xuất hiện trong tiếng
reo vui của dân làng, trong ngỡ ngàng và xúc động
của Thế Vinh.
Kim Lệ từ tốn đến trước mặt Phượng:
- Em xin chúc mừng quan bà!
Phương giẫy nẩy:
- Ấy chết, cứ chị em là được rồi.
Kim Lệ vẫn từ tốn:
- Trong niềm hoan lạc của tiểu đăng khoa rồi đến
đại đăng khoa này. Chị cho em một hồng ân được cùng
Trạng nguyên hát chung một khúc.
Phượng gật đầu, kẻ cả.
Tiếng nhị, tiếng trống nổi lên.
Kim Lệ hát vỉa, gơi ý:
- Ai ơi! giữ lấy đạo hiền. Trồng cây lấy đức,
xây nền lấy nhân.
Vẫn cái nhìn tình tứ ấy, như mời gọi. Tất cả con
tim trong sân chèo như ngừng hẳn lại. Không gian
như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi. Mặt trăng
lúc sáng tỏ, lúc ủ dột. Con tim của Phương đau nhói.
Tiếng hát cách của Thế Vinh nổi lên:
Ðôi chữ Di Ðà.
Gái trai mạnh khỏe cả nhà bình an.
Lòng thành thắp một tuần nhang. . .
Tiếng Kim Lệ sũng nước mắt:
Kể từ khi gặp nhau
Trao lời hẹn cho vẹn vàng thau
Dây tơ mành ràng buộc với nhau
Ðêm Thu rày xuôi mình chạnh nhớ
Cảm thương ngậm ngùi ba thu
Thế Vinh bỗng nghẹn ngào, tai chàng lùng bùng như
những tiếng trống sai nhịp, tiếng nhị lạc điệu.
Có ai đó đang nhắc chàng: Hát tiếp đi, hát từ đáy
tim uyên nguyên chân chất của chàng đi!”
Như có một thứ ma lục sai bảo. Thế Vinh bỗng nắm
lấy tay Kim Lệ. Chàng cất giọng:
- Yêu nhau sao lại ngỡ ngàng. . .
Bỗng có tiếng rì rầm của sấm. Mặt trăng bị một
đám mây che khuất. Một cơn gió mạnh ào ập tới, đèn
đóm tắt hết. Thế Vinh quỵ xuống. Phượng lao đến
vực chồng.
. . . “ Thế Vinh bỗng thấy mất bóng của Kim
Lệ trên sân chèo, chàng lao ra phía cửa. Bóng trăng
vẫn bị che khuất, nhưng có một điểm sáng như hàng
trăm con đom đóm tụ họp lại, vật vờ chạy trước chàng.
Thế Vinh cứ thế mà chạy, cái bóng sáng mờ dần rồi
tắt hẳn.
Bóng trăng xuất hiện, Thế Vinh thấy mình đang bước
thất thểu về phía cây gạo đầu làng, chàng bỗng tái
mặt, dười một cành thấp. Thân mình Kim Lệ đang đu
đưa. Hai tay, hai chân buông thỗng. Chiếc khăn nhiễu
nàng quấn quanh mình lúc nàng hát, vật vờ trong
gió. . .
Thế Vinh lao tới, nhưng sấm chớp lại nổi lên.
Chàng lão đảo. . .”
. . . Thế Vinh dụi mắt, gió lành lạnh từ khuôn cửa
sổ thổi vào, mách bảo cho Thế Vinh biết là chàng
vừa trải qua một cơn ác mộng. Có giọt nước mắt như
ai đó vừa để lại trên má chàng.
Phương chạy vào:
- Chàng đã lai tỉnh rồi ư?
- Ta đang thực hay mơ thế này?
- Vâng chàng đã mê man gần nửa tuần trăng rồi. .
.
Thế Vinh hỏi ngay:
- Kim Lệ đâu rồi?
Phượng khóc:
- Nàng đã treo cổ tự vận ngay từ tối hôm ấy. . .
Thế Vinh để chân trần bước ra mái hiên, trăng muộn
gác chênh chênh trên những tầu cau đen thẫm.
Có vài vì sao lạc.
NGUYỄN TRỌNG HOÀN.
Qua Cầu Ðể Rớt Lời Thề Với Em - Nguyễn Trọng Hoàn
Miếu
Ả Ðào.
Làng Cao Hương, còn gọi là làng Si, xã Vĩnh Hào,
Ở cuối Xóm Ðầu có một ngôi miếu cổ. Dân địa phương
gọi là miếu Ả Ðào.
Ðứng từ phía đầu làng, người ta đã trông thấy vòm
mái đầy rêu của ngôi miếu, thấy những tàn của cây
gạo già có sắc hoa đỏ thắm như mặt trời, trông gần
giống như một bát máu tươi, trông xa như một mâm
xôi gấc. Thân cây xù xì. Thời gian đã vạt một hốc
trên một cành cây to nhất, tạo thành nơi ẩn cư của
một lão cú già độc chiếc, ban đêm phát ra những
tiếng kêu âm u như tiếng vọng của những âm hồn,
như tiếng thì thầm khấn vái của mụ phù thủy độc
ác.
Vào tháng Ba hoa gạo nở đầy cành. Khi những cơn
gió chớm thu bắt đầu thổi làm những nhánh hoa gạo
rơi vãi xuống đất, trải thành một lớp thảm đỏ dưới
gốc cây, chỗ có một khoang đất nhô cao lên. Các
người gìa trong làng bảo rằng dưới đó cớ một ngôi
cổ mộ.
Chuyện chung quanh ngôi mộ này thì rất nhiều, nhưng
tựu trung chỉ để làm rõ chuyện khu miếu này có ma!.
Ðã có nhiều người thấy cô ma ấy.
Vào những đêm trăng thanh gió mát, người ta nghe
được những tiếng hát nức nở, không phải chỉ có một
hai câu mà là cả bài hát đầy đủ, rất đúng âm luật.
Có cả tiếng hát vỉa, hát cách của luật hát chèo.
Giọng ca yêu điệu, khi cao, cao như ngọn cây tre.
Khi thấp thì la đà, bát ngát mang hương thơm của
những nhành sen trong một cái ao nhỏ sau miếu.
Những hôm mưa dầm gió bấc, nhiều người cả quyết
đã trông thấy một cô con gái xinh đẹp, mặt hoa da
phấn hiện ra, vừa nhảy múa trong mưa, vừa ca hát.
Tiếng ca có lẫn tiếng khóc, nức nở bi ai. Trong
tiếng thổi vù vù ghê lạnh của những ngọn gió mùa
đông bắc, người ta nghe thấy cả tiếng nhị đệm thảm
thiết, lê thê. Trong những bài hát người ta nghe
được, có một câu ai ai cũng truyền miệng là:
Thiếp khuyên chàng đèn sách văn chương
Dầu hao thiếp rót, bấc non thiếp ngắt
Ngọn đèn tàn thiếp thêu.
Chàng hở, chàng ơi.
Rồi người ta kết luận rằng cô gái này chót trao
trái tim mình cho ai đó, nhưng không toại, đã tự
vẫn, thỉnh thoảng hồn ma lại hiện về than vãn cho
nỗi cô đơn ở dưới âm phủ.
Dân xóm Thượng xóm Hạ vào ngày rằm, nhất là ngày
rằm tháng bẩy hay kéo đến đây đốt nhang, xin xâm.
Có những người, những cặp, có những kiện tụng, giận
hờn, đem nhau đến đây để thề bồi hoặc nhờ cô phân
xử. . . Nhưng kỳ lạ thay, cô ma không màng chuyện
đời thường nên chỉ chứng giám những lời thề, lời
xin của những đôi lứa, yêu ghen, giận hờn nhau,
chứ không bao giờ linh ứng đến những bụi bậm đang
bon chen nơi chốn hồng trần.
Ngày xưa, có một người. . .
Cách đây khoảng 600 năm, đó là thời vua Lê Thánh
Tông. Thế nước đại trị. Nhà vua lại là người cực
kỳ thông minh, thờ mẹ chí hiếu, ông thường nhớ đến
công đức của ông nội mình là Ðức Thái tổ, tức vua
Lê Lợi. Ông hay nhắc nhở quần thần một câu như sau:
Ta phải giũ gìn cẩn thận, đừng để cho ai lấy một
phân núi, một tấc sông cuả Thái Tổ để lại.
Quả thực, một giải non sông gấm vóc mà tiền nhân
để lại ấy, đã được nhà vua trị vì rất anh minh.
Tuy chinh chiến ở phương Nam còn liên miên, ở đâu
đó nơi phương bắc còn vài đám giặc cỏ, nhưng nhìn
chung thì đời vua Lê Thánh Tông mới là thời thịnh
đạt.
Ðó cũng là thời điểm có một khối tình. . .
Lương Thế Vinh là một thanh niên tuấn tú, gia đạo
thanh bần, ngoài giờ học chàng thường giúp gia đình
chăn trâu cắt cỏ. Thế vinh rất giỏi về hai mặt trái
với tính cách của nhau là nghệ thuật và toán pháp,
chàng thường vạch đất để chỉ cho các bạn mục đồng
của mình để giảng giải cho họ về cách quân điền
có từ thời Thái Tổ Hoàng đế, đến phép phân điền
của đương kim Thánh Tông.
Ðám bạn dốt nát cứ ngớ ra chẳng đứa nào hiểu gì
cả, nhưng đứa nào đứa ấy cũng rất thán phục Lương
Thế Vinh.
Thế Vinh thấy thế, vội nói:
- Thôi các người không thích môn này thì thôi, để
ta hát chèo cho nghe vậy .
Chàng lấy hai thanh tre, vừa hát vừa gõ nhịp, giọng
chàng cao thanh nhưng không uỷ mị, lả lướt nhưng
không sa đà, cứ thế hòa với những tiếng xào xạc
của những rặng tre già, tiếng mõ trâu uể oải về
chuồng . Tiếng chim chích chòe véo von, khiến ai
nghe được lòng dạ cũng ngẩn ngơ. Sau đấy, chàng
còn dạy cho các bạn cách vỗ tay theo nhịp hát của
chàng.
Hát xong, thấy mặt trời đã xế non đoài, chàng vội
bảo với các bạn:
- Thôi đã đến giờ ta phải sang hầu thày rồi.
Thày dạy học của Lương Thế Vinh là cụ Phạm Ðình
Hoè, cháu ruột của lương đống dựng nước PhạmVăn
Xảo.
Cùng với Trần Nguyên Hãn, hai quan đại thần này
đã phù tá cho vua Lê Lợi lập nên rất nhiều công
to, ông cũng được Nguyễn Trãi rất kính phục.
Nhưng thói đời: “ Chim đã hết, cung tên cất đi.
Thỏ nhanh chết rồi, chó săn phải chết.” Công thần
Phạm Văn Xảo không qua khỏi cái an bài khắc nghiệt
ấy, nên khi giặc Minh đã bị đánh đuổi về nước, ông
lại bị tính nghi ngờ, hay nghe lời sàm tấu của vua
Lê Lợi, nên toàn gia đã bị tru lục. Gia đình tông
tộc của Phạm Văn Xảo cũng bị giết chết hết, duy
chỉ có người tì thiếp đang có mang trốn thoát được
nên trôi giạt về đây làm thày dạy học. Ðến năm Nhân
Tông thì có lệnh đại xá cho những công thần như
Nguyễn Trải, Trần Nguyên Hãn, Pham Văn Xảo. Nhà
vua đã phái một quan khâm sai về tận làng, vời ông
ra giúp việc nước nhưng ông nại cớ bệnh yếu, cương
quyết chối từ.
Thày Phạm Ðình Hoè vợ mất sớm, có một người con
gái tên là Phạm Thị Năng Phương. Nàng rất thông
minh và sáng trí. Ngay từ khi mới lên 8 tuổi, chỉ
nghe học trò của thày đọc sách, mà nàng thuộc lầu
hàng chục bài thơ trong kinh Thi, cũng như nhận
biết rất nhiều chữ Hán. Lên 8 nàng đã được ngồi
học chung với nhiều người lớn tuổi hơn, chẳng mấy
năm đã học hết Tứ thư, Ngũ kinh. Năm nàng 16 tuổi,
nàng đã lầu thông kinh sử.
Phương có sắc đẹp như một ngó sen, có dáng vóc cao
thanh, tính tình thuần khiết, lại so với những cô
con gái cùng lứa, nơi dân dã này thì nàng hơn hẳn.
Có nhiều người rắp ranh bắn sẻ nhưng nàng đều cự
tuyệt.
Nàng hơn Thế Vinh hai tuổi, là con của thầy, lại
là trưởng tràng nên Thế Vinh phải gọi nàng là chị.
Thế nhưng ở trong ngóc ngách của hai con tim thanh
xuân ấy, đã có những giọt mưa xuân ngọt ngào, có
nắng hạ vàng đầm ấm . Và khi những ngọn thu phong
hiu hắt làm khô những cánh đồng, làm những chiếc
lá vàng lác đác lìa cành, thì những lúc vắng nhau,
cả hai đều cảm thấy thiếu vắng, thấy bâng khuâng.
Một hôm Vinh nói với Phương
- Nhân ngày mùa đã xong, làng ta có mời hội chèo
của Trấn về đây, chị em mình đi xem hát đi?
Phương vào xin cha, cha chàng đang đọc sách, không
ngẩng đầu lên:
- Ði thì đi, nhưng không được đi cùng với thằng
Vinh, người ta đã bắt đầu xì xầm rồi đó con ạ.
Trăng non đến sớm hơn những người đi xem hát, họ
đi dưới những con đường làng nhờ nhờ ánh trăng ấy.
. Bầu trời đêm nay như mát hơn mọi bữa, gió như
nao nức, thổi bay bay những cây đèn bão họ đang
cầm tay.
Thế Vinh cùng đám trẻ mục đồng vừa đi vừa cười nói
huyên thiên.
Ðến nơi, tất cả cứ ngớ ra, sân rạp thì đã dọn sẵn,
đèn hoa đã như sắp sẵn, thế mà đoàn hát như có phần
bối rối.
Người ta kháo nhau:
- Này có khi phải đình lại đấy! Rõ chán, có tay
kéo nhị thì lại bị ốm, chán chết đi được.
Ai ai cũng mang vẻ thất vọng, chúng mục đồng bàn
với nhau:
- Chỉ có thằng Vinh, thằng Vinh thì mới được.
Chưa ai dám làm việc đề nghị ấy thì Phương đã đi
vào trong hậu trường, cô đã cho người chủ phường
biết là có một thanh niên tên Thế Vinh có thể thay
được việc kéo nhị kia. Cô đã từng thấy Thế Vinh,
chỉ có nghe ông hát xẩm một lần mà chàng có thể
điều khiển nổi ngũ âm một cách tài tình, nhuần nhuyễn.
Người chủ giàn bán tin bán nghi, nhưng không thể
nào không nghe, bèn mời Thế Vinh vào . Ông ta thất
vọng ngay khi thấy gương mặt trẻ măng, cử chỉ thô
vụng nhưng tự tin của chàng thanh niên quê mùa.
Thế nhưng, những e ngại ban đầu ấy bỗng nhiên biến
mất ! Thế Vinh vừa kéo nhị, vừa lấy hai cái phách
gõ nhịp cho cô đào nhất hát điệu “ Chúc Cẩm Hồi
Văn”.
Cả sân chèo im bặt trong tiếng hát mịn màng, xa
vắng nhưng chua xót của nỗi lòng chinh phụ. Người
ta thấy Kim Lệ, tức là cô đào nhất, liếc ánh thu
ba về phía Thế Vinh , giọng nàng trầm hẳn xuống:
Thiếp khuyên chàng đèn sách văn chương
Dầu hao thiếp rót
Bấc non thiếp ngắt
Ngọn đèn tàn thiếp thêu.
Riêng Thế Vinh nhìn dáng thi tứ của Kim Lệ, chàng
thấy rạt rào, cái cảm giác đó nó mới mẻ làm sao!
Lần đầu tiên nó gõ cửa trái tim chàng, nó như đã
chờ sẵn ở đâu đó trong lòng chàng, nó mới mẻ đến
độ chàng cảm thấy ánh trăng sáng hơn, gió như có
mùi hương, và giọng hát của nàng đang chạy rần rật
khắp thân thể chàng.
Ánh trăng rung rinh. Mọi người vỗ tay tán thưởng.
Bãi hát. Cả đoàn chèo kéo tới vây lấy chàng thanh
niên Thế Vinh vừa khen ngợi, vừa biết ơn.
Kim lệ nói:
- Em nhờ anh mà hát trọn vẹn được đêm nay, thật
em mãn nguyện quá!
Thế Vinh nói:
- Tôi cũng mới tập thôi cô ạ. Cô hát điêu luyện
lắm- Chàng cười: Thường thì sáo, nhị làm giàn cho
tiếng hát, có đâu người hát phải dẫn dắt tiếng nhị
bao giờ. . .
Nàng thành thật:
- Nhưng, mọi khi không có tiếng đàn phụ hoạ của
anh, nó như có cái gì lạc lỏng.. .
Nàng để hai tay ôm lấy ngực:
- Hình như từ lâu, tiếng hát của em như đang dò
dẫm, tìm kiếm một cái gì mà hôm nay mới bắt gặp.
Ánh trăng như soi tỏ câu nói của nàng:
- Tiếng nhị của anh, tiếng hát của em, như một giao
tình có từ kiếp trước vậy!
Thế Vinh giật mình.
Hai người đứng nói chuyện một hồi lâu, nàng mới
biết Thế Vinh sắp sửa dự kỳ thi Hương. Kim Lệ nói:
- Không biết có còn dịp gặp lại anh không, mong
anh sớm thành đạt, để có cảnh “ Võng anh đi trước
võng nàng theo sau”
Ông trăng vừa khuất vào đám mây thì Thế Vinh bỗng
thấy có một bàn tay nóng ấm cầm chặt tay chàng,
cùng với một tiếng nấc ngẩn ngơ.
Thế Vinh cũng siết chặt đôi bàn tay ấy cho đến lúc
ánh trăng ló ra khỏi những ngọn xoan cùng với lời
chua chát:
- Chàng cố gắng dùi mài kinh sử đi nhé.
Thế Vinh như bừng tỉnh, chàng chợt nhớ đến Phượng,
nàng đả từng khuyên chàng nhiều lần như thế. Chàng
chàng có biết đâu, dưới ánh trăng mờ, có những mảng
sương ảm đạm, trong tiếng tre đưa nghẹn ngào, Phương
đang lầm lũi trở về nhà, những giọt nước mắt cứ
lặng lẽ rơi xuống hai bên má. . .
Những con đom đóm như những chiếc đèn lồng bé xúi
mang ánh sáng lấp lóe trong trời đêm thăm thẳm.
Về đến nhà Vinh lấy ngay cây sáo trúc ra ngoài
bờ ao, nơi có một cội vối già, có những cành to,
sà xuống mặt ao bèo. Chàng để cây sáo trên môi.
Tiếng sáo lấp lánh sương đêm như hơi thở của đất
trời đang len lén vào tâm hồn chàng.
Con đường chàng đi
Từ đấy, Phượng đối với Thế Vinh trong lòng tuy còn
ấm ức nhưng ngoài mặt vẫn vui vẻ để khuyến khích
Vinh, vì cuộc thi hương đã gần kề. Trấn Bắc Ninh
đang chuẩn bị cho kỳ tuyển cống sinh. . .
Phượng tiễn Vinh ra tận con đê đầu làng. Ðến bến
đò Xúc, nàng nói:
- Bên kia sông là phúc trạch của Vinh đấy, ông Hương
cống ạ!
Vinh chỉ một cặp vịt trời đang là đà mặt nước, chàng
ướm lời:
- Chị Phượng thấy bầy vịt nước kia thong dong chưa?
Vinh chỉ ước ao ngày sau, khi công thành danh toại,
được sống đời nhàn tản, có cặp có đôi như thế.
Phượng cười tủm tỉm:
- Ráng lên Vinh ạ, nếu kỳ này em đậu, Kinh đô sẽ
chờ Vinh trong kỳ thi Ðình, cô Kim Lệ sẽ ngồi võng
chờ em đấy.
Biết Phượng có lòng ghen với Kim Lệ, Vinh vừa thẹn
vừa mừng.
Phượng nói như gió thoảng:
- Trong các loài lông vũ, vịt trời là loài chung
thủy lắm, một con chết đi, con kia cứ héo hắt dần.
Vinh cố lấy can đảm:
- Ðêm nay, Vinh sẽ nhìn trăng để nhớ đến chị Phượng.
Phượng thẹn thùng:
- Ðêm nay, chị cũng nhìn trăng! Chỉ ghét lại phải
nhìn thấy chú Cuội. Chú Cuội này nói không bao giờ
biết giữ lời cả. Nói xong Phương quay ngoắt về làng.
Năm ấy, chàng đậu giải nguyên. . .
Tin chàng đậu Hương cống làm cả phủ mừng rỡ. Thày
dạy của Thế Vinh, tức là cha của Phương gọi chàng
vào mà căn dặn rằng:
- Con đừng lấy việc thành công nhỏ làm tiêu ma đi
chí lớn! Với tài của con, ta tin rằng con có thể
lên kinh đô để đậu cho bằng được hai kỳ thi Hội
và thi Ðình.
Thế là chàng thanh niên Lương Thế Vinh từ biệt cha
mẹ, từ biệt thày và Phượng để lên trọ học ở kinh.
Ðến kinh đô, chàng chóa ngợp với cảnh quan nơi
chốn phồn hoa đô hội. Chàng trọ học tại nhà bà cô
họ ở phố Hàng Ðào. Ngoài việc học, cô chú chàng
còn nhờ chàng làm gia sư cho người con gái nuôi
tên Ðỗ Thị Liễu. Thị Liễu nguyên là con người bạn
của chú chàng, vì cô chú hiếm muộn, lại gặp lúc
người bạn và vợ chết sớm nên chú chàng xin về nuôi.
Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa.
Liễu có một vẻ đẹp xa xôi, nghiêm nghị, cái sắc
đẹp gợi sự đam mê chăn chiếu thì ít mà gợi sự thèm
khát công danh thì nhiều.
Thế Vinh và Thị Liễu ngoài là tình anh em nhưng
trong lòng đã có phần khắng khít. Ngoài giờ học,
hai người thường dạo chơi trên những con đường vắng,
nhưng mỗi lần Vinh có ý sa đà vào tình cảm này thì
chàng lại nhớ về Phương, thậm chí có lúc Thế Vinh
nhớ cả đến Kim Lệ, chàng vẫn cứ thắc mắc rằng không
biết giờ này, Kim Lệ đang ở nơi đâu?
Một hôm, Thế Vinh hỏi Thị Liễu rằng:
- Ta nghe nàng làm thơ hay lắm, lại nghe thơ như
một tấm gương trong, phản ánh ước vọng thân phận,
nàng có thể vì ta mà làm một bài được không?
Thị Liễu bèn ứng khẩu đọc liền:
Tay cầm búa sắt vượt rừng sâu
Một gã tiều phu chẳng đợi lâu
Lưng thắt ngang đao thong thả bước.
Cửa vuông trong cửa đón yêu nhau.
Thế Vinh vỗ tay:
- Khí phách lắm! Nữ nhi mà khí phách lắm! Mộng công
hầu khanh tướng để tựa má kề môi, sánh duyên cầm
sắt của nàng ta hiểu rõ rồi. Ta tuy công danh chưa
trọn nhưng cũng xin làm một bài họa lại. Bài rằng:
Cần chi vất vả tới rừng sâu.
Thử hỏi ngày xuân được bấy lâu
Giữa hội chẳng cần đao dẫu quý
Kinh kỳ đâu thiếu kẻ yêu nhau?
Thị Liễu nghe xong tái mặt, biết là Thế Vinh trả
đũa cho sự trèo cao của mình.
Buổi cơm chiều hôm ấy, lấy cớ khó ở, Liễu bỏ ăn,
bỏ học. Còn Vinh một mình dạo chơi quanh hồ Hoàn
Kiếm, trăng chếnh chếch chiếu xuống mặt hồ làm mặt
nước sóng sánh như gương, chàng nghĩ đến cuộc xướng
họa buổi chiều với Liễu mà lòng buồn rười rượi.
Ở kinh thành này, người ta quay quắt trong sự nghiệp,
tiền tài nhiều hơn tình cảm của con người.
Chàng bỗng nhớ đến con sông nhỏ hiền hòa lúc nào
cũng như một dải lụa mềm ánh lên sắc bạc, lượn lờ
bên cạnh xóm nhà chàng. Tiếng cá đớp bóng dưới ao
bèo. Tiếng quốc kêu khắc khoải như đưa những mất
còn vào cõi hư vô. . .
Chàng ngồi xuống một cái quán bên hồ, gọi một hồ
rượu, rồi mềm môi thêm hai, rồi thêm ba. . . Cho
đến khi mặt trăng trên trời cùng với mặt trăng dưới
đáy nước như đã bị mờ đục trong làn sương, mỗi lúc
một dày thêm.
Bỗng chàng cảm thấy như vừa có ai đi ngang trước
mặt: Ðúng là Kim Lệ! Kim Lệ của đêm trăng dát vàng
cho tâm hồn thanh xuân của chàng, của âm diệu chớm
yêu ngày nào kia kìa!
Ðúng là Kim Lệ rồi! Chàng vội vàng ném lại vài
quan tiền cho chủ quán rồi cứ thế mà đuổi. Nhưng
khốn thay! Một mảng khói, khi thì mỏng, khi thì
dầy, khi thì như thật, khi thì như không cứ bao
lấy nàng, cuốn nàng mất hút vào một cõi mông lung
kỳ ảo. Chàng cứ thế mà đuổi, khi nhanh khi chậm,
cho đến khi mệt quá, chàng quị xuống. Khi tỉnh dạy
nhìn ra mới biết là chàng đang nằm dựa lưng vào
cánh cổng, ngay trước nhà mình.
Chàng vào trong nhà thì được người cô cho biết,
khi chàng mới bước chân ra khỏi nhà thì có người
từ nhà quê lên, báo tin ân sư của chàng đang hấp
hối.
Chỉ còn không đầy một tháng nữa là đến ngày thi,
nhưng Thế Vinh cũng quyết định trở về thăm thày.
Cô chú chàng tiễn chàng ra tận cửa. Riêng Thị Liễu
vén bức màn nhìn bóng một người đi, lần đi này,
nàng biết là lần vĩnh biệt.
Liễu bỗng ôm mặt khóc tức tưởi, rồi chạy vào giường
nằm mặc cho nước mắt cứ thế tuôn tràn.
Khi chàng vừa về đến nhà vấn an song thân xong,
cha chàng bảo:
- Con sang ngay nhà thày! Phải nhớ, thày có bảo
cái gì thì cứ gật đầu cho thày vui.
Hình như chỉ chờ Thế Vinh về , thày Phạm Ðình Hòe
mới như thấy có một luồng sinh khí chạy trở lại
trong người. Phương thì mừng lắm, mấy hôm nay, cha
chàng ngỏ ý muốn gặp Thế Vinh để nói một điều gì,
mà hình như không nói ra, ông sẽ không thanh thản
để vĩnh biệt dương thế.
Thế Vinh chắp tay đứng hầu.
Thày Phạm Ðình Hòe chậm rãi nói:
- “ Ta nghe người quân tử, không những chọn
nước thịnh suy để tỏ tài lương tướng, còn biết chọn
Chúa mà thờ. Ðức Thái Tổ ta, tuy có công dựng nước,
nhưng đạo trị nước thì còn nhiều lỗi lầm. Ân oán
nhập nhằng. Con cháu ta ngày sau vẫn còn nhiều nghi
hoặc trong các vụ án oan tức tưởi của những vụ tru
lục công thần.
Ðến đời Thái Tông lỗi lầm trên lại tái hiện
bằng vụ án Lệ Chi, trong đó nổi bật lên là mối oan
khuất của Nguyễn Trãi- Thị Lộ . Án oan ấy là một
vết mực đen vẩy vào những trang sử thời này.
Ðến đời Nhân Tông, tuy việc trị nước tương đối là
thịnh nhưng bọn Nguyễn Xí, Lê Khả chuyên quyền quá
mức. Thái hậu tuy danh xưng là “ Thùy liêm thính
chính”, nhưng việc nước lại công khai chuyên quyền,
dẫn đến việc Lê Khả, Lê Khắc Phục bị giết oan.
Quốc nạn Nghi Dân bị dẹp tan là đại công của các
quan đại thần Nguyễn Xí, Ðinh Liệt và đưa đấng minh
quân Thánh Tôn lên ngai vàng. Sau đó, nhà vua tuy
đã giải được các oan khuất do cha ông tạo ra nhưng
còn sót lại nhiều tiếng nấc hậu duệ nghẹn ngào.
Bộ luật Hồng Ðức, tuy chưa toàn hảo nhưng cải lương.
Còn lủng củng và cần bổ khuyết mà. . .”
Nói đến đây, thày Phạm Ðình Hòe như đã kiệt lực,
ông ra hiệu cho Thế Vinh đến gần hơn:
- “ Còn về văn hóa, từ xưa nay, ta ảnh hưởng
người Tầu quá nhiều. Ta biết con thông tuệ trong
lãnh vực này. Ta còn nghe nói, nhà vua sắp mở rộng
nhà Thái học và cùng những Thân Nhân Trung, Ðỗ Nhuận
với 27 người nữa đang mở hội Tao Ðàn. Con số này
không mấy cát tường phải chi có thêm. . .”
Thày Phạm Ðình Hòe không còn nói thêm được gì cả,
việc cuối cùng ông làm trên đời là cố gắng dùng
tàn lực cầm lấy bàn tay Phượng đặt vào tay Thế Vinh.
Hai người tay vẫn trong tay, nước mắt tuôn tràn,
nước mắt của tiếc thương và của tình yêu lứa đôi
mới chớm.
Ma chay cho Thày xong, Phương nói với Thế Vinh:
- Tuy việc trăm năm là hệ trọng, nhưng cha mới qua
đời, vả lại kỳ thi hội này sắp đến, chàng mau trở
về nhà xin phép lai kinh mới kịp.
Chàng về nhà, cha chàng bảo:
- Cứ đi thi đi, miễn là đậu. Con Phượng đã có mẹ
mày lo. . .
Cuối tháng ấy, khi Phượng đang ngồi rửa chân dưới
cầu ao, nàng vẩn vơ nhìn những tăm cá lay động dưới
nước. Nàng nhớ Vinh đến cồn cào.
Bỗng có tiếng gọi:
- Con Phượng đâu ra đây nhận tin vui này. . .
Nàng chạy ra, thì ra đó là mẫu thân của Thế Vinh
đến báo cho nàng biết Thế Vinh đã trúng Hội Nguyên.
Hai người cầm lấy tay nhau, thân mẫu Thế Vinh lau
nước mắt cho Phượng, ân cần như việc làm của người
mẹ đối với con gái . . .
Tiểu đăng khoa. . .
Mùa xuân đã đến, các sĩ tử kéo về điện Kính Thiên
dự thi Ðình, để những mong tên mình được nêu bảng
vàng rực rỡ ngoài cửa Ðông Hoa, mang ước mơ đoạt
cho bằng được chức Trạng nguyên, nếu không thì cũng
được Bảng nhỡn hay Thám hoa. . .
Khi nghe quan phụ khảo tuyên đọc:
“ Trạng nguyên Tiến sĩ Lương Thế Vinh!”
. . . Thì Thế Vinh không muốn đứng vững được nữa,
mắt chàng hoa lên, chàng như muốn mình mọc cánh,
bay hòa vào đám mây ngũ sắc trên trời, bay ngay
về quê nhà để báo tin cho song thân, cho Phượng.
. .
Khác với thường lệ, nhà vua đích thân trao bát yến
cho Quan Tân khoa, có cả hoàng hậu, hoàng phi cùng
dự. Thấy Quan Trạng khôi ngô tuấn tú Hoàng hậu thích
lắm, ghé tai nói nhỏ với nhà vua câu gì. Nhà vua
ân cần:
- Chẳng hay Trạng nguyên đã đính bề gia thất chưa
vậy?
Câu hỏi này, cứ như sách truyện đã từng kể lại:
Ðối với những người thích cầu thân thì sẵn sàng
bỏ ngay cái nghĩa “ tao khang chi thê, bất khả hạ
đường”. Ðối với hôn quân ám chúa, muốn chọn rể đông
sàng, thì lại là nhát gươm cho kẻ từ chối.
Không do dự, sợ hãi, Lương Thế Vinh ngang nhiên
tâu:
- Bẩm Chúa thượng, hạ nhân đã có nơi đính ước.
Hoàng hậu bùi ngùi:
- Chắc nàng kia phải là một trang quốc sắc thiên
hương?
Thế Vinh tâu:
-Hiền thê tương lai của hạ nhân, cô ấy chỉ là một
cô con gái quê mùa chân chất, nhưng lại là cháu
của một cựu đại thần đã từng đắc tội với triều đình.
Vua Thánh Tôn xám mặt, cử chỉ thất thác:
- Là quan đại thần nào vậy?
Khi Thế Vinh kể đến nỗi oan khiên của Phạm đại nhân
ngày trước. Kể đến đâu, nhà vua đều lắc đầu chán
nản đến đó.
Nhà vua thở dài:
- Ông cha ta đã làm nên nhiều việc nghiêng trời
lệch nước, nhưng cũng không phải không lưu di những
oan ức không ít.
Như nhớ ra điều gì nhà vua nói:
- Nhưng ta đã ra lệnh cho quan ngự xử án sát xét
lại rồi mà! Ta cũng có cho vời ông ấy ra giúp nước,
nhưng chắc trong lòng còn giận. . .”
. . . “ Ðúng là một ông Vua nhân từ, chơn chúa của
ta đây rồi!” Thế Vinh ngẫm nghĩ.
Hoàng hậu ngậm ngùi:
- Chúa thượng và ta muốn gia ân cho quan trạng nhưng
không thành. Nghe nói quan Tân khoa là một nhà toán
pháp lừng danh, ta muốn quan tân khoa làm Thái phó.
. .
Thấy Trạng nguyên vẫn không lộ sắc vui. Hoàng hậu
lại hỏi:
- Thế quan tân khoa muốn Chúa thượng ban thưởng
gì nào?
Thế Vinh rập đầu:
- Thần không dám mắc tội khi quân, nhưng chỉ xin
bệ hạ cho thần được làm tròn con số của Nhị thập
bát tú Tao đàn mà thôi.
Nhà vua bỗng vỗ bàn:
- Tiểu nhân đắc chí! Ta là Tao Ðàn nguyên súy, ta
có Hồng Ðức quốc âm thi tập ! Các vị khác đều là
những thi nhân lừng lẫy, có những thi phẩm để đời!
Quan tân khoa có đánh gía mình quá đáng không đấy!
- “ Ông vua nào cũng chỉ là tên ngạo mạn, coi trời
bằng vung. Thật đáng tiếc!”
Thế Vinh nghĩ vậy nhưng chàng vẫn từ tốn:
- Theo như di huấn của gia sư, con số hai mươi bẩy
của hội Tao đàn không phải con số cát tường.
Nhà vua nói mát:
- Thế thì nhà ngươi có biết gì về nghệ thuật không
nhỉ? Hãy cứ bình thân nói ta nghe.
Hình ảnh Kim Lệ bỗng ào ập hiện ra, Như muốn chút
hết nỗi uất ức. Thế Vinh nói một hơi:
- Thưa Chúa thượng, ca nhạc cung đình chủ về
ca, múa! Nhã nhạc tuy trang trọng , uy nghi có bề
dầy là truyền thống từ đời Lý- Trần, nhưng lại bị
giặc Minh kìm hãm quá lâu, lại chỉ quanh quẩn ở
nơi nhà vua, phủ chúa, giống như những nước hồ trong
cung, tuy có trong, có mát nhưng không thể lan tỏa
ra những rạch ngòi sông hồ bên ngoài. Xin bệ hạ
tha tội: Hậu thế sẽ chỉ nhớ tới những phong ba sắt
thép, mang ánh lửa an dân diệt bạo trong Bình Ngô
Ðại Cáo của Nguyễn Trãi, nhiều hơn nhớ đến tiếng
đao thương, ngựa hí nơi ải Chi Lăng ! Cái sở hữu
do chiến trận mang lại, sẽ bay theo khói trận. Cái
sở tồn do văn hóa mang lại mới là vĩnh cửu! Còn
trong dân gian ư? Văn hóa, nhất là âm nhạc. . .
Hoàng hậu ngạc nhiên:
- Ngoài chốn dân dã cũng có âm nhạc ư?
Thế Vinh không tự ái:
- Muôn tâu: Âm nhạc ngoài dân gian phong phú
lắm, nó bất đầu từ con tim rồi đi thẳng vào con
tim. Nó là tiếng hát mục đồng, tiếng bà mẹ ru con,
tiếng hát đối, hát bè ngày mùa, tiếng rao hàng,
tiếng lá tre xào xạc, tiếng gió đầu mùa reo vui
luồn trong những mái tóc thanh xuân, tiếng là bàng
rơi khô khốc xuống sân vắng trong những đêm mất
ngủ. Thẩy đều là âm nhạc cả. Nhưng hỡi ôi! Tất cả,
giống như loài lang dại, mạnh nhánh nào muốn len
lỏi, lan làm sao thì lan, nhánh nào cớm nắng thì
tàn lụi. . . Không được hệ thống gì cả. Tất cả,
giống như những ngôi sao lẻ loi trên trời.
Thấy nhà Vua có ý dịụ cơn nóng giận. Lương Thế Vinh
nói luôn:
- Nếu như bệ hạ không chê thần thô lậu, thần có
soạn một bộ sách “ Hý phường phả lục”. Những mong
được long nhan nhã giám. . .
Thánh Tông đổi giận làm vui, thấy không khí bớt
căng thẳng, Hoàng hậu nói vào:
- Ta có nghe quan Tân khoa tinh thông âm nhạc, biết
điều khiển ngũ âm, chẳng hay nhạc khí nào quan tân
khoa sành dùng?
Thế Vinh, thấy đã đến lúc phải thuyết phục ông Vua
tuy nhân từ nhưng kiêu căng này bằng ngay con tim
của chàng. Chàng xin cho mang đến một cái ống sáo.
. . . Tiếng sáo của Thế Vinh bay vút lên, mới có
một khúc dạo đầu mà âm thanh như có những cơn mây
đen kéo đến. Thêm một khúc nữa như có cơn dông.
Thế Vinh thổi thêm nữa, như có những làn gió Thu
rì rào gọi tình yêu đến. Thổi thêm khúc nữa, có
nắng xuân ấm êm hiền dịu.
Nhà Vua, Hoàng hậu và quần thần vỗ tay reo mừng.
Mặt rồng hớn hở:
- Thật là Sư Quyên, Sư Khoáng tái sinh! Ðược lắm!
Ta sẽ tấn phong quan trạng làm Ðệ nhị thập bát tú.
. .
Thấy Thế Vinh mặt vẫn buồn rười rượi, Thánh Tông
hỏi:
- Nhà ngươi có điều gì cần nói nữa không?
Thế Vinh lại rập đầu:
- Xin bệ hạ cho thần cạn tỏ đôi lời, tuy bây giờ
nước nhà thịnh trị nhưng đấy chỉ là bề ngoài! Bên
trong người dân vẫn còn ca thán nhiều lắm. Xin tha
cho thần cả gan, cứ như thế này, triều đình đã tự
cô lập mình rồi.
Nhà vua gằn từng tiếng:
- Dân có ca thán ư? Họ ca thán điều gì cơ chứ?
Thế Vinh tâu:
- Dân không chê trách triều đình bây giờ nhưng vẫn
hoài vọng về sự no đủ, âu ca của các đời của tiên
đế thời trước bằng câu phong dao:
Ðời vua Thái Tổ Thái Tông.
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng muốn ăn.
Nhà vua xám mặt:
- Như vậy, thời bây giờ vẫn còn có người dân bị
đói ư?
Thế Vinh vẫn bình tĩnh:
- Muôn tâu: Bây giờ, tuy không đó đói khát, nhưng
chiến tranh phía Nam vẫn cứ triền miên. Về chính
trị thì thần quyền vẫn còn xen lấn vào triều chính
quá nhiều. Xin bệ hạ cắt bớt bổng lộc của giới tăng
lữ, giảm sự lạm quyền của sư sãi vào việc nước.
Không nên xây thêm chùa chiền nữa. Còn về chinh
chiến phương Nam, nếu cứ lấy việc võ bị để chế ngự
man di, thì khác nào như lấy đá đè lên cây cỏ, rồi
ra nó cũng len lỏi nhô lên. Cứ như ngu ý của thần,
bọn Trà Toàn của Chiêm, bọn Cầm Công của Lão Qua,
không nên lấy binh đao để chinh phục chúng, chỉ
nên lấy đức hiếu sinh để giáo hóa chúng mà thôi!
Xin bệ hạ xem xét. . .
Võng anh đi trước. . .
Trong lúc đó, tại làng Cao Lương. Tin Lương Thế
Vinh được đắc thủ tân Trạng nguyên làm rung rinh
cả Trấn. Nghĩ ngay đến việc phải tổ chức đón rước
quan nghè, các lý lịch hỏi nhau: “Con đường từ cái
quan vào làng, mùa này sũng nước làm sao võng quan
Nghè đi được đây?” Thế là các tráng đinh được tụ
tập lại. Những đèn bão, đèn nhà, những bó đuốc bập
bùng trong đêm, hợp với ánh trăng rằm để họ làm
đường. Chẳng ai bắt buộc ai, mà ai ai cũng cảm thấy
làm đường cho Quan Tân khoa là một niềm kiêu hãnh
cho làng, cho xã, cho cả gia đình của họ nữa.
Không có bút mực nào tả xiết nổi xúc động của cô
Phượng. Trăng hôm nay sáng hơn, gió hôm nay gợi
tình hơn, mơn trớn hơn. Cô khêu tỏ ngọn đèn rồi
thắp nhang vái cha:
- Bố ơi, công lao của bố dạy bảo cho Thế Vinh hôm
nay đã đạt thành rồi đấy, bố có linh thiêng về đây
chung vui niềm hạnh phúc này với con.
Thân mẫu của Thế Vinh bước vào nhà, bà chờ cho Phương
van vái xong, vội nắm tay cô kéo xềnh xệch:
- Mau qua bên nhà, có quan sở đến chỉ cho nghi thức
đón ông Nghè.
Mặt trời đã lên cao chừng hơn một con sào, dân chúng
làng Si , kẻ thì đang lúi húi cấy lúa. gieo mạ trong
những cánh đồng chiêm trũng, kẻ đang làm than ở
tận trên nguồn, bỗng nghe văng vẳng tiếng chuông,
tiếng trống. . . Rồi như có gì thần kỳ mách bảo.
Không ai bảo ai, họ đổ xô ra đường cái, nơi có một
đoàn người ngựa, cờ quạt đủ màu phất phới, đang
tiền hô hậu ủng đi rẽ vào làng.
Quan tân khoa đã về.
Phút chốc cây gạo đầu làng đã đông đặc những người.
Cha mẹ của Thế Vinh, của cô Nghè Phương và dĩ nhiên
một chiếc võng xanh, có lọng xanh đang chờ quan
Trạng.
Quan trạng, xúng xính trong áo Trạng nguyên xanh,
trên con ngựa trắng như tuyết. Có hai người lính
cầm lọng vàng che hai bên. Chàng xuống ngựa. Lý
trưởng chạy đến trước vái:
- Làng ta rất vinh hạnh đón mừng hồng ân của Chúa
thượng đã ban cho làng một quan Tân trạng. Kính
thỉnh. . .
Thế Vinh nói:
- Tôi không dám, tôi là con của làng xã, làm đến
chức gì cũng là con của làng xã mà thôi.
Chàng nói xong, mắt cứ dáo dác như kiếm tìm, biết
ý, lý trưởng chỉ về phía đám đông, trong đó có cha,
có mẹ, có chiếc võng cũng mầu xanh của Phượng đang
chờ. . .
Thế Vinh vẫn ngơ ngác như muốn tìm một hình bóng
xa mờ nào khác. . .
Võng lọng và đoàn người đi qua Gò Nổi, ở đó có
cơ man là trâu và đám mục đồng đợi sẵn:
Có đứa bạo miệng la to:
- Mày đậu tới Trạng nguyên rồi sao Vinh?
Lập tức chúng bạn bịt ngay mồm anh ta lại:
- Không mày tao với quan trạng được đâu, mày trông
kìa, đến như sai nha, lý dịch hàng ngày miệng mồm
toàn lửa, phách lối với dân chúng, nay cũng còn
khúm núm nữa là. . .
Nhưng thằng Tô Ðịch, người bị bịt mồm là tên là
Tô Ðịch vẫn vùng vẫy la lớn:
- Thằng Trạng nguyên ơi, có nhớ bọn ta không?
Lần này thì Thế Vinh nghe được, anh ra hiệu cho
phu khiêng võng:
- Ngừng lại, ngừngỳ lại, ta có chuyện cần.
Thế Vinh bước xuống, chàng chạy ngay đến những người
chăn trâu. . . “ Tội thân chúng mày, bao nhiêu năm
qua đi thế mà vẫn còn ru rú với con trâu. . .” Thế
Vinh nghĩ như thế rồi chàng tiến tới, ôm chặt những
người bạn chân chất, mặc cho đoàn người, võng lọng
ngơ ngác.
Riêng Phượng, cô mỉm cười. Cô thầm khấn: “ Xin
cám ơn trời, cám ơn cha cho con lấy được người chồng
chung thủy. . .
Ðêm hôm đó, đúng như câu: Giai nhân động phòng
hoa chúc dạ.
Thiếu niên kim bảng quải danh đề,
Lương Thế Vinh và Nguyễn Thị Năng Phương trong hoan
lạc và niềm ái ân không sao tả xiết.
Ánh trăng vẫn dát vàng trên mái nhà, trên vưông
vườn nhỏ, trên miệng giếng nước, trên những nụ hoa
cà, hoa bưởi. . .
Ánh trăng chùm kín cả trong những tiếng thì thầm
tân hôn.
TÌNH VƯƠNG ÐẾN THÁC.
Chiều hôm sau, Lý trưởng vào bẩm;
- Thưa Quan Tân khoa, đêm nay trên Trấn có đưa đoàn
chèo về đây để hát mừng Quan trạng, không biết Quan
trạng có bằng lòng không?
Lương Thế Vinh cùng phu nhân rất dẹp dạ. . .
Ánh trăng lại tỏa khắp đường làng, tiếng trống
chèo rộn rã như đánh thức những nụ hoa, ngọn cỏ
đang tính đi ngủ sớm. Lần này, dân chúng đổ xô đến
nhà Quan Tân khoa để vừa xem hát, vừa để xem mặt
Quan trạng. Riêng đám mục đồng là kéo nhau đi đông
đủ, chúng cứ băn khoăn mãi cái câu hỏi không có
ai giải đáp:
- Không biết cái thằng Vinh, cái thằng bạn chăn
trâu ấy, tài giỏi như thế nào mà đậu tới Trạng nguyên
cơ nhỉ?
Sân phơi thóc nhà Quan Tân khoa đã đông kín những
người. Gánh chèo hôm nay đủ nam thanh nữ tú. Khi
tiếng hát bắt đầu nổi lên là lúc tiềm thức của Thế
Vinh như thức giấc sau một giấc ngủ dài: Chàng bỗng
nhớ Kim Lê, . Nhớ não lòng.
Tiếng trống chèo, tiếng đàn nhị, ánh trăng xanh
ngắt. Vẫn là tiếng trống, tiếng nhị, ánh trăng của
ngày nào. Nhưng người con gái tài sắc ấy, giờ đây
ở nơi đâu?
Tiếng gia nhân ngắt quãng dòng tương tư:
- Có một người xin vào hát mừng Quan .
Kim Lệ kìa, nàng đột ngột xuất hiện trong tiếng
reo vui của dân làng, trong ngỡ ngàng và xúc động
của Thế Vinh.
Kim Lệ từ tốn đến trước mặt Phượng:
- Em xin chúc mừng quan bà!
Phương giẫy nẩy:
- Ấy chết, cứ chị em là được rồi.
Kim Lệ vẫn từ tốn:
- Trong niềm hoan lạc của tiểu đăng khoa rồi đến
đại đăng khoa này. Chị cho em một hồng ân được cùng
Trạng nguyên hát chung một khúc.
Phượng gật đầu, kẻ cả.
Tiếng nhị, tiếng trống nổi lên.
Kim Lệ hát vỉa, gơi ý:
- Ai ơi! giữ lấy đạo hiền. Trồng cây lấy đức,
xây nền lấy nhân.
Vẫn cái nhìn tình tứ ấy, như mời gọi. Tất cả con
tim trong sân chèo như ngừng hẳn lại. Không gian
như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi. Mặt trăng
lúc sáng tỏ, lúc ủ dột. Con tim của Phương đau nhói.
Tiếng hát cách của Thế Vinh nổi lên:
Ðôi chữ Di Ðà.
Gái trai mạnh khỏe cả nhà bình an.
Lòng thành thắp một tuần nhang. . .
Tiếng Kim Lệ sũng nước mắt:
Kể từ khi gặp nhau
Trao lời hẹn cho vẹn vàng thau
Dây tơ mành ràng buộc với nhau
Ðêm Thu rày xuôi mình chạnh nhớ
Cảm thương ngậm ngùi ba thu
Thế Vinh bỗng nghẹn ngào, tai chàng lùng bùng như
những tiếng trống sai nhịp, tiếng nhị lạc điệu.
Có ai đó đang nhắc chàng: Hát tiếp đi, hát từ đáy
tim uyên nguyên chân chất của chàng đi!”
Như có một thứ ma lục sai bảo. Thế Vinh bỗng nắm
lấy tay Kim Lệ. Chàng cất giọng:
- Yêu nhau sao lại ngỡ ngàng. . .
Bỗng có tiếng rì rầm của sấm. Mặt trăng bị một
đám mây che khuất. Một cơn gió mạnh ào ập tới, đèn
đóm tắt hết. Thế Vinh quỵ xuống. Phượng lao đến
vực chồng.
. . . “ Thế Vinh bỗng thấy mất bóng của Kim
Lệ trên sân chèo, chàng lao ra phía cửa. Bóng trăng
vẫn bị che khuất, nhưng có một điểm sáng như hàng
trăm con đom đóm tụ họp lại, vật vờ chạy trước chàng.
Thế Vinh cứ thế mà chạy, cái bóng sáng mờ dần rồi
tắt hẳn.
Bóng trăng xuất hiện, Thế Vinh thấy mình đang bước
thất thểu về phía cây gạo đầu làng, chàng bỗng tái
mặt, dười một cành thấp. Thân mình Kim Lệ đang đu
đưa. Hai tay, hai chân buông thỗng. Chiếc khăn nhiễu
nàng quấn quanh mình lúc nàng hát, vật vờ trong
gió. . .
Thế Vinh lao tới, nhưng sấm chớp lại nổi lên.
Chàng lão đảo. . .”
. . . Thế Vinh dụi mắt, gió lành lạnh từ khuôn cửa
sổ thổi vào, mách bảo cho Thế Vinh biết là chàng
vừa trải qua một cơn ác mộng. Có giọt nước mắt như
ai đó vừa để lại trên má chàng.
Phương chạy vào:
- Chàng đã lai tỉnh rồi ư?
- Ta đang thực hay mơ thế này?
- Vâng chàng đã mê man gần nửa tuần trăng rồi. .
.
Thế Vinh hỏi ngay:
- Kim Lệ đâu rồi?
Phượng khóc:
- Nàng đã treo cổ tự vận ngay từ tối hôm ấy. . .
Thế Vinh để chân trần bước ra mái hiên, trăng muộn
gác chênh chênh trên những tầu cau đen thẫm.
Có vài vì sao lạc.
NGUYỄN TRỌNG HOÀN.