Truyện Ngắn & Phóng Sự
Quân đoàn 24 Hoa Kỳ và chiến trường Trị-Thiên
Đầu tháng 2/1968, nhằm thống nhất hệ thống chỉ huy các đơn vị Hoa Kỳ trú đóng từ phía Bắc đèo Hải Vân ra đến phía Nam sông Bến Hải, đại tướng Westmoreland-Tổng tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ kiêm chỉ huy trưởng bộ chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại VN (MACV) tại Việt Nam đã cho thành lập một bộ chỉ huy Tiền phương với danh hiệu theo tiếng Anh là MACV FORWARD đặt tại Phú Bài, cách Huế hơn 10 km đường chim bay về phía Nam, nằm trên Quốc lộ 1. Đến tháng 3, theo kế hoạch nâng cao tầm mức hoạt động của Lực lượng 3 Thủy bộ Hoa Kỳ (lực lượng TQLC Hoa Kỳ tham chiến tại VN, bản doanh đặt tại Đà Nẵng), đại tướng Westmoreland cho giải tán MACV FORWARD và lập bộ chỉ huy Quân đoàn Lục quân đặt thuộc quyền điều động của Tư lệnh Lực lượng 3 Thủy bộ. Ban đầu quân đoàn này có tên Quân đoàn Lâm thời, sau đó cải danh thành Quân đoàn 24 Hoa Kỳ.
Từ khi thành lập cho đến năm 1971, các binh đoàn thống thuộc Quân đoàn 24 Hoa Kỳ đã phối hợp với các đơn vị của các Sư đoàn TQLC Hoa Kỳ, Sư đoàn 1 Bộ binh (VNCH) tổ chức nhiều cuộc hành quân truy kích CSBV tại hai tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên. Riêng trong những tháng đầu năm 1971, Quân đoàn 24 được bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam giao nhiệm vụ yểm trợ cho cuộc hành quân Lam Sơn 719 (Hạ Lào) do bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH tổng chỉ huy. Đây là một cuộc hành quân mà sau khi kết thúc, các tổn thất trong giao tranh đã gây nhiều tranh cãi tại Hoa Kỳ. Đã có rất nhiều tài liệu, sách báo Việt-Mỹ viết về cuộc hành quân này với những ghi nhận và phân tích khác nhau. Thể theo lời yêu cầu của một số đông bạn đọc, VB xin giới thiệu bài tổng hợp về kế hoạch tổng quát của cuộc Hành quân Lam Sơn được thiết kế trước ngày N và sự yểm trợ của Quân đoàn 24 và Không lực Hoa Kỳ trong cuộc hành quân lịch sử này. Bài viết kỳ này được biên soạn dựa theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của đại tướng Westmorelanh và một số bài viết đã được phổ biến trong KBC.
Xin lưu ý bạn đọc các sự kiện được trình bày dưới đây là những “diễn tiến được dự tính” trong kế hoạch hành quân, không phải là những sự kiện đã diễn ra trong thực tế của trận chiến:
* Quân đoàn 24 Hoa Kỳ và Lệnh hành quân Lam Sơn 719:
Từ đầu năm 1971, bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH và bộ Tư lệnh Lực lượng Lệnh hành quân Hoa Kỳ đã phối hợp để soạn thảo chi tiết kế hoạch cuộc hành quân Lam Sơn 719, tuy nhiên, vì có lệnh từ Hoa Thịnh Đốn không cho sử dụng kinh phí cho Quân đội Hoa Kỳ vào các cuộc hành quân vượt quá khỏi lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa do Thượng viện Hoa Kỳ đặt ra vào tháng 12/1970, nên các đơn vị bộ chiến Hoa Kỳ không thể tham dự cuộc hành quân này, nhưng sẵn sàng yểm trợ về Không quân, tiếp tế cùng Pháo binh tầm xa đặt tại Khe Sanh. Ngoài ra, trong suốt cuộc hành quân, các cố vấn Hoa Kỳ bị cấm không được theo các đơn vị VNCH khi các đơn vị này vượt biên giới.
Sau khi được Tổng thống VNCH phê duyệt, Lệnh hành quân Lam Sơn 719 được phổ biến đến bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 Hoa Kỳ để phối hợp với bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH thực hiện cuộc tấn công bằng Không quân và Bộ binh dọc theo đường số 9 tới căn cứ địa 604 của CSBV ở về phía Tây Nam Tchépone. Đặc biệt trong thời gian khai diễn cuộc hành quân, tất cả mọi chiến cụ, quân trang, quân dụng của địch tịch thu được sẽ phải phá hủy tại chỗ chứ không đem về như cuộc hành quân ngoại biên qua đất Căm Bốt trong năm 1970. Về mục tiêu trọng điểm, nhằm vô hiệu hóa hệ thống hậu cần của CSBV tại Hạ Lào và ngăn ngừa đối phương sử dụng những căn cứ dưỡng quân đã thiết lập tại vùng này, lực lượng VNCH sẽ phải tiến chiếm Tchépone để cắt đứt sự giao thông liên lạc trên đường số 9 và đường 92. Trong khi các cánh quân VNCH hành quân lùng và diệt địch tại khu vực căn cứ địa 604, thì những đường tiếp vận chính yếu của CSBV về hướng Bắc và Nam Tchépone cũng sẽ bị cắt đứt. Cuộc tấn công trên bộ hoàn toàn sẽ do Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đảm trách, và được sự yểm trợ mạnh mẽ của Không lực Hoa Kỳ với các phi đoàn chiến thuật, phi cơ chiến lược B 52 và các loại phi cơ võ trang khác.
Cuộc hành quân Lam Sơn 719 được chia làm 4 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Lữ đoàn 1/Sư đoàn 5 HK bảo vệ Khe Sanh, Sư đoàn 384 Không lực HK đảm trách không vận.
Ngày D, Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn 5 BB Hoa Kỳ được Không quân yểm trợ tấn công về hướng Tây, càn quét, giữ đường số 9 từ Đông Hà đến biên giới Lào-Việt, phía Tây tỉnh Quảng Trị. Đơn vị Hoa Kỳ này có trách nhiệm bảo vệ căn cứ hỏa lực Vandergrift và căn cứ Khe Sanh. Sau đó, lực lượng Hoa Kỳ điều động vào vùng hành quân hai tiểu đoàn Pháo binh hạng nặng làm thành màn lưới hỏa lực kéo dài tới biên giới Lào-Việt. Đồng thời Sư đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ thiết lập những vị trí phòng thủ dọc theo khu vực Phi Quân Sự kéo dài về hướng Đông. Một lực lượng đặc nhiệm của Lữ đoàn 1 Thiết kỵ VNCH nối tiếp Lữ đoàn 1, sư đoàn 5 Bộ binh tiến vào căn cứ Khe Sanh, sau đó di chuyển lên giữ mặt Bắc căn cứ.
Một phần khác trong giai đoạn 1 là việc phối trí nơi đóng quân cho 6,500 quân thuộc Sư đoàn Nhảy Dù và 3000 quân thuộc Sư đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH. Nhiệm vụ vận chuyển lực lượng này được giao cho Sư đoàn 384 Không lực Hoa Kỳ. Các phi đoàn của sư đoàn chở các đơn vị Nhảy Dù, Thủy quân Lục chiến từ Tân Sơn Nhất, từ Biên Hòa ra đến Quảng Trị và Đông Hà trong thời gian từ ngày D+1 đến ngày D+4. Thêm vào đó khoảng 200 phi vụ yểm trợ cho các đơn vị Hoa Kỳ trong giai đoạn 1. Hoạt động không vận được thực hiện liên tục 24/24 giờ mỗi ngày cho đến ngày D+4 mới trở lại bình thường. Giai đoạn 1 phải hoàn tất trong vòng từ 5 đến 8 ngày.
* Giai đoạn 2: Không đoàn tác chiến 7 AF yểm trợ cuộc tấn công.
Trong giai đoạn này, các đơn vị thống thuộc và tăng phái Quân đoàn 1 VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 được Quân đoàn 24 Hoa Kỳ và Không đoàn Tác chiến 7AF Hoa Kỳ yểm trợ để tiến nhanh chóng về hướng Tây chiếm Tchépone trên bộ, cũng như bằng không vận. Mục tiêu đầu tiên trên đường Tchépone là khu vực A Lưới, nơi giao tiếp giữa đường 9 và đường 92. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù VNCH được tăng cường thêm Lữ đoàn 1 Kỵ binh làm mũi dùi chính tiến quân trên đường số 9 đến A Lưới, một lữ đoàn Nhảy Dù khác được trực thăng vận từ Khe Sanh đến tấn công Tchépone, đồng thời Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH sử dụng trực thăng vào chiếm các cao điểm chiến lược nơi phía Nam đường số 9 G giữa căn cứ A Lưới và Tchépone. Liên đoàn 1 Biệt động quân được giao trách nhiệm làm tiền đồn trì hoãn sức tiến quân của CQ và giữ mặt Bắc đường số 9. Một lữ đoàn Thủy quân Lục chiến làm thành phần trừ bị, sau đó hành quân vùng phía Nam căn cứ Khe Sanh và qua đất Lào.
Hai ngày trước khi bắt đầu giai đoạn 2, phi cơ chiến đấu Hoa Kỳ tập trung đánh phá hệ thống Pháo binh phòng không của địch. Chiến dịch không tập này phỏng chừng sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày dọc theo đường 9 G và xung quanh Tchépone.
* Giai đoạn 3: Không quân Hoa Kỳ yểm trợ các cánh quân VNCH khai triển các cuộc tấn công, hành quân lục soát.
Dựa theo lệnh hành quân Lam Sơn 719 giao cho Quân đoàn 24 Hoa Kỳ, giai đoạn 3 sẽ bắt đầu sau khi lực lượng VNCH chiếm xong Tchépone. Sau khi củng cố các vị trí trên đường số 9 và trong vùng hành quân, Quân đoàn 1 VNCH sẽ lục soát, tiêu hủy căn cứ địa 604 của địch nằm về hướng Tây và Nam Tchépone. Sư đoàn Nhảy Dù sẽ thiết lập vòng đai thép ngăn chận địch nơi hướng Tây Bắc Tchépone dọc theo đường 91 và Đông Nam Tchépone trên đường 9 G, cô lập vùng hành quân. Sư đoàn 1 Bộ binh sẽ tung quân lục soát khu vực phía Nam trách nhiệm phía Nam sông Tchépone. Liên đoàn 1 Biệt động quân tiếp tục mở các cuộc tảo thanh để bảo vệ mặt Bắc vùng hành quân. Giai đoạn này được dự trù sẽ kéo dài đến đầu mùa nơi vùng Tây Nam. Không lực Hoa Kỳ có nhiệm vụ yểm trợ cho các hoạt động của QL.VNCH trong vùng hành quân nơi căn cứ địa 604 và các phòng tuyến án ngữ.
* Giai đoạn 4: Yểm trợ cuộc rút quân.
Trong giai đoạn này, Không lực Hoa Kỳ được giao trách nhiệm yểm trợ cuộc rút quân cho các đơn vị hành quân bằng một trong hai phương thức: Sư đoàn Nhảy Dù sẽ rút thẳng về hướng Đông trên đường số 9, bao bọc cho Sư đoàn 1 Bộ binh tấn công về hướng Đông Nam qua căn cứ địa 611 CSBV. Hoặc cả hai sư đoàn cùng tấn công căn cứ địa 611 trên đường rút về lãnh thổ VNCH. Cả hai kế hoạch đều được sự tiếp ứng của các đơn vị thám kích của Lực lượng Đặc biệt đưa vào hoạt động ngay trong căn cứ địa 604, 611 để phá hoại các trạm hậu cần, ngăn cản sự truy kích, phản ứng của quân CSBV.
Theo phương thức 1, Sư đoàn Nhảy Dù từ tuyến án ngữ sẽ rút về căn cứ A Lưới để bảo vệ cho cuộc chuyển quân Sư đoàn 1 Bộ binh nơi phía Nam Tchépone. Sư đoàn 1 BB sẽ chuyển mũi tấn công về hướng Đông Nam qua căn cứ 661 trước khi quay trở về phần đất Việt Nam. Liên đoàn 1 Biệt động quân tiếp tục bảo vệ mặt Bắc của cuộc rút quân. Lữ đoàn 1 Kỵ binh trong khu vực A Lưới rút về Khe Sanh làm thành phần trừ bị. Liên đoàn 1 Biệt động quân nơi sườn Bắc rút về Khe Sanh tăng cường cho Lữ đoàn 1 Kỵ binh tấn công về hướng Nam khi có lệnh. Sư đoàn Nhảy Dù sẽ theo hướng Nam về đường số 9 rút về hoặc sẽ theo yểm trợ Sư đoàn 1 BB tấn công căn cứ địa 611. Theo phương thức này, hai lữ đoàn TQLC sẽ được tăng cường để tấn công căn cứ địa 611.
Theo phương thức 2 trong giai đoạn 4, Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn 1 Bộ binh sau khi san bằng căn cứ địa 611 có thể sẽ quay ngược lên hướng Bắc tấn công vào các khu vực đóng quân của CQ tại những rặng núi bên Lào dọc theo biên giới Việt Lào thay vì rút về hướng Đông Nam.
Vương Hồng Anh tổng hợp
vietbao.com
Biên Hùng chuyển
Quân đoàn 24 Hoa Kỳ và chiến trường Trị-Thiên
Đầu tháng 2/1968, nhằm thống nhất hệ thống chỉ huy các đơn vị Hoa Kỳ trú đóng từ phía Bắc đèo Hải Vân ra đến phía Nam sông Bến Hải, đại tướng Westmoreland-Tổng tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ kiêm chỉ huy trưởng bộ chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại VN (MACV) tại Việt Nam đã cho thành lập một bộ chỉ huy Tiền phương với danh hiệu theo tiếng Anh là MACV FORWARD đặt tại Phú Bài, cách Huế hơn 10 km đường chim bay về phía Nam, nằm trên Quốc lộ 1. Đến tháng 3, theo kế hoạch nâng cao tầm mức hoạt động của Lực lượng 3 Thủy bộ Hoa Kỳ (lực lượng TQLC Hoa Kỳ tham chiến tại VN, bản doanh đặt tại Đà Nẵng), đại tướng Westmoreland cho giải tán MACV FORWARD và lập bộ chỉ huy Quân đoàn Lục quân đặt thuộc quyền điều động của Tư lệnh Lực lượng 3 Thủy bộ. Ban đầu quân đoàn này có tên Quân đoàn Lâm thời, sau đó cải danh thành Quân đoàn 24 Hoa Kỳ.
Từ khi thành lập cho đến năm 1971, các binh đoàn thống thuộc Quân đoàn 24 Hoa Kỳ đã phối hợp với các đơn vị của các Sư đoàn TQLC Hoa Kỳ, Sư đoàn 1 Bộ binh (VNCH) tổ chức nhiều cuộc hành quân truy kích CSBV tại hai tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên. Riêng trong những tháng đầu năm 1971, Quân đoàn 24 được bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam giao nhiệm vụ yểm trợ cho cuộc hành quân Lam Sơn 719 (Hạ Lào) do bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH tổng chỉ huy. Đây là một cuộc hành quân mà sau khi kết thúc, các tổn thất trong giao tranh đã gây nhiều tranh cãi tại Hoa Kỳ. Đã có rất nhiều tài liệu, sách báo Việt-Mỹ viết về cuộc hành quân này với những ghi nhận và phân tích khác nhau. Thể theo lời yêu cầu của một số đông bạn đọc, VB xin giới thiệu bài tổng hợp về kế hoạch tổng quát của cuộc Hành quân Lam Sơn được thiết kế trước ngày N và sự yểm trợ của Quân đoàn 24 và Không lực Hoa Kỳ trong cuộc hành quân lịch sử này. Bài viết kỳ này được biên soạn dựa theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của đại tướng Westmorelanh và một số bài viết đã được phổ biến trong KBC.
Xin lưu ý bạn đọc các sự kiện được trình bày dưới đây là những “diễn tiến được dự tính” trong kế hoạch hành quân, không phải là những sự kiện đã diễn ra trong thực tế của trận chiến:
* Quân đoàn 24 Hoa Kỳ và Lệnh hành quân Lam Sơn 719:
Từ đầu năm 1971, bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH và bộ Tư lệnh Lực lượng Lệnh hành quân Hoa Kỳ đã phối hợp để soạn thảo chi tiết kế hoạch cuộc hành quân Lam Sơn 719, tuy nhiên, vì có lệnh từ Hoa Thịnh Đốn không cho sử dụng kinh phí cho Quân đội Hoa Kỳ vào các cuộc hành quân vượt quá khỏi lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa do Thượng viện Hoa Kỳ đặt ra vào tháng 12/1970, nên các đơn vị bộ chiến Hoa Kỳ không thể tham dự cuộc hành quân này, nhưng sẵn sàng yểm trợ về Không quân, tiếp tế cùng Pháo binh tầm xa đặt tại Khe Sanh. Ngoài ra, trong suốt cuộc hành quân, các cố vấn Hoa Kỳ bị cấm không được theo các đơn vị VNCH khi các đơn vị này vượt biên giới.
Sau khi được Tổng thống VNCH phê duyệt, Lệnh hành quân Lam Sơn 719 được phổ biến đến bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 Hoa Kỳ để phối hợp với bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH thực hiện cuộc tấn công bằng Không quân và Bộ binh dọc theo đường số 9 tới căn cứ địa 604 của CSBV ở về phía Tây Nam Tchépone. Đặc biệt trong thời gian khai diễn cuộc hành quân, tất cả mọi chiến cụ, quân trang, quân dụng của địch tịch thu được sẽ phải phá hủy tại chỗ chứ không đem về như cuộc hành quân ngoại biên qua đất Căm Bốt trong năm 1970. Về mục tiêu trọng điểm, nhằm vô hiệu hóa hệ thống hậu cần của CSBV tại Hạ Lào và ngăn ngừa đối phương sử dụng những căn cứ dưỡng quân đã thiết lập tại vùng này, lực lượng VNCH sẽ phải tiến chiếm Tchépone để cắt đứt sự giao thông liên lạc trên đường số 9 và đường 92. Trong khi các cánh quân VNCH hành quân lùng và diệt địch tại khu vực căn cứ địa 604, thì những đường tiếp vận chính yếu của CSBV về hướng Bắc và Nam Tchépone cũng sẽ bị cắt đứt. Cuộc tấn công trên bộ hoàn toàn sẽ do Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đảm trách, và được sự yểm trợ mạnh mẽ của Không lực Hoa Kỳ với các phi đoàn chiến thuật, phi cơ chiến lược B 52 và các loại phi cơ võ trang khác.
Cuộc hành quân Lam Sơn 719 được chia làm 4 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Lữ đoàn 1/Sư đoàn 5 HK bảo vệ Khe Sanh, Sư đoàn 384 Không lực HK đảm trách không vận.
Ngày D, Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn 5 BB Hoa Kỳ được Không quân yểm trợ tấn công về hướng Tây, càn quét, giữ đường số 9 từ Đông Hà đến biên giới Lào-Việt, phía Tây tỉnh Quảng Trị. Đơn vị Hoa Kỳ này có trách nhiệm bảo vệ căn cứ hỏa lực Vandergrift và căn cứ Khe Sanh. Sau đó, lực lượng Hoa Kỳ điều động vào vùng hành quân hai tiểu đoàn Pháo binh hạng nặng làm thành màn lưới hỏa lực kéo dài tới biên giới Lào-Việt. Đồng thời Sư đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ thiết lập những vị trí phòng thủ dọc theo khu vực Phi Quân Sự kéo dài về hướng Đông. Một lực lượng đặc nhiệm của Lữ đoàn 1 Thiết kỵ VNCH nối tiếp Lữ đoàn 1, sư đoàn 5 Bộ binh tiến vào căn cứ Khe Sanh, sau đó di chuyển lên giữ mặt Bắc căn cứ.
Một phần khác trong giai đoạn 1 là việc phối trí nơi đóng quân cho 6,500 quân thuộc Sư đoàn Nhảy Dù và 3000 quân thuộc Sư đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH. Nhiệm vụ vận chuyển lực lượng này được giao cho Sư đoàn 384 Không lực Hoa Kỳ. Các phi đoàn của sư đoàn chở các đơn vị Nhảy Dù, Thủy quân Lục chiến từ Tân Sơn Nhất, từ Biên Hòa ra đến Quảng Trị và Đông Hà trong thời gian từ ngày D+1 đến ngày D+4. Thêm vào đó khoảng 200 phi vụ yểm trợ cho các đơn vị Hoa Kỳ trong giai đoạn 1. Hoạt động không vận được thực hiện liên tục 24/24 giờ mỗi ngày cho đến ngày D+4 mới trở lại bình thường. Giai đoạn 1 phải hoàn tất trong vòng từ 5 đến 8 ngày.
* Giai đoạn 2: Không đoàn tác chiến 7 AF yểm trợ cuộc tấn công.
Trong giai đoạn này, các đơn vị thống thuộc và tăng phái Quân đoàn 1 VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 được Quân đoàn 24 Hoa Kỳ và Không đoàn Tác chiến 7AF Hoa Kỳ yểm trợ để tiến nhanh chóng về hướng Tây chiếm Tchépone trên bộ, cũng như bằng không vận. Mục tiêu đầu tiên trên đường Tchépone là khu vực A Lưới, nơi giao tiếp giữa đường 9 và đường 92. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù VNCH được tăng cường thêm Lữ đoàn 1 Kỵ binh làm mũi dùi chính tiến quân trên đường số 9 đến A Lưới, một lữ đoàn Nhảy Dù khác được trực thăng vận từ Khe Sanh đến tấn công Tchépone, đồng thời Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH sử dụng trực thăng vào chiếm các cao điểm chiến lược nơi phía Nam đường số 9 G giữa căn cứ A Lưới và Tchépone. Liên đoàn 1 Biệt động quân được giao trách nhiệm làm tiền đồn trì hoãn sức tiến quân của CQ và giữ mặt Bắc đường số 9. Một lữ đoàn Thủy quân Lục chiến làm thành phần trừ bị, sau đó hành quân vùng phía Nam căn cứ Khe Sanh và qua đất Lào.
Hai ngày trước khi bắt đầu giai đoạn 2, phi cơ chiến đấu Hoa Kỳ tập trung đánh phá hệ thống Pháo binh phòng không của địch. Chiến dịch không tập này phỏng chừng sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày dọc theo đường 9 G và xung quanh Tchépone.
* Giai đoạn 3: Không quân Hoa Kỳ yểm trợ các cánh quân VNCH khai triển các cuộc tấn công, hành quân lục soát.
Dựa theo lệnh hành quân Lam Sơn 719 giao cho Quân đoàn 24 Hoa Kỳ, giai đoạn 3 sẽ bắt đầu sau khi lực lượng VNCH chiếm xong Tchépone. Sau khi củng cố các vị trí trên đường số 9 và trong vùng hành quân, Quân đoàn 1 VNCH sẽ lục soát, tiêu hủy căn cứ địa 604 của địch nằm về hướng Tây và Nam Tchépone. Sư đoàn Nhảy Dù sẽ thiết lập vòng đai thép ngăn chận địch nơi hướng Tây Bắc Tchépone dọc theo đường 91 và Đông Nam Tchépone trên đường 9 G, cô lập vùng hành quân. Sư đoàn 1 Bộ binh sẽ tung quân lục soát khu vực phía Nam trách nhiệm phía Nam sông Tchépone. Liên đoàn 1 Biệt động quân tiếp tục mở các cuộc tảo thanh để bảo vệ mặt Bắc vùng hành quân. Giai đoạn này được dự trù sẽ kéo dài đến đầu mùa nơi vùng Tây Nam. Không lực Hoa Kỳ có nhiệm vụ yểm trợ cho các hoạt động của QL.VNCH trong vùng hành quân nơi căn cứ địa 604 và các phòng tuyến án ngữ.
* Giai đoạn 4: Yểm trợ cuộc rút quân.
Trong giai đoạn này, Không lực Hoa Kỳ được giao trách nhiệm yểm trợ cuộc rút quân cho các đơn vị hành quân bằng một trong hai phương thức: Sư đoàn Nhảy Dù sẽ rút thẳng về hướng Đông trên đường số 9, bao bọc cho Sư đoàn 1 Bộ binh tấn công về hướng Đông Nam qua căn cứ địa 611 CSBV. Hoặc cả hai sư đoàn cùng tấn công căn cứ địa 611 trên đường rút về lãnh thổ VNCH. Cả hai kế hoạch đều được sự tiếp ứng của các đơn vị thám kích của Lực lượng Đặc biệt đưa vào hoạt động ngay trong căn cứ địa 604, 611 để phá hoại các trạm hậu cần, ngăn cản sự truy kích, phản ứng của quân CSBV.
Theo phương thức 1, Sư đoàn Nhảy Dù từ tuyến án ngữ sẽ rút về căn cứ A Lưới để bảo vệ cho cuộc chuyển quân Sư đoàn 1 Bộ binh nơi phía Nam Tchépone. Sư đoàn 1 BB sẽ chuyển mũi tấn công về hướng Đông Nam qua căn cứ 661 trước khi quay trở về phần đất Việt Nam. Liên đoàn 1 Biệt động quân tiếp tục bảo vệ mặt Bắc của cuộc rút quân. Lữ đoàn 1 Kỵ binh trong khu vực A Lưới rút về Khe Sanh làm thành phần trừ bị. Liên đoàn 1 Biệt động quân nơi sườn Bắc rút về Khe Sanh tăng cường cho Lữ đoàn 1 Kỵ binh tấn công về hướng Nam khi có lệnh. Sư đoàn Nhảy Dù sẽ theo hướng Nam về đường số 9 rút về hoặc sẽ theo yểm trợ Sư đoàn 1 BB tấn công căn cứ địa 611. Theo phương thức này, hai lữ đoàn TQLC sẽ được tăng cường để tấn công căn cứ địa 611.
Theo phương thức 2 trong giai đoạn 4, Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn 1 Bộ binh sau khi san bằng căn cứ địa 611 có thể sẽ quay ngược lên hướng Bắc tấn công vào các khu vực đóng quân của CQ tại những rặng núi bên Lào dọc theo biên giới Việt Lào thay vì rút về hướng Đông Nam.
Vương Hồng Anh tổng hợp
vietbao.com
Biên Hùng chuyển